Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.69 KB, 71 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Nguyễn Thị Huyền

ĐHSP Hà Nội 2

K32D Ngữ Văn


Khúa lun tt nghip

HSP H Ni 2

TRƯờNG ĐạI HọC SƯ PHạM Hà NộI 2
KHOA NGữ VĂN
**************

NGUYễN THị HUYềN

TìM HIểU ý NGHĩA HàM ẩN HộI
THOạI TRONG TRUYệN NGắN
NGUYễN CÔNG HOAN
khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học
TS.gvc.phạm thị hoà

hà nội - 2010

Nguyn Th Huyn



K32D Ng Vn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………...….1
2.

Lịch

sử

vấn

đề………………………………………………..……………..2
3. Mục đích, yêu cầu…………………………………………………………..4
4.

Đối

tượng,

phạm

vi


nghiên

cứu……………………………………..………4
5.

Phương

pháp

nghiên

cứu……………………………………...…………….4
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận………………………………….………..5
7. Bố cục của khóa luận……………………………….………………………5
NỘI DUNG
Chương1:



sở



luận...…………………………………………………….6
1.1.

Khái

niệm


nghĩa

tường

minh



nghĩa

hàm

ẩn

không

hàm

ẩn……………..…………….6
1.2.

Phân

loại

ý

nghĩa


tự

nhiên………………...………………7
1.2.1. Tiền giả định………………………………………………..…………..7
1.2.2. Hàm ngôn………………………………………………………………9
1.3. Cơ chế tạo ra các hàm ẩn không tự nhiên………………………….……10
1.3.1.

Sự

vi

phạm

quy

tắc

chiếu

vật



chỉ

xuất…...………………...……….11
1.3.2. Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp………………………………....…….12
1.3.3.


Sự

vi

phạm

quy

tắc

lập

luận

……………………………………..……12

Nguyễn Thị Huyền

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp
1.3.4.

Sự

ĐHSP Hà Nội 2
vi

phạm


quy

tắc

hội

thoại……………………………………..……12
Chương 2: Ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong các tác phẩm truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan………………………………………………………....21
2.1. Hàm ẩn hội thoại do vi phạm nguyên tắc cộng tác hội
thoại…………....21
2.2.1.

Hàm

ẩn

do

vi

phạm

phương

châm

về


lượng

………………………….23
2.2.2.

Hàm

ẩn

do

vi

phạm

phương

châm

quan

vi

phạm

phương

châm

cách


hệ……………………………27
2.2.3.

Hàm

ẩn

do

thức………………………….30
2.2.4.

Hàm

ẩn

do

vi

phạm

phương

châm

về

chất


……………………………32
2.2. Hàm ẩn hội thoại được tạo nên bởi sự vi phạm quy tắc điều hành luân
phiên

lượt

lời…………………………………………………………………35
2.2.1.

Người

nghe

cướp

lời,

ngắt

lời

của

người

nói…………………………..37
2.2.2.

Ngừng


quá

lâu

giữa

hai

lượt

lời

không



lời

đáp……………………..39
2.2.3. Lượt lời của người nói và người nghe không rõ ràng, trật
tự………….42
2.3. Hàm ẩn hội thoại được tạo nên do sự vi phạm quy tắc chi phối quan hệ
liên



nhân




phép

lịch

sự………………………………………………….44
KẾT LUẬN ………………………………………………………………...49

Nguyễn Thị Huyền

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………........51
PHỤ LỤC …………………………………………………………………..52

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành, sâu sắc của mình tới TS.GVC
Phạm Thị Hòa, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa
luận này.

Nguyễn Thị Huyền

K32D Ngữ Văn



Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Ngôn ngữ, khoa
Ngữ Văn, trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Hà Nội, tháng 05 năm 2010.
Sinh viên
Nguyễn Thị Huyền

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa luận
này là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân mình dưới sự giúp đỡ của

Nguyễn Thị Huyền

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

thầy cô giáo, đặc biệt là TS.GVC Phạm Thị Hòa. Những nội dung này
không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả khác.

Hà Nội, tháng 05 Năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền

Nguyễn Thị Huyền

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Công Hoan là một trong những đại biểu ưu tú nhất của trào lưu
văn học Hiện thực phê phán trước Cách mạng Tháng Tám, là người có công
khai phá mở đường cho khuynh hướng này.
Nổi bật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Hoan là mảng
truyện ngắn, đặc biệt là truyện ngắn trào phúng. Ông trở thành cây bút đặc sắc
và tài hoa về truyện ngắn. Các truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công
Hoan đã khẳng định vị trí và tài năng quan trọng đặc biệt của ông trong dòng
văn học Hiện thực phê phán 30- 45.
Phong cách trào phúng của Nguyễn Công Hoan không thâm trầm, kín
đáo, tế nhị mà “bốp chát vỗ thẳng vào mặt đối phương”(6, tr111) trong thế
trực diện. Bởi vậy, các truyện ngắn của ông làm bật lên “tiếng cười đả kích là
những đòn đơn giản mà ác liệt”(6, tr111). Cái tài của Nguyễn Công Hoan là
bằng tiếng cười ông đã tái hiện và miêu tả một cách chân xác bức tranh xã hội
đương thời với đầy đủ diện mạo của nó, đồng thời ông lấy tiếng cười làm vũ
khí sắc bén để đả kích, bóc trần, phê phán cái xã hội “chó đểu” mà ông đang
sống; cũng qua đó ta thấy tư tưởng nhân văn của tác giả.
Để viết được những tác phẩm có giá trị như thế, trong quá trình sáng

tác, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện tài năng của mình ở nhiều phương diện
khác nhau: từ nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện đến nghệ thuật xây dựng
nhân vật hay cách lựa chọn ngôn từ...Trong các thành công đó phải kể đến
nghệ thuật tạo ý nghĩa hàm ẩn hội thoại của ông. Việc tạo ý nghĩa hàm ẩn hội
thoại trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan góp phần to lớn
tạo ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tạo nên phong cách trào phúng
Nguyễn Công Hoan.

Nguyyễn Thị Huyền

-1-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Nói bằng hàm ý hoặc hàm ngôn người nói sẽ nói được nhiều hơn so với
các phương tiện ngôn ngữ có hạn khi sử dụng. Nói bằng hàm ngôn cũng làm
cho lời nói của người nói ra sinh động hơn, uyển chuyển hơn, nội dung lời nói
phong phú, ý nhị và sâu sắc hơn. Về phía người nghe các hàm ngôn vốn là
những lời nói kín đáo, tế nhị nên giúp họ nhận thức sâu sắc hơn, thấm thía
hơn nhờ sự kích thích của quá trình nhận thức, trí tuệ, tình cảm.
Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu ý
nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan”. Chúng
tôi hy vọng qua việc nghiên cứu này sẽ mang đến cho người dạy- học và
nghiên cứu văn chương Nguyễn Công Hoan ở trường phổ thông một cái nhìn
thiết thực và bổ ích.

2. Lịch sử vấn đề
Hội thoại là một hoạt động thường xuyên và phổ biến giữa con người
trong xã hội. Nó chính là hoạt động mà người nói dùng ngôn ngữ để tương
tác, nhằm trao đổi về một vấn đề hoặc một thông tin nào đó. Hội thoại là biểu
hiện cụ thể một chức năng của ngôn ngữ: chức năng làm công cụ để giao tiếp.
Trước đây ngôn ngữ học cấu trúc với ngữ pháp tiền dụng học thường
nghiên cứu ngôn ngữ cũng như các sự kiện ngôn ngữ độc lập với ngữ cảnh,
độc lập với giao tiếp. Người ta nghiên cứu các phát ngôn là phát ngôn một
chiều (chiều của người nói). Do đó người ta không lí giải được tại sao lại
dùng câu này và dùng nó với mục đích gì. Vì thế cho nên, trong thời kì này
hoạt động giao tiếp nói chung và hội thoại nói riêng ít được chú ý đến.
Gần đây, ngôn ngữ học hiện đại đã nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái
động. Lí thuyết dụng học cho phép người ta lí giải được mục đích, nguyên
nhân của việc dùng từ cũng như dùng câu. Rõ ràng đến thời kì này hoạt động
giao tiếp và hội thoại mới thực sự trở thành vấn đề thu hút nhiều nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu.

Nguyyễn Thị Huyền

-2-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Ngữ dụng học hay dụng học ngôn ngữ là một môn học nghiên cứu về
vấn đề này. Đây là bộ phận khoa học còn mới mẻ so với các bộ phận khoa

học khác: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học, Ngữ nghĩa học, Phong
cách học. Nó ra đời và phát triển vào khoảng những năm 70- 80 của thế kỉ
XX. Sự ra đời của môn học này gắn liền với sự nghiên cứu của các nhà ngôn
ngữ nổi tiếng trong nước cũng như thế giới: Nhà ngôn ngữ GS.TS Đỗ Hữu
Châu trong cuốn “Đại cương ngôn ngữ học”, tập 2; GS.TS Nguyễn Đức
Dân tác giả cuốn “Ngữ dụng học”, tập 1; tác giả Nguyễn Thiện Giáp với
cuốn “Dụng học Việt ngữ”, tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh trong cuốn “Hệ
thống liên kết lời nói tiếng Việt”. Các tác giả này đều nghiên cứu những nét
khái quát nhất về lí thuyết hội thoại và hàm ẩn hội thoại. Trong các công trình
này các tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lí thuyết về bản chất của hàm ẩn
hội thoại, cơ chế tạo hàm ẩn. Minh chứng cho những vấn đề lí thuyết trên các
tác giả đã phân tích các ví dụ từ hội thoại hàng ngày, từ một số tác phẩm văn
chương tiêu biểu. Gần đây có một số khoá luận tốt nghiệp cũng bàn đến vấn
đề này với đề tài: “Tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn trong giao tiếp tiếng Việt” của Lê
Thị Tuyết Lan sinh viên K25D Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, “Tìm
hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong tiếng Việt” của Nguyễn Thị Hương
K28C Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Nhưng Lê Thị Tuyết Lan chỉ tìm
hiểu ý nghĩa hàm ẩn một cách khái quát trên tất cả các quy tắc của ngữ dụng
học : Quy tắc chiếu vật, chỉ xuất; Quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ; Quy tắc
lập luận; Quy tắc hội thoại. Và Nguyễn Thị Hương tuy tìm hiểu sâu và có hệ
thống hơn ý nghĩa hàm ẩn hội thoại nhưng vẫn ở dạng điểm các ví dụ tiêu
biểu trong tiếng Việt nói chung.
Xuất phát từ một lí thuyết đã có, dựa trên kết quả nghiên cứu của các
tác giả đi trước chúng tôi đi sâu xem xét hàm ẩn hội thoại trong sáng tác của
một nhà văn cụ thể.

Nguyyễn Thị Huyền

-3-


K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

3. Mục đích, yêu cầu
3.1 Mục đích
Chúng tôi lựa chọn đề tài này nhằm những mục đích sau:
- Thống kê, miêu tả, phân loại được các kiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại.
- Tìm hiểu cơ chế tạo lập hàm ẩn hội thoại và hiệu quả sử dụng chúng
trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan.
3.2 Yêu cầu
Để đạt được những mục đích trên chúng tôi thực hiện theo những yêu
cầu sau:
- Đọc và nắm được lí thuyết hội thoại, lí thuyết hàm ẩn và cơ chế tạo ý
nghĩa hàm ẩn hội thoại.
- Thống kê, phân loại và phân tích từ tư liệu thống kê được các kiểu ý
nghĩa hàm ẩn.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đi sâu tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn hội thoại thông qua ngữ
liệu là các đoạn hội thoại trong các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê tư liệu.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu tư liệu.
- Phương pháp miêu tả, phân tích ngôn ngữ học.
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi tuần tự thực hiện theo các bước sau:

- Đọc tài liệu có liên quan.
- Thống kê và dẫn tư liệu.
- Xử lí tư liệu bằng các phương pháp trên.
6. Dự kiến đóng góp của khóa luận

Nguyyễn Thị Huyền

-4-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

- Đóng góp về mặt lí thuyết: Những nội dung về lí thuyết hàm ẩn hội
thoại.
- Đóng góp về mặt nghệ thuật: Thông qua việc phân tích các đoạn hội
thoại trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã thấy được tác dụng của hàm
ẩn hội thoại trong việc góp phần làm nổi bật phong cách nghệ thuật châm
biếm trào phúng bậc thầy của nhà văn.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận tốt nghiệp
gồm có 3 phần:
- Mở đầu ( 5 trang).
- Nội dung: 2 chương ( 44 trang)
+ Chương 1: Cơ sở lí luận ( 7 trang).
+ Chương 2: Ý nghĩa hàm ẩn hội thoại trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan ( 37 trang).

- Kết luận ( 2 trang).

Nguyyễn Thị Huyền

-5-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
“Một phát ngôn ngoài cái ý nghĩa được nói ra trực tiếp nhờ các yếu tố
ngôn ngữ (âm, từ, kết cấu cú pháp...) còn có rất nhiều ý nghĩa khác nữa mà
chúng ta phải dùng đến thao tác suy ý dựa vào ngữ cảnh, ngôn cảnh, và các
quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển lập luận, điều khiển hội
thoại...mới nắm bắt được. Ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại
được gọi là ý nghĩa tường minh, có tác giả gọi là hiển ngôn, còn được gọi là ý
nghĩa theo câu chữ của phát ngôn. Các ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được
gọi là ý nghĩa hàm ẩn”.
( Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, NXB GD,
1993)
Để nắm rõ hơn hai khái niệm này ta tìm hiểu qua một số ví dụ:
Ví dụ:

Anh ta lại hút thuốc


Nghĩa tường minh: Phản ánh sự tình anh ta hút thuốc.
Nghĩa hàm ẩn: Trước đây anh ta đã hút thuốc, sau đó bỏ thuốc được
một thời gian, nhưng bây giờ lại hút lại.
Nói về ý nghĩa hàm ẩn ta thấy rằng trước một phát ngôn người nghe có
quyền dựa vào các yếu tố khác để suy ra nghĩa hàm ẩn nhưng cần phân biệt và
hạn định các ý nghĩa hàm ẩn. Ngôn ngữ học, ngữ dụng học quan tâm trước
hết đến những ý nghĩa hàm ẩn nào mà người nói có ý định thông báo cho
người đối thoại biết mặc dù vì những lí do nào đó không nói nó ra một cách
tường minh. Vì thế người ta mới phân biệt ra các ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và
ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên

Nguyyễn Thị Huyền

-6-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Hàm ẩn tự nhiên là ý nghĩa hàm ẩn được suy ra một cách tự nhiên,
ngẫu nhiên, những ý nghĩa không được truyền đạt một cách có ý định, những
ý nghĩa này không thể hình thức hoá được vì nó không có quy ước thể chế.
Hàm ẩn không tự nhiên là ý nghĩa hàm ẩn được Grice xác định như
sau: Người nói A muốn truyền báo ý nghĩa không tự nhiên bằng phát ngôn U
khi và chỉ khi:
(i) A có ý định thông qua phát ngôn U gây nên hiệu quả Z ở người nghe

B.
(ii) A muốn rằng điều kiện (i) được thực hiện đơn giản chỉ là nhờ chỗ B
nhận ra được ý định (i) của A.
Có thể hiểu cụ thể như sau: Hàm ẩn không tự nhiên là ý nghĩa hàm ẩn
nằm trong ý định của người nói và cái ý định đó phải được người nghe nhận
biết. Ngữ dụng học chỉ quan tâm nghiên cứu ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
còn loại bỏ những ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên vô tình và ngẫu nhiên không nằm
trong ý định của người nói.
1.2 Phân loại ý nghĩa hàm ẩn không tư nhiên
Nghĩa hàm ẩn không tự nhiên bao gồm: Tiền giả định và hàm ngôn
(hàm ý).
1.2.1 Tiền giả định
Tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa
tường minh trong câu nói của mình. Tiền giả định là những hiểu biết chung đã
được các nhân vật tham gia giao tiếp mặc nhiên thừa nhận. Dựa vào tiền giả
định mà người nói, người viết tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của
mình. Tiền giả định có thể hiểu là những điều luôn luôn đúng, là cơ sở để nêu
ra nghĩa tường minh. Hướng suy luận để tìm ra tiền giả định là suy luận để
tìm ra những cơ sở để từ đó nói được những điều trong nghĩa tường minh.
Ví dụ: Phát ngôn “ Hôm nay trời lại mưa”.

Nguyyễn Thị Huyền

-7-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


ĐHSP Hà Nội 2

Tiền giả định: Những ngày trước đó và cả hôm qua trời đều mưa.
Tiền giả định giúp ta trong giao tiếp luôn luôn đưa ra một câu nói có
nghĩa. Tất cả mọi câu nói đều được xây dựng từ những tiền giả định, nếu tiền
giả định đúng thì câu nói đó mới chuẩn xác. Tiền giả định sai thì câu nói
không chuẩn xác, không có nghĩa.
Ví dụ: Thắng nói với Nga: “Cậu gả em gái Mai Hương cho tớ nhé”.
Như vậy tiền giả định là Nga phải có người em gái tên là Mai Hương
và tiền giả định ở đây nói về sự tồn tại của Mai Hương (gọi đó là tiền giả định
tồn tại). Còn nếu như là Nga không có em gái tên là Mai Hương thì người nói
đã tiền giả định sai. Nếu tiền giả định sai sẽ dẫn đến những câu hỏi như sau:
+ Cậu nói em gái Mai Hương nào vậy?
+ Tớ làm gì có em gái.
Những câu hỏi trên người ta gọi là dẫn ý được rút ra một cách logic từ
những câu hỏi đã nói trong trường hợp này các câu hỏi có tác dụng phủ định
tiền giả định.
Tiền giả định có tính chất kháng phủ định tức là tiền giả định của phát ngôn
luôn giữ nguyên khi phát ngôn chuyển từ dạng khẳng định sang phủ định.
Ví dụ: Con Nam lại ốm.

(tiền giả định Nam đã có con)

Con Nam đâu có ốm. (tiền giả định vẫn là Nam đã có con)
Tiền giả định không thay đổi khi phát ngôn thay đổi về hành vi ngôn
ngữ tạo ra nó tức là khi phát ngôn xác tín chuyển thành phát ngôn hỏi thì tiền
giả định vẫn giữ nguyên.
Ví dụ: Trong giờ học toán tại lớp 12A1
+ Bảo Lan nghỉ học à?


(tiền giả định tronh lớp 12A1 có người tên Bảo

Lan)
+ Bảo Lan không nghỉ học. (tiền giả định trong lớp 12A1 có học sinh
tên Bảo Lan)

Nguyyễn Thị Huyền

-8-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

-Một số kiểu tiền giả định:
+ Tiền giả định tồn tại: Ví dụ “ Con anh Nam lại ốm”.
+ Tiền giả định thực:

Ví dụ“Em biết hôm qua anh đi xem phim”.

+ Tiền giả định hư:

Ví dụ “ Chúng ta mong ước một thế giới

không có chiến tranh”.
+ Tiền giả định từ vựng: Ví dụ “ Nga đã tìm thấy chìa khoá”.
+ Tiền giả định cấu trúc: Ví dụ “ Anh ấy đã đi khi nào?”.

Ví dụ “ Nếu như Nam đến thì chúng

+ Tiền giả định phản thực:
ta đã không bị nhỡ xe”.
1.2.2 Hàm ngôn ( hàm ý)

Trong thực tế có rất nhiều trường hợp ý thức thường báo lại có thể
nhiều hơn những gì được nói ra, cái phần định nói nhiều hơn đấy chính là
hàm ý. Hàm ý được dùng khi tình huống giao tiếp cho phép sử dụng hàm ý là
nói mà coi như không nói.
Hàm ý được hiểu là những gì người nói muốn nói ra mà không nói ra
bằng lời, hàm ý phải được suy ra từ những cái đã biết trong lời nói. Tức là suy
ra từ ý nghĩa tường minh và tiền giả định. Sự suy luận này được thực hiện dựa
trên cơ sở quan hệ logic nhưng chủ yếu là dựa vào các “ lẽ thường”.
Ví dụ: Chị: Trời mưa rồi kìa!
Em: Để em ra cất quần áo.
Trên câu chữ thì hai câu trên không ăn nhập với nhau nhưng theo lẽ
thường của người Việt : Thường phơi quần áo ngoài trời, thì khi trời mưa cần
phải cất quần áo vào. Trong câu nói của người chị nghĩa hàm ngôn là “ trời
mưa rồi mau cất quần áo vào đi”, người em hiểu được điều này là dựa vào lẽ
thường đã nói trên.

Nguyyễn Thị Huyền

-9-

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


ĐHSP Hà Nội 2

Hàm ý được sử dụng trong đời sống hàng ngày với nhiều mục đích có
thể để tránh trách nhiệm, có thể là một đề nghị kín đáo, có thể là một lời nói
thiếu thiện chí...
Hàm ý được chia thành nhiều kiểu khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi
chỉ bàn đến hàm ý cơ bản đó là hàm ý hội thoại.
Hàm ý hội thoại chỉ thành công khi người nói phải biết rõ rằng người
nghe có chịu cộng tác với mình và có năng lực đoán định được hàm ý trong
lời nói. Sự suy luận của người nghe đã chứng tỏ có sự cộng tác và đang được
duy trì trong hội thoại.
Phân loại :
- Hàm ý hội thoại dùng chung là loại hàm ý mà khi suy tính về phần ý
nghĩa phụ thêm được truyền đạt trong lời nói thì người nghe không cần đến
kiến thức nền, nói cách khác việc giải đoán những hàm ý dùng chung thực
hiện được bên ngoài những hiểu biết riêng và một ngữ cảnh cụ thể nào đó.
Ví dụ:

Lan: Cậu ăn cơm chưa?
Nga: Em tớ đang nấu.

(hàm ý chưa ăn)

- Hàm ý hội thoại dùng riêng là loại hàm ý mà việc giải đoán về nó phải
được thực hiện với những kiến thức riêng đối với một tình huống cụ thể.
Ví dụ: Mai: Cậu đi siêu thị không?
Lan: Bà tớ đang ốm.
( Hàm ý Lan phải ở nhà chăm sóc bà, Lan không đi siêu thị được)
- Hàm ý thang độ: Được hiểu là một kiểu nhỏ bên trong hàm ý dùng

chung, hàm ý thang độ được nêu ra bằng cách lựa chọn một từ diễn đạt mọi
giá trị nào đấy từ một thang độ các giá trị ( nhiều, một số, ít...).
Ví dụ:

Nga: Tớ chỉ còn 5 ngàn thôi.

( Hàm ý còn ít tiền quá )

Nguyyễn Thị Huyền

- 10 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Như vậy trong giao tiếp muốn đạt hiệu quả cao thì cả người nói lẫn
người nghe đều phải hiểu và tôn trọng các quy tắc của hoạt động giao tiếp.
Khi mà người nói cố tình vi phạm các quy tắc đó và người nghe cũng nhận ra
điều đó thì hàm ngôn xuất hiện.
1.3 Cơ chế tạo ra các hàm ẩn không tự nhiên
Muốn tạo ra được ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên người nói một mặt
phải tôn trọng các quy tắc: chiếu vật, chỉ xuất; quy tắc chi phối hành vi ngôn
ngữ; quy tắc lập luận và quy tắc hội thoại. Và giả định rằng người nghe cũng
biết và tôn trọng chúng. Mặt khác lại có ý vi phạm chúng và giả định rằng
người nghe cũng ý thức được chỗ vi phạm đó của mình. Ý nghĩa hàm ẩn
không tự nhiên xuất hiện và được lí giải chính ở chỗ vi phạm đó.

1.3.1 Sự vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất
- Vi phạm quy tắc chiếu vật: Người nói sử dụng một biểu thức chiếu vật
nhưng ứng với nhiều sự vật - nghĩa chiếu vật. Đó chính là hiện tượng đa chiếu vật.
Ví dụ: Trong “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, hình ảnh chiếc
bánh trôi vừa là miêu tả chiếc bánh trôi thật vừa là hình ảnh tượng trưng cho
người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
- Vi phạm quy tắc chỉ xuất: Trong tiếng Việt hệ thống các từ xưng hô
trong hội thoại hết sức phức tạp, phong phú. Mỗi cặp xưng hô đều tiền giả
định những kiểu quan hệ vị thế hội thoại nhất định và việc sử dụng cặp từ
xưng hô nào sẽ quy định quan hệ giao tiếp cần phải giữ trong suốt cuộc hội
thoại. Thế nhưng để tạo ra hàm ẩn người ta sử dụng các từ xưng hô không
theo quy ước hoặc thay đổi cách xưng hô.
Ví dụ 1: Cặp từ xưng hô: bố/con tiền giả định giữa A và B có quan hệ gia
đình. Hiện nay trong giao tiếp giữa hai người xa lạ không có quan hệ gia đình
huyết thống, lúc đầu cuộc thoại là bác/cháu bỗng nhiên A thay bằng cặp bố/con.

Nguyyễn Thị Huyền

- 11 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Sự thay đổi này là cố ý, A ngầm tỏ ra rằng tôi đã xem quan hệ giữa ông và tôi là
bố/con, quan hệ xa lạ trước kia đã thay đổi bằng quan hệ thân mật.
Ví dụ 2: Trong các cuộc cãi lộn giữa vợ chồng không ít trường hợp

người vợ hoặc chồng đột ngột chuyển từ xưng hô anh/em sang anh/tôi, cuối
cùng là mày/tao. Sự thay đổi cách xưng hô như vậy tỏ ra rằng có sự thay đổi
trong quan hệ giữa hai người mà không cần tuyên bố tường minh nó ra.

1.3.2 Các hành vi ngôn ngữ gián tiếp
Sử dụng các hành vi ngôn ngữ gián tiếp là biện pháp rất có hiệu lực để
truyền báo các ý nghĩa hàm ẩn, đặc biệt là các ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên
dụng học.
Ví dụ: Thầy giáo hỏi một học sinh vào lớp muộn:
Bây giờ là mấy giờ rồi?
Đặt câu hỏi này thầy giáo rõ ràng đã vi phạm điều kiện chuẩn bị và điều
kiện chân thành của hành vi ở lời bởi vì thầy giáo đã biết giờ vào học của trường.
Trong tình thế của mình, học sinh biết ngay ý định cảnh cáo của thầy về sự đi
muộn của mình nhờ tính “không đúng chỗ” của câu hỏi. Đáp lại các kiểu câu hỏi
như vậy không phải là những câu: Thưa thầy 8h rồi, mà phải là những phát ngôn
xin lỗi, thanh minh: Em xin lỗi thầy xe em bị hỏng ngang đường...
1.3.3 Sự vi phạm quy tắc lập luận
Cấu trúc của lập luận bao gồm các luận cứ và kết luận. Sự vi phạm quy
tắc lập luận là không hoàn tất các bước lập luận. Lập luận có thể không đủ các
thành phần, hoặc là không có các luận cứ hoặc là không có kết luận.
Ví dụ: Bố ơi con học từ sáng đến giờ rồi. Mệt quá!

Nguyyễn Thị Huyền

- 12 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


ĐHSP Hà Nội 2

Trong phát ngôn trên lập luận thiếu kết luận, lập luận hàm ẩn nhằm
hàm ý “xin cho con được nghỉ một lúc”
1.3.4 Sự vi phạm quy tắc hội thoại
Sự vi phạm quy tắc hội thoại thể hiện ở các mặt
1.3.4.1 Sự vi phạm quy tắc điều hành luân phiên lượt lời
Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời gồm có một hệ thống
những điều khoản mà Searle và các đồng tác giả phát biểu như sau:
a. Thứ nhất, vai nói thường xuyên thay đổi nhau (luân phiên) trong một
cuộc hội thoại.
b. Thứ hai, mỗi lần chỉ có một người nói.
c. Thứ ba, lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài do đó cần
có những biện pháp để nhận biết khi nào một lượt lời chấm dứt.
d. Thứ tư, vị trí ở đó nhiều người có cùng một lúc tuy thường gặp
nhưng không bao giờ kéo dài.
e. Thứ năm, thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối
tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, cũng không bị dẫm đạp lên nhau.
f. Thứ sáu, trật tự (nói trước, nói sau) của những người nói không cố
định, trái lại luôn thay đổi. Do đó một số phương tiện được dùng để chỉ định
và phân phối lượt lời là cần thiết.
Như vậy, một cuộc hội thoại lý tưởng là cuộc hội thoại đảm bảo được
những “điều khoản” vừa nêu ở trên. Nhưng tùy theo hoàn cảnh giao tiếp và
mục đích giao tiếp mà người ta đã vi phạm vào những điều khoản đó để tạo ra
ý nghĩa hàm ẩn. Có thể:
- Lượt lời của người nói và người nghe không rõ ràng, trật tự: Lượt lời
là một lần nói xong của một người trong khi những người khác không nói, để
rồi đến lượt một người tiếp theo nói. Sẽ không thành lời nếu nhiều người cùng
nói một lúc hoặc chỉ có một người nói.


Nguyyễn Thị Huyền

- 13 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Ví dụ: Ông Lục: Chết! Anh nói mới dễ nghe sao!
Ông Lục: Này, chỗ thân, đằng này cam đoan xin hộ cho bằng
được. Nhưng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, thập nguyên, cho đằng này ăn
với.
(Thịt người chết- Nguyễn Công Hoan)
Trong ví dụ trên ông Lục đã nói liên tiếp hai lượt thoại nhằm hàm ý:
thân chủ muốn được ông giúp đỡ phải tạ ơn ông.
- Người nghe cướp lời, ngắt lời của người đang nói: Ngắt lời, cướp lời
là nói “xen ngang” vào lời của người khác. Trong hội thoại đặc biệt là trong
song thoại, hiện tượng cướp lời chồng chéo lên nhau là không bình thường, là
không lịch sự. Nhưng việc người nghe cướp lời, ngắt lời của người đang nói
là mang ý nghĩa hàm ẩn riêng cho những cuộc thoại đó: cướp lời, ngắt lời
hàm ý phản đối; cướp lời, ngắt lời hàm ý nhắc nhở...
Ví dụ: Phong: Em đừng mắng anh mà oan! Thôi em cứ đi về...
Nguyệt: Tôi không về đâu cả. Sống gửi thác về, mả tôi đây rồi!
(Oẳn tà rroằn- Nguyễn Công Hoan)
Nguyệt đã cướp lời của Phong nhằm thể hiện hàm ý phản đối ý kiến
của Phong, Nguyệt nhất định không chịu về.

- Ngừng quá lâu (độ im lặng quá dài) giữa hai lượt lời không có lời đáp.
Khoảng im lặng đó chứa hàm ngôn: Nó thường có hàm ẩn tôi không muốn
nói chuyện với anh hoặc không muốn tiếp tục nói chuyện đó nữa.
Ví dụ:

Bắc: À, ai vừa vào đó?
Nguyệt; ....
Bắc: Mợ mệt à?
(Oẳn tà rroằn- Nguyễn Công Hoan)

Nguyệt đã im lặng không trả lời câu hỏi của Bắc, sự im lặng đó có hàm
ý Nguyệt không muốn cho Bắc biết người vừa vào đó là Phong.

Nguyyễn Thị Huyền

- 14 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

1.3.4.2 Sự vi phạm nguyên tắc cộng tác hội thoại
Nghiên cứu hàm ẩn, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chia hàm ẩn thành hai
loại: Hàm ẩn khái quát và hàm ẩn ngữ dụng. Xét theo sự phân loại của
P.Grice thì hàm ẩn ngữ nghĩa phần lớn là những hàm ẩn khái quát. Còn những
hàm ẩn ngữ dụng là những hàm ẩn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng mà
có (bao gồm quy tắc chỉ xuất, chiếu vật, quy tắc lập luận, quy tắc chi phối các

hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại, trong đó quan trọng nhất là các phương
châm cộng tác hội thoại của P.Grice).
Cơ sở lý thuyết chính của ông là một cuộc thoại phải được xây dựng
trên “nguyên lý hợp tác hội thoại”. Mỗi thành viên tham gia hội thoại phải thể
hiện cố gắng chung, phải phục vụ một mục đích và phương hướng đã được
chấp nhận ở cuộc hội thoại. Nguyên lý này được ông cụ thể hóa ở bốn phương
châm là :
(1). Phương châm về lượng
a. Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin đúng như
đòi hỏi.
b. Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lượng thông tin lớn hơn
đòi hỏi.
(2). Phương châm về chất
a. Đừng nói những điều mà anh tin là không đúng.
b. Đừng nói những điều mà anh không có bằng chứng xác thực.
(3). Phương châm quan hệ: Hãy quan yếu.
(4). Phương châm cách thức
a. Tránh lối nói tối nghĩa.
b. Tránh lối nói mập mờ. (có thể hiểu nhiều nghĩa).
c. Hãy nói ngắn gọn (tránh dài dòng).
d. Hãy nói có trật tự.

Nguyyễn Thị Huyền

- 15 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp


ĐHSP Hà Nội 2

Nếu người nói cố tình vi phạm một trong những phương châm giao tiếp
kể trên, nghĩa là cố tình làm cho những lời đối thoại trở thành không bình
thường thì chắc chắn có hàm ẩn. Trong thực tế giao tiếp, đây là một cơ chế rất
thường gặp để tạo nên hàm ẩn.
Theo P.Grice (Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, NXB GD, H,
1993) phạm lỗi về nguyên tắc và phương châm hội thoại “chứng tỏ người
hội thoại vụng về”, sẽ làm cho người nghe hiểu sai mình còn “xúc phạm, vi
phạm, từ bỏ” chúng là cố ý khai thác chúng để tạo ra các hàm ngôn.
Để có cái nhìn tổng quát về các ý nghĩa hàm ẩn P.Grice đã đưa ra định
nghĩa về ý nghĩa hàm ẩn gồm những điểm sau:
Phát ngôn P của A hàm ẩn hội thoại q nếu và chỉ nếu:
(i) A được xem như tuân thủ các quy tắc (hoặc ít nhất là phương châm
trong trường hợp xúc phạm) cộng tác hội thoại.
(ii) Để giữ vững tiền ước (i) phải giả định rằng A nghĩ đến q.
(iii) A cho rằng cả A và B đều cho rằng để giữ vững tiền ước (i), phát
hiện ra được rằng q thực sự là cái cần thiết.
Tiếp đó P.Grice lại chỉ ra rằng: Muốn tính toán được nghĩa hàm ẩn q, B
phải biết hoặc tin rằng mình biết các vấn đề sau đây:
(i) Nội dung quy ước (tức tường minh- Đỗ Hữu Châu) của p được phát
ngôn ra.
(ii) Nguyên tắc cộng tác và các phương châm của nó.
(iii) Ngữ cảnh giao tiếp của P (tức quan yếu của P )
(iv) Một số những thông tin nền tảng ( có ý nghĩa là P sai trên bề mặt).
(v) Rằng từ (i) đến (iv) là những hiểu biết chung mà cả A và B đều nắm được.
Từ những điều kiện ở phía người nói và người nghe trên đây, cơ chế để
tạo và phát hiện ra các hàm ẩn là:
(i) A đã nói ra P.


Nguyyễn Thị Huyền

- 16 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

(ii) Không có lí do gì để cho rằng A không tuân thủ các nguyên tắc
hoặc ít nhất là phương châm cộng tác.
(iii) Để có thể nói ra P và vẫn tuân thủ các nguyên tắc hoặc phương
châm cộng tác hội thoại, A phải nghĩ tới q.
(iv) A phải biết rằng cả hai phía( A: người nói, B: người nghe) đều biết
rằng q phải được nghĩ đến để cho anh ta (A) được xem là thực sự cộng tác
trong hội thoại.
(v) B (người nghe) thấy rằng A không hành động để ngăn chặn mình
(B) nghĩ rằng q.
(vi) Do đó, A có ý định đưa mình (người nghe B) đến chỗ nghĩ rằng q
và khi nói P đã hàm ẩn q.
Chính P.Grice đã phân chia các ý nghĩa hàm ẩn làm hai loại: hàm ẩn
quy ước và hàm ẩn hội thoại. Trong đó hàm ẩn hội thoại gồm hàm ẩn hội
thoại khái quát và hàm ẩn hội thoại đặc thù, ở cơ chế này chúng tôi chỉ xin
chú ý dừng lại ở việc khai thác ý nghĩa hàm ẩn hội thoại đặc thù.
* Hàm ẩn do vi phạm phương châm về lượng: Nguyên tắc có lượng
tin cần và đủ trong một tình huống giao tiếp cụ thể là nội dung trong phương
châm về lượng của P.Grice. Tuy nhiên, hội thoại luôn tiềm ẩn nguy cơ vi

phạm nguyên tắc. Có những điều không cần phải nói ra đôi khi phải nói ra
hoặc ngược lại, có khi phải dùng đến một cách không thật lòng để che giấu
điều gì đó. Có thể vi phạm phương châm về lượng theo hai hướng: lượng tin
nhiều hơn cần thiết và lượng tin ít hơn cần thiết.
Ví dụ: Chủ nhiệm: Mịt mù à? Nó tên sách gì?
Việt Sỹ: Tên cuốn tiểu thuyết viết không sao ngửi được.
(Nhân tài- Nguyễn Công Hoan)

Nguyyễn Thị Huyền

- 17 -

K32D Ngữ Văn


Khóa luận tốt nghiệp

ĐHSP Hà Nội 2

Việt Sỹ đã cố tình đưa thêm lượng tin vào câu trả lời của mình nhằm
thể hiện thái độ đánh giá của mình về chất lượng cuốn tiểu thuyết được hỏi
đến: chê bai.
* Hàm ẩn do vi phạm phương châm về chất: Người nói đã cố tình
nói ra những điều không đúng sự thật và thừa biết như thế để tạo ra ý nghĩa
hàm ẩn. Người đọc phải tìm hiểu và suy ra mới hiểu được.
Ví dụ: Ông Cụ: Không, tôi xem trong nhà như mất cái gì kia mà?
Bà Tham: Không ạ, cháu mất đồng xu, nhưng đã tìm thấy
rồi ạ!
(Mất cái ví- Nguyễn Công Hoan)
Bà Tham đã nói sai sự thật, sự cố ý đó nhằm lảng tránh việc mất cái

ví vì bà không muốn ông Cụ biết việc cái ví bị mất.
* Hàm ẩn do vi phạm phương châm quan hệ: Sự vi phạm phương
châm này xảy ra khi phát ngôn nói đến những vấn đề không được đề cập đến
trong cuộc thoại. Sự vi phạm ấy là do cố ý người phát tin để thực hiện một
hàm ẩn nào đó.
Ví dụ: Tôi: Thế hiện trong két còn bao nhiêu?
Bạn: Tháng này còn nợ lại nhà in mất gần nghìn bạc.
(Tôi chủ báo, anh chủ báo, nó chủ báo- Nguyễn Công
Hoan)
Người bạn đã trả lời không liên quan đến câu hỏi mà mình phải trả
lời, nó nhằm dụng ý thông báo cho người đối thoại biết được thực tế đã hết
sạch tiền thậm chí còn vay nợ.
* Hàm ẩn do vi phạm phương châm cách thức: Trong thực tế giao
tiếp, không phải bất cứ điều gì cũng có thể diễn đạt một cách rõ ràng, rành
mạch. Nhiều khi trong những ngữ cảnh cụ thể ta cần phải nói dài dòng, nói

Nguyyễn Thị Huyền

- 18 -

K32D Ngữ Văn


×