Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thế giới biểu tượng trong một số sáng tác của TS aitmatôp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.13 KB, 74 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khoa học
Nếu chất liệu của hội hoạ là đường nét - màu sắc - ánh sáng, chất liệu
của điêu khắc là mảng - khối - nét, chất liệu của âm nhạc là tiết tấu - giai
điệu... thì chất liệu của tác phẩm văn chương là ngôn từ. Ngôn từ được coi là
điểm xuất phát đầu tiên để người đọc tiếp cận với một tác phẩm, nhưng qua
điểm xuất phát đó, mỗi người lại có một hướng đi riêng. Có người đặc biệt
quan tâm đến hệ thống hình tượng, có người lại quan tâm đến phương diện nội
dung hay phương diện hình thức nghệ thuật của tác phẩm... Tất cả phụ thuộc
vào mục đích nghiên cứu, trình độ hiểu biết mỗi người, vào phong cách sáng
tác của người nghệ sĩ. Trong khoá luận này, chúng tôi cũng có một hướng đi
riêng - tìm hiểu thế giới biểu tượng trong tác phẩm văn học.
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi dành sự
quan tâm đặc biệt tới sáng tác của Ts. Aitmatôp. Điều đó hoàn toàn không
phải ngẫu nhiên!
Tsinghiz Aitmatôp sinh năm 1928, là người Kirghizia - một dân tộc
vùng Trung á thuộc Liên Xô trước đây. Ông được đánh giá là một trong
những cây bút xuất sắc nhất của văn học Xô Viết thập kỷ 60 - 70 của thế kỷ
XX, "là một trong những nghệ sĩ bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ
nghĩa mà sáng tác và lao động quên mình hoàn toàn toàn hiến dâng cho nhân
dân Xô Viết [21,7]. Tên tuổi Aitmatôp được nhắc đến trên văn đàn thế giới với
các tác phẩm gắn liền với những giải thưởng cao quý như "Giamilia - truyện
núi đồi và thảo nguyên" (1958 - 1962) giải thưởng Lê Nin năm 1963, "Vĩnh
biệt Gunxarư" (1966) giải thưởng quốc gia năm 1968, truyện vừa "Con tàu
trắng" (1970) giải thưởng quốc gia 1977, tiểu thuyết "Và một ngày dài hơn thế
kỷ" (1980) giải thưởng quốc gia 1982.

1




Khóa luận tốt nghiệp đại học
Đọc tác phẩm của Aitmatôp, chúng ta không thể không ấn tượng bởi
những huyền thoại đan cài, bởi những quan điểm nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ
của ông về thế giới và con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Chúng ta cũng
không thể không trăn trở về thế giới biểu tượng mà ông đã sáng tạo. Mỗi biểu
tượng trong sáng tác của Aitmatôp là một lớp vỏ ngôn từ, một mã hoá mà khi
ta bóc được lớp vỏ đó, giải được những mã hoá đó ta sẽ bất ngờ bởi tầng ý
nghĩa sâu xa mà tác giả muốn gửi gắm.
1.2. Lý do thực tiễn
Cùng với L.Tôn xtôi, M. Sôlôkhôp, Tagor thì Aitmatôp cũng là một
trong những tác giả có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ
thông. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu về Aitmatôp với những sáng tác của
ông sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy tác phẩm của Aitmatôp ở
trường phổ thông nói riêng và phần văn học nước ngoài ở phổ thông nói
chung.
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn trên, chúng tôi triển khai đề
tài "Thế giới biểu tượng trong một số sáng tác của Ts. Aitmatôp", đồng thời
thể hiện niềm yêu mến đối với nhà văn làm nên hương sắc riêng cho vùng đất
Kưrgưzxtan.
2. Lịch sử vấn đề
Để khắc ghi tên tuổi mình trên văn đàn thế giới, Aitmatôp đã phải trải
qua nỗ lực tìm tòi, lao động nghệ thuật vất vả. Đồng thời ông cũng phải vượt
qua rào cản dư luận nghiệt ngã bởi đương thời ông là một trong những hiện
tượng văn học gây nhiều tranh cãi. Từng có ý kiến cho rằng Aitmatôp "tuyên
truyền quan điểm luyến ái bất chính, cường điệu hoá những mặt tiêu cực,
những khó khăn của nhân dân trong và sau chiến tranh, bóp méo hiện thực tốt
đẹp Xô Viết và gieo rắc tư tưởng bi quan bế tắc. Thậm chí có nơi, có lúc như ở
Trung Quốc trong thời kỳ "đại cách mạng văn hoá" tác phẩm của Aitmatôp bị

cấm lưu hành, bị xếp vào loại sách độc hại" [23,3]. Tiêu biểu là ý kiến của nữ

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học
văn sĩ M. Ghinxbuôc trong "Lời nói đầu" tập truyện "Con tàu trắng" xuất bản
ở Mỹ năm 1974 cho rằng Aitmatôp " cũng như phần đông các nhà văn dân
tộc được cải tạo, xây dựng những phương án văn xuôi non yếu, buồn chán của
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa"[23,3]. Tức bà đã đánh đồng tác phẩm
của Aitmatôp với những tác phẩm chính trị tuyên truyền tầm thường, minh
hoạ cho một chế độ chính trị.
Hoàn toàn trái ngược với những ý kiến đó là khuynh hướng khẳng định,
ngợi ca tác phẩm của Aitmatôp. Ngay sau đánh giá không khách quan của
Ghinxbuôc, nhà phê bình Đ. Xtuyac đã phản bác mạnh mẽ: "Tôi không biết
đích xác những nhà văn nào xây dựng những tác phẩm non yếu, buồn chán.
Nhưng tôi biết Aitmatôp là người cộng sản... Quan điểm và chính kiến của
ông thể hiện trong các tác phẩm của ông. Tác phẩm của ông tuyệt đẹp, nên
thơ... tràn đầy chủ nghĩa lạc quan và niềm tin vào cuộc sống" [23,3].
Khẳng định tài năng Aitmatôp, giá trị tác phẩm Aitmatôp, nhà thơ
Muxtai Karim nhận xét hóm hỉnh: "Ông chưa bao giờ được kể tên trong danh
sách những cây bút mới vào nghề, ông hầu như không ở trong số các nhà văn
trẻ. Ông đã lập tức bước ngay vào văn học và chinh phục độc giả bằng tính
chất thực của cái thế giới tư tưởng và tình cảm mãnh liệt do ông tạo ra"
[21,8]. Đó là lời tôn vinh đầy nhiệt thành về Aitmatôp, thể hiện niềm yêu mến
sâu sắc của Muxtai Karim với các tác phẩm của ông.
Nói về "Giamilia", L. Aragông - nhà thơ cộng sản Pháp khi quyết định
dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp cho rằng: tác phẩm là "thiên tình sử đẹp nhất
thế gian" và khẳng định "cần phải làm sao cho cuốn sách nhỏ này của
Aitmatôp trở thành bằng chứng nói lên rằng chỉ có chủ nghĩa hiện thực mới có

khả năng kể về một câu chuyện tình yêu" [21,8].
ở Việt Nam, hầu hết các tác phẩm của Aitmatôp đều được dịch ra tiếng
Việt và được bạn đọc Việt Nam yêu mến, đón nhận nồng nhiệt. Tuy nhiên,

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học
việc nghiên cứu sáng tác của Aitmatôp ở Việt Nam mới chỉ là bước đầu, thể
hiện qua các bài viết nhỏ lẻ đăng rải rác trên các sách, tạp chí văn học.
Năm 1982, Lê Sơn đã đưa ra những ý kiến xác đáng về thế giới nghệ
thuật, thế giới nhân vật, tính triết lý trong tác phẩm của Aitmatôp thể hiện qua
bài viết Ca sĩ của núi đồi và thảo nguyên hay hiện tượng Ts.Aitmatôp.
Về thế giới nghệ thuật, đó là một thế giới "thường xuyên biến đổi, mở
rộng từ mảng đời riêng lẻ đến cuộc sống của cả dân tộc với quá khứ - hiện tại
- tương lai, thậm chí vượt ra khỏi phạm vi trái đất đến hành tinh khác"[21,8].
Về thế giới nhân vật mà Aitmatôp tạo dựng ngót một phần tư thế kỉ, Lê
Sơn nhận xét: "Sức hấp dẫn kì lạ của các nhân vật Aitmatôp trước hết là ở
cuộc sống nội tâm sôi động, phong phú, cởi mở, chân chất, ở tâm hồn hết sức
hào phóng và trong sáng, có lương tâm và lòng tự trọng cao Có thể coi
những hình tượng Đuysen, Antưnai, Đaniyar, Giamilia, Ilyax, Baitemir,
Tanabai, Eđigây... là những thành công đáng kể của Aitmatôp nói riêng và
văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa nói chung về phương diện: vẽ lên bức chân
dung sống động về con người đương thời, con người xây dựng xã hội chủ nghĩa
anh hùng, bình dị"[21,9]. Và "hai đối tượng dành được sự chú ý nhiều hơn cả
của tác giả là phụ nữ và trẻ em... Người phụ nữ trưởng thành dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa, tư duy và hành động phù hợp với hướng đi của lịch sử, với quy
luật phát triển xã hội... Tuổi thơ chính là chồi mầm của lương tâm con người,
là mạch ngầm tinh khiết, là môi trường đánh giá và kiểm nghiệm những hành
vi và phong cách của các bậc cha anh" [21,11].

Theo Lê Sơn, tính triết lý sâu sắc trong tác phẩm của Aitmatôp được thể
hiện ở những vấn đề muôn thủa của loài người: sự sống, cái chết, sứ mệnh của
con người, lương tâm và trách nhiệm, mối quan hệ giữa con người với xã hội,
con người với thiên nhiên, con người với lịch sử. Tất cả không bao giờ vắng
mặt trong sáng tác của ông các giai đoạn.

4


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Bài viết của Lê Sơn đã cung cấp cho người đọc cái nhìn toàn diện về
những sáng tác của Aitmatôp, cho thấy cảm nhận sâu sắc của tác giả về thế
giới nhân vật trong tác phẩm của nhà văn.
Trong những năm 1982, 1984, các nhà nghiên cứu chủ yếu giới thiệu về
tác phẩm Aitmatôp với những lời nhận xét xác đáng về thế giới nhân vật của
ông. Chẳng hạn, giới thiệu "Về cuốn Giamilia", Bùi Văn Trọng Cường nhận
xét: "Với phong thái tự nhiên và có phần bình dị, Ts. Aitmatôp đã dẫn người
đọc đi rất sâu vào đời sống nội tâm của những người lao động bình thường,
mỗi một con người là một thế giới tâm hồn vô cùng phong phú"[7,119]. Hay
Thuý Toàn, khi giới thiệu tập truyện "Con tàu trắng" khẳng định nhân vật của
Aitmatôp là những "con người làm chủ số phận của mình và ngay cả trong
tình thế tuyệt vọng vẫn có thể đứng cao hơn hoàn cảnh, không chịu làm đồ
chơi trong tay hoàn cảnh"[22,165].
Theo thời gian, tên tuổi Aitmatôp, giá trị tác phẩm của Aitmatôp vẫn
được khẳng định và ngợi ca. Năm 1987, trong cuốn "Văn học Xô Viết đương
đại", Hoàng Ngọc Hiến nhận xét đầy hứng khởi về Aitmatôp và tác phẩm của
ông: "Đọc tác phẩm của các tác giả như Aitmatôp đã để lại những ấn tượng
sâu sắc. Một tác giả còn trẻ và tài nghệ điêu luyện, một áng văn đậm đà bản
sắc dân tộc và chứa chan tình cảm nhân loại"[23,4].
Trong giáo trình "Văn học Xô Viết" (tập 2), Nguyễn Hải Hà, Đỗ Xuân

Hà nhận xét về Aitmatôp "Aitmatôp là một trong những nhà văn nổi tiếng
nhất của Liên Xô hiện nay trên văn đàn thế giới... Về mỗi đề tài lớn của văn
học Xô Viết hiện đại ông đều có tác phẩm xuất sắc về nông thôn, chiến tranh,
giai cấp công nhân, thiên nhiên... Nhưng trung tâm chú ý của ông trong các
tác phẩm là vấn đề đạo đức của con người như là điểm hội tụ tất cả những vấn
đề lớn lao của thế giới hiện đại"[9,170 - 171]. Các tác giả đã lấy tiểu thuyết
"Và một ngày dài hơn thế kỷ" để minh hoạ cho phương thức xây dựng cốt

5


Khóa luận tốt nghiệp đại học
truyện của Aitmatôp - một phương thức mang tính chất phổ biến trong văn
học, đó là "sự thoải mái đáng kể trong việc sắp xếp các tuyến thời gian và
không gian trong cốt truyện"[9,173]
Nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Hà cũng có bài viết về Aitmatôp đăng trên
tạp chí văn học số 2/ 1987 "Đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts. Aitmatôp".
Theo Đỗ Xuân Hà thì "Ngày nay Aitmatôp là một trong những nhà văn Xô
Viết nổi tiếng nhất và có uy tín nhất trên văn đàn quốc tế"[10,38]. Đi sâu phân
tích những đặc sắc trong tư duy nghệ thuật của Ts. Aitmatôp, Đỗ Xuân Hà đưa
ra những nhận xét mang tính chất gợi mở.
Về nghệ thuật xây dựng nhân vật "Aitmatôp đã tập trung nhiều công
sức nhằm thể hiện thế giới tinh thần phức tạp của con người hiện đại và mối
quan hệ của nó với môi trường xung quanh Vật chuẩn phong cách của
Aitmatôp là nhân dân... Ngay từ "núi đồi và thảo nguyên" chúng ta đã thấy
phương hướng sáng tác nhằm vào nhân dân: vấn đề đời sống nhân dân, cách
tư duy của nhân dân, lời nói, nếp nghĩ, giọng nói của nhân dân" [10,41].
Nhận xét khái quát về đặc điểm tư duy nghệ thuật của Aitmatôp, Đỗ
Xuân Hà khẳng định: "Tất cả những thể loại trong sáng tác của Aitmatôp đều
mang đặc điểm tư duy tiểu thuyết kết hợp hài hoà với những đặc điểm của

hình thức nghệ thuật folklore, Aitmatôp đã vận dụng thành thạo nhiều biện
pháp phổ biến của cách xây dựng cốt truyện trong văn học hiện đại. Chúng ta
thấy nhiều tác phẩm của ông có sự thoải mái đáng kể trong việc sắp xếp các
tuyến thời gian và không gian trong cốt truyện, tính đa diện, tính đa thanh,
tính xây dựng cốt truyện dựa trên tác động qua lại các quá trình đang phát
triển và dựa trên sự thay đổi các lớp thời gian" [10,42].
Đỗ Xuân Hà cũng nhận xét mặt ngôn từ trong tác phẩm của Aitmatôp:
"Ông đã thực hiện nguyên tắc kết hợp và hoà hợp giọng nói của tác giả và

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học
giọng nói của các nhân vật trong hình thức đối thoại công khai của ngôn từ hình thức "trò chuyện"[10,44].
Từ việc chỉ ra những đặc sắc của tư duy nghệ thuật Ts. Aitmatôp, Đỗ
Xuân Hà kết luận: "tư duy nghệ thuật của Aitmatôp đang vươn lên đỉnh cao
mới. Việc tiếp thu những kinh nghiệm quý báu của ông chắc chắn sẽ mang lại
nhiều bổ ích cho giới sáng tác văn học nghệ thuật ở nước ta"[10,45]. Bài viết
của Đỗ Xuân Hà đã soi sáng bút pháp nghệ thuật của Aitmatôp, giúp người
đọc có sự chiêm nghiệm sâu sắc hơn về những sáng tác của ông.
Ngoài việc nghiên cứu đặc sắc tư duy nghệ thuật, thế giới nhân vật
trong tác phẩm của Aitmatôp, các nhà nghiên cứu còn chú ý đến vấn đề huyền
thoại trong tác phẩm của ông. Nguyễn Trường Lịch có bài viết "Huyền thoại
và sức sống của huyền thoại trong văn chương xưa và nay". Từ việc khẳng
định: "Aitmatôp có biệt tài trong việc sử dụng truyền thuyết, huyền thoại để lý
giải hiện thực"[15,40], tác giả đã chứng minh nhận định đó qua những huyền
thoại độc đáo trong tác phẩm của nhà văn: truyền thuyết về Mẹ Hươu Sừng,
huyền thoại Người Đàn Bà Cá, huyền thoại về tên nô lệ Mancurơ.
ở đây cũng có thể kể đến một số khoá luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ
lấy đề tài từ những sáng tác của Aitmatôp. Chúng tôi chú ý đến khoá luận tốt

nghiệp Huyền thoại trong sáng tác của Ts. Aitmatôp của Nguyễn Thị Hồng
Nhung (ĐHSP Hà Nội 2, 2001), khoá luận tốt nghiệp Không gian, thời gian
nghệ thuật trong tiểu thuyết Và một ngày dài hơn thế kỷ của Nguyễn Thị
Hồng Hạnh (ĐHSP Hà Nội, 2004), luận văn thạc sỹ Hình tượng phụ nữ trong
sáng tác của Ts. Aitmatôp từ hiện thực đến huyền thoại (ĐHSP Hà Nội
2005), khoá luận tốt nghiệp Nghệ thuật xây dựng nhân vật trung tâm trong
truyện của Ts. Aitmatôp của Trần Thị Hương Giang (ĐHSP Hà Nội, 2006)
Như vậy, qua việc tìm hiểu tư liệu, chúng tôi nhận thấy: các tác giả trên
chủ yếu tập trung vào những vấn đề như: thế giới nhân vật, huyền thoại, nghệ

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học
thuật truyện ngắn Aitmatôp...Do đó tìm hiểu thế giới biểu tượng trong sáng
tác của Aitmatôp là một đề tài hoàn toàn mới mẻ. Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ
góp thêm một cách nhìn, một cách tiếp cận về tác phẩm của Aitmatôp.
3. Giới hạn, nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không có tham
vọng tìm hiểu vấn đề biểu tượng trong toàn bộ sáng tác của Aitmatôp mà chỉ
tập trung vào các sáng tác:
- Tập truyện "Giamilia - truyện núi đồi và thảo nguyên".
- Tập truyện "Con tàu trắng".
- Tiểu thuyết "Và một ngày dài hơn thế kỉ".
Triển khai đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ sau: trên cơ
sở các quan niệm, khái niệm về biểu tượng, chúng tôi tiến hành khảo sát thế
giới biểu tượng trong sáng tác của Aitmatôp, đồng thời tìm hiểu, phân tích
những phương thức xây dựng biểu tượng của nhà văn để từ đó thấy được sức
hấp dẫn, độc đáo đặc biệt của các tác phẩm của ông.
4. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp khảo sát, phân tích văn bản.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp tổng hợp.
5. Đóng góp của khoá luận
Khoá luận góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách
nghệ thuật của Aitmatôp, hướng người đọc tới những ẩn ý sâu xa mà Aitmatôp
muốn gửi gắm trong thế giới biểu tượng phong phú.
Thực hiện khoá luận này, chúng tôi cũng hi vọng khoá luận sẽ giúp ích
cho việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm của Aitmatôp trong nhà trường.

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

6. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được triển
khai trong hai chương:
Chương 1: Khái niệm biểu tượng và một số biểu tượng quen thuộc trong
văn học thế giới.
Chương 2: Thế giới biểu tượng trong một số sáng tác của Ts. Aitmatôp.
Phần cuối là thư mục tài liệu tham khảo.
7. Ký hiệu viết tắt trong khoá luận
Để tiện cho việc nghiên cứu, trong khoá luận này, chúng tôi quy ước sử
dụng các ký hiệu như sau:
Tài liệu tham khảo để trong ngoặc vuông [ ], trong đó số đứng đầu là
số thứ tự tài liệu, số đứng sau là số trang của tài liệu trích dẫn.


9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

nội dung
Chương 1: Khái niệm biểu tượng và một số biểu tượng
phổ biến trong văn học thế giới

1. 1. Một số quan niệm về biểu tượng
Thuật ngữ biểu tượng trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ Symbole
trong tiếng Pháp. Symbole dịch sang tiếng Việt thành biểu tượng hoặc tượng
trưng. Tuy nhiên trong tiếng Việt, khái niệm tượng trưng không nằm cùng
bình diện với biểu tượng. Cách dịch thành biểu tượng được chấp nhận rộng rãi
hơn.
Biểu tượng là một khái niệm quen thuộc trong đời sống hàng ngày và là
một khái niệm phức tạp mà mỗi ngành nghiên cứu lại có cách kiến giải riêng.
ở đây, chúng tôi xin nêu một số quan niệm về biểu tượng từ những góc độ
tiêu biểu.
1. 1. 1. Biểu tượng dưới góc độ tâm lý, văn hoá
"Biểu tượng là một hoạt động tâm sinh lý do một số sự việc ở ngoại giới
tác động vào giác quan khiến ý thức nhận biết đưọưc sự vật, kích thước hoặc
nhìn thấy hình ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức" [14,12 ]. Là một
hiện tượng tâm sinh lý nên biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng. Trong
đó tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong
kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu
tượng đã có.
Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ xuất hiện về sau khi tri thức nhân
loại đạt đến trình độ nhất định để có thể ý thức được sự tồn tại của biểu tượng

và có nhu cầu khám phá nó. Tuy nhiên, từ xa xưa, khi con người bắt đầu thoát
thai khỏi loài thú, cái gọi là biểu tượng đã tồn tại như một bộ phận cấu thành

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học
trong đời sống tinh thần con người và từ bấy đến nay âm thầm xây cất nên nền
tảng văn hoá nhân loại. Quả thực, không phải con người sống giữa một "rừng
biểu tượng" như cách nói của chủ soái thi ca tượng trưng Pháp Ch. Baudelaire,
mà là cả một thế giới biểu tượng sống trong con người.
Sự tạo thành biểu tượng trong tâm thức nhân loại là một quá trình vô
thức nhưng tự bản thân chúng thể hiện nỗ lực của con người muốn xuyên qua
bức màn mờ mịt của hiện thực, vượt lên trên những kinh nghiệm cảm tính cá
nhân đơn lẻ để nhận thức về một thực tại siêu việt bị che lấp.
Biểu tượng xuất phát từ vô thức và tác động sâu xa đến đời sống tâm
linh con người, nó là một thứ mật mã của thế giới nuôi một nguồn sống vô tận
cho nhân loại. Chẳng hạn, hình ảnh hoa sen là biểu tượng tâm lý văn hoá gắn
với sự thanh cao, tinh khiết của cõi Phật. Hay nền văn hoá mỗi dân tộc đều có
những biểu tượng thể hiện tín ngưỡng, bản sắc văn hoá dân tộc ấy. Đối với
người ấn Độ và văn hoá ấn Độ, biểu tượng Lingayon tượng trưng cho đời
sống phồn thực. Trong Kinh Thánh, ngọn nến là biểu tượng của Thiên Chúa,
dưới ánh sáng của Thiên Chúa mọi thứ đều sáng tỏ. Người Việt Nam lại tự hào
bởi trống đồng Đông Sơn, tiếng trống trước lễ hội là biểu tượng hướng về cội
nguồn, sức sống dân tộc.
Trong "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới", "biểu tượng" được dùng
với những biến đổi đáng kể về ý nghĩa và chú ý nhiều ở ý nghĩa tượng trưng.
Các nhà nghiên cứu đã rạch ròi khi phân biệt hình ảnh tượng trưng với các lối
diễn đạt bằng hình ảnh khác như: biểu hiện, vật hiệu, phúng dụ, ẩn dụ, loại
suy, dụ ngôn, ngụ ngôn lý luận... Đồng thời họ cũng chỉ ra điểm khác nhau cơ

bản giữa biểu tượng và dấu hiệu. Nếu "dấu hiệu là một quy ước tuỳ tiện trong
đó cái biểu đạt là cái được biểu đạt (khách thể hay chủ thể) vẫn xa lạ với
nhau" thì "biểu tượng giả định có sự đồng nhất giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt theo nghĩa một lực năng động tổ chức"[5, 4]

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Các tác giả "Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới" đã chỉ ra một số đặc
trưng cơ bản của biểu tượng dưới góc độ văn hoá. Đó là: biểu tượng luôn rộng
lớn hơn với ý nghĩa được gán cho một cách nhân tạo, nó có sức vang cốt yếu
và tự sinh; thứ hai - biểu tượng luôn được so sánh với các dạng thức gây cảm
xúc có "tính chức năng và động lực cao".
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số nét về biểu tượng từ góc độ tâm
lý, văn hoá và tất yếu không tránh khỏi sự sơ lược so với thực tế đầy đa dạng
và phức tạp. Đây là "cái phông" không thể thiếu để chúng ta đi vào tiếp cận
biểu tượng từ góc độ văn học.
1. 1. 2. Biểu tượng dưới góc độ văn học
Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh mỗi con người, trong nền
văn hoá mỗi dân tộc mà còn là hạt giống chắc mẩy được các nhà văn, nhà thơ
gieo trên địa hạt văn chương màu mỡ. Vậy biểu tượng trong văn học được
quan niệm như thế nào? Tổng hợp những thành tựu mỹ học, lý luận văn học
macxit, các tác giả "Từ điển thuật ngữ văn học" đã có những kiến giải xác
đáng về biểu tượng dưới góc độ văn học.
Biểu tượng được xác định trên hai cấp độ nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
"Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức
chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả
năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào

đấy vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con
người và cuộc đời như hình tượng Đạm Tiên trong "Truyện Kiều" của Nguyễn
Du, hình tượng cây sồi trong "Chiến tranh và hoà bình" của L. Tônxtôi hay
hình tượng bò Khoang trong "Phiên chợ Giát" của Nguyễn Minh Châu"
[19,24].
Các tác giả đã dành hơn một trang viết cho thấy những điểm giống nhau
và khác nhau giữa biểu tượng với ẩn dụ, hoán dụ. Chúng đều "được hình thành

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học
trên cơ sở đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện,
khía cạnh, những đặc điểm gần gũi tương đồng nhằm nổi bật bản chất, tạo ra
một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối tượng đó" [19,24]. Tuy
nhiên, về cơ bản, ẩn dụ, hoán dụ khác với biểu tượng ở ba điểm: "Thứ nhất, ẩn
dụ và hoán dụ đều mang ít hay nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng
không phải bao giờ cũng là những hoán dụ, ẩn dụ... Thứ hai, biểu tượng không
loại bỏ ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng trưng hoặc của hình tượng nghệ
thuật. Trong khi đó ẩn dụ và hoán dụ nhiều khi có khuynh hướng làm mờ ý
nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói... Thứ ba, do một ẩn dụ có thể dùng cho
nhiều đối tượng khác nhau và một đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều
ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người đọc phải tìm hiểu ý nghĩa của chúng
trong ngữ cảnh cụ thể từng văn bản. Khác với ẩn dụ, ý nghĩa của biểu tượng
tồn tại cả ở ngoài văn bản mà chúng ta đang tiếp xúc" [19,25].
Các tác giả cũng đề cập đến một số phương diện khác của biểu tượng
như "ý nghĩa của biểu tượng không ngừng được bổ sung" [19,26] trong lịch sử
tồn tại lâu dài, "biểu tượng chịu sự chi phối của ngôn ngữ, tâm lý, quan niệm
của dân tộc và thời đại" [19,26] hay "bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý
thức chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật có rất nhiều biểu tượng in

đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà thơ, nhà văn" [19,27]. Đặc biệt, các nhà
nghiên cứu đã lưu ý cách thức khám phá những biểu tượng độc đáo, đó là :
phải thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn
bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
Trong khuôn khổ một "Từ điển thuật ngữ văn học" những luận giải trên
đây chủ yếu mang tính khái quát, gợi mở, song đã thể hiện khá toàn diện các
khía cạnh của biểu tượng và thực sự giúp ích cho chúng tôi khi thực hiện đề tài
này.

13


Khóa luận tốt nghiệp đại học
1. 2. Một số biểu tượng phổ biến trong văn học thế giới
Văn học thế giới xưa nay đã xây dựng được hàng loạt biểu tượng tiêu
biểu quen thuộc. Trong khuôn khổ một khoá luận tốt nghiệp, chúng tôi không
có tham vọng tìm hiểu sâu những biểu tượng trong văn học thế giới mà chỉ
đưa ra cái nhìn khái quát nhất để có những định hướng, tiền đề cho việc tìm
hiểu những biểu tượng trong sáng tác của Ts. Aitmatôp.
Kho tàng biểu tượng văn học thế giới đặc biệt phong phú, đa dạng. Mỗi
thời đại, mỗi thế hệ sáng tác đều không ngừng tìm tòi, bổ sung, làm giàu có
thêm cho nó. Kết tinh trình độ nhận thức, tư duy và quan niệm triết học- mĩ
học của con người, nên các biểu tượng trong văn học thế giới nhìn chung đều
có giá trị nhân loại và ý nghĩa phổ quát cao. Thâm nhập vào kho tàng biểu
tượng trong văn học thế giới quả là một công việc thú vị và đầy hấp dẫn. Tuy
nhiên, bị giới hạn bởi trình độ của một người mới tập làm nghiên cứu và
khuôn khổ một khoá luận tôt nghiệp, ở mục này, chúng tôi chỉ dừng lạỉ ở
những phân tích, kiến giải bước đầu về những biểu tượng quen thuộc nhất
như : con đường, dòng sông , ngôi nhà...
Vốn là một hiện tượng tự nhiên, hình ảnh dòng sông (cũng như biển cả,

núi đồi...) khi trở thành biểu tượng trong văn học bao giờ cũng có ý nghĩa ẩn
dụ, khái quát rộng lớn hơn ý nghĩa thuần tuý tự nhiên ban đầu của nó. Dòng
sông chính là dòng đời, L.Tônxtôi từng ví cuộc đời như một dòng sông không
ngừng vận động trôi chảy. Trong thơ ca cổ điển Trung Hoa, hình ảnh dòng
sông không chỉ là biểu tượng của một không gian hùng vĩ, khoáng đạt, tự do,
mà còn biểu hiện khát vọng, ý chí bền bỉ, mãnh liệt của con người. Sông có
khúc thẳng, khúc quanh co, giống như cuộc đời có thăng trầm, lúc bình yên,
lúc sóng gió. Dòng sông ẩn chứa dưới lòng sâu bao bí ẩn, cũng như cuộc đời
mỗi con người, dưới cái vẻ bề ngoài phẳng lặng thường ngày là bao buồn vui ,
hạnh phúc và cay đắng. Sự vận động trôi chảy của dòng sông phản ánh sự vận
động trôi chảy của tạo hoá và lòng người. Với người ấn Độ, sông Hằng không

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học
chỉ là nơi gột rửa tâm linh, mà trong tư duy triết học đa thần giáo của họ, còn
là một yếu tố trong tam vị nhất thể tạo thành cái bản nguyên của vũ trụ : sông
Ngân Hà trên bầu trời , sông Hằng ở ấn Độ và sông Địa Ngục dưới âm phủ.
Với tất cả ý nghĩa cụ thể, thiết thực và ẩn dụ khái quát trên, hình ảnh
dòng sông, con sông đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng quen thuộc,
sâu sắc của văn học nghệ thuật. Huy Cận viết Tràng giang chắc không chỉ
nhằm gợi tả cảnh sóng nước sông Hồng mênh mang buổi chiều tà hay cảm
giác cô đơn, bé nhỏ, hữu hạn của con người trước sự bao la, vô tận, vô hạn của
đất trời. Mà dường như nhà thơ còn muốn nói tới cái thiên cổ sầu, sầu vũ trụ ,
sầu nhân thế, nỗi sầu trước cảnh nước mất, trước những gì một đi không trở
lại. Tương tự, M.Sôlôkhôp viết Sông Đông êm đềm không chỉ từ sự gắn bó với
con sông quê hương thân thiết, không chỉ vì cảnh sắc mà còn vì chính những
con người, cuộc đời, số phận nơi đây. Sự bình yên của thôn Tacta trên sông
Đông là sự bình yên sau bão táp. Những biến cố thời đại dữ dội đã làm thay

đổi tận gốc rễ lối sống, nhận thức, phong tục tập quán, thái độ và cả bản tính
của cả cộng đồng Côdăc vốn nổi tiếng bất trị vùng sông Đông. Sông Đông êm
đềm nhưng không yên tĩnh, cũng như vùng sông Đông đã tạm bình yên nhưng
vẫn chưa hết nỗi đau. Sông Đông vẫn chảy, như dòng đời vẫn chảy, âm thầm
và quyết liệt, trong sự vận động, đổi thay tất yếu của tự nhiên và lịch sử.
Được nâng lên thành biểu tượng, hình ảnh dòng sông không chỉ biểu
hiện cái nhìn biện chứng và tư duy triết học của con người mà còn ẩn chứa
trong lòng nó cả chiều sâu nhân thế. Trạng thái vận động không ngừng nghỉ
của nó, sự hiền hoà phẳng lặng hay sóng gió sôi sục của nó cũng giống như
cuộc đời, chính là cuộc đời với tất cả những mặt nổi chìm, nông sâu. Càng về
sau này, bên cạnh những ý nghĩa chung, biểu tượng dòng sông cũng như nhiều
biểu tượng quen thuộc khác trong văn học, còn gắn liền với những sự kiện và
ý nghĩa cụ thể. Dòng sông là dòng đời và dòng sông cũng còn là biểu tượng
của quê hương của sự chia cắt...

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Biểu tượng con đường- hành trình gian khó cũng khá phổ biến trong các
tác phẩm văn học cổ. Hình ảnh con đường với tất cả các chiều kích của nó,
trong tâm thức người Nga cổ, không chỉ là biểu tượng cho sự rộng lớn của đất
nước mà còn là biểu tượng cho khát vọng chinh phục, khai phá những miền
đất mới. Do đó, không phải ngẫu nhiên bức tranh một cỗ xe tam mã (hoặc tứ
mã) chạy trên con đường xa hút bạt ngàn rừng taiga lại trở thành kinh điển của
hội hoạ Nga truyền thống, Tuy nhiên, ý nghĩa biểu tượng cho sự rộng lớn, bạt
ngàn về không gian của con đường dần dần mờ nhạt, nhường chỗ cho những
phạm trù ý nghĩa trìu tựơng, sâu sắc hơn. Con đường- đó là đường đời, đường
tranh đấu, đường cách mạng...với muôn ngàn gian nan thử thách. Hệ quả của
việc bao hàm những nét nghĩa mới này chính là cả một khuynh hướng văn học

xê dịch, trong đó, vấn đề trung tâm được miêu tả là bước đường gian khó con
người phải trải qua trong hành trình tiếp cận chân lí. Trong Tây du kí, dù lối đi
ngay dưới chân mình nhưng thầy trò Đường Tăng đã phải đi qua tám mốt khổ
nạn. Hành trình sang Tây thiên lấy kinh dài dằng dặc cũng là hành trình tu
nhân đắc đạo của con người trong cõi nhân thế theo quan niệm của Phật giáo.
Về sau, biểu tượng con đường đau khổ (A.Tônxtôi) càng được nhấn mạnh, trở
thành phổ biến trong văn học thế giới. Văn học Việt Nam cũng khai thác
thành công, nhiều ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh con đường, chẳng hạn :
đường cách mệnh, đường vui, con đường của những vì sao... Biểu tượng con
đường trong văn học, trong tính qui luật tự nhiên của nó, càng ngày càng được
bổ sung nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Cũng là một trong những biểu tượng trung tâm của văn học, ngôi nhàkhông gian trú ngụ, sinh tồn của con người- luôn được chú ý khắc hoạ đậm
nét. Song không chỉ thế, ngôi nhà còn là nơi sum họp, đoàn tụ, hạnh phúc, là
quê hương, xứ sở, là nơi yên nghỉ của một kiếp người. Trong văn học, biểu
tượng ngôi nhà được phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp, khái quát hoặc cụ thể,
nhưng vẫn giữ nguyên những ý nghĩa sâu xa ban đầu. Đó có thể là ngôi nhà

16


Khóa luận tốt nghiệp đại học
chung , ngôi nhà thế giới; có thể là những ngôi nhà riêng có những trái tim tan
vỡ; có thể là nấm mồ câm lặng, nơi những linh hồn yên nghỉ, thân cát bụi lại
trở về cát bụi. Trong cuộc mưu sinh trần thế, khát vọng về một ngôi nhà riêng
càng mãnh liệt, tạo thành nỗi ám ảnh thường trực trong mỗi người. Herto
Malot viết Không gia đình cũng là để phản ánh cái bi kịch trăn trở giằng xé
đó.
Lục tìm trong đại dương mênh mông những biểu tượng của văn học thế
giới, chúng tôi đã chắt loc được một số biểu tượng quen thuộc. Ngoài ra cần
kể đến những biểu tượng : thế giới bên kia, thiện- ác... Những nét khái quát về

biểu tượng như trên sẽ góp phần giúp chúng ta soi sáng những biểu tượng
trong tác phẩm của Aimatôp.

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Chương 2: Thế giới biểu tượng trong sáng tác
của Ts. Aitmatôp
2. 1. Những biểu tượng quen thuộc trong sáng tác
của Ts. Aitmatôp
Biểu tượng là một hình thức phản ánh có tính đa nghĩa thiên về gợi thức
cảm giác, mơ tưởng và tôn trọng tối đa quyền tưởng tượng, suy đoán của
người đọc. Vì vậy có thể phân loại biểu tượng theo những tiêu chí khác nhau
tuỳ thuộc vào cảm quan, cảm thụ của mỗi người. Dưới đây chúng tôi xin nêu
một số biểu tượng theo chúng tôi là nổi bật, tiêu biểu và bao trùm trong sáng
tác của Aitmatôp với sự ý thức rất rõ về những khó khăn và thiếu sót sẽ gặp
phải trong việc đặt tên và luận giải ý nghĩa của biểu tượng.
2. 1. 1. Thiên nhiên
2. 1. 1. 1. Thiên nhiên tạo hoá kỳ vĩ
Lê Sơn trong một bài báo của mình đã gọi Aitmatôp là "Ca sĩ của núi
đồi và thảo nguyên". Điều đó quả không sai! Aitmatôp đã ghi lại trong tác
phẩm của mình dấu ấn một dân tộc với những núi non, thảo nguyên, hoang
mạc, dấu vết của cuộc sống du mục, chăn thả gia súc trên thảo nguyên. Đọc
tác phẩm của Aitmatôp, người đọc không khỏi cảm thấy thích thú, ấn tượng và
phát huy trí tưởng tượng phong phú của mình về một miền đất giàu bản sắc
như vậy.
Aitmatôp miêu tả vẻ đẹp thơ mộng của đất nước Kưrgưxtan qua hình
ảnh hồ ixưc - kun tuyệt mỹ: "Xung quanh là những dãy núi tuyết, còn giữa

những trái núi um tùm rừng cây xanh, biển mênh mông ngút tầm mắt, sóng vỗ
dạt dào. Những con sóng trắng chạy trên mặt nước xanh, gió lùa sóng ở đằng
xa, lùa tít ra xa. Ixưc - kun khởi đầu từ đâu, chấm dứt từ đâu, không thể biết
được. ở đầu đằng này, mặt trời đang lên, còn ở đầu đằng kia là đêm tối. Có

18


Khóa luận tốt nghiệp đại học
bao nhiêu trái núi xung quanh Ixưc-kun, không đếm xuể, và sau những trái núi
ấy còn bao nhiêu trái núi tuyết phủ cũng như thế vươn cao chót vót, không sao
đoán được" [1,321]. Ixưc - kun trở thành niềm tự hào của người Kirghizia như
Ilyax trong "Cây phong non trùm khăn đỏ" từng thổ lộ: "Những khi có khách
du lịch ngoại quốc đến đứng ngẩn người ra ngắm cảnh hồ, tôi thấy tự hào
quá... Cứ thử tìm cho ra một nơi nào đẹp như thế xem" [1,116]. Ixưc - kun ngay tên hồ đã mang âm sắc tha thiết, êm ái, như vẻ đẹp nhẹ nhàng, quyến rũ
của hồ. Qua trang viết của Aitmatôp, độc giả những mong một lần được đặt
chân đến đất nước Kưrgưxtan, được tận hưởng cảm giác đứng trước hồ ixưc kun thơ mộng, trong lành - biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước Kưrgưxtan.
Thiên nhiên - biểu tượng cho khung cảnh đất nước núi đồi và thảo
nguyên tất nhiên được soi chiếu qua biểu tượng núi đồi. Đó là dãy Thiên Sơn
với "đỉnh đèo Độ Long cao ngất... con quái vật khổng lồ của vùng Thiên Sơn"
[1,156], với những mưa tuyết, bão tuyết khắc nghiệt. Đó là đỉnh núi Karaun
"đứng trên đỉnh núi nhìn thấy được quang cảnh tất cả các vùng xung quanh...
Từ đây nhìn thấy hết mọi vật. Cả những đỉnh cao tuyết phủ, cao hơn nữa chỉ
là bầu trời. Cả những ngọn núi thấp hơn những đỉnh núi tuyết một chút... Cả
dãy núi Kungây hướng về phía mặt trời... Cả những trái núi nhỏ hơn ở phía
hồ, chỉ là núi đá trơ trụi. Những núi đá nhỏ đổ xuống thung lũng, thung lũng
tiếp liền với hồ. ở phía ấy có ruộng vườn , làng mạc" [2,282]. Núi non trùng
điệp, ngút ngàn tầm mắt là biểu tượng cho khung cảnh đất nước miền núi. Mỗi
miền đất, dù đồng bằng, núi non hay vùng biển đều có những nét đẹp, sức hấp
dẫn riêng. Chẳng thế mà Ilyax trong niềm hạnh phúc được làm bố đã "lên xe

và phóng khắp núi đồi. Dạo ấy là mùa đông chung quanh chỉ toàn tuyết và đá.
Trước mắt cứ loang loáng hai màu đen, trắng chen nhau: hết đen lại trắng,
hết trắng lại đen. Tôi phóng lên đỉnh đèo Độ Long cao ngất. Mây bay là là sát

19


Khóa luận tốt nghiệp đại học
đất, những ngọn núi ở phía dưới trông như một lũ lùn. Tôi nhảy ra khỏi buồng
lái, hít mạnh không khí cho căng cả lồng ngực và gào to lên:
- ê - ê núi ơi! Tôi vừa đẻ con trai!
Tôi có cảm giác như núi đồi rung chuyển. Chúng nhắc lại lời tôi, và
tiếng vọng ấy vang mãi hồi lâu không tắt, chuyển từ hẽm núi này sang hẽm núi
nọ" [1,156].
Núi đồi hùng vĩ, khắc nghiệt nhưng là mảnh đất thân quen với con
người nơi đây, là nơi chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với con người. Núi đồi dù tồn
tại bên ngoài con người nhưng trở nên đồng điệu, đồng cảm với con người.
Đất nước núi đồi và thảo nguyên còn trải rộng trước mắt người đọc bởi
thảo nguyên Anarkhai rộng lớn. Người thầy của Kêmen trong "Mắt lạc đà"
từng giới thiệu: "Một dải thảo nguyên mọc tốt tươi hàng bao nhiêu thế kỷ chưa
có vết chân người chạy từ cao nguyên Kurđai cho đến tận những bãi sậy ở hồ
Bankhas! Tục truyền rằng thuở xưa đã có hàng ngàn đàn ngựa bị lạc trong
các ngọn đồi ở Anarkhai và mất tích, rồi về sau những bầy ngựa đã trở thành
thú hoang còn rảo vó qua lại mãi. Anarkhai đã im lặng chứng kiến bao nhiêu
thời đại trôi qua, đó là sa trường của những trận đánh oanh liệt, nơi chôn rau
cắt rốn của các bộ lạc du dân. Nhưng ngày nay cao nguyên Anarkhai sẽ phải
trở thành một vùng chăn nuôi hết sức phong phú" [1,284]. Nếu vậy, Anarkhai
như một vùng đất huyền thoại thuở hồng hoang của con người với bầy thú
hoang, với những trận đánh, với các bộ lạc du dân... Thảo nguyên rộng lớn với
bạt ngàn ngải đắng là hình ảnh đặc trưng của đất nước núi đồi và thảo nguyên.

Và vẻ đẹp thảo nguyên phô tỏ trong ánh bình minh: "Mặt trời nhô lên một
chút và hé một vành mắt nhìn ra. Còn gì đẹp hơn cảnh thảo nguyên trong ánh
nắng ban mai! Dường như một vùng biển cả màu thiên thanh đã tràn và ngưng
đọng lại với từng đợt sóng xanh rờn, đôi chỗ chuyển màu vàng, màu lục xám"
[1,289]. Từng lời văn kích thích vào trí tưởng tượng của độc giả, khiến độc giả

20


Khóa luận tốt nghiệp đại học
không khỏi cảm thấy rung động trước cảnh đẹp rợn ngợp, quyến rũ, đặc trưng
như vậy.
Vẻ rộng lớn, mênh mang của đất nước núi đồi và thảo nguyên còn được
Aitmatôp miêu tả qua biểu tượng thiên nhiên - hoang mạc Xarư - ôzek. Đó là
hoang mạc "vĩ đại trải rộng dưới bầu trời suốt từ đầu này đến đầu kia của trái
đất" [3,423]. Cả cuộc đời Eđigây và Kazangap gắn bó với vùng đất này nhưng
cũng không dám chắc đã một lần đi hết hoang mạc. Nhất là lần đầu tiên
Eđigây và Ukubala theo Kazangap về ga xép Bão tuyết. Dù đã được Kazangap
củng cố tinh thần từ trước, dù đã lấy kinh nhiệm của bản thân "là dân vùng
thảo nguyên bên bờ biển quen với thảo nguyên vùng aran, nhưng anh cũng
không ngờ đến cảnh này" - cảnh "hai bên đường là đồng không, là những sườn
dốc của các thung lũng là hoang mạc và chỉ có hoang mạc mà thôi" [3,119 120]. Rộng lớn đến đáng sợ, chỗ nào cũng chỉ thấy sự ngự trị của hai yếu tố:
trời và đất, lặp đi lặp lại trạng thái tồn tại trống rỗng, vắng lặng, đơn điệu, ít sự
sống.
Là mảnh đất ít sự sống nhưng Xarư - Ôzek không phải là mảnh đất chết.
Đây chính là nơi đã sản sinh ra "không khí trong sạch như buổi nguyên sơ, khó
lòng có thể tìm được một nơi nào khác thanh khiết như vậy nữa" [3,120], cùng
với dòng sữa của những con lạc đà là nguồn sống cho con người trên hoang
mạc khô cằn. Cũng chính hai yếu tố đó đã đẩy lùi bệnh tật của Eđigây, đưa
Eđigây về với công việc, cuộc sống đời thường.

Khung cảnh thiên nhiên được nâng lên thành biểu tượng cho một đất
nước khi nó thể hiện nét đặc trưng của đất nước đó. ở đây, Aitmatôp đã khắc
ghi trong tác phẩm của mình khung cảnh đất nước núi đồi và thảo nguyên
mang hương sắc riêng với những biểu tượng: biển hồ, thảo nguyên, hoang
mạc, đồi núi. Tạo dựng một không gian đậm đà bản sắc như vậy, Aitmatôp đã

21


Khóa luận tốt nghiệp đại học
gợi niềm hứng thú cho người đọc và ông xứng đáng trở thành "Ca sĩ của núi
đồi và thảo nguyên".
2. 1. 1. 2. Thiên nhiên bản tính con người
"Khi người yêu tôi
Mặc áo trắng đi ngang đồi
Vương vào lá
Chiếc áo sẽ ngả vàng
Vì đang là mùa thu".
(Thơ cổ Nhật Bản)
Câu thơ đưa chúng ta đến sự hoà hợp tuyệt vời giữa con người và thiên
nhiên. Từ ngàn xưa, thiên nhiên luôn là bạn tâm giao gắn bó với sự sống con
người. Nhiều khi soi chiếu vào bức tranh thiên nhiên ta có thể cảm nhận được
tâm trạng người ngắm cảnh. Chính vì vậy miêu tả thiên nhiên trở thành một
thủ pháp quan trọng để khắc hoạ hình ảnh, tâm lý nhân vật, cao hơn nữa thiên
nhiên trở thành biểu tượng cho con người.
Trong sáng tác của Aitmatôp, thiên nhiên hữu hình hoá trong sự sống
của nhân vật. Ngay nhan đề "Cây phong non trùm khăn đỏ" tạo ấn tượng ban
đầu với người đọc bởi biểu tượng cây phong. Tại sao lại là "Cây phong non
trùm khăn đỏ"? "Cây phong non trùm khăn đỏ" là ai? Trong ánh nhìn đầu
tiên của Ilyax, axen hiện lên với vẻ đáng yêu, giản dị "một cô gái mảnh dẻ,

đôi mày nhíu lại một cách nghiêm nghị, đầu trùm khăn đỏ, vai khoác chiếc áo
véc - tông rất rộng" [1,119]. Từ buổi đầu gặp gỡ, hình ảnh axen đã choán hết
suy nghĩ của Ilyax và anh gọi người con gái anh yêu với cái tên dễ thương
"Cây phong non trùm khăn đỏ". Ilyax hy vọng gặp lại nàng, luôn kiếm tìm
hình ảnh "Cây phong" quen thuộc đó: "Sáng hôm sau tôi cứ nhớn nhác tìn
suốt dọc đường. Axen ở đâu? Liệu cái bóng mảnh dẻ như cây phong của nàng
có còn xuất hiện trên đường nữa không? Cây phong non trum khăn đỏ của tôi!

22


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Cây phong của thảo nguyên!" [1,124]. Ilyax đã lấy loài cây mang hương sắc
của thảo nguyên đặt cho người mình yêu, cây phong trở thành hình tượng
trong trái tim yêu thương Ilyax và cả trong lòng độc giả. Vẻ đẹp của axen
cũng được miêu tả gắn liền với vẻ đẹp cây phong: Nàng "đẹp nhất đời!...
Nàng như một cây phong non trước gió, mềm mại và uyển chuyển, mặc chiếc
áo ngắn tay, hai quyển sách nhơ cắp dưới nách" [1,193] . Vẻ đẹp của một tâm
hồn trong trắng, thanh cao, giản dị. Sau những đau khổ về lỗi lầm của Ilyax,
về hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, axen tìm được hạnh phúc bên người đàn ông
tốt bụng Baitemir Kulôv. Qua bao năm tháng, dù "mắt nàng đã khác trước...
đó không còn là đôi mắt tin cậy, sáng ngời lên vì trong trắng và vô tư như
trước nữa. Chúng đã nghiêm khắc hơn" nhưng đối với Ilyax "axen vẫn là cây
phong bé nhỏ của thảo nguyên trùm khăn đỏ xưa kia" [1,238]. Vậy là "cây
phong non trùm khăn đỏ" mãi là biểu tượng của axen trong trái tim Ilyax,
biểu tượng ấy cũng có sức hấp dẫn, ám ảnh lớn trong tâm hồn người đọc về
một người phụ nữ thảo nguyên duyên dáng, giản dị, có tình yêu mãnh liệt và
nghị lực phi thường.
Cây phong cũng là biểu tượng cho Đuysen và Antưnai trong "Người
thầy đầu tiên". Đầu tiên, hình ảnh hai cây phong được nhắc đến trong ấn

tượng của người dẫn truyện "Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng
hai cây phong này khác hẳn: chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm
hồn riêng, một tâm hồn chan chứa những lời ca êm dịu" [1,350]. Cây phong
đó nói tiếng nói của con người "không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng,
khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta" [1,350]. Đúng như cảm nhận của nhân
vật "tôi", hai cây phong mang tâm hồn con người, tâm hồn lạc quan, yêu đời
của Đuysen và Antưnai. Lời nói kia chính là tiếng nói của ý chí và nghị lực
vươn lên trong cuộc sống của hai người đã phải chịu bao khó khăn, gian khổ
trong cuộc đời.

23


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hai cây phong được vun trồng, chăm sóc bởi bàn tay Đuysen và
Antưnai với hi vọng ấp ủ: Antưnai "bây giờ trẻ măng như một thân cây non,
như đôi cây phong nhỏ này... và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức
sống, em cũng sẽ trở thành, em sẽ là một người tốt" [1,412]. Niềm hi vọng đó
nay đã trở thành sự thực "Tất cả những gì mà người trồng cây lên và chăm bón
cho cây hàng mong ước, hằng tiên đoán, nay đều đã thành sự thực" [1,434],
Sự xanh tươi của hai cây phong trên đồi lộng gió là biểu tượng cho sự thành
đạt của Antưnai hiện tại và tương lai. Trở về quê hương, gặp lại hai cây phong,
Antưnai bày tỏ "Ôi hai cây phong, hai cây phong! Bao nhiêu nước suối đã trôi
đi từ dạo chúng mày vẫn còn là hai cây non bé nhỏ, thân xanh biếc. Xin cúi
chào hai cây phong, hai người bạn, hai giọt máu thân thuộc, hai anh em ruột
thịt của tôi!" [1,434]. Vậy là, với người làng Kukurêu thì hai cây phong "như
những ngọn hải đăng đặt trên núi" [1,349] khi trở về làng, với lũ trẻ, hai cây
phong là nơi nô đùa, phá tổ chim. Còn với Antưnai, hai cây phong trở thành
máu thịt, là anh em của mình. Cặp sóng đôi hai cây phong là biểu tượng cho
tình cảm trường tồn giữa Đuysen và Antưnai. Hai cây phong, hai con người ấy

mãi sóng đôi bên nhau dù bao khó khăn sóng gió của cuộc đời.
Aitmatôp dùng hình ảnh cây làm biểu tượng cho con người, điều này
hoàn toàn không phải mới. Văn học Trung Quốc, văn học Việt Nam từng lấy
tùng, cúc, trúc, mai làm biểu tượng cho khí tiết, đức tính cao thượng, phẩm
chất trong sạch của người quân tử. L. Tônxtôi lấy hình ảnh cây sồi làm biểu
tượng cho sự chuyển biến tâm trạng Anđrây trong "Chiến tranh và hoà
bình"... Tre Việt Nam trong thơ Nguyễn Duy là biểu tượng cho con người Việt
Nam cần cù, anh dũng, kiên cường, đoàn kết. Mía Cu Ba là biểu tượng cho
người Cu Ba chăm chỉ, kiên cường...
Tuy không mới nhưng không giản đơn xáo rỗng, bởi Aitmatôp đã lấy
loài cây mang hương sắc vùng thảo nguyên để thể hiện vẻ đẹp cho con người
Kirghizia, loài cây mang tâm hồn người Kirghizia.

24


Khóa luận tốt nghiệp đại học
Hồ Ixưc - kun như đã tìm hiểu là biểu tượng của vẻ đẹp đất nước
Kưrgưxtan, ở đây nó còn trở thành biểu tượng thể hiện tâm trạng con người. ở
mỗi thời điểm, mỗi khúc ngoặt trong tình yêu axen - Ilyax, hồ Ixưc - kun lại
hiện hữu tương xứng với tâm trạng con người. Hồ Ixưc-kun "những đợt sóng
xanh bạc đầu như cầm tay nhau chạy thành hàng như bờ cát vàng. Mặt trời
đang khuất dần sau rặng núi, và những khoảng nước ở phía xa trông như
nhuộm hồng... Một đàn thiên nga trắng bay lượn trên hồ" [1,145] là biểu
tượng cho hạnh phúc khi tình yêu vừa đến của axen và Ilyax. Hồ ixưc - kun
với "mặt hồ tràn ngập ánh trăng đang nổi sóng cuồn cuộn. Ôi! Ixưc - kun! Từ
ngàn xưa nước hồ vẫn ấm áp nhưng đêm nay hồ đã trở nên giá buốt lạnh
lùng... Từng đợt sóng hung hăng tràn lên bãi cát, xô vào cổ giầy ủng và rút đi
với tiếng thở dài nặng trĩu" [1,251] là biểu tượng cho nỗi oán giận và đang
phán xét những lỗi lầm của Ilyax.

Không chỉ có sông nước mà hình tượng thiên nhiên - dông bão cũng
được sử dụng như một biểu tượng thể hiện con người. Theo "Từ điển biểu
tượng văn hoá thế giới" "dông tố tượng trưng cho khát vọng của con người về
một cuộc sống nhạt nhẽo, một cuộc sống sôi nổi, sóng gió, nóng bỏng đam
mê" [5, 261]. Thiên nhiên dông bão trong "Giamilia" và "Cây phong non
trùm khăn đỏ" gần gũi với ý nghĩa biểu tượng đó.
Khi cơn dông cuối cùng của mùa hạ đến cũng là lúc Giamilia quyết
định hành động theo sự mách bảo của trái tim, chủ động tìm đến với Đaniyar con người yêu đời, có tâm hồn đồng điệu với mình: "Xa xa một tiếng sấm rền
trên núi. ánh chớp rọi sáng khuôn mặt trông nghiêng của Giamilia. Chị nhìn
quanh và nép sát vào Đaniyar... Gió nóng hừng hực như hơi lửa từ thảo
nguyên đổ về, xoáy lốc bốc tung đám rơm thốc vào túp lều lung lay ở rìa sân
kho rồi quay tít như con cù nghiêng ngả chạy trên đường. Giữa những đám
mây lại loé lên những tia lửa xanh, tiếng sấm lẹt đẹt vỡ tan trên đầu chúng tôi"

25


×