Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Thực trạng huy động và giải ngân vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.54 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước
với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp đã đi được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng
đường đã qua chúng ta có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành
tựu đáng tự hào: về cơ bản chúng ta đã thoát ra khỏi tình hình khủng
khoảng kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không
những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống
văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính
trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác
quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh
sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài
cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó viện trợ phát triển chính thức
(ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Thực tế
tiếp nhận, thực hiện và giải ngân các dự án ODA thời gian qua cho thấy
ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước nói
chung và phát triển nông nghiệp nói riêng ODA đã giúp chúng ta tiếp cận,
tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, phát triển nguồn
nhân lực để đẩy mạnh hóa công nghiệp trong nông nghiệp. Tuy vậy, để đạt
được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải
huy động và sử dụng hiệu quả hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong
đó ODA có một vai trò quan trọng. Do đó, một câu hỏi được đặt ra là liệu
chúng ta có thể huy động được nhiều hơn và giải ngân được mạnh hơn
nguồn vốn ODA đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông
thôn không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có thể. Vậy
những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả thu
hút và giải ngân vốn ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Với
1
mong muốn trả lời câu hỏi trên và có một cái nhìn toàn diện hơn về ODA
tôi đã chọn đề tài: Thực trạng về việc huy động và giải ngân vốn ODA
trong nông nghiệp và phát triên nông thôn ở Việt Nam hiện nay .


2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA
I) Nguồn vốn ODA.
1) Khái niệm ODA
Viện trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn hỗ trợ chính thức
từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho vay với các điều kiện ưu
đãi: ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém phát
triển, được các cơ quan chính thức của các chính phủ trung ương và địa
phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính
phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần
thiết của một quốc gia, một địa phương, một ngành, được tổ chức quốc tế
hay nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế
được đại diện có thẩm quyền hai bên nhận và hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định
quốc tế hỗ trợ này được chi phối bởi công pháp quốc tế.
Các đồng vốn bên ngoài chủ yếu chảy vào các nước đang phát triển
và chậm phát triển gồm có: ODA, tín dụng thương mại từ các ngân hàng,
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) , viện trợ cho không của các tổ chức phi
chính phủ (NGO) và tín dụng tư nhân. Các dòng vốn quốc tế này có những
mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không
nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để cải thiện các cơ sở hạ tầng kinh
tế- xã hội thì cũng khó có thể thu hút được các nguồn vốn FDI cũng như
vay vốn tín dụng để mở rộng kinh doanh nhưng nếu chỉ tìm kiếm các
nguồn ODA mà không tìm cách thu hút các nguồn vốn FDI và các nguồn
tín dụng khác thì không có điều kiện tăng trưởng nhanh sản xuất, dịch vụ
và sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ vốn vay ODA.
3
2) Đặc điểm của ODA
Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không hoàn
lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc
điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, Vốn ODA mang tính ưu đãi
Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân
hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là
40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm.
Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại (cho
không), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương
mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời
gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương
mại. Sự ưu đãi ở đây là so sánh với tập quán thương mại quốc tế.
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước
đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản
nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là:
Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu
người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được
tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi
suất thấp và thời hạn ưu đãi càng lớn.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này
phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối
quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp
ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào
một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng
thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi
4
theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm
năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết.
Về thực chất, ODA là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc không hoàn
lại trong những điều kiện nhất định một phần tổng sản phẩm quốc dân từ
các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Do vậy, ODA rất nhạy
cảm về mặt xã hội và chịu sự điều chỉnh của dư luận xã hội từ phía nước
cung cấp cũng như từ phía nước tiếp nhận ODA.

Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc
ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng
buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ
cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt
chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều
được thực hiện bằng đồng Yên Nhật.
Vốn ODA mang yếu tố chính trị: Các nước viện trợ nói chung đều
không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa
thực hiện xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện
trợ. Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải
mua hàng hoá dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu tới 65%. Nhìn
chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hoá và dịch
vụ của các quốc gia viện trợ.
Kể từ khi ra đời cho tới nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu
cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững
và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Động cơ nào đã thúc đẩy các
nhà tài trợ đề ra mục tiêu này? Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi
ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở
mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Viện trợ thường
gắn với các điều kiện kinh tế xét về lâu dài, các nhà tài trợ sẽ có lợi về mặt
5
an ninh, kinh tế, chính trị khi kinh tế các nước nghèo tăng trưởng. Mục tiêu
mang tính cá nhân này được kết hợp với tinh thần nhân đạo, tính cộng
đồng. Vì một số vấn đề mang tính toàn cầu như sự bùng nổ dân số thế giới,
bảo vệ môi trường sống, bình đẳng giới, phòng chống dịch bệnh, giải quyết
các xung đột sắc tộc, tôn giáo v.v đòi hỏi sự hợp tác, nỗ lực của cả cộng
đồng quốc tế không phân biệt nước giàu, nước nghèo. Mục tiêu thứ hai là
tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử
dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế và ảnh hưởng của
mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA. Ví dụ, Nhật Bản hiện là nhà

tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụng ODA như một
công cụ đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật không chỉ đưa lại
lợi ích cho nước nhận mà còn mang lại lợi ích cho chính họ. Trong những
năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với những suy thoái nặng nề trong
khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp tài chính rất lớn cho các nước
Đông nam á là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về mậu dịch và đầu tư của
Nhật Bản, Nhật đã dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn
chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ USD cho mậu
dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các khoản cho vay tính
bằng đồng Yên và gắn với những dự án có các công ty Nhật tham gia.
Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp
hữu nghị mà còn là một công cụ lợi hại để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế
và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi
nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi ích
của bên tài trợ. Khi nhận viện trợ các nước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng
những điều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất
những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng
6
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên
gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu
quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian
lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn
ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất
khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong
khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn
để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.
3) Mục đích của ODA

ODA là nguồn vốn quốc tế dành hỗ trợ các nước nghèo phát triển
kinh tế - xã hội. Từ Hội nghị Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc ngày 6 tháng
9 năm 2000, ODA được cộng đồng quốc tế xác định để phục vụ sự nghiệp
phát triển toàn thế giới đạt được Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs)
đã được các nhà lãnh đạo cấp cao các nước và chính phủ thông qua với 8
tiêu chí cần phải đạt được cho tới năm 2015 là:
- Xoá bỏ đói nghèo: cụ thể là giảm cơ bản tỷ lệ số người có mức
thu nhập thấp dưới 1USD/ngày và xóa đi tình trạng đói nghèo
thường xuyên ở các nước đang phát triển.
- Phổ cập giáo dục tiểu học: đảm bảo đến 2015 tất cả trẻ em, kể cả
nam và nữ, đều được đi học các lớp trong bậc tiểu học.
- Thúc đẩy công tác bình đẳng về giới và quyền của phụ nữ: cụ thể
là loại bỏ sự chênh lệch về giới ở các cấp học cho tới năm 2015.
- Giảm tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh : đến 2015 giảm 2/3 tỷ lệ chết ở trẻ
em dưới 5 tuổi.
- Nâng cao sức khỏe bà mẹ : giảm ¾ tỷ lệ chết bà mẹ vào năm
7
2015.
- Đấu tranh chống bệnh HIV/AIDS, bệnh sốt rét và các bệnh khác:
đến năm 2015 loại trừ sự lây lan của bệnh HIV/AIDS và loại trừ
phạm vi ảnh hưởng của bệnh sốt rét và một số bệnh quan trọng
khác.
- Đảm bảo sự ổn định về môi trường: Thực hiện các nguyên tắc
phát triển bền vững vào các chương trình, chính sách phát triển
của quốc gia và bảo tồn các nguồn tài nguyên bị đánh mất ở các
nước đang phát triển. Đồng thời giảm tỷ lệ người dân không
được dùng nước sạch và nâng cao chất lượng cuộc sống cho ít
nhất khoảng 100 triệu người dân hiện đang phải sống trong các
khu nhà ổ chuột.
- Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu: Mở rộng quan hệ hợp tác,

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững các nền kinh
tế đang phát triển. Xây dựng hệ thống quản lý nhà nước có hiệu
quả trên cơ sở pháp luật và mở cửa với bên ngoài. Phát triển hệ
thống tài chính và thương mại trở thành một hệ thống không có
sự phân biệt, có thể dự đoán và liên kết với hệ thống tài chính,
thương mại quốc tế. Đẩy mạnh phát triển khu vực tư nhân, đào
tạo dạy nghề và tạo việc làm cho giới trẻ.
4) Thu hút và giải ngân vốn ODA
- Thu hút ODA là hoạt động bao gồm các nội dung chuẩn bị danh
mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA, xúc tiến vận
động các nhà tài trợ xem xét cung cấp ODA và cuối cùng là đàm
phán, kí kết điều ước quốc tế khung về ODA. Liên quan đến vấn
đề thu hút ODA có một số khái niệm:
+ Danh mục chương trình, dự án vận động ODA: là danh mục
chương trình, dự án ưu tiên đầu tư có sử dụng nguồn vốn ODA
8
được các ngành và địa phương xây dựng đề cương trong đó nêu
rõ sự cần thiết, mục tiêu, kết quả dự kiến đạt được, các hoạt động
chủ yếu, thời hạn thực hiện, mức vốn ODA và vốn đối ứng, cơ
chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng vốn ODA của
chương trình, dự án để trình Chính phủ xem xét đưa vào vận
động ODA tại các Hội nghị Thường niên Nhóm tư vấn các Nhà
tài trợ.
+ Vận động ODA: là các hoạt động xúc tiến quan hệ và đàm phán
với các nhà tài trợ là các tổ chức quốc tế, các nước cung cấp
ODA của các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ để được tiếp
nhận ODA.
+ Điều ước quốc tế về ODA: là thoả thuận bằng văn bản được ký
kết giữa đại diện của Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với đại
diện của Nhà tài trợ về các vấn đề có liên quan đến ODA, bao

gồm các Hiệp định, Nghị định thư, văn kiện chương trình, dự án
và các văn bảo trao đổi giữa các bên có giá trị tương đương.
+ Điều ước quốc tế khung về ODA: là điều ước quốc tế về ODA
có tính nguyên tắc, có nội dung liên quan tới chiến lược, chính
sách, khung khổ hợp tác, phương hướng ưu tiên trong cung cấp
và sử dụng ODA, những nguyên tắc về thể thức và kế hoạch
quản lý thực hiện các chương trình, dự án ODA.
+ Điều ước quốc tế cụ thể về ODA: là điều ước quốc tế về ODA
thể hiện cam kết về nội dung chương trình, dự án cụ thể được tài
trợ về mục tiêu, hoạt động, kết quả đạt được, kế hoạch thực hiện,
điều kiện tài trợ, vốn, cơ cấu vốn, nghĩa vụ, quyền hạn và trách
nhiệm của mỗi bên cũng như các nguyên tắc, chuẩn mực cần
tuân thủ trong quản lý, thực hiện chương trình, dự án và điều
kiện giải ngân, điều kiện trả nợ đối với khoản vay.
- Giải ngân ODA: Giải ngân ODA là hoạt động phối hợp giữa Nhà
9
tài trợ và bên tiếp nhận ODA để (thực hiện quá trình đưa vốn
vào) sử dụng/chi tiêu vốn cho chương trình, dự án đầu tư theo
những điều kiện đã được hai bên kí kết. Giải ngân đối với bên
tiếp nhận ODA là quá trình rút vốn và sử dụng vốn/ tiêu vốn từ
Nhà tài trợ. Do đó khái niệm giải ngân ODA đề cập ở đây không
chỉ đơn thuần nội dung tài chính là thủ tục giải ngân hay điều
kiện giải ngân mà nó bao gồm tất cả những nội dung liên quan
đến quá trình giải ngân đó là nội dung quản lý, kỹ thuật, đầu tư và
tài chính của dự án.
II) Vai trò của vốn ODA đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn ở
Việt Nam
Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta, do đất
nước còn nghèo, dân số làm nông nghiệp và sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ
lớn hơn 70%, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu. Vì vậy thúc đẩy thu hút và

giải ngân ODA trong NN&NT ngoài ý nghĩa chung còn có những ý nghĩa
phục vụ cho PTNN&NT như:
- Tận dụng hiệu quả điều kiện ưu đãi của nguồn vốn ODA để đầu
tư các công trình công cộng mà ngoài Nhà nước và các tổ chức
phi lợi nhuận ra không có thành phần kinh tế nào làm như các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng lớn thủy lợi, đường giao thông,
điện nông thôn, nước sạch.
- Thúc đẩy thu hút ODA sẽ tạo ra nguồn vốn khá lớn để đầu tư cho
các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn dài hạn
và cần nguồn vốn lớn như chương trình xóa đói giảm nghèo, phát
triển mạng lưới điện nông thôn, nước sạch nông thôn… trong
điều kiện vốn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp và phải bố trí cho
nhiều mục tiêu và lĩnh vực.
10
- Nông thôn là khu vực lãnh thổ có điều kiện tự nhiên phân dị
phức tạp gồm nhiều vùng cảnh quan sinh thái, nhiều vùng phát
triển kinh tế- xã hội có trình độ khác nhau, nhiều dân tộc. Phát
triển nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực tổng hợp, phức tạp bao
gồm nhiều vấn đề phải giải quyết trên tất cả các ngành, lĩnh vực
(kinh tế- xã hội- môi trường). Đây là đặc điểm rất phù hợp với
các dự án ODA từ nhiều nguồn, nhiều Nhà tài trợ khác nhau nên
có qui mô đầu tư, mục tiêu dự án và các dự án ưu tiên đa dạng.
Do đó thúc đẩy thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp nông
thôn chính là khai thác hiệu quả không chỉ nguồn vốn mà còn là
tính chất đa dạng về hình thức, qui mô, mục tiêu, phương pháp
dự án từ nhiều nguồn khác nhau.
- Thúc đẩy thu hút ODA vào phát triển nông nghiệp nông thôn còn
thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với việc giải quyết các
vấn đề xã hội, môi trường, cải thiện đời sống nhân dân ở nông
thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Từ đó giữ

ổn định xã hội, chính trị, bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững.
- Thúc đẩy các dự án giải ngân nhanh và đúng kế hoạch có tác
dụng đảm bảo phục vụ kịp thời mùa vụ thu hoạch, phòng tránh
thời tiết mưa bão, hạn hán xảy ra trong năm.
- Giải ngân nhanh góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề cấp
thiết cho nhân dân ở các vùng nông thôn, các vùng sâu vùng xa
như nước sạch, phòng chống bệnh dịch,cứu hạn, chống lũ lụt, ...
mà nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và thiệt
hại nặng nề về tài sản của nhân dân.
- Giải ngân nhanh các dự án ODA trong nông nghiệp nông thôn
cũng có nghĩa tăng nhanh tốc độ dòng vốn, dự án đầu tư vào nông
11
nghiệp nông thôn từ đó thúc đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển và
cải thiện đời sống nông dân phần lớn đang còn gặp rất nhiều khó
khăn ở nước ta.
12

×