Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lý luận chung về đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.8 KB, 14 trang )

Chương 1:Lý luận chung về đầu tư phát triển trong
Doanh nghiệp
I-Khái quát về đầu tư phát triển trong DN
1-Đầu tư phát triển là gì?
Khái niệm:
* Đầu tư phát triển (ĐTPT):
§TPT là bộ phận cơ bản của đầu tư , là việc sử dụng vốn trong hiện
tại vào hoạt động nào đó , là việc đánh đổi lợi ích trước mắt lấy lợi ích lâu
dài nhằm tạo ra những tài sản mới , năng lực sản xuất mới và vì mục tiêu
phát triển.
* Đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp
§Çu t ph¸t triÓn trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn cùng
các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng
thªm tài sản của DN, tạo thªm việc làm và nâng cao đời sống các thành
viên trong DN.
2.Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển trong DN
Đầu tư là một phần không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của
DN. Bất kì một lĩnh vực nào trong DN cũng cần phải đầu tư cả về vật
chất, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Tầm quan
trọng của đầu tư trong DN được thể hiện:
- Đầu tư tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận: Các DN
luôn đặt mục tiêu lợi nhuận để xác định quy mô đầu tư của DN mình.
Không chỉ là mong muốn có lợi nhuận mà họ còn mong muốn tiền của họ
không ngừng tăng lên tức là quy mô lợi nhuận ngày càng được mở rộng.
Hoạt động đầu tư của mỗi DN chính là hoạt động nhằm thực hiện
chiến lược sản xuất kinh doanh của DN đó với mục tiêu đạt được lợi
nhuận mà DN đề ra. Khi lợi nhuận càng cao thì lợi ích càng lớn và ngược
lại.Doanh thu có lớn hay không lại phụ thuộc vào quá trình đầu tư của
DN. Nếu đầu tư mang lại hiệu quả cao thì doanh thu sẽ nhiều .Như vậy
đầu tư đã tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
- Tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của DN: Ngày càng


nhiều DN gia nhập vào thị trường, vì thế DN muốn tồn tại và đứng vững
càng cần phải đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh nhằm nâng cao sức cạnh
tranh.
- Đầu tư tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm : Đời sống
ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm chất lượng cao càng
tăng. Vì thế DN càng cần phải đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm
để cạnh tranh với các DN khác, nhất là khi hàng nhập ngoại đang tràn lan
trên thị trường.
- Đầu tư góp phần đổi mới công nghệ, trình độ khoa học kĩ thuật
trong sản xuất sản phẩm của DN: Với trình độ khoa học phát triển như vũ
bão hiện nay thì việc đầu tư vào công nghệ là điều cần thiết để tránh rơi
vào tình trạng lạc hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư cho khoa
học công nghệ, kĩ thuật cũng góp phần cho sự phát triển công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Đầu tư góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
DN đầu tư vào nhiều hoạt động nhằm tạo sự phát triển cũng không
thể quên đàu tư cho phát triển nguồn nhân lực. Bởi máy móc không thể
thay thế con người. Con người là chủ đạo. Con người tạo máy móc, công
nghệ. Đầu tư cho nguồn nhân lực là một trong những điều kiện đầu tiên
cho sự phát triển của DN.
3. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong Doanh nghiệp
Các DN khi thực hiện các hoạt động đầu tư thì điều kiện tiên quyết là
nguồn vốn. Các nguồn vốn đầu tư phát triển của DN bao gồm
- Vốn ban đầu: vốn chủ SH, vốn cổ đông đối với các Cty cổ phần
- Vốn từ các quỹ trong DN: quỹ khấu hao, quỹ đầu tư phát triển..
- Lợi nhuận chưa phân phối
- Vốn vay từ các Ngân hàng thương mại
- Vốn tín dụng thương mại
- Tín dụng thuê mua
- Các nguồn vốn khác tùy trong từng loại hình DN

4. Những nội dung cơ bản cña §TPT trong doanh nghiÖp:
4.1) Đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới máy móc thiết bị ở doanh
nghiệp
Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị của DN được
xem là đầu tư dài hạn và việc đầu tư này có ý nghĩa quyết định đến sự
phát triển của DN trong tương lai.
Có thể phân biệt nội dung của đầu tư vào TSCĐ theo 2 góc độ.
- Đầu tư vào TSCĐ qua mua sắm trực tiếp.
Đó chính là việc DN bỏ vốn mua lại các cơ sở dã có sẵn để tiếp tục
sử dụng và phát huy hiệu quả của nó. Hình thức này chủ yếu được sử
dụng ở các nước phát triển thông qua sát nhập và thôn tính. Với hình thức
này thì DN sẽ chỉ phải bỏ ra một khoản vốn vừa phải ( ít hơn so với đầu
tư mới ) như vậy DN có thể tiết kiệm được một khoản chi phí và dành nó
cho các hoạt động khác.
- Đầu tư vào xây dựng cơ bản.
Đây là việc rất quan trọng hay nói cách khác, để tiến hành được các
hoạt động sản xuất kinh doanh thì DN bắt buộc phải có một lượng vốn để
đầu tư xây dựng cơ bản, không chỉ DN mà bất kì tổ chức nào muốn tồn
tại và hoạt động phải đầu tư xây dựng cơ bản. Ta xét trên 2 góc độ:
- Đầu tư xây dựng hệ thông nhà xưởng, công trình.
Đối với một DN mà nói thì đây là yếu tố căn bản ban đầu có thể
tiến hành sản xuất kinh doanh.
Trước hết ta xem xét DN kinh doanh trên lĩnh vực công nghiệp: để
tiến hành sản xuất ra sản phẩm thì phải có nơi, địa điểm (nhà xưởng ) để
chứa các dụng cụ hàng hoá, máy móc thiết bị để giao dịch.
Đối với DN xây dựng thì đây vừa là công việc vừa là sản phẩm của
họ và họ sẽ chuyển giao bán lại cho ngưới khác…
Vậy tóm lại đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, trụ sở, cơ quan…
là đầu tư bắt buộc ban đầu, bất kì một DN nào củng phải bỏ ra một khoản
vốn để tiến hành xây dựng cơ sở vật chất ban đầu. Hơn nữa khi mở rộng

sản xuất kinh doanh thì đầu tư thêm vào xây dựng cơ bản là điều hiển
nhiên.
- Đầu tư vào máy móc thiết bị.
Có nhà xưởng rồi, muốn sản xuất ra các sản phẩm phải mua sắm thiết bị,
hay nói cách khác DN muốn mở rộng thêm sản xuất cần mua thêm máy
móc thiết bị, sau một thời gian sử dụng máy móc thiết bị bị hỏng, khấu
hao hết. Máy móc bị hao mòn hữu hình thì đều phải tiến hành bỏ chi phí
để sửa chữa mua sắm mới. Tất cả những nội dung đó đều được hiểu là
đầu tư vào máy móc thiết bị. Như vậy bất cứ giai đoạn nào DN cũng cần
hình thành một khoản quĩ để chi dùng cho việc mua sắm, sửa chữa, thay
đổi máy móc thiết bị. Khoản qũi này có thể được gọi là quĩ khấu hao
hoặc dự phòng.
Các DN kinh doanh trên lĩnh vực khác nhau thì sử dụng các loại máy móc
thiết bị khác nhau, nhưng dù hoạt dộng trên bất kì lĩnh vực sản xuất nào
thì đầu tư vào máy móc thiết bị là điều kiện cơ bản của quá trình sản xuất.
Đầu tư xây dựng cơ bản khác như: đầu tư xây dựng các công trình tạm,
các công trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phu kiện
phục vụ ngay cho sản xuất xây dựng…
Việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị,các DN cần xem xét các vấn
đề sau:
- Vòng đời của máy móc thiết bị và công nghệ.
- Phân tích môi trường kinh doanh.
- Phân tích môi trường ngành và nội bộ ngành.
- Phân tích thực trạng nội bộ doanh nghiệp
- Phân tích nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực
- Phân tích vị thế của doanh nghiệp trên thị trường:
- Xem xét các điều kiện về cơ sở hạ tầng hiện có hoặc có các biện
pháp bổ sung thích hợp với máy móc thiếp bị và công nghệ dự kiến sẽ
lựa chọn.
- Phân tích các yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị và công nghệ

phân tích các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả đầu tư đổi mới máy móc thiết bị
và công nghệ.
4.2) Đầu tư bổ sung hàng dự trữ
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hoá, nguyên vật liệu
là cần thiết khách quan vì duy trì dự trữ hàng hoá có vai trò:
- Đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các khâu, các giai đoạn trong
quá trình sản xuất. Khi cung và cầu về một loại hàng hoá dự trữ nào đó
không đều đặn giữa các thời kì thì việc duy trì thường xuyên một lượng
dự trữ nhằm tích luỹ đủ cho thời kì cao điểm là một vấn đề hết sức cần
thiết. Nhờ duy trì dự trữ, quá trinh sản xuất sẽ được tiến hành liên tục
tránh sự thiếu hụt đứt quãng của quá trình sản xuất.
- Đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng trong bất cứ thời điểm
nào.Đây cũng là cách tốt nhất duy trì và tăng số lượng khách hàng của
DN. Trong nền kinh tế thị trường, việc duy trì một khách hàng là rất khó
khăn, ngược lại để mất đi một khách hàng thì vô cùng dễ dàng. Vì vậy,
DN cũng cần phải bỏ ra một số chi phí nhất định để thoả mãn nhu cầu của
họ.
Dự trữ hàng hoá là một yêu cầu khách quan của DN bởi vì có những hàng
hoá mà thời gian sản xuất và tiêu dùng là không cùng lúc, hoặc là địa
điểm tiêu dùng khác nhau vì vậy cần phải có thời gian và chi phí đầu tư
cho việc dự trữ và bảo quản hàng hoá.
Hàng dự trữ là hàng hoá mà DN giữ lại trong kho bao gồm cả vật tư
nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm.
* Đặc điểm của đầu tư hàng dự trữ
-Dự trữ chuyển hoá thành các dạng khác nhau trong quá trình sản xuất
-Quy mô đầu tư vào dự trữ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như dự đoán cầu
trong tương lai , phụ thuộc vào quy luật tiêu dùng nhu cầu riêng biệt của
mỗi mặt hàng và quy luật tiêu dùng ở thời kì quá khứ sẽ được phản ánh
tương tự ở kì dự báo.
-Phụ thuộc vào khách hàng, sản xuất sản phẩm của DN nếu DN có tham

vọng chiếm lĩnh thị trường .
-Phụ thuộc vào mức độ chậm trễ của khâu phân phối lưu thông thể hiện ở
một bộ phận dự trữ .
4.3) Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh và sự phát triển của DN. Nêú thiếu nguồn nhân lực hoặc nguồn
nhân lực không đáp ứng được yêu cầu hoạt động của DN sẽ bị ngừng trệ,
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Nguồn nhân lực luôn là vấn đề được
quan tâm hàng đầu tại các DN.
Trước tiên, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư nâng cao chất
lượng nhân lực: đào tạo nâng cao tay nghề và tinh giảm đội ngũ lao
động. Hình thức đào tạo rất phong phú, nhưng chủ yếu là hình thức đào
tạo ngắn hạn để kịp thời cho phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời
hình thức đào tạo dài hạn ( hơn 12 tháng ) đang ngày càng tăng, DN ngày
càng quan tâm phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện.
Trong điều kiện hiện nay nhiều DN coi việc đầu tư phát triển nguồn
nhân lực là chiến lược canh tranh.Nguồn nhân lực trong DN bao gồm
:Cán bộ quản lí, công nhân sản xuất và cán bộ nghiên cứu khoa học. Đối
với từng loại phải có chính sách đào tạo riêng nhưng đều phải liên tục
được tu dưỡng rèn luyện nghiên cứu học tập.. để nâng cao kinh nghiệm,
trình độ tay nghề.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bắt đầu từ khâu
tuyển người lao động. Đây là cơ sở để có được lực lượng lao động tốt,
bởi vậy khâu tuyển người đòi hỏi cần phải rất khắt khe cẩn thận nhất.Tiếp
đến là quá trình nâng cao khả năng lao động của người lao động thường
xuyên.Trong điều kiện đổi mới hiện nay rất nhiều công nghệ hiện đại đã
và đang được ứng dụng trong các loại hình DN nước ta.Vì vậy việc đào
tạo lao động là yêu cầu vô cùng quan trọng .Cuối cùng là việc khen
thưởng tổ chức các hoạt động về tinh thần giúp người lao động hăng say
trong công việc từ đó nâng cao năng suất lao động. Các hinh thức khen

thưởng đang được thực hiện ở các DN các cá nhân thành viên có thành
tích tốt đều được thưởng xứng đáng góp phần nâng cao trong xí nghiệp,
công ty, các cuộc thi các cá nhân …Nhờ có chính sách đào tạo lao động
nhiều DN đã đạt được những thành công to lớn, góp phần không nhỏ
trong chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như chiến lược cạnh tranh của
mình.
4.4.Đầu tư vào chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp mà DN thường hay gặp
trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
Chất lượng luôn là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh
tranh của DN trên thị trường
Chất lượng hàng hoá tốt sẽ giúp DN tạo uy tín, danh tiếng tốt tới người
tiêu dùng. Là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài cho DN.
- Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao dộng xã
hội, giảm nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm
môi trường.

×