Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích nội dung chương III di truyền học quần thể chương IV ứng dụng di truyền học chương v di truyền học người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.3 KB, 75 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ
Phần 1: Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và
kỹ thuật, thì việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ, kỹ năng, sáng tạo đang
là vấn đề then chốt của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Để
thực hiện được nhiệm vụ này thì mỗi người dân phải có trình độ kiến thức sâu
rộng, có vai trò chủ động và sáng tạo trong hoạt động học tập. Đó là mục tiêu
đào tạo của nhà trường ở mọi cấp học.
Căn cứ vào yêu cầu nêu trên, bộ luật giáo dục 2005 đã quy định: đổi
mới chương trình giáo dục phải là một quá trình đổi mới từ mục tiêu, nội dung
phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục, kể cả
việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm đến quy trình kĩ thuật
và đổi mới hoạt động của quá trình này. Chương trình giáo dục phổ thông là
một bộ phận của chương trình nói trên, vì vậy khi tiến hành đổi mới phải tuân
theo các định hướng, đảm bảo các nguyên tắc, thực hiện các yêu cầu như đối
với chương trình của các bậc học khác trên cơ sở quán triệt những đặc điểm
của cấp học, của trường THPT.
Trong công cuộc đổi mới, vai trò của người giáo viên không hề bị hạ
thấp mà còn được nâng cao. Người giáo viên còn đòi hỏi phải có trình độ
chuyên môn sâu rộng, trình độ sư phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy
cảm mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập của học sinh.
Năm học 2003 2004 bộ GDĐT đã ban hành bộ SGK thí điểm được
đưa vào giảng dạy ở một số tỉnh thành trong cả nước. Tài liệu giáo khoa thí
điểm gồm hai bộ sách ( bộ sách thứ nhất dành cho ban KHTN và bộ sách thứ
hai dành cho ban KHXH).
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn đề tài: Phân tích nội dung chương
III Di truyền học quần thể, chương IV ứng dụng di truyền học, chương



Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

V Di truyền học người. Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm
trung tâm. Tôi mong rằng đề tài nghiên cứu của mình sẽ là tài liệu tham khảo
cho nhiều bạn quan tâm đặc biệt là các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường.
Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.
II. Mục đích nghiên cứu
- Phân tích nội dung
- Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích cấu trúc và nội dung
- Bổ sung kiến thức còn thiếu.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Chương III: Di truyền học quần thể
- Chương IV: ứng dụng di truyền học
- Chương V: Di truyền học người
( Sinh học 12 SGK thí điểm - Ban KHTN Bộ 1)
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cấu trúc bài hợp lí.
- Xác định mối quan hệ giữa các bài trong chương.
- Xác định nội dung toàn bài.

- Xác định nội dung cần làm sáng tỏ thêm.
V. Các phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
Để xây dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu
các tài liệu sau:
- Lí luận dạy học sinh học: Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành.
NXBGD.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

- Dạy học sinh học ở trường THPT ( tập 1,2) Nguyễn Văn Duệ Nguyễn
Đức Thành. NXBGD.
- Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. NXBGD.
- Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học. Nguyễn Văn Duệ
Trần Văn Kiên Dương Tiến Sỹ. NXBGD 2000.
- Phát triển phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học.Trần
Bá Hoành Trịnh Nguyên Giao. NXBGD - 2000.
2. Phương pháp nghiên cứu chuyên gia.
Xin ý kiến của những giáo viên có kinh nghiệm và quan tâm đến
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
Xin ý kiến của giáo viên giảng dạy theo chương trình SGK thí điểm.

Trường ĐHSP Hà Nội 2


K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
A. Cơ sở lí luận
I. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập.
1. Khái niệm về tính tích cực học tập.
Theo L. V. Rebrova, 1975: Tính tích cực học tập là một hiện tượng sư
phạm biểu hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong học tập.
Học tập là hiện tượng riêng của sự nhận thức, vì vậy nói đến tính tích
cực học tập là nói đến tính tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức là trạng
thái hoạt động nhận thức của học sinh. Đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng
về trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững tri thức.
2. Những biểu hiện về tính tích cực.
- Biểu hiện về mặt hành động:
+ Học sinh khao khát tự nguyện tham gia trả lời các câu hỏi của giáo
viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn
đề nêu ra.
+ Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi phải giải thích cặn kẽ những vấn
đề mà giáo viên trình bầy chưa đủ rõ.
+ Học sinh chủ động vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để
nhận thức những vấn đề mà giáo viên trình bày chưa đủ rõ.
+ Học sinh mong muốn đóng góp với thầy, với bạn những thông tin lấy
từ nhiều nguồn khác nhau.
- Biểu hiện về mặt ý chí.

+ Tập chung chú ý vào vấn đề đang học.
+ Kiên trì làm cho xong các bài tập.
+ Không nản trước những tình huống khó khăn.
+ Thái độ phản ứng khi chuông báo hết giờ: tiếc rẻ, cố làm cho xong
hoặc vội vàng gấp vở chờ lệnh ra chơi.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

II. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
1. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực.
1.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh:
PPTC dựa trên cơ sở tâm lí học cho rằng: Nhân cách của trẻ được hình
thành thông qua các hoạt động chủ động, thông qua các hoạt động có ý thức.
Trí thông minh của trẻ phát triển nhờ sự đối thoại giữa chủ thể hoạt động
với các đối tượng và môi trường.
PPTC là người học chủ thể của hoạt động học được cuốn hút vào những
hoạt động do giáo viên tổ chức, để chỉ đạo thông qua đó tự lực khám phá
những cái mình chưa biết. Học sinh tự đặt mình vào những tình huống của đời
sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải
quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình. Từ đó nắm được kiến thức,
kĩ năng mới và phương pháp làm ra kiến thức, kĩ năng đó. Do vậy, phương
pháp tổ chức không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hướng dẫn hành động.
1.2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

- Phương pháp tự học là cốt lõi của phương pháp học.
- Phương pháp tự học là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học và là
một mục tiêu dạy học.
- Nếu người học có kĩ năng, phương pháp và thói quen tự học, biết tự
lực phát hiện và giải quyết những vấn đề đặt ra sẽ làm cho họ ham học, khơi
dạy tiềm năng vốn có của mỗi người.
1.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
- Tăng cường học tập cá thể: Phương pháp tích cực đòi hỏi sự cố gắng
về trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình tự dành lấy kiến thức mới. Do ý trí và
năng lực của người học không đồng đều tuyệt đối nên có sự phân hoá về
cường độ và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập. Việc sử dụng các phương
tiện nghe nhìn, máy vi tính ngày càng rộng rãi tại nhà trường sẽ đáp ứng yêu
cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và năng lực của mỗi học sinh.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

- Phối hợp hoạt động hợp tác:
+ Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể ý kiến của mỗi cá
nhân được điều chỉnh, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình
nên một trình độ mới, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của mỗi cá nhân và của cả tập thể.
+ Hoạt động trong tập thể nhóm sẽ làm từng thành viên quen dần với
sự phân công hợp tác trong lao động xã hội. Trong hoạt động theo nhóm tính

cách và năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn, phát triển tình
bạn, ý thức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng.
1.4. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
- Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đính nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực
trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
- PPTC việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện
kiến thức, lập lại các kĩ năng đã học mà còn phải khuyến khích óc sáng tạo,
phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của học sinh trước
những vấn đề của đời sống cá nhân, giáo dục và cộng đồng, rèn khả năng phát
hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong các tình huống thực tế.
- PPTC là người được giáo dục trở thành người tự giáo dục là nhân vật
tự nguyện, chủ động, tự giác có ý thức về sự giáo dục bản thân mình.
2. Các phương pháp dạy học tích cực
2.1. Dạy học giải quyết vấn đề.
Cấu trúc một bài theo dạy học giải quyết vấn đề.
1. Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức.
2. Giải quyết vấn đề đặt ra.
3. Kết luận.
2.2. Dạy học hợp tác trong nhóm: Lớp học chia làm những nhóm từ 4 5
người, các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ


khí thi đua với các nhóm khác, kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ góp phần
vào kết quả học tập chung của cả lớp.
Cấu tạo của một tiết học theo nhóm.
1: Làm việc chung với cả lớp.
2: Làm việc theo nhóm.
3: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp.
III. Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực
1. Đổi mới khâu soạn bài.
Nét nổi bật của bài học theo phương pháp dạy học tích cực là hoạt động
của học sinh chiếm tỉ trọng cao hơn so với hoạt động của giáo viên về mặt thời
lượng và cường độ làm việc. Để có một tiết học như vậy ở trên lớp thì trước đó
trong khâu soạn bài giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức và thời gian. Phải
thay đổi quan niệm soạn bài như sau:
- Những dự kiến của giáo viên chủ yếu tập trung vào hoạt động của học
sinh (quan sát mẫu vật, tiến hành thí nghiệm, tranh luận vấn đề đặt ra, giải bài
toán nhận thức). Trên cơ sở đó giáo viên hình dung mình sẽ tổ chức các
hoạt động của học sinh như thế nào?
- Giáo viên phải suy nghĩ công phu về những khái niệm diễn biến các
hoạt động đề ra cho học sinh dự kiến những giải pháp điều chỉnh để không
cháy giáo án.
- Bài học được xây dựng từ những đóng góp của học sinh thông qua
những hoạt động do giáo viên tổ chức. Khai thác vốn hiểu biết và kinh nghiệm
của từng học trò, của tập thể lớp, tăng cường mối liên hệ từ trò đến thầy và
mối liên hệ ngang giữa trò và trò trong trường hợp này giáo viên phải có kinh
nghiệm sư phạm mới làm chủ được bài học.
2. Các bước thiết kế bài học theo PPTC.
- Lựa chọn nội dung thích hợp.
- Xác định nhiệm vụ nhận thức.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

- Tạo động lực học tập.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh.
- Đánh giá kết quả bài học.
B. Phân tích nội dung.
Chương III: Di truyền học quần thể
Bài 20: Cấu trúc di truyền của quần thể

I. Vị trí của bài trong chương.
Đây là bài đầu tiên của chương nên các khái niệm được đề cập đến
trong bài sẽ là nền tảng và cơ sở để đi nghiên cứư những bài tiếp theo của
chương. Bài học do đó mang tính khái quát cao.
II. Logic kiến thức.
1. Logic của chương.
Chương III Di truyền học quần thể thuộc phần 5: Di truyền học.
Chương III: Gồm 2 bài: Bài 20 và bài 21.
Chương III: Được trình bày như sau:
Đầu tiên là các hệ thống khái niệm: Quần thể, vốn gen và cách tính tần
số tương đối của gen ( tần số Alen ), của kiểu gen. Từ các khái niệm đó đi
nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể tự phối, quần thể giao phối và định
luật Hacdy Vanbec (nội dung, ý nghĩa và điều kiện nghiệm đúng).
2. Logic của nội dung bài.

Bài 20. Nội dung của bài đuợc trình bày như sau:
Phần 1. Khái niệm quần thể: Trong phần này nêu khái niệm, các đặc trưng
của quần thể và phân loại quần thể về mặt di truyền.
Phần 2. Tần số alen và tần số kiểu gen: Trong phần này nêu khái niệm vốn
gen, cách tính tần số tương đối của gen (Tần số alen), tần số tương đối của
một kiểu gen từ đó khái quát thành công thức tính tần số tương đối của các
alen.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Phần 3. Quần thể tự phối: trong phần này nêu cấu trúc và sự di truyền trong
quần thể tự phối.
Trong bài 20: Những nội dung được trình bày trong SGK cơ bản là phù
hợp về mặt logic khi dạy giáo viên nên tuân theo logic này.
III. Các thành phần kiến thức.
1. Các thành phần kiến thức.
1.1. Khái niệm quần thể:
Khái niệm quần thể: Là tập hợp các cá thể cùng loài, chung sống trong
một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm xác định.
Các đặc trưng của quần thể (về mặt di truyền): Vốn gen, tần số tương
đối của các alen, các kiểu gen, các kiểu hình.
- Phân loại quần thể về mặt di truyền: Quần thể tự phối và quần thể giao
phối.

1.2. Tần số alen và tần số kiểu gen.
Khái niệm vốn gen là toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần
thể.
- Khái niệm tần số gen: Là tần số tương đối của các alen trong vốn gen.
- Tần số tương đối của gen ( tần số alen): Được tính bằng tỉ số giữa số
alen được xét trên tổng số alen thuộc một locút trong quần thể hay bằng tỉ lệ
phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể.
- Tần số tương đối của một kiểu gen: Được xác định bằng tỉ số cá thể có
kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
- Ví dụ: Gen có 2 alen A và a trong quần thể có ba kiểu gen AA, Aa, aa.
Quy ước: d là tần số tương đối của kiểu gen AA.
h là tần số tương đối của kiểu gen Aa.
r là tần số tương đối của kiểu gen aa.
p là tần số tương đối của của alen A.
q là tần số tương đối của alen a.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Ta có: P d h 2
qrh

2


P q 1

1.3. Quần thể tự phối.
a. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối.
1903 Wjohansen nghiên cứu cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
bằng phương pháp di truyền học.
Kết quả: Sự tự phối làm cho quần thể dần bị phân thành những dòng
thuần có kiểu gen khác nhau và sự chọn lọc trong dòng không hiệu quả.
b. Sự di truyền trong quần thể tự phối: ở quần thể tự phối diễn ra các kiểu tự
phối cho ra những kết quả khác nhau.
Các kiểu tự phối

thế hệ con.

AA x AA

AA

Aa x aa

aa

Aa x Aa

1 AA : 1 Aa : 1 aa
4
2
4

Nhận xét: Trong quần thể tự phối liên tiếp qua nhiều thế hệ,cấu trúc di

truyền của quần thể tự phối biến đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tửvà
tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử,nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các
alen.
2: Kiến thức trọng tâm:
2.1: Tần số alen và tần số kiểu gen.
2.2: Quần thể tự phối.
IV: Kiến thức bổ sung.
1. Khái niệm cấu trúc di truyền của quần thể: là tần số tương đối của các
alen và các kiểu gen có trong đó.
Trang 143. Di truyền học (Tập 2)

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

2. Thí nghiệm của Jonhansen:
Đối tượng nghiên cứu của Jonhansenlà cây đậu tự thụ phấn phaseolus
vulgaris.
Jonhansen cân các hạt của giống đậu nói trên và theo dõi sự di truyền
về khối lượng và hạt đã phân lập thành hai dòng: dòng hạt to (khối lượng
trung bình là 518,7mg)và dòng hạt nhỏ ( trung bình 443,4mg). Điều đó chứng
tỏ quần thể gồm những cây khác nhau về mặt di truyền. Theo dõi tiếp sự di
truyền riêng rẽ trong mỗi dòng hạt nặng và hạt nhẹ thì không thấy dòng nào
cho sự khác biệt nhau về khối lượng hạt như trường hợp trên. Sự khác biệt
nhau về khối lượng hạt bên trong dòng (thuần) không di truyền được. Như

vậy, có thể rút ra nhận xét là các quần thể thực vật tự thụ phấn gồm những
dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Trang 144. Di truyền học (Tập 2)

3. Sự di truyền trong quần thể tự phối
Khi một thể dị hợp tự thụ phấn tỉ lệ dị hợp thể sẽ giảm dần sau mỗi một
thế hệ và quần thể dần được đồng hợp tử hoá.
Nếu gọi Ho là phần dị hợp tử trong quần thể ban đầu và Hn là phần dị hợp tử
trong quần thể thứ n, thì tỉ lệ dị hợp tử sau mỗi thế hệ bằng một nửa tỉ lệ dị
n

1
1
1
hợp tử của thế hệ trước đó, nghĩa là H n H n 1 , H n1 H n2 H n H 0
2
2
2
n

1
Khi n thì H n 0 vì Lim 0
2

Trong quần thể, thành phần dị hợp thể Aa qua tự phối hay giao phối với
nhau diễn ra sự phân li, trong đó các thể đồng hợp trội AA và lặn aa được tạo
ra với tần số ngang nhau trong mỗi thế hệ. Do đó, quần thể khởi đầu với cấu






trúc di truyền (d, h, q) dần chuyển thành d h 2 , r h 2 nghĩa là thành cấu trúc
(p, o, q). Như vậy, tần số kiểu gen thành tần số gen (alen).

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Vậy tần số gen trong quần thể tự phối không thay đổi qua các thế hệ,
nghĩa là hệ thống giao phối không làm thay đổi tần số gen, nhưng ảnh hưởng
đến thành phần di hợp tử. Trong quần thể nội phối thành phần dị hợp tử dần bị
triệt tiêu, thành phần đồng hợp tử trội và lặn cuối cùng bằng tần số của các
alen tương ứng.
Trang 98. SGV Sinh học 12. SGK thí điểm Bộ 1 Ban KHTN
Bài 21: Trạng thái cân bằng của quần thể giao phối

I. Vị trí của bài trong chương.
Bài học là bài kết thúc của chương đồng thời cũng là bài quan trọng
nhất của chương. Do đó, bài học chứa đựng những nội dung cơ bản của toàn
chương.
II. Logic kiến thức
Bài 21. Nội dung của bài được trình bày theo logic sau:
Phần 1. Quần thể giao phối: Trong phần này trình bày các đặc trưng cơ bản
của quần thể giao phối đặc biệt nhấn mạnh quan hệ về mặt sinh sản là nguyên

nhân tạo cho quần thể tồn tại trong không gian nhất định và theo thời gian.
Phần 2. Định luật Hacdy - Vanbec: trong phần này nêu nội dung của định luật
và cách chứng minh định luật, thông qua cách chứng minh định luật để đưa
đến phương trình tổng quát của định luật Hacdy - Vanbec
p 2 AA 2 pqAa q 2 aa 1

Phần 3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdy-Vanbec: trong phần này
nêu những điều kiện nhất định để định luật Hacdy-Vanbec là đúng.
Phần 4. ý nghĩa của định luật Hacdy-Vanbec: định luật có ý nghĩa rất lớn về
măt lí luận cũng như thực tiễn.
Logic nội dung bài về cơ bản là hợp lí nhưng trong quá trình dậy giáo viên
cần phải bổ sung thêm một số kiến thức.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

III. Thành phần kiến thức.
1. Thành phần kiến thức.
1.1. Quần thể giao phối.
* Đặc trưng của quần thể giao phối.
- Quần thể giao phối là đơn vị tồn tại và đơn vị sinh sản của loài trong
tự nhiên. Quan hệ sinh sản là cơ sở đảm bảo cho quần thể tồn tại trong không
gian và theo thời gian.
- Quần thể giao phối đa hình về kiểu gen dẫn đến đa hình về kiểu hình.

- Một quần thể xác định được phân biệt với những quần thể khác cùng
loài ở tần số tương đối các alen, các kiểu gen, các kiểu hình.
1.2. Định luật Hacdy - Vanbec.
* Nội dung của định luật.
Cấu trúc di truyền (tỉ lệ phân bố các kiểu gen) của quần thể ngẫu phối
được ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
* Chứng minh định luật trong từng trường hợp 1 gen có hai alen A, a.
Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu là:
0,36 AA 0,48 Aa 0,16 aa 1
pA 0,36
qa

0,48
0,6
2

0, 48
0,16 0, 4
2

Tần số tương đối của alen A so với alen a ở thế hệ xuất phát là

A 0,6

a 0,4

kết quả này cho thấy số giao tử đực cũng như các giao tử cái, số giao tử mang
A chiếm 0,6%, số giao tử mang a chiếm 40%.
Sự kết hợp các loại giao tử này ở thế hệ tiếp theo với thành phần kiểu
gen như sau:


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ
0,6A

0,4a

0,6A

0,36AA

0,24Aa

0,4a

0,24Aa

0,16aa




Tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ này là:
0,36AA: 0,4Aa: 0,16aa =1.

Vậy tỉ số tần số tương đối các alen của thế hệ này là:

A 0,6

a 0,4

Kết luận: Sự ngẫu phối diễn ra liên tiếp qua nhiều thế hệ thì cấu trúc di truyền
và tần số tương đối các alen cũng không thay đổi.
* Phương trình tổng quát của định luật Hacdy - Vanbec.
Cấu trúc di truyền của quần thể trên có dạng:
(0,6)2AA + (2.0,6.0,4)Aa + (0,4)2 =1
Thay các số trên theo p,q ta được:
p2AA +2pqAa + q2aa =1.
Quần thể có cấu trúc di truyền như đẳng thức này gọi là quần thể ở trạng thái
cân bằng di truyền.
* Chú ý: Nếu thế hệ xuất phát của quần thể không ở trạng thái cân bằng di
truyền thì chỉ cần qua ngẫu phối đã tạo ra trạng thái cân bằng di truyền cho
quần thể.
1.3. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdy - Vanbec.
- Số lượng cá thể phải lớn.
- Diễn ra sự ngẫu phối.
- Các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau, các loại hợp tử
đều có sức sống như nhau.
- Không có đột biến, chọn lọc và du nhập gen.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh



Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

1.4. ý nghĩa của định luật.
- Về lí luận:
+ Nó giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy
trì trong thời gian dài.
+ Là cơ sở để nghiên cứu di truyền học quần thể.
- Về thực tiễn:
+ Có ý nghĩa trong y học và chọn giống do khi biết được tần số xuất
hiện đột biến nào đó có thể dự tính xắc suất bắt gặp thể đột biến đó trong quần
thể hoặc dự đoán sự tiềm tàng của các gen hay các đột biến có hại trong quần
thể.
2. Kiến thức trọng tâm.
2.1. Định luật Hacdy - Vanbec.
IV. Kiến thức bổ sung. Sự cân bằng của quần thể với trường hợp các dãy alen
ở mức cá thể mỗi gen tồn tại thành từng cặp alen, nhưng trong quần thể
mỗi gen có thể có số alen khác nhau lớn hơn hai. Ví dụ: gen I quy định nhóm
máu ở người có 3 alen: IA, IB, I0.
Định luật Hacdy - Vanbec cũng đúng với trường hợp dãy alen, nếu như
các điều kiện nghiệm đúng của nó vẫn được đảm bảo.
Xét trường hợp một gen có 3 alen kí hiệu A1, A2 và A3 với các tần số
tương ứng là p, q, r trong đó p + q + r = 1. Cấu trúc di truyền của quần thể cân
bằng là:
p2A1A1 + q2 A2A2 + r2 A3A3 + 2prA1A3 + 2qrA2A3 +2pqA1A2
Tần số tương đối của các kiểu là gen các số hạng khai triển bình
phương của tổng tần số các alen: p q r 2
Nguyên tắc xác định sự cân bằng trong quần thể ngay ở thế hệ thứ nhất
do sự ngẫu phối đối với dãy alen cũng như xét một gen với 2 alen khác nhau:


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

VD: p(A1) = 0,3, q(A2) = 0,5, r(A3) = 0,2 qua sự kết hợp ngẫu nhiên
của các giao tử cho ra tần số tương đối của các kiểu gen được thể hiện qua
bảng sau:
pA1 =0,3

qA2 = 0,5

rA3 =0,2

pA1 =0,3

0,09A1A1

0,15A1A2

0,06A1A3

qA2 = 0,5

0,15A1A2


0,25A2A2

0,10A2A3

rA3 =0,2

0,06A1A3

0,10A2A3

0,04A3A3

Quần thể có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là:
0,09A1A2 + 0,25A2A2 + 0,04A3A3 + 0,3A1A2 + 0,12A1A3 + 0,2A2A3.
Nếu như tất cả các kiểu gen có kiểu hình khác nhau thì việc xác định
tần số của các alen không khó khăn. Tần số của mỗi alen bằng tần số của
đồng hợp tử cộng với nửa tần số thể dị hợp về alen đó: ví dụ:
pA1 = p2 + pr + pq
qA2 = q2 + pq + qr
rA3 = r2 + qr + qr
Đôi khi ta chỉ chú ý tới một alen trong dãy alen. Trong trường hợp này
cần xem dãy alen như một cặp alen.
VD khi ta chú ý đến alen A2 có tần số q thì tần số của tất cả các alen
còn lại sẽ là 1- q thì có biểu thức:
2

q 1 q q 2 2q 1 q 1 q

2


Như vậy một gen có nhiều alen khác nhau cùng tồn tại trong quần thể,
dựa vào công thức Hacdy Vanbec ta xác định được tần số tương đối của từng
alen riêng biệt.
Trang 102. SGV Sinh học 12 SGK thí điểm Bộ 1- Ban KHTN

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Chương IV: ứng dụng di truyền học
Bài 22: Các nguyên tắc chọn giống

I. Vị trí của bài trong chương
Bài học liên quan đến kiến thức đã học ở chương I Cơ chế của hiện
tượng di truyền và biến dị về nguyên nhân, cơ chế, tính chất và vai trò của
các loại đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể. Bài học do đó mang tích chất
tổng hợp và là sự vận dụng các kiến thức của bài trước vào thực tiễn sản xuất
trong công tác chọn giống vật nuôi, cây trồng.
Bài học là bài đầu tiên của chương là ứng dụng đầu tiên của di truyền
học vào việc tạo giống mới.
II. Logic kiến thức.
1. Logic của chương
Chương IV: thuộc phần 5 Di truyền học
Chương IV: gồm 5 bài:

Nội dung chương 4 được trình bày như sau: chương IV trình bày lần
lượt các ứng dụng của di truyền học và chọn giống vật nuôi cây trồng từ việc
tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn giống như (nguồn gen tự nhiên và nhân
tạo, nguồn biến dị tổ hợp, gây đột biến nhân tạo) đến việc chọn lọc các tính
trạng số lượng và cuối cùng là việc ứng dụng di truyền học trong công nghệ tế
bào, công nghệ gen.
2. Logic của nội dung bài học.
Bài 22. Nội dung bài được trình bày theo logic sau:
Phần 1. Khái niệm về công tác giống: Trong phần này nêu đối tượng, mục
đích và nhiệm vụ của khoa học chọn giống từ đó đưa ra được khái niệm về
giống.
Phần 2. Nguồn gen tự nhiên và nhân tạo: Trong phần này trình bày được
nguồn nguyên liệu đầu tiên của chọn giống là nguồn gen tự nhiên và nhân tạo.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

Phần 3. Nguồn biến dị tổ hợp: Là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn
giống.
Phần 4. Trong phần này nêu được các tác nhân vật lí và một số tác nhân hoá
học ( chất hoá học) được sử dụng trong việc gây đột biến nhân tạo.
Logic nội dung bài 22 về cơ bản là hợp lý. Vì vậy, khi dạy giáo viên
nên tuân theo logic này
III. Thành phần kiến thức

1. Thành phần kiến thức.
1.1. Khái niệm về công tác giống.
* Đối tượng của khoa học chọn giống.
- Nghiên cứu các quy luật đặc thù của sự tiến hoá vật nuôi, cây trồng và
vi sinh vật.
- Điều khiển sự biến đổi, phát triển tiến hoá của chúng theo hướng phục
vụ đời sống con người.
* Mục đích, nhiệm vụ của khoa học chọn giống.
- Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng hiện có.
- Tạo ra các giống nuôi có năng suất, phẩm chất cao.
* Khái niệm giống: Là một quần thể vật nuôi, cây trồng và chủng VSV
do con người tạo ra, có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi
trường, có những tính trạng di truyền đặc trưng, có phẩm chất tốt, năng suất
cao, ổn định thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và kĩ thuật sản xuất nhất
định.
1.2. Nguồn gen tự nhiên và nhân tạo.
a. Nguồn gen tự nhiên: bước đầu tiên của công tác là thu thập các vật liệu ban
đầu từ thiên nhiên để xây dựng các dạng tự nhiên về một vật nuôi cây trồng.
b. Nguồn gen nhân tạo.
- Quá trình lai tạo giống tạo ra nhiều kiểu gen khác nhau.
- Ngân hàng gen có vai trò:

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ


+ Bảo quản các kiểu gen
+ Các quốc gia trao đổi nguồn gen với nhau nhằm tiết kiệm công
sức, tài chính cho việc thu nhập và tạo vật liệu ban đầu cho công tác giống.
1.3. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
- Khái niệm biến dị tổ hợp: là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ
thông qua quá trình giao phối.
- Phương pháp tạo nguồn biến dị tổ hợp: lai một số lớn các kiểu gen
khác nhau thể hiện qua vô số kiểu hình.
- Vai trò của biến dị tổ hợp: là nguồn nguyên liệu quan trọng trong
chọn giống vì nó làm phát sinh ra nhiều kiểu gen mới.
1.4. Chọn giống bằng gây đột biến nhân tạo.
Đột biến nhân tạo: là phương pháp gây đột biến bằng các tác nhân vật lí
và hoá học, nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của vi sinh vật để phục vụ
cho lợi ích con người.
a. Gây đột biến bằng tác nhân vật lí.
- Bằng các tác nhân vật lí để tạo ra các thể đột biến có lợi.
- Các thể đột biến có lợi được chọn lọc và nhân lên thành giống mới
hoặc được dùng làm bố mẹ để lai giống.
b. Gây đột biến bằng các tác nhân hoá học.
- Sử dụng các chất hoá học như 5BU ( 5 bromuraxin) EMS ( Etyl
mêtyl sunfornat) để gây đột biến.
2. Kiến thức trọng tâm.
2.1. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.
2.2. Chọn giống bằng gây đột biến nhân tạo.
IV. Kiến thức bổ sung.
1. Nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Quá trình giao phối: bao gồm từ việc phát sinh giao tử, tổ hợp tự do
của các giao tử thành hợp tử. Sự phân li độc lập của các gen alen theo các NST


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

trong cặp đồng dạng và tổ hợp của các gen không alen theo các NST không
đồng dạng đã làm tăng số loại giao tử theo công thức 2n, trong đó n là số cặp
gen dị hợp, các cặp gen này nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.
- Do hoán vị gen: Các gen tương ứng trao đổi chỗ cho nhau trên các
NST khác nguồn gốc của cặp đồng dạng.
- Do tương tác gen: Các tổ hợp gen có mối quan hệ tương tác với nhau
cho ra kiểu hình mới.
Trang 108. SGV sinh học 12 SGK thí điểm Ban KHTN- Bộ 1

2. Gây đột biến nhân tạo.
a. Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lí:
- Các loại tác nhân là:
+ Tia phóng xạ ( tia x, gamma, tia beta, chùm nơtron) có tác dụng kích
thích hoặc gây ion hoá.
+ Tia tử ngoại: Có tác dụng kích thích nhưng không gây ion hoá.
b. Gây đột biến bằng các tác nhân hoá học.
- Các loại hoá chất là: nitrozômetylurê (NMU), etyl metalsunphonat
(EMS) 5 bromuraxin (5BU).
- Cơ chế: Các loại hoá chất khi thấm qua màng tế bào vào màng nhân
vào đến môi trường nội nhân, chúng đã làm thay đổi số lượng, thành phần và
trình tự các nucleotit trên phân tử ADN.

Trang 108,109. SGV sinh học 12 SGK thí điểm Ban KHTN- Bộ 1
Bài 23: Chọn lọc các tính trạng số lượng.

I. Vị trí của bài trong chương.
Bài học có liên quan đến kiến thức đã học ở chương 2 Tính quy luật
của hiện tuợng di truyền. Bài học là sự vận dụng những tác động của môi
trường đối với việc chọn lọc các giống vật nuôi cây trồng.
Bài học là bài tiếp theo của chương cũng chính là một ứng dụng nữa của
di truyền học.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

II. Logic kiến thức:
Bài 23. Nội dung được trình bày theo logic sau:
Phần 1. Tính trạng số lượng và các chỉ tiêu chọn lọc.
Trong phần này phân biệt sự khác nhau giữa tính trạng số lượng và tính
trạng chất lượng đồng thời trình bày được một số chỉ tiêu chọn lọc, các tính
trạng số lượng như: giá trị trung bình cộng X , độ lệch chuẩn , hệ số biến
dị (Cv).
Phần 2. Hệ số di truyền (h2)
Trong phần này trình bày khái niệm, công thức tính và ứng dụng của hệ
số di truyền.
Logic nội dung bài 23 về cơ bản là hợp lý. Vì vậy, khi dạy giáo viên

nên tuân theo logic này.
III. Thành phần kiến thức
1. Thành phần kiến thức
1.1. Tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng.
* Tính trạng số lượng:
- Khái niệm: là tính trạng do nhiều gen quy định theo kiểu tương tác
cộng gộp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường.
- Đặc điểm: là biến dị liên tục tức các cá thể trong quần thể không phân
thành các nhóm kiểu hình riêng biệt.
* Tính trạng chất lượng.
- Khái niệm: là tính trạng do một vài gen quy định và ít chịu ảnh hưởng
của môi trường.
- Đặc điểm: là biến dị không liên tục tức các cá thể trong quần thể có
thể phân thành những nhóm kiểu hình riêng biệt, không chồng chéo lên nhau.
b. Chỉ tiêu chọn lọc tính trạng số lượng.
* Giá trị trung bình X : là giá trị trung bình cộng của năng suất sản
phẩm biểu thị phẩm giống của giống.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

* Độ lệch chuẩn : là độ lệch chuẩn năng suất sản phẩm biểu thị mức
độ ổn định về năng suất của giống.
* Hệ số biến dị (Cv): là hệ số được tính bằng tỉ lệ phần trăm giữa độ

lệch chuẩn và giá trị trung bình cộng X .
Công thức
Cv


X

100 %

1.2. Hệ số di truyền (h2)
* Sự biến dị về kiểu hình của sinh vật phụ thuộc vào ba yếu tố là: Kiểu
gen, ảnh hưởng của môi trường, của mối tương tác giữa kiểu gen với môi
trường.
Công thức: S2p = S2G + S2E + S2I
Trong đó: S2p: Biến dị kiểu hình
S2G: Biến dị kiểu gen
S2E: Phương sai kiểu hình do điều kiện môi trường gây ra.
S2I: Phương sai kiểu hình do sự tương tác giữa kiểu gen và
môi trường.
* Hệ số di truyền:
- Khái niệm: là giá trị phản ánh tỉ số giữa biến dị kiểu gen trên biến dị
kiểu hình.
- Công thức
h2

S 2G
S 2G

S 2 p S 2q S 2 E


- Đặc điểm:
+ Hệ số di truyền cao thì tính trạng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
+ Hệ số di truyền thấp thì tính trạng chịu ảnh hưởng nhiều của điều
kiện ngoại cảnh.
+ Hệ số di truyền càng cao thì hiệu quả chọn lọc càng lớn.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

- ứng dụng: Nếu biết trước hệ số di truyền của một giống có thể dự
đoán được kết quả chọn lọc các tính trạng cần chọn lọc để đề ra phương pháp
chọn lọc thích hợp nhất.
2. Kiến thức trọng tâm.
2.1 Hệ số di truyền.
IV. Kiến thức bổ sung.
1. Giá trị trung bình cộng.
- Công thức tính:
n

X
X

i


i 1



n

X 1 X 2 ... X n
n

Xi: Số đo giá trị của cá thể thứ i (i= 1 n)
X : Là giá trị trung bình cộng

n: Số cá thể trong quần thể.
Trang 114. SGV Sinh học 12 SGK thí điểm- Ban KHTN Bộ 1

2. Đội lệnh chuẩn.
- Công thức tính:
n

ồ (X

2

i - X)

i= 1

S=

n


Xi: Số đo giá trị của cá thể thứ i (i= 1 n)
X : Là giá trị trung bình của tập hợp số liệu (của cả quần thể)

n: Số cá thể của quần thể
3. Hệ số biến dị: Dùng khi cần đánh giá chỉ tiêu năng suất nào biến dị nhiều
hơn của cùng một giống vật nuôi cây trồng.
Trang 115. SGV Sinh học 12 SGK thí điểm- Ban KHTN Bộ 1

4. Hệ số di truyền
* ứng dụng của hệ số di truyền

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Cao Thu Thuỳ

- Hệ số di truyền với cải tiến điều kiện nuôi dưỡng: Đối với các tính
trạng có hệ số di truyền thấp nên chú trọng cải tiến điều kiện nuôi dưỡng đi
đôi với chọn lọc kiểu di truyền. Đối với tính trạng có hệ số di truyền cao cần
cải tạo điều kiện nuôi dưỡng nhưng cần chọn lọc kĩ để nâng cao thành năng
suất.
- Hệ số di truyền với chọn lọc thuần chủng hay lai tạo: Các tính trạng
có hệ số di truyền thấp nên chú trọng tạp giao để nang cao năng suất và tiếp
tục chọn kĩ thuần chủng. Đối với tính trạng có hệ số di truyền cao phải chọn
lọc kĩ thuần chủng làm nguyên liệu gốc ổn định cho việc nâng cao năng suất

bằng lai tạo.
- Hệ số di truyền với phương pháp chọn lọc: Qua hệ số di truyền có thể
dự đoán năng suất đời con thông qua chọn lọc:
p đời con = p cha - mẹ+ h 2 S

p cha mẹ: trung bình năng suất của cha và mẹ.
p đời con: trung bình năng suất của đời con

h 2 : Hệ số di truyền.

S: ly sai chọn lọc
Đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp nên chọn lọc theo phương
pháp gia đình để nâng cao năng suất. Đối với tính trạng có hệ số di truyền cao
nên tiến hành chọn lọc.
Trang 100. Cơ sở di truyền chọn giống động vật
Bài 24: Công nghệ tế bào

I. Vị trí của bài trong chương
Bài học là bài tiếp theo của chương hay là ứng dụng tiếp theo của di
truyền học với công nghệ tế bào. Kiến thức trong bài có liên quan đến kiến
thức của các lớp dưới và các chương trước do đó bài học mang tính khái quát
cao.

Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


Cao Thu Thuỳ

II. Logic kiến thức
Bài 24. Nội dung được trình bày theo logic sau:
Phần 1. Công nghệ tế bào ở thực vật: Trong phần này trình bày ứng dụng của
công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật bao gồm các kĩ thuật sau:
Chọn dòng tế bào sôma, chọn dòng giao tử và dung hợp tế bào trần.
Phần 2. Công nghệ tế bào ở động vật: Trong phần này trình bày công nghệ
nuôi cấy tế bào động vật nhằm sản xuất ra kháng thể cho sản xuất vacxin và
sản xuất vật nuôi theo hình thức cấy truyền hợp tử và nhân bản vô tính.
Logic nội dung bài 24 về cơ bản là hợp lí. Vì thế, khi dạy giáo viên cần
tuân theo logic này và cũng cần bổ sung một số kiến thức có liên quan.
III. Thành phần kiến thức.
1. Thành phần kiến thức.
1.1. Công nghệ tế bào ở thực vật.
1.1.1. Chọn dòng tế bào sôma
* Phương pháp: Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo. Tế bào
này sẽ sinh sản ra nhiều dòng tế bào có bộ NST khác nhau, với biến dị hơn
mức bình thường.
* Mục đích: Tạo ra các giống cây trồng mới có các kiểu gen khác nhau
từ một giống cây trồng ban đầu.
1.1.2. Chọn dòng giao tử.
* Kĩ thuật.
- Tạo dòng đơn bội: Lấy các hạt phấn riêng lẻ cho mọc trên môi trường
nhân tạo.
+ Đặc điểm của dòng đơn bội: Mang các kiểu gen khác nhau, biểu
hiện sự đa dạng các loại giao tử, sản phẩm của giảm phân. Các alen lặn có sự
biểu hiện bình thường.
- Các dòng đơn bội qua chọn lọc được lưỡng bội hoá bằng cách:
+ Lưỡng bội hoá dòng tế bào n thành 2n cho cây lưỡng bội.


Trường ĐHSP Hà Nội 2

K 29C - Sinh


×