Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phần 3 vi sinh vật, SGK sinh học lớp 10 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.2 KB, 56 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

Phần 1: Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục là động lực của sự phát triển.
Giáo dục- đào tạo là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,
của dân tộc, nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VII, lần thứ VIII đã xác định:
Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã
hội. Ngày nay giáo dục là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của
sự công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay khoa học kĩ thuật có tốc độ phát triển cực kì nhanh chóng, cứ
khoảng 4 - 5 năm khối lượng tri thức lại tăng lên gấp đôi, và luôn đổi mới
trước sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học kĩ thuật và sự đòi hỏi của xã
hội; Ngành giáo dục- đào tạo nước ta đang tập trung vào việc đổi mới phương
pháp dạy học ở các bậc học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của người học.
Nghị quyết trung ương IV khoá VII đề ra nhiệm vụ đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các cấp học. Nghị quyết trung ương II khóa VIII tiếp
tục khẳng định phải đổi mới phương pháp giáo dục- đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người
học...
Để thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về đổi
mới phương pháp giáo dục - đào tạo đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ
tri thức vững vàng, có năng lực chuyên môn cao và có phẩm chất đạo đức tốt.
Muốn có được trình độ chuyên môn sâu rộng người giáo viên cần không
ngừng trau dồi kiến thức và kĩ năng sư phạm, tìm hiểu tri thức mới, nắm bắt


kịp thời với những thay đổi của khoa học kĩ thuật qua các phương tiện thông

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

tin đại chúng và thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng. Nghĩa
là người giáo viên phải có đủ đức và đủ tài mới có thể đáp ứng được yêu cầu
của giáo dục và đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển của nền kinh tế tri
thức.
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, cùng với xu
thế phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật đòi hỏi thế hệ trẻ của nước
ta phải được trang bị tri thức vững chắc, với yêu cầu đó của xã hội và xu thế
phát triển của khoa học kĩ thuật, đổi mới mục tiêu và phương pháp đào tạo là
một tất yếu khách quan. Giáo dục- đào tạo nước ta đã và đang tập trung vào
việc đổi mới nội dung phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học
nhằm phát huy tính tích cực học tập của người học.
Về nội dung đã xuất bản sách giáo khoa sinh học lớp 10 gồm 2 chương
trình cơ bản và nâng cao và bước đầu sử dụng đại trà ở tất cả các trường THPT
năm 2006 - 2007.
Nội dung của sách giáo khoa sinh học mới có nhiều đổi mới so với sách
giáo khoa lớp 10 cũ. Do đó việc phân tích nội dung là yêu cầu cấp thiết của
thực tiễn giáo dục phổ thông hiện nay.

Để có một bài giảng tốt thì khâu phân tích nội dung và xây dựng bài
giảng là khâu quan trọng. Bởi lẽ bài giảng ngoài những kiến thức cơ bản trong
sách giáo khoa giáo viên cần phải bổ sung kiến thức, phù hợp với sự phát triển
của khoa học và yêu cầu của thực tiễn làm cho bài giảng sinh động. Trong đó
việc triển khai các lớp nhằm bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho việc thay sách
giáo khoa mới còn gặp nhiều khó khăn, các sinh viên trường sư phạm chưa
giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sách giáo khoa mới. Vì vậy việc
phân tích sách giáo khoa, xác định logic và các thành phần kiến thức đặc biệt
là những kiến thức bổ sung và tài liệu tham khảo là một trong những khó khăn
của giáo viên ở các trường THPT. Giải quyết được vấn đề này sẽ tạo điều kiện

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

thuận lợi cho giáo viên trong việc soạn giáo án và giảng dạy đặc biệt là với
sinh viên mới ra trường.
Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này chúng tôi chọn đề tài :
Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học phần ba vi sinh vật, sách giáo khoa sinh học
lớp 10 ban cơ bản.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu nội dung sách giáo khoa sinh học lớp 10 ban cơ bản. Góp
phần thực hiện tốt chương trình sách giáo khoa mới ở trường THPT trong
những năm học tới.
- Tập dượt nghiên cứu khoa học: Vận dụng lí luận dạy học, phân tích xu
hướng đổi mới nội dung sách giáo khoa sinh học.
3. Nhiệm vụ đề tài
- Phân tích nội dung từng bài trong mỗi chương phần sinh học vi sinh
vật SGK lớp 10 ban cơ bản.
- Xây dựng hệ thống tư liệu để sáng tỏ kiến thức và tư liệu phục vụ cho dạy
học của từng bài trong chương của phần sinh học vi sinh vật, SGK lớp 10
ban cơ bản .
- Phân tích các chương trình phần sinh học vi sinh vật cần xác định:
+Mục tiêu về kiến thức
+Thành phần kiến thức
+Kiến thức bổ sung
- Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên ở một số trường THPT
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những biện pháp làm sáng tỏ nội dung bài giảng.
- SGK lớp 10 ban cơ bản .
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***


Hứa Thị Nga

- Phần 3 sinh học vi sinh vật SGK lớp 10 ban cơ bản
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu phân tích, tổng hợp các tài liệu.
- Nghiên cứu mục tiêu và các phương hướng cải cách giáo dục.
- Nghiên cứu mục tiêu và phương pháp đổi mới về nội dung SGK sinh
học THPT
- Phân tích nội dung SGK lớp 10.
5.2. Phương pháp điều tra cơ bản
- Tìm hiểu tình hình giảng dạy SGK lớp 10 ở các trường THPT
- Tìm hiểu tình hình học tập của học sinh ở các trường học.
5.3. Phương pháp chuyên gia
- Lấy ý kiến chuyên gia và các giáo viên phổ thông về kết quả phân tích
nội dung các bài dạy .

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

Phần 2: nội dung

TổNG QUAN CáC VấN Đề NGHIÊN CứU
Chương 1: Những cơ sở lý thuyết của
phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm,
phát huy tính tích cực của học sinh

1. Tính tích cực của học sinh trong học tập
1.1. Khái niệm tính tích cực
1.1.1. Tính tích cực xã hội
Theo quan điểm của duy vật biện chứng tính tích cực là bản chất vốn có
của con người.
Nhiệm vụ của giáo dục là phát huy tính tích cực vốn có của con người.
Vậy tính tích cực là gì? Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể
nghĩa là của con người hành động.
1.1.2. Tính tích cực học tập
Học tập là hoạt động trí tuệ nên tính tích cực ở đây thể hiện trong hoạt
động trí tuệ, có nhiều định nghĩa về tính tích cực học tập:
Rebrova định nghĩa: Tính tích cực học tập của học sinh là một hiện
tượng sư phạm thể hiện ở sự cố gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động
học tập.
Trần Bá Hoành: Hoạt động học tập là dạng hoạt động đặc biệt của hoạt
động nhận thức.
Tính tích cực học tập đồng nghĩa với tính tích cực nhận thức.
Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở
khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ, nghị lực cao trong quá trình nắm vững
tri thức.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN



Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

1.2. Những biểu hiện của tính tích cực học tập
1.2.1 Tính tích cực hoạt động trí tuệ (theo G.ISUKINA, 1976)
Học sinh khao khát tự nguyện trả lời các câu hỏi của giáo viên hoặc bổ
sung câu trả lời của bạn .
Hay nêu những thắc mắc, đòi hỏi phải được giải thích mong muốn được
đóng góp với thầy, với bạn những nội dung, những thông tin mới ngoài nội
dung ở bài học.
1.2.2. Về cảm xúc
Học sinh hăng hái, hào hứng phấn khởi trong học tập.
Tâm trạng ngạc nhiên, day dứt trước những tình huống, những bài tập
khó.
Học sinh hoài nghi trước những câu hỏi của bạn, câu giải đáp của thầy.
1.2.3. Về ý chí
Tập trung chú ý vào nội dung của bài học, chăm chú lắng nghe quên cả
giờ ra chơi.
Không nản chí trước những khó khăn, kiên trì giải quyết bằng được
những nhiệm vụ như: Một bài tập khó, một thí nghiệm.
Phản ứng khi chuông hết tiết học, tiếc rẻ, cố làm xong, vội vàng gấp vở ra
chơi.
Căn cứ vào những biểu hiện này để xem học sinh có tính tích cực hay
không mà giáo viên có phương pháp dạy học tổ chức nhằm khơi dậy tính tích
cực của học sinh tốt nhất .
1.3. Các cấp độ của tính tích cực học tập

1.3.1. Sao chép, bắt chước
Đây là cấp độ thấp của tính tích cực, thường gặp ở những giờ học thực
hành, rèn luyện kĩ năng. học sinh phải tích cực làm theo các động tác do giáo
viên hướng dẫn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

1.3.2. Tìm tòi thực hiện
Học sinh không chịu làm theo các cách giải của giáo viên mà tự tìm tòi
cách giải quyết vấn đề hợp lí hơn hoặc giải quyết bài tập ngắn gọn hơn .
1.3.3. Sáng tạo
Học sinh chủ động đề xuất một tình huống mới, giả thiết mới để tự giải
quyết vấn đề hoặc các em tự thay đổi các yếu tố thí nghiệm hoặc làm thí
nghiệm mới để chứng minh cho nội dung của bài học hoặc tự xây dựng những
bài tập bài toán.
2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp lấy học sinh làm trung
tâm, là những phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh trong quá trình học tập.
2.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Phương pháp tích cực đề cao vai trò người học đặt học sinh vào vị trí

trung tâm của quá trình dạy học mục đích là xuất phát từ người học và người
cho học. Nội dung của bài học do học sinh lựa chọn phù hợp với hứng thú của
học sinh. Sau mỗi bài học kết quả do khả năng của từng học sinh, học sinh tự
chịu trách nhiệm về kết quả của mình.
2.2. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động
Trong dạy học tích cực giáo viên luôn đặt ra các tình huống làm nảy
sinh nhu cầu nhận thức và xác định các đối tượng phù hợp rồi tổ chức, hướng
dẫn học sinh độc lập hoạt động.
Hiện nay thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo con đường khoa
học, tổ chức khám phá tri thức, cụ thể là tạo mọi điều kiện để học sinh được
trực tiếp tác động vào đối tượng bằng các giác quan theo quy trình của phương
pháp nghiên cứu.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

2.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
Giáo viên hướng dẫn các em tự tìm con đường đi đến kiến thức, khuyến
khích hoạt động khám phá tri thức của học sinh.
Dạy học theo phương pháp áp dụng quy trình của phương pháp nghiên
cứu nên các em không chỉ hiểu ghi nhớ mà còn cần phải có sự cố gắng trí tuệ,
tìm ra tri thức mới, tạo điều kiện để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu và

có phương pháp tiếp tục học sau này. Vì lẽ đó, phương pháp dạy học tích cực
tạo ra sự chuyển biến từ học thụ động sang tự học chủ động.
2.4. Dạy học cá thể hoá và dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học tích cực chủ yếu theo phương pháp đối thoại thầy
trò. Giáo viên đặt ra nhiều mức độ câu hỏi khác nhau, học sinh độc lập giải
quyết. Qua thảo luận trao đổi giữa các bạn trong nhóm, tổ, và sự uốn nắn của
giáo viên mà học sinh bộc lộ tính cách, năng lực nhận thức của mình và học
được cách giải quyết, cách trình bày vấn đề từ đó tự nâng mình lên trình độ
mới.
2.5. Dạy học đề cao việc tự đánh giá
Học sinh đánh giá và tự đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra
thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra. Từ đó không chỉ bổ sung kiến thức mà
còn phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức
vươn lên đạt kết quả cao hơn.
Như vậy trong phương pháp dạy học tích cực người giáo dục trở thành
người tự giáo dục không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn nâng cao
trình độ và năng lực sư phạm cho người thầy.
Dựa trên những cơ sở trên ta thấy rõ ràng đổi mới phương pháp dạy học
là một tất yếu khách quan và phải đổi mới theo hướng lấy học sinh làm trung
tâm.
Với phương pháp này giáo viên có vai trò là người cố vấn, điều khiển
học sinh tham gia vào hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức.
Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng trau dồi nâng cao kiến
thức, năng lực sư phạm nhằm hoàn thành tốt vai trò của người thầy.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN



Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

Chương 2: Kết quả và bàn luận
Chương I: chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 22. Dinh dưỡng , chuyển hoá vật chất
và năng lượng ở vi sinh vật

1. Mục tiêu về kiến thức
- Trình bày được các kiểu dinh dưỡng chính ở VSV (quang tự dưỡng,
quang dị dưỡng, hoá tự dưỡng, hoá dị dưỡng) .
- Phân biệt được các kiểu hô hấp và lên men ở VSV.
- Phân biệt được môi trường sống của VSV (môi trường tự nhiên, môi
trường tổng hợp, môi trường bán tổng hợp).
2. Kiến thức trọng tâm
- Cơ sở phân biệt các kiểu dinh dưỡng của VSV: Nguồn cacbon, năng
lượng.
- Yếu tố đặc trưng để xác định các kiểu hô hấp và lên men của VSV
(chất nhận electron cuối cùng, sản phẩm và hiệu suất năng lượng).
3. Các thành phần kiến thức
3.1. Kiến thức chủ yếu.
* VSV là những VSV có cấu trúc tế bào đơn giản nhỏ bé, phần lớn vi
sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào
nhưng chúng lại có mặt ở khắp mọi nơi và có hoạt tính trao đổi chất đa dạng
và hơn hẳn sinh vật bậc cao.
VD: Vi khuẩn lam có khả năng tự dưỡng không như cây xanh hay hình
thức quang tự dưỡng không thải O2 chỉ gặp ở một số vi khuẩn (vi khuẩn không

lưu huỳnh màu lục và vi khuẩn lưu huỳnh màu tía). Hay kiểu hoá tự dưỡng
(hoặc hoá dưỡng vô cơ) chưa gặp ở thực vật hay động vật.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

* Các loại môi trường cơ bản
Căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được
chia làm ba bậc cơ bản
- Môi trường dùng chất tự nhiên
- Môi trường tổng hợp
- Môi trường bán tổng hợp
* Các kiểu dinh dưỡng chính ở vi sinh vật
- Quang tự dưỡng
- Quang dị dưỡng
- Hoá tự dưỡng
- Hoá dị dưỡng
* Các kiểu hô hấp ở vi sinh vật
- Hô hấp hiếu khí: Trong tế bào diễn ra quá trình ôxi hoá các phân tử hữu
cơ mà chất nhận electoron cuối cùng là oxi phân tử. Sản phẩm phân giải cuối
cùng là CO2 và H2O.
- Hô hấp kị khí: Là quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng

cho tế bào, chất nhận electoron cuối cùng của chuỗi truyền electoron là một
phân tử vô cơ không phải là oxi phân tử.
* Lên men
Lên men là quá trình chuyển hoá kị khí diễn ra trong tế bào chất, trong
đó chất cho electoron và chất nhận electoron là các phân tử hữu cơ.
VD: Nấm lên men rượu etylic từ glucozơ sử dụng axetaldehit làm chất
nhận điện tử từ NADH2.
3.2. Kiến thức bổ sung:
Ngoài ba môi trường được sử dụng để nuôi cấy VSV trong phòng thí
nghiệm trong thực tế người ta thường dùng những loại môi trường dễ kiếm,
giá thành hợp lý như khoai tây, giá đỗ, cà chua, đậu tương... các phế phụ phẩm
của công nghiệp như rỉ đường, cám gạo... thay thế cho những hợp chất đắt tiền

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

như nấm men, cao thịt để nuôi cấy VSV. Đặc biệt để nuôi trồng một số nấm
ăn như mộc nhĩ, nấm sò , nấm rơm...người ta đã sử dụng nhiều loại bã thải
thực vật rất phong phú ở nước ta như rơm rạ, bã mía, mùn cưa...vừa thu được
nguồn thực phẩm quý vừa giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.
- Làm sáng tỏ đặc điểm, cơ chế của từng kiểu dinh dưỡng trong đó chú ý
đến kiểu hoá dị dưỡng.

- Cần phân biệt rõ các kiểu chuyển hoá vật chất
+ Môi trường có o2
+ Môi trường không có o2
- Các chất trong chuỗi điện tử NAD+, NADH2.
4. Tư liệu
4.1. Căn cứ vào nhu cầu của VSV về nguồn năng lượng và nguồn
cacbon người ta chia các hình thức dinh dưỡng thành 4 kiểu :
* Tự dưỡng
Cơ thể có thể sinh tổng hợp tất cả vật chất của tế bào từ CO2 như là
nguồn cacbon duy nhất.
- Tự dưỡng quang năng: Nguồn cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng
lượng là ánh sáng .
- Tự dưỡng hoá năng: Nguồn cacbon chủ yếu là CO2, nguồn năng lượng
là một hợp chất vô cơ hoặc chất hữu cơ.
* Dị dưỡng
- Dị dưỡng quang năng: Nguồn cacbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng
là ánh sáng, ví dụ: Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục...
- Dị dưỡng hoá năng: Nguồn cacbon là chất hữu cơ, nguồn năng lượng là
chất hữu cơ, ví dụ: Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn VSV không quang
hợp.
- Một số ví dụ về VSV hoá dưỡng trong đời sống hàng ngày

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***


Hứa Thị Nga

+ Các VSV lên men lactic trong môi trường muối dưa, gây thối rữa
thực phẩm .
+ Các VSV sống trong đường ruột người và động vật.
4.2. Cơ thể hiếu khí: Là cơ thể không có khả năng sử dụng oxi trong hô
hấp và chúng có thể bị oxi làm hại hoặc tiêu diệt.
(Nguyễn Thành Đạt (1999) Cơ sở sinh học VSV, NXB Giáo Dục, Trang 121)
4.3. Chất nhận điện tử: Một cơ chất có thể nhận điện tử từ một vài chất
khác và biến thành chất khử trong quá trình này .
(Nguyễn Thành Đạt (1999) Cơ sở sinh học VSV, NXB Giáo Dục, Trang 121)
4.4. Hô hấp: Là một quá trình mà trong đó một hợp chất được oxi hoá
với oxi là chất nhận điện tử cuối cùng, thường hình thành ATP do Phosphorin
oxi hoá.
(Nguyễn Thành Đạt (1999)Cơ sở sinh học VSV, NXB Giáo Dục,
Trang 121)
4.5. Lên men: Sự phân giải kị khí một hợp chất hữu cơ, trong đó hợp
chất hữu cơ thành phần làm chức năng chất cho điện tử và một chất khác làm
chất nhận điện tử, ATP được sinh ra nhờ quá trình Phosphorin hoá cơ chất.
(Nguyễn Thành Đạt (1999) Cơ sở sinh học VSV, NXB Giáo Dục, Trang 121)
- ATP được coi như tiền tệ của năng lượng trong tế bào. Chúng được
tiêu dùng trong tất cả các phản ứng trao đổi cần năng lượng.
(Nguyễn Lân Dũng (2000) VSV Học, NXB GiáoDục, Trang 176)
Bài 23 .QUá TRìNH TổNG HợP Và PHÂN GIảI
CáC CHấT ở VI SINH VậT

1. Mục tiêu kiến thức
- Học sinh trình bày được sơ đồ tổng hợp các chất ở VSV
- Phân biệt được sự phân giải trong và ngoài tế bào ở VSV nhờ enzim.

- Trình bày được mối quan hệ giũa quá trình tổng hợp và phân giải.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

- Trình bày được một số ứng dụng đặc điểm có lợi, hạn chế đặc điểm có
hại của quá trình tổng hợp và phân giải các chất để phục vụ cho đời sống và
bảo vệ môi trường.
2. Kiến thức trọng tâm
2.1. Quá trình tổng hợp:
VSV trưởng thành nhanh, do có quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng,
chuyển hoá vật chất, năng lượng và sinh tổng hợp các chất diễn ra ở trong tế
bào với tốc độ rất nhanh. Phân biệt các chất chuyển hoá sơ cấp và các chất
chuyển hoá thứ cấp.
Các chất chuyển hoá sơ cấp là các chất được sinh ra ở pha đầu của sự
sinh trưởng rất cần cho sự sinh trưởng của VS. Gen mã hoá các sản phẩm sơ
cấp nằm trong bộ gen của tế bào (ví dụ như gen mã hoá các enzim)
Các chất chuyển hoá thứ cấp được sinh ra ở pha sau của sự sinh trưởng,
có cấu trúc phức tạp hơn và không nhất thiết cần cho sự sinh trưởng của VSV,
gen mã hoá các chất này thường nằm trong plasmit.
Tổng hợp protein là do các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết
peptit.

(Axit amin )n

protêin.

Tổng hợp polisaccarit nhờ chất khởi đầu là ADP-glucozơ(Ađenozin
điphotphat- glucozơ)
( Glucozơ)n +ADP- glucozơ

(glucozơ)n+1 +ADP

Tổng hợp lipit ở VSV là do sự kết hợp glixerol và các axit béo
Glixerol + a.béo

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lipit

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

Tổng hợp axit nuclêic :
Các bazơnitric

liên kết hoá trị


Đường 5C

Nucleotit

H3PO4

Axit nuclêic
liên kết hyđro

( ADN, ARN)

* Liên hệ: Con người đã lợi dụng khả năng tổng hợp các chất của VSV để
ứng dụng vào sản xuất mì chính, thức ăn giàu dinh dưỡng, cung cấp nguồn
protêin.
2.2. Quá trình phân giải
* Phân giải protein và ứng dụng
Phân biệt phân giải trong và ngoài tế bào VSV.
* Phân giải ngoài:
proteaza
Protêin

Axit amin
VSV

- VSV hấp thụ axit amin và phân giải tiếp tạo ra năng lượng .
- Khi môi trường thiếu C và thừa nitơ , VSV sẽ khử amin của axit amin
và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon.
* Phân giải trong : protêin mất hoạt tính, hư hỏng :
proteaza

Protêin

Axit amin

ý nghĩa : Vừa thu được các axit amin để tổng hợp lại protêin, vừa đảm
bảo tế bào khỏi bị hư hại.
* Liên hệ: Quá trình phân giải protêin được ứng dụng để làm nước mắm,
các loại nước chấm.
* Phân giải polisaccarit và ứng dụng
- Phân giải ngoài: Polisaccarit (tinh bột)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Đường đơn

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

- Phân giải trong: VSV hấp thụ đường đơn

phân giải bằng hô

hấp hiếu khí, kị khí, lên men.
* ứng dụng :

nấm
- Lên men êtilic: tinh bột

nấm men
glucozơ

etanol + CO2

Đường hoá

men rượu

- Lên men lactic( chuyển hoá kị khí đường)
Vk lactic
Glucozơ

axit lactic
đồng hình
Vk lactic

Glucozơ

axit lactic + CO2 + etanol + axit axetic...
dị hình

- Phân giải Xenlulozơ:
Xenlulaza
Xenlulozơ

chất mùn

VSV

+ Làm giàu chất dinh dưỡng cho đất
+ Tránh ô nhiễm môi trường.
* ứng dụng:
- Chủ động nuôi cấy VSV để phân giải nhanh các xác thực vật.
- Tận dụng bã thải thực vật để trồng nấm ăn.
- Sử dụng nước thải từ xí nghiệp chế biến khoai, sắn để nuôi cấy một
số nấm men để thu nhận sinh khối làm thức ăn gia súc.
* Tác hại:
- Lên men thối làm hỏng thực phẩm.
- Gây mốc, hỏng đồ gỗ, áo quần.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

2.3. Mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải.
Tổng hợp và phân giải là 2 quá trình ngược nhau nhưng thống nhất
cùng tồn tại trong tế bào.
- Đồng hoá tổng hợp các chất cung cấp nguyên liệu cho dị hoá.
- Dị hoá phân giải các chất cung cấp năng lượng nguyên liệu cho đồng
hoá .

3. Kiến thức bổ sung
Sơ đồ tổng hợp lipit
Glucozơ
Glixeralđehit 3 P
Axit Piruvic

Đihiđro xiaxeton - P
Glixerol
Lipit

AxetylcoA

các a.béo

- ứng dụng làm nước mắm
- Cách làm rượu
- Các ứng dụng khác nhau trong việc sử dụng VSV tổng hợp nên axit
amin, enzim và vitamin.
* Dựa vào khả năng tổng hợp các chất hữu cơ của các loại VSV từ
nhiều loại cơ chất tốn ít diện tích, không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai...và
đặc biệt là đặc tính sinh trưởng phát triển nhanh, tạo ra lượng sinh khối lớn có
giá trị cao trong 1 thời gian ngắn để sản xuất sinh khối VSV, các chất sử dụng
trong các lĩnh vực đời sống.
4. Tư liệu
4.1. Lên men rượu: Một số VSV như nấm men có khả năng biến đổi
piruvat thành etanol. Qúa trình xảy ra 2 bước. Bước đầu , piruvat bị khử nhóm
cacboxil thành co2 và axetalđehit nhờ enzim xúc tác là piruvat đecacboxylaz

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

có coenzim là tiaminpirophotphat và zn+. Bước 2: axetalđehit bị khử thành
etanol. Phản ứng này được xúc tác bởi acol đehiđrogenaz.

O
C
OH
O
Piruvat đecacboxilaz
C

C

Alcolđehitđrogenaz
CH2OH

O
NAD+

CH3

CO2


NADH + H

+

CH3
Etanol

Axetalđehit

CH3

4.2. Cơ chế quá trình ôxi hoá etanol thành axit axetic
ATP

O2

NAD+

NADH

NAD+

CH3CH2OH

CH3CHO

CH3COOH

Etanol


Axetalđehit

Axit axetic

NADH

(Nguyễn Lân Dũng (2000), vi sinh vật học, nxb Giáo Dục, Trang 244)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

4.3. Cơ chế tác dụng của men đông sữa và các nhóm VSV
Vi khuẩn lactic
Lactozơ

Vi khuẩn propionic
Axit lactic

Axit axetic
Axit propionic CO2


Men đông sữa

Vi khuẩn lactic và
một số Micrococus

Cazein

Paracazein

pepton

axit amin,

NH3
(Nguyễn Lân Dũng (2000), vi sinh vật học, nxb Giáo Dục, Trang 255-256)
4.4. A.glutamat có cấu tạo
HCOO- CH2- CH2- CH- COOH
NH2
Dùng NaOH để trung hoà ta được hợp chất mono nitrat glutamat,lọc,
tinh khiết, kết tinh sấy khô và đóng gói.
Đây là mì chính mà ta vẫn thường dùng.
(Nguyễn Thành Đạt (1999), Cơ sở sinh học vi sinh vật, nxb Giáo Dục, Trang 182)
Chương II. Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Bài 25. Sinh trưởng của vi sinh vật

1. Mục tiêu về kiến thức
- Học sinh trình bày được 4 pha cơ bản nuôi cấy vi khuẩn không liên
tục và ý nghĩa của từng pha.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

- Trình bày được ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào (g) và tốc độ sinh
trưởng riêng (M), tốc độ sinh trưởng riêng rẽ trở thành cực đại vả không đổi
trong pha log.
- Nguyên tắc và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.
2. Kiến thức trọng tâm
- Nội dung 4 pha sinh trưởng
- ý nghĩa thời gian thế hệ tế bào
3. Thành phần kiến thức
3.1. Kiến thức chủ yếu
Sự sinh trưởng ở VSV: Là sự tăng sinh các thành phần tế bào và dẫn
ngay đến sự phân chia.
Sự sinh trưởng của quần thể VSV là sự tăng số lượng tế bào của quần
thể.
* Thời gian thế hệ: Là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào cho đến khi
phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi gọi là thời gian thế hệ (kí
hiệu là g)
Ví dụ: Ecoli 20 phút tế bào phân chia 1 lần
- Số tế bào trung bình sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu là trong
1 thời gian xác định (t) là: Nt =No .2n
Sự sinh trưởng riêng đối với 1 chủng vi khuẩn và ở điều kiện nuôi cấy

xác định là M
* Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
- Nuôi cấy không liên tục: Môi trường nuôi cấy không được bổ sung
chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm trao đổi chất .
+ Các pha đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy không liên
tục

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

+ Pha tiềm phát ( pha lag): Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số
lượng tế bào trong quần thể chưa tăng, enzim cảm ứng được hình thành để
phân giải cơ chất.
+ Pha luỹ thừa (pha log): Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và
không đổi, số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
+ Pha cân bằng: Số lượng vi khuẩn trong quần thể đạt đến cực đại và
không đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết
đi.
+ Pha suy vong: Số tế bào sống trong quần thể giảm dần do tế bào trong
quần thể bị phân huỷ ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại
tích luỹ quá nhiều.
Tốc độ sinh trưởng ở các pha là khác nhau và nó là một số không đổi

trong pha log, do đó chỉ có ở pha log mới có khái niệm về hằng số tốc độ sinh
trưởng riêng. Giá trị này là cực đại, không đổi ở pha log và khác nhau ở các
VSV khác nhau .
Thời gian thế hệ ở pha log là số nghịch đảo của hằng số tốc độ sinh
trưởng riêng của VSV ấy ở pha log. Sau một thời gian thế hệ số tế bào trong
quần thể tăng lên gấp đôi.
Dùng nuôi cấy không liên tục nghiên cứu sinh trưởng của quần thể VSV.
- Nuôi cấy liên tục: Để khắc phục nhược điểm của nuôi cấy không liên
tục ( chất dinh dưỡng cạn dần, chất độc hại được tạo ra qua quá trình chuyển
hoá ngày càng nhiều), người ta phải tiến hành nuôi cấy VSV trong các bình
lên men liên tục. Nguyên tắc của phương pháp này là bổ sung liên tục các chất
dinh dưỡng vào bình đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
Dùng nuôi cấy liên tục để thu sinh khối, sản xuất các chất hoạt tính sinh
học.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

3.2. Kiến thức bổ sung
Thực chất quá trình sinh trưởng của VSV trong nuôi cấy không liên tục
được chia làm 6 pha:
- Pha lag: Tốc độ sinh trưởng riêng bằng 0, vi khuẩn thích nghi với môi

trường chưa phân chia, các enzim cảm ứng được hình thành.
- Pha tăng tốc: Tốc độ sinh trưởng riêng ( M ) tăng dần lên (vi khuẩn
bắt đầu phân chia) và cuối pha này thì tốc độ sinh trưởng riêng đạt cực đại.
- Pha log: Vi khuẩn phân chia với tốc độ sinh trưởng riêng không đổi.
Vi khuẩn ở vào trạng thái được đồng bộ hoá (kích thước, hoạt tính tương
đương nhau)
- Pha giảm tốc: Khi chất dinh dưỡng cạn dần và chất độc hại được tạo ra
qua quá trình chuyển hoá ngày càng nhiều lên thì vi khuẩn sinh trưởng chậm
lại, số lần phân chia trong thời gian 1 giờ giảm đi.
- Pha cân bằng: Số lượng tế bào trong quần thể không đổi theo thời gian
là do một số tế bào tự thuỷ phân và một số khác tiếp tục có chất dinh dưỡng
lại phân chia.
- Pha suy vong: Chất dinh dưỡng hoàn toàn cạn kiệt, chất độc hại được
tạo ra quá trình tích luỹ quá nhiều nên hàng loạt tế bào tự thuỷ phân, số lượng
tế bào trong quần thể giảm đi nhanh chóng.
4. Tư liệu
4.1.Pha lag: Tính từ lúc bắt đầu cấy đến khi vi khuẩn đạt được tốc độ
sinh trưởng cực đại. Trong pha lag vi khuẩn chưa phân chia (nghĩa là chưa có
khả năng sinh sản) nhưng thể tích và khối lượng tế bào tăng lên rõ rệt do quá
trình tổng hợp các chất, trước hết là các cao phân tử (protêin, enzim, axit
nuclêic...) diễn ra mạnh mẽ.
- Độ dài của pha lag phụ thuộc trước hết vào tuổi của ống giống và
thành phần môi trường.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp


***

Hứa Thị Nga

Nguyên nhân của pha lag là sự khác biệt giữa các tế bào ở pha ổn định
với các tế bào đang sinh trưởng logarit.
- Pha lag được đo bằng đơn vị thời gian sinh học (hoặc sinh lí) như
thời gian tăng đôi, thời gian thế hệ, hằng số tốc độ sinh trưởng .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến pha lag, đáng chú ý nhất đến 3 yếu tố:
+ Tuổi giống cấy
+ Lượng cấy giống.
+ Thành phần môi trường.
4.2. Pha log
Pha này vi khuẩn sinh trưởng và phát triển theo luỹ thừa, nghĩa là sinh
khối và số lượng tế bào tăng theo phương trình N= Nx2ct hay X=Xox C .t
.Kích thước của tế bào, thành phần hoá học, hoạt tính sinh lí...nói chung
không thay đổi theo thời gian. Tế bào ở trạng thái động học và được coi như là
những tế bào tiêu chuẩn.
Ba thông số quan trọng của pha log là thời gian thế hệ g, hằng số tốc
độ phân chia C và hằng số tốc độ sinh trưởng
4.3. Pha ổn định
Trong pha này vi khuẩn ở trạng thái cân bằng động học, số tế bào mới
sinh ra bằng số tế bào cũ chết đi.
Kết quả: số tế bào và cả sinh khối không tăng cũng không giảm. Tốc
độ sinh trưởng bây giờ phụ thuộc vào nồng độ cơ chất.
- Nguyên nhân tồn tại của pha ổn định là do sự tích luỹ các sản phẩm
độc của trao đổi chất (các loại rượu, axit hữu cơ) và việc cạn chất dinh dưỡng
(thường là chất dinh dưỡng có nồng độ thấp nhất)
- Lượng sinh khối đạt được trong pha ổn định gọi là hiệu suất hoặc sản

lượng.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

4.4. Pha tử vong
Trong pha này số lượng tế bào có khả năng sống giảm theo luỹ thừa
(mặc dù số lượng tế bào tổng cộng có thể không giảm). Đôi khi các tế bào bị
tự phân nhờ các enzim của bản thân. ở các vi khuẩn sinh bào tử tình hình
phức tạp hơn do quá trình hình thành bào tử.
- Nguyên nhân của pha tử vong chưa thật rõ ràng, nhưng có liên quan
đến điều kiện của môi trường.
- Tốc độ tử vong của tế bào có liên quan trực tiếp đến thực tiễn VSV
học và kĩ thuật.
(Nguyễn Lân Dũng (2000) vi sinh vật học , nxb Giáo Dục ,Trang 360-369)
Bài 26. Sinh sản của vi sinh vật
1. Mục tiêu về kiến thức
- Học sinh cần nêu được các hình thức sinh sản chủ yếu ở VSV nhân
sơ (phân đôi, ngoại bào tử, bào tử đốt, nẩy chồi)
- Mô tả được sự sinh sản phân đôi ở vi khuẩn ( bắt đầu từ sự hình
thành hạt mêzôxôm, ADN phân chia và hình thành vách ngăn )
- Nêu được các hình thức sinh sản ở VSV nhân thực ( có thể sinh sản

bằng nguyên phân hoặc bằng bào tử vô tính hay hữu tính)
2. Kiến thức trọng tâm
- Phân biệt được các hình thức sinh sản ở VSV nhân sơ và nhân thật
đó là: Phân đôi hay sinh sản bằng bào tử, nảy chồi.
3. Thành phần kiến thức
3.1. Kiến thức chủ yếu
*Sinh sản của sinh vật nhân sơ:
- Sinh sản phân đôi:
+ Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm .

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga

+Vòng ADN đính vào hạt mêzôxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành
2 ADN.
+ Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại
đưa 2 phân tử ADN về hai tế bào riêng biệt .
- Sinh sản nẩy chồi và tạo thành bào tử:
+ Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt phần đỉnh của sợi sinh
trưởng thành 1 chuỗi bào tử.
+ Sinh sản nhờ nẩy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ): Tế bào mẹ
tạo thành 1 chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi khuẩn mới.

+ Sinh sản bằng ngoại bào tử (VSV dinh dưỡng mêtan): Bào tử được
hình thành ngoài tế bào sinh dưỡng.
Hình thức nội bào tử: Là dạng nghỉ của tế bào, không phải là hình thức
sinh sản.
* Sinh sản của VSV nhân thực
- Sinh sản bằng bào tử
+ Sinh sản bằng bào tử kín: VD: nấm mucor hay bào tử trần như nấm
penicillum, đồng thời sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.
- Sinh sản bằng cách nẩy chồi và phân đôi
+ Sinh sản bằng nẩy chồi: Nấm men rượu, nấm chổi.
- Các tảo đơn bào như tảo lục, tảo mắt, trùng giày sinh sản vô tính
bằng cách phân đôi và sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển
động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.
3.2. Kiến thức bổ sung
- Nội bào tử của vi khuẩn: Một số vi khuẩn ở cuối giai đoạn sinh
trưởng ,khi chất dinh dưỡng ở môi trường cạn kiệt và chất qua trao đổi độc hại
quá nhiều, hoặc có sự thay đổi đột ngột các điều kiện sinh trưởng, có khả
năng hình thành bào tử ở bên trong tế bào nên gọi là nội bào tử. Mỗi tế bào vi
khuẩn chỉ tạo 1 nội bào tử nên loại bào tử này không phải là bào tử sinh sản.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lớp K29B sinh - KTNN


Khoá luận tốt nghiệp

***

Hứa Thị Nga


Những vi khuẩn có khả năng hình thành nội bào tử gồm nhiều loài
thuộc các giống Bacillus, Clostridium... quá trình hình thành nội bào tử chia
làm 6 giai đoạn:
+ Bắt đầu hình thành vách ngăn giữa ADN với một ít chất nguyên sinh.
+ Màng nguyên sinh bắt đầu bao ADN, chất nguyên sinh và phần còn lại
+ Các màng bao quanh dầy lên
+ Lớp peptidoglucan hình thành giữa các màng.
+ Vỏ bào tử hình thành.
+ Nội bào tử được giải phóng
- Sinh sản bằng nẩy chồi: Từ tế bào mẹ mọc ra các chồi nhỏ rồi tách
khỏi tế bào mẹ thành cơ thể độc lập.
- Sinh sản bằng phân đôi: Tế bào mẹ phân đôi thành 2 cơ thể con.
4. Tư liệu
Nấm men có nhiều phương thức sinh sôi nẩy nở khác nhau:
4.1. sinh sản vô tính:
- Nảy chồi: ở tất cả các chi nấm men
- Phân cắt: ở chi Schizosaccharomyces
- Bằng bào tử :
+ Bào tử đốt: ở chi Geotrichum
+ Bào tử bắn: ở chi sporobolomyces
+ Bào tử áo: ở nấm candida albicans chẳng hạn.
4.2. Sinh sản hữu tính
- Bào tử túi ở các chi: Saecharomyces-zygosacharomyces, nhiều chi
nấm men ở điều kiện thuận lợi nấm men sinh sôi nảy nở nhanh, khi một chồi
xuất hiện các enzim thuỷ phân sẽ làm phân giải phần polisacarit của thành tế
bào làm cho cồi chui ra khỏi tế bào mẹ. Vật chất mới được tổng hợp sẽ được
huy động đến chồi và làm chồi phình to dần lên, khi đó sẽ xuất hiện một vách

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Lớp K29B sinh - KTNN


×