Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết thiên thần sám hối của tạ duy anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.34 KB, 48 trang )

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận này được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của
TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh, em xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn chân thành,
sâu sắc nhất.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam và các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ Văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Đào Thị Hiền

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì
công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Đào Thị Hiền

2


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đói tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của khóa luận
7. Cấu trúc của khóa luận
NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu chung
1. Khái quát về thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn học đương đại
Việt Nam
1.2. Về tác giả Tạ Duy Anh
1.3. Vị trí tiểu thuyết Thiên thần sám hối trong đời sống văn học
đương đại Việt Nam
Chương 2. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần
sám hối của Tạ Duy Anh
2.1. Hình thức tiểu thuyết ngắn
2.2. Nhân vật dị biệt và nhân vật thiên thần
2.2.1. Nhân vật dị biệt
2.2.2. Nhân vật thiên thần
2.3. Không gian và thời gian nghệ thuật
2.3.1. Thời gian nghệ thuật
2.3.1.1. Thời gian hiện thực

3


2.3.1.2. Thời gian lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại

2.3.2. Không gian nghệ thuật
2.3.2.1. Không gian trong bệnh viện
2.3.2.2. Không gian di động
2.4. Nghệ thuật trần thuật
2.5. Ngôn ngữ, giọng điệu
2.5.1. Ngôn ngữ
2.5.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện
2.5.1.2. Ngôn ngữ nhân vật
2.5.2. Giọng điệu
2.5.2.1. Giọng dung tục, bỗ bã
2.5.2.2. Giọng giả ngây thơ, hồn nhiên
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau năm 1975 và nhất là từ sau năm 1986, văn xuôi Việt Nam có sự
thăng hoa và khởi sắc, trong đó tiểu thuyết là một thể loại nòng cốt không thể
không nhắc tới. Sự nở rộ thành công của thể loại này đã góp phần quan trọng
làm nên diện mạo của nền văn học đương đại.
Trong những năm đổi mới, tiểu thuyết Việt Nam đã gặt hái được nhiều
thành quả lớn, đáng được ghi nhận nhìn từ góc độ thi pháp thể loại. Hòa cùng
với bối cảnh lịch sử xã hội thời hậu chiến tranh, tiểu thuyết đã có sự triển khai
và đi sâu vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thường của đời sống cá nhân
con người. Trước năm 1975, mọi mối quan hệ của con người đều dồn tụ ở sự
sống - cái chết nên con người được tuyệt đối hóa, sự việc được thiêng liêng
hóa. Nay sau chiến tranh có hiện tượng tiểu thuyết “giải thiêng”, con người lại

được dồn tụ ở quan hệ với cuộc sống mưu sinh bươn trải. Tất cả được mổ xẻ,
phơi bày bằng con mắt đầy trung thực và táo bạo. Người ta gọi đó là lối tiểu
thuyết đổi mới ở tư duy nghệ thuật.
Trong xu hướng cách tân thể loại tiểu thuyết (nhất là cách tân về mặt
nghệ thuật) chắc hẳn bạn đọc không còn lạ lẫm với những tên tuổi như:
Thuận, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương hay Hồ Anh Thái… Bên cạnh
những cây bút đó, trong đội ngũ những người viết tiểu thuyết mang ý thức tìm
một hướng đi mới trong cách tân nghệ thuật còn phải kể đến tên tuổi của Tạ
Duy Anh. “Có thể gọi ông là nhà văn của đạo đức. Văn chương của ông có
lúc hiện lên bằng gương mặt thế sự, đau đáu riết róng chuyện thánh thần tàn ác, liêm sỉ - vô lương… nhưng không phải như những khái niệm truyền
bảo chết khô, mà thong qua sự cảm nhận đau đớn về số phận” [18, 1]. Trong
lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn nhận hiện thực và con người vừa lí
trí lạnh lùng vừa cảm thông đau đớn. Có thể coi Thiên thần sám hối là một

5


trong những tác phẩm tiêu biểu của Tạ Duy Anh điển hình cho lối đi cách tân
nghệ thuật của nhà văn cho đến thời điểm này.
Cho đến nay, việc nghiên cứu về hiện tượng văn chương Tạ Duy Anh
có khá nhiều bài viết, song những yếu tố cách tân nghệ thuật trong Thiên
thần sám hối thì lại chưa từng được xem xét như một đề tài riêng biệt. Tìm
hiểu những cách tân nghệ thuật trong Thiên thần sám hối không chỉ giúp ta
hiểu thêm về cái nhìn, về quan niệm của nhà văn về hiện thực cuộc sống mà
còn cho ta thấy rõ vị trí của Tạ Duy Anh trên con đường tìm lối đi sáng tạo
mới cho thể loại tiểu thuyết của nền văn học đương đại.
Từ những lí do trên, người viết chọn đề tài: Những cách tân nghệ thuật
trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tạ Duy Anh là một trong số những cây bút tiêu biểu của tiểu thuyết

đương đại Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc và
giới phê bình. Đã có nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh tác phẩm của
Tạ Duy Anh trên nhiều bình diện khác nhau. Có thể kể dến một số công trình
sau:
Báo Thể thao và văn hóa số 47, năm 2004 đã đánh giá về nội dung giá
trị của tác phẩm Tạ Duy Anh: “Mối quan tâm lớn nhất của Tạ Duy Anh là cái
vong bản lớn đánh mất mình của con người, dưới sự giằng giật xiêu dạt của
lịch sử. Trên con đường truy tìm lại mặt mình, cũng như khả dĩ gương mặt
thực của quá khứ, con người vấp phải và bị phong tỏa bởi thói gian trá, đớn
hèn, vật dục, tàn ác, kể cả trong mỗi cá nhân. Phúc âm duy nhất là tình yêu,
tình cảm trong sạch bản thể của hiện tại và cái nhìn trung thực, nhân
đạo đối với những vết thương, lỗi lầm của quá khứ” [18, 4].
Báo Pháp luật số 140, năm 2004 đánh giá như sau: “Tạ Duy Anh là tác
giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm về những

6


vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở
với số phận con người, nhất là khi họ bị bỏ rơi vào tình trạng khủng hoảng
nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn nhận hiện thực một
cách vừa lí trí lạnh l ùng nhưng cũng đầy thương xót con người” [19, 1].
Cũng trên báo Thể thao và văn hóa số 47, năm 2004 tác giả bài báo đã
khẳng định: “Tiểu thuyết mới nhất của Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối gọn
nhẹ và giản dị về hình thức. Bí ẩn của sự tồn tại được đặt ra cùng câu hỏi về
th ân phận của thế hệ tương lai trên miệng vực của cái ác, chứa đựng những
ẩn số lớn về con người và nhân thế” [18, 4].
Trong bài Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt
Nam sau 1986 đăng trên báo Văn nghệ số 49, năm 2007, tác giả Phùng Gia
Thế đã khẳng định: “Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm một

giá trị thực sự nhân bản trên cái cuộc sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lí
giải, hóa giải những nỗi đày đọa con người từ tiền kiếp” [12, 3].
Đáng chú ý là cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh của Nhà xuất bản
Hội Nhà văn, 2007 đã trình bày ba luận văn lấy từ đề tài sang tác của Tạ Duy
Anh đã được Hội đồng giám khảo trường Đại học sư phạm Hà Nội đánh giá
rất cao. Cụ thể là:
Thứ nhất, Tạ Duy Anh với việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết của
Nguyễn Thị Hồng Giang nghiên cứu một cách nhìn về việc “làm mới” văn
chương, “làm mới” trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, “làm mới” thực sự từ
sự đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết.
Thứ hai, Thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ Duy Anh của Vũ Lê Lan
Vương đi sâu khám phá hành trình văn học Tạ Duy Anh, một thế giới nhân
vật ngoại biên và những thủ pháp xây dựng nhân vật đáng chú ý trong sáng
tác của Tạ Duy Anh.

7


Thứ ba, Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy
Anh của Võ Thị Thanh Hà nghiên cứu Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới
tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, quan niệm nghệ thuật về con người và đặc sắc
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của ông.
Ngoài ra, người viết khóa luận còn tham khảo một số cuộc phỏng vấn
đăng trên mạng Internet như:
Tạ Duy Anh - cần phâm biệt giữa sống để viết và viết để sống.
www.evan.com/
Tạ Duy Anh - bất cứ sự buông thả nào cũng phải trả giá.
Www.VN.Express.net/Văn hóa
Từ những bài viết, những công trình nghiên cứu trên, người viết khóa
luận nhận thấy, các tác giả đã đề cập đến giá trị nội dung của tác phẩm Tạ

Duy Anh cũng như những cách tân làm mới nghệ thuật tiểu thuyết của ông.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu hay bài viết nào khảo sát toàn
diện và lí giải sâu sắc những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần
sám hối với tư cách như một vấn đề riêng biệt. Chính vì lẽ đó, trên cơ sở gợi
ý của những người đi trước, tác giả khóa luận mong muốn ở mức độ nhất định
tìm hiểu một cách có hệ thống những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ
Duy Anh. Qua đó, người viết góp phần khẳng định giá trị tác phẩm và hiểu
thêm về phong cách nhà văn.
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài của khóa luận hướng tới những mục đích sau:
- Phát hiện những cách tân độc đáo, mới mẻ về tư duy nghệ thuật trong
tiểu thuyết Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh.
- Khóa luận là một tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy về tác giả Tạ
Duy Anh trong chương trình SGK THCS.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

8


Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Thiên thần sám hối
của Tạ Duy Anh.
Với khuôn khổ của một khóa luận và khả năng làm chủ tư liệu có hạn,
người viết không có tham vọng tìm hiểu những cách tân nghệ thuật trong tất
cả tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mà chỉ giới hạn ở những cách tân nghệ thuật
trong tiểu thuyết Thiên thần sám hối.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này được nghiên cứu bởi những phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu

6. Đóng góp của khóa luận
- Hệ thống đến những vấn đề có liên quan đến lí thuyết (lí luận văn
học): về nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, hình thức thể loại, không gian và
thời gian nghệ thuật…
- Đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những cách tân mới lạ của tiểu thuyết
Thiên thần sám hối ở các phạm trù nói trên.
- Tìm ra nét độc đáo, sự dịch chuyển tư tưởng của Tạ Duy Anh trong
Thiên thần sám hối qua so sánh với sáng tác tiểu thuyết trước đó.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của
khóa luận được chia thành 2 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung
Chương 2. Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Thiên thần
sám hối của Tạ Duy Anh.

9


NỘI DUNG
Chương 1. Giới thiệu chung
1.1.Khái quát về thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn học đương
đại Việt Nam
Văn học Việt Nam từ sau 1975 chứng kiến sự đổi mới của hàng loạt thể
loại trong đó có tiểu thuyết. Trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
nhìn từ góc độ thể loại, trích Văn học Việt Nam sau 1975, Những vấn đề
nghiên cứu và giảng dạy, NXBGD, tác giả Bùi Việt Thắng đã đưa ra một số ý
kiến về việc nhận diện tiểu thuyết trong nền văn học đương đại như sau:
“Trong những khúc ngoặt đời sống, thường thì truyện ngắn đáp trả nhạy bén
hơn trong các thể loại văn xuôi (…) nhưng tạo nên những chấn động cao trào
văn học thì phải là tiểu thuyết” [6, 182]. Tác giả cũng đưa ra một loạt các số

liệu thể hiện cụ thể như: “Theo tư liệu của Ma Văn Kháng trong Đổi mới tư
duy tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 2002 thì năm 2001 có 50 cuốn tiểu
thuyết được in ở các nhà xuất bản lớn; cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà
văn tổ chức năm 1998 - 2000 có hơn 200 bản thảo tham dự; cuộc thi viết tiểu
thuyết và kí do Bộ công an và Hội Nhà văn tổ chức trong năm 1999 - 2001 có
hơn 100 bản thảo tham dự” [6, 182]. Mặc dù đây chỉ là những số liệu về mặt
số lượng tiểu thuyết song nó cũng khẳng định một điều: người đọc ngày càng
dành một sự quan tâm lớn cho thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn học
đương đại.
Bước vào thời kì văn học đổi mới, tiểu thuyết đã có một vị trí vững
vàng và gặt hái được nhiều thành công, lôi cuốn được nhiều bạn đọc. Và đây
vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ hứa hẹn cho nhiều cây bút tỏa rạng. Tiểu
thuyết Việt Nam vẫn đang trăn trở tìm tòi nhằm đổi mới tư duy thể loại để có

10


một hướng đi mới. Phần lớn công chúng bạn đọc đều khẳng định: động lực để
tiểu thuyết thời kì đổi mới có những bước tiến đáng kể là do ta đã có những
đổi mới về tư duy nghệ thuật. Tiểu thuyết truyền thống nghiêng về sự khám
phá đời sống đơn giản và xuôi chiều. Họ nhìn nhận hiện thực trên một diện
bao quát rộng. Đa số các cây bút viết tiểu thuyết vẫn loay hoay chưa thoát
khỏi lối viết giảng giải, cắt nghĩa, lắp ghép sự kiện một cách đơn giản, dễ dãi.
Cần phải thừa nhận một thực tế đang tồn tại trong đời sống trong tiểu thuyết
của ta, rằng nhiều nhà văn trong thời kì đổi mới vẫn chưa có sự “lột xác” vượt
thoát ra khỏi lối viết truyền thống. Thế nhưng, cũng có thể khẳng định một
điều: có nhiều cây bút trong thời kì đổi mới đang nỗ lực phá tan rào cản
truyền thống xuôi chiều của tiểu thuyết xưa để đến với với cách nhìn mới mẻ,
sáng tạo. Sau đổi mới và nhất là càng những năm gần đây, tiểu thuyết hiện đại
đã nỗ lực để tái hiện bức tranh hiện thực cuộc sống từ những mảnh vụn rơi

vãi. Nói như vậy đủ để thấy tiểu thuyết đương đại quan tâm đến điều gì ở
cuộc sống. Người ta không quan trọng anh thông báo nội dung gì mà người ta
chú ý xem anh chuyển tải nội dung đó đến với bạn đọc bằng cách thức nào.
Người ta không đòi hỏi anh phải động chạm đến những vấn đề lớn lao của
cuộc sống mà chỉ cần anh phơi bày được sự thật cuộc sống ấy dù là mặt trái
xấu xa, dù anh mới chỉ chạm khắc nhẹ vào cuộc sống ấy miễn là cho người
đọc thấy được đúng bản chất của xã hội. Bởi lẽ: Trước đổi mới, mọi quan hệ
của con người đều dồn tụ ở sự sống - cái chết nên hiện thực được nhìn nhận ở
sự bao quát rộng lớn của tình đồng bào, đồng chí. Nay vào đổi mới, cuộc sống
mà con người cần phải đối diện lúc này là cuộc sống cơm áo gạo tiền, mưu
sinh chật vật. Hiện thực không còn oanh liệt nữa mà khi đối diện với cái đói,
với cuộc sống vật chất thì hiện thực là sự đố kị, sự ganh gét, sự xấu xa và đôi
khi là tàn ác. Tiểu thuyết hiện đại đã đáp ứng được nhu cầu ấy. Nó đi sâu len
lỏi vào từng ngóc ngách trong tâm hồn con người, nhận ra cả những suy nghĩ

11


tàn ác, đểu cáng thậm chí tàn sát nhau giữa người và người trong công cuộc
mưu sinh. Vẫn trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ
thể loại tác giả Bùi Việt Thắng cho rằng : “Nhân vật trong tiểu thuyết hiện
đại khi đi tìm sự thật đờii sống thường cô đơn với chính mình, nghĩa là thế
giới của một người được thay thế thế giới của nhiều người”. Như vậy có
nghĩa, tiểu thuuyết hiện đại chú trọng vào con người riêng tư với những giây
phút đối diện với chính lòng mình với tất cả “rồng phượng lẫn rắn rết, thiên
thần và ác quỷ” chứ đối tượng của tiểu thuyết hiện đại không phải là cộng
đồng nữa.
Tiểu thuyết hiện đại không ngần ngại phơi bày hiện thực cuộc sống. Và
hiện thực ấy được lột tả, bóc trần không giấu giếm thậm chí là thô nhám, trần
trụi và sống sượng. Nhà văn Dương Tường từng viết: “Ngổn ngang và tung

tóe như những mảnh của trò chơi lắp ghép (...) bề bộn những suy ngẫm, hình
tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại đến ám ảnh như lưỡi dao cùn nhay mãi không
đứt...”. Đó cũng là một trong những biểu hiện mạnh mẽ cho xu hướng đổi
mới của thể loại tiểu thuyết hiện đại mà ta có thể nhận thấy ở một loạt các tên
tuổi như: Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Phạm Thị Hoài... và Tạ
Duy Anh.
Tựu chung lại, tiểu thuyết là một trong số những thể loại có vị trí quan
trọng, ngày càng có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học
đương đại Vệt Nam bởi lẽ bản thân nó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ
của người đọc. Điều đáng nói là ngày một nhiều cây bút đang nỗ lực có sự
cách tân cho thể loại này. Đó là một đóng góp không nhỏ cho tiểu thuyết hiện
đại nói riêng và văn học hiện đại nói chung.
1.2. Về tác giả Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh tên khai sinh là Tạ Viết Đăng, sinh ngày 9/9/1959. Ông
còn có nhiều bút danh khác như: Lão Tạ, Bình Tâm...

12


Tạ Duy Anh sinh ra ở xã Hoàng Diệu - huyện Chương Mĩ - tỉnh Hà
Tây (nay là Hà Nội), tốt nghiệp khóa IV trường viết văn Nguyễn Du. Đây
chính là cái nôi đào tạo bao tài năng nghệ sĩ. Trong cuộc phỏng vấn với báo
Thể thao và văn hóa, số 47 năm 2004, chính ông từng nói: “Người ta dạy
chúng tôi nhiều thứ theo phương pháp đối thoại và tôi cho rằng đây là cách
dạy độc đáo (...). Tôi nhớ là mình đã rất vất vả không phải chỉ để nạp kiến
thức (đa phần đều quan trọng và mới mẻ đối với tôi) mà trước hết là để tống
khứ đi những thứ hổ lốn hoàn toàn vô bổ, được vơ váo tùy tiện trước khi vào
trường. Cũng tại đây tôi được biết mình là ai, được chuẩn bị để có khả năng
tự nghiêm khắc với mình, một điều nói thì dễ, thậm chí đa số nói để đánh lừa
mình, nhưng bằng vào thực tế không mấy người có nhu cầu thực sự về điều

đó”. Lời tâm sự đó đã phần nào khẳng định: trường viết văn Nguyễn Du vừa
là môi trường thuận lợi rèn luyện cho ngòi bút của Tạ Duy Anh vừa là nơi
chắp cánh cho tâm hồn người nghệ sĩ này xây lên những viên gạch đầu tiên
cho nghiệp văn của đời mình.
Sau khi giải ngũ, Tạ Duy Anh lại xông xáo bắt tay vào công cuộc xây
dựng quê hương đất nước như bao thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Tạ Duy Anh
làm việc tại công trình thủy điện Hòa Bình đầy nắng gió khắc nghiệt, cuộc
sống thì eo hẹp, khốn khó. Cũng từ đây, anh bắt tay vào công việc viết văn.
Mảnh đất Hòa Bình với bao hiện thực ngổn ngang theo tâm sự của nhà văn
chính là những tư liệu cuộc đời quý giá cho những trang viết của ông.
Tốt nghiệp trường viết văn Nguyễn Du, mang trong mình hành trang
kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống, Tạ Duy Anh ở lại trường làm cán bộ
giảng dạy cho đến nay. Chính công tác giảng dạy cùng với lòng nhiệt huyết
của một giảng viên yêu nghề là một trong những động lực mạnh mẽ để Tạ
Duy Anh đặt bút.

13


Tạ Duy Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1993) nhờ có sự đóng
góp cho nền văn học nước nhà. Phần lớn dư luận đều công nhận người nghệ sĩ
này là một cây bút trẻ khỏe và có sức bền bỉ. Điều đó được thể hiện qua tấm
gương lao động nghệ thuật chân chính là hàng loạt tác phẩm ra đời. Tạ Duy
Anh không phải là người nghệ sĩ của một lớp người mà chân trời sáng tác
được mở rộng với nhiều lớp người. Ông vừa khai thác đề tài cuộc sống hiện
thực đầy rẫy ngang trái ở mảng văn xuôi cho người lớn vừa khai thác ở đề tài
thiếu nhi.
Ở mảng văn xuôi dành cho người lớn, Tạ Duy Anh đã thể hiện một cây
bút đầy bản lĩnh xông xáo vào mọi góc khuất bị che mờ của cuộc sống để
phơi bày cuộc sống ấy một cách thành thực nhất cho dù có tàn nhẫn, khắc

nghiệt. Tạ Duy Anh luôn thể hiện sự trăn trở suy tư giữa thánh thiện - tàn ác,
giữa lương tri - vô luân... thể hiện qua một loạt các tác phẩm đã xuất bản như:
Bước qua lời nguyền

(tập truyện) 1990

Khúc dạo đầu

(tiểu thuyết) 1991

Lão khổ

(tiểu thuyết) 1992

Luân hồi

(tập truyện) 1994

Thiên thần sám hối

(tiểu thuyết) 2004

Điểm qua một số tác phẩm như vậy có thể thấy ở mảng văn xuôi cho
người lớn, Tạ Duy Anh đã thể hiện một lối viết đầy dẻo dai.
Tạ Duy Anh không chỉ là cây bút viết văn xuôi nổi tiếng với những tác
phẩm viết cho người lớn mà Tạ Duy Anh còn sở hữu nhiều trang sách đặc sắc
viết cho thiếu nhi. Có thể nhắc đến những tập truyện sau:
Hiệp sĩ áo cỏ
Ngày hội cuối cùng
Qủa trứng vàng

Vó ngựa trở về

14


Những chuyện không phải trong mơ
Kẹo kéo
Mèo mun đón giao thừa
Quà cho lọ lem
Truyện thiếu nhi chọn lọc
Bức tranh của em gái tôi
(tuyển vào SGK Ngữ Văn 6)
Truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh giản dị, gần gũi với cuộc
sống hàng ngày của các em. Đọc văn của Tạ Duy Anh, quan sát thế giới xung
quanh các em sẽ tìm ra được sự đồng điệu, gần gũi. Ở mảng văn xuôi viết cho
thiếu nhi, ngòi bút của Tạ Duy Anh lại có sự hồn nhiên, ngây thơ như chính
các em. Đó là những bài học quý báu được nhà văn đúc rút từ cuộc sống để
gửi gắm đến các em.
Tựu chung lại, Tạ Duy Anh là một cây bút khỏe, dẻo dai, thử sức trên
cả hai lĩnh vực là ság tác văn xuôi cho người lớn và sáng tác cả mảng văn
xuôi cho thiếu nhi. Đối tượng sáng tác khác nhau nhưng ở đối tượng nào ngòi
bút của Tạ Duy Anh cũng để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ trong lòng người đọc.
1.3. Vị trí của Thiên thần sám hối trong đời sống văn học đương đại
Việt Nam
Như trên đã nêu, bàn về tiểu thuyết Thiên thần sám hối báo Thể thao
và văn hóa, số 47 năm 2004 đã khẳng định: “Tiểu thuyết mới nhất của Tạ
Duy Anh, Thiên thần sám hối gọn nhẹ và giản dị về hình thức. Bí ẩn của
những tồn tại được đặt ra cùng câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên
miệng vực của cái ác, chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế”.
Nhận định trên đã khẳng định được giá trị nội dung của cuốn tiểu thuyết này.

Ra đời vào năm 2004 giữa cơn bão tiểu thuyết hiện đại đang dâng sóng, Tạ
Duy Anh vẫn vững vàng không bị lu mờ giữa nhiều tên tuổi khác bởi ông có

15


sự nỗ lực và đứng vững tiếp bước một loạt các tiểu thuyết trước đó như: Bước
qua lời nguyền, Lão Khổ...Đồng thời, nhà văn cũng đưa Thiên thần sám hối đứa con đẻ đứt ruột của mình lên bàn cân dư luận khi cuốn tiểu thuyết ấy là
bước tiến mạnh mẽ của nghệ thuật cách tân trong lối viết của ông.
Thiên thần sám hối là câu chuyện của một đứa bé vẫn còn nằm trong
bụng mẹ. Nó lưỡng lự, trăn trở để đấu tranh để đi tới quyết định cuối cùng là
có nên ra đời hay không. Cứ mỗi lần hài nhi định trút bỏ đội lốt bào thai để
thành người thì lại là một lần hài nhi lo lắng, sợ hãi trước hiện thực trần trụi,
tàn bạo của cuộc sống. Và cuối cùng thì hài nhi cũng “chấp nhận cuộc sống
còn bởi một sự thật ngàn lần khó tin hơn: Con người chẳng làm được gì hơn
ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của chính mình. Vì thế họ phải chuẩn bị cho
đến nơi đến chốn”. Trong 72 giờ đấu tranh của hài nhi, lần lượt những nhân
vật trong những câu chuyện khác xuất hiện. Tất cả những câu chuyện đó là
hiện thân của những mảng hiện thực trớ trêu, khốc liệt, tàn ác giữa người với
người.
Giữa bộn bề trái ngang của cuộc sống, Thiên thần sám hối dù có mang
những hiện thực tàn khốc nhưng Tạ Duy Anh vẫn mang một “phúc âm duy
nhất là tình yêu, tình cảm trong sạch bản thể (...) trong cái nhìn trung thực,
nhân đạo” nên xuất hiện hình ảnh thiên thần mang bao thánh thiện. Hình ảnh
đó dù rất nhỏ bé xa xôi (vì nó chỉ xuất hiện trong giấc chiêm bao của người
mẹ) không đủ sức mạnh để xóa nhòa cái ác, cái xấu đang leo thang song nó
lại là hồi chuông cảnh tỉnh lôi kéo con người trở về với địa hạt của cái thiện.
Đó cũng chính là “phúc âm” trong sáng tác của Tạ Duy Anh chứng tỏ người
nghệ sĩ này vừa có lí trí lạnh lùng khi mổ xẻ, phơi bày hiện thực nhưng lại
cũng có trái tim đa cảm yêu thương trước số phận con người. Đó là tấm lòng

của một nhà văn chân chính và là một giá trị cao đẹp mà Thiên thần sám hối
có được giữa cơn lốc tiểu thuyết hiện đại xô bồ.

16


Thiên thần sám hối là một cuốn tiểu thuyết có xu hướng đổi mới trong
đời sống văn học đương đại Việt Nam. Sự cách tân của nó về mặt hình thức
thể loại, nghệ thuật khắc họa nhân vật, ngôn ngữ giọng điệu, không gian và
thời gian nghệ thuật, nghệ thuật trần thuật đã góp phần không nhỏ vào xu
hướng đổi mới tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
Viết Thiên thần sám hối nhà văn Tạ Duy Anh đã đào sâu vào những
mảnh vỡ vụn của cuộc sống dù hiện thực của cuộc sống đó có trớ trêu đến thế
nào. Đó là chuyện của “thân phận của thế hệ tương lai trên bờ miệng cái ác”
- câu chuyện về việc ra đời của những đứa trẻ. Trớ trêu thay phần lớn xã hội
đều nhìn nhận chúng như những mầm mống tai họa nên tìm mọi cách để triệt
tiêu chúng. Sự sống bỗng cận kề bên cái chết. Con người tàn ác với chính
đồng loại của mình. Cái chết bủa vây, giăng kín khắp nơi. Chọn điểm nhìn
bên trong nhân vật hài nhi, cuộc sống hiện lên thật nghiệt ngã và đau xót tạo
ám ảnh, day dứt trong lòng người đọc. Nhìn thẳng vào sự thật cuộc sống là
điều mà Tạ Duy Anh đã thể hiện rõ rệt trong Thiên thần sám hối.
Chính Tạ Duy Anh từng nói “Sự thành công của một tác phẩm đương
nhiên được quyết định trước hết và duy nhất bởi tác giả nhưng không tùy
thuộc vào ý muốn của anh ta. Tôi chỉ nêu phản hồi ban đầu của một số người
đã đọc Thiên thần sám hối. Họ làm tôi bất ngờ khi một số người thái quá
khẳng định đó là một cuốn sách hay nhất của tôi mà họ được đọc cho tới nay.
Đương nhiên là tôi chỉ biết nghe thôi”.
Trên bài viết Tạ Duy Anh với Thiên thần sám hối đăng trên trang web
www.google.com.vn đã nhận định “Từ khi mới ra đời, cuốn tiểu thuyết Thiên
thần sám hối do Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản đã bán chạy không ngừng

và được đông đảo bạn đọc dõi theo”. Điều đó ít nhiều cho thấy cuốn tiểu
thuyết này đã có chỗ đứng trong làng văn xuôi.

17


Tựu chung lại, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh là một bức tranh
cuộc sống được tô vẽ bởi hiện thực trần trụi với cả những dối trá, lọc lừa
nhưng nó vẫn ấm lòng người đọc bởi “phúc âm duy nhất là tình yêu là tình
cảm trong sạch bản thể” mà Tạ Duy Anh mang lại dù nó là thứ gì đó rất xa
xôi và mong manh. Thiên thần sám hối vì thế đã có chỗ đứng vững trong thể
loại tiểu thuyết giữa đời sống văn học đương đại Việt Nam.

18


Chương 2.
Những cách tân nghệ thuật trong
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh
2.1. Hình thức tiểu thuyết ngắn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản
ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có
thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục,đạo
đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách
đa dạng”.
Xưa nay, theo quan niệm truyền thống, tiểu thuyết là một thể loại vẫn
được coi là nơi bao chứa dung lượng ngôn từ khổng lồ, kết cấu tầng lớp đồ sộ
và số lượng các nhân vật là một thế giới đông đảo, đa dạng thuộc đủ các phe
phái, giai tầng, lứa tuổi, tâm tính... sống và hoạt động trong không gian, thời

gian rộng lớn. Văn học nhân loại từng có nhiều bộ tiểu thuyết đồ sộ, bành
trướng nhiều tập, nhiều trang có thể kể đến như:
Chiến tranh và hòa bình

- (Lep.Tônxtôi)

Sông Đông êm đềm

- (M.Sôlôkhốp)

Epghênhin Ônhêghin

-(A.Puskin)

Cửa biển

- (Nguyên Hồng)

Vỡ bờ

- (Nguyễn Đình Thi)

hoặc một số tiểu thuyết của Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố...

19


Trong nền văn học đương đại Việt Nam, bắt nguồn từ văn hóa nghe
nhìn, bắt nguồn từ quan niệm coi trọng hình thức viết hơn là nội dung viết đã
xuất hiện xu hướng dồn nén dung lượng tiểu thuyết. Một số cây bút già dặn

như Nguyễn Khải cũng bắt gặp cơ duyên với lối viết tiểu thuyết ngắn, đã cho
ra đời một loạt tiểu thuyết có hình thức gọn nhẹ như: Cha và con và, Gặp gỡ
cuối năm, Thượng đế thì cười...
Nhà văn Tạ Duy Anh cũng là một trong số những người nghệ sĩ lớp trẻ
ưa thích lối viết tiểu thuyết ngắn này. Khảo sát tiểu thuyết Thiên thần sám
hối ta thấy vẻn vẹn có 119 trang sách chia thành 9 chương là một ví dụ tiêu
biểu về xu hướng dồn nén dung lượng bên cạnh những bộ tiểu thuyết trường
thiên đồ sộ.
Nhà văn Tạ Duy Anh trong Tiểu thuyết - cái nhìn cuối thế kỉ (Báo Văn
hóa ngày 18/8/1999) thể hiện quan điểm của mình: “Xu hướng ngắn, thu hẹp
bề ngang vừa khoan sâu theo chiều dọc, đa thanh hóa sự đối thoại, nhiều vỉa
ý nghĩa, bi kịch thời đại được dồn nén trong một cuộc đời bình thường, không
áp đặt chân lí là dễ thấy. Tiểu thuyết ít mô tả thế giới hơn là tạo ra một thế
giới theo cách của nó.Ở đó, con người có thể chiêm ngưỡng mình từ nhiều
chiều hơn là chỉ thấy cái bóng của mình đổ xuống lịch sử” [2, 185]. Điều đó
cho thấy Tạ Duy Anh coi trọng vấn đề “ viết như thế nào” hơn là vấn đề “nội
dung viết gì”.
Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh có sự thu hẹp ở hình thức giúp
nhà văn đi sâu vào khai thác tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật. Đồng thời, hiện
thực cuộc sống nghiệt ngã hiện lên cụ thể hơn, sinh động hơn. Tạ Duy Anh
không khái quát cuộc sống ở diện rộng mà đi sâu xoáy chặt vào duy nhất câu
chuyện của nhân vật hài nhi. Rồi từ đó, lần lượt từng câu chuyện xuất hiện tạo
thành một vòng xoáy lớn dần, lớn dần. Như vậy, rõ ràng thu hẹp hình thức thể
loại một cách ngắn gọn tạo điều kiện cho nhà văn tập trung cao độ để xoáy

20


sâu vào đối tượng còn công chúng bạn đọc lại có dịp tiếp cận hiện thực ở bề
sâu, ở độ dồn tụ, nén đọng. Xoay quanh câu chuyện chào đời của những đứa

trẻ mà có bao chuyện xảy ra. Mỗi câu chuyện là một mảng khác nhau của
cuộc sống: chuyện bà Phước cùng lúc chung chạ với bốn bố con rồi lại đổi
bốn triệu đồng để cho họ ngâm chết con mình bằng cồn, chuyện những cô
nàng sinh viên dễ dãi, dối trá, buông thả phải lãnh hậu quả to lớn, chuyện
những kẻ có tiền khinh rẻ người nghèo, mặc sức quậy phá... Những câu
chuyện tưởng chừng như rất đơn giản cứ xếp chồng, xếp chồng lên nhau tạo
thành cơn lốc hiện thực tăm tối, xấu xa trào đến.
Sự giản đơn, rút gọn về mặt hình thức rõ ràng là một trong những biểu
hiện cách tân của lối viết tiểu thuyết Tạ Duy Anh trên con đường hiện đại hóa
văn học Việt Nam.
2.2. Nhân vật dị biệt và nhân vật thiên thần
Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật là sự thể
hiện quan niệm của nhà văn về con người.Theo Giáo trình dẫn luận thi pháp
học thì: “Nhân vật là đối tượng được miêu tả một cách tập trung đến mức có
sức sống riêng nào đó ở bên trong tùy thuộc vào nhiệm vụ nghệ thuật mà tác
giả trao cho nó”.
Như trên đã nói, bước sang thời kì đổi mới, tiểu thuyết đã có sự thay
đổi về mặt tư duy nghệ thuật. Và Tạ Duy Anh là một trong số những nhà văn
luôn trăn trở, tìm tòi trên con đường tìm ra lối đi mới cho tiểu thuyết đương
đại. Bởi thế, yếu tố cách tân về nhân vật và nghệ thuật khắc hoạ nhân vật thể
hiện đậm nét trong sáng tác của ông.
Thiên thần sám hối là một bức tranh cuộc sống bằng ngôn từ theo
phong cách lập thể, cá biệt bởi nó không phải là sự lắp ghép sự kiện, giãi bày
hiện thực thuần túy mà Tạ Duy Anh đã sử dụng môtíp giấc mơ, giấc chiêm
bao như một thứ ngôn ngữ độc thoại để giải mã thế giới vô thức của con

21


người - một hiện thực không đáng tin cậy. Nó được thể hiện thông qua việc

xây dựng hình tượng nhân vật đặc biệt: nhân vật dị biệt và nhân vật thiên
thần.
2.2.1. Nhân vật dị biệt
Trước hết, Thiên thần sám hối được kể lại bởi nhân vật dị biệt là bào
thai trong bụng mẹ. Từ đó, tất cả những gì nó nghe được và cảm nhận được từ
cuộc sống bên ngoài được thu nhỏ lại trong một gian phòng nhỏ của bệnh
viện. Từ gian phòng nhỏ ấy, hài nhi được nghe biết bao câu chuyện của đời
sống. Bào thai chỉ còn 72 giờ nữa là thành người. Nó “khao khát chờ đến cái
ngày vĩ đại ấy” [1, 1] nhưng rồi nó lại quyết định cứ ở trong bụng mẹ khi nó
nghe được câu chuyện một bà mẹ sinh con ra rồi bỏ con tại bệnh viện, chuyện
một cô gái bị sẩy thai liên tục vì quả báo do người chồng gây ra, chuyện một
gã thanh niên coi đứa con sinh ra là tội nợ, chuyện bà Phước đồng ý cho ngâm
cồn bốn đứa con chưa thành người để đổi lấy bốn triệu đồng, chuyện đứa con
giết cha bởi nó sinh ra từ lòng hận thù chứ không phải là kết quả của một tình
yêu. Trao câu chuyện cho nhân vật hài nhi vẫn còn nằm trong bụng mẹ khiến
cho cuộc sống con người hiện lên đầy rẫy những chua chát, cay đắng và ác
nghiệt. Đó là chuyện những người đàn ông đầy dục vọng và sống dối trá,
chuyện những cô gái mang thai mà không biết rõ cha đứa bé mình sắp sinh ra
là ai vì đã chung đụng với nhiều người cùng một lúc, chuyện những bào thai
sinh ra từ những bội bạc, trụy lạc. Vì thế, sự ra đời của chúng không được
chào đón.
Chọn một nhân vật dị biệt, sử dụng yếu tố kì ảo, phi lý để tạo dựng
nhân vật đã giúp cho nhà văn thể hiện quan điểm của mình mà không hề
khiêm cưỡng, sống sượng. Trái lại, rất thuyết phục. Hơn nữa, từ cái nhìn của
bào thai trong bụng câu chuyện được kể mang tính khách quan, tin cậy cũng

22


như toàn bộ nhân cách của các nhân vật dù chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác

phẩm cũng đều bị bóc trần mà không cần tác giả phải kể lể dài dòng.
2.2.2. Nhân vật thiên thần
Bên cạnh việc sáng tạo nhân vật dị biệt, trong Thiên thần sám hối Tạ
Duy Anh còn sáng tạo ra nhân vật thiên thần xuất hiện trong giấc mơ của mẹ.
Thiên thần là hiện thân của cuộc sống tươi đẹp, đến từ nơi “trên thế gian
không có bất cứ lúc nào đáng yêu hơn cái làng nép mình dưới chân núi của
cô” thiên thần mang theo thông điệp “sự sống là đức hạnh mỗi người sẽ đem
theo khi trở về”. Xuất hiện trong giấc mơ của mẹ, thiên thần đã thức tỉnh con
người bằng những lời giáo hóa: con người hãy sống với nhau bằng tình
thương và hãy có ý chí mạnh mẽ vươn lên trong cuộc sống.
Bằng việc xây dựng hình tượng nhân vật thiên thần thì “phúc âm duy
nhất là tình yêu, tình cảm trong sạch bản thể” của nhà văn chính là đây. Giữa
cái xô bồ, bát nháo của xã hội gian trá, lọc lừa, Tạ Duy Anh vẫn thắp lên
trong tâm hồn con người ngọn lửa niềm tin và hi vọng, dù trong bất cứ hoàn
cảnh nào hãy giữ vững tấm lòng nhân ái và hãy dũng cảm đấu tranh với hoàn
cảnh và chính mình. Bức thông điệp mà thiên thần xuất hiện trong giấc mơ
mang lại đã kịp thời thức tỉnh con người trở về với bến bờ thánh thiện, xa
lánh những tăm tối, xấu xa.
Sự đối xứng của việc xây dựng hai tuyến nhân vật cùng lúc: nhân vật dị
biệt và nhân vật thiên thần là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Hai tuyến nhân
vật này bổ sung cho nhau, hỗ trợ nhau để hoàn thiện chủ đề của tác phẩm.
Nếu nhân vật hài nhi tạo ra góc nhìn những mảng hiện thực tăm tối, tàn ác thì
nhân vật thiên thần lại đem lại những giây phút êm đềm của cuộc sống, xoa
dịu bớt đi những thô nhám bộn bề của hiện thực đời sống cay nghiệt. Đó là sự
kết hợp hài hòa, khéo léo của nhà văn Tạ Duy Anh. Đồng thời, đây cũng là sự
sáng tạo mới mẻ theo xu hướng tiểu thuyết hiện đại đương thời.

23



Milankunđơra khi bàn về Nghệ thuật tiểu thuyết có một ý rất độc đáo:
“Ở bên ngoài tiểu thuyết người ta sống trong thế giới của những điều khẳng
định. Mọi người đều tin chắc ở lời nói của mình. Trong lãnh địa tiểu thuyết
người ta không khẳng định bởi đây là lãnh địa của “trò chơi” và những giả
thuyết”. Những tiểu thuyết đương đại Việt Nam đương đại thử nghiệm trò
chơi này bằng cách tạo ra nhân vật dị biệt, kì ảo.
Thiên thần sám hối tạo ra một hiện thực không đáng tin cậy, những ám
ảnh vô thức bằng cách tạo nhân vật dị biệt và kì ảo là hài nhi và thiên thần đã
tạo ra được các mảng tâm trạng ngổn ngang của nhân vật ở hai thái cực khác
nhau: thiên đường và mặt đất, thiên thần và người trần thế.
Tựu chung lại, có thể thấy việc Tạ Duy Anh khắc họa nhân vật dị biệt
và nhân vật thiên thần không chỉ cho ta thấy lối viết cách tân độc đáo,mới mẻ
và táo bạo của nhà văn mà còn có tác dụng gia tăng khả năng khám phá thế
giới nội tâm bí ẩn của con người . Đồng thời, Tạ Duy Anh còn kí thác tâm sự
của mình vào từng nhân vật để bộc lộ cách nhìn của ông: hiện thực trớ trêu,
đen tối song sống phải có niềm tin,có ý chí mạnh mẽ vươn lên.
2.3. Thời gian và không gian nghệ thuật
Thời gian và không gian nghệ thuật trong những thập kỷ gần đây được
giới nghiên cứu và phê bình văn học nước ta quan tâm như một vấn đề then
chốt của thi pháp học, đặc biệt là tác phẩm văn xuôi tự sự trong đó có tiểu
thuyết. Khó có thể tìm hiểu vỉa ý nghĩa sâu xa của tác phẩm nếu ta không tìm
hiểu những nét đặc sắc trong cách tổ chức không gian và thời gian trần thuật.
2.3.1. Thời gian nghệ thuật
Theo Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cho rằng “Thời
gian nghệ thuật là một phạm trù của nghệ thuật. Đó là thời gian mà ta có thể
thể nghiệm được trong một tác phẩm nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp
độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ, tương lai”.

24



Khảo sát Thiên thần sám hối ta có thể thấy Tạ Duy Anh rất khéo léo
trong việc tổ chức thời gian nghệ thuật. Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến kiểu
thời gian hiện thực và kiểu thời gian lồng ghép giữa quá khứ và hiện tại.
2.3.1.1. Thời gian hiện thực
Thời gian hiện thực là một sáng tạo độc đáo và là một phương thức
phản ánh sâu sắc đời sống của nhà văn. Đó là kiểu thời gian sinh tồn cơ bản
nhất của con người, được xem là yếu tố tiếp xúc cận cảnh nhất với chất đời
thường.
Soi vào tiểu thuyết Thiên thần sám hối ta thấy thời gian hiện thực hiện
hữu và chi phối con người trong cuộc sống đời thường.
Với nhân vật hài nhi, thời gian hiện thực gói gọn trong 72 giờ đồng hồ.
Trong thời gian đó, hài nhi phải đối mặt với tất cả bi kịch từ những câu
chuyện xảy ra trong đời sống đời thường. Đó là chuyện bà Phước bỏ người
chồng bạc bẽo lên thành phố lần lượt chung chạ với bốn bố con người chung
vách rồi nhẫn tâm bán con cho người ta ngâm cồn. Đó là câu chuyện một
người phụ nữ trút con ra như trút một gánh nợ nên mụ ta hả hê vui sướng
chạy trốn mặc đứa con còn đỏ hỏn. Đó là câu chuyện gã thanh niên đầu đinh
ăn chơi sa đọa nhưng lại vô trách nhiệm, rũ bỏ trách nhiệm, đặt tên con mình
là Trần Văn Khốn Nạn. Đó là chuyện một người phụ nữ vì muốn có một công
việc ổn định đã ăn nằm với kẻ đáng tuổi cha mình. Khi trót mang thai, cô ta
lại nhận kẻ đó làm cha nuôi. Người phụ nữ ấy sống trong đau khổ suốt đời vì
ám ảnh, vì chỉ mình cô ta và kẻ đó biết sự thật tàn nhẫn vô lương.
Thời gian hiện thực dường như còn có sự đồng nhất với cả cuộc đời
con người. Đó là trường hợp về câu chuyện của một người phụ nữ bị sảy thai
liên tục do cô luôn ám ảnh chuyện người chồng giết người. Cuộc sống của hai
vợ chồng đang bình yên thì tai họa ập xuống bởi người chồng gây ra. Những
toan tính, những dục vọng trước đồng tiền đã khiến anh ta giết người. Kể từ

25



×