Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương i, phần 6 tiến hoá sinh học 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.75 KB, 64 trang )

Trờng đại học s phạm h nội 2
Khoa sinh - ktnn
-----YZ-----

Trần thị lơng

Phân tích nội dung, xây dựng t
liệu, thiết kế bi học góp phần
nâng cao chất lợng dạy v học
chơng i, phần 6 tiến hóa sinh
học 12
ban cơ bản
tóm tắt KHóA LUậN TốT NGHIệP
Chuyờn ngnh: Phng phỏp ging dy
Ngi hng dn khoa hc:
Th.s Nguyễn Đình tuấn

H Nội 2009


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành tới Thầy giáo, Thạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoá luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp giảng dạy khoa sinh
- KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo tổ Sinh – Hoá trường THPT Phúc
Thành - Hải Dương, trường THPT Quang Thành - Hải Dương, trường THPT Tiến Thịnh – Hà
Nội, trường THPT Xuân Hoà - Vĩnh Phúc và toàn thể các bạn sinh viên đã tạo điều kiện thuận
lợi và đóng góp ý kiến quý báu để em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2009


Sinh viên
Trần Thị Lương

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009 dưới sự hướng dẫn
của Thạc sĩ Nguyễn Đình Tuấn, tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Đề tài này không trùng lặp với bất kì đề tài nào khác.


Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên
Trần Thị Lương


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT

: Trung học phổ thông

SGK

: Sách giáo khoa

SGV

: Sách giáo viên

GV


: Giáo viên

HS

: Học sinh

aa

: Axit amin

DT

: Di truyền

VD

: Ví dụ

ND

: Nội dung

PPDH

: Phương pháp dạy học

SH

: Sinh học


SV

: Sinh vật

CLTN

: Chọn lọc tự nhiên

GD

: Giáo dục

GD & ĐT

: Giáo dục và đào tạo

DHTC

: Dạy học tích cực

CLNT

: Chọn lọc nhân tạo

NST

: Nhiễm sắc thể



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

1

Lời cam đoan

2

Danh mục các kí hiệu viết tắt

3

MỞ ĐẦU

5

1. Lí do chọn đề tài

5

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

6

3. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài

7


4. Cấu trúc của luận văn

7

Chương I: Tổng quan tài liệu

8

1.1. Lịch sử nghiên cứu

8

1.2. Cơ sở lí luận

9

Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

13

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

13

2.2. Phương pháp nghiên cứu

13

Chương III: Kết quả nghiên cứu và bàn luận


14

3.1. Phân tích nội dung các bài thuộc Chương I, Phần 6
- Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản.

14

3.2. Thiết kế một số giáo án theo hướng lấy HS làm trung tâm

48

3.3. Nhận xét đánh giá của giáo viên THPT

74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

76

Tài liệu tham khảo

78


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên hội nhập với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất
siêu công nghiệp và nền kinh tế tri thức. Hoà nhập với xu thế phát triển tất yếu của xã hội
công nghiệp, Đảng ta đã xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp

tục khẳng định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và xây dựng chiến lược phát triển
GD & ĐT giai đoạn 2006 – 2010 với mục tiêu chính là “đổi mới mục tiêu, ND, phương pháp
và chương trình giáo dục” nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mục tiêu đó đã
được thể chế hoá trong điều 24.2 Luật GD sửa đổi “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh”.
Thực hiện nghị quyết của Đảng và luật GD trong những năm qua ngành GD & ĐT nói
chung và GD phổ thông nói riêng đã có những chuyển biến tích cực. Đặc biệt là việc xây dựng
chương trình, biên soạn SGK mới từ tiểu học đến THPT. Năm học 2008 – 2009 bộ SGK phổ
thông đã hoàn thành và triển khai thực hiện ở tất cả các trường phổ thông, trong đó có SGK
sinh học 12 với hai chương trình nâng cao và cơ bản. Đó là động lực, đồng thời là đòi hỏi
khách quan thúc đẩy việc đổi mới PPDH ở các trường THPT. Bởi lẽ trong mối quan hệ giữa
mục tiêu, ND và phương pháp, lí luận dạy học hiện đại đã khẳng định ND luôn giữ vai trò chủ
đạo, qui định phương pháp dạy học.
Để thực hiện có hiệu quả ND SGK mới Bộ GD & ĐT đã tổ chức các lớp bồi dưỡng
GV. Song do hạn chế về thời gian và phạm vi quá rộng nên nhiều GV, sinh viên các trường sư
phạm chưa được nghiên cứu sâu ND của SGK mới. Đặc biệt là SGK sinh học 12 có nhiều thay
đổi về ND và cách trình bày. Riêng phần tiến hoá, để phù hợp với sự phát triển của khoa học,
công nghệ, ND kiến thức được bổ sung các quan điểm mới, các phương pháp nghiên cứu và
các thành tựu của sinh học hiện đại. Trong điều kiện đó việc thực hiện ND SGK mới sẽ gặp
không ít khó khăn, đặc biệt là đối với GV mới ra trường, GV ở những vùng khó khăn, thiếu
thốn về tài liệu tham khảo và phương tiện dạy học. Để khắc phục khó khăn nêu trên cần có
nhiều công trình nghiên cứu về ND SGK mới và cải tiến cách dạy và cách học phù hợp với
những thay đổi của chương trình nâng cao và cơ bản.


Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn được tập dượt nghiên
cứu khoa học và góp phần vào thực hiện có hiệu quả SGK sinh học 12 chúng tôi chọn đề tài:
“phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu đề tài
- Tìm hiểu ND SGK mới, góp phần thực hiện có hiệu quả SGK mới ở trường THPT
trong những năm tới.
- Tập dượt nghiên cứu khoa học, vận dụng lí luận dạy học, rèn luyện kỹ năng dạy học
cơ bản.
2.2. Nhiệm vụ đề tài
- Phân tích nội dung từng bài trong Chương I, Phần 6- Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản.
- Xây dựng hệ thống tư liệu để làm sáng tỏ ND kiến thức, phục vụ cho việc dạy và học
của từng bài thuộc Chương I, Phần 6 -Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản.
- Phân tích các bài trong Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản, xây dựng
thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS.
- Lấy ý kiến đánh giá của GV ở một số trường THPT.
3. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
3.1. Ý nghĩa
- Góp phần khẳng định giá trị bộ SGK lớp 12 thí điểm ban cơ bản.
- Góp phần khắc phục khó khăn của GV trong quá trình thực hiện nội dung SGK mới
ở THPT.
- Giúp sinh viên sư phạm sớm được tiếp cận với SGK mới.
3.2. Những đóng góp mới
- Phân tích ND Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản tạo điều kiện thuận
lợi cho GV, sinh viên tìm hiểu nội dung SGK mới.
- Thiết kế bài học theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập, đáp ứng yêu cầu
đổi mới PPDH hiện nay.
4. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tư liệu tham khảo luận văn được cấu trúc gồm:
Chương I: Tổng quan tài liệu.
Chương II: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương III: Nội dung và kết quả nghiên cứu.




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
- Năm 1920 ở Anh đã hình thành các nhà trường kiểu mới trong đó họ chú ý đến việc
phát huy tính tích cực, rèn luyện tư duy của HS bằng cách khuyến khích các hoạt động HS tự
quản.
- Ở Pháp từ những năm 1945 bắt đầu hình thành các lớp học thí điểm ở các trường tiểu
học. Ở các lớp học này hoạt động học tuỳ thuộc vào hứng thú và sáng kiến của HS. Vào
những năm 70 của thế kỷ XX hầu như tất cả các cấp học đều áp dụng các PPDH tích cực.
- Ở Mỹ năm 1970 bắt đầu thí điểm ở 200 trường áp dụng PPDH, tổ chức hoạt động độc
lập của HS bằng phiếu học tập.
- Ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên Xô, ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX
đã chú ý đến việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Ở Liên xô lúc này nghiêm cấm việc
GV đọc những khái niệm, định nghĩa cho HS ghi.
- Từ những năm 80 trở lại đây, khối các nước ASEAN áp dụng mạnh mẽ PPDH mới.
1.1.2. Trong nước
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX chúng ta đã có khẩu hiệu: “biến quá trình đào
tạo thành quá trình tự đào tạo”.
Bắt đầu từ những năm 70, chúng ta có các công trình nghiên cứu về đổi mới PPDH theo
hướng rèn luyện trí thông minh của HS của Giáo sư Trần Bá Hoành, Nguyễn Sỹ Kỳ.
- Năm 1974: Lê Nhân kiểm tra kiến thức bằng phiếu kiểm tra đánh giá.
- Từ những năm 1980, có rất nhiều công trình nghiên cứu phát huy tính tích cực của HS
của Giáo sư Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Đức Thành.
- Tháng 12 năm 1995: bộ GD đã tổ chức hội thảo quốc gia về đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của người học.
- Từ năm 2000: đổi mới PPDH đã được triển khai ở hầu khắp các trường phổ thông trở
thành một phong trào rộng lớn.
Như vậy tình hình đổi mới PPDH đang diễn ra trên toàn thế giới. Việt Nam là một

trong những nước thực hiện sớm và đã có nhiều thành công.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Tính tích cực trong học tập
- Chủ nghĩa duy vật coi tính tích cực là bản chất vốn có của con người


- Theo định nghĩa của LV. Rebrova: tính tích cực học tập của HS là một hiện tượng sư
phạm thể hiện sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động của trẻ.
- Trần Bá Hoành: tính tích cực học tập là trạng thái hoạt động của học sinh đặc trưng ở
khát vọng học tập với sự cố gắng trí tuệ, có nghị lực trong quá trình nắm vững tri thức.
1.2.2. Những biểu hiện của tính tích cực học tập
1.2.2.1. Biểu hiện bằng hành động
- HS khao khát muốn được trả lời các câu hỏi của GV và bổ sung những câu trả lời của
bạn.
- Hay nêu những thắc mắc đòi hỏi phải được giải thích.
- Chủ động vận dụng linh hoạt kiến thức và chức năng để vận dụng những kiến thức
mới.
- Mong muốn được đóng góp với thầy, với bạn những thông tin mới ngoài nội dung bài
học.
1.2.2.2. Biểu hiện về cảm xúc
- HS hào hứng phấn khởi trong học tập.
- Biểu hiện tâm trạng ngạc nhiên trước các thông tin mới lạ.
- Băn khoăn, day dứt trước các câu hỏi, bài tập khó.
1.2.2.3. Biểu hiện về mặt ý thức
- Tập trung chú ý vào ND bài học, chăm chú nghe giảng.
- Không nản trí trước khó khăn, kiên trì làm bằng được những bài khó, những thí
nghiệm phức tạp.
1.2.3. Đặc trưng của dạy học tích cực
1.2.3.1. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm
Nội dung


Dạy học truyền thống
Cho người dạy, xuất phát từ

Mục tiêu

Dạy học tích cực
Xuất phát từ người học,

người dạy có tính áp đặt từ bên đặt ra cho người học.
ngoài.
Độc thoại thông báo kiến
thức có sẵn.

Phương pháp đối thoại
giữa thầy – trò, trò – trò, trò thầy. GV là người tổ chức,

Phương pháp

hướng dẫn HS tự khám phá
tri thức bằng các hoạt động


trực tiếp tác động vào đối
tượng nghiên cứu.
Hệ thống kiến thức nhằm
Nội dung

Chủ yếu cung cấp hình vẽ,


cung cấp thông tin cho thầy và phương tiện, các lệnh để
trò.

hướng dẫn cho HS, GV cùng
hoạt động.

Kết quả

Tiếp thu kiến thức thụ động

Nẵm vững kiến thức một

chủ yếu là ghi nhớ ND kiến cách chủ động mà còn được
thức, không phát triển được khả rèn luyền phương pháp tự
năng tư duy.

học, tự nghiên cứu phát triển
khả năng tư duy.

→ Dạy học tích cực:

+ Đề cao vai trò của người học, HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của hoạt động dạy
học.
+ Tôn trọng lợi ích của người học, mục tiêu, ND, phương pháp đều xuất phát từ lợi ích
của người học.
+ Không ngừng ở mục tiêu giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mà còn phát triển năng lực
tư duy, rèn luyện phương pháp tự học tự nghiên cứu, kích thích khả năng chủ động sáng tạo
trong học tập.
+ Đề cao vai trò của người học nhưng không xem nhẹ vai trò của người dạy, mà đòi hỏi
ở người dạy phải có trình độ chuyên môn cao và nghệ thuật sư phạm để thực sự đóng vai trò là

người tổ chức, hướng dẫn cố vấn cho các hoat động của HS.
1.2.3.2. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động
- Hoạt động là tác động của con người xuất phát từ nhu cầu của bản thân, nó chỉ xuất
hiện trong môi trường cụ thể.
- Nét nổi bật của dạy học tích cực là cường độ cũng như thời gian hoạt động độc lập
của HS chiếm phần lớn thời gian của tiết học.
- Trong dạy học tích cực GV chú trọng đến hoạt động độc lập của HS tạo điều kiện để
HS tác động trực tiếp vào đối tượng bằng các giác quan làm nảy sinh nhu cầu nhận thức, kích
thích hoạt động độc lập, tự giác khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức.


- GV hướng dẫn HS hoạt động theo con đường của các nhà nghiên cứu khoa học đã
khám phá những kiến thức nhưng đã được lựa chọn đúng đối tượng điển hình và các phương
pháp tiếp cận hiệu quả nhất.
- Chỉ có thông qua hoạt động độc lập mới hình thành và phát triển các thao tác tư duy
và rèn luyện phẩm chất tư duy tích cực sáng tạo.
1.2.3.3. Dạy học trú trọng phương pháp tự học, tự nghiên cứu
- HS phải tự lực khám phá tri thức bằng chính hoạt động của mình, GV chỉ là người gợi
ý, định hướng, tạo điều kiện để HS tự tìm tòi con đường đi đến kiến thức và thông qua đó HS
được rèn luyện phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề, phương pháp tự học, tự nghiên
cứu.
- Trong DHTC được áp dụng quy trình của phương pháp nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của GV, HS tự xác định được nhiệm vụ học tập, về thảo luận, về đề xuất các giả thuyết,
như vậy HS được rèn luyện phương pháp nghiên cứu.
- Bằng việc rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu DHTC đã tạo bước chuyển từ
thụ động → chủ động giúp HS tự học có phương pháp và có thể tự học suốt đời.
1.2.3.4. Dạy học hợp tác và cá thể hoá
Gồm có 3 giai đoạn:
+ Tự học: HS độc lập hoạt động với đối tượng, tự rút những nhận xét, mỗi em có một
sản phẩm là sản phẩm thô (giai đoạn cá thể hoá cao độ).

+ Học bạn: HS được trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm của mình với sản phẩm
của bạn để chính xác hoá hoàn thiện sản phẩm của mình.
+ Học thầy: Thông qua thảo luận chung cả lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên với vai
trò trọng tài GV chính xác hoá kiến thức.
- Trong DHTC HS được chủ động hoạt động độc lập đồng thời cũng được đối thoại với
thầy, với bạn nên các em học được ở thầy, ở bạn. Sự hợp tác thể hiện rõ trong hoạt động nhóm
và thảo luận chung cả lớp, HS được học cả ND kiến thức và phương pháp tự học, biết được
nhiều cách giải quyết vấn đề.
1.2.3.5. Dạy học đề cao đánh giá, tự đánh giá
- Việc đánh giá được thực hiện thường xuyên, luôn tạo điều kiện cho HS tự đánh giá
bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Như vậy, trong DHTC người GD trở thành người tự GD, không chỉ nâng cao trình độ
cho người học, mà còn nâng cao trình độ, năng lực sư phạm cho người thầy.


CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung SGK sinh học 12 ban cơ bản
- HS lớp 12 các trường THPT
- Phạm vi nghiên cứu: Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.

Nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu nghị quyết của Đảng về đổi mới GD & ĐT
- Nghiên cứu chương trình khung và chuẩn kiến thức sinh học THPT
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đổi mới PPDH, bản chất của PPDH tích cực lấy

học sinh làm trung tâm.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan đến Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12
ban cơ bản.
2.2.2.

Phương pháp điều tra sư phạm
- Điều tra tìm hiểu tình hình triển khai SGK thí điểm ở một số trường THPT.
- Tìm hiểu tình hình học tập của HS ở các trường THPT.

2.2.3.

Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo ý kiến của các GV phổ thông.
- Lấy ý kiến đóng góp của cán bộ quản lí, các chuyên gia GD.

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích nội dung các bài thuộc Chương I, Phần 6 - Tiến hoá – SH 12 ban cơ bản
Bài 24: Các bằng chứng tiến hóa
I. Mục tiêu về kiến thức
- HS trình bày được khái niệm cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hoá, giải thích được
sự tương đồng về đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp khẳng định các loài
sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung.


- Nêu được tính quy luật của sự phát sinh sinh vật, giải thích được sự giống nhau trong
sự phát triển của phôi là bằng chứng về mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật.
- Giải thích được sự giống nhau giữa các loài sinh vật chủ yếu do chúng có chung một
nguồn gốc hơn là do chịu sự tác động của môi trường.
- Nêu được trình tự các axít amin (aa) và Nucleotit của cùng một gen ở các loài khác
nhau, nêu được một số bằng chứng về sinh học phân tử và tế bào học khẳng định quan hệ họ
hàng giữa các loài sinh vật .

II. Nội dung bài học
1. Kiến thức trọng tâm
- Trọng tâm bài là bằng chứng về phân tử và tế bào, đây là những bằng chứng hiện đại
mà học sinh còn ít biết.
2. Các thành phần kiến thức
a. Bằng chứng giải phẫu so sánh: cho thấy mối quan hệ chung về nguồn gốc các loài,
sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng, giữa cơ thể với môi trường.
b. Bằng chứng phôi sinh học:
- Quá trình phát triển phôi của các loài động vật có xương sống đều trải qua các giai
đoạn rất giống nhau. Đặc biệt ở giai đoạn đầu giống nhau về hình dạng và quá trình phát sinh
các cơ quan.
- Các loài có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau do các
loài có họ hàng gần với nhau đều được thừa hưởng những gen quy định sự phát triển của phôi
và ngược lại.
c. Bằng chứng địa lí sinh vật học:
- Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về một số đặc
điểm được chứng minh là bắt nguồn từ một tổ tiên sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều
này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là
do sự tác động của môi trường.
d. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
• Bằng chứng tế bào học
- Học thuyết tế bào đã khẳng định:
+ Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Một tế bào được sinh ra từ một tế bào sống trước đó.
+ Quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể sinh vật đều liên quan đến sự
phân bào.


Kết luận: Học thuyết tế bào là bằng chứng quan trọng khẳng định nguồn gốc chung của
sinh giới.

• Bằng chứng sinh học phân tử:
- Trình tự aa trong chuỗi polipeptit quy định bởi trình tự các nucleotit trong gen được
gọi là mã DT, mã DT là mã bộ ba và phổ biến ở tất cả các loài sinh vật đều dùng 20 aa để xây
dựng lên protein.
- Trình tự aa và các nucleotit thể hiện mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
- Các loài càng gần nhau thì trình tự aa và trình tự các nucleotit càng có xu hướng
giống nhau và ngược lại.
3. Kiến thức bổ sung
Học thuyết tế bào đã khẳng định:
+ Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
+ Một tế bào được sinh ra từ một tế bào sống trước đó
+ Quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của cơ thể sinh vật đều liên quan đến sự
phân bào.
- Cơ quan tương đồng: có nguồn gốc từ một tổ tiên nhưng đảm nhận các chức năng
khác nhau.
- Cơ quan thoái hoá: ở tổ tiên vẫn phát triển bình thường nhưng sau này thoái hoá dần,
phát triển không đầy đủ.
- Cơ quan tương tự: thực hiện các chức năng như nhau nhưng không có chung nguồn
gốc.
4. Tư liệu tham khảo
- Tiến hóa là một quá trình thay đổi dần dần nhờ đó các cá thể của một loài vẫn thích
nghi với điều kiện môi trường sống của chúng
- Bằng chứng tiến hóa: đây là sự tổng hợp các dẫn liệu trực tiếp hoặc gián tiếp chứng
minh sự có thực của quá trình tiến hóa, tức là sự biến đổi của các dạng hữu cơ, sự hình thành
các loài mới. Nguồn dẫn liệu này được đúc kết từ thực tiễn thiên nhiên, thực tiễn sản xuất, từ
các thành tựu của nhiều bộ môn như: Phân loại học, giải phẫu học so sánh, phôi sinh học, cổ
sinh học, di truyền học,…
(Học thuyết tiến hóa, tập 1 - Trần Bá Hoành, trang 5)
- Bằng chứng phân loại học: phân loại học là khoa học về sự phân loại mặc dù về mặt
chi tiết các sơ đồ phân loại khác nhau nhưng có một điểm nổi bật là các sinh vật hiện đang

sống mặc dù đa dạng đều có thể xếp thành từng nhóm theo một thứ bậc nhất định trên cơ sở


các đặc tính chung của chúng. Phần lớn các nhà sinh học đều tin rằng cách phân nhóm như
vậy thực sự phản ánh mối quan hệ tiến hoá.
(Sinh học, tập 1 - Phillps and Chinton, trang 400)
- Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
+ Bằng chứng giải phẫu so sánh: cấu trúc cơ thể người giống với cấu tạo chung của
động vật có xương sống.
• Bộ xương: gồm xương đầu, xương cột sống, xương chi
: Mỗi chi đều gồm có 5 phần
• Cơ thể người giống cơ thể động vật có vú (có lông mao, có vú…) sự sắp xếp các cơ
quan, nội quan giống nhau.
• Ở người có nhiều cơ quan thoái hóa là bằng chứng hùng hồn chứng minh sự giống
nhau về thể thức cấu tạo của người và động vật
VD: xương cụt: vết tích của đuôi đã thoái hoá
Ruột thừa: di tích của ruột tịt xưa kia rất phát triển ở động vật ăn cỏ…..
Ở người có thể kể tới 90 cơ quan đã thoái hoá
+Bằng chứng phôi sinh học:
Phôi người phát triển qua các giai đoạn đầu rất giống phôi các động vật có xương sống
khác
• Phôi người: 18 - 20 ngày có dấu vết của khe mang ở cổ.
• Từ 18 ngày trở đi tim bắt đầu đập nhưng chỉ có một tâm thất,một tâm nhĩ( như cá)
→ sau đó phát triển thành 4 ngăn

• Lúc một tháng não giống não cá
• Lúc 2 tháng phôi người có đuôi
• Tháng 5 - 6: phôi người có lớp lông rậm và mịn đến tháng 7 thì rụng
• Tháng 7: các chi trong phôi người còn giống khỉ nhiều hơn.
Ở người có hiện tượng lại giống, đây là bằng chứng hùng hồn về mối quan hệ thân

thuộc giữa người với động vật.
(Học thuyết tiến hoá, tập 2 - Trần Bá Hoành - Trang 143, 144)
Bài 25: Học thuyết Lamac và học thuyết Dacuyn
I. Mục tiêu về kiến thức


Sau khi học bài này HS
- Trình bày được nội dung chính của học thuyết Lamac.
- Nêu được những hạn chế của học thuyết Lamac.
- Trình bày được nội dung chính của học thuyết Dacuyn.
- Nêu được những ưu điểm, nhược điểm của học thuyết Dacuyn.
II. Nội dung của bài học
1. Kiến thức trọng tâm
- Những luận điểm cơ bản trong học thuyết tiến hoá của Dacuyn và sự thành công của
Dacuyn về sự giải thích sự thống nhất trong đa dạng của thế giới sinh vật.
2. Các thành phần kiến thức
a. Học thuyết tiến hoá của Lamac
Lamac giải thích quá trình tiến hoá:
- Do môi trường sống thay đổi nên SV phải thay đổi tập quán hoạt động của các cơ
quan để thích nghi với điều kiện sống mới.
- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển còn những cơ quan nào
ít hoạt động thì sẽ ngày một tiêu biến.
- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của
các cơ quan có thể DT được từ thế hệ này sang thế hệ khác.
b. Học thuyết tiến hoá của Dacuyn
- Các cá thể luôn phải đấu tranh giành quyền sống (thuyết đấu tranh sinh tồn) do vậy
chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua các thế hệ.
- Trong đấu tranh sinh tồn những cá thể mang biến dị DT giúp thích nghi với môi
trường giúp SV có khả năng sống sót và sinh sản cao thì những cá thể đó sẽ tồn tại và ngày
càng phát triển ưu thế trong quần thể. Những cá thể mang biến dị không thích nghi sẽ bị loại

bỏ ⇒ thuyết CLTN.
- Chọn lọc nhân tạo về cơ bản cũng giống chọn lọc tự nhiên nhưng do con người tiến
hành. Con người chủ động tạo ra những cá thể có BD mong muốn và loại bỏ những cá thể
mang biến dị không mong muốn. Qua thời gian dài hình thành nên những thứ, nòi mới từ một
dạng ban đầu.
⇒ Kết luận: các loài trên trái đất đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung giống như các

cành cây trên một cây đều bắt nguồn từ một gốc.
3. Kiến thức bổ sung
a. Thuyết tiến hoá Lamac


- Ưu điểm của Lamac
+ Là người đặt nền móng cho các học thuyết tiến hoá sau này
+ Quan niệm: mọi SV đều là sản phẩm của một quá trình phát triển liên tục từ đơn giản
đến phức tạp, mọi biến đổi của SV đều theo một qui luật tự nhiên.
+ Đánh giá cao vai trò của ngoại cảnh, đây là nguyên nhân chủ yếu giải thích sự tiến
hoá của SV.
- Hạn chế:
+ Chưa hiểu rõ về nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế DT biến dị nên cho rằng
thường biến có thể DT được.
+ Cho rằng trong quá trình tiến hoá SV đã chủ động thích nghi với môi trường (khuynh
hướng tiệm tiến) ⇒ sa vào quan điểm duy tâm.
+ Xét vai trò của ngoại cảnh rất cực đoan.
+ Không công nhận có loài diệt vong.
b. Thuyết tiến hoá của Dacuyn
- Ưu điểm
+ Dacuyn đã chú ý đến biến dị DT coi đó là cơ sở của tiến hoá
+ Nguyên nhân gây ra biến dị: ngoài ngoại cảnh còn do bản chất cơ thể SV
+ Nêu được biến dị cá thể có ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hoá

+ Trong quá trình tiến hoá các loài không ngừng chịu tác động của CLTN và rất nhiều
loài bị đào thải.
4. Tư liệu tham khảo
- Thuyết sáng tạo đặc biệt: cho rằng loài là do chúa tạo nên không đổi qua các thế hệ,
các đặc điểm trên cơ thể sinh vật được truyền lại từ tổ tiên y hệt như lúc mới được tạo ra.
(SH, tập 1 - PHILLIPS and CHILTON – trang 368)
- Học thuyết Lamac
+ Nguyên nhân tiến hoá:
• Do tác động của ngoại cảnh
• Khuynh hướng tiệm tiến: trong cơ thể SV có sẵn khuynh hướng vươn lên hoàn thiện
tổ chức sống
• Do hoàn cảnh thay đổi (thay đổi hoạt động sống)
+ Cơ chế: sự DT các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác động của ngoại cảnh
hay tập quán hoạt động.
+ Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi:


• Ngoại cảnh luôn biến đổi nhưng chậm chạp nên SV có khả năng phản ứng kịp thời
để thích nghi vì vậy trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
• SV vốn có khả năng phù hợp với sự thay đổi của môi trường hoặc các cá thể trong
loài đều nhất loạt phản ứng theo một cách giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh mới.
+ Quá trình hình thành loài: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian
tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh.
(Học thuyết tiến hoá, tập 1 - Trần Bá Hoành)
- Học thuyết Dacuyn
+ Nguyên nhân tiến hoá: sự phát sinh các biến dị, sự DT các biến dị mới thu được trong
đời cá thể, sự chọn lọc các biến dị có lợi.
+ Cơ chế: sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại (dưới tác dụng của
ngoại cảnh và CLTN qua hai đặc tính DT và biến dị)
+ Qúa trình hình thành đặc điểm thích nghi: năm 1859 Dacuyn giải thích sự hình thành

các đặc điểm thích nghi bằng CLTN như sau:
• Mọi cá thể luôn phát sinh biến dị và nó luôn là nguồn nguyên liệu cho CLTN tác
động để tích luỹ biến dị có lợi đào thải biến dị có hại.
• Tác nhân gây ra chọn lọc là điều kiện môi trường sống như: thức ăn, nơi ở, ….
• Kết quả của chọn lọc: những SV nào thích nghi với môi trường sống mới sẽ tồn tại,
sinh sản con cháu ngày càng đông hơn và ngược lại.
+ Sự hình thành loài mới: loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian,
dưới tác dụng của CLTN qua nhiều thế hệ theo con đường phân ly tính trạng từ một dạng ban
đầu.
(Học thuyết tiến hoá, tập 1 - Trần Bá Hoành)
- Thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính
Kimura Mooto đã xây dựng thuyết tiến hoá trung tính từ năm 1962.
Bằng việc nghiên cứu cấu trúc đa hình trong các phân tử prôtêin bằng phương pháp
điện di tác giả đã đề xuất quan điểm đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là
không có lợi cũng không có hại.
Kimura đã đề ra thuyết tiến hoá trung tính nghĩa là sự tiến hoá diễn ra bằng sự cố định
ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng tích luỹ của CLTN.
(SH đại cương, tập 1 - Phan Cự Nhân - trang 363, 364)
Bài 26: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại


I. Mục tiêu về kiến thức
Sau khi học song bài này HS
- Giải thích tại sao quần thể là đơn vị tiến hoá mà không phải là loài hay cá thể.
- Giải thích được quan niệm về tiến hoá và các nhân tố tiến hoá của học thuyết tiến hoá t
hợp hiện đại.

- Giải thích được các nhân tố tiến hoá (đột biến, di - nhập gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nh
giao phối không ngẫu nhiên) làm ảnh hưởng tới tần số alen và thành phần kiểu gen như thế nào
II. Nội dung của bài học

1. Kiến thức trọng tâm
- Quan niệm về tiến hoá, quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở
- Quan niệm về nhân tố tiến hoá
2. Các thành phần kiến thức
- Tiến hoá nhỏ: là quá trình biến đổi cấu trúc DT của quẩn thể (biến đổi về tần số alen
và thành phần kiểu gen của quần thể).
Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở
- Tiến hoá lớn: là quá trình biến đổi trên qui mô lớn, hình thành các nhóm phân loại
trên loài.
- Nguồn biến dị DT của quần thể:
+ Đột biến là nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hoá
+ Biến dị tổ hợp là nguồn biến dị thứ cấp
+ Nguồn biến dị từ các cá thể hoặc các giao tử từ quần thể khác tới
- Nhân tố tiến hoá: Là nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể
- Đột biến: tần số đột biến gen thấp: từ 10-6 – 10-4 nhưng mỗi cá thể gồm rất nhiều gen
và trong quần thể số lượng cá thể lớn → tần số đột biến gen trong quần thể lớn.
- Di - nhập gen: là hiện tượng các cá thể hay các giao tử của các quần thể trao đổi với
nhau:
Sự di cư, nhập cư của các cá thể sẽ làm cho tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể bị biến đổi.
- CLTN: là quá trình phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của cá thể có kiểu gen
khác nhau trong quần thể.


+ CLTN tác động lên kiểu hình từ đó gián tiếp làm biến đổi kiểu gen qua đó biến đổi về
tần số alen.
+ CLTN là nhân tố có hướng.
+ Kết quả: Hình thành quần thể thích nghi.
+ Chọn lọc diễn ra theo 2 hướng:

• Chống lại alen trội
• Chống lại alen lặn
- Các yếu tố ngẫu nhiên (biến động DT hay phiêu bạt DT) là sự biến đổi tần số alen và
tần số kiểu gen của quần thể được gây ra bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
VD: sóng thần, dịch bệnh…
+ Có ý nghĩa đối với quần thể nhỏ
+ Đặc điểm:
• Thay đổi tần số alen không theo một chiều hướng nhất định.
• Alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ khỏi quần thể và alen có hại cũng có thể phổ
biến trong quần thể.
+ Kết quả: Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng DT.
- Giao phối không ngẫu nhiên: Là kiểu giao phối trong đó các nhóm cá thể có kiểu
hình nhất định thích giao phối với nhau hơn là giao phối với các nhóm cá thể có kiểu hình
khác.
+ Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm
thay đổi tần số alen theo hướng tăng đồng hợp và giảm dần dị hợp.
+ Kết quả: Làm nghèo vốn gen, giảm sự đa dạng DT
3. Kiến thức bổ sung
- Tiến hoá nhỏ: Diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp trong thời gian lịch sử tương đối
ngắn.
- Tiến hoá lớn: Diễn ra trên một quy mô rộng lớn trong một thời gian tương đối dài.
- Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì:
Quần thể thoả mãn 3 tính chất sau đây:
+ Có tính toàn vẹn trong không gian và qua thời gian.
+ Biến đổi DT qua các thế hệ.
+ Tồn tại thực trong tự nhiên.
- Tất cả các BDDT được đều là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
- Đột biến chỉ gây ra một áp lực nhỏ vì:



+ Vô hướng.
+ Tần số đột biến thấp: 10-6 – 10-4
+ Ngoài đột biến thuận còn có đột biến nghịch

⇒ Tần số alen thay đổi thấp.
- Di - nhập gen là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác.
Gọi tốc độ di nhập gen là m.
m = số giao tử di nhập / tổng số giao tử một thế hệ của quần thể.
Thực tế: m = số cá thể di nhập / tổng số cá thể của quần thể.
Mức độ thay đổi vốn gen của quần thể nhiều hay ít phụ thuộc vào số cá thể di nhập đến.
- CLTN: là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất và có hướng vì:
+ Định hướng tiến hoá (làm tăng hay giảm tần số alen theo hướng nhất định).
+ Quy định chiều hướng biến đổi, nhịp điệu thay đổi tần số alen nhanh hay chậm.
+ Hình thành kiểu gen thích nghi nhất
- Các yếu tố ngẫu nhiên: Đặc biệt có ý nghĩa đối với quần thể có kích thước nhỏ (nhỏ
hơn 500 cá thể).
- Giao phối không ngẫu nhiên
+ Tự phối: Không làm thay đổi tần số alen, có làm thay đổi tần số kiểu gen.
+ Nội phối = giao phối gần: Không làm thay đổi tần số alen và tần số kiểu gen nhưng
thường dẫn đến biến động DT.
4. Tư liệu tham khảo
* Áp lực của quá trình đột biến
Tần số đột biến gen thường thấp nên áp lực của đột biến là không đáng kể, nhất là đối
với quần thể lớn.
Giả sử xét một locut có 2 alen A và a.
Tần số u
A

a
Đột biến


Gọi: p0 là tần số alen A ở thế hệ xuất phát.
p1 là tần số alen A sau một thế hệ ngẫu phối
Ta có: p1 = p0 – up0 = p0(1 – u)

(1)

Sau 2 thế hệ ta có:
p2 = p1 – up1 = p1(1 – u)

(2)


Thay (1) vào (2) có:
p2 = p0(1 – u)(1 – u) = p0(1 - u)2
Sau n thế hệ, tần số tương đối của A là:
pn = p0(1 – u)n

(3)

Có u rất nhỏ (10-6 – 10-4) nên (1 – u)n có thể thay thế bằng e-u.n

⇒ (3) tương đương pn = p0.e-un

(4)

Từ (4) xác định được: qn = 1 – p0.e-un
VD: u = 10-5 để p giảm đi 1 cần số thế hệ là:

2


1 p0 = p0.e-un → 1 = 1 un → n ≈ 69000 (thế hệ)
2
2
e
- Đột biến có thể xảy ra theo 2 chiều:
Tần số u
A

a
Đột biến

a

Tần số v

A

Đột biến
Sau một thế hệ có: p1 = p0 – up0 + vq0
Lượng biến thiên của A:

Δ p = p1 – p0
= (p0 – up0 + vq0) – p0
= vq0 – up0
Tần số p của A và q của a sẽ cân bằng khi số lượng đột biến thuận bằng đột biến nghịch
nghĩa là Δ p = 0

Δ p = 0 khi vq = up mà q = 1 – p


⇒ up = v.(1 – p)
⇒ p=

u
u+v

Tương tự: q =

u
u+v
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Sinh học, bộ 1, Trang 50)


* Vai trò của đột biến:
- Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá
- Đa số đột biến có hại nhưng lại là nguyên liệu cho tiến hoá vì:
+ Đa số đột biến gen là đột biến lặn, nó chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái
đồng hợp lặn.
+ Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ vào tổ hợp gen. Một đột biến
nằm trong tổ hợp này là có hại nhưng đặt trong sự tương tác với các gen trong tổ hợp khác nó
có thể trở nên có lợi.
+ Đột biến chỉ có hại trong những trường hợp nhất định. Ở trong môi trường cũ nó có
thể kém thích nghi hơn nhưng ở trong môi trường mới nó tỏ ra thích nghi hơn.
+ Đột biến gen so với đột biến nhiễm sắc thể thì nó là nguyên liệu chủ yếu vì: - Đột
biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
- Đột biến gen ít gây nguy hiểm đến sức sống và sự sinh sản của các cá thể hơn.
* Di - nhập gen:
- Ở thực vật được thực hiện thông qua sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả, hạt
- Ở động vật thông qua sự di cư, nhập cư của các cá thể. Một số cá thể ở quần thể I di
chuyển sang quần thể II

(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, SH bộ 1 - trang 51)
* CLTN:
Theo quan điểm của DT học, cơ thể thích nghi trước hết phải có kiểu gen phản ứng
thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường do đó đảm bảo sự sống sót của các cá thể.
Nhưng nếu chỉ sống sót mà không sinh sản được nghĩa là không đóng góp vào vốn gen của
quần thể thì sẽ vô nghĩa về mặt tiến hoá. Trên thực tế có những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng
phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện bất lợi, sống lâu nhưng lại không có khả năng
sinh sản bởi vậy cần hiểu mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những
kiểu gen khác nhau trong quần thể
Tuỳ vào điều kiện môi trường mà CLTN diễn ra theo các hình thức sau:
- Chọn lọc kiên định
+ Điều kiện xảy ra: khi điều kiện sống thay đổi ⇒ CLTN không thay đổi
+ Kết quả: tiếp tục kiên định kiểu gen đã đạt được nghĩa là chọn lọc hướng tới sự duy
trì trong quần thể giá trị thích ứng trung bình của các tính trạng và đặc tính đã hình thành
trước đó
+ Nhận xét: - Giá trị thích nghi trung bình có xu hướng đạt max.


- Áp lực chọn lọc diễn ra theo hai hướng.
VD: Sau một trận bão những con chim cánh quá ngắn hoặc cánh quá dài bị chết, còn lại
những con cánh trung bình.
-

Chọn lọc vận động

+ Điều kiện xảy ra: Khi hoàn cảnh sống thay đổi ⇒ CLTN cũng thay đổi
+ Kết quả: đặc điểm thích nghi cũ dần được thay thế bằng đặc điểm thích nghi mới, sự
biến đổi của tính trạng có thể diễn ra theo hướng tăng cường hoặc tiêu giảm.
+ Nhận xét: áp lực chọn lọc theo một chiều
VD: Trên các hải đảo: những con chim cánh dài bị đào thải, còn lại những con cánh

ngắn hoặc không có cánh.
-

Chọn lọc đứt đoạn

+ Điều kiện xảy ra: Khi hoàn cảnh sống thay đổi sâu sắc và không đồng nhất làm cho: Số đông cá thể mang tính trạng trung bình bị rơi vào điều kiện sống bất lợi và bị đào thải.
- Hình thành vài ba đặc điểm thích nghi mới, mỗi đặc điểm trở thành một trung
tâm chọn lọc.
+ Kết quả: quần thể ban đầu bị phân hoá nhiều tạo nên tính đa hình của quần thể.
VD: quần thể bọ rùa có cả màu đen và màu đỏ.
(Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Sinh học bộ 1, trang 55 – 56)
Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi
I. Mục tiêu về kiến thức
Sau khi học song bài này HS:
- Trình bày được sự hình thành đặc điểm thích nghi
- Giải thích được cơ sở DT của quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Chứng minh được vai trò của CLTN trong quá trình hình thành quần thể thích nghi
- Giải thích được tính hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi
II. Nội dung bài học
1. Kiến thức trọng tâm
- Giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ sở di truyền
2. Các thành phần kiến thức
- Khái niệm đặc điểm thích nghi (SGK)
- Hình thành đặc điểm thích nghi thể hiện ở 2 góc độ:


×