Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phần cơ chế di truyền và biến dị SGK sinh học 12 cơ bản dùng cho việc kiểm tra đánh giá học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.01 KB, 52 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

TRNG I HC S PHM H NI 2
KHOA: SINH - KTNN

HONG TH HNG

SON THO CU HI TRC NGHIM
PHN:
C CH DI TRUYN V BIN D
SGK SINH HC 12 C BN DNG CHO
VIC KIM TRA NH GI HC SINH
THPT

KHO LUN
TT NGHIP I HC
Chuyờn nghnh: Di truyn hc

H Ni, thỏng 5 nm 2009

1


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Lời cảm ơn
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình


của các thầy cô giáo.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo
Nguyễn Văn Lại - Giảng viên bộ môn di truyền học, khoa Sinh, trờng ĐHSP
Hà Nội 2, ngời đã tận tình hớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Cùng các thầy cô trong khoa Sinh, đặc biệt là các thầy cô trong tổ bộ
môn di truyền học đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện, tôi còn nhận đợc sự giúp đỡ
và tạo điều kiện của các thầy cô giáo, các em học sinh trờng THPT Đa Phúc Sóc Sơn - Hà Nội. Bên cạnh đó là sự ủng hộ, động viên của gia đình và bạn
bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên
Hoàng Thị Hơng

2


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Lời cam đoan
Với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Th.S Nguyễn Văn Lại và sự
nỗ lực của bản thân tôi với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè tôi đã đợc
hoàn thành đề tài. Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phần : Cơ chế di truyền và
biến dị - SGK sinh học 12 cơ bản dùng cho việc kiểm tra đánh giá học sinh
trung học phổ thông.
Tôi xin cam đoan kết quả trong khoá luận là kết quả nghiên cứu của
bản thân không trùng lặp với kết quả của một đề tài nào khác.


Hà nội, tháng 5 năm 2009
Sinh viên

Hoàng Thị Hơng

3


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Kí hiệu viết TắT

ADN

:

Axit đêôxiribônuclêic

ARN

:

Axit ribônuclêic

DI

:


Độ phân biệt của mỗi câu hỏi

ĐHSP

:

Đại học sư phạm

GD - ĐT

:

Giáo dục - Đào tạo

KTĐG

:

Kiểm tra đánh giá

MCQ

:

Multiple Choice Question

NST

:


Nhiễm sắc thể

THPT

:

Trung học phổ thông

TNKQ

:

Trắc nghiệm khách quan

FV

:

Độ khó của mỗi câu hỏi

danh mục hình và bảng biểu

STT
Hình 1

STT

Nội dung
Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục.


Nội dung

Trang
6

Trang

Bảng 1 Bảng so sánh trắc nghiệm và tự luận trong giáo dục.

7

Bảng 2 Kết quả xác định độ khó của từng câu hỏi.

39

Bảng 3

Kết quả xác định độ phân biệt của từng câu hỏi.

4

40


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Bảng 4 Kết quả xác định độ khó, độ phân biệt của 120 câu hỏi.


41

Phần 1: Mở ĐầU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển cuả khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin thì khoa
học sinh học cũng đạt được những thành tựu rực rỡ, qua đó chứng tỏ được vị
trí của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống. Con người đã ứng dụng các thành
tựu di truyền để tạo ra hàng vạn giống cây trồng mới, phòng tránh và chữa các
bệnh do di truyền gây nên.
Thế hệ trẻ là thế hệ kế tục sự nghiệp của đất nước, muốn cho đất nước
giàu mạnh cần phải trang bị cho mình đầy đủ tri thức phổ thông nói chung và
tri thức về di truyền học nói riêng muốn vậy thì việc dạy và học phải có hiệu
quả.
Trong giáo dục, muốn nâng cao chất lượng dạy học cần coi trọng khâu
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Có nhiều phương pháp kiểm
tra đánh giá kiến thức học sinh như: kiểm tra tự luận, vấn đáp. Tuy nhiên
những phương pháp này ít nhiều còn có hạn chế, làm cho học sinh quay cóp,
học vẹt, lười học, học không bản chất. Để khắc phục hiện tượng trên, các nhà
giáo dục quan tâm nhiều tới phương pháp kiểm tra viết dưới dạng trắc nghiệm
khách quan (tnkq). TnkQ có nhiều dạng như: ghép câu đúng - sai, điền
khuyết, trả lời ngắn, câu hỏi có nhiều lựa chọn (MCQ), trong đó MCQ là phổ
biến hơn cả.
Trên thế giới, kiểm tra trắc nghiệm nhiều lựa chọn đã được áp dụng khá
phổ biến ở các nước phát triển. Nhưng đối với nước ta thì mới chỉ được sử
dụng trong vài năm gần đây ở các kì thi tốt nghiệp THPT và thi đại học. Vì
vậy, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm nhiều lựa chọn không những kiểm
tra được mức độ nhận thức của học sinh, mà còn giúp các em làm quen với

5



Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

phương pháp này để có cách học và những kĩ năng cần thiết đem lại kết quả
học tập tốt, phục vụ cho các kì thi lớn hơn.
Chính vì thế từ những suy nghĩ đó cùng mong muốn góp phần xây dựng
câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh học tập, rèn luyện chuẩn bị cho các kì thi tôi
đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phần cơ chế
di truyền và biến dị - SGK sinh học 12 cơ bản dùng cho việc kiểm tra đánh giá
học sinh THPT.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Góp phần bổ sung thêm hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đa phương án.
- Dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
3. Nội dung nghiên cứu
- Soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm phần cơ chế di truyền và biến dị.
- Kiểm tra đánh giá và hoàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
4.1. ý nghĩa khoa học: Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh làm quen với phương pháp học,
phương pháp đánh giá mới để nắm vững củng cố, khắc sâu những kiến thức cơ
bản. Đồng thời giúp học sinh phát hiện kịp thời những kiến thức chưa kĩ chưa
sâu. Phương pháp này còn giúp giáo viên kiểm tra được nội dung kiến thức
sâu và rộng, dễ chấm dễ sử dụng máy tính vào công việc này.
4.2. ý nghĩa thực tiễn: Ngày nay việc dùng câu hỏi trắc nghiệm trong giáo
dục là rất phù hợp. Nó có ý nghĩa lớn trong sự đổi mới và nâng cao chất lượng
của nền giáo dục ta.


6


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Phần 2: NộI DUNG
Chương 1: cơ sở lí luận của phương pháp trắc nghiệm
1.1. Lịch sử phương pháp trắc nghiệm
Trắc nghiệm là phương pháp thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của
học sinh để kiểm tra đánh giá một số kỹ năng thái độ của học sinh. Qua
nghiên cứu thì việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm đã xuất hiện khá lâu trên thế
giới và được coi là hình thức kiểm tra đánh giá thông dụng nhất của các nước
phương Tây.
Nguồn gốc của khoa học trắc nghiệm gắn liền với mối quan tâm về khoa
học vật lí, tâm lí vào cuối thế kỉ XIX. Năm 1904 Aljed Binet nhà tâm lí học
người Pháp cùng với cộng sự của mình đã phát minh ra bài trắc nghiệm về trí
thông minh được xuất bản năm 1905 [11].
ở Mỹ, phương pháp này được dùng để phát hiện năng khiếu, xu hướng
nghề nghiệp của học sinh. Đầu thế kỉ XX, E.Thondiker là người đầu tiên dùng
phương pháp trắc nghiệm như một phương pháp Khách quan nhanh chóng
để đo trình độ kiến thức của học sinh. Đến năm 1940, ở Mỹ đã xuất hiện rất
nhiều các câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong các kì thi tuyển sinh. Năm
1961, Mỹ đã có trên 2000 bài trắc nghiệm chuẩn. Năm 1964, cùng với sự phát
triển của công nghệ thông tin Gerbirich đã sử dụng máy tính điện tử để xử lý
kết quả trắc nghiệm trên diện rộng [2].
ở Liên Xô (cũ) những năm đầu thế kỷ XX, phương pháp trắc nghiệm bị
phản đối mạnh mẽ và gặp nhiều khó khăn do sự áp dụng thiếu phê phán chọn
lọc. Tới năm 1963, Liên Xô phục hồi khả năng sử dụng trắc nghiệm, việc

nghiên cứu kết quả của phương pháp trắc nghiệm đã trở thành một đề tài lớn
của Viện hàn lâm Sư phạm Liên Xô với nhan đề Trình độ kiến thức, kỹ năng,

7


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

kỹ xảo của học sinh và phương pháp khắc phục ngăn ngừa tình trạng học
không tiến và lưu ban do viện sĩ Eimonezen chủ trì [2].
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, trở lại đây rất nhiều nước: Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,...đã kết hợp sử dụng đề thi trắc nghiệm
khách quan trong các kỳ thi Đại học, Cao đẳng, các kỳ thi Olympic sinh học,
trong nhiều năm qua đã ứng dụng câu hỏi trắc nghệm trong phần lớn các câu
hỏi lý thuyết và thực hành [2].
ở nước ta trong thập kỉ 70 của thế kỉ XX đã có những công trình vận dụng
câu hỏi TNKQ vào kiểm tra kiến thức học sinh (Trần Bá Hoành (1998)nghiên cứu giáo dục số 15/5/1975, số 26/7/1973) [3], những năm gần đây
1980 - 1990 giáo sư Trần Kiên cũng đã đề cập đến vấn đề của câu hỏi test
dưới dạng đơn vị kiến thức để lập ra câu hỏi trắc nghiệm cho chương trình
Động vật có xương sống ở bậc đại học. Đến năm 1994, Bộ GD - ĐT theo
hướng đổi mới KTĐG đã phối hợp với Viện công nghệ Hoàng gia Menborne
của Australia tổ chức các cuộc hội thảo với chủ đề kĩ thuật xây dựng câu hỏi
trắc nghiệm khách quan.
Đến năm 1994, Bộ GD - ĐT đã chủ trương thí điểm thi đại học bằng
phương pháp trắc nghiệm lần đầu tiên ở nước ta tại trường Đại học Đà Lạt và
đến nay đã được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Hiện nay do nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, nên hầu hết
các trường đại học trong cả nước. Đặc biệt các trường ĐHSP đang cố gắng

nghiên cứu tạo điều kiện cho nhiều sinh viên bắt đầu nghiên cứu và KTĐG ở
các trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu kiến thức của học sinh phổ thông trong
thời đại mới.
Năm 1994 ở trường ĐHSP Hà Nội 2 Phó tiến sĩ Hoàng Nguyễn Bình đã
hướng dẫn các sinh viên K17, K18, K20 làm khoá luận về câu hỏi test cho bài
khoá luận trong các chuyên ngành: phưong pháp giảng dạy, sinh thái học, sinh

8


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

lý người và động vật, sinh hoá học, di truyền học ... do các giảng viên trong
khoa Sinh - KTNN hướng dẫn.
1.2. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm
Trắc nghiệm là một hành động để đo lường năng lực của các đối tượng
nào đó nhằm những mục đích xác định. Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến
hành trong các bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập, giảng dạy đối với môn
học hoặc trong các kì thi cuối cấp, thi tuyển sinh.
Phương pháp trắc nghiệm có thể được phân loại theo sơ đồ dưới đây:
Hình 1. Sơ đồ phân loại trắc nghiệm trong giáo dục
Các loại trắc nghiệm

Quan sát

Vấn đáp

Viết


Trắc nghiệm khách quan
(Objective Tests)

Nhiều
lựa
chọn

Ghép
đôi

Điền
khuyết

Trắc nghiệm tự
luận (EssayTests)

Đúng
sai

Trả
lời
ngắn

Tiểu
luận

Giải
đáp vấn
đề


Theo sơ đồ trên, ta thấy trắc nghiệm trong giáo dục rất đa dạng, phong
phú, mỗi dạng ứng với một loại kiến thức khác nhau.

9


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Trong phạm vi đề tài này, căn cứ vào hiệu quả đánh giá, chúng tôi chỉ
nghiên cứu dạng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn về phần cơ chế di truyền
và biến dị ở THPT.
Mỗi câu hỏi MCQ gồm lời dẫn và phương án trả lời. Trong các phương
án để chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc đúng nhất còn các
phương án khác chỉ có tác dụng gây nhiễu hoặc gài bẫy thường chỉ đúng
một phần, chưa đầy đủ hoặc sai hoàn toàn nhưng khó phát hiện. Do đó, học
sinh phải tiến hành các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán
nhanh để lựa chọn phương án trả lời đúng nhất.
1.3. Tác dụng và ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm
1.3.1. Tác dụng của phương pháp trắc nghiệm
Mỗi một phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Để xét về tác
dụng của trắc nghiệm và tự luận qua bảng 1.
Ưu điểm thuộc về phương

Vấn đề

pháp
Trắc nghiệm


Tự luận

ít tốn công ra đề

X

Đánh giá được khả năng diễn đạt, đặc biệt là

X

tư duy hình tượng
Đề thi phủ kín nội dung môn học

X

ít may rủi do trúng tủ, lệch tủ

X

ít tốn công chấm bài

X

Năng lực giải quyết vấn đề

X

Khách quan trong chấm thi


X

áp dụng công nghệ trong chấm thi và phân

X

tích kết quả thi

10


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Bảng 1 - Bảng so sánh tự luận và trắc nghiệm trong giáo dục

1.3.1.1. ưu điểm
Câu hỏi trắc nghiệm cho phép trong một thời gian ngắn kiểm tra được
nhiều kiến thức cụ thể, đi sâu vào nhiều khía cạnh khác nhau của một loại
kiến thức. Phạm vi kiểm tra kiến thức của bài trăc nghiệm là rộng nên tránh
được việc học tủ, học lệch. Qua đó giáo viên có thể thu được những thông
tin ngược để có thể điều chỉnh cho hợp lý.
TNKQ có thể dùng cho đối tượng học sinh, sinh viên với số lượng lớn. Nó
ít tốn thời gian thực hiện, đặc biệt là khâu chấm bài, giảm nhẹ lao động cho
giáo viên dạy nhiều lớp. Nó còn thuận lợi cho việc tổ chức làm bài, chấm bài
và sử lý kết quả bằng máy tính.
Câu hỏi trắc nghiệm đảm bảo công bằng, tin cậy và ngăn chặn dần sự gian
lận trong thi cử. Nó gây được hứng thú học tập cho học sinh, các em có thể tự
đánh giá mình và đánh giá cho bạn.

1.3.1.2. Nhược điểm
Giáo viên không nắm bắt được cách diễn đạt, trình bày của học sinh đặc
biệt là cách hành văn của các em.
Câu hỏi trắc nghiệm đa lựa chọn có thể gặp ở học sinh trả lời đúng ngẫu
nhiên, chưa nhận định rõ ràng vì xác xuất ngẫu nhiên là luôn luôn có.
Trắc nghiệm đúng, sai có thể đưa ra những biểu tượng sai lầm, bất lợi
cho học sinh nhỏ tuổi về suy nghĩ. Vì vậy chúng ta nên hạn chế đưa ra những
dẫn chứng chứa đựng sai lầm.
Tốn rất nhiều công sức để soạn thảo đề thi.
1.3.2. ứng dụng của phương pháp trắc nghiệm trong các trường hiện nay

11


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Vấn đề sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh
phổ thông đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết các giáo viên.
Một số giáo viên thì chưa có phản ứng tích cực vì ngại không muốn thay đổi
phương pháp truyền thống. Nhưng đa số các giáo viên đã mạnh dạn bước đầu
làm quen, tiếp nhận và tỏ ra hứng thú với phương pháp mới. Thực tế ở mỗi
trường, mỗi chuyên môn đều đã có những giáo viên giàu kinh nghiệm đi tiên
phong trong công tác viết, sưu tầm, tuyển chọn câu hỏi trắc nghiệm hay, đúng
tiêu chuẩn cho việc dạy và học ở đơn vị mình.
Đối với học sinh, ban đầu các em chưa quen nên kết quả thu được còn
thấp. Dưới sự giúp đỡ của giáo viên thì sau một thời gian hầu hết các em đã có
tiến bộ đáng kể và tỏ ra hào hứng với phương pháp mới này, một số em còn tự
tìm hiểu và tự đặt ra những câu hỏi mang tính sáng tạo.

Nhận định và xem xét đúng những điều đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ đạo các cấp trong việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm, giáo viên đã mạnh
dạn hơn trong việc sử dụng phương pháp này. Có trường đã tổ chức các cuộc
thi định kì theo tháng dưới hình thức trắc nghiệm để việc rèn luyện của các em
thêm hiệu quả. Giáo viên cần áp dụng câu hỏi trắc nghiệm ở nhiều mức độ
khác nhau như: 10 phút, 15 phút, 45 phút... dao động từ một phần trắc nghiệm
đến toàn bộ là trắc nghiệm tuỳ theo thời gian và mục đích cụ thể.
Khi giáo viên biết sử dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp này thì sẽ
cải thiện được một cách đáng kể tình hình học tập của học sinh theo hướng
tích cực, khắc phục dần những nhược điểm của phương pháp và dần dần đưa
phương pháp này thành phương pháp dạy học truyền thống.
1.4. Một số lưu ý khi viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Để nâng cao hiệu quả đánh giá của các câu hỏi trắc nghiệm người ta đã
đưa ra một số các tiêu chuẩn nhất định đối với từng phần của câu hỏi trắc
nghiệm khách quan nhiều lựa chọn như sau.
1.4.1. Đối với phần dẫn

12


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Nội dung rõ ràng, chỉ nên đưa vào một nội dung.
Tránh dùng dạng phủ định, nếu dùng phải in đậm chữ không.
Nên viết diễn giải một phần của câu, chỉ dùng dạng câu hỏi khi nào
nhấn mạnh.
1.4.2. Phần lựa chọn
Chỉ có bốn đáp án trong đó có một đáp án đúng.

Phương án phải đều có vẻ hợp lý và có sức hấp dẫn học sinh.
Các phần câu lựa chọn hoặc các câu lựa chọn phải được viết cùng theo
một lối hành văn, cùng một cấu trúc ngữ pháp nghĩa là thay đổi hình thức, chỉ
khác nội dung.
Hạn chế dùng phương án Các câu trên đều đúng hoặc Câu trên đều
sai.
Không để học sinh đoán ra câu trả lời dựa vào hình thức của các phần
lựa chọn.
Sắp xếp các phần lựa chọn theo thứ tự ngôn ngữ, tránh thể hiện một ưu
điểm nào đối với vị trí của phương án đúng.
1.4.3. Cả hai phần
Đặc biệt phần dẫn và phần lựa chọn khi ghép lại phải thành một cấu
trúc đúng ngữ pháp và chính tả.

13


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 100 học sinh lớp 12A và 12B trường THPT Đa Phúc - Sóc Sơn -Hà Nội.
Và các tài liệu nghiên cứu sau :
Sách giáo khoa sinh học 12.
Các sách tham khảo liên quan đến câu hỏi trắc nghiệm sinh học 12.
Các tài liệu mới nhất hướng dẫn cách đặt câu hỏi trắc nghiệm của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.

2.2.1. Nghiên cứu lí thuyết.
- Nghiên cứu các lí luận về tài liệu dạy học, tâm lí học, giáo dục học và
các tài liệu khoa học có liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu về lí thuyết đánh giá chất lượng câu hỏi trắc nghiệm.
- Phân tích kế hoạch và nội dung giảng dạy di truyền học ở trường
ĐHSP. Qua đó xác định các mục tiêu cụ thể xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ
ứng với phần nội dung đó.
2.2.2. Phương pháp thực nghiệm Sư phạm
Tiến hành thực nghiệm trên học sinh trường THPT Đa Phúc. Trong tổng
số 120 câu hỏi ở tất cả các phần chia ra làm 3 đề mỗi đề có 40 câu sau đó
phân phối cho học sinh. Đề kiểm tra số 1 từ câu 1 - 40, đề số 2 từ câu 41 - 80,
đề số 3 từ câu 81 - 120. Tổng số học sinh dự thi là 100, thời gian làm bài 50
phút. Mỗi một câu sẽ có 100 em làm.
2.2.3. Xử lý số liệu
Chúng tôi đánh giá bài TNKQ qua phân tích thống kê. Nguyên tắc chính
là phải xác định sự khác biệt tương đối giữa các học sinh với nhau. Muốn vậy

14


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

phổ điểm càng rộng càng tốt. Muốn phổ điểm rộng cần có hai điều kiện là độ
khó thích hợp và độ phân biệt cao. Độ khó và độ phân biệt được tính như sau:
Tổng số có 100 người trả lời một đề TNKQ.
- Sắp xếp các bài kiểm tra theo thứ tự từ cao đến thấp.
- Phân chia thành nhóm khá, giỏi và nhóm kém.
- Ghi tần số trả lời đúng của học sinh trong mỗi nhóm.

2.2.3 .1. Xác định độ khó của mỗi câu hỏi trắc nghiệm (FV)
Độ khó của mỗi câu trắc nghiệm tính bằng phần trăm tổng số thí sinh
trả lời đúng trên tổng số thí sinh được dự thi. Câu hỏi càng dễ, số người trả lời
đúng càng nhiều, độ khó càng thấp.
Công thức tính độ khó của một câu hỏi
FV

=

Số học sinh trả lời đúng
x 100%

Tổng số học sinh

Thang phân loại độ khó được quy định như sau:
Câu dễ đạt từ 75- 100% thí sinh trả lời đúng.
Câu trung bình đạt từ 30- 75% thí sinh trả lời đúng.
Câu khó đạt từ 0- 30% thí sinh trả lời đúng.
Câu hỏi trắc nghiệm có 30% FV 75 % là đạt yêu cầu sử dụng ngoài
khoảng trên có thể chọn lọc tùy mục đích sử dụng.
2.2.3.2. Xác định độ phân biệt của mỗi câu hỏi ( DI )
Độ phân biệt là khả năng câu hỏi trắc nghiệm phân biệt được năng lực
khác nhau giữa học sinh khá giỏi, học sinh trung bình và học sinh yếu kém.
Để đánh giá DI người ta lấy tần số trả lời đúng của nhóm giỏi trừ đi tần
số trả lời đúng của nhóm kém, chia hiệu này cho số học sinh thuộc một nhóm.

15


Khoá luận tốt nghiệp


Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Công thức tính độ phân biệt của một câu hỏi như sau:

số học sinh trả lời đúng của (nhóm giỏi - nhóm kém)
DI

=
tổng số học sinh của một nhóm

Thang phân biệt được quy ước:
DI < 0,2

:

Câu cần loại bỏ ra khỏi bộ câu hỏi TNKQ

0,2 DI < 0,3

:

Câu có thể dùng nếu chỉnh sửa lại

DI 0,3

:

Câu đạt sử dụng


Một câu hỏi đạt yêu cầu về độ phân biệt có nghĩa là học sinh khá giỏi sẽ
có xu hướng làm bài tốt hơn các học sinh yếu kém.
2.2.3.3. Quy trình phân tích câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: Mỗi câu hỏi trắc nghiệm chỉ có một câu trả lời đúng nhất
ứng với điểm là 1, những câu trả lời khác là sai ứng với điểm số là 0. Đó là
điểm số thô, sau khi tổng hợp điểm của bài sẽ quy ra thang điểm 10 theo công
thức x =

10X
L

x: Điểm quy ra thang điểm 10
X: Số câu đúng
L: Số câu trong bài trắc nghiệm
Bước 2: Phân loại bài trắc nghiệm từ cao đến thấp
+ 27% số bài thi đạt điểm cao nhất
+ 27% số bài thi đạt điểm thấp nhất
+ Xem xét lại các phương án trả lời đối với mỗi câu hỏi của mỗi thí sinh
trong nhóm 27% thấp.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Bước 3: + Tính toán phần trăm nhóm điểm cao trả lời đúng câu hỏi đó
(U) Upter.
+ Tính toán phần trăm nhóm điểm thấp trả lời đúng câu hỏi đó

(L)Lower.
Bước 4: Lấy giá trị trung bình của giá trị U và L kết quả sẽ là chỉ độ
khó của câu hỏi trắc nghiệm.
Sau khi đã phân tích trắc nghiệm có thể dùng bảng tương đương sau để
giải trình độ khó.
Câu dễ có từ 70- 100% thí sinh trả lời đúng.
Câu trung bình có từ 30-75% thí sinh trả lời đúng.
Câu khó có từ 0- 30% thí sinh trả lời đúng.
Khi chuẩn bị câu hỏi trắc nghiệm chúng ta dự định sẽ có một độ khó
trung bình. Các kết quả phân tích trắc nghiệm sẽ thông báo cho chúng ta sự
cần thiết phải điều chính các câu hỏi quá khó hoặc quá dễ.

17


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin
A. mã hóa cho một sản phẩm nhất định.
B. quy định tổng hợp một loại prôtêin.
C. quy định một loại tính trạng nhất định.
D. mã hóa cho một cấu trúc nhất định.
Câu 2: Gen cấu trúc không chứa vùng nào sau đây?
A.Vùng điều hoà.

C. Vùng kết thúc.


B. Vùng mã hóa.

D. Vùng biến đổi.

Câu 3: Trong quá trình sao mã, enzim pôlimeraza ngừng hoạt động khi gặp
A. vùng kết thúc.

C. vùng biến đổi.

B. vùng mã hóa.

D. vùng điều hòa.

Câu 4: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của
sinh giới?
A. Tính liên tục.

C. Tính phổ biến.

B. Tính đặc hiệu.

D. Tính thoái hoá.

Câu 5: Sự nhân đôi của ADN ở những bộ phận nào trong tế bào nhân thực?
A. Lục lạp, trung thể, ti thể.

C. Lục lạp, nhân, trung thể.

B. Ti thể, nhân, lục lạp.


D. Nhân, trung thể, ti thể.

Câu 6: Vai trò của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi là
A. cung cấp năng lượng.
B. tháo xoắn ADN.

18


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

C. lắp ghép các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang
tổng hợp.
D. phá vỡ các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
Câu 7: Chọn trình tự thích hợp của các ribônuclêôtit được tổng hợp từ một
gen có đoạn mạch khuôn là: 3 A G X T T A G X A 5
A. 5 A G X U U A G X A3.
B. 5 U X G A A U X G U 3.
C. 3 A G X U U A G X A 5.
D. 3 T X G A A T X G T 5
Câu 8: Trong quá trình tổng hợp ARN, enzim ARN pôlimeraza di chuyển
trên mạch làm khuôn theo chiều
A. từ 3đến 5.

B. từ giữa gen tiến ra 2 phía.

C. chiều ngẫu nhiên.


D. từ 5 đến 3.

Câu 9: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mỗi
mạch khuôn của ADN
A. luôn theo chiều từ 3 đến 5.
B. di chuyển một cách ngẫu nhiên.
C. theo chiều từ 5 đến 3 trên mạch này và 3 đến 5 trên mạch kia.
D. luôn theo chiều từ 5 đến 3.
Câu 10: Một đoạn phân tử ADN mạch kép có tổng số 150 chu kì xoắn và
ađênin chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Tổng số liên kết hiđrô của đoạn
ADN này là
A. 3000.

B. 3100.

C. 3600.

D. 3900.

Câu 11: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã anti cođon?
A. mARN.

B. tARN

C. rARN

D. ARN của virut.

Câu 12: Nêu các nuclêôtit được xếp ngẫu nhiên trên một phân tử ARN dài 106

nuclêôtit, chứa 20%A, 25%X, 25%U,và 30%G. Số lần trình tự 5-

19


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

GUUA- 3 trung bình xuất hiện trong đoạn phân tử ARN nêu trên là
bao nhiêu?
A. từ 1 đến 2 lần.

C. từ 4 đến 5 lần

B. từ 3 đến 4 lần.

D. nhiều hơn 5 lần.

Câu 13: Trong quá trình dịch mã ribôxôm đã di chuyển trên mARN theo kiểu
mỗi bước dịch là
A. một bộ hai trên mARN.

B. một bộ một trên mARN.

C. một bộ bốn trên mARN.

D. một bộ ba trên mARN.

Câu 14: Một chuỗi pôlipeptit có tổng số 75 axit amin (không tính axit amin

mở đầu). Trong quá trình dịch mã, để tổng hợp chuỗi pôlipeptit này,
số lần dịch chuyển của một ribôxôm ở trên mARN là
A. 75.

B. 76.

C. 77.

D. 78.

Câu 15: Trong quá trình phiên mã của một gen
A. nhiều tARN được tổng hợp từ gen đó để phục vụ cho quá trình sao
mã.
B. chỉ có một mARN được tổng hợp từ gen đó trong chu kì tế bào.
C. nhiều rARN được tổng hợp từ gen đó để tham gia vào việc tạo nên
các ribôxôm phục vụ cho quá trình sao mã.
D. có thể có nhiều mARN được tổng hợp theo nhu cầu prôtêin của tế
bào.
Câu 16: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ được hiểu là gen có
được
A. phiên mã và dịch mã hay không.
B. biểu hiện kiểu hình hay không.

C. dịch mã hay không.
D. phiên mã hay không.

Câu 17: Điều hoà hoạt động của gen chính là điều hoà lượng
A. sản phẩm của gen được tạo ra.

20


B. mARN của gen được tạo ra.


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

C. tARN của gen được tạo ra.

D. rARN của gen được tạo ra.

Câu 18: ở sinh vật nhân sơ, sự điều hoà hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở
giai đoạn
A. trước phiên mã.
B. phiên mã.
C. trước phiên mã, phiên mã và dịch mã.
D. dịch mã.
Câu 19: Đột biến gen là những biến đổi
A. vật chất di truyền, ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
B. trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit
tại một điểm nào đó trên ADN.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số nuclêôtit tại
một điểm nào đó trên ADN.
D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế
bào.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu
hình.

C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu
hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu
hình.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là
đúng?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.

21


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
Câu 22: Các đột biến gen được phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh đi vào hợp tử
thì thường ở trạng thái dị hợp. Nguyên nhân chủ yếu vì
A. đột biến có tần số thấp.

B. đa số đột biến là có hại.

C. đa số đột biến là lặn.

D. đột biến xuất hiện vô hướng.

Câu 23: Cơ thể mang gen đột biến nhưng cơ thể chưa biểu hiện thành thể đột
biến vì

A. đột biến trội ở trạng thái dị hợp.
B. đột biến lặn ở trạng thái dị hợp.
C. đột biến lặn không có alen trội tương ứng.
D. đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp.
Câu 24: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào
sinh dưỡng không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản vô tính.

B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.

C. di truyền qua sinh sản hữu tính.

D. tạo thể khảm.

Câu 25: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn
NST?
A. Các gen trong nhóm liên kết không thay đổi về số lượng và thành
phần gen.
B. Đảo đọan NST có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
C. Đảo đoạn NST góp phần tăng cường sự sai khác giữa các NST
tương ứng của các nòi trong loài.
D. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu cánh hay giữa NST và không
mang tâm động.

22


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh


Câu 26: Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên một NST

A. mất đoạn và lặp đoạn.
C. mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
B. lặp đoạn và đảo đoạn.
D. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 27: Đột biến NST từ 48 ở vượn người còn 46 ở người liên quan tới dạng
đột biến cấu trúc NST nào sau đây?
A. Chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Sát nhập NST này vào NST khác.
C. Lặp đoạn trong một NST
D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 28: Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc NST thấy rõ nhất là
A. quan sát tế bào trước lúc phân chia.

B. nhuộm băng NST.

C. phát hiện thể đột biến.

D. quan sát kiểu hình.

Câu 29: Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên một NST là
A. mất đoạn và lặp đoạn.
B. lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
D. đảo đoạn và chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 30: Người có 3 NST 21 thì mắc hội chứng nào sau đây ?
A. Hội chứng Tớcnơ.


B. Hội chứng Đao.

C. Hội chứng Claiphentơ.

D. Hội chứng siêu nữ.

Câu 31: Điều nào dưới đây không đúng với tác động của đột biến cấu trúc
NST?
A. Làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm
phân.

23


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

B. Làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử.
C. Phần lớn các đột biến đều có lợi cho cơ thể.
D. Làm biến đổi kiểu gen và kiểu hình.
Câu 32: Khi nói về đột biến NST, điều nhận xét nào sau đây là đúng nhất?
A. Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST.
B. Đột biến cấu trúc có 4 dạng mất, thêm, đảo, chuyển một số cặp
nuclêôtit.
C. Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức
sống.
D. Đột biến NST là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá.
Câu 33: Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. sự rối loạn quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể ở kì trung gian

của quá trình phân bào.
B. sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể ở kì
trước của giảm phân I.
C. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ do các tác nhân gây đột biến trong
ngoại cảnh hoặc trong tế bào.
D. sự phân li không bình thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể.
Câu 34: Đột biến dị bội dạng 2n + 1 ở người liên quan đến các bệnh và tật di
truyền
A. tật sứt môi, hội chứng Đao, bệnh ung thư máu.
B. bệnh bạch tạng, mèo kêu, hồng cầu hình liềm.
C. hội chứng 3X, Claiphentơ, Đao.
D. hội chứng Đao, tật thừa ngón, bệnh bạch tạng.
Câu 35: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bộ NST trong tế bào sinh
dưỡng của thể đột biến đa bội ?
A. Tất cả các cặp NST có số lượng lớn hơn 2.

24


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Hương K31A - Sinh

B. Tất cả các cặp NST có số lượng lớn hơn hoặc bằng 2.
C. Một số cặp NST có số lượng lớn hơn 2.
D. Một số cặp NST có số lượng lớn hơn hoặc bằng 2.
Câu 36: Trong nguyên phân những thể đa bội nào sau đây được tạo thành ?
A. 3n, 4n.

B. 3n, 5n.


C. 4n, 6n.

D. 4n, 5n.

Câu 37: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thể tự đa bội?
A. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
B. Kích thước tế bào lớn hơn tế bào bình thường.
C. Phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
D. Tăng khả năng sinh sản.
Câu 38: Thể lệch bội (dị bội) là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở
A. một hay một số cặp NST.

B. tất cả các cặp NST.

C. cấu trúc của một số cặp NST.

D. chỉ một cặp NST.

Câu 39: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hoá của loài.
B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. tính đặc trưng của NST ở mỗi loài.
D. số lượng gen của mỗi loài.
Câu 40: Thể lệch bội (dị bội) nào dưới đây dễ xảy ra hơn?
A. Thể bốn nhiễm (2n + 2).

B. Thể một nhiễm kép (2n - 1- 1).

C. Thể ba nhiễm (2n + 1).


D. Thể không nhiễm (2n - 2).

Câu 41: ADN có hai mạch xoắn kép, đoạn mạch thứ nhất có trình tự các đơn
phân 5 - ATTGGX - 3, đoạn mạch kia sẽ là
A. 5 - TAAXXG - 3.

B. 5 - UAAXXG - 3.

C. 3- TAAXXG - 5.

D. 3 - UAAXXG - 5.

Câu 42: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là
A. khả năng phiên mã của gen.

25


×