Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người việt ở đồng bằng bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGUYỄN THỊ THU

LỄ HỘI VỀ NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học

HÀ NỘI - 2010

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
**********

NGUYỄN THỊ THU

LỄ HỘI VỀ NGƯỜI ANH HÙNG
CHỐNG GIẶC NGOẠI XÂM CỦA
NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Việt Nam học
Người hướng dẫn khoa học


TS.GVC. NGUYỄN THỊ NHÀN

HÀ NỘI – 2010

2


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện khoá luận, ngoài sự nỗ
lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các
thầy, cô giáo trong tổ văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô đặc biệt
là cô giáo TS. GVC Nguyễn Thị Nhàn, người đã trực tiếp
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thiện
khoá luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Thu

3


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng mình. Những nội dung và số liệu trình bày trong
khoá luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kì

công trình khoa học nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Tác giả khoá luận

Nguyễn Thị Thu

Mục lục
Trang

4


1

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Đóng góp của khoá luận

5

7. Cấu trúc của khoá luận

5

Nội dung

6

Chương 1. Khái quát chung về sinh hoạt lễ hội

6

1.1. Khái niệm lễ hội

6

1.2. Các yếu tố câú thành lễ hội


8

1.2.1. Lễ

8

1.2.1.1. Nghi thức hành lễ

9

1.2.1.2. Người hành lễ

11

1.2.1.3. Vật phẩm dâng lễ

12

1.2.2. Hội

13

1.3. Đặc điểm của lễ hội người Việt

16

1.3.1. Thời gian ra đời

16


1.3.2. Đặc điểm của lễ hội

17

1.3.2.1. Tính văn hoá làng xã

17

1.3.2.2. Tính đa dạng và phong phú

18

1.4. Giá trị văn hoá của lễ hội cổ truyền

20

1.4.1. Sự trở về nguồn cội

20

1.4.2. Tính cộng đồng và cố kết cộng đồng

21

1.4.3. Tinh thần dân chủ và nhân bản

22

1.4.4. Giá trị thẩm mĩ


23

Chương 2. Lễ hội về NGƯờI anh hùng chống giặc ngoại xâm

của người

26

Việt ở đồng bằng Bắc bộ.

2.1. Nguồn gốc lễ hội về anh hùng chống giặc ngoại xâm

5

26


2.1.1. Lịch sử đấu tranh giữ nước

26

2.1.2. Lòng tự hào dân tộc, ý thức uống nước nhớ nguồn

28

2.1.3. Sức hấp dẫn của hình tượng người anh hùng

30

2.2. Bản chất và đặc điểm lễ hội về người anh hùng chống giặc


36

ngoại xâm của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.
2.1.1. Tính tổng hợp và đan xen của sinh hoạt tín ngưỡng, văn

36

hoá dân gian
2.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội về người anh hùng chống giặc

40

ngoại xâm và văn học nghệ thuật
2.2.2.1. Văn học nghệ thuật cơ sở để tái hiện lễ hội

40

2.2.2.2. Lễ hội - “sự cụ thể hoá” và tái hiện hình tượng

43

người anh hùng trong văn học nghệ thuật
2.2.3. Tái hiện không khí chiến trận

53

2.2.4. Hình tượng người anh hùng chống giặc ngoại xâm được

59


tôn thờ trong lễ hội.
2.3. Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm trong nhịp

62

sống hiện đại
2.4. Một số đề xuất về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn

65

hoá truyền thống qua lễ hội về người anh hùng chống giặc
ngoại xâm.
Kết luận

68

Tài liệu tham khảo

70

Phụ lục (một số hình ảnh)

72

6


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đáp ứng nhu
cầu tình cảm không thể thiếu trong đời sống các dân tộc trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. Lễ hội là bảo tàng sống về văn hoá và sinh hoạt cộng đồng,
là nơi phản ánh đời sống tinh thần, phong tục tập quán của dân gian. Người
dân tìm đến lễ hội để giải toả những ước muốn, cầu cho quốc thái dân an,
nhân khang vật thịnh. Lễ hội là nơi để hậu thế ôn lại những truyền thống lịch
sử, là môi trường để gặp gỡ, cộng cảm. Thông qua lễ hội, các vị anh hùng
sống mãi trong đời sống tâm linh dân tộc.
1.2. ở nước ta, trong thời kì đổi mới hiện nay, văn hoá truyền thống
đang phải đối mặt với công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá , toàn cầu hoá.
Sự tác động của nền kinh tế thị trường và giao lưu văn hoá quốc tế, nhu cầu
của đời sống tâm linh con người đã tác động mạnh đến văn hoá truyền thống
trong đó có lễ hội. Trước tình hình đó, văn hoá truyền thống đã bộc lộ sức
mạnh để tìm cho mình cái hay, cái tốt, đồng thời cũng gặp những khó khăn
thách thức và bộc lộ những hạn chế. Lễ hội với vai trò là nơi gặp gỡ, cộng
cảm đã được phục hưng, trỗi dậy với sức mạnh tâm linh, vật chất, với tính xã
hội hoá cao. Các danh lam thắng cảnh, các loại hình nghệ thuật được giữ gìn.
Tâm nguyện tìm về với cội nguồn bừng rộ khắp nơi. Lễ hội không chỉ xuất
hiện vào "xuân - thu nhị kỳ" mà được tổ chức quanh năm. ở đâu, làng nào
người ta cũng tổ chức lễ hội. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu nước ta,
có tới 500 lễ hội lớn nhỏ trải khắp đất nước. Sự trỗi dậy của lễ hội cũng làm
nảy sinh nhiều hiện tượng bất cập, các hủ tục trỗi dậy như hiện tượng thương
mại hoá lễ hội, và các lễ hội truyền thống giả, các hiện tượng mê tín dị đoan...
có cơ hội nảy mầm và phát triển. Vấn đề giữ gìn và phát huy những nét độc
đáo trong các lễ hội truyền thống trở thành vấn đề chung của toàn xã hội, để
lễ hội thực sự là một sinh hoạt văn hoá tinh thần lành mạnh của nhân dân ta
với vẻ đẹp và sức hấp dẫn vốn có từ lâu.

7



1.3. Lễ hội ở nước ta phong phú, đa dạng, song có một điều đáng chú ý
là lễ hội về các nhân vật lịch sử, các anh hùng chống giặc ngoại xâm chiếm
một số lượng lớn. Các nhà nghiên cứu cũng dành nhiều tâm huyết nghiên cứu
vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu lễ hội về người anh hùng chống giặc
ngoại xâm của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ chưa có công trình nào đề
cập riêng biệt và toàn diện. Đó cũng là vấn đề gợi cho chúng tôi tiếp tục tìm
hiểu.
1.4. Là một sinh viên của ngành Việt Nam học, với mong muốn ngày
càng hiểu biết hơn về đất nước, con người Việt Nam thì lễ hội - một hình thức
phản ánh sinh hoạt cộng đồng dân tộc đã trở thành nguồn tư liệu hấp dẫn, hữu
ích cung cấp cho chúng tôi những hiểu biết phong phú về đời sống, tình cảm
người Việt. Tìm hiểu "Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ” giúp tác giả khoá luận nâng cao hiểu biết về
một phương diện văn hoá dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước,
bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước,
nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống văn
hoá dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề
Lễ hội nói chung, lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm nói
riêng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời sống văn hoá dân tộc và trong đời
sống tinh thần của nhân dân. Những năm gần đây, trước sự phục hồi nhanh
chóng và có tính chất bùng nổ của lễ hội truyền thống, vấn đề lễ hội được các
nhà nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm.
Liên quan đến vấn đề “Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm
của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ”, có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu tiêu biểu sau:
Tác giả Lê Trung Vũ trong cuốn Lễ hội cổ truyền (Nxb Khoa học xã
hội, 1992) đề cập tới vấn đề thời gian ra đời của lễ hội. Tác giả viết “Mặc dù
bị đô hộ, người Lạc Việt đã giữ lại và phát triển các thần thoại, truyền thuyết

lịch sử có ý nghĩa củng cố bản lĩnh dân tộc... Trong các lễ hội, một mục đích

8


tín ngưỡng mới ra đời. Đó là sự sùng bái, tưởng niệm và diễn lại, kể lại sự
tích các anh hùng văn hoá, khai sáng đất nước... và các anh hùng có công
chống giặc ngoại xâm như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn,
Triệu Quang Phục, Phùng Hưng... Mỗi dịp mở hội là một lần cư dân Việt
sùng bái, tưởng niệm, diễn lại sự tích các anh hùng dân tộc, Các vị này trở
thành thành hoàng của nhiều xóm làng cư dân Việt” [18, tr. 50, 51].
Tác giả Lê Hồng Lý trong tiểu luận "Lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ về
những nhân vật lịch sử trong cuốn sách Lễ hội truyền thống trong xã hội hiện
đại (Nxb Khoa học xã hội, 1993) đã đưa ra những trang viết hết sức khái quát
về đặc điểm các lễ hội này. Tác giả cũng khẳng định bản chất của các lễ hội
tưởng niệm người anh hùng chống giặc ngoại xâm thực chất bắt nguồn từ các
nghi lễ nông nghiệp. Tác giả nhận định: "Dù thời gian có qua đi với bao lớp
bồi đắp do sự biến thiên của lịch sử, vết tích cội nguồn của các lễ hội lịch sử ở
Việt Nam vẫn không bị xoá mờ. Đó chính là những nghi lễ nông nghiệp” [6, tr.
88].
Tác giả Lê Văn Kỳ trong cuốn Mối quan hệ giữa truyền thuyết người
Việt và hội lễ về người anh hùng (Nxb Khoa học xã hội, 1996) đã đi sâu khảo
sát, chỉ ra mối quan hệ giữa truyền thuyết về người anh hùng và hội lễ về
người anh hùng của người Việt; giữa truyền thuyết và hội lễ về người anh
hùng có mối quan hệ khăng khít, tương hỗ. Ông nhận xét về truyền thuyết và
lễ hội "đều có bộ phận quan trọng tập trung ca ngợi những người có công với
dân, với nước, đều hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc
nhở con cháu đừng phụ công ơn của những bậc tiền bối" [8, tr. 18].
Ngoài ra, vấn đề lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của
người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ còn được đề cập rải rác trong công trình

nghiên cứu của các tác giả như Hoàng Lương (2002) với cuốn Lễ hội truyền
thống các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc, Nxb Đaị học Quốc Gia Hà
Nội; Nguyễn Quang Lê (1995), “Lễ hội dân gian truyền thống - một hình thức
phản ánh lịch sử dân tộc”, Tạp chí văn hóa dân gian, số 4; Nguyễn Quang Lê

9


(2002), Khảo sát thực trạng văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt ở
Đồng bằng Bắc Bộ, Nxb Khoa học xã hội…
Nhìn chung, giới nghiên cứu đã nêu được những nét khái quát nhất,
chưa đi sâu tìm hiểu vấn đề một cách cụ thể, toàn diện. Đặc biệt là những thay
đổi của các lễ hội này những năm gần đây. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu
của những người đi trước là cơ sở và là sự gợi ý quý giá để tác giả khoá luận
tiếp tục đề tài nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm ở không gian văn hoá
Đồng bằng Bắc Bộ
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tập trung nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm, bản chất của các
lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người Việt. Những thay
đổi của các lễ hội này trong những năm gần đây.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao hiểu biết về một
phương diện văn hoá truyền thống của dân tộc, góp phần giáo dục tình cảm
tốt đẹp đối với thế hệ trẻ và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân
tộc.
4.2. Nhiệm vụ

Khoá luận nghiên cứu làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, bản chất, ý nghĩa
của lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ. Những thay đổi và những yếu tố mới của nó trong những năm
gần đây. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy những nét truyền
thống của những lễ hội này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu chính:
Phương pháp điền dã

10


Phương pháp lịch sử
Phương pháp so sánh
Phương pháp khảo sát thống kê
6. Đóng góp của khóa luận
Khoá luận tìm hiểu một cách toàn diện hơn vấn đề lễ hội về người anh
hùng chống giặc ngoại xâm của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ.
Khoá luận góp phần giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những nét đặc sắc các
lễ hội này.
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và nghiên cứu
về văn hoá lễ hội ở các trường học. Đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo
cho các địa phương trong việc đề ra giải pháp giữ gìn, phát triển văn hoá lễ
hội.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khoá luận chia làm hai chương chính:
Chương 1: Khái quát chung về sinh hoạt lễ hội
Chương 2: Lễ hội về người anh hùng chống giặc ngoại xâm của người

Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ

11


Nội dung
Chương 1
Khái quát chung về sinh hoạt lễ hội
1.1. Khái niệm lễ hội
Đối với phần lớn các tộc người trên thế giới, đặc biệt là nhóm cư dân
nông nghiệp, lễ hội giữ một vai trò quan trọng. Lễ hội chứa đựng nhiều mặt
của đời sống xã hội, văn hoá, chính trị, tâm lý, tôn giáo và tín ngưỡng của
người dân lúa nước. Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, phản ánh tín
ngưỡng, các sinh hoạt của người dân lao động. ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với
làng xã như một phần tất yếu trong đời sống. Lễ hội mới có thể thoả mãn một
phần nhu cầu tâm linh của người dân.
Lễ hội của người Việt ra đời từ trước công nguyên và phát triển qua
nhiều thời kỳ. Đã có những lúc tưởng chừng như lễ hội đang dần mai một đi.
Những năm gần đây, do chính sách đổi mới, do những biến đổi không ngừng
của đời sống xã hội, do đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải
thiện, các hoạt động lễ hội được quan tâm tổ chức. Việc tìm hiểu cũng như cắt
nghĩa khái niệm lễ hội được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Khái niệm lễ hội ở Việt Nam xuất hiện khoảng vài thập kỷ trở lại đây.
Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ "lễ
hội". Có người gọi lễ hội là "hội lễ", có người gọi là "hội hè", hay "hội hè
đình đám"... Tuy cách gọi và diễn đạt khác nhau, nhưng các ý kiến đó không
mâu thuẫn mà thống nhất với nhau trong một nội dung lễ hội là sinh hoạt văn
hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng.
Như vậy, khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố: lễ và hội. Hai yếu tố này
luôn tồn tại song song, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau.

Lễ: Theo từ điển Tiếng Việt, là những nghi thức tiến hành nhằm đánh
dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó [14, tr. 540]. Lễ còn
mang ý nghĩa bao quát mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và
xã hội. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của các thần

12


và giúp con người tìm ra giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng
huyền bí [12, tr. 12].
Lễ ở Việt Nam chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan
đến sự cầu mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, lễ là phần đạo, tâm linh của
cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và đảm bảo nền nếp, trật tự cho hội
được hoàn thiện hơn [12, tr .12].
Hội : là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người tham dự, theo phong tục
hoặc nhân dịp đặc biệt (Từ điển Tiếng Việt), [14, tr .443]. Các hoạt động trò
vui trong hội nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng
đồng, mang tính cộng đồng ngay cả trong tư cách tổ chức lẫn mục đích của
nó. Các hoạt động, trò vui trong hội đem lại cho quần chúng sự phấn khích,
hoan hỉ.
Nếu "lễ" là phần đạo thì "hội" là phần đời, là khát vọng của mọi thành
viên trong cộng đồng vươn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng đó
thường được khái quát hoá, lý tưởng hoá hay nhân cách hoá bởi những nghi
thức hay những hoạt động thật cụ thể, thật sinh động và đời thường. Cho nên,
phần hội thường kéo dài hơn phần lễ rất nhiều và được diễn ra thật sôi động,
vui vẻ, trẻ trung, mọi người đều "vào hội" để lãng quên nỗi vất vả cực nhọc và cả
những cái ác, sự bất công ở hiện tại... mà hướng tới niềm vui sống và tương lai tốt
đẹp.
Trong thực tế, giữa lễ và hội khó tách rời mà quyện lại với nhau. Hội là
thành phần ngoài của lễ. Mối quan hệ giữa lễ và hội là quan hệ tương hỗ tồn

tại trong sự thống nhất. Lễ là phần đạo còn hội là phần đời. Đạo tức là tâm
linh mà đời chính là cuộc sống hiện thực, cả hai lĩnh vực đó có hoà vào nhau
thì cuộc sống con người mới tồn tại, mới có cuộc sống con người. Mối quan
hệ giữa lễ và hội là quan hệ không thể tách rời, ranh giới giữa các yếu tố tạo
nên lễ hội cũng không thể phân biệt rạch ròi, máy móc. Cũng vì vậy mà có
người gọi là "lễ hội" có người gọi là "hội lễ", tuỳ thuộc vào từng loại lễ hội
mà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia. Lễ nằm trong hội và hội phải có lễ. Lễ và
hội đều là cuộc sống của con người, được phản ánh qua tâm linh cộng đồng.

13


Với tinh thần ấy, ta có thể đi tới một kết luận chung "Lễ hội là một
cuộc vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngưỡng, thi
thố tài năng, biểu dương sức mạnh, tái hiện cuộc sống con người trong
trường kỳ lịch sử. Nó là một loại hình tổng hợp bao gồm nhiều yếu tố văn hoá
dân gian" [8; tr .38].
Người dân Việt Nam đã sáng tạo lễ hội như "cuộc sống thứ hai" của
họ. Đó là cuộc sống hội hè, đình đám sống động màu sắc dân gian. Phần cuộc
sống đó thuộc về những ước mơ, khát vọng hướng tới cái chân, thiện, mĩ. ở
đó, cái đẹp của cuộc sống thực được bộc lộ trong sự hoà hợp giữa con người
với tự nhiên, sự ngưỡng mộ tri ân với các lực lượng thần thánh siêu nhiên đã
có công khai phá, dựng xây, bảo vệ làng... Vì thế, lễ hội mang tính nhân văn
sâu sắc, đem lại niềm tin, hi vọng cho con người mà con người thì không bao
giờ lại không cần có niềm tin và hi vọng. Có thể nói, niềm tin và hi vọng là
sức sống của con người.
1.2. Các yếu tố cấu thành lễ hội
Lễ hội là một dạng hoạt động văn hoá tổng hợp của con người, đáp
ứng nhu cầu chính đáng của một cộng đồng người. Xét về cấu trúc, lễ hội bao
gồm hai thành phần chính: phần lễ (yếu tố chính) và phần hội (yếu tố phát

sinh). Chúng tôi xin được lần lượt trình bày.
1.2.1. Lễ
Lễ trong hội lễ là một hệ thống các hành vi nhằm biểu hiện lòng tôn
kính của dân làng đối với thần linh, đồng thời nó cũng phản ánh những ước
mơ chính đáng của con người trước cuộc sống khó khăn mà bản thân họ chưa
có khả năng khắc phục đang cần thần linh giúp đỡ.
Từ chỗ tự phát, dần dần lễ được củng cố, bổ sung, hoàn thiện và mang
tính quy phạm chặt chẽ khiến mọi người phải tự giác tuân theo.
Lễ bao gồm: nghi thức hành lễ, người hành lễ, vật phẩm dâng cúng.
1.2.1.1. Nghi thức hành lễ

14


Nghi thức trong lễ hội được xem như những phương thức cụ thể để giữ
vững và gắn liền các hoạt động nghi lễ của ngày hội. Nghi thức còn là trình tự
hoạt động như các cuộc lễ, tế, rước. Nghi thức còn là một quy trình những lễ
tiết cần được tôn trọng theo một thể lệ ấn định.
Trên đại thể một lễ hội ở làng quê thường gồm tất cả 7 lễ. Ta có thể
miêu tả lần lượt.
1. Lễ rước nước
Là nghi lễ được cử hành trước khi mở hội một ngày. Làng cử một số
người ra sông (hoặc giếng) múc nước vào chiếc choé sứ rồi đưa lên kiệu rước
về đền để tế thần.
2. Lễ mộc dục
Là lễ tắm rửa thần tượng (hoặc thần vị) trước khi làng vào đám. Việc
này làng giao cho những người cẩn thận, có đức độ đảm nhiệm. Tượng được
tắm bằng nước sạch vừa rước về, sau đó lại tắm thêm nước ngũ vị (hoặc trầm
hương) cho thơm.
3. Tế gia quan

Là lễ khoác áo mũ cho thần tượng, thần vị . Có thể là áo mũ đại trào
được triều đình ban theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời, hoặc là áo mũ
tượng trưng đặt làm ở các hàng mã để sẵn ở nơi thần ngự. Đến ngày hội,
những thứ linh thiêng đó được phong gói cẩn thận rồi đưa lên kiệu để rước về
đình.
Khi mọi việc đã hoàn tất, làng vào tế một tuần trước long kiệu gọi là tế
gia quan.
4. Lễ rước kiệu
Là sự chuyển dịch thần tượng hay thần vị một cách long trọng từ địa
điểm này qua địa điểm khác trên một chiếc kiệu làm bằng gỗ có nhiều người
khiêng. Thông thường, kiệu được rước từ đền (hay miếu, chùa...) ra đình cho
đến hôm giã đám lại rước về chỗ cũ (gọi là rước hoàn cung).
Trật tự một đám rước thần thường được tuân thủ như sau: đi đầu là một
nhóm người cầm cờ, (gồm cờ tiết, cờ mao, cờ ngũ hành, cờ bát quái), tiếp

15


theo là biển (biển hồi tỵ, biển tĩnh túc), sau biển là chiêng, trống, voi, ngựa,
chấp kích, phường nhạc, long đình, long hiệu, bô lão, hương chức, dân đinh.
Đám rước thể hiện sức mạnh của cộng đồng, là tinh hoa của ngày hội
nên các làng thường chuẩn bị rất chu đáo từ việc cử người khiêng kiệu đến
chuẩn bị đường đi, chuẩn bị trang phục, sắp xếp đội hình, định nơi tiếp đón.
5. Đại tế
Đây là phần nghi thức trang trọng nhất. Tại lễ này, làng thường mổ
trâu, bò để làm vật phẩm dâng cúng thần linh. Đại tế do ban tế thực hiện. Ban
tế này do làng cử ra từ 17 - 21 người. Đứng đầu ban tế là vị chủ tế điều hành
trong suốt buổi lễ. Sau chủ tế có từ 2 đến 4 vị bồi tế, hai vị xướng Đông, hai
vị xướng Tây, hai vị nội tán để trợ xướng. Số còn lại là "chấp sự" (từ 10 đến
20 người) đảm đương nhiệm vụ chúc rượu, dâng hương, chuyển chúc, đọc

chúc.
Khi cử lễ, tất cả phải mặc lễ phục thống nhất: áo thụng, quần trắng, đi
hia, đội mũ (riêng vị chủ tế mặc áo khác màu). Đại tế có mục đích thỉnh mời
và đón rước thần linh về dự hội để dân làng chúc tụng, tỏ lòng biết ơn đấng
thần linh đã từng che chở cho làng mình. Buổi đại tế kéo dài khoảng 2 tiếng
và phải trải qua 40 lần xướng, lạy kể từ câu đầu tiên "khởi chinh cổ" tới câu
cuối cùng "lễ tất". Nó bao gồm 37 bước (dâng hương 11 bước, đón thần 5
bước, dâng rượu 8 bước, đọc chúc và hoá 10 bước, lễ tạ 3 bước). Đại tế khác
với việc cúng và lễ thông thường ở chỗ phải có âm nhạc kèm theo. Chuông to
hoà với trống cái, còn trống đồng văn và phường bát âm thì hỗ trợ thay phiên
nhau tấu hoặc có khi đồng tấu làm cho không khí buổi lễ trở nên linh thiêng,
hấp dẫn.
6. Lễ túc trực
Là việc trông nom, canh giữ thần tượng hoặc thần vị, khi rước Ngài ra
giữa đình chung vui với dân thôn. Tuỳ theo thời gian mở hội dài hay ngắn mà
thần tượng sẽ ngự tại đình lâu hay mau. Trong suốt thời gian đó, các vị hương
lão, chức sắc, quan viên ở làng phải phân công thay phiên nhau để luôn có
mặt tại đình, phụng sự thần linh chu đáo. Người túc trực phải ăn mặc chỉnh tề,

16


hành vi lễ phép và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước làng về những khiếm
khuyết của mình trong thời gian hành sự.
7. Lễ hèm
Là động tác nghi lễ nhằm diễn đạt lại một quãng đời không lấy gì làm
"vẻ vang" của thần lúc sinh thời. Quãng đời đó thường có những việc làm như
lừa đảo, trộm cắp, dâm dục hoặc là do đói khổ mà phải kiếm sống bằng những
nghề mà thiên hạ cho là thấp kém như nhặt phân, hành khất...
Những nghi thức, lễ, tiết trong lễ hội được tiến hành theo một trình tự

hết sức chặt chẽ. Chính các nghi thức, nghi lễ tạo nên khuôn mẫu hành vi cho
tất cả những người tham dự hội, dù người đó đến hội với thái độ thành kính
hay thờ ơ, người trong nước hay người nước ngoài, gần gũi hay xa lạ cũng
đều phải tuân thủ nghi thức như một sự định hướng tất yếu.
1.2.1.2. Người hành lễ
Lễ hội là sự hoạt động của con người, của cả cộng đồng. Ngoài lực
lượng tự phát, làng còn phải cử một số người trực tiếp tham gia với ý thức,
trách nhiệm cao, đảm bảo lễ hội được diễn ra trong không khí thiêng liêng,
hấp dẫn. Có thể gọi những người tham gia, tổ chức nên hội là các nhân vật
trong hội hay "người đóng hội" (hoặc người đóng vai).
Người đầu tiên phải kể đến là vị chủ tế. Chủ tế thường là "tiên chỉ"
hoặc là "cai đám" do làng cử ra. Đó là người điều khiển toàn bộ lễ hội nên
phải chọn người có đức độ, có hiểu biết và nhiệt tình, thân thể không bị
khuyết tật.
Ban khánh tiết (hay ban tế lễ) là những người giúp việc trực tiếp cho
chủ tế, cùng chủ tế điều hành việc hội. Ban này có khoảng từ 15 đến 20 người
do làng tuyển chọn trên cơ sở có phẩm chất đạo đức và làm được việc.
Người đóng vai trong hội có nhiều loại. Tuỳ theo yêu cầu của từng hội
mà làng phải tuyển chọn cho đủ. Có những trò chỉ cần ít người như trò tứ dân
(sĩ, nông, công, thương). Có những trò cần hàng trăm người như trò diễn trận
trong hội Gióng, có những trò cần vài chục người như trò múa rồng, sắp chữ...

17


Trong lúc tế lễ thường phải có một tốp múa dâng hương, dâng rượu.
Đó là những thiếu nữ xinh đẹp, múa dẻo, hát hay do các giáp tiến cử.
Người khiêng kiệu (còn gọi là chân kiệu) phải là những trai đinh khoẻ
mạnh, có đạo đức.
Cầm cờ, cầm lọng là những chàng trai còn trong trắng, ngây thơ có độ

tuổi từ 13 đến 17.
Phường nhạc có thể mời ở ngoài nhưng cũng có nơi do làng tự tổ chức.
Đó phải là những người có nghề, biết sử dụng nhạc cụ.
Người phục dịch trong hội phải là những trai đinh nhanh nhẹn, tháo
vát, quen việc.
Có những trò đòi hỏi người tham gia đóng vai phải có một khả năng
nhất định và phải có một quá trình rèn luyện thành thạo mới có thể đảm
nhiệm được việc làng giao phó. Rất nhiều nơi tổ chức thi đọc văn tế để lựa
chọn những bài hay, những người đọc giỏi trước khi vào hội.
Người đóng hội phải nhập vai từ trang phục đến cử chỉ, động tác, ngôn
ngữ... thì hội mới đẹp, mới thu hút được khán giả. Do vậy, làng phải chuẩn bị
việc này thật cẩn thận trước khi vào hội cả tháng.
Lễ hội là một hoạt động của tập thể. Không có con người tham gia tổ
chức hội thì không thành hội được. Vì vậy, nhân vật hội là một yếu tố quan
trọng của lễ hội. Ngoài những nhân vật chủ chốt như đã nói, còn phải có sự
tham gia, ngưỡng mộ của cộng đồng thì hội mới càng có kết quả. Nói đến
nhân vật hội cũng cần phải nói đến tất cả những người tham dự thì mới hoàn
tất.
1.2.1.3. Vật phẩm dâng lễ
Vật phẩm dâng lễ là sự đền đáp, tạ ơn của dân làng đối với lực lượng
được tôn thờ nhân dịp lễ hội. Dù lớn hay nhỏ thì hội làng nào cũng phải có vật
phẩm dâng cúng thần. Công việc này làng giao cho từng giáp theo tinh thần
"lứa, lượt", giáp sẽ cử thành viên của mình đăng cai. Kinh phí được chi từ
ruộng tế tự của làng, cá nhân không phải đóng góp.

18


Vật phẩm dâng lễ là những thức ăn thường ngày của dân chúng nhưng
khi dâng lên thần thì phải sắm đẹp hơn, nấu ngon hơn, giữ gìn tinh khiết hơn

qua bàn tay khéo léo và tấm lòng thành kính của con người. Vật phẩm trong
hội chủ yếu là xôi, thịt, bánh dày, bánh chưng. Thịt phổ biến là thịt gà, thịt
lợn, thịt trâu hoặc bò (tam sinh). Vật phẩm dâng lễ cũng còn tuỳ thuộc vào
những lễ hội cụ thể nào đó.
Chẳng hạn lễ hội Đền Và (Sơn Tây) thờ thánh Tản Viên thì vật phẩm
nhất định phải có đồ tế lễ làm từ cá. Vì theo truyền thuyết Sơn Tinh đã dạy
cho một ông lão làm vó kéo cá. Mẻ cất cá đầu tiên ông lão cất được 100 con,
ông phóng sinh một con cá có trứng, còn lại 99 con. Sau này tế lễ dâng cá là
để nhớ ơn Thánh đã dạy cho dân cách làm ăn.
Thông qua vật phẩm dâng cúng, người ta có thể hiểu thêm đặc điểm
của từng hội cũng như phong tục tập quán của từng địa phương. Chẳng hạn
như hội mà thành hoàng có liên quan đến nhà Phật thì vật phẩm chỉ là "cỗ
chay" (oản, hương hoa, chuối); những hội có liên quan đến "ngũ hổ" thì phải
cúng thịt lợn sống. Hội Đình Bảng có tục tế trâu thui để nhắc lại sự tích nhà
vua đền ơn thầy thuốc chữa bệnh "hoá hổ" cho mình...
Vật phẩm dâng lễ trước hết là để dâng thỉnh thần linh, sau đó là để dân
làng cùng "chung vui", hưởng "lộc hội". Xưa kia, vấn đề ăn uống trong ba
ngày hội là điều không thể thiếu. Vì thế "hội hè" luôn đi đôi với "đình
đám”nhưng đó không phải là bữa ăn thông thường mà là sự thụ "lộc thần, lộc
thánh" sau khi đã tế lễ.
Thông thường cứ mỗi năm một lần có dịp mở hội như vậy, làng xóm
lại nhộn nhịp. người dân như được tiếp thêm sức sống để rồi sau đó lại chăm
lo làm lụng, vun đắp dày thêm tình yêu quê hương, đất nước.
1.2.2. Hội
Tiếp sau lễ là hội. Hội là các hoạt động dân dã, phóng khoáng, sôi nổi
diễn ra trên sân đình, gò bãi... để dân làng cùng bình đẳng vui chơi với vô số
trò tục hấp dẫn do mình tự nguyện tham gia trước sự cổ vũ của cộng đồng.

19



Nói đến hội là nói đến cảnh sống động, náo nhiệt, đến sự hối hả của diễn
trường, đến sự phong phú của nhiều trò chơi.
Có thể kể ra một số trò chơi thường gặp trong các lễ hội như:
Trò chơi thượng võ bao gồm: đấu vật, đua thuyền, đánh đu, tung cầu,
kéo co...
Trò chơi thi tài bao gồm: thổi cơm, đồ xôi, làm bánh, dệt vải, bện
thừng...
Trò chơi nghề nghiệp bao gồm: trình nghề, cướp kén, đánh cá, đốn
củi...
Trò chơi luyến ái bao gồm: bắt chạch, múa mo, chen nhau, cướp nõ
nường...
Trò chơi giải trí: cờ người, tổ tôm, đáo cọc, thi thơ, ca hát...
Trò chơi chiến đấu : diễn trận, ném đá, múa cờ lau...
Trò chơi phong tục : ôm cột, chạy hồi loan, chém chữ...
Trong thực tế, mỗi trò chơi không thuần tuý mang một ý nghĩa. Nó có
sự đan xen, thâm nhập khá phức tạp, nhiều ý nghĩa. Chúng tuỳ theo hoàn
cảnh, môi trường mà xuất hiện hay không. Tuy vậy những trò chơi này luôn
có sức thu hút mạnh mẽ đối với quần chúng. Người ta mong mỏi đến với lễ
hội trước hết đổ được chứng kiến, tìm hiểu lễ nghi, để tìm về nguồn cội, sau
là mong mỏi được thoả mãn trong các trò vui dân gian.
Hội là để vui chơi, chơi cho thật thoải mái vì nhìn chung mỗi năm có
một vài lần. Nó không bị ràng buộc bởi nghi lễ, đẳng cấp, tuổi tác, tôn giáo.
Sau những tháng ngày làm ăn lam lũ, dân làng chờ đón ngày hội như chờ đón
một niềm vui cộng đồng. Họ đến với hội trong tinh thần cộng cảm, sảng khoái
tự nguyện. Ngoài sự vui chơi giải trí, ngoài việc gặp gỡ bạn bè, mọi người về
dự hội còn cảm thấy như mình được thêm một cái gì nữa. Phải chăng đó là
"may" là "phước" là "lộc thánh", "lộc thần" hay tất cả gọi chung là "lộc hội".
Thứ quyền lợi vừa nêu chỉ có trong ngày hội và ai muốn được thì phải
đến nơi mà nhận chứ không ai nhận thay cho. Vì vậy, hội làng rất đông, rất

nhộn nhịp. Người ta bảo nhau:

20


Bỏ con bỏ cháu
Không ai bỏ mồng sáu hội Loa
hoặc:
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
Hội là sự vận động hối hả, liên tục từ các trò chơi, trò diễn đến cả màu
sắc âm thanh. Trẩy hội rất vui nhưng cũng rất mệt, đúng như câu ví của dân
gian:
Vui xem hát
Nhạt xem bơi
Tả tơi xem hội
Nhưng đó mới chỉ là cái mệt của người xem. Riêng những người tham
gia trực tiếp vào những nghi thức và trò vui của hội thì còn vất vả hơn nhiều.
Những đồ vật, những tay bơi, những quân cờ, phu kiệu... phải có một thể lực
tốt và phải có một quá trình rèn luyện mới đảm đang được nhiệm vụ làng
giao, mới làm cho ngày hội thêm vui, thêm đẹp, để người xem được hài lòng,
mãn nguyện.
Có một điều dễ thấy, tuy ồn ào, náo nhiệt, tuy giẫm đạp, chen chúc
nhưng hội không hỗn độn, sa đà. Phải chăng vì trong hội có lễ, có sự điều tiết
cân bằng để đủ vui là được?
Có thể nói, hội làng là một cấu trúc tương đối hoàn chỉnh về nhiều mặt.
ở đó có sự kết hợp uyển chuyển giữa lễ và hội, giữa đóng và mở, giữa tĩnh và
động để tạo nên một hệ thống hành động phức hợp nhưng vẫn hài hoà, thoả
mãn nhu cầu cho cả đôi bên theo từng cặp tưởng như đối ứng:
Bên linh thiêng - bên trần tục

Bên cung đình - bên dân dã
Bên thờ cúng - bên vui chơi

21


Bên thầm lặng - bên ồn ào
Bên già - bên trẻ
Bên nam thanh - bên nữ tú…
Tóm lại, lễ và hội là hai yếu tố chính tạo nên hội làng. Chúng gắn bó
với nhau trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Nếu lễ là các
phép tắc, các nghi thức ứng xử của con người với con người, con người với tự
nhiên và xã hội, qua đó toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của thần linh giúp
con người tìm ra giải pháp thì hội là các hoạt động, các trò diễn có nhiệm vụ
bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa và nội dung của ngày lễ. Nếu nói lễ là phần đạo
thì hội chính là phần đời. Đạo tức là tâm linh mà đời chính là cuộc sống hiện
thực. Sự đậm nhạt của các yếu tố này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng nơi và
tính chất của từng loại hội. ở những lễ hội tín ngưỡng thì phần lễ nổi trội hơn.
ở những hội làng nghề thì phần hội nổi trội hơn.
Hội làng đã trở thành một sinh hoạt văn hoá, tinh thần có giá trị làm
thoả mãn mọi tầng lớp trong xã hội.
1.3. Đặc điểm của lễ hội người Việt
1.3.1. Thời gian ra đời
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan, Lê Thị
Nhâm Tuyết, Nguyễn Xuân Kính…, lễ hội của người Việt có từ rất sớm.
Từ khoảng sáu, bảy thế kỉ trước công nguyên, lễ hội của người Việt đã
rất phong phú. ở thời kì này, lễ hội chủ yếu được mở vào mùa thu, là hình
thức sinh hoạt văn hoá độc đáo, đa dạng của người Việt cổ, phản ánh tập
trung nhất tính chất nhân văn, tính chất thuần Việt. Sở dĩ lễ hội chủ yếu được
mở vào mùa thu là vì thời gian này phù hợp với thời vụ trồng lúa mùa. Về

mặt thời tiết khí hậu lúc này thường có trăng thanh gió mát, người ta có điều
kiện để vui hội. Vì vậy, người ta mở hội vừa để vui chơi, vừa cầu khấn thần
linh. Họ ước mơ vươn tới sự phồn thịnh và tình yêu.
Đến thời kỳ chống Bắc thuộc, cùng với sự du nhập của lịch phương
Bắc, các phong tục ăn tết nguyên đán, cùng với sự có mặt ngày càng ổn định
và có hiệu quả của lúa chiêm tăng vụ, lễ hội đã chuyển dần từ mùa thu sang

22


mùa xuân, hội xuân dần dần thay thế hội thu. Tuy vậy hội thu vẫn không mất
đi mà vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Theo tài liệu của giới nghiên cứu, thống
kê trong số 118 lễ hội của người Việt ở Bắc Bộ thì đã có đến 91 hội mở vào
mùa xuân, 11 hội mở vào mùa thu (Lê Trung Vũ chủ biên, Lễ hội cổ truyền,
Nxb Khoa học xã hội, 1992).
Qua các chặng đường của lịch sử, đặc biệt từ khi đất nước bước vào
thời kỳ đổi mới, lễ hội được khôi phục, trỗi dậy với tính xã hội cao, với cả
những cái được và chưa được.
Song song với quá trình khởi sắc trở lại của lễ hội, việc khảo sát, miêu
tả, xuất bản những công trình sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội cũng đạt được
những kết quả đáng kể. Theo kết quả phân loại của các nhà nghiên cứu thì số
lượng lễ hội về người anh hùng, đặc biệt là lễ hội về người anh hùng chống
giặc ngoại xâm chiếm tỉ lệ lớn. Trong 118 lễ hội được thống kê ở mục "Lễ hội
cổ truyền" do nhóm tác giả của Viện nghiên cứu Văn hoá dân gian biên soạn
đã có đến 52 (chiếm 44%) lễ hội về người anh hùng. Điều này chứng tỏ sức
hấp dẫn của người anh hùng và các lễ hội về người anh hùng trong sinh hoạt văn
hoá.
1.3.2. Đặc điểm của lễ hội
1.3.2.1. Tính văn hoá làng xã
Trước đây, tuyệt đại bộ phận người Việt sống ở làng và hầu như làng

nào cũng có hội. Không gian xã hội của hội là làng. Dân làng đi hội, vào đám,
trẩy hội ở làng, rước thần thánh trong khu vực cư trú của làng.
Hội là của làng. Dân làng định ra lễ hội và là người tổ chức nên toàn bộ
hội để thờ cúng thành hoàng làng.
Trống làng nào làng ấy đánh
Thánh làng nào làng ấy thờ
Phí tổn của hội chủ yếu lấy ở hoa màu của ruộng thờ thần và do dân
làng đóng góp. Vật phẩm dâng cúng do dân gian sắp lễ để rồi họ "thụ lộc" của
thánh thần với tâm niệm nhận được phúc lành. Có thể nói lễ hội của người
Việt là hội làng. Cho nên phải xét lễ hội trong môi trường làng xóm và trong

23


mối quan hệ khăng khít với làng. Rồi từ làng đến nước, từ việc làng đến việc
nước.
Hội làng là trung tâm thể hiện ý thức của cộng đồng làng xóm và trung
tâm tích tụ văn hoá nghệ thuật làng xã.
Lễ hội nào cũng hàm chứa một tâm tưởng vừa kín đáo sâu xa vừa lan
toả bao trùm là sự thờ cúng các vị thần thánh. Xét về chiều sâu và cốt lõi, thần
thánh của làng là sự hội tụ phẩm chất (thường là cao đẹp) mà cả làng hướng
tới, có công lao dựng làng, lập nước, có công ơn truyền nghề, có công lao
đánh giặc, chống thiên tai, dịch bệnh...
Dân làng mở hội là cốt nhằm mục đích hồi tưởng công lao của thần,
qua đó thêm một lần tô đậm sự cộng cảm giữa những người cùng làng tức là
người cùng hưởng ân đức của một vị thần. Mở hội cũng là thêm một lần,
trong không khí thiêng liêng, ôn lại điều tâm niệm chung của cộng đồng về
phẩm chất cần trau dồi như sự gắn bó với những người cùng làng hoặc khác
làng mà mình đã liên minh, bảo vệ và thực hiện một cách nghiêm ngặt những
quy ước của cộng đồng - lệ làng - nhằm duy trì những kỉ cương chung, tôn

trọng người già cả, những người bảo tồn truyền thống làng xã...
Mở hội, dân làng hi vọng rằng ước nguyện của toàn thể cộng đồng về
một đời sống chung no đủ, giàu có, bình an, được trở thành hiện thực. Họ đã
gửi gắm vào lời cầu khấn thần thành hoàng, vị bảo hộ của làng, những ước
nguyện và hi vọng đó. Dù kết quả chưa đến, nhưng được đề đạt ý nguyện
trước thần cũng tạo nên một sự an ủi, một sự bình ổn về tâm lý.
Hội làng còn là nơi thu hút toàn bộ các hoạt động nghệ thuật, thể thao
vui chơi. Hội cuốn hút văn hoá nghệ thuật, thể thao của làng và của nhiều
làng tạo nên sự phong phú đa dạng, nhưng cũng giữ lại và nâng cao những nét
cơ bản làm nên bản sắc của từng hội làng.
Tóm lại, hội làng là nơi biểu hiện tập trung tư tưởng và tâm lý của dân
làng bao gồm lòng sùng kính những bậc có công với làng nước, ý thức cộng
đồng, nguyện vọng, ước mơ về một cuộc sống thái bình, thịnh vượng.
1.3.2.2. Tính đa dạng và phong phú

24


Lễ hội của người Việt rất nhiều, rất phong phú, đa dạng được đông đảo
quần chúng ưa thích tham gia. Sự phong phú, đa dạng trước hết thể hiện ở
loại hình lễ hội. Theo kết quả nghiên cứu, phân loại của Lê Thị Nhâm Tuyết,
lễ hội người Việt chia thành 5 loại hình:
Loại hình lễ hội nông nghiệp
Loại hình lễ hội phồn thực giao duyên
Loại hình hội văn nghệ, giải trí
Loại hình hội thi tài
Loại hình hội lịch sử
Sự phong phú không chỉ biểu hiện ở số lượng đề tài mà còn ở trong
mỗi đề tài, nội dung cũng được thể hiện thật nhiều và hấp dẫn. Chẳng hạn như
đề tài phản ánh các sinh hoạt nghề nông gọi tắt là lễ hội nông nghiệp, tục cầu

nước cầu mưa có lễ rước nước, đốt pháo đại và pháo tràng (sét nổ, sấm rền),
hội đua thuyền, hoặc những nội dung của nghi lễ phồn thực.
Lễ hội luôn hấp dẫn, cuốn hút mọi người không chỉ do nội dung phong
phú, đề tài đặc sắc mà còn do tính đa dạng trong hình thức biểu hiện một nội
dung hoặc một đề tài nào đó như ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam... đều có
quả cầu tròn, sơn đỏ, biểu tượng mặt trời, song mỗi nơi trình diễn một khác...
Tính đa dạng còn thể hiện rõ ở tính địa phương, tính tộc người... tạo
nên sự hấp dẫn đặc biệt đối với người xem.
Sự phong phú, đa dạng còn thể hiện ở thời điểm tổ chức lễ hội. Lễ hội
người Việt diễn ra quanh năm, song tập trung chủ yếu vào mùa xuân và mùa
thu. Có khi ở cùng một thời điểm mà có nhiều lễ hội được tổ chức như hội
đền Hùng, hội Trường Yên đều diễn ra vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch.
Lại có những lễ hội kế tiếp nhau ngày này qua ngày khác như ca dao cổ đã
nói:
Mồng bảy hội Khám
Mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu
Cũng về hội Gióng

25


×