Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi chọn học học sinh giỏi tỉnh Quảng Ninh môn Ngữ văn 2010 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.32 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NINH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
MÔN: NGỮ VĂN
(BẢNG A)
Ngày thi: 24/03/2011
Thời gian làm bài: 150 phút
(Không kể thời gian giao đề )

………………….

(Đề thi này có 01 trang)

…………………..

Họ và tên, chữ kí
của giám thị số1

Câu 1: (2,0 điểm).
Chỉ rõ và phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
… “Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục... cục tác, cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”.
(Trích Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – SGK Ngữ văn - lớp 7 - tập 1).
Câu 2: (8,0 điểm).


Đọc mẩu chuyện sau:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi
tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng
có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt
lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép – SGK Ngữ văn – lớp 9 - tập 1, trang 22).
Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi
gắm qua câu chuyện trên.
Câu 3: (10 điểm).
Cảm nhận của em về bức tranh mùa thu trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
(SGK Ngữ văn - lớp 9 - tập 2).
-----------------------Hết-------------------(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: ………….............……………………Số báo danh:……………..


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẢNG NINH

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2010 - 2011

ĐỀ THI CHÍNH THỨC


HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN- BẢNG A
(Hướng dẫn chấm này có 03 trang)
I. YÊU CẦU CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó GK có thể
vận dụng linh họat, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để
phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng
lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…); đặc biệt khuyến khích những bài
làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí.

- GK đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng.
Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi thí sinh đạt đựơc yêu cả về nội dung kiến thức và kĩ
năng. Với những câu mắc các lỗi về kĩ năng, giáo viên trừ tối đa 1,0 điểm trong tổng
số điểm toàn câu.
- Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,5 điểm (không làm tròn số)
II. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1 (2,0 điểm):
- Xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp từ, ẩn dụ (0,5 điểm)
- Phân tích:
+ Điệp từ nghe: nhấn mạnh cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng người
chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc tại một xóm nhỏ trên đường hành quân ra
trận.(0,5 điểm)
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: xao động nắng trưa (thị giác), bàn chân đỡ mỏi
(cảm giác), gọi về tuổi thơ (cảm nhận tâm hồn) được chuyển đổi sang cảm nhận bằng
thính giác “nghe” => diễn tả cảm nhận của anh chiến sĩ thấy nắng trưa như xao động,
thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước trên đường hành quân xa và gợi
về những kỉ niệm thời thơ ấu với tình bà cháu, gia đình thân thương.(1,0 điểm)
Câu 2 (8,0 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng thể thức của một bài văn ngắn, đúng kiểu bài nghị luận xã hội.

- Bố cục 3 phần cân đối, lập luận chặt chẽ; luận điểm rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát; dẫn chứng xác thực; liên hệ mở rộng tốt.
- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.


2. Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần làm rõ
được các yêu cầu cơ bản sau:
* Những điều rút ra từ câu chuyện: (3,0 điểm)
- Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn… nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao: tình
yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người.
- Đối với một người ở vào hoàn cảnh bần cùng (ông lão), người con trai (cậu bé)
không tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ, lời nói, hành động hết sức chân thành
thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, yêu thương, chia sẻ với người khác.
- Tuy cả cậu bé và ông lão đều không có của cải, tiền bạc nhưng cả hai đều cảm
nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối
với ông lão ăn xin.
* Bình luận, rút ra bài học: (4,0 điểm)
- Những biểu hiện của tình yêu thương và sự cảm thông: quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ…
- Tình yêu thương và sự cảm thông giúp con người gần gũi và gắn bó với nhau
hơn, giúp họ có thêm động lực, thêm niềm tin để sống, làm việc và cống hiến.
- Yêu thương và cảm thông là đạo lý tốt đẹp trong xã hội. Hãy yêu thương và tôn
trọng những người nghèo khổ, không phân biệt hoàn cảnh, địa vị xã hội của con người.
- Hãy tự vượt lên hoàn cảnh của chính mình sống tốt hơn, có những việc làm, hành
động cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự đồng cảm giữa con người với con người.
(HS có thể lấy dẫn chứng trong cuộc sống và qua các tác phẩm văn học để làm rõ các ý
trên)
* Liên hệ mở rộng: (1,0 điểm)
Tình yêu thương con người trong xã hội ta hiện nay:
- Các phong trào, các cuộc vận động: “Vì người nghèo”, “Trái tim cho em”… thể
hiện tình yêu thương, chia sẻ với những con người có hoàn cảnh khó khăn hoặc bị thiệt

thòi được nhiều người tích cực tham gia ủng hộ. Đây là nghĩa cử cao đẹp tô thắm thêm
truyền thống “tương thân tương ái” của dân tộc Việt Nam.
- Tuy nhiên, trong xã hội ta hiện nay vẫn có những con người thờ ơ trước nỗi đau
của người khác, chưa có thái độ đồng cảm hoặc chia sẻ. Thậm chí có những biểu hiện
miệt thị, coi thường những người có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn…
=> Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học nhân sinh sâu sắc: tình yêu thương
đối với những con người nghèo khổ.
Câu 3 (10 điểm):
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học; biết vận dụng, phối hợp các phương thức biểu
đạt.
- Bố cục 3 phần rõ ràng, khoa học;
- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt lưu loát, trong sáng, ngôn từ chính xác; trình bày
sạch đẹp; ít lỗi câu, từ, chính tả.


2. Yêu cầu về kiến thức: học sinh làm rõ được các yêu cầu cơ bản sau:
2.1. Mở bài: vài nét về tác giả, tác phẩm hoặc những cảm nhận chung về bức tranh
mùa thu. (0,5 điểm)
2.2. Thân bài:
a) Những tín hiệu thể hiện sự biến đổi của đất trời lúc sang thu: khổ thơ đầu.
(3.0 điểm):
- Những tín hiệu của sự chuyển mùa: Hương ổi (đang vào độ chín), ngọn gió se
(nhẹ, khô và hơi lạnh), làn sương mỏng giăng mắc chùng chình qua ngõ.
- Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ qua các từ bỗng, hình
như. Cảm giác về mùa thu còn rất mơ hồ “Hình như thu đã về”
=> Rất dịu dàng, nhẹ nhàng nhà thơ đã cảm nhận được cả bầu khí thu trong veo,
không gian thu lặng lẽ, yên bình, có chút gì mơ màng => Đó là sự cảm nhận hết sức tinh
tế của một tâm hồn nhạy cảm trước những tín hiệu lúc chớm thu.
b) Cảm nhận rõ nét về sự chuyển biến của thiên nhiên và những suy ngẫm của

tác giả: hai khổ thơ cuối. (6,0 điểm)
* Sự chuyển biến của thiên nhiên, đất trời sang thu: (4,0 điểm)
- Những sự vật sông, chim, mây, nắng, mưa, sấm đều có sự biến chuyển, thay đổi
trạng thái, vận động ở bên trong. Từng sự vật hiện lên đầy sinh động, bức tranh thu được
cảm nhận rõ nét hơn.
- “Sông… vội vã”: dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ dịu êm của bức
tranh thiên nhiên đối lập với hình ảnh những cánh chim bắt đầu vội vã chuẩn bị đi tránh
rét. => Nghệ thuật nhân hóa gợi không gian xôn xao. Tuy không có âm thanh nhưng lại
gợi được cái động của cảnh vật.
- Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu => phép nhân hóa cùng sự liên
tưởng thú vị, từ vắt gợi hình, tạo dáng ngỡ đám mây là những “dải khăn mềm” làm ranh
giới giữa hai mùa: hạ-thu, ranh giới của thời gian.
- “Vẫn còn… đứng tuổi”: nắng vẫn còn vàng tươi nhưng trong và dịu hơn, mưa vẫn
còn nhưng đã vơi đi nhiều so với những cơn mưa bong bóng của mùa hạ và sấm cũng đến
nhưng bớt đột ngột và bất ngờ.
* Những suy ngẫm của tác giả (2,0 điểm):
“Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”: là quan sát, cảm nhận và suy
nghĩ liên tưởng từ hiện tượng thiên nhiên với sự trưởng thành của tư duy, tâm hồn con
người, thể hiện tính triết lí - sấm mùa hạ ít đi khi sang thu bởi vậy hàng cây không còn
mấy khi bị bất ngờ => Từ đó tác giả gửi gắm suy nghĩ của mình - khi con người từng trải
thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
=> Bài thơ không chỉ là bức tranh thu của thiên nhiên, cảnh vật mà còn là sự sang
thu của đời người với bao trải nghiệm, trưởng thành, cứng cáp.
2.3. Kết bài: (0,5 điểm:):
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.


- Cảm nhận được tâm hồn nhà thơ cùng cảm xúc chung về phút giao mùa, về mùa
thu.


---------------Hết--------------



×