Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Lời bài hát trong kịch tự sự của bectôn brêcht

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.46 KB, 51 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Văn học nghệ thuật là một lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống. Nó
hình thành tồn tại, phát triển song song với các loại hình khác như khoa học,
chính trị Vai trò của nghệ thuật là không nhỏ góp phần cho cuộc sống con
người thêm phong phú đa dạng và hoàn thiện, nhu cầu của mỗi người không
chỉ đơn thuần là thỏa mãn về vật chất ăn mặc, tiện nghi sinh hoạt mà còn
phải quan tâm nhiều đến đời sống tinh thần, văn học nghệ thuật là một món ăn
tinh thần vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong nhu cầu thẩm mỹ của
mọi người. Có như vậy, loài người mới khác xa và vượt qua thời kỳ tiền sử để
đến với nền văn minh hiện đại như ngày nay. Cũng như tất cả nền văn học của
các dân tộc trên thế giới, nghệ thuật sân khấu phương Tây bởi vậy cũng phát
triển ngày càng rực rỡ.
Nghệ thuật sân khấu phương Tây thế kỉ XX phát triển có sự cách tân vô
cùng mạnh mẽ. Ngay từ đầu thế kỉ, những mầm mống đổi mới sân khấu đã
xuất hiện nhưng chỉ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, khi những tiền đề lịch
sử, chính trị và xã hội mới làm nảy sinh những nhà sáng tạo nghệ thuật và
công chúng có điều kiện quan tâm thì sân khấu thực sự đã có những biến đổi
sâu sắc. Nhiều trào lưu sân khấu hình thành trên cơ sở triết học, mỹ học khác
nhau, thậm chí đối lập nhau. Không ít trào lưu vượt ra ngoài khuôn mẫu hoặc
tách khỏi sân khấu truyền thống Arixtôt.
Trên bước đường rất phong phú, đa dạng, phức tạp của sân khấu phương
Tây thế kỉ XX, kịch tự sự của Bectôn Brêcht có ý nghĩa quan trọng và ảnh
hưởng rất sâu rộng trên kịch trường thế giới.
Các nhà nghiên cứu và hoạt động sân khấu trên thế giới đề cao, trân
trọng Brêcht, suy tôn ông là Sêcxpia của thế kỉ XX, là nhà hoạt động sân


Nguyễn Thị Thuý

1

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

khấu nỗi lạc của thế kỷ chúng ta.
Bectôn Brêcht đã để lại cho nền văn học Đức nói riêng và nền văn học
thế giới nói chung một sự nghiệp văn chương đồ sộ có giá trị to lớn cả về nội
dung lẫn hình thức. Thành công lớn nhất của ông là sáng tác kịch và làm đạo
diễn hầu hết các vở kịch của mình. Điều làm chúng ta đáng quan tâm và chú ý
là tác gia B.Brêcht được coi là nhà văn sử dụng thành công nhất thể loại kịch
tự sự. Kịch tự sự xuất hiện như một sự đổi mới trên sân khấu, gây nên nhiều
tiếng vang và gắn liền với tên tuổi vĩ đại của B.Brêcht. Ông được mệnh danh
là Người cha của dòng sân khấu tự sự phương Tây.
Bước sang thế kỷ XX, thế kỷ mà ở đó như B.Brêcht nói: Tôi đã sống
những năm tháng tối tăm mà câu nói ngày thơ cũng hóa thành dại dột. Vầng
trán mịt có nghĩa lòng đã lạnh. Kẻ còn cười là chưa hay tin dữ mà thôi. Cái
buổi nói chuyện cỏ cây cũng thành tội lỗi.. Thế kỷ mới với đầy rẫy những
phức tạp, đầy rẫy những mối lo kinh hoàng, theo Brêcht sân khấu cũng phải
khác đi. Người xem không phải đi xem kịch để chìm đắm vào thế giới khác.
Thế kỷ XX luôn đòi hỏi con người phải tỉnh táo bởi sự phi thường của thế kỷ.
Dưới ngòi bút tài năng, bậc thầy sáng tạo của Brêcht, kịch tự sự đã có sự
cách tân vô cùng độc đáo, ông đã phá tan bức màn của kịch truyền thống.
Theo Brêcht, kịch truyền thống dựa trên ảo giác và sự thể nghiệm lôi cuốn
người xem cùng sống và hành động với nhân vật trên sân khấu, mất đi cảm
giác giữa sân khấu và cuộc đời. Vì vậy, kịch Arixtôt không giải thích được thế

giới, không có khả năng giác ngộ con người với hiệu quả cao. Từ quan niệm
này, Brêcht chủ trương không dựng mà là thuật lại câu chuyện ngoài đời vì thế
cần phải biết thái độ của công chúng khán giả đồng thời cần tạo nên khoảng
cách nhất định để khán giả tỉnh táo, nhìn nhận đánh giá nội dung câu chuyện
kịch.
Khi khảo sát các tác phẩm kịch tự sự tiêu biểu của Brêcht, người viết
nhận thấy một hiện tượng khá độc đáo xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm.

Nguyễn Thị Thuý

2

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Song hiện tượng đó lại được ít người chú ý và nghiên cứu. Hiện tượng khác
biệt và độc đáo đó chính là sự xuất hiện nhiều lần của lời bài hát và vai trò của
chúng trong tác phẩm.
Trong một số tác phẩm của Brêcht đều thấy sự xuất hiện của lời bài hát
và được thể hiện do chính các nhân vật như nhân vật Mẹ Can Đảm, Yvét,
Tuyên uý trong Mẹ Cam Đảm và bầy con, hay nhân vật Grusa, ca sĩ
trong Vòng phấn Kafkazơ.
Chính những nét độc đáo của sự xuất hiện lời bài hát ở mỗi cảnh, mỗi
màn hoặc rải rác trong toàn bộ tác phẩm kịch đã khiến cho người viết quan
tâm suy nghĩ về giá trị nội dung, nhiệm vụ, vai trò nghệ thuật của chúng. Từ
đó có hứng thú, say mê và mạnh dạn đi vào tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề
này. Một điều vô cùng độc đáo nữa trong kịch tự sự của Brêcht đó là sự lạ hoá
(còn gọi là xa lạ hoá hay gián cách), nghĩa là biến sự vật thông thường, quen

thuộc thành xa lạ, khác thường khiến người ta nhận ra bản chất của sự vật, quy
luật cuả sự vật, thôi thúc con người biến đổi nó. Với phương pháp lạ hoá trong
kịch tự sự, Brêcht đã thức tỉnh óc tò mò, phê phán của người sáng tạo và người
thưởng thức nghệ thuật để họ vươn lên nhận thức đúng sự vật hiện tượng trong
cuộc sống từ đó có khả năng làm chủ thế giới.
Tìm hiểu về con người tác gia Bectôn Brêcht, một người có cá tính đặc
biệt: từ chối sự giàu sang, chấp nhận khổ ải để cùng nhịp bước với nhân loại
cần lao, luôn trăn trở tìm tòi đổi mới sân khấu đến cùng, đặc biệt khi tìm hiểu
sự nghiệp văn học của ông mà cụ thể là đọc những tác phẩm kịch của nhà văn
vĩ đại này ta thấy một sự cách tân đổi mới vô cùng sâu sắc. Cái độc đáo trên
sân khấu kịch của Brêcht đã tạo một ấn tượng lớn trong mỗi độc giả. Là một
độc giả, người viết sẽ tiếp tục đi tìm hiểu sự mới mẻ đó trong kịch tự sự của
Brêcht.
Nghiên cứu đề tài về kịch tự sự của Brêcht một phần để hiểu thêm một
tác gia của văn học Đức nói riêng và nền văn học thế giới nói chung, một phần

Nguyễn Thị Thuý

3

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

thấy được sự phát triển khác biệt của nền văn học phương Tây với nền văn học
phương Đông chúng ta, để khẳng định rằng văn học nước ngoài có ảnh hưởng
lớn đến văn học Việt Nam. Với vị trí là một giáo viên dạy Ngữ văn trong
tương lai, người viết hiểu rất rõ rằng nếu học sinh của chúng ta chỉ học, chỉ
chú ý đến văn học Việt Nam thì thật là một khiếm khuyết, phải thấy rằng văn

học Việt Nam chỉ là một bộ phận của văn học thế giới. Cùng với sự phát triển
của văn học phương Đông là những thành quả rực rỡ của văn học phương Tây
đã đạt được. Việc dạy học văn học nước ngoài trong trường phổ thông là rất
quan trọng, nhằm cho học sinh hiểu biết một tri thức văn hóa rộng. Mặc dù,
tác gia Bectôn Brêcht không đưa vào giảng ở trường phổ thông do hạn chế về
chương trình nhưng mục đích nghiên cứu về kịch tự sự của Brêcht, người viết
muốn trau dồi kiến thức về văn học nước ngoài cả tri thức lẫn phương pháp để
phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn cùng thể loại nhằm thoả mãn sự hiểu biết
ngày càng rộng và cao của học sinh.
Việc nghiên cứu Lời bài hát trong kịch tự sự của Bectôn Brêcht
giúp cho người viết không những nhận thấy giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ
thuật của toàn bộ vở kịch mà còn có cái nhìn so sánh cụ thể hơn với nghệ
thuật kịch truyền thống. Hơn thế, qua đây, ta có thể rút ra được một cách tiếp
cận mới khi tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu và giảng dạy một tác phẩm kịch
nói riêng và một tác phẩm văn học nước ngoài nói chung trong trường phổ
thông sau này.
2. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu đề tài

B. Brêcht (1898 1956) là nhà hoạt động sân khấu Đức nổi tiếng thế
giới, là nhà thơ, nhà lí luận, nhà viết kịch tài năng. Brêcht đã để lại một sự
nghiệp sáng tác đồ sộ với 51 vở kịch, 1027 bài thơ, 548 tiểu thuyết và truyện
ngắn, khoảng 1000 tiểu luận về văn hóa nghệ thuật, chính trị, xã hội Đã có
rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu, những người yêu thích, quan tâm đến
Brêcht, tìm hiểu qua những bài viết, bài tham luận viết về cuộc đời, con người,

Nguyễn Thị Thuý

4

K29G Ngữ văn



Khoá luận tốt nghiệp

sự nghiệp của Brêcht như: Sự phong phú và mới mẻ trong thơ Brêcht; nhà cách
tân nghệ thuật kịch của thời đại; ảnh hưởng của kịch Brêcht đến văn học
phương Tây Bởi kịch tự sự là một thành công lớn nhất của Brêcht đã đưa
ông đến đỉnh cao của văn chương, cho nên những bài viết xung quanh vấn đề
này rất đáng kể, song kịch tự sự của nhà văn vĩ đại này vẫn còn nhiều vấn đề
cần quan tâm hơn. Kế thừa và phát huy những ý kiến của bậc đi trước, người
viết xin tìm hiểu một khía cạnh trong kịch tự sự của Brêcht là Lời bài hát
trong kịch tự sự của Bectôn Brêcht, do giới hạn trong khuôn khổ của một
bài khóa luận người viết chỉ xin đi sâu tìm hiểu lời bài hát trong hai tác phẩm
tiêu biểu của Brêcht là: Mẹ Can Đảm và bầy con (1938 1939) và Vòng
phấn Kafkazơ (1942).
3. Lịch sử vấn đề

B. Brêcht là nhà viết kịch, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Đức. Ông
chính là Nhà hoạt động sân khấu lỗi lạc nhất của thế kỷ chúng ta (Giăng
Đác căng tơ).
Trong số những sáng tác của ông, người đọc sẽ không chỉ nhận thấy sự
phong phú và mới mẻ của thơ mà còn thấy sự cách tân lớn lao trong nghệ
thuật kịch. Chính vì thế mà đã có không ít các bài báo, chuyên luận, các công
trình nghiên cứu quan tâm và đề cập tới.
Tuy nhiên trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp, do trình độ ngoại ngữ có
hạn nên phần lịch sử vấn đề sẽ được xây dựng dựa trên những công trình
nghiên cứu trong nước và một số bài nghiên cứu của nước ngoài đã được dịch
sang tiếng Việt.
3.1. Giới thiệu chung về tác gia Bectôn Brêcht
Khi nhắc đến tên tuổi của B. Brêcht, điều đầu tiên chúng ta chú ý là

cuốn Bectôn Brêcht kịch của nhiều tác giả Việt Nam dịch và giới thiệu đã
khái quát hết sức cơ bản về cuộc đời cũng như sự nghiệp văn chương của ông.
Tài liệu này đã ghi lại ý kiến của Giăng Đác căng tơ tại hội nghị học thuật về

Nguyễn Thị Thuý

5

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Brêcht ở Bá - linh đầu năm 1968: Trong thời đại chúng ta, người đã gây nên
sự chú ý rộng rãi trên toàn (sân khấu) thế giới, người đã là đối tượng của
nhiều cuộc tranh luận sôi nổi Đó là B. Brêcht. Tầm ảnh hưởng của Brêcht
đối với sân khấu thế giới lúc này rộng đến mức những người phản đối ông
không thể phủ nhận ông là nhà hoạt động sân khấu lỗi lạc nhất của thế kỷ
chúng ta.(2)
Nói đến tài năng nghệ thuật, sự nghiệp văn chương, Brêcht đã làm cho
người đọc thật sự ngạc nhiên, kể từ khi ông viết tác phẩm đầu tiên đến nay
cũng mới chỉ được mấy chục năm mà tác phẩm của Brêcht đã được dịch ra
hầu hết các thứ tiếng trên thế giới. Chính những nhà văn Đức khẳng định:
nước Đức đã từng có nhiều bậc thầy lỗi lạc về ngôn ngữ, nhưng thế kỷ XX, chỉ
có một, đó là Bectôn Brêcht (2).
Brêcht là nhà nghệ thuật có tiếng nói độc đáo, trực tiếp tác động mạnh
nhất vào nhận thức, tình cảm của con người. Brêcht đã mở ra một kỷ nguyên
mới cho nghệ thuật sân khấu. Ông đã trở thành nhà viết kịch cách tân lớn nhất
của sân khấu thế giới.
Đến với Từ điển tác gia văn học và sân khấu nước ngoài, Hữu Ngọc

đã ghi nhận: Brêcht đã viết 51 vở kịch, 1027 bài thơ, 548 tiểu thuyết và
truyện ngắn, khoảng 1000 tiểu luận về văn hoá, nghệ thuật, chính trị, xã hội
Brêcht là một chiến sĩ văn hoá suốt đời phục vụ sự nghiệp cách mạng của giai
cấp Vô sản, nhà lí luận văn nghệ sâu sắc, tác giả khẳng định những nhận định
về hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nhà thơ vĩ đại đã phản ánh trung thành hiện
thực xã hội Tư bản, và những hoài bão của nhân dân Đức đầu thế kỷ XX, thể
hiện lòng yêu nước nồng nàn. Thơ ca Brêcht rất độc đáo mang tính dân gian,
tính dân tộc và tính trí tuệ.
Trong Từ điển văn học tập 1 của nhiều tác giả cũng đã cho ta một
cái nhìn rộng hơn về tác gia Bectôn Brêcht. Brêcht từ một nghệ sĩ nổi loạn

Nguyễn Thị Thuý

6

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

chống lại chế độ Tư bản, do nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Brêcht trở thành đồng
minh của giai cấp công nhân cách mạng. Ông suy nghĩ tìm cách thể hiện trên
sân khấu mối quan hệ biện chứng của xã hội và buộc người xem có thái độ
tích cực thay đổi thực trạng xã hội. Do đó, Brêcht thử nghiệm một lối diễn
xuất mới mà ông gọi là phi Arixtôt thay thế sự đồng cảm, ảo tưởng bằng sự
cùng suy nghĩ, thái độ tỉnh táo và phê phán. Sân khấu tái hiện những quá trình
phát triển của xã hội, thuật lại những chuyện đã qua và nhấn mạnh yếu tố giáo
huấn, giác ngộ người xem .
Tác giả Giáo trình văn học phương Tây Học phần VII cho ta thấy
rằng nghệ thuật kịch tự sự của Brêcht có ảnh hưởng rất lớn và có ý nghĩa vô

cùng quan trọng đối với sự cách tân nghệ thuật sân khấu phương Tây thế kỷ
XX nói riêng và nghệ thuật sân khấu kịch trên trường thế giới nói chung.
Brêcht có quan điểm triết học và mỹ học khác biệt với cách lý giải về
mục đích sân khấu của triết gia cổ đại Hy Lạp. Brêcht coi trọng vai trò cốt
truyện kịch, song mỗi vở kịch tự sự của Brêcht là một câu chuyện được kết
cấu một cách phong phú chứ không chỉ là một hành động kịch sắp xếp dồn
nén theo một mô hình định sẵn. Câu chuyện kịch được thể hiện là một câu
chuyện quá khứ được thuật lại. Brêcht không chú ý nhiều tới những phản ứng
tâm trạng hoặc sa vào khai thác diễn biến tâm lý phức tạp mà tập trung phản
ánh hành động ứng xử của nhân vật. Tác giả cũng không tự giới hạn ngòi bút
vào một biến cố số phận. Kịch tự sự của Brêcht thường là cả một quãng đời
dài với nhiều mối xung đột.
Trong Văn học phương Tây của Đặng Anh Đào và Hoàng Nhân trình
bày một cách sơ lược nhưng đầy đủ nhất về cuộc đời, sự nghiệp của Brêcht.
Brêcht chiến đấu cho một lý tưởng tiến bộ bằng con đường nghệ thuật của
ông, bằng thái độ kiên quyết xa lánh cái mòn cũ, nỗ lực suy tư và thể nghiệm
để tạo nên sự hấp dẫn tinh tế và sức rung động sâu xa khi thể hiện con người
và xã hội. Nhà phê bình Lêông Foixvangơ đã nhận định: Cũng như một số

Nguyễn Thị Thuý

7

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

người Đức vĩ đại khác, Brêcht tâm đắc với việc lao động xây dựng tác phẩm
hơn là việc hoàn thành tác phẩm. Ông khát khao nghe những đề nghị và lý lẽ

của người khác, khi có một chút nghi ngờ hay một kiến nghị lóe lên thì lập tức
ông bắt tay vào gia công lại đến lần thứ một trăm, một nghìn cho dù có phải
xây dựng từ nền móng trở lên. Ông sẵn sàng gắng sức học hỏi người khác và
gắng học suy nghĩ. Tính chất Xôrat đã thấm đượm toàn bộ tác phẩm của
Brêcht. Nó không buông tha người đọc, nó làm người đọc quan tâm tới mình
và lôi cuốn họ (4). Bài học nhận thức và sáng tạo của Brêcht thật bổ ích cho
nhiều văn nghệ sĩ Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước và
những năm cuối của thế kỷ XX đầy biến động này.
Có thể nói, cuộc đời của Brêcht là người hoạt động không biết mệt mỏi
cho nghệ thuật. Kết quả, ông có một sự nghiệp văn chương đồ sộ và có giá trị
để lại đến ngày nay.
Nhiều tác giả của Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà
trường đã khẳng định một sự thành công xuất sắc về nghệ thuật của Brêcht,
một con người phấn đấu về sự nghiệp không mệt mỏi. Cái kết quả đáng có mà
Brêcht đạt được thật xứng đáng, ông đã là người đặt nền móng đầu tiên cho
phương pháp lạ hoá trong kịch tự sự được viết theo lối phi Arixtôt.
Với tất cả khả năng của mình, Brêcht cố gắng bằng mọi cách kích thích
con người phê phán và nhận xét các sự vật diễn ra xung quanh họ, để họ hành
động và cải tạo thế giới tốt đẹp hơn. Cái cao cả của Brêcht là tạo nên trong
lòng mỗi con người đang sống trong thời đại hỗn loạn và đen tối một niềm tin
vươn tới một thế giới công bằng hơn, nhưng cái đặc biệt là Brêcht đã ngụ ý
cho họ một lối đi, một hướng giải thoát.
Tạp chí văn học số 8 1999 cũng đã nêu rõ thành tựu nghệ thuật của
Brêcht rất to lớn trong đó có bề bộn nhiều vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu.
Bởi lẽ đối với sân khấu nửa đầu thế kỷ XX, Brêcht là ngôi sao sáng nhất, một
nhà sân khấu đáng chú ý nhất, một nghệ sĩ ưu tú của giai cấp Vô sản Đức.

Nguyễn Thị Thuý

8


K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Như vậy, các tài liệu nghiên cứu trên đã cho người đọc một cái nhìn
khái quát nhất về tác gia Brêcht. Hầu hết các tài liệu đó đều đề cao tầm quan
trọng và sự ảnh hưởng có ý nghĩa của Brêcht đối với nghệ thuật sân khấu
phương Tây nói riêng và kịch trường thế giới nói chung. Đặc biệt là ở Giáo
trình văn học phương Tây Học phần VII tác giả đã dành nhiều trang xứng
đáng để nghiên cứu về kịch tự sự của Brêcht.
3.2. Tác phẩm Mẹ Can Đảm và bầy con và Vòng phấn Kafkazơ
Trong Văn học phương Tây, tác giả sơ lược qua một số tác phẩm tiêu
biểu của Brêcht về nội dung và nghệ thuật. Điều mà người viết quan tâm và đề
cập ở đây là hai tác phẩm hai vở kịch tiêu biểu cho phong cách kịch tự sự
Brêcht.
Vở kịch Mẹ Can Đảm và bầy con (1938 1939) (ký sự 12 cảnh về
cuộc chiến tranh ba mươi năm) viết về đề tài chiến tranh xâm lược gây bao
thiệt hại cho người dân thường trong cuộc chiến tranh tôn giáo ở thế kỷ XVII.
Bà Mẹ Can Đảm mong kiếm lời trong chiến tranh, thờ ơ với cả ba cái chết của
ba người con, bà không thấy được tác hại của chiến tranh, không đứng dậy
chống chiến tranh. Brêcht đã giải thích Vở kịch đã được diễn ra vào lúc tác
giả thấy được cuộc chiến tranh lớn sắp bùng nổ, tác giả không tin rằng mọi
người sẽ tự rút ra được một bài học về thảm hoạ sắp đổ lên đầu họ Điều đó
là hiện thực! Nếu bà Mẹ Can Đảm không rút ra được bài học gì về những việc
đã xảy ra với bà, tôi nghĩ, về phía khán giả, họ sẽ học được khi họ quan sát
chuyện của bà (4 688).
Vở kịch Vòng phấn Kafkazơ, đây là vở kịch gồm hai vở tiếp theo
nhau. Vở đầu viết về cuộc sống hiện tại, sau chiến tranh, hai nông trường bàn

luận với nhau về việc khai thác một thung lũng để chăn nuôi hay trồng cây.
Vở dài tiếp theo nói về chuyện xưa: người mẹ nuôi và người mẹ đẻ tranh chấp
một đứa con. Hai vở kịch bổ sung cho nhau để nêu bật chủ đề: Quan niệm

Nguyễn Thị Thuý

9

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

mới về quyền sở hữu là sự vật phải thuộc về người có khả năng làm cho nó tốt
hơn. (4 690)
Cũng bàn về hai vở kịch trên, tác giả cuốn Giáo trình văn học phương
Tây học phần XVII chỉ rõ:
Mẹ Cam Đảm và bầy con là tác phẩm tiêu biểu thể hiện tập trung tài
năng của Brêcht và sự cách tân độc đáo của ông. Đây là vở kịch tự sự viết theo
thể biên niên sử. Vở kịch gồm 12 cảnh nhưng các cảnh không được xây dựng
theo mối quan hệ nhân quả mà theo trình tự thời gian. Hành động kịch không
miêu tả một trạng thái mà là một quá trình lịch sử. Vở kịch có ba cái chết
nhưng không có cái chết nào là cao trào của hành động kịch.
Trong Mẹ Can Đảm và bầy con, Brêcht hướng ngòi bút vào việc
trình bày các sự kiện hơn là quá trình tâm lý. Kết cấu của vở kịch cũng không
giống các vở kịch truyền thống. ở đây, các cảnh được sắp xếp thành từng
chuỗi, không gắn bó chặt chẽ, hữu cơ mà có tính độc lập tương đối của nó.
Vòng phấn Kafkazơ là một trong những vở kịch tự sự được giới
nghiên cứu phê bình văn học đánh giá cao. Tác phẩm được hoàn thành sau khi
chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Vòng phấn Kafkazơ là vở kịch tự

sự độc đáo, trong đó lời ca sĩ có vai trò thuật lại câu chuyện. Mỗi hồi của vở
kịch đều có tiêu đề như tiểu thuyết, mối quan hệ giữa các hồi không thực chặt
chẽ hữu cơ, không theo quy luật nhân quả.
Với Vòng phấn Kafkazơ, Brêcht đã sử dụng thành công phương pháp
lạ hoá.
Trong Bectôn Brêcht - kịch, tác giả nêu rõ ý nghĩa của hai vở kịch
trên:
Qua Mẹ Can Đảm và bầy con, Brêcht nhắc mọi người rằng: Chiến
tranh xâm lược không có lợi gì cho những người dân thường. Đó chỉ là sự tiếp
diễn của cuộc đấu tranh giai cấp, một cuộc buôn bán lớn của bọn Tư bản bằng
con đường vũ lực.

Nguyễn Thị Thuý

10

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Qua Vòng phấn Kafkazơ, Brêcht đề cao quan niệm mới về quyền tư
hữu, quyền làm chủ: Sự vật phải thuộc về người có khả năng làm cho nó tốt
hơn lên. Đồng thời Brêcht cũng biểu dương quan niệm pháp lý mới, pháp lý
phải dựa trên lẽ phải, trên trí tuệ, chứ không phải thứ pháp lý cũ kỹ, giáo điều.
Do mục đích của mỗi cuốn tài liệu trên có sự khác nhau nên hai tác
phẩm trên được đề cập đến trong mỗi tài liệu ở một khía cạnh riêng nhưng tất
cả đều làm nổi bật lên nội dung và ý nghĩa tư tưởng chính của tác phẩm. Như
nếu ở Văn học phương Tây nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về
cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến nghệ thuật của Brêcht. Tóm tắt nội

dung chính của cái vở kịch và nêu ý nghĩa khái quát về chủ đề trong mỗi tác
phẩm. Thì ở Giáo trình văn học phương Tây Học phần VII, tác giả đi sâu
khai thác nghệ thuật lạ hoá trong mỗi vở kịch thể hiện qua hành động kịch.
Bên cạnh đó còn nhấn mạnh sự độc đáo của vai trò ca sĩ trong tác phẩm.
3.3. Vai trò của lời bài hát trong kịch tự sự của Brêcht
Một số vở kịch tiêu biểu của Brêcht có một hiện tượng đặc biệt, đó là sự
đan xen lời bài hát với các lời đối thoại của nhân vật. Đây là một thủ pháp
nghệ thuật độc đáo, vô cùng mới mẻ của Brêcht.
Phương pháp sân khấu Brêcht, tác giả đã nêu rõ: Trong các vở diễn
của Brêcht phần âm nhạc chiếm một vị trí khá nổi bật cả về hiệu quả lẫn phần
lượng. Thường đó là những trổ hát xen kẽ với các lời thoại thông thường hoặc
những đoạn nhạc không lời hoặc có thể là độc ca, hát đuổi hay đồng ca. Tính
chất giai điệu thường rất ít mang màu sắc, cảm xúc mà kích thích hành động
hoặc kể chuyện và chất nhạc đó thường không chỉ đi theo nội dung của lời
mà là sự mở rộng, sự khêu gợi đến những suy nghĩ mà lời không có hoặc
ngược lại với lời ca Tóm lại, hát và nhạc là một hình thức nghệ thuật có giá
trị tương đối độc lập. Nó có khả năng cũng như diễn xuất và tạo hình.
Tài liệu Giáo trình văn học phương Tây Học phần VII viết: Là
nhà viết kịch tài năng, đồng thời Brêcht là nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Đức.

Nguyễn Thị Thuý

11

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Chất thơ tươi mát, giàu chất trí tuệ thấm đượm trong kịch tự sự của ông. Bên

cạnh ngôn ngữ đối thoại là những bài thơ, khúc ca được cất lên từ tiếng hát
của các nhạc công và ca sĩ. Tất cả góp phần thể hiện nhân vật kịch (10-46).
Nhiều bài hát do các ca sĩ, các ban hợp ca trình diễn xen vào giữa các
màn kịch hoặc trong một màn kịch, gián cách các đối thoại nhằm tạo điều
kiện cho khán giả tham dự vào việc trình diễn. Những bài hát này thường giữ
vị trí độc lập làm cho không khí có tính chất đại chúng, khơi gợi sự phê phán
các nhân vật, phá vỡ những ảo tưởng.
Qua việc tìm hiểu chung về Brêcht và nghệ thuật kịch, các tác giả chủ
yếu khai thác thành tựu nổi bật của Brêcht qua phương pháp lạ hoá trong kịch
tự sự. Không thể phủ nhận rằng đó là sự đóng góp hết sức to lớn và đặc biệt
quan trọng của Brêcht cho sự cách tân vô cùng mạnh mẽ của nghệ thuật
phương Tây thế kỷ XX. Song các công trình nghiên cứu đó chưa thực sự chú ý
nhiều đến vai trò của ca sĩ và lời bài hát trong kịch tự sự của Brêcht.
Việc xem xét lời bài hát và vai trò của nó là một trong những biện pháp
nghệ thuật cụ thể để thể hiện phương pháp gián cách xem ra thật cần thiết.
Người viết đồng tình với các ý kiến của các tài liệu đã dẫn và xem nghệ thuật
xây dựng lời bài hát trong kịch tự sự của Brêcht là phương pháp gián cách, nó
góp phần đắc lực tạo sự lạ hoá cho nhân vật (chủ yếu là các nhân vật chính).
Theo quan niệm của riêng người viết cần phải nhìn nhận sự có mặt của lời bài
hát với vai trò như một nhân vật thực sự trong tác phẩm.
4. Mục đích nghiên cứu

Trước hết, người viết nhận thấy Lời bài hát trong kịch tự sự của
Bectôn Brêcht là một đề tài hay, độc đáo, tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật gián cách của nhà cách tân sân khấu vĩ đại. Hơn thế nữa, đây là vấn đề
chưa được nhiều tài liệu nghiên cứu sâu, người viết muốn tìm hiểu cụ thể đề
tài này.

Nguyễn Thị Thuý


12

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Từ việc tìm tài liệu tham khảo và đi sâu nghiên cứu, người viết nhằm
mục đích bổ sung thêm kiến thức về văn học nước ngoài cho chính bản thân
mình và phục vụ cho nghề sư phạm sau này.
5. Phương pháp nghiên cứu

Đối với các nhà nghiên cứu, tác phẩm văn học luôn là một chỉnh thể
bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ, một bí mật nghệ thuật cần được
khám phá. Đối tượng khám phá càng phức tạp, phong phú bao nhiêu thì càng
có nhiều cách thức tiếp cận bấy nhiêu. Mỗi phương pháp tiếp cận đúng đắn,
phù hợp sẽ giúp người nghiên cứu nhanh chóng chiếm lĩnh đối tượng dù rằng
cách trình bày vấn đề rất khác với con đường tìm tòi nó(C.Mác).
Xem lời bài hát như một yếu tố không thể thiếu, một bộ phận quan
trọng cấu thành thế giới nghệ thuật phong phú và đặc sắc của kịch tự sự
Brêcht, chúng tôi sẽ tìm hiểu và khảo sát một số tác phẩm chứa nó. Trên cơ sở
so sánh, phân tích cụ thể, chúng tôi cố gắng đưa ra những nhận xét chủ quan
ban đầu về ý nghĩa, vai trò đặc biệt của lời bài hát trong ý đồ sáng tạo của tác
giả.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng nhiều phương pháp phụ trợ khác như
phân tích nhân vật, tiếp cận hệ thống.

Nguyễn Thị Thuý

13


K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Nội dung chính
Chương 1: Lời bài hát trong kịch tự sự của B. Brêcht
mang tính chất thuật truyện

1.1. Khái niệm tự sự
Tự sự chính là phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức
khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học.
Nếu như tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ
quan về nó, thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách
quan của nó.Tác phẩm tự sự phản ánh kiến thức qua bức tranh mở rộng của
đời sống trong không gian, thời gian, qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong
cuộc đời con người. Trong tác phẩm tự sự, nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và
tình cảm của mình. Nhưng ở đây, tư tưởng và tình cảm của nhà văn thâm nhập
sâu sắc vào sự kiện và hành động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng
dường như không có sự phân biệt nào cả. Nhà văn tả lại, kể lại những gì xảy ra
bên ngoài mình, khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản
ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển,
tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào ý muốn, tình cảm của nhà
văn.
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi con
người làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về cái đó hay một cái
gì đó. Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện. Gắn liền với cốt
truyện là một hệ thống nhân vật được khắc hoạ đầy đủ, nhiều mặt hơn hẳn
nhân vật trữ tình và kịch. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện được khắc họa nhờ

một hệ thống chi tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm ngoại hình của nhân
vật, chi tiết cá tính, chi tiết nội thất, ngoại cảnh phong phú, đời sống văn hoá
lịch sử, lại còn cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng hoang đường mà

Nguyễn Thị Thuý

14

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

không nghệ thuật nào tái hiện được. Những đặc điểm nói trên làm cho tác
phẩm tự sự trở thành loại văn học có khả năng quan trọng trong đời sống tinh
thần của con người hiện đại.
Những nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt
thuật truyện vào vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật của tác phẩm
tự sự, đòi hỏi nhà văn phải sáng tạo ra hình tượng người trần thuật.
Về phương diện thể loại văn học, loại hình tự sự đã hình thành trên cơ
sở những phương thức phản ánh tự sự. Có thể dựa vào tiêu chí nội dung hoặc
tiêu chí hình thức để phân chia các tác phẩm tự sự thành các loại nhỏ hơn.
Chia theo nội dung thể loại, ta sẽ có tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc, thế
sự đạo đức, đời tư. Chia theo hình thức ta sẽ có các thể loại cơ bản như anh
hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn
1.2. Kịch tự sự của B. Brêcht
Con người của thế kỷ XX đã từng được chứng kiến biết bao những biến
động của kịch trường thế giới với sự ra đời của những loại kịch mới như kịch
của sự phân huỷ, kịch phi lý, kịch ý niệm Trong số đó, kịch tự sự xuất hiện
như là một trong những sự đổi mới nổi bật nhất, gây nhiều tiếng vang nhất gắn

liền với tên tuổi vĩ đại của B. Brêcht. Ông được mệnh danh là Người cha đẻ
của dòng sân khấu tự sự Tây phương.
Mặc dù thuật ngữ kịch tự sự không phải do B. Brêcht sử dụng đầu
tiên nhưng mọi người sau này đều xem kịch tự sự là do công lao sáng tạo của
ông, bởi lẽ chỉ trong tác phẩm của ông kịch tự sự mới thực sự bộc lộ đầy đủ
những đặc trưng khác biệt và ưu việt của nó.
Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm kịch tự sự, trong Từ điển
văn học, Đỗ Ngoạn đã đưa ra một cái nhìn tương đối bao quát về kịch tự sự:
Kịch tự sự là một loại hình thức sân khấu nghệ thuật hiện đại xuất hiện từ
sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất, đối lập với nghệ thuật kịch Arixtôt truyền
thống ở chỗ ít quan tâm đến số phận con người mà nặng về trình bày những

Nguyễn Thị Thuý

15

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

điều kiện lịch sử, xã hộiKhái niệm kịch tự sự được dùng hiện nay là theo
cách hiểu của Brêcht. Nhà soạn kịch Đức này đề xướng ra kịch tự sự nhằm
chống lại kịch Tư sản hiện đại mà ông gọi là kịch ảo tưởng. Kịch tự sự của
Brêcht không muốn để cho người xem đồng nhất mình với nhân vật kịch
mà tìm cách làm cho họ luôn luôn giữ một khoảng cách và đối lập với hành
động kịch, không muốn đem đến cho người xem những xúc động uỷ mị mà
muốn phá bỏ những ảo tưởng để gợi cho họ những suy nghĩ có phê phán. Như
vậy, ta thấy vai trò, tầm quan trọng của B. Brêcht đối với kịch tự sự là rất lớn.
Khi đi vào tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến kịch tự sự của Brêcht ta

mới thấy thực sự rõ vai trò to lớn của một nhà cách tân sân khấu vĩ đại.
Với Brêcht, kịch truyền thống Arixtôt chỉ dựa trên ảo giác, và sự thể
nghiệm lôi cuốn người xem cùng sống và xúc động với những hành động và
nhân vật trên sân khấu, mất đi cái cảm giác ranh giới sân khấu và cuộc đời vì
vậy kịch Arixtôt không giải thích được thế giới, không có khả năng giác ngộ
con người với hiệu quả cao.
Từ quan niệm trên, Brêcht chủ trương không dựng mà là thuật lại câu
chuyện ngoài đời vì thế cần phải biết thái độ của công chúng khán giả đồng
thời tạo nên khoảng cách nhất định để khán giả tỉnh táo, nhìn nhận đánh giá
nội dung câu chuyện kịch.
Brêcht có quan điểm triết học và mỹ học khác biệt với cách lý giải về
mục đích sân khấu của triết gia cổ đại Hy Lạp. Brêcht coi trọng vai trò cốt
truyện kịch, song mỗi vở kịch tự sự của Brêcht là một câu chuyện được kết
cấu một cách phóng khoáng chứ không chỉ là một hành động kịch sắp xếp dồn
nén theo một mô hình định sẵn. Câu chuyện kịch thể hiện là một câu chuyện
quá khứ được thuật lại. Brêcht không chú ý nhiều tới những phản ứng tâm
trạng hoặc sa vào khai thác diễn biến tâm lý phức tạp mà tập trung phản ánh
hành động ứng xử của nhân vật. Tác giả cũng không tự giới hạn ngòi bút vào

Nguyễn Thị Thuý

16

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

một biến cố số phận. Kịch tự sự của Brêcht thường là cả một quãng đời dài với
nhiều mối xung đột.

Đó là sự cách tân kịch vô cùng độc đáo của Brêcht, đặc biệt là được thể
hiện rõ qua lời các bài hát được xen kẽ, lồng vào từng vở kịch, ở đây lời bài
hát mang tính chất thuật truyện.
1.2.1. Tính chất thuật truyện qua lời bài hát trong Mẹ Can Đảm và bầy
con
Tính chất thuật truyện chính là tính tự sự, ở đây ta hiểu tính tự sự là một
khái niệm xác định phương thức trình bày hiện thực của một loại hình văn học
trong đó nội dung cụ thể của tác phẩm được thuật lại qua quá trình phát triển
của một hệ thống sự kiện và sự tác động qua lại của các nhân vật. ở loại hình
này, người kể chuyện thuật lại một điều hình như tự nó phát triển theo những
quy luật vốn có của nó.
Kịch tự sự của Brêcht không tái hiện một hành động có tính xung đột
đang xảy ra, mà thuật lại câu chuyện kịch, đặt người thưởng thức nghệ thuật
ở vị trí người quan sát, theo dõi đánh giá nhân vật và sự kiện của câu chuyện
kể. Sân khấu tự sự không dựng lại như thực mà trình bày con người sự việc.
Diễn viên sân khấu tự sự giữ vai trò kể lại câu chuyện (qua biểu diễn). Các thủ
pháp nghệ thuật và kỹ thuật sân khấu đều nhằm góp phần thuật lại câu
chuyện.
Đặc biệt trong kịch tự sự của Brêcht mà cụ thể ở đây là vở Mẹ Can
Đảm và bầy con, tính thuật truyện được thể hiện qua các lời bài hát của các
nhân vật kể về những sự kiện diễn ra trong đời mình. Tất cả đều theo một trình
tự tuyến tính của thời gian lịch sử, không hề có chút miêu tả tâm trạng nội tâm
nhân vật.
Brêcht viết Mẹ Can Đảm và bầy con vào mùa thu năm 1939 trong
vòng một tháng. Đây là vở kịch viết theo thể biên liên niên sử và theo phương

Nguyễn Thị Thuý

17


K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

pháp tự sự. Một vở kịch chống chiến tranh viết ngay những ngày đầu chiến
tranh thế giới lần thứ hai.
Chuyện kể về bà Mẹ Can Đảm cùng ba người con, đẩy một chiếc xe
hàng qua Thụy Điển, Ba Lan, Đức trong cuộc chiến tranh Ba mươi năm lúc
bà đi với quân đạo Tin lành, lúc theo quân Thiên chúa giáo. Bà vừa mong
kiếm lời, vừa muốn giữ con ở bên mình. Nhưng cả hai ý muốn đều thất bại. Ba
người con đều chết trong chiến tranh, và bà ngày một già, cô đơn, xác xơ với
chiếc xe ngày càng rỗng và cũ nát. Bà gặp mọi bất hạnh nhưng trước sau vẫn
không hiểu nổi nguyên nhân. Tất cả sự can đảm, tình mẹ, trí thông minh và
mưu mẹo đều không có ích gì, mà chỉ đem lại cho bà những tổn thất liên tiếp.
Các sự kiện trong cuộc đời Mẹ Can Đảm cũng là các sự kiện chính của
vở kịch được xen kẽ với những lời ca, khúc hát của nhân vật, tái hiện lại suy
nghĩ cũng như hành động, việc làm của chính mình. Lời bài hát xuất hiện rải
khắp các cảnh trong vở kịch, đặc biệt khi bất kỳ sự kiện nào xảy ra, lời bài hát
của nhân vật được cất lên để thể hiện kịp thời nhằm thuật lại diễn biến của vở
kịch nhưng điều dễ nhận thấy là lời bài hát xuất hiện đều ở các cảnh. Được thể
hiện qua bảng thông kê sau:
Nhân vật thể hiện lời bài hát

Số lần xuất hiện lời bài hát

Cảnh

Mẹ Can Đảm


8

1,2,4,7,8,12

Catơrin

1

5

Ailip

1

2

Yvét

1

3

Tuyên úy

1

3

Đầu bếp


1

9

Một anh lính

1

6

Tiếng hát trong trang trại

1

10

Nguyễn Thị Thuý

18

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Qua bảng thống kê trên, ta thấy tổng số lần xuất hiện lời bài hát là 15
lần trong vở kịch, tuy số lượng bài hát không nhiều, mật độ không dày so với
nhiều vở kịch khác nhưng nó được phân bố đều khắp và tập trung vào nhân vật
chính là Mẹ Can Đảm, các nhân vật khác đều thể hiện một bài hát nhằm bộc
lộ tâm trạng của chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà Brêcht để cho nhân

vật Hêlen Vaighen - bà Mẹ Can Đảm làm chủ những khúc hát nhiều lần (8lần)
trong hầu hết các cảnh của vở kịch. Đây là một dụng ý nghệ thuật đặc sắc của
Brêcht làm nổi bật lên vai trò quan trọng của lời bài hát. Như phần mở đầu
chúng tôi đã quan niệm, bản thân lời bài hát đều là một nhân vật cụ thể có tác
dụng dẫn truyện thuật truyện cũng như miêu tả lại hành động, sự kiện của
nhân vật trong tác phẩm.
Lời bài hát trong Mẹ Can Đảm và bầy con được trực tiếp các nhân
vật ( cả nhân vật chính và nhân vật phụ ) thể hiện, nó như những lời dẫn truyện
của nhân vật giới thiệu chuyển cảnh ở trong vở kịch.
Tìm hiểu một cách tổng quát vở kịch ta thấy đây là một vở kịch viết
theo thể biên niên sử, phản ánh cuộc chiến tranh Ba mươi năm nhưng
khung thời gian ở đây làm nổi bật lên các sự kiện của mười hai năm (1924 1936), sự việc được kể gần như từng năm một qua mười hai cảnh. Mỗi một sự
kiện, một biến cố ta lại thấy nhân vật cất lên lời hát, dường như vừa để giãi
bày kể lại sự việc vừa để bộc lộ tâm sự của mình, cũng là tạo ra một hình thức
độc đáo cho khán giả tiếp cận, đón nhận và cảm thụ. Cảnh một mở đầu cho vở
kịch là hình ảnh con đường trong mùa đông lạnh giá với người mộ lính và
Viên cai Rõ ràng quá, ở đây người sống không chiến tranh đã quá lâu rồi
mà. Đạo đức ở đâu ra mới được chứ hả? Hoà bình là lộn xộn chiến tranh là
trật tự. Rõ ràng đây là lời nói làm xuất hiện một không khí chiến tranh ảm
đạm bao trùm lên cuộc sống của người dân. Tiếp đó, xuất hiện nhân vật trung
tâm - Mẹ Can Đảm và cô gái câm ngồi trên xe hàng. Khi Viên cai hỏi Mẹ Can

Nguyễn Thị Thuý

19

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp


Đảm: Chào các người! Các người là ai?, bà trả lời bằng một bài hát cụ thể,
xuất hiện nhiều hình ảnh, mục đích ý nghĩa trong đó:
Ngài đại uý hãy ngừng chiến trận
Và cho quân lính nghỉ ngơi
Mẹ Can Đảm bán giầy nghìn dặm
Cho binh bộ hành quân
Tay chân ghẻ lở, mình đầy chấy rận
Họ nhẫn nhục gò lưng kéo pháo.
Nếu họ phải đi dần trên đường vào cõi chết
ít ra họ cũng muốn một đôi giầy tốt.
Mùa xuân đã đến.
Hãy đứng lên, hỡi giáo đồ cơ đốc!
Tuyết đã tan rồi trên xác chết.
Và tất cả những ai còn lê chân được
Lại ra đi chiến trận trên các ngôi đường dài
Ngài đại uý, nạn đói hoành hành
Chiến sĩ của ngài đương cơn chết đói.
Mẹ Can Đảm có bánh mì
Và với những lòng sầu muộn
Mẹ Can Đảm có rượu vang.
Lời bài hát trên đây của Mẹ Can Đảm có một tác dụng lớn không những
mở đầu cho các khúc hát khác mà còn giới thiệu đầy đủ nhân vật chính về giới
tính, về nghề nghiệp, về mục đích cuộc sống của nhân vật. Mẹ Can Đảm có ba
người con là Ailip, Thụy sĩ con, Catơrin cả mấy mẹ con sống nhờ vào chiếc xe
hàng lăn bánh từ mặt trận này qua mặt trận khác. Mục đích của Mẹ Can Đảm
là kiếm lời trong chiến tranh, mặc dù là không thích chiến tranh nhưng bà
cũng không thích hoà bình, vì trong hoà bình bà không bán hàng kiếm lời

Nguyễn Thị Thuý


20

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

được. Qua lời hát của Mẹ Can Đảm, ta thấy bà rất hiểu chiến trận, biết hậu
quả của nó đối với con người, biết được sự đau đớn của con người phải chịu
trong chiến tranh. Lời bài hát còn là lời giới thiệu, quảng bá mặt hàng của bà.
Khi bà nghĩ đến những người lính mình ghẻ lở, chấy rận, phải đi vào con
đường chết cũng là lúc bà giới thiệu về mặt hàng giầy bán cho người lính, bà
nghĩ đến người chết đói, đến những người sầu muộn là bà muốn họ mua bánh
mì và rượu vang của bà. Mục đích cuối cùng là kiếm lời trong chiến tranh. Lời
bài hát ở đây không cần nhiều đến yếu tố nhạc điệu, âm hưởng mà điều cốt
yếu Brêcht muốn đạt tới là thuật lại sự kiện bằng sự cách tân nghệ thuật độc
đáo của mình.
Toàn bộ vở kịch Mẹ Can Đảm và bầy con, cả lời thoại văn xuôi và
lời thoại bằng các khúc hát, Brêcht đều nhằm tái hiện lại những sự kiện, những
hành động của nhân vật.
Mẹ Can Đảm có tham vọng làm giàu trong chiến tranh và luôn mong
ước các con của mình có cuộc sống thanh bình, yên ổn bên mình, nhưng hai ý
muốn việc làm đó của bà hoàn toàn mâu thuẫn với nhau khi muốn một cuộc
sống hoà bình ngay trong chiến tranh, bom đạn. Mẹ Can Đảm cho những đứa
con của mình bốc thăm lá số để xem số mệnh của mỗi đứa, kết quả là đứa nào
cũng bốc phải chữ thập (chữ thập nghĩa là nỗi khổ đau lớn hoặc nỗi khổ
đau sâu sắc). Suốt cuộc hành trình của Mẹ Can Đảm và ba người con đều được
những lời ca, khúc hát dẫn dắt kể chuyện như một nhân vật chuyên nghiệp đưa
người đọc đến với những diễn biến, những tình tiết cụ thể của vở kịch. Bài ca

của người chinh phụ và chinh phu được Mẹ Can Đảm và Ailip thể hiện đã
phản ánh rõ nét thực trạng nỗi khổ của con người trong chiến tranh:
Súng nổ đạn reo, gươm đâm tới tấp
Và dòng sông nuốt chửng kẻ sang ngang
Nước băng giá đang rình anh đó,
Anh ơi hãy cẩn thận, chớ sang!

Nguyễn Thị Thuý

21

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Đấy là lời chinh phụ
Nhủ các người chinh phu
..
Anh qua đời như khói thoảng,
Hơi ấm của người anh đã lìa bỏ em rồi.
Chiến công anh không sưởi ấm được lòng em lại.
Mây khói tan tành
Cầu chúa hãy giữ anh
Trên thiên đường của Chúa!
Đấy là lời chinh phụ nhủ chinh phu.

(2-295)

Chiến tranh tàn ác, mang nỗi đau đến cho mọi người, làm cho vợ phải

xa chồng, con phải xa cha, cái chết luôn rình rập bên cạnh người lính. Những
diễn biến đó được chuyển thể thành các lời hát qua các hình ảnh súng đạn,
dòng sông, anh, em, đặc biệt là hình ảnh người chinh phu và người chinh
phụ (người nơi quê nhà và người nơi chiến trận) nhắn nhủ nhau những lời dặn
dò, yêu thương. Qua khúc hát Người chinh phụ và chinh phu, hình ảnh
người lính hiện lên với hình dáng, tư thế, vũ khí, dao nhọn giắt lưng, nó phần
nào giúp người đọc hình dung được không khí chiến trận.
Điều Mẹ Can Đảm mong nhưng không được, lần lượt hai người con trai
của bà đã ra chiến trận và đều mang trên mình một lá số tử hình. Bà đã mất đi
hai người con liệu bà có kiếm nhiều lời trong chiến tranh không?
Trong toàn bộ vở kịch với mười hai cảnh, có cảnh xuất hiện lời bài hát,
có cảnh không nhưng điều đáng quan tâm là cảnh mười, nội dung của toàn
cảnh chỉ là một khúc hát của một người trong trang trại và xuất hiện duy nhất
một lần. Brêcht có dụng ý gì khi để cho Mẹ Can Đảm và Catơrin nghe thấy
khúc hát đó?
Cây hồng, cây hồng
Giữa thửa vườn của tôi

Nguyễn Thị Thuý

22

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

Tôi đợi hồng nở hoa
Tôi trồng hồng tiết tháng ba,
Tôi hái hồng tiết tháng năm,

Để tặng người bạn gái tôi thương.
Hạnh phúc thay ai có mảnh vườn
Trong vườn hồng nở hoa.

(2-376)

Dường như đây là một nốt nhạc trầm xuống trong một bản hòa tấu hỗn
hợp của chiến tranh. Khúc hát làm cho Mẹ Can Đảm và Catơrin có những giây
phút yên bình, thanh thản trong lòng sau khi mất đi hai người con trai. Khúc
hát cùng bước chân của bà Mẹ Can Đảm đưa chúng ta gần đến cảnh kết của
vở kịch.
Như vậy, với vai trò như một người dẫn truyện, những lời ca khúc hát đã
đưa chúng ta đến từng địa điểm, từng diễn biến trong chiến tranh Ba mươi
năm cũng như cuộc đời, cuộc hành trình của bà Mẹ Can Đảm.
Mẹ Can Đảm và bầy con là một trong những vở kịch đầu tiên của
Brêcht đã dựng ở Đoàn văn công Bá - linh. Người ta thường nói, từ ngày Helen
Vaighen kéo chiếc xe trên sân khấu bên bờ sông Sprê, thì cũng là lúc ngôi sao
Bắc đẩu sâu khấu thế giới chuyển về Bá - linh. Vở kịch này đã được quay
thành phim và chiếu khắp nơi.
1.2.2. Tính chất thuật truyện qua lời bài hát trong Vòng phấn Kafkazơ
Sau vài năm so với Mẹ Can Đảm và bầy con, năm 1942, Brêcht viết
Vòng phấn Kafkazơ, vở kịch viết vào giai đoạn cuối của cuộc Đại chiến thế
giới lần thứ hai, khi quân đội phát xít Hitle bị đánh lui khỏi hết thành phố này
đến trận địa khác. Đây là một vở mà Brêcht đã phải bỏ nhiều công phu. Lần
đầu tiên viết trong hai tháng, lần thứ hai viết lâu hơn, và lần thứ ba mất hơn
một năm sửa chữa. Đây là tác phẩm được giới nghiên cứu đánh giá rất cao.
Trong Vòng phấn Kafkazơ, có hai vở kịch nối tiếp nhau: Màn mở đầu là
cuộc tranh luận giữa một số thành viên của hai nông trường có đại diện của uỷ

Nguyễn Thị Thuý


23

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

ban khôi phục kinh tế sau chiến tranh về dự. Nông trường Galinxcơ dự định sử
dụng cánh đồng cỏ ngày xưa để chăn nuôi dê. Nông trường Rôza
Luychxămbua đề nghị được khai khẩn lại một thung lũng trồng cỏ xơ xác của
nông trường Galinxcơ để trồng nho. Hai bên tranh luận xem phần đất đó nên
thuộc về ai. Nông trường Galinxcơ đồng ý nhường lại cái thung lũng ngày
trước cho nông trường bạn thực hiện phương án mới trồng cây ăn quả. Nông
trường Rôza mời các đại diện xem vở kịch Cái vòng phấn. Vở thứ hai gồm
có năm hồi kịch bổ sung cho nhau để nêu bật chủ đề: Quan niệm mới về
quyền sở hữu là sự vật phải thuộc về người có khả năng làm cho nó tốt hơn.
Tác giả đề cao một quan niệm pháp lý mới dựa trên lẽ phải, vì lợi ích thực tế
chung, vì hiện tại và tương lai.
Vòng phấn Kafkazơ là vở kịch tự sự độc đáo, trong đó ca sĩ và các
lời bài hát của các nhân vật đóng vai trò là người thuật lại câu chuyện. Mỗi
hồi của vở kịch đều có tiêu đề như tiểu thuyết, mối quan hệ giữa các hồi
không thực chặt chẽ hữu cơ, không theo quy luật nhân quả.
Mỗi một diễn biến, sự kiện, tình tiết của vở kịch đều được những khúc
hát, lời ca của nhân vật, đặc biệt là của ca sĩ dẫn dắt chúng ta tiếp cận cũng
như hình dung và hiểu được nội dung chính của toàn vở kịch. Với vai trò
không kém phần quan trọng như một nhân vật chính, lời hát, lời ca sĩ xuất
hiện hầu khắp ở tất cả các hồi kịch cũng như tiến trình của câu chuyện. Mật
độ lời bài hát được thống kê qua bảng số liệu sau:
Nhân vật thể hiện lời bài hát


Số lần xuất hiện lời bài hát

Hồi

Ca sĩ

36

1,2,3,4,5.

Grusa

6

1,2,3

Nhạc công

7

2

Azđắc

6

4

Bọn hắc vệ


2

2

Người nông dân

1

3

Nguyễn Thị Thuý

24

K29G Ngữ văn


Khoá luận tốt nghiệp

So với Mẹ Can Đảm và bầy con, ta thấy lời bài hát trong Vòng phấn
Kafkazơ mật độ xuất hiện dày hơn gấp nhiều lần, chứng tỏ vai trò, tác dụng
rất lớn của ca sĩ. Tổng số lần bài hát xuất hiện trong toàn bộ vở kịch là 58 lần,
đây không phải là con số nhỏ của một tác phẩm tự sự. Riêng nhân vật ca sĩ đã
thể hiện 36 lần và hầu hết các nhân vật chính đều dùng lời bài hát để truyền tải
nội dung của diễn biến sự kiện. Qua việc khảo sát số lượng bài hát, lời ca
trong tác phẩm của Brêcht, người đọc đều nhận thấy rằng lời bài hát chiếm
một vị trí đáng kể. Và như vậy cũng có nghĩa là Brêcht đã sử dụng lời bài hát
và ca sĩ với ý đồ nghệ thuật khá rõ ràng. Với nội dung truyền tải thông tin khá
phong phú, đa dạng, hệ thống, nhất quán theo chủ đề tác phẩm với hình thức,

tính chất thể hiện đã được trình bày qua tác phẩm.
Cũng như Mẹ Can Đảm và bầy con, lời bài hát trong Vòng phấn
Kafkazơ có vai trò đặc biệt như một nhân vật thực thụ chuyên dẫn truyện,
đưa bạn đọc tiếp xúc, thấu hiểu nội dung của từng hồi kịch.
Ngay hồi đầu tiên của vở kịch thứ hai (được coi là vở kịch chính) lời ca
sĩ đã cất lên nhằm vào đề, giới thiệu một câu chuyện được bắt đầu với những
thông tin cần thiết:
Vào cái thời xưa cũng như thời nay đẫm máu,
Trị vì ở thành đô nọ, gọi là cái thành phố đáng nguyền
Có một vị tổng trấn tên là Gioocgiơ Abasvili
Ngài giàu sụ như vua Krêzuyt
Vợ ngài vốn là một nhà quyền quý cao sang
Và con trai ngài rất xinh rất bụ
ở đất nước Giêoocgi, chẳng một vị tổng trấn nào
Có nhiêu ngựa vạc mõm ăn thóc trong tàu
Nhiều ăn mày trước cổng
Nhiều quân lính hầu hạ.

Nguyễn Thị Thuý

25

(2-142)

K29G Ngữ văn


×