Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.62 KB, 48 trang )

TÀI LIỆU ÔN THI MÔN LUẬT
HIẾN PHÁP VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
GV: Trần Thị Thu Hà
Đề thi học kì II năm học 2014-2015
Thời gian: 75 phút
Câu 1(4đ) anh/chị hãy cho biết các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích:
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao theo đề nghị của chánh
án tòa án nhân dân tối cao.
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ
thi hành và bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Hội đồng nhân dân có quyền bãi nhiệm
đối với chánh án tòa án nhân dân và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thành viên của Uỷ ban nhân dân bao
gồm chủ tịch Uỷ ban nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân và thủ trưởng cơ
quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Câu 2: (4đ)
Anh/ chị hãy nêu và phân tích ý nghĩa của những điểm mới trong chế định: “ quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” theo Hiến pháp 2013 so với
chế định “ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” theo Hiến pháp 1992.
Câu 3: (2đ)
Anh/ chị hãy trình bày mối quan hệ pháp lý giữa quốc hội với chính phủ theo quy
định của pháp luật hiện hành.


(Bài giải có ở dưới nha, nắm trong các câu hỏi của từng bài mình đã trả lời, vì cô
không cho mang tài liệu ngoài văn bản pháp luật nên các bạn cứ photo cái này
trong giáo trình mang đi, giám thị không kiểm tra đâu)
BÀI 4: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA
CÔNG DÂN


I. khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
1. khái niệm quyền con người
Quyền con người là 1 phạm trù đa diện.
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến
nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.
2. khái niệm công dân
Mỗi người sống trong lãnh thổ quốc gia đều có mối liên hệ nhất định với nhà nước,
có những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau phụ thuộc vào mức độ gắn kết về
mặt pháp lý giữa họ và nhà nước sở tại. Điều này là do họ có thể là công dân của
nước đó, người nước ngoài hay là người không có quốc tịch.
Khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân ( bao gồm cả công dân, người
nước ngoài và người không quốc tịch). Việc dùng 2 thuật ngữ này cần đặt trong
mối liên hệ với nhà nước nhất định. Mỗi con người cụ thể đặt trong mối quan hệ xh
nói chung là các cá nhân song nếu đặt họ trong mối quan hệ với nhà nước mà họ
mang quốc tịch thì những người này là công dân. Công dân là 1 khái niệm pháp lý
vì nó chỉ mối liên hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và các cá nhân nhất định.
Khoản 1 điều 17 hiến pháp 2013, điều 1 luật quốc tịch vn năm 2008 quy định...
Như vậy quốc tịch vn là tiêu chuẩn duy nhất để xác định công dân vn.
Tóm lại công dân là thuật ngữ pháp lý dùng để chỉ 1 con người thuộc về 1 nhà
nước nhất định mà người đó mang quốc tịch, biểu hiện mối liên hệ pháp lý đặc biệt
giữa người đó với nhà nước.
3. khái niệm quyền và nghĩa vụ của công dân


Quyền của công dân là khả năng công dân được thực hiện những hành vi nhất định
mà pháp luật ko cấm theo ý chí, nhận thức và sự lựa chọn của mình. Hệ quả là đối
với quyền, công dân có tự do ý chí và nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho
việc thụ hưởng quyền.
Nghĩa vụ của công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước về việc công dân phải

thực hiện những hành vi ( hành động hoặc ko hành động) nhất định nhằm đáp ứng
lợi ích của nhà nước và xh theo quy định của pháp luật. Hệ quả là đối với nghĩa vụ
công dân ko có tự do ý chí và nhà nước có quyền áp đặt các biện pháp cưỡng chế
thích hợp nếu công dân ko thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ ko đầy đủ.
4. khái niệm, đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền và nghĩa vụ được quy định
trong Hiến pháp- đạo luật cơ bản của nhà nước, xác định đại vị pháp lý cơ bản của
công dân trong mối quan hệ với nhà nước. quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
là 1 chế định của luật hp.
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có những đặc điểm sau đây:
-

-

-

-

Về nguồn gốc: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trên
cơ sở tôn trọng quyền con người đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia
dân chủ hiện đại trên thế giới thừa nhận.
Về hình thức pháp lý: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định
trong hp- đạo luật cơ bản của nhà nước, vb pháp luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất trong mỗi quốc gia. Hp là cơ sở đầu tiên và chủ yếu để xác định đại vị
pháp lý của công dân.
Về hệ quả: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là cơ sở để quy định các
quyền và nghĩa vụ cụ thể khác, hay nói cách khác là các quyền , nghĩa vụ cụ
thể xuất phát từ quyền, nghĩa vụ cơ bản : cách thực hiện quyền, nghĩa vụ,
cách bảo vệ khi quyền bị xâm phạm, cũng như trách nhiệm pháp lý khi lợi
dụng , lạm dụng quyền hay trốn tránh nghĩa vụ.

Về ý nghĩa: quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ko chỉ phản ánh chất
lượng sống của các cá nhân, cộng đồng xh mà còn thể hiện tc nhân đạo và
tiến bộ của 1 nhà nước. một nhà nước ko thể dc coi là dân chủ nếu ko quy
định trong hp thành văn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, trong


đó mối quan hệ giữa nhà nước và công dân phải dc xây dựng trên nguyên tắc
bình đẳng.
II. Các nguyên tắc hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân
1. Nguyên tắc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người.
Điều 14 hp 2013. Quy định này đã khắc phục được hạn chế về cách quy định của
điều 50 hp 1992 khi đồng nhất quyền con người và quyền công dân cũng như xác
định rõ hệ thống trách nhiệm của nhà nước đối với giá trị quyền con người bao
gồm: công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm. Đồng thời để làm rõ sự khác biệt
giữa quyền con người với quyền công dân, hp 2013 đã sd từ mọi người, không ai
khi thể hiện quyền con người và dùng từ công dân khi ghi nhận về quyền công dân.
Quyền con người và quyền công dân là 2 khái niệm có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó
mật thiết với nhau song ko đồng nhất. Không có quyền công dân ngoài quyền con
người, ko có quyền con người mà ko bao hàm quyền công dân. Quyền công dân
được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền con người và quyền con người ( của cá
nhân là công dân) chỉ có thể được đảm bảo bằng những quy định về quyền công
dân trong pháp luật của mỗi quốc gia. Bất cứ quốc gia văn minh nào cũng phải
dành nỗ lực tối đa trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm nhân quyền cho mọi cá
nhân ko phân biệt tư cách công dân của người đó. Giá trị chung của quyền con
người ko có nghĩa là quyền con người ko mang những bản sắc cụ thể riêng theo
pháp luật của từng quốc gia tùy thuộc các điều kiện phát triển kinh tế,chính trị, xh,
dân tộc, văn hóa, truyền thống… cụ thể của từng nước. Và cũng chính sự khác biệt
về điều kiện kt-xh mỗi nước mà chỉ số phát triển con người ở các quốc gia là khác
nhau. Việc thực hiện nguyên tắc này đỏi hỏi nhà nước ký kết, tham gia, nội luật

hóa và thực hiện 1 cách có thiện chí các Điều ước quốc tế về quyền con người mà
điền hình là Bộ luật quốc tế về quyền con người.
Nhằm đảm bảo thực thi nguyên tắc này trong hoạt động lập pháp, quy định trong
khoản 2 điều 14.
Nguyên tắc này xác định hình thức pháp lý của việc hạn chế quyền ( bằng các đạo
luật do quốc hội ban hành) cũng như điều kiện hạn chế quyền ( lý do quốc phòng,
an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xh, đạo đức xh, sức khỏa của cộng đồng). Đồng


bộ với nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khả thi của quyền, hp 2013 đã sd cụm từ
trái luật, theo quy định của luật hoặc do luật định khi quy định về các quyền cụ thể
bao gồm quyền quy định trong điều 19,20,21,22,27,31,47.
2. Nguyên tắc quyền công dân ko tách rời nghĩa vụ công dân
Điều 15 hp năm 2013.
Trong mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, quyền của công dân là nghĩa vụ
của nhà nước, nghĩa vụ của công dân là quyền của nhà nước. Các nghĩa vụ của nhà
nước được xác định trong hp và pháp luật thông qua quy định về nhiệm vụ của cơ
quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước cũng như toàn bộ cơ chế pháp lý phải
tồn tại để bảo đảm quyền, tự do cho công dân.
Xét về nội dung quyền và nghĩa vụ của công dân là 2 khái niệm có tính thống nhất
cao và có mối liên hệ biện chứng cho dù những thành tố tổ chức của chúng là khác
nhau. Trong xh dân chủ ko thể có quyền công dân tách rời nghĩa vụ công dân và
ngược lại, công dân ko thể chỉ có nghĩa vụ mà ko được hưởng quyền.
Thực hiện nghĩa vụ là 1 trong các tiền đề để công dân thực hiện quyền trước hết vì
quyền của công dân chỉ có thể được đảm bảo trên cơ sở công dân góp phần tạo ra
tiền đề kinh tế, chính trị, tư tưởng nhất định của xh. Hơn nữa trong xh có trất tự
pháp luật, mỗi cá nhân đều phải tôn trọng quyền của các thành viên khác trong
cộng đồng, mọi trường hợp công dân vi phạm nghĩa vụ đều dẫn đến khả năng công
dân bị hạn chế quyền. Mặt khác nếu như công dân thực hiện nghĩa vụ mà ko được
hưởng quyền thì đó là sự bất công.

Nhìn chung nguyên tắc này là 1 nguyên tắc pháp lý văn minh, thể hiện bản chất
dân chủ của xh văn minh khác với xh chuyên chế. Việc bảo đảm quyền công dân
ko tách rời nghĩa vụ công dân là hướng tới 1 xh trong đó lợi ích của mỗi cá nhân
đặt hài hòa trong lợi ích của các cá nhân khác, của tập thể và của cộng đồng xh.
3. Nguyên tắc việc thực hiện quyền con người, quyền công dân ko được xâm
phạm lợi ích quốc gia,dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Khoản 4, điều 15 hp 2013.
Nguyên tắc này nhằm làm rõ hơn mối tương quan giữa quyền của cá nhân với
quyền của người khác cũng như quyền của cộng đồng.


4. Nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Điều 16 hp 2013.
Nguyên tắc này có 1 số biểu hiện chính như sau:
-

-

-

Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:mọi người đều phải tuân theo thực hiện
pháp luật nghĩa là pháp luật mang tính bắt buộc chung cho tất cả mọi người,
ko phân biệt đối xử.
Bình đẳng trong việc sử dụng quyền, tự do: đối với những quyền, tự do được
công nhận cho tất cả mọi người, nhà nước có trách nhiệm tạo ra cơ chế, biện
pháp thực hiện như nhau, ko chấp nhận phân biệt trong việc sd quyền phụ
thuộc vào địa vị xh hay đặc điểm cá nhân.
Bình đẳng giữa các dân tộc: điều 5 hp 2013.
Bình đẳng giữa các tôn giáo: điều 24 hp 2013.
Bình đẳng giới: đây là 1 trong những nội dung quan trọng của nguyên tắc

bình đẳng vì tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của 1 chế độ xh chính là mức độ
giải phóng phụ nữ, sự tạo điều kiện cho họ được phát triển về mọi mặt,
ngang bằng nam giới. Luật pháp ghi nhận và bảo đảm cho quyền bình đẳng
giới có nghĩa là nhà nước và xh tạo cơ hội ngang nhau để công dân thực hiện
quyền, chứ ko phải là bình đẳng thực tế, vì khả năng thể chất cũng như năng
lực tinh thần của con người cụ thể là khác nhau. Điều 26 hp 2013.

NHẬN ĐỊNH:
1. Quyền con người và quyền công dân là 2 phạm trù hoàn toàn đồng nhất với
nhau.
Sai, vì quyền con người và quyền công dân là 2 khái niệm có mối quan hệ hữu cơ,
gắn bó mật thiết với nhau song không đồng nhất.
2. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công
dân.
Sai vì theo điều 27, Hiến pháp 2013 thì bầu cử là quyền của công dân.
3. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, học tập là quyền của công dân.
Sai vì theo điều 39 hp 2013 thì học tập là quyền và nghĩa vụ.


4. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền con người, quyền công dân chỉ
có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật.
Đúng vì theo khoản 2 điều 14 hp 2013 quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo
quy định của pháp luật trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,..
5. Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí,tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền con người.
Sai vì đây là quyền công dân.
6. theo quy định của hp hiện hành, công dân có quyền tự do kinh doanh trong
những ngành nghề mà pháp luật ko cấm.
Đúng điều 33 hp 2013.
7. theo quy định của hp hiện hành, mọi người có quyền có nơi ở hợp pháp.

Sai vì theo điều 22 hp 2013 chỉ công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người
nếu người đó là người mang quốc tịch khác ko phải quốc tịch vn thì ko có quyền
này.
8. theo quy định của hp hiện hành, ko ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi
chưa có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Đúng theo khoản 1 điều 31 hp 2013.
9. hp 2013 quy định: mọi người có quyền sống. tính mạng của con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng 1 cách trái pháp luật.
Đúng theo điều 19 hp 2013.
10. . hp 2013 quy định: việc bắt, giam giữ người và khám xét chỗ ở là do pháp luật
quy định.
Đúng theo khoản 2 điều 20 ,khoản 3 điều 22 hp 2013.
11. . hp 2013 quy định: công dân có quyền tư do đi lại và cư trú ở trong nước, có
quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do
luật quy định.
Đúng theo điều 23 hp 2013.


LÝ THUYẾT
12. xu thế toàn cầu hóa đã làm thay đổi nhận thức của các nhà lập hiến Việt Nam
về vấn đề quyền con người như thế nào?
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 sửa đổi đã có
nhiều điểm mới tiến bộ về nội dung và kĩ thuật lập hiến. Đây là những bước tiến mới và khẳng
định về việc thực hiện cam kết của Việt Nam trong vấn đề công nhận, tôn trọng, bảo đảm và bảo
vệ
quyền
con
người.
“Việc thay đổi vị trí “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” từ Chương V trong Hiến pháp
năm 1992 về Chương II trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013 không đơn thuần là một sự dịch

chuyển cơ học, một sự hoán vị về bố cục mà đó là sự thay đổi về nhận thức”. Với quan niệm đề
cao quyền làm chủ của nhân dân trong Hiến pháp, coi quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp,
nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến, thông qua quyền lập hiến của mình, nhân dân
giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết chế độc lập khác, thì quyền con người,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một
bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều
nước trên thế giới, thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta.
Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và“quyền công dân”.
Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh
ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với
quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với Nhà nước, được Nhà nước
đảm bảo đối với công dân của nước mình. Chỉ có những người có quốc tịch mới được hưởng
quyền công dân của quốc gia đó như quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước.
Việc ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi đánh dấu một bước phát triển trong lịch
sử lập hiến Việt Nam, tạo tiền đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo mục tiêu xây
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Đồng thời, quyền con người, quyền công dân có mối quan
hệ hữu cơ, gắn bó. Vì vậy, Hiến pháp không tách bạch thành các mục riêng về quyền con người
và quyền công dân mà quy định theo kết cấu của các Công ước quốc tế về quyền con người.
Bên cạnh nguyên tắc như: “Quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” tại Điều
14), ở hầu hết các điều đều quy định trách nhiệm và đảm bảo của Nhà nước như Điều 17: “Nhà
nước bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài”; Điều 28: “Nhà nước tạo mọi điều kiện để công
dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý
kiến,
kiến
nghị
của
công
dân”…
Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các



quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, có thể hạn chế một số quyền, nhưng chỉ trong một số
trường hợp vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, tôn
trọng quyền và tự do của người khác…Như vậy, tùy vào từng quyền mà việc hạn chế quyền được
phép hạn chế như thế nào cho phù hợp. Theo đó, Hiến pháp quy định: “quyền con người, quyền
công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc
phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (khoản
2, Điều 14).

13.Hãy nêu và phân tích những điều hoàn toàn mới trong chế định quyền con
người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013 so với chế
định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 1992.
Hiến pháp năm 2013 đã đổi tên Chương là “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”,
so với tên gọi cũ của Chương này trong Hiến pháp năm 1992 là “quyền và nghĩa vụ công dân”.
Từ xác định tên Chương, Hiến pháp năm 1992 chỉ bàn chủ yếu đến quyền công dân, chưa bao
quát hết nội dung cần có là quyền con người. Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục nhược điểm
này, đã hiến định những yêu cầu cơ bản về bảo đảm quyền con người và quyền công dân, trong
đó quyền con người lần đầu tiên được đưa vào tên Chương ở cụm từ đầu tiên trong tên gọi của
Chương.
2. Hiến pháp năm 2013 đã chuyển Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân”
từ vị trí Chương 5 trong Hiến pháp năm 1992 lên vị trí Chương 2. Việc chuyển đổi vị trí của
Chương không thuần túy là động tác kỹ thuật, sự chuyển đổi này cho thấy các nhà lập hiến đã
nhận thức rõ về tầm quan trọng của chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp.
Kinh nghiệm lập hiến của các nước trên thế giới cho thấy nhiệm vụ chủ yếu của Hiến pháp là
quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và xác định phạm vi
quyền lực nhà nước. Xuất phát từ tư duy mới về Hiến pháp, kinh nghiệm lập hiến và tình hình
thực tế, nội dung quyền con người quyền công dân đã “… được đưa lên vị trí trang trọng hàng
đầu trong Hiến pháp” (Nguyễn Sinh Hùng).
3. Quyền con người và quyền công dân là hai khái niệm cùng loại, đồng dạng nhưng không đồng

nhất mà có những giá trị xã hội khác nhau. Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con
người và quyền công dân như ở Điều 50 Hiến pháp năm 1992 khi quy định quyền con người “…
thể hiện ở quyền công dân”. Hiến pháp năm 2013 đã sử dụng cả 2 thuật ngữ “quyền con người”
và “quyền công dân” với những nội dung được xác định rõ ràng, thể hiện các quyền và tự do
hiến định để bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân. Quan điểm khẳng định mạnh
mẽ giá trị, vai trò quan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 là
một quan điểm được đồng thuận cao trong lần thảo luận để ban hành Hiến pháp lần này ở Việt
Nam.
Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định chủ thể quyền là công dân thì Hiến pháp năm 2013 quy
định chủ thể quyền không chỉ là công dân mà quyền của con người, của mọi người, quyền của
mỗi người đều có chứ không chỉ công dân. Như vậy, với những quyền này, không chỉ công dân
Việt Nam mà tất cả, mọi người, mỗi người với tư cách thành viên xã hội, người nước ngoài có
mặt trên lãnh thổ Việt Nam… cũng được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam bảo đảm quyền con
người. Hiến pháp năm 2013 xác định rất rõ ràng về tính riêng biệt của quyền con người, quyền
công dân. Trong 36 điều của Chương II khi dùng “mọi người” tức là chủ thể của quyền con


người, bao gồm cả công dân. Quyền con người nói chung (bao gồm cả công dân) được nhắc đến
trong “mọi người”, trong tất cả những “không ai”, “tổ chức, cá nhân”, “Người Việt Nam ở nước
ngoài”, “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam”. Trong tất cả những điều khoản không nhắc đến
chủ thể hoặc đối tượng cụ thể thì đều được hiểu chủ thể của quyền không chỉ là công dân. Những
quy định mới này phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế, các điều ước quốc tế về nhân quyền và
với chủ trương, chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
4. Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ đề cập đến nghĩa vụ tôn trọng ở Điều 50, thì Hiến pháp năm
2013 đã mở rộng ghi nhận cả ba nghĩa vụ của nhà nước là nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và
nghĩa vụ bảo đảm thực hiện quyền con người. Quy định này được thể hiện trong các Điều 3 và
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 tương ứng với các quy định về nghĩa vụ quốc gia trong Luật nhân
quyền quốc tế. Sự bổ sung mới này của Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa rất quan trọng, không
chỉ bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật Việt Nam với luật nhân quyền quốc tế mà còn tạo cơ sở
hiến định ràng buộc các cơ quan nhà nước phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nghĩa vụ

và trách nhiệm của nhà nước về quyền con người, quyền công dân trong thực tế, đặc biệt là hai
nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm thực hiện chứ không chỉ là tôn trọng chung chung như cách hiểu
của Điều 50 Hiến pháp năm 1992.

BÀI 8: QUỐC HỘI
I. Vị trí, tính chất pháp lý
Điều 69 hp 2013.
Khác với các nước tư sản, bộ máy nhà nước Cộng hòa xh cn vn ko tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc phân chia quyền lực, mà theo nguyên tắc quyền lực nhà nước
là thống nhất, là cơ quan quyền lực cao nhất của nước cộng hòa xh cn vn. Như vậy,
vị trí pháp lý của Quốc hội thể hiện qua 2 nội dung cơ bản sau đây:
-

QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Qh là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước chxhcnvn.

1. QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân
Về cách thức thành lập, qh là cơ quan nhà nước duy nhất do cử tri cả nước trực tiếp
bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Về cơ cấu, thành phần đại biểu, qh bao gồm các đại biểu đại diện cho các cơ cấu
xh trong phạm vi cả nước ( vùng miền, giai tầng, dân tộc, nghề nghiệp, tín ngưỡng,
tôn giáo, giới tính, lứa tuổi,..). qh là tấm gương phản chiếu dân tộc, thể hiện rõ nhất
khối đại đoàn kết dân tộc, đại diện ý chí,nguyện vọng của nhân dân cả nước.


Về phương diện hoạt động, qh luôn giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân. Giữ mối
liên hệ với nhân dân là vấn đề mang tính chất sống còn của qh và từng đại biểu qh.
Trước các kỳ họp, đại biểu qh cần tiếp xúc với cử tri để tập hợp ý chí, nguyện vọng
của nhân dân, trong kỳ họp, đại biểu qh phản ánh tâm tư, nguyện vọng đó trước
diễn đàn qh, sau kỳ họp, đại biểu qh gặp gỡ để giải trình, thông báo kết quả kỳ họp

qh với cử tri, lắng nghe ý kiến đóng góp của cử tri.
Về giám sát hoạt động, qh chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân.
Đại biểu qh bị cử tri hoặc qh bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri
hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó ko còn xứng đáng với sự tín
nhiệm của nhân dân.
2. Qh là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước chxhcnvn.
Về phương thức thực hiện quyền lực: điều 2 hp 2013, điều 6 hp 2013. Ở nước ta
nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua 2 phương thức cơ bản: dân chủ
trực tiếp và dân chủ đại diện. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay của vn, dân chủ
đại diện đóng 1 vai trò rất quan trọng, là phương thức cơ bản trong cơ chế thực
hiện quyền lực nhân dân. Thông qua qh và hội đồng nhân dân các cấp, nhân dân
gián tiếp thực hiện quyền lực của mình.
Qh là cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước trực tiếp nhận và thực hiện quyền
lực nhà nước do nhân dân cả nước trao cho ( thông qua chế độ bầu cử), biến ý chí
của nhân dân thành ý chí của nhà nước dưới hình thức các hp, luật, nghị quyết của
qh có hiệu lực pháp lý cao nhất, có tính bắt buộc thi hành đối với mọi cơ quan nhà
nước, mọi tổ chức và mọi cá nhân. Tính quyền lực nhà nước cao nhất của qh thể
hiện ở:
-

Qh là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp
Qh có thẩm quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước về
đối nội và đối ngoại
Qh có quyền thành lập các cơ quan nhà nước khác ở trung ương
Qh thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước

Tính quyền lực nhà nước cao nhất của qh thể hiện ở chức năng của qh và được cụ
thể hóa thành các nhiệm vụ, quyền hạn của qh.
II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn



1. Lập hiến, lập pháp
- Qh là cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp bao gồm:
+ thông qua hp và luật
+sửa đổi hp và luật
+bổ sung hp và luật
+ quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
-

Để hỗ trợ cho qh thực hiện chức năng này, điều 84 hp 2013 quy định các cơ
quan sau đây có quyền trình dự án luật ra trước qh để qh xem xét:

2. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước
Khoản 3,4,5,9,11,13,14,15 điều 70 hp 2013
3. Thành lập ra các cơ quan nhà nước khác ở trung ương
Khoản 7,6,9 điều 70 hp 2013
4. Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước
a. Đối tượng của giám sát tối cao
điều 1 luật hoạt động giám sát của qh 2003
-giám sát trực tiếp tại kỳ họp: Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao của mình
tại kỳ họp Quốc hội trên cơ sở hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc
hội.
- giám sát gián tiếp ngoài kì họp: giám sát chung đối với các ngành, các đại
phương
b. nội dung của giám sát tối cao
giám sát việc tuân theo hp, luật và nghị quyết của qh
giám sát hđ của các cơ quan nhà nước



c. hình thức của giám sát tối cao
điều 7
chất vấn: là đòi hỏi của đại biểu buộc người có trách nhiệm theo quy định của hp,
pháp luật phải trả lời trước qh về sự yếu kém,trì trệ, vi phạm pháp luật trong hđ của
cơ quan mà họ phụ trách, phải giải thích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và
các biện pháp khắc phục, cũng như trách nhiệm của họ trước qh
Câu hỏi chất vấn khác với quyền yêu cầu, kiến nghị của đại biểu qh:
Tiêu chí

Chất vấn

Quyền yêu cầu, kiến nghị

1. đối tượng - Chủ tịch nước
- Chủ tịch qh
- Thủ tướng và các thành viên khác của
cp
-Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao
2. mục đích Quy kết trách nhiệm và làm sáng tỏ
trách nhiệm của đối tượng chất vấn

Tất cả các cơ quan nhà
nước, tổ chức trong xh

3. tính chất

Ko ràng buộc về quyền và
nghĩa vụ


Ràng buộc về quyền và nghĩa vụ. Đại
biểu Qh có quyền yêu cầu giải trình và
đối rượng bị chất vấn có nghĩa vụ phải
giải trình
4. thủ tục
Theo thủ tục chặt chẽ được hp và luật
quy định
Trả lời trước qh, ko phải cho cá nhân
đại biểu Quốc hội
5. hậu quả Qh có thể ra 1 nghị quyết bày tỏ thái độ
pháp lý
về việc trả lời chất vấn
đối tượng bị chất vấn có thể bị áp dụng
các chế tài: bãi nhiệm, miễn nhiệm,cách
chức, hoặc bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm

Nhận thông tin về vấn đề
đại biểu qh chưa rõ

Trả lời cho cá nhân đại
biểu qh trong thời gian
luật định
Ko có hậu quả pháp lý gì


d. Hậu quả pháp lý mà qh có quyền sd khi thực hiện chức năng giám sát tối
cao
điều 13,14 luật hoạt động giám sát của qh 2003
III.. Cơ cấu tổ chức của qh

1. Uỷ ban thường vụ qh
a. t/c
Uỷ ban thường vụ qh là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của qh,
được lập ra để tổ chức các hoạt động của qh và giải quyết các công việc thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thời gian qh ko họp. đây là cơ quan phát sinh
từ chế độ làm việc ko thường xuyên của qh.
b. thành phần ủy ban thường vụ qh
khoản 2, 3 điều 73 hp
-

Chủ tịch qh: điều 20 luật tổ chức qh năm 2001( sửa đổi, bổ sung 2007), chủ
tịch qh có những nhiệm vụ và quyền hạn.
Các phó chủ tịch qh: Các phó chủ tịch qh giúp chủ tịch làm nhiệm vụ theo
sự phân công của chủ tịch. Khi chủ tịch qh vắng mặt thì 1 phó chủ tịch được
chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch qh.

c. Thẩm quyền của ủy ban thường vụ quốc hội
khoản 4 điều 73 hp 2013
điều 74 hp 2013
2. Hội đồng dân tộc và các ủy ban của qh
a. thành phần của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của qh
Qh thành lập Hội đồng dân tộc và các ủy ban chuyên môn sau đây:
1. ủy ban pháp luật
2. ủy ban tư pháp
3. ủy ban kinh tế


4. ủy ban tài chính, ngân sách
5. ủy ban quốc phòng và an ninh
6. ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niện, thiếu niên và nhi đồng

7. ủy ban về các vấn đề xh
8 . ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường
9. ủy ban đối ngoại
Hội đồng dân tộc và các ủy ban của qh là những cơ quan chuyên môn của Quốc
hội,làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Nhiệm kì của hội đồng
dân tộc và các ủy ban của qh theo nhiệm kì của qh. Đây còn được gọi là những ủy
ban thường trực được qh thành lập theo quy định của luật tổ chức qh, là bộ phận
cấu thành của cơ cấu tổ chức của qh trong suốt nhiệm kì.
Khi xét thấy cần thiết, qh thành lập ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra 1 dự
án hoặc điều tra về 1 vấn đề nhất định. Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, ủy ban
này sẽ tự động giải tán. Vd ủy ban sửa đổi hp, ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu qh..
Thành phần của ủy ban qh:
Khoản 1 điều 76 hp 2013
Số phó chủ nhiệm và số ủy viên ủy ban do quốc hội quyết định
Số thành viên hoạt động chuyên trách do ủy ban thường vụ qh quyết định
Thành phần hội đồng dân tộc gồm có:
Khoản 1 điều 75 hp 2013
Số phó chủ tịch và số ủy viên hội đồng dân tộc do quốc hội quyết định
Số thành viên hoạt động chuyên trách do ủy ban thường vụ qh quyết định
b. thẩm quyền của hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội
- khoản 2 điều 76 hp 2013


- trình qh, ủy ban thường vụ qh ý kiến về ý kiến về chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh
- hội đồng dân tộc, ủy ban của qh có quyền kiến nghị ủy ban thường vụ qh xem xét
trình qh việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do qh bầu
hoặc phê chuẩn.
hội đồng dân tộc, ủy ban của qh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước quốc
hội, trong thời gian qh ko họp thì báo cáo công tác trước ủy ban thường vụ quốc

hội.
IV. Kỳ họp QH
Kỳ họp là hình thức hoạt động quan trọng nhất của qh, là nơi biểu hiện trực tiếp và
tập trung nhất trí tuệ tập thể của các đại biểu qh. Về mặt nguyên tắc, các nhiệm vũ,
quyền hạn của qh phải được bàn bạc và quyết định tại kỳ họp. Các hình thức hoạt
động khác như: hoạt động của ủy ban thường vụ qh ( dự kiến chương trình làm
việc của kì họp), hoạt động của hội đồng dân tộc và các ủy ban của qh ( thẩm tra
các dự án) hoạt động của từng đại biểu qh… suy cho cùng chỉ là hình thức trợ giúp
cho kỳ họp qh.
1. các loại kì họp
Kỳ họp thường lệ: qh họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ
Kỳ họp bất thường theo yêu cầu của:
Chủ tịch nước
Thủ tướng chính phủ
Hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu qh yêu cầu hoặc theo quyết định của mình, ủy ban
thường vụ qh triệu tập kỳ họp bất thường.
2. Hình thức họp
- qh họp công khai: đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xh, tc kinh tế,đơn vị vũ
trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự
các phiên họp công khai của qh.
- qh họp kín trong th cần thiết, theo đề nghị của:


Ctn, ubtvqh,ttcp, hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu qh
3. Việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp qh
- điều 8 luật tổ chức qh 2001
- khoản 1 điều 8
- điều 64
- điều 68
Điều 69

4. thông qua các dự án của qh
Việc thẩm tra dự án: các dự án luật trước khi trình ra qh phải được hội đồng dân
tộc hoặc ủy ban hữu quan của qh thẩm tra, ubtvqh cho ý kiến và được gửi đến đại
biểu qh chậm nhất là 20 ngày khai mạc kỳ họp.
Đối với dự án do ubtvqh trình thì qh quyết định cơ quan thẩm tra hoặc thành lập
ủy ban lâm thời để thẩm tra dự án đó.
Thuyết trình dự án trước qh: cơ quan hoặc người trình dự án phải thuyết trình trước
qh về dự án đó
Báo cáo thẩm tra: hội đồng dân tộc hoặc ủy ban hữu quan của qh trình bày báo cáo
thẩm tra.
Thảo luận: qh thảo luận ( thảo luận tại hội quan, tổ chức, cá nhân trình dự án luật
thuyết trình về nội dung dự án, hội đồng dân tộc hoặc ủy ban hữu quan của qh trình
bày báo cáo thẩm tra.
Thông qua dự án: ubtvqh chỉ đạo các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của đại biểu
qh và chỉnh lý dự thảo luật. qh nghe báo cáo về việc tiếp thu ý kiến đại biểu qh,
nghe đọc dự thảo đã được chỉnh lý và xem xét, thông qua dự thảo luật
Lưu ý: luật, nghị quyết của qh phải được quá nửa tổng số đại biểu qh biểu quyết
tán thành. Đối với các nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu qh, rút ngắn hoặc kéo
dài nhiệm kì qh, sửa đổi hp thì phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu qh biểu quyết
tán thành.


V. Đại biểu qh
Khoản 1 điều 79 hp 2013
Nhiệm kỳ của đại biểu mỗi khóa qh bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của khóa qh đó đến
kỳ họp thứ 1 của qh khóa sau. Nhiệm kỳ của đại biểu qh được bầu bổ sung bắt đầu
từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của qh khóa sau.
1. nhiệm vụ,quyền hạn của đại biểu qh
* nhiệm vụ,quyền hạn của đại biểu qh sau kì họp
- Có nhiệm vụ tham gia các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của tổ

đại biểu Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội; thảo luận và biểu quyết các vấn dề
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- ĐBQH là thành viên của hđdtộc, ủy ban của qh có trách nhiệm tham gia các
phiên họp, thảo luận biểu quyết các vấn đề và tham gia các hoạt động khác thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội mà mình là
thành viên
- Có quyền chất vấn
- Có quyền trình dự án luật, kiến nghị về luật ra trước Quốc hội
- tham gia quyết định nội dung, chương trình họp
- có quyền tham gia bỏ phiếu, bầu, bải nhiệm, miễn nhiệm, phê chuẩn việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do qh bầu
hoặc phê chuẩn
- có quyền tham gia thảo luận về những vấn đề được đưa ra bàn và quyết định tại
kỳ họp
- có quyền biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của qh
* nhiệm vụ của đại biểu qh tại đơn vị bầu cử: quan trọng nhất là tiếp công
dân và tiếp xúc cử tri
- Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với
cử tri, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý


kiến, kiến nghị của chử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan; phải báo
cáo trước cử tri mỗi năm ít nhất một lần về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của
mình
- Có trách nhiệm tiếp công dân. Khi nhận được kiến nghị, khiếu nại tố cáo của
công dân, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người
có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người kiến nghị, khiếu nại, tố cáo biết;
đôn đốc và theo dõi việc giải quyết. Người có thẩm quyền giải quyết phải thông
báo cho đại biểu Quốc hội về kết quả giải quyết kiến nghị, khiếu nại tố cáo đó
trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo. - Trong trường hợp

xét thấy việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo không thoả đáng, đại biểu
Quốc hội có quyền gặp người đứng đầu cơ quan hữu quan để tìm hiểu, yêu cầu
xem xét lại. Khi cần thiết, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu người đứng đầu cơ
quan hữu quan cấp trên của cơ quan đó giải quyết
- Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ
trang nhân dân hoặc của công dân, đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cá nhân, cơ
quan, tổ chức, đơn vị hữu quan thi hành những biện pháp cần thiết để kịp thời
chấm dứt hành vi trái pháp luật đó. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận
được yêu cầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo cho đại biểu Quốc
hội biết việc giải quyết. Quá thời hạnh nói trên mà cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn
vị không trả lời thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị cấp trên, đồng thời báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem
xét quyết định
Có quyền tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân các cấp nơi mình được bầu, có
quyền phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết
2. Những đảm bảo pháp lý cho hoạt động của đại biểu qh
Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không
có sự đồng ý của Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thì không được bắt
giam, truy tố ĐBQH và không được khám xét nơi ở và nơi làm việc của ĐBQH.
Việc đề nghị bắt giam, truy tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của ĐBQH thuộc
thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


Nếu vì phạm tội quả tang mà ĐBQH bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức
báo cáo để Quốc hội hoặc UBTVQH xét và quyết định
không thể bị cơ quan, đơn vị nơi đại biểu làm việc cách chức, buộc thôi việc, nếu
không được UBTVQH đồng ý
3. Trách nhiệm pháp lý của đại biểu qh
VI. Đoàn đại biểu qh

Các Đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung
ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội.
Thành phần Đoàn Đại biểu Quốc hội có Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn, có trụ sở,
văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của Uỷ ban thường vụ
Quốc hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn đươc quy định trong điều 60,61 luật tổ chức qh 2001 và điều
24,25,26 quy chế hoạt động của đại biểu qh và đoàn đại biểu qh.
Số lượng: nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương thì có tương
ứng số đoàn đại biểu qh
Tiêu chí so sánh Hội đồng nhà nước theo hp
1980
1.cách quy định Quy định trong 1 chương riêng
trong Hiến pháp của hp (chương VII, từ điều 98
đến 103) độc lập với chương
VI quy định về Quốc hội
2,vị trí, t/c pháp -Là cơ quan cao nhất hoạt động

thường xuyên của qh
-là chủ tịch tập thể của nước
chxhcn Việt Nam
3. nhiệm vụ, -cơ quan thường trực của qh
quyền hạn
( k1 đến k13 và k20,21 điều
100 hp)
- nguyên thủ quốc gia tập thể
(k14 đến k19 điều 100 hp)
-khoản 4 điều 100 quy định hội
đồng nhà nước có quyền ra

ủy ban thường vụ qh theo hp

2013
Quy định chung trong chương
VI của hp về qh ( điều 73, 74)
-là cơ quan thường trực của qh
( điều 73 hp)
- nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan thường trực qh (điều 74
hp)
-Khoản 2 điều 74 ubtvqh được
ra pháp lệnh nhưng phải nằm


pháp lệnh
-khoản 6 điều 100 hđnn có
quyền quyết định trưng cầu ý
dân
- trong thời gian Quốc hội
không họp hì hđbtrưởng, tòa
án, viện kiểm sát phải báo cáo
và chịu trách nhiệm trước hđnn

trong khuôn kh63 những vấn
đề được qh giao
-khoản 13 điều 74 ubtvqh chỉ
được tổ chức trưng cầu ý dân
theo quyết định của qh
- trong t qh ko họp thì cp,
hđbtrưởng, tòa án, viện kiểm
sát chỉ phải báo cáo chứ ko
phải chịu trách nhiệm trước

ubtvqh

4. thành phần

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, qh chỉ thực hiện hoạt động giám sát tối
cao đối với các cơ quan nhà nước ở trung ương.
Sai vì Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà
nước .
2. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đại biểu qh mới có quyền trình dự án
luật trước qh.
Sai vì theo khoản 1 điều 84 Hiến pháp 2013 thì còn có Chủ tịch nước, ủy ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân
tối cao, kiểm toán nhà nước,ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ
quan trung ương của các tổ chức thành viên của mặt trận có quyền trình dự án luật
trước Quốc hội .

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quốc hội có quyền hủy bỏ văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ trái với Hiến pháp, luật,pháp lệnh.
Sai vì theo khoản 10 điều 70 Hiến pháp 2013 thì Quốc hội có quyền bãi bỏ.
4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thời gian Quốc hội không họp, thủ
tướng có quyền đề nghị ubtvqh phê chuẩn việc bổ nhiệm,miễn nhiệm hoặc cách
chức đối với Phó thủ tướng ,bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ.


Đúng vì theo điều 3 luật tổ chức Chính phủ.
5. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả các nghị quyết của qh phải được
quá nửa tổng số đại biểu qh biểu quyết tán thành.
Đúng vì theo khoản 1 điều 85 Hiến pháp 2013
6. Theo quy định của pháp luật hiện hành, 1 cá nhân ko đạt được quá bán số phiếu

tín nhiệm của qh thì đương nhiên bị bãi nhiệm hoặc cách chức.
Sai vì theo khoản 2 điều 13 luật tổ chức Quốc hội 2014 thì có thể từ chức, nếu
không từ chức thì bị miễn nhiệm.
7. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đại biểu qh có quyền giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân.
Sai vì theo khoản 1, khoản 2 điều 28 luật tổ chức Quốc hội.
8. ubtvqh là cơ quan chuyên môn của Quốc hội.
Sai vì khoản 1 điều 73 Hiến pháp 2013 thì ubtvqh là cơ quan thường trực của Quốc
hội.
9. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ubtvqh có quyền bãi bỏ vb quy phạm
pháp luật của hội đồng dân tộc và các ủy ban của qh trái pháp lệnh, nghị quyết của
ubtvqh.
Sai vì điều 51 luật tổ chức Quốc hội.
10. Theo quy định của pháp luật hiện hành, ubtvqh chỉ có quyền đình chỉ thi hành,
ko có quyền bãi bõ các vb trái pháp luật của cp.
Sai vì theo khoản 4 điều 74 Hiến pháp 2013 thì ubtvqh có quyền bãi bỏ văn bản
trái pháp luật, nghị quyết của ubtvqh.
11. Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đại biểu qh bị truy cứu trách nhiệm
hs thì đương nhiên mất quyền đại biểu.
Sai vì theo điều 58 luật tổ chức Quốc hội 2001, điều 39 luật tổ chức Quốc hội 2014
đại biểu Quốc hội bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội
quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội


đó. Đại biểu Quốc hội bị Toà án kết án thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc
hội.
12. Theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả đại biểu Quốc hội đều hoạt động
kiêm nhiệm.
Sai vì theo khoản 1 điều 23 luật tổ chức Quốc hội 2014 thì gồm đại biểu chuyên
trách và đại biểu không chuyên trách( đại biểu kiêm nhiệm).

LÝ THUYẾT:
Câu 1: Mối quan hệ giữa QH và Chính phủ:
+ Thành lập: QH thành lập ra Chính phủ
QH quyết định cơ cấu của CP (quy định số lượng và tên gọi của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ)
QH quyết định số lượng Phó Thủ tướng
Thủ tướng CP do QH bầu trong số các đại biểu QH
QH phê chuẩn việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác
của CP theo đề nghị của Thủ tướng CP.
- Hoạt động:
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Chính phủ chấp hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của UBTVQH.
Chính phủ tổ chức và triển khai thực hiện các quyết định, Hiến pháp, Luật, Nghị
quyết của Q H: trực tiếp hoặc chỉ đạo Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản
cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành không trái với HP, Luật, Nghị quyết; Chính phủ
phân công, chỉ đạo Bộ ngành triển khai thực hiện.
CP trình dự án luật ra trước QH.
- Kiểm tra, giám sát:


Quốc hội có quyền giám sát tối đối với CP


Hình thức giám sát: xét báo cáo công tác tại kỳ họp QH, xem xét VBPL của
CP, Thủ tướng CP, đại biểu Qh có quyền chất vấn Thủ tướng, Bộ trưởng, thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, thành lập Đoàn giám sát.
Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao: Bãi nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng CP,
phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Phó thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ; Bỏ phiếu tín nhiệm thành viên của CP; bãi bỏ các

văn bản của Chính phủ, Thủ tướng CP… trái với HP, Luật, NQ của QH.


Chính phủ chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước Quốc hội

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước (Điều 94 Hiến pháp
2013 giống quy định HP 1992)

BÀI 9: CHỦ TỊCH NƯỚC
I. Vị trí,t/c pháp lý
Như vậy, theo hp 2013 ctn do qh bầu ra trong số các đại biểu qh theo sự giới thiệu
của ubtvqh. Sau khi được bầu ctn phải tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân
và hp ( quy định mới của hp)
Nhiệm kỳ ctn theo nhiệm kỳ qh. CTN có trách nhiệm hợp thức hóa về mặt nhà
nước hp, luật và nghị quyết của qh. CTN báo cáo công tác và chịu trách nhiệm
trước qh. Hp 2013 ko có quy định nào đề cập đến số nhiệm kỳ liên tiếp mà ctn
được bầu và độ tuổi của ứng cử viên được bầu vào chức vụ ctn. Điều 86 hp 2013
quy định.
*Hội đồng quốc phòng và an ninh
-Thành viên: k1 điều 89 hp. Ctn thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân
và giữ chức vụ chủ tịch hội đồng qp và an ninh.
-nhiệm vụ,quyền hạn:
+ k2, điều 89
Hội đồng qp và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và đa số.
*Phó chủ tịch nước:
Điều 92,93 hp 2013


II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. các nhiệm vụ, quyền hạn của ctn liên quan đến chức năng đại diện, thay
mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại
K4 điều 88 hp
K5 điều 88 hp
K6 điều 88 hp
Hp 2013 có những điểm mới sau:
+ k5 điều 88
+ bổ sung quy định ctn căn cứ vào nghị quyết của ubtvqh bổ nhiệm, miễn
nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước chxhcn vn
+ sửa quy định k10 điều 103 hp 1992 thành quyết định đàm phán, ký kết
điều ước quốc tế nhân danh nhà nước. Ngoài ra hp 2013 còn bổ sung thêm
thẩm quyền của ctn ko chỉ có quyền trình qh phê chuẩn điều ước quốc tế như
hp 1992 mà còn có quyền trình qh quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu
lực điều ước qt thuộc thẩm quyền của qh. Hp còn bổ sung thêm thẩm quyền
quyết định chấm dứt hiệu lực điều ước qt khác nhân danh nhà nước.
+ bổ sung thẩm quyền căn cứ vào nghị quyết của qh hoặc ubtvqh bãi bỏ
quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, trong th ubtvqh ko thể họp được
“ công bố” thay cho “ ban bố” ( hp 1992 sửa đổi 2001) và bải bỏ tình trạng
khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương ( k5 điều 88 hp 2013).
2. các nhiệm vụ, quyền hạn của ctn liên quan đến việc điều phối hoạt động
giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp
-Lập pháp: k1 điều 88 hp
-hành pháp: k2 điều 88 hp
-Tư pháp: k3 điều 88 hp
Hp 2013 đã sửa đổi:
+ ctn có quyền yêu cầu cp họp bàn về vấn đề mà ctn xét thấy cần thiết để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của ctn
+ theo hp 1992 ctn có quyền bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức thẩm phán theo hp
2013 căn cứ vào nghị quyết của qh bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức thẩm phán



×