Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương 1 phần VII sinh thái học SGK sinh học 12 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.63 KB, 72 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, thạc sỹ Nguyễn Đình Tuấn đã
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo tại các trường THPT : Ba
Đình – Nga Sơn, Tống Văn Trân –Ý Yên, Trần Phú – Nga Sơn, cùng các thầy
cô giáo trong khoa sinh – KTNN , các bạn sinh viên đã tạo điều kiện giúp đỡ
em để em hoàn thành đề tài này. Trong quá trình làm đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô giáo, cùng toàn thể các bạn góp ý,
sửa chữa để đề tài này ngày càng hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao hơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Trịnh Thị Ngoan

1

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

Lời cam đoan
Em xin khẳng định kết quả nghiên cứu của mình là chính xác, khách
quan và khoa học. Đề tài của em không trùng với đề tài của các tác giả khác.
Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.



Hà Nội , tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Trịnh Thị Ngoan

2

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn

1

Lời cam đoan

2

Mục lục

3

Danh mục các kí hiệu viết tắt


4

Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài

5

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7

Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

8

Chương 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

14

Chương 3.Kết quả nghiên cứu

15

3.1 Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu các bài trong chương I

15

3.2 Thiết kế bài giảng theo PPDH tích cực


33

3.3 Đánh giá chất lượng và xây dựng tư liệu thiết kế bài giảng

66

Kết luận và kiến nghị

68

Tài liệu tham khảo

70

3

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
ĐVĐ:

Đặt vấn đề

GV:


Giáo viên

GD:

Giáo dục

HS:

Học sinh

PPDH:

Phương pháp dạy học

PPTC:

Phương pháp tích cực

THPT:

Trung học phổ thông

SH:

Sinh học

SGK:

Sách giáo khoa


VD:

Ví dụ

4

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền
kinh tế nước ta đang đứng trước những cơ hội lớn và những thách thức không
nhỏ. Đánh giá khái quát 20 năm đổi mới, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X đã khẳng định: "Công cuộc đổi mới 20 năm qua đã đạt được những
thành tựu to lớn, toàn diện, có ý nghĩa lịch sử cả trên hai mặt lý luận và thực
tiễn... Tuy nhiên chúng ta còn những mặt hạn chế: Nước ta chưa ra khỏi tình
trạng kém phát triển và tồn tại nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, giáo dục,
khoa học công nghệ so với các nước trong khu vực và trên thế giới".
Để khắc phục nguy cơ tụt hậu, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém
phát triển, trong mục tiêu và phương hướng phát triển đất nước 5 năm 20062010 và đến năm 2020 được xác định tại Đại hội X cuả Đảng đã nêu rõ: "Đổi
mới toàn diện giáo dục và đào tạo cả về cơ cấu, hệ thống, nội dung, phương
pháp, cơ chế quản lý.... Giáo dục phải nhằm đào tạo những con người Việt
Nam có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có phẩm chất tốt đẹp
của dân tộc, có năng lực và bản lĩnh thích ứng với những biến đổi của xã hội
trong nền kinh tế thị trường, những yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ tổ quốc".
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua
ngành giáo dục đã từng bước đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy
học nhằm đào tạo đội ngũ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao, năng
động sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của xã hội và phù
hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ. Để đạt được mục tiêu trên giáo
dục và đào tạo phải đổi mới toàn diện, đồng bộ và có hệ thống trong đó nội
dung được xác định là khâu đột phá. Chính vì vậy SGK đã được xây dựng lại
từ tiểu học đến THPT. Năm học 2008 – 2009 SGK SH 12 đã được triển khai
5

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

thực hiện ở tất cả các trường THPT. Đây là yếu tố khách quan tạo động lực
quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH. Tuy nhiên nội dung SGK mới
có nhiều thay đổi cả về nội dung, hình thức trình bày, phương pháp tiếp cận
nên việc triển khai gặp nhiều khó khăn đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu
thực nghiệm.
Lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định nội dung luôn giữ vai trò chủ
đạo, quy định PPDH. Nội dung SGK mới được xây dựng theo quan điểm chủ
đạo là dạy học lấy HS làm trung tâm. Chính vì vậy PPDH phải được đổi mới
theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Để đạt được
mục tiêu của SGK mới, người dạy phải thấm nhuần quan điểm xây dựng và
phát triển nội dung, hiểu biết sâu sắc nội dung kiến thức mới, lôgic kiến thức
trong từng bài, trong từng chương. Trong điều kiện đó việc nghiên cứu về nội

dung SGK mới, xây dựng tư liệu tham khảo và thiết kế bài học theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập là rất cần thiết và có thể đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn GD phổ thông hiện nay. Mặt khác trong quá trình bồi dưỡng GV
thay SGK mới còn gặp nhiều khó khăn về thời gian và cơ sở vật chất. Đặc
biệt là tài liệu tham khảo cho việc thực hiện đổi mới về nội dung và PPDH.
Trong điều kiện đó việc phân tích nội dung, xây dựng tư liệu cho từng bài,
từng chương là việc làm có ý nghĩa thiết thực phục vụ cho sinh viên và GV
phổ thông, đặc biệt là GV ở vùng sâu vùng xa, GV mới ra trường.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên với mong muốn góp
phần tháo gỡ nhũng khó khăn và nâng cao chất lượng dạy và học môn sinh
học lớp 12. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Phân tích nội dung,
xây dựng tư liệu, thiết kế bài học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học chương I phần VII: sinh thái học - SGK sinh học 12 ban cơ bản".

6

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
- Góp phần khắc phục khó khăn và thực hiện có hiệu quả SGK sinh
học 12 mới, nâng cao chất lượng dạy và học kiến thức sinh thái học ở trường
phổ thông.
- Tập dược việc nghiên cứu khoa học, rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ
bản, đặc biệt là nhóm kỹ năng phân tích bài, lựa chọn phương tiện, và kỹ năng

thiết kế bài học theo hướng tích cực.
- Cung cấp tư liệu tham khảo cho sinh viên mới ra trường, cũng như
các giáo viên ở những nơi còn gặp nhiều khó khăn về tài liệu, phương tiện
dạy học.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích nội dung từng bài trong chương I: Cá thể và quần thể sinh
vật phầnVII: Sinh thái học – SGK sinh học 12 – ban cơ bản
- Xây dựng hệ thống tư liệu làm sáng tỏ nội dung kiến thức và tư liệu
phục vụ cho việc dạy và học từng bài trong chương I: Cá thể và quần thể sinh
vật phần VII Sinh thái học – SGK sinh học 12 – ban cơ bản
- Thiết kế bài giảng theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
3. Đóng góp mới của đề tài
- Cung cấp tư liệu và kiến thức bổ sung cho chương : Cá thể và quần
thể sinh vật góp phần khắc phục khó khăn cho GV ở vùng sâu, vùng xa.
- Đề xuất hướng thiết kế bài học tích cực góp phần triển khai thực hiện
SGK mới, có thể là tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm và GV mới ra
trường chưa có nhiều thời gian tìm hiểu.

7

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu về phương pháp dạy học tích cực (PPTC)

1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, PPTC có mầm mống từ cuối thế kỉ XIX, được phát triển
từ những năm 20, phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở Pháp
vào năm 1920 đã hình thành những ''nhà trường mới'', đặt vấn đề phát triển
năng lực trí tuệ của trẻ, khuyến khích các hoạt động do chính HS tự quản. Xu
hướng này đã có ảnh hưởng đến Hoa Kỳ và nhiều nước ở châu Âu.
Ở Pháp, ngay sau đại chiến thế giới II, đã ra đời những '' lớp học mới ''
tại một số trường trung học thí điểm. Điểm xuất phát của mỗi hoạt động đều
tùy thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của HS, hướng vào sự phát
triển nhân cách của trẻ. Các thông tư chỉ thị của Bộ giáo dục Pháp trong suốt
những năm 1970 - 1980 đều khuyến khích tăng cường vai trò chủ động tích
cực của HS, chỉ đạo áp dụng PPTC từ bậc Sơ học, Tiểu học lên Trung học.
Ở Hoa Kỳ, ý tưởng dạy học cá nhân hóa ra đời trong những năm1970
đã được thử nghiệm gần 200 trường: giáo viên xác định mục tiêu, cung cấp
các phiếu hướng dẫn để HS tiến hành công việc độc lập theo nhịp điệu phù
hợp với năng lực. Trong những thập kỷ gần đây, PPTC tiếp tục phát triển với
những hình thức mới. Mục đích giáo dục đặt ra không chỉ là dạy học vấn mà
còn là đào tạo, từ đó xuất hiện phương pháp giáo dục theo mục tiêu, với
chương trình được thiết kế mềm theo khả năng của từng người học, với sự
nhấn mạnh đào tạo về mặt phương pháp được coi như một mục đích dạy học.
HS được trang bị hệ thống những khả năng và công cụ trí tuệ cho phép giải
quyết thành công những vấn đề, hoàn thành những mục tiêu đề ra.
Như vậy có thể nói xu thế của thế giới hiện nay là nhấn mạnh phương

8

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp


Trịnh Thị Ngoan K31 A

pháp tự học tự nghiên cứu đó là mục đích dạy học, đặt người học vào vị trí
trung tâm, xem cá nhân người học vừa là chủ thể, vừa là mục đích cuối cùng
của quá trình đó.
1.2. Trong nước
Ở nước ta vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy
tính tích cực tự lực, chủ động của HS nhằm đào tạo những người lao động
sáng tạo đã được đặt ra trong Ngành giáo dục từ những năm 1960 với khẩu
hiệu ''biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ''cũng đã đi vào các
trường sư phạm từ thời điểm đó.
Từ năm 1970 , 1971 bắt đầu có những công trình nghiên cứu về cải tiến
PPDH. Trong lĩnh vực sinh học: 1972 có công trình của giáo sư Trần Bá Hoành
đề cập đến việc rèn luyện trí thông minh của HS ''Rèn luyện trí thông minh cho
HS thông qua chương di truyền, biến dị ''(nghiên cứu giáo dục số 18 - 1996).
Đặc biệt từ những năm 80 trở lại đây, ở nước ta có rất nhiều công trình
nghiên cứu về đổi mới dạy học sinh học như công trình nghiên cứu của: Đinh
Quang Báo, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Đức Thành, Lê Đình Trung.
Trong những năm gần đây đã có nhiều khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
khoa sinh - KTNN trường ĐHSPHN 2 đã tiến hành nghiên cứu áp dụng phương
pháp dạy học tích cực trong chương trình sinh học cải cách giáo dục. Tuy nhiên
chưa có đề tài đi sâu vào phân tích nội dung SGK sinh học lớp 12 ban cơ bản và
vận dụng phương pháp tích cực vào chương trình SGK mới.
2. Cơ sở lý luận
2.1. Tính tích cực học tập của học sinh
2.1.1. Khái niệm về tính tích cực
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là một phẩm chất vốn có
của con người trong đời sống xã hội. Vì khác với động vật con người không


9

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

chỉ tiêu thụ những gì có sẵn trong thiên nhiên mà còn chủ động sản xuất ra
những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, chủ
động cải biến môi trường tự nhiên và cải tạo môi trường xã hội.
-Tính tích cực của con người biểu hiện trong hành động ''tính tích cực
là trạnh thái hoạt đông của chủ thể, nghĩa là con người hành động''. Con người
có rất nhiều hoạt động, ở lứa tuổi HS hoạt động học tập là chủ yếu.
Theo Rebrova: Tính tích cực học tập của HS là một hiện tượng sư
phạm thể hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập.
Theo giáo sư Trần Bá Hoành: Tính tích cực học tập là trạng thái hoạt
động của HS đặc trưng ở khát vọng học tập với sự cố gắng trí tuệ và nghị lực
cao trong quá trình nắm vững tri thức.
2.1.2. Các cấp độ của tính tích cực học tập.
2.1.2.1. Cấp độ sao chép bắt chước:
- HS chăm chú quan sát và kiên trì làm theo các động tác của GV, tích
cực học tập dưới sự hướng dẫn của thày, bạn.
2.1.2.2 Mức độ tìm tòi thực hiện.
- HS không bắt chước và làm theo cách giải bài tập, cách giải quyết vấn
đề của thầy mà thích tự tìm tòi, cách giải hợp lý hơn , ngắn gọn hơn, luôn tự
đặt câu hỏi có cách nào tốt hơn? Làm cách nào để nhanh hơn.
2.1.2.3 Mức độ sáng tạo
- HS đề xuất các ý tưởng mới, hoặc cách giải quyết vấn đề một cách

độc đáo.
- HS có thể tự nêu ra được những tình huống mới những bài tập mới có
tính sáng tạo.
- HS có thể tự thay đổi các yếu tố thí nghiệm hoặc đề xuất các thí
nghiệm mới để chứng minh bài học.

10

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

2.2. Phương pháp dạy học tích cực
2.2.1. Khái niệm, bản chất mới của phương pháp dạy học tích cực
2.2.1.1. Về mục tiêu dạy học:
Mục tiêu dạy học hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với
đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triển cộng đồng tôn trọng nhu
cầu, lợi ích, khả năng của học sinh.
2.2.1.2. Về nội dung dạy học.
Nội dung dạy học chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
lý thuyết, năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2.2.1.3. Về phương pháp dạy học:
Coi trọng việc rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu,
phát huy sự tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm thông qua thảo luận, thí nghiệm,
thực hành, thâm nhập thực tế. GV quan tâm , vận dụng vốn hiểu biết và kinh
nghiệm của từng cá nhân và tập thể HS để xây dựng bài học. Giáo án được
thiết kế theo kiểu phân nhánh, được GV linh hoạt điều chỉnh theo diễn biến

của tiết học với sự tham gia tích cực của HS, tạo điều kiện thuận lợi cho sự
bộc lộ và phát triển tiềm năng của HS.
2.2.1.4. Về hình thức tổ chức dạy học.
Trong dạy học tích cực thường dùng bàn ghế cá nhân được bố trí thay
đổi linh hoạt cho phù hợp với hoạt động học tập trong tiết học, thậm chí theo
yêu cầu sư phạm của từng phần trong tiết học. Nhiều bài học được tiến hành
trong phòng thí nghiệm, ngoài trời, tại viện bảo tàng...
2.2.1.5. Về đánh giá
HS tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, được tham
gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về mức độ đạt các mục tiêu của từng

11

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

phần trong chương trình học tập.
2.2.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là hệ thống những phương pháp phát
huy tính tích cực học tập của HS.
Phương pháp dạy học tích cực có những đặc trưng chủ yếu sau đây:
2.2.2.1. Lấy học sinh làm trung tâm
- Phương pháp dạy học tích cực đề cao vai trò của người học, HS vừa
là đối tượng vừa là chủ thể của quá trình dạy học.
- Tôn trọng lợi ích của người học, mục tiêu nội dung và phương pháp
đều xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của người học.

- Dạy học tích cực không dừng ở mục tiêu giúp HS lĩnh hội kiến thức
mà còn phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên
cứu, kích thích khả năng chủ động sáng tạo trong hoạt động.
2.2.2.2. Dạy học bằng tổ chức các hoạt động.
- Nét nổi bật của dạy học tích cực là cường độ cũng như thời gian hoạt
động độc lập của HS chiếm phần lớn thời gian của tiết học.
- Trong dạy học tích cực GV chú trọng đến hoạt động độc lập của HS
tạo điều kiện để HS trực tiếp tác động vào đối tượng nghiên cứu bằng các giác
quan làm nẩy sinh nhu cầu nhận thức kích thích hoạt động độc lập tự giác
khám phá đối tượng để lĩnh hội kiến thức.
- GV hướng dẫn HS hoạt động theo con đường của các nhà nghiên cứu
khoa học đã khám phá ra tri thức nhưng đã được lựa chọn những đối tượng
điển hình và các phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất.
2.2.2.3. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
- Dạy học tích cực HS phải tự lực khám phá tri thức bằng chính hoạt

12

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

động của mình, GV chỉ là người gợi ý, hướng dẫn tạo điều kiện để HS tự tìm
tòi con đường đi tới kiến thức thông qua đó HS được rèn luyện phương pháp
tiếp cận và giải quyết vấn đề, phương pháp tự học tự nghiên cứu.
- Trong dạy học tích cực thường áp dụng theo quy trình của phương
pháp nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của GV, HS tự xác định nhiệm vụ học

tập, được thảo luận được đề xuất các giả thuyết, thiết lập kế hoạch theo giả
thuyết. Như vậy HS được rèn luyện phương pháp nghiên cứu.
2.2.2.4. Dạy học hợp tác và cá thể hóa
- Chương trình dạy học tích cực gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn tự học: HS độc lập hoạt động với đối tượng, tự rút ra
những nhận xét: Đây là giai đoạn cá thể hóa cao độ.
+ Giai đoạn học bạn: HS được trao đổi trong nhóm, đối chiếu sản phẩm
thô của mình với bạn để chính xác hóa và hoàn thiện sản phẩm của mình.
+ Giai đoạn học thầy: Thông qua thảo luận chung cả lớp dưới sự hướng
dẫn của GV với vai trò là trọng tài , GV chính xác hoá kiến thức.
- Như vậy trong dạy học tích cực HS được hoạt động độc lập đồng thời
cũng được đối thoại với thày với bạn nên việc học ở thầy, bạn sự hợp tác
được thể hiện rất rõ nét trong hoạt động nhóm và thảo luận chung cả lớp HS
được học ở bạn cả nội dung kiến thức và phương pháp tự học và biết được
nhiều cách giải quyết vấn đề.
2.2.2.5. Dạy học đề cao đánh giá và tự đánh giá
Trong dạy học tích cực việc đánh giá được thực hiện thường xuyên và luôn
tạo điều kiện để HS tự đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Như vậy trong phương pháp dạy học tích cực người giáo dục trở thành
người tự giáo dục không chỉ nâng cao trình độ cho người học mà còn nâng
cao trình độ, năng lực sư phạm cho người thầy.
13

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Kiến thức sinh thái học và nội dung SGK sinh học 12 ban cơ bản
- Các biện pháp phát huy tính tích cực học tập của HS
1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Do hạn chế về thời gian của luận văn tốt nghiệp, chúng tôi giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong chương I: “Cá thể và quần thể sinh vật'” SGK sinh
học 12 ban cơ bản. Việc đánh giá kết quả khi thực hiện ở mức độ lấy ý kiến
nhận xét của GV PTTH.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Để xây dựng cơ sở lý thuyết tôi đã nghiên cứu các tài liệu về quan
điểm đổi mới giáo dục và đào tạo trong các nghị quyết của Đảng cộng sản
Việt Nam, cơ sở lý luận PPDH tích cực, các biện pháp phát huy tính tích cực
học tập của HS.
- Nghiên cứu quan điểm xây dựng và phát triển nội dung SGK mới.
- Nghiên cứu SGK và các tài liệu chuyên môn về phần: Sinh thái học.
2.2. Phương pháp quan sát sư phạm
- Dự giờ của GV và sinh viên tập giảng để tìm hiểu tình hình dạy và
học phần sinh thái học lớp 12.
-Tìm hiểu những khó khăn của GV trong quá trình thực hiện SGK mới.
2.3. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đánh giá của chuyên gia và GV phổ thông về kết quả phân
tích nội dung bài dạy, thiết kế một số bài giảng.

14

Đại học sư phạm Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu các bài trong chương: Cá thể và
quần thể sinh vật
Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái
I. Mục tiêu bài học
- Trình bày được khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái
- Phân biệt được các loại môi trường sống chủ yếu của các sinh vật và
nhân tố sinh thái vô sinh với nhân tố sinh thái hữu sinh.
- Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật.
- Nhận biết được giới hạn sinh thái, phân biệt ổ sinh thái với nơi sống
của sinh vật.
- Phân tích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường có điều kiện
chiếu sáng và nhiệt độ khác nhau.
II .Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái.
- Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
- Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng và nhiệt độ của môi trường.
III .Các thành phần kiến thức
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại ,
sinh trưởng phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
- Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật


15

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

+ Môi trường trên cạn (mặt đất và lớp không khí) được tính từ mặt đất
trở lên tới các lớp khí quyển bao quanh trái đất.
+ Môi trường nước: gồm các vùng nước ngọt (nước hồ, ao, sông, suối,
..) nước lợ (nước vùng sông ,ven biển) nước mặn (biển, hồ nước mặn) có các
sinh vật thủy sinh.
+Môi trường đất (môi trường trong đất): gồm các lớp đất có độ sâu
khác nhau trong đó có các sinh vật sinh sống.
+ Môi trường sinh vật bao gồm tất cả các sinh vật (kể cả con người), là
nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật ký sinh, cộng sinh.
- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng
trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
+ Nhân tố sinh thái vô sinh: Là tất cả các nhân tố vật lý và hóa học của
môi trường xung quanh sinh vật.
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: Là thế giới hữu cơ của môi trường và là những
mối quan hệ giữa một sinh vật này với một sinh vật khác sống xung quanh.
1.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1.2.1. Giới hạn sinh thái
Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái
mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
1.2.2. Ổ sinh thái
Ổ sinh thái của một loài là một ''không gian sinh thái'' mà ở đó tất cả

các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép
loài đó tồn tại và phát triển.
1.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
- Sinh vật mang nhiều đặc điểm thích nghi về hình thái, giải phẫu, hoạt
động sinh lý và tập tính với các điều kiện sinh thái khác nhau của môi trường.

16

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

- Thích nghi của sinh vật với ánh sáng.
Sinh vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường,
thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẫu và hoạt động sinh lý
của chúng.
- Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi
về hình thái cấu tạo, giải phẫu, hoạt động sinh lý của cơ thể và tập tính lẩn
tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.
2 .Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo.
- Khái niệm môi trường:
+ Môi trường là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và
các thực thể của tự nhiên... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực
tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình.
Trang 11- Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng - NXBGD
+ Môi trường là một phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các

yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh
trưởng và phát triển của sinh vật.
Trang 195 - SGK sinh học 12 nâng cao
+ Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác
động trực tiếp, gián tiếp hoặc tác động qua lại tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát
triển và những hoạt động của sinh vật
Trang 10 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD
- Khái niệm ổ sinh thái
+ Ổ sinh thái là một ''không gian sinh thái'' mà ở đó những điều kiện
môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể của loài.
Theo Hutchinson 1957
17

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

+ Ổ sinh thái chỉ ra một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ
hợp các giới hạn sinh thái (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố
sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
Trang 197 SGK sinh học 12 nâng cao - NXBGD
- Ý nghĩa của ánh sáng đối với đời sống sinh vật
+ Tất cả sinh vật trên trái đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng
mặt trời, kể cả động vật, thực vật và vi sinh vật. Thực vật thu nhận năng
lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp, còn động vật thì
phụ thuộc vào năng lượng hóa học được tổng hợp từ cây xanh. Một số sinh
vật dị dưỡng như nấm, vi khuẩn trong quá trình sống cũng sử dụng một phần

năng lượng ánh sáng.
Trang 15 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD
+ Ánh sáng cũng như nhiệt độ, độ ẩm,... vừa là yếu tố điều chỉnh vừa là
yếu tố giới hạn đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là thực vật. Thực vật cần
ánh sáng như động vật cần thức ăn, cho nên ánh sáng được coi là ''nguồn
sống'' của nó.
Theo Tiliman, 1982
- Ý nghĩa của nhiệt độ
+ Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật, tác động
trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, phân bố của các cá thể,
quần thể và quần xã sinh vật. Mỗi loài chỉ tồn tại được trong một giới hạn
nhiệt độ nhất định. Khi nhiệt độ tăng lên hoặc hạ thấp quá giới hạn chịu đựng
của sinh vật thì chúng không thể sống.
Trang 21 - Sinh thái học và môi trường -Trần Kiên – NXBGD

18

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

BÀI 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. Mục tiêu bài học
- HS trình bày được khái niệm quần thể và quá trình hình thành quần
thể sinh vật.
- Phân tích được những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ và

quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
II. Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm quần thể sinh vật.
- Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể.
III. Các thành phần kiến thức
1. Kiến thức cơ bản
1.1. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể.
- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh
sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có
khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
- Quần thể được hình thành qua các giai đoạn: Đầu tiên một số cá thể
phát tán đến môi trường mới, những cá thể không thích nghi sẽ di cư hoặc bị
tiêu diệt, những cá thể còn lại dần dần thích nghi với điều kiện sống mới sẽ
tồn tại phát triển, dần dần hình thành quần thể ổn định.
1.2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể.
a. Quan hệ hỗ trợ
- Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là mối quan hệ giữa các cá thể cùng
loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ
thù, sinh sản... đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi

19

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

trường và khai thác được nhiều nguồn sống.

- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu quả nhóm.
- Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể
tồn tại một cách ổn định và khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm
tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
b. Quan hệ cạnh tranh
- Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ cá thể
của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp
cho mọi cá thể trong quần thể. Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau
giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng... hoặc con đực tranh giành
con cái.
- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà
số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù
hợp đảm bảo sự tồn tại và phát triển.
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo
- Khái niệm quần thể
+ Quần thể là nhóm cá thể của một loài (hay dưới loài) khác nhau về
giới tính về tuổi và về kích thước, phân bố trong vùng phân bố của loài, chúng
có khả năng giao phối tự do với nhau để sản sinh ra các thế hệ mới.
Trang 63 -Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng - NXBGD
+ Quần thể là tập hợp một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong
một không gian xác định (sinh cảnh), vào một thời điểm nhất định nhờ chọn
lọc tự nhiên mà các cá thể tự thiết lập được mối quan hệ với nhau và với môi
trường để hình thành các dấu hiệu đặc trưng có liên quan mật thiết với nhau.
Trang 163 - Dạy học sinh học ở trường phổ thông, tập 1 - NXBGD.

20

Đại học sư phạm Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

+ Quần thể là tập hợp những cá thể cùng một loài sinh sống trong một
khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định.
Trang 51 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD
- Quan hệ hỗ trợ giữa những cá thể trong quần thể
Quan hệ hỗ trợ thể hiện qua hiệu quả nhóm:
+ Ở thực vật: Quan hệ hỗ trợ trực tiếp trong một loài cây có thể thông
qua hiện tượng liền rễ của cây nối liền nhau (hiện tượng liền rễ)...
+ Ở động vật: Các cá thể của quần thể ở nhiều loài chỉ có thể sinh sản
được bình thường và quần thể chỉ có thể tồn tại được khi quần thể có một số
lượng cá thể nhất định. Quần thể voi châu Phi tối thiểu cần có 25 cá thể...
+ Ngoài ra hiệu quả nhóm còn thể hiện trong lối sống theo bày hoặc
theo đàn hoặc tập đoàn.
Trang 52 - Sinh thái học và môi trường - Trần Kiên - NXBGD
- Quan hệ cạnh tranh
Quan hệ cạnh tranh cùng loài có 2 hình thức phổ biến:
+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, chất dinh dưỡng,..
giữa các cá thể trong cùng một quần thể.
+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành nhau con cái (hoặc ngược
lại) trong đàn. Nguyên nhân là do nơi sống của các cá thể trong quần thể chật
chội và thiếu thức ăn,... kết quả dẫn tới những cá thể mạnh khỏe có sức sống
cao hơn sẽ tồn tại, những cá thể yếu sẽ bị đào thải (bị chết, bị ăn thịt hoặc phát
tán đi nơi khác), mật độ cá thể trong quần thể duy trì ở mức ổn định.
Trang 158 - Sách giáo viên – NXBGD

21


Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

BÀI 37. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
SINH VẬT
I. Mục tiêu bài học
- HS nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ giới tính và ý nghĩa của
nó trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
- Phân biệt được các nhóm tuổi, các dạng tháp tuổi, tuổi sinh lý, tuổi
sinh thái và tuổi quần thể, vận dụng kiến thức về nhóm tuổi trong khai thác
hợp lý và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Trình bày được đặc điểm và ý nghĩa của các kiểu phân bố cá thể trong
quần thể.
- Giải thích được sự ảnh hưởng của mật độ cá thể đến khả năng sinh
sản và tỷ lệ tử vong.
II .Kiến thức trọng tâm
- Khái niệm về 4 đặc trưng cơ bản: Tỷ lệ giới tính, thành phần nhóm
tuổi, sự phân bố cá thể và mật độ cá thể của quần thể.
- Phân tích được một số nhân tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng tới các
đặc trưng đó.
III. Các thành phần kiến thức
1. Kiến thức cơ bản
a. Tỷ lệ giới tính
- Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong quần thể.
Tỷ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: điều kiện
sống của môi trường, mùa sinh sản, đặc điểm sinh sản, sinh lý và tập tính của

sinh vật, điều kiện dinh dưỡng.
- Tỷ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả

22

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.
- Ứng dụng sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa quan trọng trong
chăn nuôi gia súc và bảo vệ môi trường.
b. Nhóm tuổi
- Mỗi quần thể có cấu trúc nhóm tuổi đặc trưng, thành phần nhóm tuổi
của quần thể thay đổi theo loài và phụ thuộc vào điều kiện sống của môi
trường.
- Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp cho chúng ta bảo vệ và khai thác
tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.
c. Sự phân bố cá thể của quần thể
- Sự phân bố cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác
nguồn sống trong khu vực phân bố.
- Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể
+ Các cá thể phân bố theo nhóm hỗ trợ lẫn nhau qua hiệu quả nhóm.
+ Phân bố đồng đều góp phần làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá
thể trong quần thể.
+ Phân bố ngẫu nhiên tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi
trường.

d. Mật độ cá thể của quần thể.
- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện
tích hay thể tích của quần thể.
- Mật độ cá thể của quần thể được coi là một trong những đặc trưng cơ
bản của quần thể vì mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn
sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.
2. Kiến thức bổ sung, tư liệu tham khảo

23

Đại học sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

- Xác định các dạng phân bố của cá thể.
Để xác định kiểu phân bố của các cá thể trong không gian thuộc dạng
nào, người ta phải thiết lập một kế hoạch thực nghiệm tỷ mỷ và số lượng mẫu
lựa chọn phải đủ lớn, nhất là khi các cá thể không phân bố theo nhóm.
Khi sử dụng phương pháp thống kê, giá trị của tỷ số v/m cho ta biết các
cá thể phân bố theo dạng nào:
Nếu v/m >1 thì các cá thể phân bố theo nhóm
Nếu v/m <1 thì các cá thể phân bố đồng đều
Còn v/m =1 thì các cá thể phân bố ngẫu nhiên.
m
−1
n


Ở đây v là sai số chuẩn với v =
m: số lượng cá thể trung bình.
n: tổng lượng mẫu (bảng 1)

Bảng 1: Số lựợng trung bình, sai số chuẩn và sự phân bố của hai
loài hai vỏ ở vùng triều (Jack son 1968)
Loài và lứa tuổi

Số lượng trung
bình (m)

Sai số chuẩn
(v)

Mối quan hệ của
v/m

Mulinia,
lateralis(của tất cả
nhóm tuổi

0,27

0,26

Phân bố ngẫu nhiên

Tất cả các nhóm
tuổi


5,75

11,83

Phân bố theo nhóm

Nhóm 1 tuổi

4,43

7,72

Phân bố theo nhóm

Nhóm 2 tuổi

1,41

1,66

Phân bố ngẫu nhiên

Gemma gemma

Trang 69, 70 - Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng - NXBGD

24

Đại học sư phạm Hà Nội 2



Khóa luận tốt nghiệp

Trịnh Thị Ngoan K31 A

- Xác định mật độ quần thể
Để xác định mật độ quần thể người ta xây dựng nên nhiều phương
pháp, phù hợp với những đối tượng nghiên cứu khác nhau:
+ Đối với vi sinh vật, phương pháp xác định mật độ là đếm khuẩn lạc
trong môi trường nuôi cấy từ một thể tích xác định của dung dịch chứa chúng.
+ Đối với thực vật và động vật nổi (phyto và zooplankton), mật độ
được xác định bằng cách đếm các cá thể của một thể tích nước xác định trong
những phòng đếm đặc biệt trên kính hiển vi, kính lúp...
+ Đối với thực vật, động vật đáy (loại ít di động) mật độ được xác định
trên các ô tiêu chuẩn. Những ô này được phân bố trên những điểm và tuyến
chìa khóa trong vùng nghiên cứu.
+ Đối với cá trong các vực nước người ta sử dụng phương pháp đánh
dấu, bắt lại để tính kích thước quần thể rồi từ đó suy ra mật độ theo công thức sau:
N = CM / R (petersen, 1896) hoặc N = ( M+ 1 )( C + 1) / ( R +1 ) -1(
Seber, 1982 )
Ở đây: N: Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm đánh dấu
M: Số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên
C: Số cá thể bắt được ở lần thu mẫu thứ 2
R: Số cá thể có dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ 2
+ Đối với những nhóm động vật lớn (như các loài chim, thú) ngoài việc
quan sát trực tiếp (nếu có thể) còn sử dụng những phương pháp gián tiếp như
đếm số tổ chim (những chim định cư, biết làm tổ), dấu chân (của thú) trên
đường đi kiếm ăn, số con bị mắc bẫy trong một ngày đêm....
Trang 68 - Cơ sở sinh thái học - Vũ Trung Tạng – NXBGD


25

Đại học sư phạm Hà Nội 2


×