Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương III sinh trưởng và phát triển trong chương trình SGK sinh học 11 ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.46 KB, 74 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Trường Đại học sư phạm hà nội 2
Khoa sinh - KTNN
****************
Hoàng thị hải yến

Phân tích nội dung, xây dựng tư
liệu, thiết kế bài học theo hướng
lấy học sinh làm trung tâm góp
phần nâng cao chất lượng dạy và
học chương III: Sinh trưởng và phát
triển trong chương trình sgk sinh
học 11 - ban cơ bản
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Sinh học
Người hướng dẫn khoa học:
Th.S Trần Thị Hường
Hà nội - 2008

Hoàng Thị Hải Yến

1

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2
Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S: Trần Thị Hường người đã
trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và làm đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong tổ phương
pháp giảng dạy Khoa Sinh KTNN Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
cùng các thầy cô giáo trường Nguyễn Viết Xuân Vĩnh Tường Vĩnh Phúc
và các thầy cô giáo trường THPT Ngô Quyền Vạn Thắng Ba Vì - Hà Tây,
các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ để luận văn của em được hoàn
thành.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm 2008
Sinh viên thực hiện:
Hoàng Thị Hải Yến

Hoàng Thị Hải Yến

2

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Lời cam đoan


Dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S. Trần Thị Hường, em đã hoàn
thành khóa luận này. em xin cam đoan kết quả nghiên cứu của em là hoàn
toàn do bản thân em nghiên cứu, không trùng với các kết quả của tác giả khác.
Nếu có gì sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế có hạn nên kết quả
nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong các thầy cô, các bạn
sinh viên quan tâm đóng góp, bổ sung ý kiến để giúp cho đề tài nghiên cứu
này được hoàn thiện hơn.

Tác giả:
Hoàng Thị Hải Yến

Hoàng Thị Hải Yến

3

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Mục lục

Phần 1: Mở đầu ............................................................................................2
Phần 2: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu .................................................6
2.1. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................6
2.2. Cơ sở lý luận .............................................................................................7
Phần 3: Kết quả nghiên cứu ........................................................................15
A- Phân tích nội dung ..................................................................................15

A1: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật .......................................................15
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật .........................................................................15
Bài 35: Hoocmôn thực vật ...............................................................................18
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa ................................................................24
A2: Sinh trưởng và phát triển ở động vật .........................................................29
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật ...................................................29
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật.......34
Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
(tiếp) ................................................................................................................38
Bài 40: Thực hành: xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật........ ..42
B. Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm ...............45
Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa .................................................................45
Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật ...................................................54
Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật .......62
Kết luận và kiến nghị ....................................................................................68
Tài liệu tham khảo .......................................................................................70

Hoàng Thị Hải Yến

4

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2
Phần 1: Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài


Chúng ta đang sống trong thời kì phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ, kỹ thuật hiện đại với những cuộc cách mạng lớn như cách mạng
tin học, cách mạng công nghệ, cách mạng truyền thông, nhằm thỏa mãn
những yêu cầu mới về phát triển kinh tế, quản lý môi trường góp phần nâng
cao chất lượng cuộc sống, đòi hỏi giáo dục phải đào tạo những con người có
trình độ cao về tri thức, phát triển cao về trí tuệ, sẵn sàng thích ứng với sự phát
triển nhanh chóng của xã hội.
Kinh tế xã hội càng phát triển, càng khẳng định vị trí trung tâm quyết
định của yếu tố con người. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010
đã chỉ rõ quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục ở nước ta: Giáo dục và đào
tạo là quốc sách hàng đầu - phát triển giáo dục đào tạo là nền tảng, nguồn
nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Các nhà trường ngày nay phải tạo ra những con người lao động tự
chủ,năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, có năng
lực tự học. Như vậy các trường học ngày nay không chỉ cung cấp thông tin dữ
liệu có tính chất cập nhật mà phải dạy cách xử lí các nguồn thông tin thu
được. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: Trong nhà trường điều chủ yếu
không phải là nhồi nhét một mớ kiến thức hỗn độn tuy rằng kiến thức là cần
thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương
pháp suy luận, phương pháp diễn tả rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương
pháp học tập và phương pháp giải quyết vấn đề. ở nhà trường chủ yếu không
phải là rèn trí nhớ mà là rèn trí thông minh ... Vì vậy đổi mới Giáo dục - Đào
tạo theo hướng phát huy tính tích cựu của học sinh là yêu cầu của thời đại,

Hoàng Thị Hải Yến

5


K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

đồng thời là yêu cầu cấp bách cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước ta.
Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền
đạt kiến thức thụ động, thầy giảng trò nghe sang hướng đặt người học chủ
động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp
tự học tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích , tổng
hợp, phát triển được năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính tự lực tự chủ
của học sinh trong quá trình học tập và tham gia các hoạt động xã hội là một
vấn đề sống còn của giáo dục trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Phương pháp dạy học phù hợp với nhu cầu phát triển của thời đại đó là
phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh - người học làm trung tâm, thực
chất là phương pháp dạy học phát huy nội lực tự học của người học:
Trò học, cốt lõi là tự học, học cách học, cách tư duy. Năng lực tự học
là nội lực phát triển bản thân người học. Thầy dạy, cốt lõi là dạy cách học,
cách tư duy và thầy là tác nhân là người hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò
biết cách tự học, tự học nghề, tự học nên người. Trích quá trình tự học NXB
GD, Nguyễn Cảnh Toàn.
Tuy những năm gần đây chủ trương của Đảng và nhà nước cùng bộ GD
- ĐT là đưa phương pháp dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm vào
trong các nhà trường phổ thông. Nhưng trên thực tế, việc đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm ở các trường phổ thông còn
nhiều hạn chế, mới chỉ áp dụng ở một số trường điểm, một số tiết học ở giờ

thao giảng, các hội thi giáo viên giỏi, còn đa số vẫn giữ phương pháp dạy học
truyền thống thầy đọc trò chép, thuyết trình.
Kiến thức sinh học ngày càng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự
phát triển của công nghệ sinh học và ứng dụng của công nghệ sinh học vào
thực tiễn. Vì vậy, việc rèn luyện tính tự học cho học sinh là cần thiết. chính vì
những lý do trên và với mong muốn góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới

Hoàng Thị Hải Yến

6

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học sinh học nói riêng
tôi đã chọn đề tài: Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu, thiết kế bài học
theo hướng lấy học sinh làm trung tâm góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học chương III: Sinh trưởng và phát triển trong chương trình SGK Sinh
học 11 - Ban cơ bản.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

2.1. Mục tiêu
- Tìm hiểu nội dung chương trình sinh học 11 mới năm 2008
- Tìm hiểu tình hình triển khai thực hiện sách giáo khoa ở các trường
THPT.
- Tập dượt phương pháp nghiên cứu khoa học.

2.2. Nhiệm vụ
Phân tích chương III: Sinh trưởng và phát triển để xác định:
+ Mục tiêu của chương.
+ Cấu trúc của chương
+ Các thành phần kiến thức
+ Kiến thức trọng tâm và kiến thức bổ sung.
Xây dựng hệ thống tư liệu phục vụ cho việc thiết kế bài giảng trong chương
III
Thiết kế một số bài trong chương theo hướng phát huy tính tích cực học tập
của học sinh (có lấy ý kiến đánh giá của giáo viên ở một số trường THPT)
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đối tượng
Nội dung chương trình sinh học 11 cơ bản
HS lớp 11 trường trung học phổ thông.
Biện pháp tổ chức công tác hoạt động độc lập của học sinh (dành cho
học sinh lớp 11)
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Hoàng Thị Hải Yến

7

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2


Nghiên cứu trong chương III: Sinh trưởng và phát triển
Xây dựng tư liệu cho các bài trong chương III
Soạn một số giáo án trong chương theo hướng phát huy tính tích cực
học tập của học sinh .
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu lí thuyết
Đọc những tài liệu có liên quan đền đề tài.
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc phát huy tính tích cực của học sinh
Đọc tài liệu tham khảo về phương pháp và lý luận dạy học sinh học
Bước đầu thiết kế bài soạn sử dụng phiếu học tập hoặc câu hỏi trắc
nghiệm ở cuối bài.
3.3.2. Lấy ý kiến của chuyên gia

Hoàng Thị Hải Yến

8

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần 2: Tổng quan tài liệu
2.1. Lịch sử nghiên cứu

2.1.1. Trên thế giới
Năm 1920 ở Anh đã hình thành những nhà trường kiểu mới, trong đó họ
chú ý đến phát huy tính tích cực và rèn luyện tư duy của học sinh bằng cách

khuyến khích các hoạt động do học sinh tự quản.
Từ năm 1945 ở Pháp bắt đầu hình thành lớp học thí điểm ở các trường
tiểu học. ở các lớp học này, hoạt động học tùy thuộc vào hứng thú và sáng
kiến của học sinh.
Vào những năm 1970 - 1980 của thế kỷ XX, hầu như tất cả các cấp học
đều áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học tích cực
Năm 1970 ở Mĩ họ bắt đầu thí điểm ở 200 trường áp dụng PPDH tổ
chức hoạt động độc lập của học sinh bằng phiếu học tập.
Năm 1950 ở Đức, Liên Xô, Ba Lan đã chú ý đến tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh, nghiêm cấm đọc khái niệm, định nghĩa cho học sinh ghi.
Từ những năm 1980 trở lại đây khối các nước ASEAN đã áp dụng mạnh
mẽ PPDH mới.
2.1.2. Trong nước
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, chúng ta có khẩu hiệu Biến
quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo
Bắt đầu từ những năm 1970 chúng ta đã có các công trình nghiên cứu
về đổi mới PPDH theo hướng rèn luyện trí thông minh của học sinh của Giáo
sư Trần Bá Hoành.
Năm 1974 công trình nghiên cứu của Lê Nhân kiểm tra kiến thức bằng
phiếu kiểm tra đánh giá.
Năm 1980 có rất nhiều công trình nghiên cứu phát huy tính tích cực của
học sinh của Giáo sư Đinh Quang Báo, Lê Đình Trung, Nguyễn Đức Lưu,
Nguyễn Đức Thành.

Hoàng Thị Hải Yến

9

K30C- Sinh-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

12 - 1945 Bộ giáo dục đã tổ chức hội thảo Quốc gia về đổi mới PPDH
theo hướng hoạt động hóa dạy học.
Năm 2000 đổi mới dạy học đã được triển khai ở hầu khắp các trường
phổ thông trở thành một phong trào rộng lớn.
2.2. Cơ sở lý luận

2.2.1. Tính tích cực trong học tập
2.2.1.1. Khái niệm về tính tích cực
Chủ nghĩa duy vật lịch sử xem tính tích cực là bản chất vốn có của con
người trong đời sống xã hội. Từ xưa con người đã biết chủ động trong sản xuất
để tạo ra của cải vật chất cho sự tồn tại của xã hội. Tính tích cực của xã hội là
một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nền giáo dục, có thể xem tính tích cực
là một trong những điều kiện và đồng thời là kết quả sự phát triển nhân cách
trong quá trình giáo dục.
Theo P.N Erdoniev 1974 cho rằng: Nói tới tính tích cực trong học tập
thực chất là nói tới tính tích cực nhận thức vì rằng học tập là một sự nhận thức
đã được làm cho dễ dàng đi và được thực hiện dưới sự chỉ đạo của giáo viên.
Theo Rêbrôva cho rằng tính tích cực học tập của học sinh là một hiện
tượng sư phạm thể hiện ở sự cố gắng cao về nhiều mặt trong hoạt động học
tập.
Theo GS. Trần Bá Hoành: Tính tích cực học tập của học sinh nó cũng
có tính tương đồng với tính tích cực nhận thức vì học tập là một trường hợp
đặc biệt của nhận thức, nên nói tính tích cực học tập thực chất là nói tính tích
cực nhận thức
Tính tích cực nhận thức (học tập) là một trạng thái hoạt động của học

sinh, đặc trưng ở khát vọng học tập và sự cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong
quá trình nắm vững tri thức .
2.2.1.2. Biểu hiện của tính tích cực học tập
Theo G.I Sukaina (1979) những dấu hiệu biểu hiện tính tích cực là:

Hoàng Thị Hải Yến

10

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

a. Biểu hiện bằng hành động
Học sinh khao khát và tự nguyện được trả lời các câu hỏi của giáo viên
hoặc bổ xung các câu trả lời của bạn về vấn đề đã nêu ra.
Học sinh thích được dơ tay phát biểu ý kiến hay chú ý nghe câu trả lời
của bạn, lời giải thích của thầy.
Học sinh hay nêu các thắc mắc đòi hỏi được giải thích cặn kẽ những
vấn đề mà sách giáo khoa, giáo viên hay bạn bè nêu chưa rõ.
Học sinh chủ động vận dụng linh hoạt các kiến thức đã có để nhận thức
vấn đề mới.
Học sinh mong muốn đóng góp với thầy với bạn những thông tin mới
lấy được từ các nguồn khác nhau, có khi vượt ra ngoài phạm vi bài học.
b. Biểu hiện bằng cảm xúc
Học sinh hào hứng phấn khởi trong giờ học: hồ hởi, phấn khởi, hăng
hái

Học sinh biểu hiện ở tâm trạng ngạc nhiên trước những hiện tượng hoặc
những thông tin mới.
Băn khoăn, day dứt trước những vấn đề phức tạp những bài toán khó
Sự thờ ơ lãnh đạm hoặc hoài nghi trước các câu hỏi của thầy hoặc của
bạn nêu ra.
c. Biểu hiện về ý chí
Tập trung chú ý vào các vấn đề đang học, hoặc chăm chú quan sát đối
tượng nghiên cứu.
Kiên trì làm cho xong các bài tập.
Không nản trước những tình huống khó khăn, nhưng phải làm bằng
được các bài tập, giải thích bằng được các hiện tượng, làm bằng được các thí
nghiệm.
Thái độ phản ứng khi chuông hết tiết, tiếc rẻ, cố gắng làm cho xong hay
vội gấp vở vào chờ được ra.

Hoàng Thị Hải Yến

11

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

2.2.2. Bản chất của PPDH tích cực lấy học sinh làm trung tâm
Quá trình dạy học gồm hai mặt quan hệ hữu cơ: Hoạt động dạy của giáo
viên và hoạt động học của học sinh. Vậy trong quá trình dạy học cần chú ý
vào quá trình dạy của giáo viên hay chú ý vào quá trình học của học sinh thì

có hiệu quả hơn? Qua quá trình nghiên cứu người ta thấy rằng;
Trong những năm gần đây với sự bùng nổ thông tin, các tài liệu giáo
dục nước ngoài và trong nước thường nói tới việc chuyển từ dạy học lấy giáo
viên làm trung tâm sang dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Đây là lý do tất
yếu có tính lịch sử. Trong quá trình dạy học - giáo dục, người học vừa là đối
tượng vừa là chủ thể. Tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người
học, xem người học như là chủ thể của quá trình học tập đã có từ lâu. Tuy
nhiên thuật ngữ Dạy học lấy học sinh làm trung tâm chỉ mới được sử dụng
trong những năm gần đây.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tư tưởng học sinh trung tâm , tuy
nhiên R.C Sharma (1988) viết: Trong PPDH học sinh trung tâm toàn bộ quá
trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học sinh. Mục
đích là phát triển ở học sinh kỹ năng và năng lực độc lập giải quyết các vấn
đề, không khí trong lớp linh hoạt và cởi mở về mặt tâm lý. Học sinh và giáo
viên cùng nhau khảo sát các khía cạnh của vấn đề hơn là giáo viên trao cho
học sinh giải pháp các vấn đề đặt ra.
Vai trò của giáo viên là tạo ra những tình huống để phát hiện vấn đề,
thu thập tư liệu, số liệu có sử dụng, giúp học sinh nhận biết vấn đề, lập giả
thiết, làm sáng tỏ và thử nghiệm các giả thiết, rút ra kết luận
Theo GS. Trần Bá Hoành không nên xem dạy học lấy học sinh làm
trung tâm như là PPDH đặt ngang tầm với PPDH đã có mà nên quan niệm nó
như là một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối có mục tiêu, nội dung,
phương pháp, hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học.

Hoàng Thị Hải Yến

12

K30C- Sinh-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm coi trọng lợi ích và nhu cầu cơ bản
của học sinh là sự phát triển nhân cách. Đánh thức năng lực tiềm tàng trong
mỗi em. Chuẩn bị tốt cho các em thăm quan phát triển cộng đồng; mọi nỗ lực
giảng dạy giáo dục của mỗi trường đều nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các
em hoàn thiện chính mình, phát triển nhân cách của mình không ai có thể thay
đổi được.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không những không hạ thấp vai trò
của giáo viên mà trái lại đòi hỏi giáo viên phải có trình độ cao hơn nhiều về
phẩm chất và năng lực nghề nghiệp. Giáo viên có vai trò là người cố vấn, tổ
chức cho các em tham gia vào quá trình tìm kiếm kiến thức mới. Chính vì
những lý do đó mà đòi hỏi giáo viên không ngừng mở rộng nâng cao kiến
thức, luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết trên nhiều lĩnh vực chuyên ngành.
2.2.2.1. Phiếu học tập - một phương tiện tổ chức hoạt động độc lập của học
sinh trong dạy học
a. Công tác độc lập và tính tự giác của học sinh
Theo Exipop đó là công việc được học sinh thực hiện không có sự tham
gia trực tiếp của giáo viên nhưng theo bài tập của giáo viên giao cho. Trong
khoảng thời gian dành cho nhiệm vụ này học sinh biểu hiện nỗ lực và kết quả
hoạt động trí tuệ hoặc hoạt động thể lực để vươn tới đích được đặt ra trong bài
tập.
Như vậy, công tác độc lập của học sinh không cần có sự hướng dẫn trực
tiếp, thậm trí không có sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó tính tự lực của
học sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào ý thức và trình độ của học sinh, vào năng
lực sư phạm, mức độ hướng dẫn , hỗ trợ của giáo viên. Sự hướng dẫn hỗ trợ
của giáo viên thể hiện trong sự lựa chọn nội dung và khối lượng bài tập gợi ý

các biện pháp học tập và các nguồn thông tin, làm cố vấn trọng tài trong các
cuộc thảo luận - sao cho học sinh tự giác và cố gắng cao, nghĩa là phải tự lực
nhiều hơn trong công tác độc lập.

Hoàng Thị Hải Yến

13

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Nếu sự chỉ đạo của giáo viên thiếu tính khoa học sư phạm thì sự tự lực
của học sinh sẽ kém hiệu quả.
+ Nếu sự hỗ trợ quá mức cần thiết thì học sinh sẽ ỉ lại và tính tự lực sẽ
không được phát huy, cũng có nghĩa là không phát huy được tính tích cực,
sáng tạo của người học.
Mặt khác dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên công tác độc lập
phát triển được thì cả bài tập và học sinh đều lớn hơn. Nhiệm vụ học tập
ngày càng khó càng phức tạp, tương ứng với nó là khối lượng tri thức lĩnh hội
kỹ năng và trình độ tư duy của học sinh ngày càng cao hơn do được tích lũy và
rèn luyện. Đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức và nhiệt tình cao.
b. Phiếu hoạt động học tập
Phiếu học tập - để tổ chức hoạt động của học sinh trong tiết học
Là những tờ rời, in sẵn công tác độc lập cho từng học sinh tự lực hoàn
thành trong thời gian ngắn của tiết học. Mỗi phiếu học tâp có thể giao cho học
sinh một hay vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm dẫn dắt tới một kiến thức,

tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư duy hay thăm dò thái độ trước
một vấn đề.
Khi sử dụng phiếu học tập trong dạy học cho phép cùng lúc giáo viên
có thể kiểm tra trình độ nhận thức của mọi học sinh. Tất cả học sinh trong lớp
đều tham gia vào quá trình tư duy để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó
đi tới khám phá tri thức cũng qua kết quả của phiếu học tập, giáo viên có thể
nhận biết được trình độ nhận thức của từng cá nhân học sinh, của cả tập thể
học sinh mà có những bổ xung kịp thời nhằm hoàn thiện kiến thức của học
sinh.
* Các dạng phiếu học tập
- Phát triển kỹ năng quan sát
+ Quan sát là quá trình tri giác vật thể có mục đích, có kế hoạch của
chủ thể trước một hiện tượng, một đối tượng.

Hoàng Thị Hải Yến

14

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Quan sát có nhiệm vụ phát hiện ra các hợp thành của hiện tượng, mối
quan hệ qua lại giữa các phần đó với nhau. Từ việc quan sát hiện tượng riêng
rẽ, đơn nhất nhiều lần, ta đi tới phát hiện cái chung cái bản chất.
Để phát triển kỹ năng quan sát ở học sinh , giáo viên phải tập cho học
sinh nhận biết:

. Mục đích quan sát, nội dung, phương pháp và phương tiện quan sát.
. Biết thu thập xử lý các tài liệu quan sát (sử dụng các biện pháp lôgic:
phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa )
. Rút ra kết luận.
- Phát triển kỹ năng phân tích:
+ Phân tích là sự phân chia trong tư duy đối tượng hay hiện tượng thành
các yếu tố hợp thành. Các dấu hiệu, các đặc tính riêng biệt của đối tượng hay
hiện tượng đó thành những yếu tố nhỏ hơn hoặc những mối quan hệ giữa toàn
thể với bộ phận, quan hệ giống loài.
+ Các hình thức biểu thị:
. Biểu thị bằng sơ đồ phân tích .
. Biểu thi bằng bảng hệ thống.
. Biểu thi bằng tranh, sơ đồ.
- Phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát.
Quy nạp là lôgic tư duy đi từ việc nhận thức các sự vật riêng lẻ đến nhận thức
cái chung.
Quy nạp chỉ có kết quả khi đã tích lũy được đầy đủ những kiến thức của kinh
nghiệm và thực nghiệm.
+ Khái quát hóa là hoạt động nhận thức phức tạp bao gồm phân tích, so
sánh, tổng hợp, trừu tượng hóa.
Trong dạy học sinh học người ta thường dùng phương pháp quy nạp đơn
cử sau khi đã quan sát nghiên cứu thuộc tính của một số đối tượng cùng loại,
người ta rút ra kết luận khái quát cho đối tượng ấy.

Hoàng Thị Hải Yến

15

K30C- Sinh-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Các biểu hiện khái quát
. Từ nhiều dấu hiệu tách ra dấu hiệu bản chất chung cho tất cả sự vật
hiện tượng.
. Gắn tính chất, bản chất đó cho các sự kiện, sự vật, hiện tượng cụ thể,
riêng lẻ.
- Phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết
Là quá trình đi từ khái niệm chung đến nhận thức các sự vật hiện tượng riêng
lẻ.
+ Loại phiếu này thường sử dụng khi vận dụng các khái niệm đã biết
vào các trường hợp cụ thể, qua đó nắm vững khái niệm.
- Phiếu áp dụng kiến thức đã học:
Được sử dụng khi dạy những nội dung kiến thức cần nâng cao trên cơ sở kiến
thức có liên quan mà kiến thức đó đã được học ở mức cơ bản.
. Sử dụng phiếu học tập trên lớp:
Giáo viên có thể sử dụng phiếu học tập do các chuyên gia biên soạn
nhằm tăng cường hoạt động độc lập của học sinh trong một chương trình môn
học. Các phiếu học tập in thành sách trang bị cho mọi học sinh, được giáo
viên hướng dẫn sử dụng lần lượt từng phiếu vào lúc thích hợp.
Giáo viên cũng nên tự biên soạn những phiếu học tập phát cho cả lớp
hay một nhóm học sinh theo yêu cầu của tiết học.
Phiếu học tập nên sử dụng một cách có hệ thống, tùy trường hợp mà sử
dụng thống nhất cho cả lớp, cho từng học sinh hoặc một nhóm học sinh riêng
lẻ. Mỗi phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng, nội dung ngắn gọn, diễn đạt
chính xác. Số lượng công việc trong mỗi phiếu học tập vừa phải, đa số học
sinh hoàn thành được trong thời gian quy định. Phiếu phải có chỉ dẫn nhiệm

vụ đủ, rõ, có khoảng trống thích hợp để học sinh điền công việc cần làm. Hình
thức trình bày gây hào hứng làm việc, có quy định thời gian hoàn thành, có
chỗ để học sinh đề tên khi giáo viên cần đánh giá.

Hoàng Thị Hải Yến

16

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

Nếu biên soạn được một tập phiếu học tập để dùng trong cả giáo trình
thì nên đánh số thứ tự để tiện việc chỉ định dùng phiếu nào. Cũng có khi cả tiết
học hay cả phần lớn tiết học được biên soạn thành một chuỗi các công tác độc
lập trình bày trên một tờ rời để học sinh điền vào theo hướng dẫn của giáo
viên.

Hoàng Thị Hải Yến

17

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp


Trường ĐHSP Hà Nội 2

Phần 3: Kết quả nghiên cứu
A. Phân tích nội dung
Chương III: Sinh trưởng và phát triển
A1. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
1. Mục tiêu

Giúp HS nắm được:
- Khái niệm về sinh trưởng ở thực vật.
- HS chỉ rõ được mô phân sinh nào của thực vật một lá mầm và hai lá mầm là
chung và những mô phân sinh nào là riêng.
- Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.
- Giải thích được sự hình thành vòng năm.
2. Kiến thức trọng tâm

- Các khái niệm mấu chốt: sinh trưởng, mô phân sinh, sinh trưởng sơ cấp, sinh
trưởng thứ cấp.
- Phân biệt mô phân sinh 1 lá mầm với mô phân sinh 2 lá mầm, phân biệt sinh
trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
- Mối liên hệ giữa mô phân sinh với các kiểu sinh trưởng
3. Các thành phần kiến thức chủ yếu

3.1. Khái niệm
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước của cơ thể do
tăng số lượng và kích thước của tế bào.
3.2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
3.2.1. Các mô phân sinh
- Mô phân sinh đỉnh

- Mô phân sinh bên
- Mô phân sinh lóng

Hoàng Thị Hải Yến

18

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

+ Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa, duy trì được khả
năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
3.2.2. Sinh trưởng sơ cấp
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài hoạt động của
mô phân sinh đỉnh.
3.2.3. Sinh trưởng thứ cấp
- Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra.
Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ rác và vỏ.
- Cấu tạo thân cây gỗ:
+ Phần vỏ bao quanh thân
+ Phần gỗ:
. Gỗ lõi (ròng) màu sẫm nằm ở trung tâm của thân, gồm các lớp tế bào
mạch gỗ thứ cấp già, vận chuyển nước, muối khoáng thời gian ngắn.
. Gỗ rác màu sáng nằm kế tiếp gỗ lõi gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ
vận chuyển nước và ion khoáng chủ yếu.
3.2.4. các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng

3.2.4.1. Các nhân tố bên trong:
- Đặc điểm di truyền
- Thời kì sinh trưởng
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây
3.2.4.2. Các nhân tố bên ngoài:
- Nhiệt độ: ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật
- Hàm lượng nước: tế bào chỉ có thể sinh trưởng được trong điều kiện
độ no nước của tế bào không thấp hơn 95%
- ánh sáng: ảnh hưởng đến sinh trưởng thông qua sự ảnh hưởng đến
quang hợp và biến đổi hình thái.
- Oxi: nồng độ oxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế.

Hoàng Thị Hải Yến

19

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Dinh dưỡng khoáng: đặc biệt là thiếu Nitơ, sinh trưởng của cây bị ức
chế, thậm chí bị chết.
4. Kiến thức bổ sung

4.1. Trang 182 - Sách sinh lí học thực vật - Vũ Văn Vụ (chủ biên)
- Quan niện của Libbert (1979) hiện nay được thừa nhận. Ông định nghĩa về
sinh trưởng: sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc một cách không

thuận nghịch của tế bào, mô và toàn cây, kết quả dẫn đến tăng về số lượng,
kích thước, thể tích và sinh khối của chúng.
4.2. Trang 84 - sách thiết kế bài giảng Sinh học 11 tập 2 - Trần
Khánh Phương.
- Nguồn gốc của lá và các chồi bên: Lá và các chồi bên bắt nguồn từ trong mô
phân sinh đỉnh thân. áo của mô phân sinh đỉnh thân trương phồng lên một tí
gọi là mầm lá tại bề mặt của đỉnh thân. Tiếp theo mầm lá sinh trưởng phân
hóa thành lá và chồi bên bao gồm cả mô dẫn. Điểm xuất phát của lá và chồi
bên trên thân gọi là mắt. Phần thân ở giữa các mắt gọi là lóng.
- Sinh trưởng thứ cấp: Tồn tại trong thực vật lâu năm thân gỗ và thường hình
thành số lượng lớn mạch gỗ thứ sinh gọi là gỗ và một lớp bần bên ngoài gọi là
vỏ. Sinh trưởng thứ cấp đã làm biến đổi sâu sắc cấu trúc sơ cấp của cây.
4.3. Trang 5 - sách sinh học phát triển thực vật - Nguyễn Như
Khanh
- Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng không thuận nghịch kích thước và
khối lượng kèm theo sự tạo mới các thành phần cấu trúc cơ thể.
- Sự biến đổi định tính được thực hiện nhờ sự hình thành mới về mặt hình thái
và chức năng làm xuất hiện những sai khác về chất giữa các tế bào, mô và các
cơ quan được gọi là sự phân hóa.
- Phát triển là những biến đổi về chất trong cấu trúc, hoạt tính chức năng của
toàn bộ cơ thể và của các bộ phận cấu thành nó trong tiến trình phát triển cá
thể.

Hoàng Thị Hải Yến

20

K30C- Sinh-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Phát sinh cá thể là tổng thể những biến đổi chức năng và hình thái do di
truyền gây nên trong cơ thể thực vật bắt đầu từ hợp tử hay mầm sinh dưỡng
đến cái chết tự nhiên trong điều kiện bình thường của ngoại cảnh.

Bài 35: Hoocmôn thực vật
1. Mục tiêu

Giúp HS nắm được:
- Trình bày được khái niệm hoocmôn thực vật.
- HS kể được 5 loại hoocmôn thực vật đã biết và trình bày tác động đặc trưng
của hoocmôn.
- Phân biệt được 2 nhóm hoocmôn thực vật: hoocmôn kích thích sinh trưởng
và hoocmôn ức chế sinh trưởng.
- Hs mô tả được 3 ứng dụng trong nông nghiệp đối với từng loại hoocmôn
thuộc nhóm chất kích thích.
2. Kiến thức trọng tâm

- Các khái niệm mấu chốt: hoocmôn thực vật, hoocmôn ức chế, hoocmôn
kích thích.
- Mô tả được tác động đặc trưng của 5 hoocmôn thực vật đã biết và tương
quan giữa chúng lên cơ thể thực vật qua biến đổi tỷ lệ giữa các hoocmôn.
- Nêu các ứng dụng của hoocmôn thực vật trong sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm.
3. Các thành phần kiến thức chủ yếu

3.1. Khái niệm

Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do thực vật tiết ra, có tác dụng điếu tiết
hoạt động sống của cây.
3.2. Đặc điểm chung của hoocmôn thực vật
- Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
- Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể.

Hoàng Thị Hải Yến

21

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

- Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
3.3. Hoocmôn kích thích
3.3.1. Auxin (AIA)
- Auxin phổ biến trong hầu hết các loại cây là axit indol axêtic
- Auxin chủ yếu được sinh ra ở đỉnh thân và cành.
- Auxin có nhiều trong chồi, hạt đang nảy mầm, lá đang sinh trưởng, trong
tầng phân sinh bên đang hoạt động, trong nhị hoa.
* Tác động sinh lý của AIA
- AIA kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào.
- Tham gia nhiều hoạt động sống của cây: hướng động, ứng động, kích thích
nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ.
- Thể hiện ưu thế đỉnh.
3.3.2. Gibêrelin (GA)

- GA được sinh ra chủ yếu ở lá và rễ.
- GA có nhiều trong lá, hạt, củ, chồi đang nảy mầm.
Trong hạt và quả đang hình thành.
- Trong các lóng, cành đng sinh trưởng.
* Tác động sinh lý của GA
- ở mức tế bào, GA tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng dãn dàicủa
mỗi tế bào.
- ở mức cơ thể:
+ Kích thích sự nảy mầm của hạt, chồi, củ.
+ Kích thích sinh trưởng chiều cao cây.
+ Tạo quả không hạt.
+ Tăng tốc độ phân giải tinh bột.
3.3.3. Xitôkinin
Xitôkinin là một nhóm các chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự
phân chia tế bào.

Hoàng Thị Hải Yến

22

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

* Tác động sinh lý của Xitôkinin
- ở mức tế bào:Xitôkinin kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình
già của tế bào.

- ở mức cơ thể:
+ Phân hóa chồi.
+ Kìm hãm sự già hóa của các cơ quan và cây nguyên vẹn.
+ ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt, củ.
+ ảnh hưởng tới trao đổi chất.
3.4. Hoocmôn ức chế
3.4.1. Etilen
- Etilen được sản ra trong hầu hết các phần khác nhau của thực vật.
- Etilen cũng được sản ra nhiều trong thời gian rụng lá, khi hóa già, khi mô bị
tổn thương hoặc bị tác động của điều kiện bất lợi.
* Tác động sinh lý của etilen
- Điều chỉnh sự chín.
- Điều chỉnh sự rụng lá.
- Kích thích sự ra hoa đặc biệt ra hoa trái vụ.
- Tác động lên sự phân hóa giới tính.
3.4.2. Axit abxixic (AAB)
- AAB là chất ức chế sinh trưởng tự nhiên.
- AAB được sinh ra ở trong lá, chóp rễ.
- AAB được tích lũy trong cơ quan đang hóa già.
* Vai trò sinh lý
- AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt.
- AAB điều chỉnh sự đóng mở khí khổng.
- Điều chỉnh sự ngủ nghỉ.
- Tương quan AAB / GA điều tiết trạng thái ngủ và hoạt động của hạt

Hoàng Thị Hải Yến

23

K30C- Sinh-KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

3.5. Tương quan hoocmôn thực vật.
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích và hoocmôn ức chế sinh trưởng
VD; Tương giữa chất kích thích và chất ức chế là GA / AAB điều tiết trạng
thái của hạt.
+ Hạt khô: GA rất thấp, AAB đạt cực đại.
+ Hạt nảy mầm: GA tăng nhanh, AAB giảm mạnh.
- Tương quan giữa hoocmôn kích thích với nhau:
VD: Tương quan giữa auxin và xitôkinin điều tiết sự phát triển của mô callus.
+ Ưu thế về auxin mô callus sẽ ra rễ.
+ Ưu thế về xitokinin chồi xuất hiện.
4. Bổ sung kiến thức

4.1. Trang 30 - 31 sách sinh học phát triển thực vật - Nguyễn Như
Khanh
4.1.1. Auxin
- Hoocmôn thực vật auxin là tác nhân của sự sinh trưởng kéo dài miền cận
dưới đỉnh của bao lá mầm và thân mầm.
- Sự tương đồng về cấu trúc indol -3- axetic và axit amin triptophan là cơ sở
cho giả địng rằng: Auxin có thể phải được tổng hợp từ axit amin đó. Giả
thuyết này đã được chứng minh nhờ phương pháp nguyên tử đánh dấu.
- Các con đường tổng hợp: Phân tích sắc kí đã cho phép phát hiện ra nhiều con
đường sinh tổng hợp AIA
- Con đường chính tổng hợp auxin đã được chứng minh ở cây đậu và tái phát
hiện ra ở nhiều loại cây. Con đường này gồm các bước:

+ Chuyển vị amin hình thành nên axit xeto tương ứng, axit indol - piruvic.
+ Loại nhóm cacboxyl (đề cacboxyl hóa) axit indol - piruvic để tạo nên axit
indol - axetalđehit
+ Oxi hóa bởi NAD+ .
4.2. Trang 192 - 193 Sách sinh lý học thực vật - Vũ Văn Vụ

Hoàng Thị Hải Yến

24

K30C- Sinh-KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

Trường ĐHSP Hà Nội 2

4.2.1. Gibêrelin
- GA là nhóm phitôhoocmôn thứ 2 được phát hiện sau auxin từ việc nghiên
cứu bệnh lúa von một triệu chứng phổ biến trong trồng lúa của các nước
phương Đông. Dẫn đến cơ chế gây bệnh và cuối cùng tách được hàng loạt các
chất là sản phẩm tự nhiên của nấm bệnh.
4.2.2. Xitôkinin
- Xitôkinin là nhóm phitôhoocmôn thứ 3 được phát hiện sau auxin và GA.
- Xitôkinin tự nhiên trong cây được tách lần đầu tiên ở dạng kết tinh từ hạt
ngô gọi là zeatin.
- Các xitokinin tổng hợp được sử dụng trong kỹ thuật nuôi cấy mô ngoài ra
kinetin còn có benzyl ađenyl (BA)
- Tỷ lệ: + Auxin / xitôkinin > 1 kích thích sự ra rễ.
+ Auxin / Xitôkinin < 1 kích thích chồi.

- Xitôkinin làm yếu ưu thế ngọn, làm phân cành nhiều hơn. Vì vậy từ rễ lên
chồi ngọn thì hiện tượng ưu thế ngọn càng tăng dần tương ứng với sự tăng
hàm lượng auxin và giảm hàm lượng xitôkinin.
- Xitôkinin ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Quá trình sinh tổng hợp
axit nuclêic, prôtêin, clorôphin và do đó ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý.
4.3. Trang 44 - Sách sinh học phát triển thực vật - Nguyễn Như
Khanh
4.3.1. Dạng tồn tại của GA
- Trong mô cây, GA tồn tại ở dạng tự do và dạng liên kết với các chất khác.
- GA liên kết với đường. Nhiều GA glucôzit được hình thành nhờ các liên kết
đồng hóa trị giữa GA và đường đơn. Dạng liên kết không hoạt tính là dạng dự
trữ và vận chuyển.
4.3.2. Tác động của GA đến sự phát triển
- GA kích thích sinh trưởng thân cây lùn và cây ở dạng hoa thị.
- GA điều tiết sự chuyển giai đoạn từ non trẻ sang pha trưởng thành.

Hoàng Thị Hải Yến

25

K30C- Sinh-KTNN


×