Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
*************
Nguyễn thị bình
Thế giới hình tượng nghệ
thuật trong tập ánh sáng và
phù sa của chế lan viên
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà nội - 2009
Nguyễn Thị Bình
1
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Trường đại học sư phạm hà nội 2
Khoa ngữ văn
*************
Nguyễn thị bình
Thế giới hình tượng nghệ
thuật trong tập ánh sáng và
phù sa của chế lan viên
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
Th.s. gvc vũ văn ký
Hà nội - 2009
Nguyễn Thị Bình
2
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lời cảm ơn
Trong quá trình triển khai đề tài Thế giới hình tượng nghệ thuật trong
tập ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, tác giả khoá luận đã nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ
văn học Việt Nam và đặc biệt là Th.S. GVC Vũ Văn Ký người hướng dẫn
trực tiếp.
Tác giả khoá luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khoá luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Bình
Nguyễn Thị Bình
3
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan:
Khoá luận Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và
phù sa của Chế Lan Viên là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham
khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của Th.s.
GVC Vũ Văn Ký.
Khoá luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Kết quả khoá luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu, nghiên cứu về
tác giả Chế Lan Viên.
Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2009
Tác giả khoá luận
Nguyễn Thị Bình
Nguyễn Thị Bình
4
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mục lục
Trang
Mở đầu
5
1. Lí do chọn đề tài
5
2. Lịch sử vấn đề
6
3. Mục đích nghiên cứu
6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
6
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
9
6. Phương pháp nghiên cứu
9
7. Đóng góp của khoá luận
9
8. Bố cục khoá luận
9
Nội dung
10
Chương 1. Chế Lan Viên cuộc đời và sự nghiệp
10
1.1. Cuộc đời tác giả Chế Lan Viên
10
1.2. Sự nghiệp
11
1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám
11
1.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và 12
chống Mỹ
1.2.3. Những năm cuối đời
13
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan 15
niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên
2.1. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
15
2.1.1. Thuật ngữ Quan niệm nghệ thuật
15
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
16
2.1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám
16
2.1.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và 17
chống Mỹ
Nguyễn Thị Bình
5
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2.1.2.3. Những năm cuối đời
19
2.2. Sự chi phối của quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế 21
Lan Viên
2.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám
21
2.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và 22
chống Mỹ
2.2.3. Những năm cuối đời
23
Chương 3. Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh 25
sáng và phù sa
3.1. Thuật ngữ Hình tượng nghệ thuật
25
3.2. Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và 26
phù sa
3.2.1. Hình tượng quê hương, đất nước
26
3.2.2. Hình tượng nhân dân
28
3.2.3. Hình tượng Đảng
31
3.2.4. Hình tượng lãnh tụ
32
3.2.5. Hình tượng người lính, người chiến sĩ cách mạng
34
3.2.6. Hình tượng thiên nhiên
36
3.2.7. Hình tượng cái tôi của nhà thơ
39
3.2.8. Hình tượng quân thù
43
Kết luận
46
Tài liệu tham khảo
48
Nguyễn Thị Bình
6
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Chế Lan Viên là một trong những nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam.
Trong lĩnh vực thơ ca, Chế Lan Viên với độ sâu, tầm cao, tầm xa đã đạt
được, là một đỉnh cao khắc nghiệt đối với những ai muốn vươn tới [2.412].
Ông có những đóng góp to lớn vào nền văn học hiện đại Việt Nam, đưa người
đọc đi hết niềm kinh dị này đến niềm kinh dị khác (chữ dùng của Hoài
Thanh). Sự nghiệp sáng tác của Chế Lan Viên trải dài trên nửa thế kỷ song
hành cùng những chặng đường lịch sử dân tộc.
Chế Lan Viên là nhà thơ có phong cách và quan niệm nghệ thuật độc
đáo. Quan niệm nghệ thuật ấy đã chi phối sâu sắc việc xây dựng thế giới hình
tượng nghệ thuật trong các tập thơ ở từng thời kỳ lịch sử, đặc biệt trong tập
ánh sáng và phù sa, tập thơ có ý nghĩa quan trọng đánh dấu hành trình trở về
giữa lòng nhân dân và dân tộc của hồn thơ cách mạng.
Tìm hiểu hệ thống hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa sẽ
giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tập thơ cũng như quan niệm và phong cách
nghệ thuật Chế Lan Viên thời kỳ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Với tư cách là một tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại,
thơ ca Chế Lan Viên được đưa vào giảng dạy ở các cấp học từ phổ thông đến
cao đẳng, đại học. Nghiên cứu, tìm hiểu thơ Chế Lan Viên nói chung và tập
ánh sáng và phù sa nói riêng sẽ góp phần thiết thực vào việc giảng dạy trong
nhà trường.
Đó là những lí do chính khiến chúng tôi lựa chọn đề tài khoá luận : Thế
giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên.
Nguyễn Thị Bình
7
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
2. Lịch sử vấn đề
Tìm hiểu ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên không phải là vấn đề
hoàn toàn mới mẻ. Đi vào khai thác, nghiên cứu ở một số phương diện khác
nhau đã có nhiều bài viết, công trình, ý kiến xung quanh tập thơ này.
Nhà thơ Xuân Diệu trong tập phê bình văn học Dao có mài mới sắc có
bài viết Đọc ánh sáng và phù sa. Tác giả đã khẳng định ánh sáng và phù
sa là một bước đi, một bậc thang của hồn thơ Chế Lan Viên, là một tác phẩm
phức tạp của một Chế Lan Viên cụ thể, cài chen mật thiết những ưu điểm với
những nhược điểm [Xem 2.303]. Xuân Diệu đã chỉ ra những ưu điểm và đóng
góp của tập thơ vào nền thơ hiện đại Việt Nam.
Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết cũng với tiêu đề Đọcánh sáng và
phù sa đăng trong Nhà văn và tác phẩm Nxb Văn học Hà Nội 1971 khẳng
định ánh sáng và phù sa là sự kết hợp những rung cảm tế nhị với ý tưởng
trong thơ. Đó là một thành công của tập thơ. Tuy nhiên trên một số phương
diện tập thơ vẫn để lại một số hạt sạn. Tác giả viết: Thơ anh (Chế Lan Viên)
chưa vượt khỏi giới hạn của cá nhân mình.
Nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ trên tạp chí Văn nghệ số 7 (1961) đã khẳng
định ánh sáng và phù sa thể hiện được một phong cách thơ rất riêng của Chế
Lan Viên: ánh sáng và phù sa phục vụ chính trị, điều đó thiết tưởng là tất
yếu đối với nhà văn ở chế độ chúng ta. Nhưng cái chính trị của Chế Lan Viên
vốn rất nhiều tâm tình. Bài viết cũng chỉ ra một nhược điểm của thơ Chế Lan
Viên nói chung và ánh sáng và phù sa nói riêng là còn ít thực tế.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam tập
III Nxb Đại học Sư phạm 2007 đã chỉ ra rằng: ánh sáng và phù sa khẳng
định độ chín của hồn thơ cách mạng. Tác giả bài viết lần lượt chỉ ra các giá
trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tập thơ.
Nguyễn Thị Bình
8
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Tác giả Trần Mạnh Hảo trong bài viết Người làm vườn vĩnh cửu [Xem
6.138] đã hướng vào đóng góp to lớn của tập thơ: sau hai mươi lăm năm, kể
từ khi Thơ mới ra đời, đến lúc ánh sáng và phù sa, thơ Việt Nam đã xuất hiện
một thi pháp mới, một giọng điệu mới, một cách nghĩ, cách cảm mới. Đồng
thời người viết cũng khẳng định ảnh hưởng của ánh sáng và phù sa trong làng
thơ Việt Nam: Hầu hết các nhà thơ trên dưới năm mươi tuổi sống trên đất
Bắc, những bước đầu chập chững làm thơ, đều có chịu ảnh hưởng của ánh
sáng và phù sa.
Trong một bài viết khác với tiêu đề Chế Lan Viên và ba niềm sửng sốt
đăng trên Văn hoá văn nghệ Công an số 6,1999, nhà phê bình Trần Mạnh Hảo
nhận xét: ánh sáng và phù sa là niềm sửng sốt thứ hai Chế Lan Viên mang
lại cho thi đàn Việt Nam sau Điêu tàn.
Nhà nghiên cứu Hoài Anh trong bài viết Chế Lan Viên một bản lĩnh,
một tâm hồn thơ phong phú, đa dạng và bí ẩn đăng trên Tạp chí Văn số 41,
tháng 3, 1995 đã khẳng định: Nếu Điêu tàn đến với người đời như một niềm
kinh dị pha chút sợ hãi, thì tập thơ ánh sáng và phù sa đến với chúng ta như
một niềm kinh ngạc xen lẫn hân hoan, hào hứng và xúc động trước hiệu năng
kì lạ của thơ. Từ đây, thơ không phải chỉ để ngân nga, đối cảnh sinh tình,
mà còn để nói lên những vấn đề lớn không chỉ là lời ru mà có lúc phải đạp
bàn quát tháo, lo toan, không chỉ là bông hoa mà có khi chỉ là lá nhưng có
hương tư tưởng. Tác giả còn cho rằng so với các tập thơ trước đó thì tiếng thơ
ở ánh sáng và phù sa đôn hậu và say đắm tình đời hơn nhiều.
Tác giả Vũ Tuấn Anh trong Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm có bài
viết Chế Lan Viên một tâm hồn thi sĩ, một chân dung văn hoá. Nhà nghiên
cứu đã chỉ ra rằng: ánh sáng và phù sa, một bừng nở rực rỡ của phong cách
Chế Lan Viên tràn đầy những hình tượng thơ được xây dựng trên một cảm
hứng lãng mạn mới. Tập thơ là bông hoa thắm không bị phai màu theo thời gian.
Nguyễn Thị Bình
9
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Các tài liệu dẫn trên cho thấy nhiều tác giả, nhà nghiên cứu đã tìm hiểu
ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên ở những khía cạnh khác nhau. Điều đó
tạo thuận lợi giúp người đọc tiếp cận tác phẩm ở nhiều góc độ cả về nội dung
lẫn hình thức nghệ thuật.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu tuỳ theo quan niệm và sở thích của
mình mới chỉ đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề nào đó trong tập thơ
ánh sáng và phù sa.
Kế thừa ý kiến của những người đi trước, chúng tôi đi sâu hơn vào Thế
giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa với hi vọng đóng góp
phần nào đó vào việc tìm hiểu sự nghiệp thơ ca của Chế Lan Viên.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả khoá luận hướng đến các mục đích sau:
Tìm hiểu về thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập thơ ánh sáng và phù sa.
Có được cái nhìn toàn diện về sự nghiệp văn học và sự đóp góp của Chế
Lan Viên vào nền thơ kháng chiến nói riêng và nền thơ Việt Nam nói chung.
Góp phần thiết thực vào công tác giảng dạy của một giáo viên Ngữ văn
sau này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khoá luận Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa
có nhiệm vụ sau:
Nêu được những nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả Chế
Lan Viên.
Chỉ ra được quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên vận động qua từng
thời kỳ lịch sử và sự chi phối của quan niệm nghệ thuật ấy đến thơ Chế Lan Viên.
Khảo sát và tìm hiểu thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng
và phù sa dưới sự chi phối của quan niệm nghệ thuật.
Nguyễn Thị Bình
10
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Để làm rõ thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập thơ ánh sáng và phù
sa, khoá luận tập trung vào 69 bài thơ trong tập thơ này rút từ Chế Lan Viên
toàn tập tập I, Nxb Văn học 2002.
Mặt khác, để làm nổi bật được những hình tượng nghệ thuật trong tập thơ
ánh sáng và phù sa, khoá luận không chỉ dừng lại khảo sát những sáng tác
trong tập thơ mà còn đặt trong mối quan hệ với những sáng tác trước và sau đó
của tác giả, khi cần thiết có sự liên hệ mở rộng đến sáng tác của các nhà thơ khác.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp hệ thống
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp phân tích văn học
7. Đóng góp của khoá luận
Về mặt lí luận: Thấy được sự chi phối của quan niệm nghệ thuật đến việc
xây dựng thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập thơ ánh sáng và phù sa.
Về mặt thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy, học tập các tác phẩm của
Chế Lan Viên trong nhà trường THPT.
8. Bố cục khoá luận
Khoá luận được bố cục như sau:
Mở đầu: 5 trang
Nội dung: 36 trang
Chương 1. Chế Lan Viên cuộc đời và sự nghiệp: 5 trang
Chương 2. Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm nghệ
thuật trong thơ Chế Lan Viên: 10 trang
Chương 3. Thế giới hình tượng nghệ thuật trong tập ánh sáng và phù sa:
21 trang
Kết luận: 2 trang
Tài liệu tham khảo: 1 trang
Nguyễn Thị Bình
11
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Nội dung
Chương 1
Chế Lan Viên cuộc đời và sự nghiệp
1.1. Cuộc đời tác giả Chế Lan Viên
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan. Ông sinh ngày 23/10/1920
trong một gia đình viên chức nhỏ ở xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng
Trị. Năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn Bình Định. Đây được
xem là quê hương thứ hai của nhà thơ vì suốt thời trẻ ông đã sống, học tập và
làm thơ ở đấy.
Chế Lan Viên làm thơ từ năm 12, 13 tuổi: Từ 1935 1936, ông đã có thơ
và truyện ngắn đăng trên các báo: Tiếng trẻ, Khuyến học, Phong hoá. Đặc
biệt, tập thơ Điêu tàn sáng tác khi Chế Lan Viên mới 17 tuổi đã khẳng định
được vị thế của nhà thơ trên thi đàn Thơ mới. Thời kỳ này, ông cùng với Hàn
Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan lập nhóm thơ Bình Định, tạo được dấu ấn độc
đáo trong phong trào Thơ mới đương thời.
Năm 1939, Chế Lan Viên ra Hà Nội học, sau đó vào Sài Gòn làm báo rồi
trở về Huế và Thanh Hoá dạy học. Năm 1942, ông cho in tập văn xuôi Vàng sao.
Chế Lan Viên ngừng viết cho đến khi Cách mạng tháng Tám về. Ông
tham gia phong trào cách mạng tại Qui Nhơn, sau đó cùng Hoài Thanh, Lưu
Trọng Lư, Đào Duy Anh ra Huế tham gia Đoàn xây dựng, viết bài cho
báo Quyết thắng của Việt Minh.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động văn nghệ và làm báo tại
Trung Bộ, tham gia hai chuyến đi vào vùng chiến trường ác liệt Bình Trị
Thiên. Tháng 7/1949, Chế Lan Viên được kết nạp Đảng ngay trên mảnh đất
quê hương.
Nguyễn Thị Bình
12
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Sau 1954, Chế Lan Viên ra Hà Nội sinh sống. Năm 1960, ông cho xuất
bản tập thơ ánh sáng và phù sa tập thơ đánh dấu bước phát triển mới của thơ
ông. Suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Chế Lan Viên công tác tại miền
Bắc, tham gia ban lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, làm việc ở báo Văn học,
Uỷ ban văn hoá đối ngoại, dự nhiều diễn đàn văn hoá quốc tế ở Liên Xô,
Pháp, ấn Độ, Na Uy Ông là đại biểu quốc hội từ khoá III đến khoá VII.
Những hoạt động ấy giúp thi sĩ có nhiều đổi mới trong sáng tác của mình.
Sau giải phóng miền Nam (1975), Chế Lan Viên chuyển vào sinh sống
tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất tại đây ngày 19/6/1989 (tức ngày 16
tháng 5 năm Kỷ Tỵ).
Chế Lan Viên là nhà thơ tài năng, nhà văn hoá có nhiều đóng góp to lớn
cho nền thơ ca Việt Nam và văn hoá Việt Nam. Ông được nhận huân chương
lao động hạng II (1988), được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học
nghệ thuật đợt I (1996).
1.2. Sự nghiệp.
Tính đến năm 1996, Chế Lan Viên đã có 13 tập thơ được công bố với
tổng số 1025 bài thơ, trong đó có 558 bài thuộc về phần Di cảo.
Toàn bộ quá trình sáng tác của Chế Lan Viên có thể chia thành ba chặng
gắn bó chặt chẽ với ba giai đoạn trong cuộc đời nhà thơ.
1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Tập thơ duy nhất trong giai đoạn này là Điêu tàn được xuất bản năm
1937, khi tác giả đang là cậu học sinh trung học 17 tuổi. Tập thơ gồm 36 bài
thơ được viết từ 1935 1937. Với Điêu tàn, Chế Lan Viên đã hiện diện trước
thi đàn Thơ mới như Một niềm kinh dị [10.239], gây một Cú sốc đối với
kinh nghiệm thơ ca của công chúng: Con người này quả là con người của đất
trời, của bốn phương, không thể lấy kích tấc thường mà hòng đo được
[10.241]. Tác phẩm là tiếng khóc não nùng về cái đẹp đã chết, là nỗi chán
nản gay gắt thực tại. Thi sĩ đi tìm cái đẹp trong cái ảo, chối từ thực tại bằng
cách ngợi ca nỗi đau buồn, cái chết và hư vô.
Nguyễn Thị Bình
13
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Ngoài Điêu tàn, thời kì này Chế Lan Viên còn có tập bút ký triết luận
Vàng sao (1942).
1.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
ở chặng này, Chế Lan Viên đã có một quá trình tìm tòi, đổi mới không
ngừng, đánh dấu bằng những mốc quan trọng trong sáng tác của nhà thơ.
1.2.2.1. Từ 1945 1960.
Sau Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên nhiệt tình tham gia cách
mạng, nhưng sự trưởng thành của con người nghệ sĩ trong nhà thơ thì gian nan
hơn nhiều. Có lẽ, những trăn trở, suy ngẫm của ông về quá khứ, hiện tại, về
hiện thực mới của dân tộc còn giằng xé chưa đủ độ chín để ngân lên thành thơ.
Suốt chín năm chống Pháp, Chế Lan Viên chỉ có một tập thơ duy nhất
Gửi các anh gồm 14 bài. Thành công của tập thơ là rất khiêm nhường
[9.209]. Tuy nhiên, tập thơ mang ý nghĩa nhận đường, đánh dấu sự chuyển
biến trong tư tưởng, tình cảm và nhận thức của nhà thơ.
1.2.2.2. Từ 1960 1975.
Cuộc lột xác trở về với nhân dân đến lúc này đã đem đến cho Chế Lan
Viên nguồn cảm hứng mới dạt dào. Tài năng của thi sĩ đã đạt tới độ chín
thực sự với tập ánh sáng và phù sa. Tập thơ gồm 69 bài, xuất bản năm 1960.
Tập thơ đánh dấu bước trưởng thành vững chắc của Chế Lan Viên trên con
đường thơ cách mạng và là một trong những thành công xuất sắc đóng góp
vào nền thơ hiện đại Việt Nam. 69 bài thơ là hành trình tư tưởng của người
nghệ sĩ đi từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, từ chân trời của một
người đến chân trời của mọi người [Xem 9.221]. ánh sáng và phù sa là bài
ca thể hiện lòng biết ơn và sự gắn bó của nhà thơ với cuộc đời, với nhân dân,
đất nước và Đảng kính yêu. Có thể nói, tập thơ đã đánh dấu cuộc đổi dòng
ngoạn mục [9.213] của Chế Lan Viên. Đó là chiến thắng trong cuộc phấn
Nguyễn Thị Bình
14
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
đấu của riêng cá nhân nhà thơ, đồng thời cũng là chiến thắng của nền thơ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
ánh sáng và phù sa đã cho thấy sự định hình những nét cơ bản của phong
cách Chế Lan Viên. Hồn thơ ông đạt được sự hài hoà tuyệt đẹp giữa xúc cảm
và tư tưởng.
Sau ánh sáng và phù sa, những năm tháng hào hùng của cuộc kháng
chiến chống Mỹ đã khơi nguồn cho hồn thơ Chế Lan Viên nở rộ. Một loạt các
tập thơ mang tinh thần nhập cuộc chiến đấu của nhà văn chiến sĩ: Hoa
ngày thường chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), đã hoàn
thành cuộc hành trình từ cái tôi cô đơn lạc lõng trở về giữa lòng dân tộc ấm áp
yêu thương. Mạch thơ ấy tiếp tục chảy tràn tới một số tập thơ xuất bản sau
ngày đất nước toàn thắng của Chế Lan Viên như Hái theo mùa (1977), Hoa
trên đá (1984).
Ngoài sáng tác thơ, thời kỳ này Chế Lan Viên có viết một số bút ký, tuỳ
bút ghi lại hiện thực chiến đấu của quân và dân ta ở những nơi ông có điều
kiện thâm nhập thực tiễn như: Thăm Trung Quốc (1963), Những ngày nổi giận
(1966), Giờ của số thành (1977), Bay theo đường dân tộc đang bay (1977),
Bên cạnh đó là các tập phê bình văn học với lối viết dạt dào cảm xúc, thể hiện
ngòi bút rất riêng của Chế Lan Viên: Phê bình văn học (1962), Vào nghề (bút
danh Chàng Văn 1962), Suy nghĩ và bình luận (1971)
1.2.3. Những năm cuối đời.
Kháng chiến chống Mỹ thành công, đất nước thống nhất và chuyển sang
một thời kỳ mới với nhiều khó khăn, thách thức thời hậu chiến. Từ Đại hội
Đảng lần thứ VI (1986), công cuộc đổi mới đất nước được mở ra. Là nhà thơ
nhạy bén với sự chuyển biến và yêu cầu của thời đại, Chế Lan Viên có sự biến
đổi trong sáng tác của mình. Sự chuyển hướng ấy được bắt đầu ở tập thơ Hoa
trên đá (1984), tiếp đó là Ta gửi cho mình (1986), và khép lại với các tập Di
Nguyễn Thị Bình
15
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
cảo thơ (tập I 1992, tập II 1993, tập III - 1996) xuất bản sau khi nhà thơ
qua đời. Ba tập Di cảo thơ với 558 bài thơ, trong đó có 309 bài được viết trong
hai năm cuối đời, thực sự đã đem đến cho người đọc sự phát hiện mới với
nhiều bất ngờ về Chế Lan Viên. Đó cũng là niềm sửng sốt cuối cùng thi sĩ
để lại cho người yêu thơ.
Bên cạnh thơ, giai đoạn này Chế Lan Viên tiếp tục viết tiểu luận phê bình
văn học với các tập như: Từ gác khuê văn đến quán Trung Tân (1981), Nghĩ
cạnh dòng thơ (1982) và Ngoại vi thơ (1987).
Có thể nói Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền
thơ Việt Nam thế kỷ XX [8.96]. Với trên năm mươi năm lao động nghệ thuật,
ông đã để lại 13 tập thơ gồm hơn 1000 bài thơ, trong đó có những thi phẩm
gây được tiếng vang lớn, trở thành những hiện tượng nổi bật trong đời sống
văn học đương thời. Con đường sáng tạo của Chế Lan Viên là quá trình tìm
tòi, không ngừng kiếm tìm qua những đỉnh cao, đi từ Ma - Điêu tàn qua
Người - ánh sáng và phù sa đến Mình Di cảo thơ [2.229]. Suốt cuộc
đời, Chế Lan Viên đã sống cho đất nước, cho thơ.
Nguyễn Thị Bình
16
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Chương 2
Quan niệm nghệ thuật và sự chi phối của quan niệm
nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên
2.1. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
2.1.1. Thuật ngữ Quan niệm nghệ thuật
Theo từ điển thuật ngữ văn học, quan niệm nghệ thuật là nguyên tắc cắt
nghĩa thế giới và con người vốn có của hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó
khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào đó; Là sự miêu tả hữu hạn
của thế giới vô hạn là cuộc đời, hình tượng văn học phải được mở đầu và kết
thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở giác độ nào đó
[5.274].
Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời
sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm
trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của
hình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật [5.275].
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn
nghệ thuật ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí
của chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí
các biến cố và quan hệ nhân vật [5.274]. Như vậy có thể thấy, kiểu nhân vật,
bức tranh đời sống trong mỗi tác phẩm chịu sự chi phối của quan niệm nghệ
thuật của tác giả. Mỗi nhà văn khi cầm bút sáng tác sẽ có lăng kính riêng nhìn
nhận thế giới và con người. Từ đó, mỗi tác giả sẽ tạo dựng cho đứa con tinh
thần của mình một bức tranh đời sống riêng với thế giới những hình tượng
riêng biệt, độc đáo. Khi cầm bút, Nam Cao luôn quan niệm văn học phải gắn
bó với đời sống của nhân dân lao động: Nghệ thuật không cần là ánh trăng
lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng kêu đau
khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than [4.233].
Nguyễn Thị Bình
17
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Với quan niệm nghệ thuật như vậy, ta hiểu vì sao hình tượng người trí
thức tiểu tư sản nghèo và những người nông dân đói khổ, bị bần cùng hoá ở
nông thôn lại là những hình tượng nghệ thuật trung tâm trong sáng tác của
Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. Những Điền, Hộ, Chí Phèo, Thị Nở,
Lang Rận, chỉ có thể bước ra từ một quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh
của Nam Cao.
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên
Chế Lan Viên đến với văn chương từ rất sớm, khi còn là một cậu học
sinh trung học phổ thông. Với trên năm mươi năm cầm bút, Chế Lan Viên
luôn đem đến sự bất ngờ không chỉ với giới nghiên cứu mà cả với đông đảo
bạn đọc.
Chế Lan Viên là nhà thơ sớm có ý thức tự giác về nghề. Ông có những
phát biểu mang tính chất tuyên ngôn về nghệ thuật, đưa ra nhiều định nghĩa về
thơ, về nghề thơ và phổ biến hơn cả là hình thức sổ tay thơ. Những quan
niệm nghệ thuật của ông vừa độc đáo, vừa phong phú và khá phức tạp
[9.195], diễn biến theo từng thời kỳ lịch sử.
2.1.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trước Cách mạng tháng Tám, mặc dù nằm trong quan điểm thoát li hiện
thực của văn học lãng mạn đương thời, nhưng khuynh hướng thẩm mĩ của Chế
Lan Viên vẫn có điểm đáng lưu ý. Trong lời tựa tập Điêu tàn, ông đã trình bày
một quan niệm khác người về bản chất của thi ca: Hàn Mặc Tử nói làm thơ là
Điên. Tôi thêm: Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó
là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỉ, là Tinh, là
Yêu. Nó thoát hiện tại, nó xáo trộn dĩ vãng, nó ôm trùm tương lai. Người ta
không hiểu được vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa
hợp lí [9.195]. Vì vậy, trong các sáng tác thời kỳ này của Chế Lan Viên
không có chỗ cho cái bình thường.
Nguyễn Thị Bình
18
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Với quan niệm nghệ thuật ấy, Chế Lan Viên đã xây dựng trên lầu thơ của
mình những nỗi ám ảnh kinh dị, những buồn đau trở thành lạc thú, thành lẽ sống.
Ta hãy nghe trong mồ sâu lạnh lẽo
Tiếng thịt người nảy nở, tiếng xương rên
Ta hãy nghe mơ màng trong cỏ héo
Tiếng cô hồn lặng thở khí trời đêm
(Bóng tối - Điêu tàn)
Hạt nhân cốt lõi của quan niệm thơ trên là sự đề cao cái tột cùng, xem
thơ như một hành động phi thường vượt ra khỏi mọi sự thường để luôn khác lạ
và đạt tới sự tột cùng.
Chế Lan Viên say mê cái phi thườngấy xét về phương diện nghệ thuật
thi ca chính là sự độc đáo. Đây là nét quan trọng và nhất quán trong phong
cách thơ Chế Lan Viên.
2.1.2.2. Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Cách mạng tháng Tám 1945 đã cuốn mọi trào lưu tư tưởng, mọi trường
phái văn chương vào đứng dưới bóng cờ đỏ sao vàng. Như nhiều nhà Thơ mới
đương thời, Chế Lan Viên thi sĩ từng đau buồn khóc than cho đất nước non
Chàm đã từ bỏ thế giới quan siêu hình cực đoan để từng bước hoàn thiện thế
giới quan cộng sản. Khi đã có hướng rồi, ông đưa lầu thơ của mình từ cõi
muôn xa của U buồn, Bóng tối trở về giữa vòm trời Nhân dân và Tổ
quốc. Ông cùng thế hệ các nhà Thơ mới đưa thơ từ cặp mắt mĩ nhân, từ nỗi
buồn son phấn, rong rêu xuống với đám đông, với bùn đất, với mồ hôi và máu
xương cuộc đời [2.225].
Quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên được phát biểu qua những
chuyến đi thuyết trình về kinh nghiệm sáng tác: Trước hết chúng ta làm văn
nghệ là để tả sự thật. Vả chăng sau này muốn truyền cảm cho người đọc, cố
nhiên không phải chỉ nói cái cảm xúc của ta mà phải nói cả sự việc [9.197].
Ông phán xét lại thơ mình:
Nguyễn Thị Bình
19
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Suốt một đời ăn hạt gạo nhân dân
Lần thứ nhất nhà văn đi học cấy
Bỗng hối tiếc nghìn câu thơ nước chảy
Chửa vì người bằng một bữa cơm ăn
(Đi thực tế - ánh sáng và phù sa)
Và dứt khoát lựa chọn nhiệm vụ mới cho thơ:
Thơ xưa chỉ hay than mà ít hỏi
Đảng dạy ta: Thơ phải trả lời
(Nghĩ về thơ - Hoa ngày thường Chim báo bão)
Nếu trước kia Chế Lan Viên từng khẳng định thi sĩ là một chủng loại
người đặc biệt, đứng cao hơn hiện tại, nói những điều người bình thường
không thể hiểu thì giờ đây ông chỉ tâm niệm một điều: Thơ cần có ích. Và
thơ ông tự nguyện phục tùng lợi ích cách mạng:
Tôi viết cho ai? Cho cả mọi người
Và rất gần cho những đứa em tôi
Ngày đau khổ khép tay trong tủi cực
Nay mở tay ra biển rộng sông dài
Cho ai cũ thơ tôi làm ướt áo
Nay họ về sưởi nắng dưới thơ tôi
(Nghĩ về thơ - ánh sáng và phù sa)
Cũng giống như các nhà thơ cách mạng đương thời, Chế Lan Viên xem
thơ là vũ khí để cải tạo tư tưởng và xung trận chiến đấu:
Thơ tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ
Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến luỹ
Bên những chiến sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực trăng rơi
Thơ là bài ca để ngợi ca sự phục sinh kì diệu của tâm hồn:
Xưa ở sông Ngô ta đánh mất vàng
Nguyễn Thị Bình
20
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Đánh mất tâm hồn ta. Nhưng hiện tại
Như sông Tương đã trả vàng ta lại
Khắp đôi bờ tư tưởng chói hào quang
(Vàng của lòng tin - ánh sáng và phù sa)
Niềm say mê với những gì độc đáo, siêu phàm vẫn còn đó nhưng thi sĩ
không đem thơ mình đến cõi siêu hình, huyền bí mà xây cất nó giữa thời đại
rực lửa anh hùng, cùng cộng hưởng với bao kì tích của dân tộc:
Hãy hái những sắc trời xa viễn vọng
Những biển cồn hãy đem đến trong thơ
Thơ mang sức mạnh vô song trong sự khiêm nhường:
Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tát bể
Là chiếc cân nhỏ xíu lại cân đời
Có thể nói, giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã
đánh dấu sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên. Sự đổi
mới ấy hoàn toàn phù hợp với tinh thần thời đại: Tất cả để đánh giặc Mỹ xâm
lược, tất cả để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và với sự đổi mới về quan niệm
nghệ thuật như vậy cộng với một tâm hồn thơ phong phú, giàu xúc cảm, Chế
Lan Viên đã tạo nên nhiều vần thơ hay độc đáo mà kết tinh tiêu biểu nhất là
ánh sáng và phù sa.
2.1.2.3. Những năm cuối đời
Những năm cuối đời, quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên có sự đổi mới.
Mặc dù quan điểm sáng tác phục vụ sự nghiệp cách mạng, phản ánh hiện
thực vĩ đại của đời sống đất nước, dùng thơ làm tiếng kèn xung trận, tiếng hát
ngợi ca nhân dân vẫn tiếp tục phát huy ở các tập thơ Hoa trước lăng Người,
Hái theo mùa và một phần ở Hoa trên đá, Ta gửi cho mình. Nhưng càng về
sau, thơ Chế Lan Viên dần trở về với đời sống thế sự và những trăn trở về cái
tôi trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống. Thơ ông muốn đặt
lại nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề mà ở giai đoạn trước ông ngỡ đã giải quyết
Nguyễn Thị Bình
21
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
xong xuôi. Ông sáng suốt chấp nhận sự phụ thuộc của nghệ thuật vào thời đại
sản sinh ra nó, nhưng cũng không khỏi tự mâu thuẫn khi chiêm nghiệm xót xa:
ở đất nước ta ba tuổi đã rời nôi lên ngựa sắt
Tuổi trẻ chơi lau đã chơi trò đánh giặc
Kiếm làm con rùa không thể yên thân trong cuộc sống thường
Thơ chỉ sống một phần cho mình còn ba phần cho nhiệm vụ
Nghĩ mà thương !
(Sử)
Từ tâm thế của một người đang ở buổi hoàng hôn của cuộc đời, Chế Lan
Viên chủ động đổi giọng thơ. Bạn đọc bắt gặp trong thơ Chế Lan Viên giai
đoạn này một chất giọng sâu lắng, não nùng có phần chua chát: Giọng cao
bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm Tiếng hát lẫn với im lìm của đất
(Giọng trầm). Ông chới với hoang mang [9.200] ngay ở những vấn đề cá
nhân ông đã tự nguyện chọn. Nếu trước đây ông khẳng định phần không phải
mình rất cần trong thơ, thậm chí ông còn yêu cầu thơ tả sự thật, nói sự
việc thì giờ đây ông lại hoài nghi:
Bạn đọc cần những bài thơ như tâm hồn thứ hai của họ
Ngoài tâm hồn họ ra họ cần thêm một tâm hồn
Sao anh tả cảnh, tả nhà, tả ao, tả phố
Để anh thêm vào họ rồi, cho họ trăm thứ rồi họ vẫn cô đơn
(Thơ và bạn đọc )
Như vậy, ở khía cạnh quan niệm nghệ thuật, trên suốt hành trình sáng tác
trên năm mươi năm của Chế Lan Viên luôn có sự vận động, biến đổi. Từ quan
niệm siêu hình, thần bí và bế tắc của thời Điêu tàn, sau Cách mạng tháng
Tám, Chế Lan Viên đưa nguồn thơ của mình đến với cuộc sống nhân dân và
đất nước, thấm nhuần ánh sáng cách mạng. Từ sau 1975, thơ ông kết lắng lại
với những nỗi niềm băn khoăn của một tâm hồn thơ phong phú và khá phức
tạp. Với Chế Lan Viên, mỗi chặng đường đời song hành với mỗi chặng đường
Nguyễn Thị Bình
22
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
thơ, mỗi chặng đường thơ là mỗi quan niệm nghệ thuật vừa có sự thống nhất
vừa có những điểm khác biệt. Trong đó, chặng đường thơ thứ hai gắn với sự
chuyển biến từ quan niệm nghệ thuật siêu hình sang quan niệm nghệ thuật
cách mạng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, không chỉ giúp Chế Lan Viên tìm
được cảm hứng sáng tạo mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại
cách mạng vô sản. Quan niệm nghệ thuật ấy kết hợp với sự thăng hoa của
dòng cảm xúc đã giúp thi nhân sáng tạo nên nhiều vần thơ hay, đọng lại nhiều
dư vị trong lòng độc giả.
2.2. Sự chi phối của quan niệm nghệ thuật trong thơ Chế Lan Viên
Những quan niệm nghệ thuật trên đã chi phối sâu sắc đến thơ ca Chế Lan
Viên trên nhiều phương diện, đặc biệt là chi phối việc xây dựng thế giới hình
tượng trong sáng tác của nhà thơ.
Như chúng ta đã biết, quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên luôn có sự
vận động, biến đổi qua từng chặng đường khác nhau. Vì vậy, thế giới hình
tượng trong thơ ông cũng có sự biến đổi tương ứng và phù hợp với quan niệm
nghệ thuật ở mỗi chặng đường ấy.
2.2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945
Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Chế Lan Viên quan niệm làm thơ là
điên, là làm sự phi thường. Chịu ảnh hưởng của nhà thơ Pháp Charles
Baudelaire, Chế Lan Viên đem đến cho thơ mình một cái tôi siêu hình thần bí.
Từ đó thi sĩ tạo nên trong Điêu tàn, tập thơ duy nhất trước Cách mạng, một thế
giới phi xác thực, hoàn toàn khác biệt, một thế giới chập chờn những hình
ảnh mộng mị siêu hình [2.36]. Điêu tàn là thế giới của cõi âm lạnh lẽo đầy
ám ảnh với các hình tượng như: hồn ma, đầu lâu, sọ dừa, bóng quỉ, xương
trắng, những bãi tha ma hoang vắng như chính lời tâm sự của nhà thơ:
- Lời thơ ta đầy những điệu sầu bi
Đầy hơi thịt, ý ma cùng sắc chết
(Tiết trinh - Điêu tàn)
Nguyễn Thị Bình
23
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
- Rồi lấy ta một khớp xương rợn trắng
Nút bao dòng huyết đẫm khí tanh hôi
Tìm những miếng trần gian trong tuỷ cặn
Rồi say sưa vang cất tiếng reo cười
(Xương khô - Điêu tàn)
- Đây những cảnh ngàn sâu cây lả ngọn
Muôn ma Hời sờ soạng dắt nhau đi
(Trên đường về - Điêu tàn )
Thế giới hình tượng ấy được bao phủ bằng nỗi niềm bi hận mang vẻ thần
bí, siêu hình để khóc than cho một dân tộc đã bại vong, để nếm lại cả một
thời xưa cũ cả một dòng năm tháng đã trôi qua [6.236].
2.2.2 Giai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
Cuộc hồi sinh vĩ đại của dân tộc mùa thu năm 1945 đã lay tỉnh Chế Lan
Viên ra khỏi sự bế tắc trong những suy tư siêu hình, đưa tâm hồn thơ Chế Lan
Viên về với đời sống đất nước và dân tộc. Thơ đối với Chế Lan Viên lúc này
không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, thơ cần có ích, cần nói sự thật phục vụ
cách mạng, nhân dân. Vì vậy, thế giới hình tượng mang màu sắc kinh dị
thời Điêu tàn đến giai đoạn này được thay thế bằng hệ thống các hình tượng
có mối liên hệ với hiện thực, bắt nguồn từ đời sống. Thế giới hình tượng ấy
được tạo nên bởi lăng kính liên tưởng phong phú táo bạo, bởi những xúc cảm
dạt dào của thi sĩ trước hiện thực đất nước đang sang trang.
Gửi các anh là tập thơ đầu tiên đánh dấu bước chuyển biến của Chế Lan
Viên. Nhưng ánh sáng và phù sa mới khẳng định độ chín của hồn thơ cách
mạng. Tập thơ là kết quả đẹp đẽ của hàng chục năm Chế Lan Viên kiên trì, tự
cải tạo con người cũ, tự lột xác để trở về giữa lòng nhân dân và đất nước.
Tác phẩm thể hiện rõ nét quan niệm nghệ thuật mới của Chế Lan Viên: Đem
thơ văn phục vụ cách mạng Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi. Thế giới hình
tượng mới mang hơi thở của thời đại trong những trang thơ ánh sáng và phù
Nguyễn Thị Bình
24
K31A Khoa Ngữ Văn
Khoá luận tốt nghiệp
Trường ĐHSP Hà Nội 2
sa là minh chứng thể hiện quan niệm nghệ thuật mới của nhà thơ. Đó là những
con người mới xã hội chủ nghĩa: Những chiến sĩ cách mạng trên trận tuyến
chống quân thù, hình tượng nhân dân hai miền Nam Bắc chịu nhiều gian khổ
vẫn kiên trì lí tưởng, là hình tượng Đảng, Bác soi đường dẫn lối cho muôn dân,
là hình ảnh tổ quốc đang thay da đổi thịt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội Và trên hết là hình tượng con người mới, cái tôi mới của Chế Lan
Viên đang trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ của bản thân trước hiện thực cuộc sống.
Có thể nói, thế giới hình tượng trong ánh sáng và phù sa tươi ròng chất
hiện thực đời sống, đối lập với thế giới siêu hình, phi xác thực thủa Điêu
tàn. Nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh thật có lí khi cho rằng Thơ Chế Lan Viên
những năm chống Mỹ cứu nước đặc biệt là ở những bài thơ dài mà giọng
chính luận là chủ âm, hình tượng thơ thường kì vĩ, mang tính biểu tượng cao
chúng như những cột chống vững chãi tương xứng với công trình kiến trúc thơ
hoành tráng [2.36,37].
2.2.3. Những năm cuối đời
Những năm cuối đời, quan niệm nghệ thuật của Chế Lan Viên có sự thay
đổi, đặc biệt thể hiện qua những trang thơ thuộc phần di cảo. Dường như tiếng
nói ngợi ca cổ vũ nhân dân đã lắng xuống nhường chỗ cho những băn khoăn,
trăn trở về những vấn đề nhân sinh. Hình tượng thơ ở Di cảo thanh đạm, tinh
lọc mà đậm triết lí, diễn đạt những rung động được nảy sinh từ cõi sâu tâm
thức [2.37]. Hình tượng cái tôi nhà thơ trực tiếp xuất hiện trong nhiều trang
thơ với những mâu thuẫn, chiêm nghiệm là hình tượng nghệ thuật chủ đạo
trong Di cảo thơ I và II. Nhà thơ cất lên tiếng nói trình bày nhu cầu tự đổi mới:
Giọng cao bao nhiêu năm giờ anh hát giọng trầm
Tiếng hát lẫn với im lìm của đất
Vườn lặng yên mà thơm mùi mít mật
Còn hơn anh rồ giọng hát vang ngân
(Giọng trầm)
Nguyễn Thị Bình
25
K31A Khoa Ngữ Văn