Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 12 dòng lúa tẻ gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại xuân hoà, phúc yên, vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
-------------------------

NGUYỄN THỊ THU HƢƠNG

ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ GIÁ TRỊ
CHỌN GIỐNG CỦA 12 DÒNG LÚA TẺ GIEO
CẤY VỤ MÙA NĂM 2013 TẠI XUÂN HÒA,
PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền – Chọn giống
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. ĐÀO XUÂN TÂN
TS. PHẠM XUÂN LIÊM

Hà Nội - 2013


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành
cảm ơn: TS. Đào Xuân Tân - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ NCKH và CGCN
Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 và TS. Phạm Xuân LiêmViện KHTN
Nông nghiệp Việt Nam (VASS) đã giành nhiều thời gian và tâm huyết chỉ bảo
tôi trong thời gian hoàn thành khóa luận.
Gia đình ông Nguyễn Văn Giang-HTX Đồng Xuân.
Cảm ơn sâu sắc các thầy cô, các cán bộ phòng thí nghiệm khoa SinhKTNN, các thầy cô trong tổ bộ môn Di Truyền và các anh chị, bạn bè đã ủng
hộ, động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa luận.



Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu trong khóa luận này với đề tài: “Khảo sát đặc điểm
nông sinh học và giá trị chọn giống của 12 dòng lúa tẻ gieo cấy vụ mùa
năm 2013 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc” là của riêng tôi và không
trùng với kết quả nghiên cứu của bất kỳ tác giả nào khác.
Tôi xin chịu trách nghiệm về kết quả của khóa luận trước Hội đồng bảo vệ.
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


IRRI:

Viện nghiên cứu lúa Quốc Tế

VFA:

Hiệp hội Lương thực Việt Nam

FAO:

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

P1000:

Khối lượng 1000 hạt

TGST:

Thời gian sinh trưởng

NSLT:

Năng suất lý thuyết

KNĐN:

Khả năng đẻ nhánh

Nxb:


Nhà xuất bản

NCKH và CGCN: Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây.............................................................................. 19
Biểu đồ 3.2. Chiều dài bông ............................................................................ 21
Biểu đồ 3.3.1. Chiều dài lá đòng ..................................................................... 22
Biểu đồ 3.3.2. Chiều rộng lá đòng .................................................................. 23
Biểu đồ 3.4. Số lá trên cây .............................................................................. 25
Biểu đồ 3.5. Số nhánh trên khóm .................................................................... 27
Biểu đồ 3.6.1.Số bông trên khóm.................................................................... 29
Biểu đồ 3.6.2. Số hạt trên bông ....................................................................... 30
Biểu đồ 3.7.1. Số hạt chắc trên bông .............................................................. 32
Biểu đồ 3.7.3. Tỉ lệ hạt chắc trên bông ........................................................... 33
Biểu đồ 3.8. Khối lượng 1000 hạt ................................................................... 35
Biểu đồ 3.9. Năng suất lý thuyết ..................................................................... 36

Nguyễn Thị Thu Hương


K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Bảng

Trang

Bảng 3.1. Chiều cao cây .................................................................................. 19
Bảng 3.2. Chiều dài bông ................................................................................ 20
Bảng 3.3. Chiều dài, chiều rộng lá đòng ......................................................... 22
Bảng 3.4. Số lá trên cây .................................................................................. 24
Bảng 3.5. Số nhánh trên khóm ........................................................................ 27
Bảng 3.6. Số bông trên khóm, số hạt trên bông .............................................. 28
Bảng 3.7. Số hạt chắc trên bông, tỉ lệ hạt chắc trên bông ............................... 32
Bảng 3.8. Khối lượng 1000 hạt ....................................................................... 34
Bảng 3.9. Năng suất lý thuyết ......................................................................... 36
Bảng 4.0. Thời gian sinh trưởng ..................................................................... 37

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ

Mục lục
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc cây lúa ...................................................................................... 4
1.2. Phân loại cây lúa ........................................................................................ 5
1.3. Giá trị cây lúa ............................................................................................. 6
1.4. Đặc điểm di truyền một số tính trạng nông sinh học ................................. 7
1.4.1. Chiều cao cây .................................................................................... 7
1.4.2. Khả năng đẻ nhánh............................................................................ 8
1.5. Đặc điểm một số tính trạng hình thái lúa ................................................... 8
1.5.1. Chiều dài, chiều rộng lá đòng ................................................................. 8
1.5.2. Chiều dài bông ........................................................................................ 9
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam .............................. 9
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới ................................................ 9
1.6.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở ViệtNam ................................................. 12

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 14

2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 14
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng ................................ 14
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 14
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 16
2.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 17
2.4. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................ 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa tẻ ........................................... 18
3.1.1. Chiều cao cây và chiều dài bông ........................................................... 18
3.1.2. Chiều dài lá đòng và chiều rộng lá đòng............................................... 21
3.1.3. Số lá trên cây ......................................................................................... 24
3.1.4. Một số đặc tính nông sinh học khác của cây lúa................................... 25
3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất ................................................................ 26
3.2.1. Số nhánh trên khóm .............................................................................. 26
3.2.2. Số bông trên khóm, số hạt trên bông .................................................... 28
3.2.3. Số hạt chắc trên bông và tỷ lệ % hạt chắc............................................. 31
3.2.4. Khối lượng 1000 hạt và năng suất lý thuyết ......................................... 33
3.3. Thời gian sinh trưởng ............................................................................... 37
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận .................................................................................................... 38
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 39
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 40

Nguyễn Thị Thu Hương

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lương thực là vấn đề số một đối với đời sống con người, là nhu cầu
cần thiết của toàn xã hội và đóng vai trò then chốt, giữ vai trò mở đường thúc
đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất khác trong xã hội.
Lúa là cây lương thực xếp thứ hai sau lúa mỳ chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống con người [12].
Nông nghiệp có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Sản
xuất lương thực là ngành quan trọng nhất trong nông nghiệp,là giá đỡ của nền
kinh tế Việt. Chiến lược của ngành nông nghiệp cần phải “Phát triển sản xuất
lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm
bảo an ninh lương thực”. Lúa là cây trồng chủ lực có diện tích thu hoạch năm
2012 đạt 7,75 triệu ha với năng suất bình quân 5,63 tấn/ha, sản lượng 43,66
triệu tấn (GSO, 2013) [12].
Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nông dân trồng, là lương thực
chính của 1,3 tỉ người nghèo nhất trên thế giới, cung cấp năng lượng lớn nhất
cho con người, bình quân 180-200 kg gạo/người/năm tại các nước Châu Á,
khoảng 10 kg/người/năm tại các nước Châu Mỹ [13].
Ở Việt Nam, các nhà khoa học nghiên cứu đã tạo được nhiều giống lúa
có năng suất cao, phẩm chất tốt. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh còn kém,
năng suất một số giống không ổn định, chất lượng chưa cao.
Thực hiện đề tài: “Đặc điểm nông sinh hoc và giá trị chọn giống của 12
dòng lúa tẻ gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
nhằm góp phần đưa các giống lúa mới vào sản xuất.

Nguyễn Thị Thu Hương

1


K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài: “Đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của 12 dòng lúa
tẻ gieo cấy vụ mùa năm 2013 tại Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc” nhằm
mục đích:
+ Đánh giá một số chỉ tiêu chính về sự sinh trưởng và phát triển của 12
dòng lúa tẻ.
+ Tuyển chọn một số dòng ưu tú có tiềm năng về năng suất làm cơ sở
cho việc tạo giống mới.
3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát đặc điểm nông sinh học của các dòng về một số chỉ tiêu như:
1. Chiều cao cây

10. Số hạt/bông tổng số

2. Chiều dài bông

11. Số hạt chắc/bông

3. Chiều dài lá đòng

12. Tỉ lệ hạt chắc/bông

4. Chiều rộng lá đòng

13. P1000 hạt


5. Sắc tố antoxian trên đốt

14. NSLT

6. KNĐN

15. Màu vỏ trấu

7. Số bông hữu hiệu trên khóm

16. Màu râu

8. Trạng thái trục chính

17. Màu vỏ cám

9. Số lá/cây

18. TGST

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Tìm hiểu được đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn giống của các
dòng lúa tẻ tại khu vực Xuân Hòa, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
- So sánh sự khác nhau giữa các dòng lúa tẻ về các chỉ số tính trạng đã
nêu.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần vào việc tạo vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống

Nguyễn Thị Thu Hương


2

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
- Làm cơ sở để chọn các dòng chuẩn bị đưa vào sản xuất đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn.

Nguyễn Thị Thu Hương

3

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Nguồn gốc cây lúa
Nguồn gốc cây lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và ở Việt Nam.
Trên thế giới có hai loài lúa trồng được xác định từ thời cổ đại cho đến
ngày nay. Đó là loài lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) và loài lúa trồng Châu
Phi (Oryza glaberrima).
Loài lúa trồng Châu Phi đã được xác định nguồn gốc ở vùng thung lũng
thượng nguồn sông Niger (ngày nay thuộc Mali).
Loài lúa trồng Châu Á có nguồn gốc xuất phát đầu tiên ở đâu vẫn là đề
tài tranh luận của các nhà khoa học thế giới và ngày càng sáng tỏ với những
khai quật khảo cổ học có tính đột phá và những phương pháp phân tích hiện
đại dựa trên cơ sở phân tích phóng xạ và ADN.

Trước đây có 4 giả thuyết về nơi xuất phát đầu tiên của cây lúa trồng
Châu Á, đó là: nguồn gốc Trung quốc, nguồn gốc Ấn Độ, nguồn gốc Đông
Nam Á và giả thuyết Đa trung tâm phát sinh [9].
- Giả thuyết cây lúa trồng Châu Á có nguồn gốc từ Trung Quốc
Theo Giả thuyết này thì Trung Quốc là nước có bằng chứng liên quan
đến cây lúa trồng sớm nhất trên thế giới được công nhận [9].
- Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng từ Ấn Độ
Giả thuyết này được chứng minh dựa trên di vật cổ nhất là hạt lúa và vỏ
trấu được tìm thấy trên đồ gốm và trầm tích phân bố ở Koldihwa - Uttar
Pradhesh, có niên đại phóng xạ 6.570 và 4.530 B.C. (Vishnu-Mittre 1976;
Sharma et al. 1980) [9].
- Giả thuyết nguồn gốc cây lúa trồng ở vùng núi Đông Nam Á
Trong vùng Đông Nam Á gồm cả Việt Nam, có rất ít công cuộc khai
quật trên diện tích rộng lớn để nghiên cứu so với các hoạt động khảo cổ quy
mô tại hai quốc gia lớn: Trung Quốc và Ấn Độ. Vì vậy các giả thuyết về cây

Nguyễn Thị Thu Hương

4

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
lúa trồng có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Ávà các cuộc khảo cổ học quy mô
của vùng này chưa có tiếng vang để tạo sức thuyết phục đối với các nhà khảo
cổ học khác trên thế giới [9].
- Giả thuyết Đa trung tâm phát sinh cây lúa trồng Châu Á.
Giả thuyết này được chứng minh một cách thuyết phục bởi Chang
(1985) - chuyên gia di truyền cây lúa của IRRI. Qua xem xét tất cả tư liệu và

dữ kiện về khoa học, khảo cổ, sinh học tiến hóa, hệ thống sinh học và lịch sử
nông nghiệp. Ông đã đưa ra kết luận: lúa trồng ở Châu Á có thể bắt nguồn từ
nhiều địa điểm một cách độc lập và đồng bộ, vì những nơi này hiện có nhiều
loài lúa hoang và lúa trồng cùng sống trong một môi trường. Những địa điểm
này khởi đầu từ đồng bằng sông Ganges đến miền bắc Myanmar, miền đông
bắc Thái Lan, bắc Lào, bắc Việt Nam, miền nam và tây nam Trung Quốc, và
những vùng lân cận khác [9].
Đến nay đã có sự thống nhất về nguồn gốc cây lúa từ Đông Nam Á [1].
Theo phương diện thực vật học, lúa trồng bắt nguồn từ lúa dại Oryza
fatma hình thành qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loài Oryza
fatma thường phân bố ở Ấn Độ, Campuchia, nam Việt Nam, vùng Đông
Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanma.
Lúa trồng thuộc chi Oryza gồm 22 loài với 22 hoặc 48 NST, trong đó
chỉ có hai loài lúa trồng là Oryza sativa hiện chiếm ưu thế trong sản xuất và
Oryza glaberrima chỉ được trồng với diện tích nhỏ ở Tây Phi [2].
1.2 Phân loại cây lúa
Cây lúa (Oryza spp.) là một trong năm loại cây lương thực hàng đầu thế
giới, cùng với ngô (Zea mays L.), lúa mỳ (Triticum sp.), sắn (Manihot
esculenta Crantz) và khoai tây (Solanum tuberosum L.) [ 9].
Về phân loại thực vật, cây lúa thuộc:

Nguyễn Thị Thu Hương

5

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Giới (kingdom/regnum):


Thực vật (Plantae).

Ngành (phyla):

Thực vật có hoa (Angiospermae).

Lớp (class):

Thực vật một lá mầm (Monocots).

Bộ (ordo):

Hòa thảo (Poales).

Họ (familia):

Hòa thảo (Poaceae).

Chi (genus)

Lúa (Oryza).

Loài (species):

Lúa Châu Á: Oryza sativa
Lúa Châu Phi: Oryza glaberima

Phân loài/thứ(sub species): Lúa nhiệt đới: Oryza sativa var indica.
Lúa ôn đới: Oryza sativa var japonica.

Lúa rẩy: Oryza sativa var javanica.
=Oryza sativa var japonica nhiệt đới.
Theo cấu tạo tinh bột, người ta phân loại lúa thành lúa nếp (Glutinosa)
và lúa tẻ (Utilissma).
Theo thời vụ trong năm và TGST, Oryza sativa gồm lúa chiêm và lúa
mùa.
1.3 Giá trị cây lúa
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chủ yếu của thế giới có vai
trò quan trọng đối với con người.
Những năm qua, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trên cây lúa, Việt
Nam đã tạo ra nhiều giống lúa năng suất cao, phẩm chất tốt, sản lượng
không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn luôn giữ vị trí thứ 2
trên thế giới về xuất khẩu gạo, đóng góp lớn vào tổng thu nhập quốc dân.
Năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 6,61 triệu tấn với giá trị
2,95 tỷ USD [14].

Nguyễn Thị Thu Hương

6

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Sản phẩm chính của cây lúa
Sản phẩm chính của cây lúa là gạo làm lương thực. Từ gạo có thể nấu
cơm, chế biến thành các món ăn khác nhau như: bánh đa nem, phở, bánh đa,
bánh chưng, bún, rượu. Ngoài ra, còn có bánh rán, bánh tét, bánh giò và hàng
chục loại thực phẩm khác từ gạo [13].
Sản phẩm phụ của cây lúa

Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, axeton, phấn mịn và thuốc chữa bệnh.
Cám: dùng để sản xuất thức ăn tổng hợp, sản xuất vitamin B1 để chữa
bệnh tê phù, chế tạo sơn cao cấp hoặc làm nguyên liệu xà phòng.
Rơm rạ: được sử dụng cho công nghiệp sản xuất giấy, các tông xây
dựng, đồ gia dụng (thừng, chão, mũ, giầy, dép…) hoặc làm thức ăn cho gia
súc, sản xuất nấm [13].
Như vậy, ngoài hạt lúa là bộ phận chính làm lương thực, tất cả các bộ
phận khác của cây lúa đều được con người sử dụng phục vụ cho nhu cầu cần
thiết, thậm chí bộ phận của rễ lúa còn nằm trong đất sau khi thu hoạch cũng
được cày bừa vùi lấp làm cho đất tươi xốp, được vi sinh vật phân giải thành
nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng vụ.
1.4. Đặc điểm di truyền một số tính trạng nông sinh học
1.4.1. Chiều cao cây
Chiều cao cây là một tính trạng nông học quan trọng liên quan đến tính
đổ và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất.
Theo “Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” (Inger, 1996)[7],
chiều cao cây lúa được chia thành 3 nhóm chính:
+ Nửa lùn (vùng thấp < 200cm; vùng cao: 90-120cm)
+Trung gian (vùng thấp: 110-130cm; vùng cao: 90-120cm)
+Cao (vùng thấp > 130cm; vùng cao > 125cm)

Nguyễn Thị Thu Hương

7

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Theo Jenning (1968), Swamiraro, Could (1969): tính trạng chiều cao

cây bình thường là trội so với tính trạng lùn cây, tính trạng lùn cây do một gen
lặn điều khiển.
Theo nghiên cứu của Đào Xuân Tân, 1994 [5] và Đỗ Hữu Ất, 1997 [1]
trên một số giống lúa nếp và lúa tẻ đặc sản (loại hình Indica cây cao) kết luận:
đột biến lặn về chiều cao cây có thể xuất hiện theo hai hướng là dạng thấp
hơn dạng gốc (lùn hoặc nửa lùn) và dạng cao hơn dạng gốc (tùy vào đặc điểm
của giống và liều lượng phóng xạ). Theo hai nghiên cứu trên, tương tác cân
bằng giữa hai locus I và T vốn có ở các giống lúa cổ truyền tạo nên sự ổn định
của tính trạng này. Đột biến đã phá vỡ sự cân bằng giữa các locus I và T hoặc
một trong các locus D sẽ tạo ra các dòng đột biến có chiều cao cây khác nhau
và khác với giống gốc.
1.4.2. Khả năng đẻ nhánh
Sự tăng KNĐN tạo điều kiện tăng số bông hữu hiệu trên khóm.
Theo Jones, 1963 [7], Khush và cộng sự, 1991 cho biết: KNĐN liên
quan trực tiếp đến sự tổ hợp về các alen trội của các locus “Ti-1”, “Ti-2”, “Ti3” đẻ nhánh rất yếu hoặc không đẻ nhánh. Tùy theo số cặp alen lặn có trong
kiểu gen nhiều hay ít mà KNĐN mạnh hay yếu, bằng phương pháp chiếu xạ
hạt giống, các tác giả đã thu được các đột biến làm tăng KNĐN ở các mức độ
khác nhau: đẻ nhánh khỏe hoặc rất khỏe từ các giống lúa đẻ trung bình. Các
đột biến này di truyền sang M2 theo tỉ lệ phân li của các phép lai đơn.
1.5. Đặc điểm một số tính trạng hình thái lá lúa
1.5.1. Chiều dài, chiều rộng lá đòng
Trong đời sống của cây lúa, lá đòng là lá được hình thành cuối cùng và
trên một nhánh lúa thì nó là lá trên cùng, có vai trò lớn nhất nuôi dưỡng bông
lúa đặc biệt từ giai đoạn lúa trỗ.

Nguyễn Thị Thu Hương

8

K36B – CN Sinh



Khoá luận tốt nghiệp
Mitra, 1962 [7]: Chiều dài và chiều rộng lá được kiểm soát bởi hệ
thống di truyền khác nhau, mỗi tính trạng được kiểm soát bởi nhiều gen.
Kikuchi và cộng sự, 1978 [7]: tính trạng chiều dài lá đòng được kiểm soát bởi
nhiều gen, phiến lá rộng lá trội không hoàn toàn.
1.5.2. Chiều dài bông
Tùy từng giống mà bông có chiều dài bông khác nhau.
Chiều dài bông lúa liên quan đến sức chứa hạt của bông, là yếu tố cấu
thành năng suất.
Theo Vandertok J. E, 1910; Jones, 1982 và Ramiash, 1930 [7]: khi lai
giữa giống lúa bông dài và bông ngắn cho thấy: Kiểu hình bông dài là trội so
với kiểu hình bông ngắn và phân li theo kiểu gen đa phân. Điều đó chứng tỏ
có nhiều gen chi phối tính trạng chiều dài bông.
Theo Đào Xuân Tân, 1994 [5], đột biến lặn đã xuất hiện ở locus Lp
(hay Sp) đã tạo ra alen lp (hay sp), ở M2 có dạng bông dài lpsp (hay spsp).
Tùy theo sự có mặt của một trong hai cặp gen trên hoặc cả hai cặp mà ở M2
xuất hiện các thể đột biến có dạng bông ngắn khác nhau.
1.6. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam
1.6.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên Thế giới
Chỉ vài tháng trước, triển vọng về sản xuất lúa gạo thế giới năm 2013
đã xấu đi đáng kể khi mà sản lượng gạo tại Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc
gia sản xuất gạo đứng đầu thế giới, có xu hướng giảm. Theo đó, sản lượng
gạo thế giới năm 2013 được FAO dự báo ở mức 494 triệu tấn, tăng 0,9%
tương đương 4,2 triệu tấn so với năm 2012. Con số này cho thấy trong 10
năm trở lại đây, sản lượng gạo thế giới trung bình tăng 10 triệu tấn một năm.
Nếu đạt được mức này, năm 2013 sẽ là năm liên tiếp thứ 2 mà sản lượng gạo
thế giới có mức tăng trưởng tương đối chậm [10].


Nguyễn Thị Thu Hương

9

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Phần lớn sự gia tăng về sản lượng lúa gạo năm 2013 trên thế giới là do
sức tăng về sản lượng tại châu Á, đặc biệt là Ấn Độ-nơi mà tình hình sản xuất
đang hồi phục nhờ điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tuy nhiên, thiệt hại do
thiếu mưa tại các vùng phía Đông và do cơn bão Phailin hồi đầu tháng 10 đã
khiến sản lượng gạo của Ấn Độ giảm 2 triệu tấn xuống còn 106 triệu tấn. Như
vậy, sản lượng gạo của nước này sẽ giảm 1,5% so với mùa vụ năm 2012. Hầu
hết các quốc gia Châu Á khác dự kiến đang trong giai đoạn thu hoạch,với
mức sản lượng tăng đáng kể, đặc biệt tại Bangladesh, Campuchia, Hàn Quốc,
Myanmar, Pakistan, Philippines, Sri Lanka và Thái Lan. Vì thời tiết quá ẩm
ướt và thiếu ánh sáng mặt trời, nên dự báo sản lượng lúa gạo tại In-đô-nê-xi-a
sẽ không đạt được mục tiêu mà chính phủ nước này đưa ra. Tuy nhiên, sản
lượng lúa gạo của In-đô-nê-xi-a vẫn vượt qua mức kỷ lục năm ngoái. Tương
tự, sản xuất lúa gạo tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh so với năm ngoái.
TạiTrung Quốc, lượng mưa trái mùa và không đủ đã khiến sản lượng lúa gạo
tại các vùng ở phía trung đông giảm, nên dự báo chỉ giữ được mức sản lượng
của năm ngoái. Ngoài ra, dự báo sản lượng vụ mùa cuối cũng giảm 6% do
điều kiện thời tiết tiếp tục khô hạn, khiến sản lượng lúa gạo năm 2013 của
Trung Quốc được dự báo đạt 138,9 triệu tấn, giảm 0,7% tương đương 1 triệu
tấn so với năm 2012 và là năm suy giảm đầu tiên về sản lượng trong vòng 10
năm trở lại đây [10].
Sản xuất lúa gạo tại châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê được kỳ vọng là
hồi phục, mặc dù không đạt được mức sản lượng hồi năm 2011. Hầu hết các

quốc gia trong khu vực sẽ có vụ mùa bội thu nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi,
đặc biệt là tại Brazil, Guyana, Paraguay và Venezuela. Trong khi đó,
tại Bolivia, giá gạo thấp cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng
gạo nước này được dự báo giảm 26% [10].

Nguyễn Thị Thu Hương

10

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Tại châu Đại dương, mặc dù điều kiện nuôi trồng không ổn định,
nhưng Australia vẫn đạt được mức sản lượng kỷ lục hơn 10 tấn/ha. Ngoài ra,
diện tích lúa gạo được mở rộng đã đưa sản lượng gạo nước này đạt mức kỷ
lục kể từ năm 2002. Tuy vậy, trong khi cả nước đang chuẩn bị gieo trồng cho
mùa vụ 2014, đã có một số lo ngại về tình trạng thiếu nước, dự báo một sự sụt
giảm về sản lượng trong mùa vụ tới [10].
Sản lượng gạo khu vực châu Phi được dự báo sẽ giảm 1% trong năm
nay. Sự suy giảm này chủ yếu là do sản lượng tại Madagascar, nước sản xuất
gạo lớn thứ 2 trong khu vực, giảm 21% vì thiếu mưa và nạn dịch châu chấu.
Tình trạng tương tự cũng đang diễn ra tại Benin, Burkina Faso và Senegal[10].
Tại Châu Âu, sản lượng gạo dự báo giảm 9% do tình hình sản xuất tại
một số nước trong khu vực giảm mạnh. Tại Italia, lượng mưa quá nhiều và
nhiệt độ thấp trong mùa hè đã khiến cây lúa không phát triển. Còn tại Tây
Ban Nha, giá gạo giảm đã khiến người nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa.
Tại Bắc Mỹ, sản lượng lúa gạo của Hoa Kỳ cũng được dự báo giảm 7%
mặc dù năng suất đạt mức kỷ lục [10].
1.6.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Về tình hình sản xuất trong nước, tính đến ngày 14/11, theo số liệu của
Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các tỉnh và thành
phốvùng ĐBSCL đã xuống giống vụ Thu Đông 2013 được 800.000
ha/700.000 ha diện tích kế hoạch, thu được 520.000 ha, năng suất khoảng 55,1 tấn/ha. Vụ Đông Xuân năm 2013-2014 xuống giống được 250.000 ha/1,6
triệu ha diện tích kế hoạch [11].
Về xuất khẩu, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng
xuất khẩu tháng 11 chậm lại do xuất khẩu sang thị trường Châu Phi bị cạnh
tranh về giá với Ấn Độ, Pakistan bởi hai nước này có vị trí địa lý thuận lợi
hơn nên giá cước tàu cạnh rẻ hơn (chênh lệch giá cước từ 20-45 USD/tấn tùy

Nguyễn Thị Thu Hương

11

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
khu vực đến). Khâu thanh toán, vận chuyển sang khu vực này cũng gặp nhiều
khó khăn, an ninh không ổn định nên các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu
xuất khẩu gạo vào thị trường này thông qua trung gian [11].
Trong 2 tuần đầu tháng 11 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 142.265
tấn, với trị giá đạt 60,023 triệu USD, giảm lần lượt 73% và 77% so với cùng
kỳ năm ngoái. Châu Phi là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam
trong giai đoạn này với khối lượng đạt hơn 67.000 tấn, tiếp đến là Châu Á với
gần 48.000 tấn [11].
Khối lượng xuất khẩu lũy kế từ đầu năm đến ngày 14/11 đạt 5,876 triệu
tấn, giảm khoảng 17,5% so với khoảng 7,1 triệu tấn gạo xuất khẩu trong thời
gian từ 1/1-30/11/2012. Trị giá xuất khẩu lũy kế đạt 2.536 tỷ USD. Giá gạo
xuất khẩu trung bình từ 1/1-14/11/2013 khoảng 430 USD/tấn (FOB), giảm

khoảng 6% so với giá xuất khẩu trung bình giai đoạn tháng 1-11/2012.
Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc tiếp tục nổi lên là thị tiêu thụ gạo xuất
khẩu lớn của Việt Nam cả về chính ngạch và tiểu ngạch. Theo thống kê sơ bộ
của VFA, từ đầu năm đến nay, lượng gạo xuất khẩu qua đường tiểu ngạch sang
TQ khoảng 1,2 triệu tấn. Thống kê sơ bộ cả, khối lượng gạo Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm nay tăng mạnh, đạt trên 1,62
triệu tấn với giá trị đạt 671,61 triệu USD, chiếm 31,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu. So với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo sang thị
trường Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị [11].

Nguyễn Thị Thu Hương

12

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tƣợng nghiên cứu
12 dòng lúa tẻ do TS. Đào Xuân Tân cung cấp ghi theo mã số: T1, T2,
T3, T4, T5, T6, T7, T8, T9, T10, T11, T12, T13 (ĐC) trong đó T13 là giống
đối chứng (ĐC).
2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ngoài đồng ruộng
Mạ của các dòng được gieo từng lô theo khối ngẫu nhiên 3 lần.
Ruộng làm đất kĩ san phẳng
Mật độ cấy: 40 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm
Gieo ngày: 15/6/2013
Cấy ngày: 30/6/2013

Gặt ngày: 3/10-10/10/2013
Chăm sóc theo quy trình chung
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Các chỉ tiêu nông sinh học và các đặc tính xác định giá trị chọn giống
được khảo sát theo “ Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa” IRR, 1996
[7] và theo “ Quy phạm khảo nghiệm giống lúa”, 2005 [6]
Các chỉ tiêu được khảo sát ở 9 giai đoạn sinh trưởng và phát triển:
Theo IRRI, 1996 [7]: Đời sống cây lúa được chia làm 9 giai đoạn:
1. Nảy mầm

4. Vươn lóng

7. Chín sữa

2. Mạ

5. Làm đòng

8. Vào chắc

3. Đẻ nhánh

6. Trỗ bông

9. Chín hoàn toàn

Nguyễn Thị Thu Hương

13


K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 2.1. Thang xác định đặc điểm nông sinh học của lúa theo tiêu chuẩn
IRRI
Giai
STT

Các chỉ tiêu

đoạn

quan sát

khảo

Cách
Thang xác định

xác
định

sát

Đơn vị
tính

Đo từ gốc sát mặt đất lên đỉnh
1


Chiều cao cây lúa

9

bông dài nhất, không tính râu

Đo

Cm

Đo

Cm

Đo

Cm

Đo

Cm

Đếm

Dảnh

Đếm




Đếm

Bông

Đếm

Hạt

Đếm

Hạt

Đếm

%

của 10 mẫu (1 mẫu = 10 khóm)
Đo từ cổ bông tới đỉnh hạt mút
2

Chiều dài bông

8-9

bông không kể râu của các
bông/5 khóm

3


Chiều dài lá đòng

6

4

Chiều rộng lá đòng

6

5

6

7

Số nhánh/khóm
(KNĐN)
Số lá trên cây
Số bông hữu
hiệu/khóm

5

1-5

9

8


Số hạt/bông

9

9

Số hạt chắc/bông

9

10

Tỉ lệ hạt chắc

9

Nguyễn Thị Thu Hương

Đo từ cổ lá đến đầu mút lá
Đo ngang chỗ rộng nhất của lá
đòng
Đếm số dảnh/10 khóm
Đếm số lá trên cây từ khi hạt nảy
mầm tới lúc làm đòng
Đếm số bông hữu hiệu/khóm
Đếm số hạt/5 khóm (tính cả hạt
chắc, hạt lép)
Đếm số hạt chắc của tất cả các
bông /5 khóm
Tổng số hạt chắc/tổng số hạt

thuộc 5 khóm điển hình

14

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

11

12

13

Khối lượng 1000

9

hạt

Cân 500 hạt x 2 = P1000 hạt
NSLT=

Năng suất lý thuyết

khóm/m2

x


Tấn/ha

Đếm

Ngày

Từ khi gieo mạ đến lúc 85% số

2-9

trưởng (TGST)

Cân

số

x P1000 hạt x 10-5

Thời gian sinh

Gr

bông/khóm x hạt chắc/bông

9

(NSLT)

Số


Cân

hạt trên bông đã chin

Các tính trạng hình thái khác: Màu sắc vỏ cám, màu sắc vỏ trấu, màu
râu, sắc tố antoxian trên đốt, trạng thái trục chính xác định bằng phương pháp
quan sát và đánh giá theo “ Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen lúa”
IRRI (1996) [7].
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê toán học gồm các tham
số:
n

X

X 

Trung bình mẫu

i 1

n

m

Sai số trung bình

i



n

Độ lệch chuẩn
n



 X
i 1

i

X

2

n  30

n
n



(X  X )
i 1

2

i


n 1

n<30

Trong đó: n: số cá thể trong mẫu; X i :giá trị các biến số

Nguyễn Thị Thu Hương

15

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp

Hệ số biến động

CV % 


X

*100%

CV%<10%: biến động thấp
CV%=10%-20%: biến động trung bình
CV%>20%: biến động cao
Năng suất lý thuyết
NSLT


= Số khóm / m2 * Số bông /khóm * Số hạt chắc/bông * P1000 hạt
* 105 tấn/ha
= Năng suất hạt/m2 * 105 tấn/ha

2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự biểu hiện về đặc điểm nông sinh học và giá trị chọn
giống trên 12 dòng lúa tẻ (mục 3 trang 2)
2.4. Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: HTX Đồng Xuân - Phường Đồng Xuân - Phúc Yên - Vĩnh
Phúc.
- Khoa Sinh - KTNN Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2
- Trung tâm Hỗ trợ NCKH và CGCN Trường Đại Học Sư Phạm Hà
Nội 2
- Thời gian nghiên cứu: Vụ mùa 2013 (6/2013-12/2013)

Nguyễn Thị Thu Hương

16

K36B – CN Sinh


Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nông sinh học của các dòng lúa tẻ
3.1.1. Chiều cao cây và chiều dài bông
 Chiều cao cây (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1)
Là tính trạng phản ánh khá chặt chẽ quan hệ của độ dài thân và chiều
dài bông, mặc dù mối tương quan đó không chặt chẽ. Tính trạng chiều cao
cây liên quan đến tính kháng đổ. Nếu cây quá cao sẽ dễ đổ ở giai đoạn vào

chắc vì lúc này trọng lượng của bông lúa ngày càng tăng, thân lúa quá cao thì
khả năng chống đổ kém, dễ gây đổ làm giảm năng suất một cách rõ rệt.
Tuy nhiên, ở những khu vực trũng dễ bị ngập úng thì cây lúa cao lại có
tác dụng tốt hơn.
Dẫn liệu bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy: Thứ tự chiều cao cây của
các dòng sắp xếp như sau:
T7< T5 ~ T11 < T8 ~ T12 < T10 ~ T4 < T1 < T3 < ĐC < T6 < T9 < T2
Hầu hết các dòng khảo sát có chiều cao trung bình và tương đối đồng
đều. Riêng dòng T2: 102.27 (cm) có chiều cao lớn hơn hẳn so với các dòng,
kể cả dòng ĐC.
Hệ số biến động dao động từ: 5.11%-8.67%, là mức biến động thấp và
đồng đều chứng tỏ chiều cao cây của các dòng khá ổn định.
Nhìn chung, sự chênh lệch về chiều cao cây là không đáng kể, chứng tỏ
tính trạng này ở các dòng tương đối ổn định.

Nguyễn Thị Thu Hương

17

K36B – CN Sinh


×