Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.74 KB, 2 trang )
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII
MÔN NGỮ VĂN 8
-----------------------------A- Phần Văn bản:
I- Văn bản “Bàn luận về phép học (Luận học pháp)”:
1) Tác giả: - Nguyễn Thiếp (1723-1804) :Hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ , người đời kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử
- Ông là người Thiên Tư sang suốt, học rộng hiểu sâu.
2)Nội dung:
a) Quan điểm của tác giả về việc học:
- Mục đích chân chính của việc học để làm người có đạo đức và có tri thức.
- Việc học giành cho đối tượng rộng rãi.
- Học phải có phương pháp: học rộng rồi tóm cho gọn, học đi đôi với hành.
b) Thái độ phê phán của tác giả về những quan niệm không đúng về việc học:
- Học để cầu danh lợi cho cá nhân, học chuộng hình thức.
c) Giá trị nghệ thuật và nội dung:
NT: Với cách lập luận chặt chẽ, ND: Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người
có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có
phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt là học phải đi đôi với hành.
II- Văn bản “Thuế máu (trích Bản án chế độ thực dân Pháp)”:
1) Tác giả: Nguyễn Ái Quốc (1890-1969)
2) Nội dung:
a) Phần 1:
* Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa:
- Trước khi có chiến tranh xảy ra họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như súc vật.
- Khi chiến tranh xảy ra họ được tâng bốc vỗ về được phong danh hiệu cao quý.
* Số phận của người dân thuộc địa:
- Lìa xa gia đình, quê hương, chết thảm thương.
- Kiệt sức trong các công xưởng phục vụ chiến tranh.
- Bị biến thành vật hi sinh.
b) Phần 2:
- Tố cáo thủ đoạn cưỡng bức lừa bịp của bọn cai trị.
- Thái độ phản đối của người dân chống lại việc mộ lính.