Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Tìm hiểu hiểu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.48 KB, 47 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tác phẩm văn học là một công trình nghệ thuật ngôn từ do cá nhân
hay tập thể sáng tạo ra nhằm khái quát bằng hình tượng về cuộc sống và con
người, qua đó thể hiện tâm tư tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại. Một
tác phẩm văn chương được coi là thành công và có giá trị khi ngôn ngữ trong
tác phẩm ấy đạt đến mức điêu luyện, chính xác và chuẩn mực. Điều này cho
thấy việc nghiên cứu và đánh giá ngôn ngữ trong một tác phẩm là việc đặc
biệt quan trọng. PGS. TS Đinh Trọng Lạc đã nhận xét: Cái làm nên sự kỳ
diệu của ngôn ngữ chính là các phương tiện, biện pháp tu từ [4, tr.4]. Chính
vì thế mà ta hoàn toàn có thể khẳng định, cánh cửa đầu tiên mở đường cho
chúng ta tiếp cận với một tác phẩm văn học là tìm hiểu, khám phá các phương
tiện, biện pháp tu từ. Trong số các biện pháp tu từ thường gặp trong văn
chương, chúng ta thấy tiêu biểu hơn cả là biện pháp tu từ hoán dụ. Đây là một
trong những biện pháp tu từ quan trọng làm nên giá trị nhận thức cho đối
tượng được nói đến trong tác phẩm, đồng thời cũng thể hiện đầy đủ dấu ấn cá
nhân của người sáng tạo. Có thể nói biện pháp tu từ hoán dụ là đặc điểm nổi
bật giúp chúng ta nhận biết phong cách riêng của mỗi một nghệ sĩ trong quá
trình lao động nghệ thuật.
1.2. Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại.
Ông được xem là nhà văn mở đường và đắp nền cho văn xuôi hiện đại Việt
Nam thế kỷ XX (Hoài Anh) [10, tr.186], là nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái
đẹp thăng hoa (Mai Quốc Liên) [10, tr.203]. ở Nguyễn Tuân, chúng ta nhận
thấy có sự kết hợp kỳ diệu giữa tính cách tự do phóng túng và thể tuỳ bút đậm
chất trữ tình. Sản phẩm của sự gặp gỡ ấy chính là những trang văn tài hoa, độc
đáo. Trước cách mạng, Nguyễn Tuân đã làm sống lại trong tâm tưởng người


1


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

đọc những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc như sở thích chơi cờ, uống rượu,
thả thơ, nghệ thuật thư pháp. Sau cách mạng, ông say mê ca ngợi vẻ đẹp của
non sông đất nước qua những con người và địa danh cụ thể. Nhân vật chính
trong các thiên tuỳ bút của ông lúc này là ông lái đò, chị công nhân, anh chiến
sĩ... gắn liền với các địa danh Tây Bắc, Huyện Đảo, Hà Nội, Cà Mau... Viết về
ông, nhà văn Nguyên Ngọc đã thật có lí khi nhận xét: Nguyễn Tuân đã nâng
thể tuỳ bút, thể văn sở trường của ông lên một bước mới, tạo thành như là một
thứ tuỳ bút tiểu thuyết [11, tr.5].
Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn là nhà văn có công lớn trong việc phát
triển ngôn ngữ dân tộc. Ông có một vốn từ vựng hết sức giàu có và đầy giá trị
tạo hình. Ông lại có những cách dùng từ đạt tới năng suất cao với nhiều
sáng tạo mới lạ. Đọc văn Nguyễn Tuân, nhà tu từ học có thể tìm thấy rất nhiều
bằng chứng thú vị về những phép so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, tượng
trưng... về những cách phối âm, phối thanh, những cách chuyển đổi giọng điệu
rất linh hoạt và tài hoa. Một trong các biện pháp tu từ được Nguyễn Tuân sử
dụng linh hoạt hơn cả là biện pháp tu từ hoán dụ. Quả thực, trong các truyện
ngắn, đặc biệt là trong thể tuỳ bút và bút ký, hoán dụ tu từ là một trong những
biện pháp đã được nhà văn sử dụng với tần số cao, sáng tạo, độc đáo và đạt
hiệu quả tu từ. Chính vì vậy khi tiếp cận các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn
Tuân, biện pháp hoán dụ tu từ đã hấp dẫn chúng tôi đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu.
1.3. Mặt khác, trong chương trình văn học ở bậc phổ thông, từ Trung
học cơ sở đến Trung học phổ thông, tác gia Nguyễn Tuân đã được đưa vào
giảng dạy với vị trí là một tác gia văn học lớn. Những tác phẩm của nhà văn

được đưa vào giảng dạy cũng được coi là những tác phẩm lớn và tiêu biểu cho
một giai đoạn văn học. Do vậy việc tìm hiểu biện pháp hoán dụ tu từ trong văn
xuôi Nguyễn Tuân sẽ góp phần giúp chúng tôi cảm thụ và giảng dạy tốt hơn
những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân trong nhà trường phổ thông.

2


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Những lí do nêu trên đã hướng chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi
Nguyễn Tuân. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân rất nỗ lực và cố
gắng song không tránh khỏi những hạn chế, chúng tôi rất mong nhận được sự
chỉ giáo của thầy cô và bạn bè.

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân, người được coi là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt
Nam, là một trong những nhà văn sử dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ
thuật. Và từ trước đến nay, khi nghiên cứu về văn Nguyễn Tuân đã có rất nhiều
những công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
2.1. Nghiên cứu về từ ngữ trong văn xuôi Nguyễn Tuân
ở góc độ từ ngữ, các nhà nghiên cứu đã dành cho tác gia Nguyễn Tuân
sự quan tâm đặc biệt với các bài viết:
- Bài viết: Nhà luyện đan ngôn từ - ông lái đò chữ nghĩa in trong cuốn
Nguyễn Tuân - nhà văn và tác phẩm trong nhà trường của tác giả Nguyễn
Quang Trung chủ yếu bàn về tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân. Ông khẳng
định: Văn Nguyễn Tuân là thứ ngôn ngữ nóng rẫy sự sống; Cái độc đáo vô

song, điểm nổi bật bao trùm xuyên suốt các tác phẩm của Nguyễn Tuân, xét ở
bình diện ngôn ngữ, là lấy sự thay đổi liên tục làm nét ổn định, luôn luôn mới
lạ chính là điều thống nhất ở mỗi dòng, mỗi trang ông viết [14, tr.76]. Để
chứng minh cho điều đó, tác giả Nguyễn Quang Trung đã khẳng định Sông
Đà là một cuộc thí nghiệm tâm đắc của ngôn ngữ nóng Nguyễn Tuân. ở tác
phẩm này, nhà văn đã sử dụng những động từ mạnh từ chỗ miêu tả đội quân
thác đá đến những con sóng dữ trên sông Đà. Qua đó, Nguyễn Tuân truyền
cho người đọc cảm giác và ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh con sông Đà vừa

3


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

hùng vĩ vừa hung bạo, trữ tình đang ngày ngày cuồn cuộn chảy trên ngọn
nguồn Tây Bắc.
- Bài Nguyễn Tuân dùng từ ngữ Hán - Việt của tác giả Đặng Lưu in
trong Tạp chí Ngôn ngữ (số 1 năm 2005) là một công trình nghiên cứu bàn
về việc sử dụng từ Hán - Việt trong các tác phẩm của Nguyễn Tuân. Qua đó
tác giả kết luận sở dĩ Nguyễn Tuân dùng từ Hán - Việt nhiều như vậy vì các lí
do sau:
Thứ nhất: Bị quy định bởi đối tượng mà ông lựa chọn và miêu tả trong
tác phẩm.
Ví dụ: Khi viết về sinh hoạt trong những gia đình phong kiến, ta gọi các
từ như: chí hiếu, chí tình, công sinh thành, xuất giá, thanh bạch, đồng liêu, gia
phong... Khi nói về thú ăn chơi của kẻ tài hoa tài tử, ông dùng: anh hoa, đầu
viên, dĩnh ngộ, gia thanh, lãng tử... Khi viết về luật hình của chế độ phong
kiến có: Trát, Đốc bộ đường, đề lao, thơ lại, quản ngục...

Thứ hai: Để tạo âm hưởng đặc biệt cho lời văn.
Ví dụ: Trong Thiếu quê hương, Nguyễn Tuân viết về một anh chàng
Nguyễn của thời đại, nhưng ông cũng dùng rất nhiều từ ngữ Hán - Việt mang
tính trang trọng để nhấn mạnh về tính cách của nhân vật này: Cảnh thể, cự
phú, quần phong, mộ dạ, song loan...
Thứ ba: Sử dụng từ Hán - Việt với chủ đích nghệ thuật ngay cả khi có từ
thuần Việt cùng nghĩa.
Ví dụ: Từ Voi trắng (thuần Việt) và từ bạch tượng (Hán - Việt) là
các cặp từ đồng nghĩa. Nguyễn Tuân đã dùng hai từ đó trong hai ngữ cảnh
khác nhau một cách thần tình.
Thần non Tản truyền cho voi trắng và hiệp thợ mộc đứng cả dậy. ở
đây, dụng ý nghệ thuật của nhà văn là trong quan hệ với thần núi Tản Viên,
con vật được gọi đích danh là thích hợp. Ngược lại, trong con mắt của người

4


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

phàm trần, chúng là loài vật linh thiêng của chốn non tiên nên ở một đoạn
khác, Nguyễn Tuân dùng từ bạch tượng: Có một lần, ông cụ Sần thấy mình
gối vào vòi con bạch tượng mà ngủ (Trên đỉnh non Tản).
Cuối cùng, tác giả Đặng Lưu kết luận: Đọc Nguyễn Tuân, gặp cách kết
hợp bất ngờ như vậy, người đọc không thể không dừng lại ngẫm nghĩ để
thưởng thức cái thú vị trong xảo thuật ngôn từ của nhà văn [6, tr.37].
- Cuốn Tác phẩm văn chương trong trường phổ thông - những con
đường khám phá (Tập 3 - Nxb Giáo dục, 2005) của các tác giả Vũ Dương
Quỹ, Lê Bảo có bài viết Người lái đò sông Đà bàn về phong cách nghệ thuật

của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau khi phân tích những nét đặc sắc làm nên sức
hấp dẫn của tác phẩm, các tác giả khẳng định: Ngay từ nhan đề tác phẩm đã
ùa vào ta một liên tưởng kép - Nguyễn Tuân xưng tụng người lái đò tài hoa, trí
dũng trên dòng sông thiên nhiên bạo liệt, còn ngôn ngữ của ông lại cho thấy
ông như một người lái bậc thầy lái con thuyền chữ nghĩa trên một dải sông
văn không kém thác ghềnh. Bài ca lao động và bài ca ngôn từ song hành trong
một áng văn kỳ lạ... [15, tr.67].
- Bài viết Chuyên viên tiếng Việt của tác giả Nguyễn Đăng Điệp in
trong cuốn Chân dung các nhà văn Việt Nam hiện đại (tập 1 - Nguyễn
Đăng Điệp, Văn Giá, Lê Quang Hưng, Nguyễn Phương, Chu Văn Sơn, Nxb
Giáo dục, 2005) cũng có những nghiên cứu rất tỉ mỉ và chính xác về cách sử
dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân. Theo đó, tác giả viết: Với Nguyễn Tuân,
những con chữ không phải là những kí hiệu thông báo thuần tuý. Bản thân mỗi
chữ đều chứa đựng trong đó một linh hồn. Chăm sóc về chữ nghĩa, vì thế là
một ứng xử văn hoá, là thái độ trân trọng về cái đẹp của văn chương. Tình
cảm, khát vọng, sự giàu có của tâm hồn nhà văn... tất cả đều được hiện hình
qua chữ [2, tr.78].

5


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Như vậy, tác giả đã xem xét cách dùng từ của Nguyễn Tuân ở phương
diện văn hoá, từ đó góp phần khẳng định sự tinh tế trong ngòi bút của nhà văn.
- Bài viết: Nghĩ về một phong cách tuỳ bút của Trần Hữu Tá in trong
cuốn Để tìm hiểu một số tác gia và tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại
(Nxb Giáo dục, 2004) là một công trình nghiên cứu công phu và sâu sắc. Tác

giả đã dành hẳn một phần lớn bài viết của mình tìm hiểu về ngôn từ mà nhà
văn sử dụng, trong đó, tác giả có một phát hiện rất độc đáo: Trong những
trang tuỳ bút, Nguyễn Tuân đã nêu gương sáng về việc dùng từ, đặt câu, lập ý.
Nói rộng ra, ông hết sức trân trọng, cân nhắc để có những trang văn thật sự
có tính nghệ thuật cao, có sức ám ảnh lâu bền... [8, tr.36].
Điều đặc biệt khi nghiên cứu về cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân
là tác giả đã phát hiện ra nghệ thuật tách từ của nhà văn với những dẫn chứng
tiêu biểu, thuyết phục:
Trong Chén rượu vĩnh biệt (Tao đàn 1939)
... Rượu lúc này sao cay sao đắng lạ
... Tất cả chỉ có thế thôi, một đoàn thê tử yếu và đuối.
Hoặc trong Trang hoa (1963)
Tôi ước gì mắt trần mắt thịt của tôi có được cái sáng cái suốt của
quang tuyến ích xì.
Trong Đi và viết (1972)
... Ngày xưa có một nhà văn đi rất dữ và viết cũng rất tợn.
... Ta đâm mê với thực tế Tây Bắc, lâu lâu mà lên chưa kịp thì có khối
người nhắc, lắm hôm đang nuốt dở một miếng cơm là cứ sặc khốn sặc khổ lên.
Như vậy, các bài nghiên cứu đã bao quát tất cả những đặc điểm nổi bật
của ngôn từ văn xuôi Nguyễn Tuân: tinh tế, độc đáo, sáng tạo, giàu giá trị tạo
hình và biểu cảm cao.

6


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

2.2. Nghiên cứu từ góc độ ngữ pháp, cách diễn đạt

Cùng với việc tìm hiểu về từ ngữ, các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm
đến cấu trúc ngữ pháp và cách diễn đạt trong văn xuôi Nguyễn Tuân, bởi đây
là một trong những dấu hiệu của phong cách tài hoa của nhà văn.
- Bài Người lái đò sông Đà của tác giả Phan Huy Chú in trong cuốn
Giảng văn văn học Việt Nam (Nxb Hà Nội, 2000) bàn về cách hành văn
trong văn Nguyễn Tuân, tác giả khẳng định: Khi miêu tả những con thác vô
cùng độc dữ, nham hiểm, câu văn của ông thường mang nhịp điệu dồn dập,
kích thích, nhưng khi ngợi ca con sông Đà gợi cảm, câu văn lại thư duỗi hết
sức êm ả nghe như tiếng hát ngân nga. Văn Nguyễn Tuân gồm chứa cả hai cực
đó mà cực thứ hai, cực trữ tình mềm mại và thấm đượm một thứ mỹ học hoài
cực độc đáo được thể hiện rõ hơn cả [16, tr.117].
- Cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong cách của GS. Nguyễn Đăng
Mạnh viết về kho từ vựng phong phú của nhà văn Nguyễn Tuân. Giáo sư nhận
xét: Câu văn Nguyễn Tuân có nhiều kiểu kiến trúc đa dạng. Ông là một nghệ
sĩ ngôn từ biết chú trọng tới âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi. Câu văn
Nguyễn Tuân giàu màu sắc, giàu âm thanh, nhịp điệu trầm bổng hài hoà, khi
có nội dung cảm xúc tương xứng sẽ trở thành những dòng thơ trữ tình ngân
vang trong lòng người đọc [7, tr.286].
Như vậy, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã chú ý nhấn mạnh đến phương
diện âm điệu, nhịp điệu của câu văn xuôi Nguyễn Tuân.
- Vẫn bàn về câu văn của Nguyễn Tuân, trong bài viết Nguyễn Tuân bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam in trong cuốn Nguyễn Tuân về
tác gia và tác phẩm (Nxb Giáo dục, 2003), tác giả Mai Quốc Liên viết: Câu
văn Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng của câu văn, cách hành văn, tạo cú... văn
Pháp. Nó trùng điệp, phức điệu và phức cú để diễn tả cho được những quan
hệ phức tạp của chính hiện thực và tâm trạng. Tuy thế, về cơ bản nó vẫn là

7


Khoá luận tốt nghiệp


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

cách nói của người Việt, người Việt Hà Nội, người Việt đồng bằng Bắc bộ với
tất cả cái đậm đà, cái duyên dáng... [10, tr.205].
Qua khảo sát các bài nghiên cứu trên, một điều ta dễ nhận thấy là các
nhà nghiên cứu chỉ xem xét câu văn Nguyễn Tuân trong khuôn khổ một bài
viết, chưa có những công trình nghiên cứu khoa học thực sự lớn, hoàn chỉnh về
câu văn Nguyễn Tuân trong toàn bộ tuyển tập. Bởi vậy đây cũng là đề tài hấp
dẫn các nhà nghiên cứu trong thời gian tới.
2.3. Nghiên cứu từ góc độ Phong cách học
Nghiên cứu ở góc độ Phong cách học chính là việc các tác giả đi sâu
tìm hiểu các phương thức, biện pháp tu từ được nhà văn Nguyễn Tuân sử dụng
trong các tác phẩm của mình. Có thể kể đến các bài viết như:
- GS. Hoàng Nhân trong bài: Có gì chung giữa Nguyễn Tuân và
Andregide? (Tạp chí Văn học, số 4 - 1998) đã đi sâu tìm hiểu biện pháp so
sánh tu từ trong văn Nguyễn Tuân, sau khi so sánh sự giống nhau và khác
nhau về đặc điểm phong cách của hai nhà văn, tác giả khẳng định: Ông vận
dụng một kho từ vựng phong phú, nhiều biện pháp tu từ như so sánh, tượng
trưng, ẩn dụ [13, tr.12]. Cùng với các phương tiện và biện pháp tu từ khác, so
sánh tu từ là một biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Tuân vận dụng khi xây
dựng hình tượng và chính biện pháp này đã làm cho phong cách của nhà văn
có sự khác biệt so với tác giả Andregide (Nhà văn Pháp).
- Bài So sánh đặc sắc trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
của TS. Nguyễn Thanh Tú in trong Tạp chí Ngôn ngữ (số 6 năm 2004) viết:
Nguyễn Tuân được coi là nhà văn của so sánh. Nhiều người đã kì khu tìm và
phân tích những so sánh tuyệt vời của nhà văn. ở đây, chúng tôi chỉ xin nêu
ra những đặc sắc nghệ thuật của so sánh trong đoạn trích Người lái đò sông
Đà. Theo thống kê của chúng tôi có 73 so sánh trên tổng số 179 câu văn.
Như vậy trung bình cứ hơn hai câu văn thì nhà văn dùng một so sánh. Đặc


8


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

biệt là nhà văn ưa dùng hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh gồm cả bốn
yếu tố: cái được so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh, cái so sánh.
Ví dụ: Tay ông (cái được so sánh) lêu nghêu (cơ sở so sánh) như (từ so
sánh) cái sào (cái so sánh).
Chân ông (cái được so sánh) lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại (cơ sở
so sánh) như (từ so sánh) kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng (cái so
sánh)... [19, tr.25].
- Bên cạnh đó, tác phẩm Người lái đò sông Đà với mật độ so sánh tu
từ dày đặc còn hấp dẫn tác giả Trần Ngọc Hiển với bài viết: Bút lực Nguyễn
Tuân qua một áng văn so sánh (Đọc người lái đò sông Đà) in trên Tạp chí
Văn học và Tuổi trẻ (số 26, Nxb Giáo dục, 1997). Ngay từ những dòng đầu,
tác giả đã nhận xét: Có thể hơi cực đoan như thế này chăng: Người lái đò
sông Đà (tác phẩm giảng dạy trong nhà trường của Nguyễn Tuân) là một áng
văn so sánh [4, tr.22]. Và Người tình nhân chưa quen biết sông Đà đã đưa
đến cho Nguyễn Tuân biết bao liên tưởng độc đáo, thú vị. Người lái đò sông
Đà của ông là một trong những áng văn có mật độ so sánh khá dày và có
những so sánh thật lạ [3, tr.23].
- GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn, tư tưởng và phong
cách cũng có những công trình nghiên cứu rất công phu về biện pháp so sánh
của Nguyễn Tuân. Theo ông: Đọc Nguyễn Tuân, nhà tu từ học tìm thấy được
nhiều bằng chứng về những phép ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng
trưng... [7, tr.317]. Và để chứng minh cho đặc điểm này, Giáo sư đã dẫn ra

một số dẫn chứng về phép so sánh tu từ mà tác giả cho là: Trước cách mạng,
lối chơi ngông và chủ nghĩa độc đáo của Nguyễn Tuân thường dẫn đến những lối
ví von tuy chính xác và mới lạ đấy nhưng nhiều khi thật oái oăm [7, tr.318].
Ông thử roi vào mặt trống, rồi uốn hai đầu xuống, thân roi ưỡn ngửa
mãi lên như lúc đàn bà tránh một cái hôn bạo (Đới roi).

9


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Và khinh bạc:
Thuỷ tinh bóng đèn điện không có lửa, dưới ánh nắng bóng nhẫy như
đồ tế nhuyễn mạ và vô liêm xỉ như những cuộc đời không có chân giá, mỗi tí
hào nhoáng phủ lên trên chỉ toàn là của đi mượn (Chiếc lư đồng mắt cua).
Và bi quan:
Đề lên màu tang bầu không khí thu muộn, chất bóng cốc pha lê nó bật
hẳn lên nhưng nét cười của một người công binh lúc tắt nghỉ (Lại đi nữa).
Như vậy, qua các tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Tuân viết trước cách
mạng, GS. Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định biện pháp so sánh tu từ được
Nguyễn Tuân sử dụng dày đặc và độc đáo. Chính biện pháp này đã tạo nên sức
hấp dẫn trong những thiên tuỳ bút và truyện ngắn của ông.
- Cuốn giáo trình Phong cách học tiếng Việt do PGS.TS. Đinh Trọng
Lạc (chủ biên) đã dành hẳn một chuyên mục viết về biện pháp so sánh tu từ
với những dẫn chứng rất cụ thể và sinh động. Bên cạnh đó, tác giả cũng
nghiên cứu biện pháp hoán dụ tu từ: Trong ngôn ngữ nghệ thuật, hoán dụ là
phương thức sáng tạo nghệ thuật [5, tr.203]. Đồng thời tác giả đặc biệt chú ý
tới biện pháp này trong văn xuôi Nguyễn Tuân: Trong văn xuôi nghệ thuật,

Nguyễn Tuân là người ưa tìm tòi những hoán dụ độc đáo [5, tr.204].
Tác giả đã đưa ra các dẫn chứng về phép hoán dụ tu từ trong văn xuôi
Nguyễn Tuân:
Từ chỗ có đồng bằng, ông sáng tạo ra đồng rừng, đồng biển,
đồng mặn và một loạt huyện đảo, huyện rừng, huyện muối... Ông gọi
tên nhân vật ở biển là anh Nục, anh Thu, anh Trích, anh Chuồn, gọi
tên một người bạn văn là Ngờ - Vờ - Bờ (theo âm chữ viết), gọi tên một chị
công nhân là: Chị - công - nhân - áo - xanh - nhớ - nhà, gọi 1/4 thế kỷ là
một góc thế kỷ chia tư...
Sau rất nhiều những dẫn chứng tiêu biểu, tác giả kết luận: Có thể nói
một trong những đặc sắc làm nên phong cách Nguyễn Tuân chính là những

10


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

hoán dụ vừa có vẻ dễ dãi vừa là kì công tìm tòi, rất khó bắt chước. Ông là một
nghệ sĩ lớn, là bậc thầy về ngôn ngữ ít ai sánh kịp [5, tr.205].
Trên đây là những công trình nghiên cứu về văn xuôi Nguyễn Tuân
được nhìn từ góc độ Phong cách học. Xét một cách khái quát, chúng ta có thể
thấy hầu hết các bài viết đều tập trung nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh và
chỉ dừng lại ở việc minh hoạ khi viết về phong cách nghệ thuật của nhà văn
Nguyễn Tuân. Biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân cũng đã
được các tác giả chú ý nghiên cứu nhưng chủ yếu lấy làm dẫn chứng để thuyết
minh và làm sáng tỏ cho một vấn đề lí thuyết ngôn ngữ mà chưa được nghiên
cứu thành hệ thống và chuyên sâu.
Trong phạm vi tài liệu chúng tôi thống kê được, có một khoá luận tốt

nghiệp của của sinh viên Nguyễn Thế Lượng (K27E) Tìm hiểu hiệu quả nghệ
thuật của biện pháp so sánh tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Nghiên cứu
chuyên sâu về biện pháp hoán dụ, cho đến nay chưa có đề tài nào trùng tên với
đề tài khoá luận của chúng tôi.
Trên cơ sở những gợi ý của các tác giả đi trước, chúng tôi lựa chọn đề
tài Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn
xuôi Nguyễn Tuân với hy vọng sẽ đưa ra được kết quả thống kê, phân loại,
nhận xét bước đầu về mức độ sử dụng và hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu
từ hoán dụ trong văn xuôi Nguyễn Tuân một cách có hệ thống.

3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân, chúng tôi nhằm những mục
đích sau:
- Khẳng định, cụ thể hoá một vấn đề lý thuyết thuộc phạm vi Phong
cách học. Đó là vấn đề về biện pháp tu từ hoán dụ và việc sử dụng nó trong
các tác phẩm văn xuôi.

11


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

- Khảo sát, thống kê, phân loại góp phần khẳng định giá trị của biện
pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân, từ đó khẳng định tài năng và
phong cách tài hoa độc đáo của nhà văn.
- Chuẩn bị những tư liệu cần thiết cho việc học tập hiện nay cũng như
cho việc giảng dạy văn học sau này của bản thân.


4. Nhiệm vụ của đề tài
- Tập hợp những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại biện pháp hoán dụ tu từ trong văn
xuôi Nguyễn Tuân thông qua phiếu thống kê.
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích giá trị
biểu hiện của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân.
5.2. Phạm vi khảo sát
Truyện ngắn, kí, tuỳ bút qua hai Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I + II),
Nxb Văn học, 2000 do tác giả Lữ Huy Nguyên tuyển chọn và giới thiệu.

6. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Khảo sát, thống kê, phân loại biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi
Nguyễn Tuân.
- Vận dụng phương pháp phân tích phong cách học để phân tích hiệu
quả sử dụng của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân.

12


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

phần nội dung

1. Cơ sở lí luận
1.1. Biện pháp tu từ hoán dụ
Biện pháp tu từ, định nghĩa một cách khái quát nhất, đó là những cách
phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ để tạo ra
hiệu quả tu từ do sự tác động qua lại của các yếu tố trong một ngữ cảnh riêng.
Khi nói tới các biện pháp tu từ trong tác phẩm văn chương chính là chúng ta
nói tới hiệu quả biểu đạt của các biện pháp ấy đối với nội dung tư tưởng của
tác phẩm. Hoán dụ là một biện pháp tu từ độc đáo, có giá trị tạo hình và gợi
cảm cao.
PGS.TS Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học tiếng Việt định
nghĩa như sau: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa bằng cách dùng một
đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng để gọi tên chính đối
tượng đó [5, tr.203].
1.2. Cơ chế tạo thành biện pháp tu từ hoán dụ
Thông thường, mô hình cấu tạo chung của một biện pháp tu từ bất kỳ
(so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, tượng trưng) gồm có:
A. Sự vật vốn có
B. Sự vật được liên tưởng
Tuỳ theo từng biện pháp tu từ cụ thể mà xuất hiện thêm một số từ ngữ
đặc trưng.
Xét cụ thể với biện pháp hoán dụ tu từ, ta thấy mô hình chung chỉ xuất
hiện một vế là vế B, nhờ sự liên tưởng mà người đọc tìm ra vế A.
Cơ sở của sự liên tưởng để tìm ra vế A chính là dựa trên mối liên hệ
tương cận giữa các sự vật. Quan hệ tương cận ấy có thể là quan hệ gần gũi, đi
đôi với nhau trong thực tế khách quan của hai đối tượng.

13


Khoá luận tốt nghiệp


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

1.3. Hiệu quả của biện pháp tu từ hoán dụ
Trong các tác phẩm văn chương, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng
nhằm nhấn mạnh, khắc hoạ một đặc điểm tiêu biểu nào đó của đối tượng, giúp
người đọc, người nghe nhận thức được sâu sắc về đối tượng từ đó hiểu đúng
nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm.
Bên cạnh đó, do biện pháp tu từ hoán dụ được xây dựng trên cơ sở mối
liên hệ logic khách quan giữa hai đối tượng với những liên tưởng độc đáo, bất
ngờ nên thể hiện rõ dấu ấn cá nhân, tài năng của người nghệ sĩ. Đây cũng
chính là một trong những căn cứ để chúng ta phân biệt phong cách ngôn ngữ
của tác giả trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật.
Do chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm như trên nên biện pháp
tu từ hoán dụ được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hàng
ngày, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

2. Kết quả khảo sát - thống kê - phân loại
2.1. Tiêu chí
- Căn cứ vào định nghĩa hoán dụ: Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa
bằng cách dùng một đặc điểm hay một nét tiêu biểu nào đó của một đối tượng
để gọi tên chính đối tượng đó.
- Căn cứ vào cơ chế tạo thành biện pháp tu từ hoán dụ.
2.2. Kết quả thống kê
- Chúng tôi tiến hành thống kê trong hai tuyển tập truyện, ký của
Nguyễn Tuân (tập I + II) và thu được tổng số 387 phiếu.
- Kết quả phân loại như sau:

14



Kho¸ luËn tèt nghiÖp

Hoµng ThÞ Thuý - K29C Ng÷ v¨n

15


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

3. Phân tích kết quả thống kê
Căn cứ vào kết quả thống kê được, chúng tôi tiến hành phân tích hiệu
quả của biện pháp hoán dụ tu từ trong văn xuôi Nguyễn Tuân theo các dạng
thể hiện sau:
3.1. Hoán dụ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa vật chứa và
vật bị chứa
Có thể nói đây là dạng thể hiện hoán dụ được nhà văn sử dụng phổ biến
và đạt hiệu quả tu từ cao. ở dạng này, chúng tôi thống kê được 74/387 phiếu
chiếm 19,1%. Đây chính là dạng thể hiện chiếm tỉ lệ cao trong phép hoán dụ
của Nguyễn Tuân. Dạng này được xác lập trên cơ sở mối quan hệ giữa vật
chứa và vật bị chứa, tức nhà văn không trực tiếp gọi tên của đối tượng mà
dùng tên gọi của vật chứa đối tượng ấy nhằm hướng tới một ý nghĩa khái quát
cao hơn, rộng hơn.
Ví dụ 1: Trong cái yên lặng của một mái nhà ngủ bị chìm hẳn vào cái
đêm của tỉnh xép, tôi nhìn mấy khoảng giữa có những cánh màn the cũ, màn
rủ buông mà lòng thấy se co hẳn lại.
(Chiếc Va-ly mới - tr.261)
ở câu văn trên, biện pháp hoán dụ được nhà văn sử dụng rất tinh tế.

Ông dùng hình ảnh một mái nhà (vật chứa) để chỉ mọi người đang sống
trong ngôi nhà đó (vật bị chứa), đặc biệt là ngôi nhà ấy đang ở trạng thái tĩnh,
điều này cũng đồng nghĩa với việc mọi người trong nhà đang chìm dần vào
giấc ngủ. Nhưng, ý nghĩa của câu văn không chỉ dừng lại ở đó, nhờ biện pháp
hoán dụ, nhà văn đã nhấn mạnh được chiều sâu cảm xúc của nhân vật kể
chuyện. Không gian càng khuya, càng tĩnh lặng thì con người càng cảm thấy
cô độc, càng ý thức rõ hơn về cuộc sống và số phận của mình. ở đây, nhân vật
tôi đã nhìn vào sự vật hiện hữu còn thấy được trong đêm: một cái màn the
cũ rủ buông khiến tâm trạng nhân vật trùng xuống, trĩu nặng suy tư.

16


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Như vậy, thông qua việc dùng hoán dụ lấy vật chứa để chỉ vật bị chứa,
Nguyễn Tuân vừa khắc hoạ được không gian yên tĩnh trong đêm của một ngôi
nhà nhỏ, khiến người đọc cảm nhận được suy nghĩ của một con người khi phải
đối diện với chính mình.
Ví dụ 2: Nó dồn làng, bỏ tù cả bản, đầy đoạ cả bản cả Mường chết mòn.
(Đường lên Tây Tây Bắc - tr.610)
Yêu mến cảnh vật thiên nhiên, Nguyễn Tuân đến với Tây Tây Bắc để
chiêm ngưỡng và ca ngợi vẻ đẹp nơi đây. Nhưng, với phát hiện hết sức tinh tế
và độc đáo, Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại viết về những sự vật hiện tượng
hiện hữu mà ngòi bút của ông còn luôn luôn hồi tưởng nhớ lại những gì đã
qua. Trên đường lên Tây Bắc, ông đã nhớ lại cả một thời kỳ lịch sử gian khổ
của Tây Tây Bắc những năm khi cách mạng chưa về, ông nhớ lại từng tội ác
của giặc Pháp: dồn làng, bỏ tù cả bản... Các từ làng, bản, Mường có

ý nghĩa khái quát cao, đây là những danh từ chỉ vật chứa để nói những người
dân cùng quần tụ trong một khu vực địa lý lâu đời và có quan hệ mật thiết với
nhau. Sử dụng cách nói hoán du này, Nguyễn Tuân muốn nhấn mạnh đến số
đông. Thực dân Pháp không chỉ đàn áp, bóc lột một người, một cá thể nào mà
chúng gây đau thương tang tóc cho hết thảy mọi người dân sống trong buôn
làng. Qua đó, chúng ta thấy được tội ác của giặc Pháp đồng thời cũng cảm
nhận được tâm trạng dồn nén bồi hồi, xúc động của nhà văn khi nhớ về lịch
sử. Để rồi ở những dòng cuối cùng của bài ký, Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin
của mình vào hiện tại và tương lai Tây Bắc khi có Đảng dẫn đường: Đời sống
Tây Bắc ngày nay là một tấm lòng tin tưởng không bờ bến, tin mình, tin người,
mấy chục dân tộc miền cao và đồng bằng tin cậy lẫn nhau và nhất là tin chắc
vào cái chế độ đẹp sáng do tay mình đắp cao mãi lên trên chỗ cao nguyên
tiềm tàng sức sống này [13, tr.612].
Ví dụ 3: Lào Cai có những kinh nghiệm xương máu mồ hôi về làm
đường quốc lộ, đường liên tỉnh liên huyện; ở đây cũng là nơi đi đầu trong vấn

17


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

đề đúc kết kinh nghiệm tiễu phỉ; ở đây cũng là nơi đi đầu trong việc đúc chữ
cho dân tộc Mèo.
(Tây Bắc và Lào Cai - tr.43)
Sau cách mạng, Nguyễn Tuân hăng say đi thực tế trên khắp mọi nẻo
đường của Tổ quốc, nhưng vùng đất nhà văn gợi thương gợi nhớ hơn cả
chính là Lào Cai. Nói Lào Cai có những kinh nghiệm xương máu mồ hôi về
làm đường quốc lộ, đường liên tỉnh liên huyện chính là nhà văn đang dùng

biện pháp hoán dụ lấy tên tỉnh Lào Cai (vật chứa) để chỉ vật bị chứa là những
người dân sống trong địa bàn tỉnh đó. ở đây, Nguyễn Tuân muốn khẳng định
những thành tựu mà người dân Lào Cai đã đạt được trong việc làm đường quốc
lộ, đúc kết kinh nghiệm tiễu phỉ và đúc chữ cho người Mèo. Với cách nói giàu
sức khái quát, chúng ta như thấy được sự nỗ lực của mỗi người dân ở tỉnh
trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm xoá dần
khoảng cách giữa miền xuôi và miền ngược đồng thời cũng thấy được niềm tự
hào của Nguyễn Tuân về những thắng lợi người dân Lào Cai đã đạt được.
Tiểu kết: Từ sự phân tích trên đây có thể thấy hoán dụ xây dựng trên cơ
sở vật chứa và vật bị chứa là dạng phổ biến trong văn xuôi Nguyễn Tuân. Đây
là dạng hoán dụ mà vật chứa và vật bị chứa có mối quan hệ cá thể - bao hàm.
Đối tượng được Nguyễn Tuân lựa chọn làm vật chứa rất đa dạng: mái nhà,
làng, bản, tên tỉnh... Thông qua vật chứa mà người đọc hiểu về đối tượng được
nói tới ở vật bị chứa. Vật chứa hiện lên sinh động, bất ngờ bao nhiêu thì vật bị
chứa càng rõ nét bấy nhiêu.
3.2. Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa dấu hiệu và vật
có dấu hiệu
ở dạng thể hiện này, chúng tôi thống kê được 53 phiếu chiếm 15,0%.
Có thể khẳng định đây là biện pháp hoán dụ có sức biểu hiện đầy đủ hơn cả
khả năng liên tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân đồng thời cũng cho thấy sự

18


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

phong phú trong vốn từ của nhà văn góp phần làm uyển chuyển thêm thể văn
tuỳ bút. Tác giả Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: ở Nguyễn Tuân có sự thâm trầm

trong ý nghĩ, sự lọc lõi trong quan sát. Lao động nghệ thuật gian khổ đã giúp
nhà văn thành công trên từng trang văn, qua từng con chữ [10, tr.51]. ở dạng
hoán dụ này, chúng tôi chia nhỏ thành các tiểu loại sau.
3.2.1. Hoán dụ dùng hình ảnh, sự vật đặc trưng để chỉ chủ thể
Ví dụ 1: Tôi đã hèn nhát đến nỗi không có can đảm nhận một câu hỏi
thăm của một đào nương, một buổi sớm chủ nhật, trước cửa Gôđa, vào một
cái giờ mà phố Tràng Tiền ngựa xe như nước, áo quần như nêm, mỗi con
người lượn qua đây là có cái vẻ bề ngoài của một trang giai nhân tài tử.
(Chiếc lư đồng mắt cua - tr.217)
Trong câu văn trên, ta thấy cụm từ ngựa xe như nước, áo quần như
nêm vốn là một câu thơ dùng hình ảnh, dấu hiệu đặc trưng để chỉ vật có dấu
hiệu là khoảng thời gian buổi sáng, khi bắt đầu giờ làm việc của một ngày
mới. Hình ảnh sự vật này được Nguyễn Tuân trích từ hai câu thơ trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm
ở đây, Nguyễn Du sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ so sánh. Nhà
thơ so sánh ngựa xe là những sự vật cụ thể với nước vốn là chất lỏng trừu
tượng. Như ta đã biết, trước đây, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là
xe ngựa, các bậc tài tử giai nhân thì thường dùng xe có bốn ngựa kéo. Hình
ảnh ngựa xe như nước chứng tỏ người qua lại rất đông đúc, không ngớt,
không dừng tựa như dòng nước chảy xiết. Vế thứ hai áo quần như nêm thì ta
thấy áo quần là đặc trưng để chỉ con người, đặc biệt trong câu thơ, cụm từ áo
quần đã có sự chuyển nghĩa chỉ các bậc giai nhân tài tử đi lại nhộn nhịp, dập
dìu trên đường phố. Có thể nói, với cách miêu tả như trên, Nguyễn Du đã giúp

19


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

chúng ta hình dung ra sự đông đúc trong tiết thanh minh vào một buổi sáng.
Còn ở Nguyễn Tuân, ta thấy sự sáng tạo của nhà văn là ông đã dùng biện pháp
dẫn Kiều làm phương tiện biểu hiện cho mình. Cách nói này không chỉ có tác
dụng biểu đạt một cách có hình ảnh về đối tượng được đề cập tới mà nó còn
tạo ra sự đồng cảm giữa những người cùng có chung một vốn văn hoá.
Ví dụ 2: Mồ hôi hàng ngàn dòng vã ra, tưới thêm muối mặn xuống
mặt đường như tăng thêm cấp phối cho mặt đường. Nhựa cây rừng, tới một lúc
nào, đã phải xin thua không dám chảy thi với mồ hôi những người đang quần,
đang cuốn lên ở khắp tuyến đường.
(Đi mở đường - tr.643)
Vào những năm 1958 - 1960, Đảng và Nhà nước ta có phát động phong
trào đi khai sơn phá thạch những vùng kinh tế mới. Theo tinh thần đó, ở các
tỉnh địa đầu của Tổ quốc, hàng nghìn km đường đã được mở. Đó đây ở các
công trường đang làm việc, tiếng cuốc, tiếng xẻng, tiếng đập đá, tiếng mìn nổ
hoà lẫn với những tiếng hát, tiếng cười vui vẻ của anh chị em công nhân cầu
đường. Chính điều này đã có sức thu hút mạnh mẽ đối với nhà văn Nguyễn
Tuân. Ông đã có mặt ở hầu hết các tuyến đường mới mở và ghi lại không khí
làm việc khẩn trương nơi đây. Trong câu văn trên, nhà văn đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật hoán dụ kép dùng hình ảnh, sự vật đặc trưng mồ hôi kết
hợp với hoán dụ dùng số lượng xác định hàng ngàn dòng (biểu thị số nhiều)
để chỉ chủ thể sự lao động vất vả. Ca dao có câu:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
Các tác giả dân gian đã so sánh mồ hôi với mưa ruộng cày nhằm nhấn
mạnh sự lao động nặng nhọc. Trong văn Nguyễn Tuân, ông đã có sự sáng tạo
thật độc đáo và bất ngờ. Nhà văn so sánh mồ hôi của con người với nhựa cây
rừng. Nhựa cây rừng là thứ chất lỏng chứa chất dinh dưỡng bên trong thân cây


20


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

nhằm duy trì sự sống cho cây. Và đây không phải nhựa của một cây, hai cây,
mười cây... mà là của cây rừng chứng tỏ số lượng rất nhiều. Vậy mà trong
liên tưởng của nhà văn Nguyễn Tuân, nhựa cây rừng, tới một lúc nào, đã phải
xin thua không dám chảy thi với mồ hôi những người đang quần, đang cuốn
lên ở khắp các tuyến đường. Điều này có nghĩa mồ hôi của người lao động
đổ ra còn lớn hơn rất nhiều lần so với nhựa cây rừng.
Như vậy, trong một đoạn văn ngắn, sự kết hợp sáng tạo của biện pháp
hoán dụ so sánh và nói quá đã giúp chúng ta hình dung ra phần nào công việc
nặng nhọc của những người công nhân làm công việc mở đường và thêm yêu
quý, biết ơn sự hy sinh thầm lặng của họ.
3.2.2. Hoán dụ dùng màu sắc để chỉ chủ thể
Ví dụ: Bỏ lại sau mình cái màu nâu của khu xuôi, bây giờ chúng ta lại
hả hê với những màu lam thâm thuý đon đả của Việt Bắc.
(Đường vui - tr.386)
Thông thường, Nguyễn Tuân không thích nói cái gì hời hợt, đơn giản
mà ông hay ví von, hàm ẩn để làm cho sự vật được hiện lên sinh động, bất
ngờ. Nói về khu vực đồng bằng, nhà văn đã phát hiện ra dấu hiệu nổi bật nhất
của nó, ấy là màu nâu. Màu nâu có thể khiến chúng ta liên tưởng đến màu
của đồng ruộng, chúng ta cũng dễ nghĩ đến màu áo của người nông dân quanh
năm chân lấm tay bùn. Dùng hoán dụ màu nâu để chỉ khu xuôi, Nguyễn
Tuân muốn nhấn mạnh vào nét phẩm chất giản dị, chân thành mà cũng rất
đậm đà, đằm thắm của người dân vùng đồng bằng.

Bên cạnh màu nâu (dấu hiệu của khu vực nông thôn), Nguyễn Tuân
dùng hoán dụ nhân hoá màu lam thâm thuý đon đả để nói tới quê hương
cách mạng. Màu lam có thể là biểu hiện của lá rừng, cũng có thể là màu
chàm, màu áo những người dân Việt Bắc hay mặc.

21


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

Điều đặc biệt là Nguyễn Tuân không chỉ dừng lại ở màu lam, mà theo
ông, đó là màu lam thâm thuý đon đả của Việt Bắc. Trong cụm từ này, ta
thấy tác giả dùng hai loại từ láy, một từ láy Hán - Việt (thâm thuý) để nhấn
mạnh độ đậm của màu sắc, một từ láy thuần Việt (đon đả) để chỉ thái độ,
cách nói năng của con người. Hai từ láy này kết hợp với nhau đã mở ra cho
người đọc trường liên tưởng về phẩm chất quý báu của con người Việt Bắc,
phẩm chất mến khách, thân thiện, khéo léo, thật thà.
Vậy là trong một câu văn ngắn, Nguyễn Tuân sử dụng hai hoán dụ tu từ
nhằm làm nổi bật các đặc trưng tiêu biểu của hai vùng đất cụ thể. Đặc biệt nhà
văn nhấn mạnh những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của những người
dân ở Việt Bắc, quê hương cách mạng.
3.2.3. Hoán dụ dùng y phục để chỉ chủ thể
Ví dụ 1: Nhìn những con người trẻ tuổi nước ta áo xanh chẽn tay
quần xanh chẽn hông đang làm việc trong buồng lái, trong lòng rưng rưng
lên một nỗi niềm chỉ có lúc đi trên trời mây này là mới cảm khái được đầy đủ
rõ ràng như thế.
(Một bài thơ Đường, tập 2 - tr.24)
Bên cạnh cảm hứng say mê ca ngợi vẻ đẹp của non sông đất nước,

Nguyễn Tuân còn rất xúc động tự hào khi viết về tuổi trẻ tài cao, trí lớn của
những con người đang lao động xây dựng đất nước. Trong chuyến đi thực tế
Tây Bắc bằng đường mây, Nguyễn Tuân đã có dịp ca ngợi những người
công nhân làm việc trong buồng lái qua cách nói hoán dụ dùng y phục để chỉ
chủ thể tinh tế và sáng tạo. Ông dùng y phục áo xanh chẽn tay quần xanh
chẽn hông (dấu hiệu y phục của những người công nhân hàng không) để chỉ
những người công nhân trong tổ lái. Nếu như trước kia, phương tiện đi lại chủ
yếu của chúng ta là những phương tiện hết sức thô sơ như xe ngựa, xe bò, xe
xích lô, xe đạp... thì giờ đây, bằng sự sáng tạo trong lao động, chúng ta đã có
những chiếc máy bay đầu tiên. Và chủ nhân của nó không ai khác chính là

22


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

những người lao động trẻ tuổi Việt Nam, những người mà Nguyễn Tuân miêu
tả mặc áo xanh chẽn tay quần xanh chẽn hông đầy thân thương, trìu mến.
Việc sử dụng biện pháp hoán dụ như trên giúp chúng ta có thêm một cách
diễn đạt mới khi nói về những người công nhân lái máy bay, vừa gợi ra dáng
vẻ nhanh nhẹn, khéo léo của họ. ẩn dấu đâu đây niềm tự hào của nhà văn
trước sự phát triển đi lên của đất nước.
Ví dụ 2: Sau những cây rơm và đống rạ, tôi đã nhìn thấy thấp thoáng
nhiều bóng người mặc áo nâu.
(Đi mở đường - tr.656)
Nguyễn Tuân đã sử dụng biện pháp hoán dụ tu từ kép. Ông lấy bóng
người vốn là một bộ phận của con người để chỉ con người. Mặc áo nâu là
dấu hiệu y phục để chỉ vật có dấu hiệu là những người nông dân lao động. Cả

cụm từ bóng người mặc áo nâu có thể hiểu là những người nông dân chân
chất đang không tiếc sức mình tham gia vào chiến dịch mở đường Tây Bắc.
Biện pháp hoán dụ kết hợp với việc sử dụng từ láy thấp thoáng ở trước đó
giúp chúng ta thấy được khoảng cách xa của nhà văn khi quan sát đối tượng,
qua đó ta còn thấy sự tinh tế, nhanh nhạy của Nguyễn Tuân. Hình ảnh lao
động hăng say cần mẫn của những người nông dân trong buổi đầu đất nước
còn khó khăn vất vả thật đáng trân trọng.
Tiểu kết: Nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo khi xây dựng thành
công những hoán dụ tu từ kép. Hoán dụ của Nguyễn Tuân không chỉ đơn
thuần là gọi tên đối tượng mà còn là nhấn mạnh vào đặc điểm phẩm chất của
đối tượng. Tuỳ theo dấu hiệu được nhà văn lựa chọn là màu sắc, y phục, hình
ảnh, sự vật đặc trưng... mà vật có dấu hiệu (đối tượng được nói tới) hiện lên đa
dạng nhiều vẻ. Điều này cho thấy vốn sống, sức liên tưởng của nhà văn hết sức
phong phú và sinh động. Chính vì vậy mà ông đã để lại cho người đọc nhiều
trang văn độc đáo và thú vị.

23


Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

Khoá luận tốt nghiệp

3.3. Hoán dụ xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa bộ phận và toàn bộ
Dạng hoán dụ này có đặc điểm vế B là một bộ phận trên cơ thể con
người.Từ vế B, bằng sự liên tưởng, tưởng tượng mà người đọc dễ dàng nhận ra
vế A là chủ thể đang được nói tới. Loại hoán dụ này, chúng tôi thống kê được
47 phiếu chiếm 12,0% và chia thành các tiểu loại sau:
3.3.1. Hoán dụ lấy bộ phận của con người để chỉ con người
Ví dụ 1: Bốn cái môi tái nhạt ấy, vào cái giờ phút thương mến nhau

bằng cái tình già này, tôi thấy tươi sáng hẳn lên và còn dáng vẻ hơn là những
cặp môi son trẻ tô son hình quả tim.
(Chiếc lư đồng mắt cua - tr.196)
Ta thấy vế B, bộ phận trên cơ thể con người, là hình ảnh cặp môi. Khi
đọc toàn bộ tác phẩm, chúng ta dễ dàng nhận ra đối tượng mà nhà văn muốn
nói tới chính là vợ chồng ông bà Thông Phu, bạn của nhà văn. Hai ông bà
Thông Phu đều bị nghiện nặng, điều này được thể hiện rõ qua hình ảnh cặp
môi tái nhạt vì hút thuốc phiện lâu ngày. Tuy vậy họ sống với nhau rất tình
nghĩa. Từ đó tác giả đem so sánh với những cặp môi son trẻ tô son hình quả
tim. Đây là cụm từ dùng để chỉ tình yêu mặn nồng của những người trẻ tuổi.
Tác phẩm Chiếc lư đồng mắt cua được viết trước cách mạng (khoảng những
năm 1930-1935), đây cũng là thời gian xã hội Việt Nam đang chạy theo trào
lưu Âu hoá của phương Tây du nhập vào. Trong các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng, xã hội đó được nhà văn miêu tả một cách trực tiếp bằng những từ ngữ
chó đểu, lố lăng, rởm đời. Còn với Nguyễn Tuân, ông không dùng
những từ ngữ quen thuộc vốn có mà tác giả sử dụng lối nói hoán dụ đầy hình
ảnh và có giá trị gợi cảm cao. Lấy hình ảnh cặp môi để chỉ con người là một
cách liên tưởng sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân. Sáng tạo hơn nữa là trong
câu văn của ông, các từ chỉ bộ phận bao giờ cũng dùng kèm theo cụm từ miêu
tả: môi tái nhạt, cặp môi son trẻ tô son hình quả tim. Thông qua những từ,

24


Khoá luận tốt nghiệp

Hoàng Thị Thuý - K29C Ngữ văn

cụm từ miêu tả này mà đặc điểm, tính chất của đối tượng được hiện lên rõ
ràng hơn cả.

Qua đó nhà văn thể hiện thái độ của mình đối với đối tượng được nói
tới. Biện pháp hoán dụ kết hợp biện pháp so sánh không ngang bằng đã giúp
nhà văn thể hiện mục đích ca ngợi vợ chồng ông bà Thông Phu có phẩm chất
tốt đẹp ẩn sau vẻ bề ngoài già nua, xấu xí và mỉa mai, phê phán đối với những
người trẻ tuổi nông nổi, hời hợt, mải chạy theo sự phù phiếm mà sống với
nhau giả tạo, nhạt nhẽo. GS Trương Chính đã nhận xét: Thích là bởi vì luôn
luôn ông (Nguyễn Tuân) nói lên những cảm giác đáng lẽ ta cũng có, nhưng vì
thiếu đào sâu, ta chưa có được [10, tr.5].
Ví dụ 2: Những cánh tay rất cứng cáp trong các trận đánh trên đất
chiến trường này chấm dứt chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam, thì lại cũng
những bàn tay ấy đã chăm sóc cây cao su một cách thật là nhẹ nhàng, thật là
tinh tế.
(Tỉnh cao su - tr.755)
Vẻ đẹp của người lao động Việt Nam: anh dũng trong chiến đấu, cần cù
sáng tạo trong lao động sản xuất từ bao đời nay đã đi vào văn chương như một
truyền thống quý báu. Điều này thể hiện rõ hơn cả trong văn xuôi Nguyễn
Tuân. Trong câu trên, ta thấy ở vế B, tác giả lấy cánh tay, một bộ phận trên
cơ thể con người để chỉ những con người lao động Việt Nam chân chính
(vế A). Đây là điều hoàn toàn có lí, bởi sức mạnh của ý chí, nghị lực của một
con người chủ yếu được dồn vào hai cánh tay, đây chính là phương tiện hữu
hiệu nhất để con người có thể thực hiện bất cứ việc gì. Nói đến cánh tay là ta
liên tưởng đến sự vững chãi, cứng cáp, khoẻ mạnh. Nhà văn rất tinh tế trong
việc sử dụng từ đồng nghĩa. Trong chiến tranh, đó là những cánh tay rất
cứng cáp để cầm súng, cầm gươm đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Còn trong hoà
bình, hình ảnh những bàn tay gợi lên sự lao động cần mẫn, nhẫn nại, tinh tế,
khéo léo.

25



×