Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH MTV cao phong giai đoạn 2015 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.53 KB, 55 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

HỒNG VĂN ĐỊNH

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN
ỦY THÁC NHCSXH TỈNH HỊA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH
CHÍNH

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN
ỦY THÁC NHCSXH TỈNH HỊA BÌNH
GIAI ĐOẠN 2015 - 2017

Người thực hiện: Hoàng Văn Định
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị - Hành chính tỉnh Hịa Bình
Chức vụ: Phó trưởng ban
Đơn vị cơng tác: Ban Kinh tế- Hội Cựu chiến binh tỉnh Hịa Bình
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Ninh Thị Minh Tâm

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2015




3

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới các thầy, cơ trong Học Viện Chính trị khu vực 1 đã trực tiếp
giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ThS Ninh Thị Minh Tâm
người đã tận tụy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành bản đề án này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp trong
cơ quan Hội Cựu chiến binh tỉnh Hồ Bình, bạn bè và người thân trong gia
đình đã tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, thời gian; động viên, chia sẻ,
khích lệ tơi để tơi hồn thành đề án.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân t ô i đã rất
cố gắng, song đề án khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong
các thầy giáo, cơ giáo góp ý để tác giả hồn thiện tốt hơn trong q trình cơng
tác.
Xin trân trọng cảm ơn !

Hồ Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2015
Người thực hiện

Hoàng Văn Định


4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hội CCB:

Hội cựu chiến binh

KT- XH:

Kinh tế- xã hội

NHCSXH:

Ngân hàng chính sách xã hội

TK&VV:

Tiết kiệm và vay vốn

UBND:

Ủy ban nhân dân


5

MỤC LỤC
Tran
g

A.MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

.............................................................................................................................
1.Tính cấp thiết/Lý do xây dựng đề án......................................................1
2.Mục tiêu của đề án....................................................................................2
3.Giới hạn của đề án....................................................................................3
B.NỘI DUNG...................................................................................................4
1.Cơ sở/căn cứ xây dựng đề án...................................................................4
1.1.Cơ sở khoa học/lý luận.........................................................................4
1.1.1. Tổng quan chung về NHCSXH.......................................................4
1.1.2. Quản lý nguồn vốn ủy thác NHCSXH............................................5
1.1.3. Quản lý vốn ủy thác tại NHCSXH của Hội CCB Hịa Bình.........10
1.2.Cơ sở chính trị, pháp lý.......................................................................11
1.2.1. Cơ sở chính trị...............................................................................11
1.2.2. Cơ sở pháp lý ................................................................................12
1.3.Cơ sở thực tiễn....................................................................................13
2.Nội dung thực hiện của đề án................................................................14
2.1.Bối cảnh thực hiện đề án.....................................................................14
2.2.Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án.....................................23
2.2.1. Giới thiệu Đơn vị thực hiện đề án- Hội CCB tỉnh Hịa Bình........23
2.2.2. Thực trạng năng lực quản lý vốn ủy thác tại NHCSXH của Hội
CCB

tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2011- 2015...........................................24

2.2.3. Đánh giá thực trạng năng lực quản lý vốn ủy thác tại NHCSXH
thơng qua Hội CCB tỉnh Hịa Bình 2010 – 2014....................................32
2.3.Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện...................................................36


6


2.4.Các giải pháp/biện pháp thực hiện đề án............................................36
3.Tổ chức thực hiện đề án.........................................................................42
3.1.Phân công trách nhiệm thực hiện đề án.............................................42
3.2.Tiến độ thực hiện đề án.....................................................................44
3.3.Kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án......................................44
4.Dự kiến hiệu quả của đề án...................................................................45
4.1.Ý nghĩa thực tiễn của đề án...............................................................45
4.2.Đối tượng hưởng lợi của đề án..........................................................46
4.3.Những thuận lợi/khó khăn khi thực hiện và tính khả thi của đề án...46
C.KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN........................................................................48
1.Kiến nghị .............................................................................................48
2.Kết luận ...............................................................................................49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................51


7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên bảng, biểu

Trang

Bảng 2.1: Dư nợ cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội

27

trên địa bàn tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2010- 2014
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện cho vay ủy thác qua Hội CCB

28


Hịa Bình đến 31/07/2015

A. MỞ ĐẦU


8

1. Tính cấp thiết của đề án
Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) ở Việt Nam, các
doanh nghiệp (DN) ln có vai trị đặc biệt quan trọng, thể hiện: Các DN là
bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP); tăng kim ngạch xuất
khẩu; tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN); tạo việc làm và thu nhập cho
người lao động, qua đó tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội;
cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm, hàng hóa ra thị trường nhằm thỏa mãn
nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường. Hoạt động của DN góp phần
giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào sự
phát KT- XH, góp phần quyết định phục hồi và tăng trưởng kinh tế.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn
vào nền kinh tế thế giới và khu vực, các DN Việt Nam có nhiều thời cơ song
cũng gặp nhiều thách thức, mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở
nên gay gắt hơn. Muốn tồn tại và phát triển, các DN phải có khả năng nhận
biết và phát huy tốt nhất năng lực của chính mình là mang lại hiệu quả sản
xuất kinh doanh (SXKD) cao nhất. Nâng cao hiệu quả SXKD luôn là mối
quan tâm hàng đầu của các DN bởi có nâng cao hiệu quả SXKD thì DN mới
tồn tại và phát triển, qua đó mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho cán bộ,
người lao động và tạo sự phát triển vững chắc của DN.
Công ty TNHH MTV Cao Phong (sau đây gọi tắt là Cơng ty Cao Phong)
Hịa Bình được chuyển đổi từ Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong theo
Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 20/06/2011 của Ủy ban nhân dân

(UBND) tỉnh Hịa Bình. Sau khi được chuyển đổi, Cơng ty Cao Phong bước
đầu đã có sự đổi mới phương pháp quản trị doanh nghiệp để phát triển SXKD,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, đất đai, tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động. Tuy nhiên, hiệu quả SXKD của Công ty trong
những năm vừa qua còn nhiều bất cập thể hiện ở phương thức quản lý sản


9

xuất, nguồn vốn thiếu hụt không đáp ứng nhu cầu đầu tư chuyên sâu, mở
rộng; thị trường đầu ra chưa ổn định, cơng tác quảng bá phát triển thương
hiệu cịn nhiều bất cập; đóng góp cho ngân sách Nhà nước còn hạn chế ...Do
vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH của huyện Cao Phong nói riêng
và tỉnh Hịa Bình nói chung, đồng thời khắc phục những tồn tại nêu trên, nâng
cao hiệu quả các nguồn lực đầu tư, đem lại lợi ích cho DN, người lao động và
đặc biệt là tăng thu cho NSNN, đứng vững trên thị trường ngày càng cạnh
tranh gay gắt thì việc nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty trong thời gian
tới là cần thiết và cấp bách.
Từ những lý do đã nêu trên, tôi lựa chọn thực hiện đề án: “Nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Cao Phong giai đoạn 20152020” làm đề án tốt nghiệp Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả SXKD tại Công ty Cao Phong giai đoạn 2015-2020
nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất để tối đa hóa lợi nhuận thu
được và mở rộng thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường
đối với sản phẩm của Công ty.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Duy trì các ngành nghề chủ yếu và phát triển thêm các ngành nghề nuôi
trồng, chế biến và kinh doanh thủy sản.
- Chiếm lĩnh ngày càng nhiều thị phần trong nước và quốc tế về các sản

phẩm của Công ty, đặc biệt là những sản phẩm đã có thị trường xuất khẩu.
- Xây dựng và củng cố thương hiệu, uy tín cho sản phẩm Cam Cao Phong
tại các thị trường nước ngoài.


10

- Nâng cao năng suất lao động (NSLĐ), hoàn thiện việc bố trí sắp xếp đội
ngũ và tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực của
Công ty.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, vốn và tăng cường tiết giảm chi phí
trong hoạt động SXKD, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Ngày một cải thiện điều kiện việc làm, thu nhập cho người lao động.
3. Giới hạn của đề án
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả SXKD của DN
3.2 Không gian: Công ty Cao Phong trên địa bàn huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình.
3.3 Thời gian nghiên cứu: Số liệu, tư liệu để nghiên cứu thực trạng
SXKD và hiệu quả SXKD của Công ty Cao Phong trong 3 năm 2012 - 2014.
Thời gian thực hiện đề án là giai đoạn 2015 - 2020.


11

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án.
1.1 Cơ sở lý luận.
1.1.1 Tổng quan chung về hiệu quả SXKD của DN
1.1.1.1 DN và vai trò của DN trong nền kinh tế
* Khái niệm DN

Theo Luật DN 2005, DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ
sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh1.
Theo Luật DN 2014, DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao
dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
kinh doanh2.
* Vai trị của DN trong nền kinh tế
• Cung cấp hầu hết sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, đóng góp chủ yếu vào
GDP và tăng trưởng GDP.
• Tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
• Đóng góp vào NSNN thơng qua các khoản thuế, phí và lệ phí.
• Là nơi thực thi các chính sách phát triển kinh tế của nhà nước, thơng
qua đó, giúp Nhà nước xác định sự đúng đắn của các chính sách và
điều chỉnh cho phù hợp
• Là tổ chức kết hợp và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
• Tạo điều kiện ứng dụng các mơ hình tổ chức quản lý hiệu quả.
• Tạo điều kiện nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
• Tham gia vào bình ổn giá cả thị trường; các hoạt động hỗ trợ người
nghèo, đối tượng chính sách, và các hoạt động an sinh xã hội khác.
1

Luật DN số 60/2005/QH XI ngày 29/11/2005

2

Luật DN số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014


12


1.1.1.2 Khái niệm và bản chất của hiệu quả SXKD của DN
* Khái niệm hiệu quả SXKD của DN
Hiện nay, tuy vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả và hiệu quả
SXKD của DN. Theo quan điểm phổ biến nhất, hiệu quả SXKD của DN là
một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá
trình tái sản xuất, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của DN. Hiệu quả
SXKD là mục tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả SXKD
với chi phí SXKD để đạt được kết quả đó.
Nếu gọi H là hiệu quả SXKD, K là kết quả SXKD ở một giai đoạn/thời kỳ
nào đó (thường là tháng, quí, năm) và C là chi phí phải bỏ ra để đạt được kết
quả K, công thức chung để mô tả hiệu quả SXKD của DN là:
Công thức: H = K/C
* Bản chất của hiệu quả SXKD
Hiệu quả SXKD là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh doanh của DN, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao
động, thiết bị máy móc, ngun vật liệu và nguồn vốn) trong q trình tiến
hành các hoạt động SXKD của DN để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
trong hoạt động SXKD. Trình độ lợi dụng các nguồn lực khơng thể đo bằng
các đơn vị hiện vật hay giá trị mà là một phạm trù tương đối.
1.1.1.3 Phân loại hiệu quả SXKD của DN
Hiệu quả SXKD có thể được đánh giá ở nhiều góc độ khác nhau, phạm vi
khác nhau và thời kỳ khác nhau. Vì vậy, cần đứng trên từng góc độ cụ thể mà
phân biệt các loại hiệu quả, cụ thể là:
* Hiệu quả xã hội, kinh tế, KT- XH và kinh doanh
- Hiệu quả xã hội: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định như: giải quyết
công ăn, việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cao phúc lợi xã hội; mức


13


sống và đời sống văn hoá, tinh thần cho người lao động; đảm bảo và nâng cao
sức khoẻ cho người lao động; cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh
môi trường;...
- Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực
để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó, chẳng hạn như: Tốc độ
tăng trưởng kinh tế; GDP; thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân.
Hiệu quả kinh tế thường được nghiên cứu ở các góc độ quản lý vĩ mơ.
- Hiệu quả KT- XH: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực sản xuất xã hội để đạt được các mục tiêu KT- XH nhất định (Tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP; thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân
bình qn; giải quyết cơng ăn việc làm; xây dựng cơ sở hạ tầng; nâng cao
phúc lợi xã hội, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động;
đảm bảo nâng cao sức khỏe cho người lao động;...).
- Hiệu quả kinh doanh: Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được các mục tiêu xác định (NSLĐ; lợi nhuận tối ưu; thu nhập lao
động; giá trị gia tăng;...) gắn liền với hoạt động của DN.
* Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả ở từng lĩnh vực
- Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực
để đạt được mục tiêu của toàn DN hoặc từng bộ phận của nó. Hiệu quả kinh
doanh tổng hợp đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của
toàn DN trong một thời kỳ xác định.
- Hiệu quả từng lĩnh vực chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ
thể, chẳng hạn như lao động, vốn cố định và tài sản cố định, vốn lưu động và
tài sản lưu động... theo mục tiêu xác định. Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại
diện cho tính hiệu quả của DN mà chỉ phản ánh tính hiệu quả của một nguồn
lực cá biệt cụ thể, việc phân tích hiệu quả từng lĩnh vực là để xác định nguyên
nhân và tìm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng từng nguồn lực, qua đó, góp
phần nâng cao hiệu quả SXKD của DN.



14

* Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và dài hạn
Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét, đánh
giá ở từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm,...Hiệu quả kinh
doanh dài hạn là hiệu quả kinh doanh được xem xét đánh giá trong khoảng
thời gian dài, gắn với các chiến lược, kế hoạch dài hạn hoặc thậm chí gắn với
quãng đời tồn tại và phát triển của DN. Giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và
ngắn hạn có mối quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp có
thể mâu thuẫn với nhau. Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn là cơ sở để có hiệu
quả kinh doanh dài hạn. Trong thực tế, nếu xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệu quả
kinh doanh ngắn hạn và dài hạn thì chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn
làm thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh vì nó phản ánh xun suốt quá
trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của DN.
1.1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD
Quá trình hoạt động của DN muốn tồn tại và phát triển cần nâng cao hiệu
quả SXKD vì nâng cao hiệu quả SXKD có vai trị, ý nghĩa to lớn đối với sự
phát triển của DN, thể hiện:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả SXKD sẽ giúp DN tận dụng và tiết kiệm
được các nguồn lực hiện có, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả SXKD của DN góp phần thúc đẩy tiến bộ
khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện cơng nghiệp hố - hiện
đại hố.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả SXKD sẽ góp phần giúp DN nâng cao
chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và qua đó, góp phần tăng năng lực
cạnh tranh của DN.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả SXKD sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất
tinh thần cho người lao động trong DN.



15

1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của DN
1.1.2.1 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
(1) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (HSSDTS)
Doanh thu thuần (Dt)
HSSDTS=
Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì
thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần và như vậy, giá trị chỉ tiêu này nhận
được càng lớn thì sẽ phản ánh hoạt động SXKD của DN càng hiệu quả.
(2) Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (HQSDTS)
HQSDTS =

Lợi nhuận

Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc
sử dụng tổng tài sản càng có hiệu quả hay hiệu quả SXKD càng cao.
(3) Hiệu suất sử dụng chi phí (HSSDCP)
HSSDCP =

Doanh thu thuần
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ thì
thu được bao nhiêu đồng doanh thu, điều này chứng tỏ giá trị chỉ tiêu này
càng lớn thì DN càng có hiệu quả.
(4) Hiệu quả sử dụng chi phí (HQSDCP)

Lợi nhuận
Tổng chi phí
Chỉ tiêu này cho biết một chi phí bỏ ra kinh doanh trong kỳ thu được bao
HSSDCP =

nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản trị chi phí của
DN càng tốt và do vậy, hoạt động SXKD của DN có hiệu quả.
(5) Doanh lợi của doanh thu bán hàng (DLDTBH)
DLDTBH =

Lợi nhuận
Tổng doanh thu


16

Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu bán hàng trong kỳ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ lợi nhuận thu về càng
lớn và do vậy, hoạt động SXKD của DN có hiệu quả.
1.1.2.2 Hiệu quả SXKD từng lĩnh vực
(6) Tiền lương bình qn của một cơng nhân trong kỳ được tính theo
công thức
Tiền lương quân của một công
nhân trong kỳ

=
=

Tổng quĩ lương


Số cơng nhân bình qn
Tiền lương bình qn càng cao thì càng tốt, qua đó thể hiện DN hoạt động
SXKD có hiệu quả
(7) Thu nhập bình qn của một cơng nhân trong kỳ được tính theo cơng thức:
Thu nhập bình quân của một
công nhân trong kỳ

=
=

Tổng thu nhập

Số công nhân bình qn
Thu nhập bình qn của cơng nhân ngày cao cũng chứng tỏ DN đang trên
đà phát triển và còn được thể hiện bởi hiệu quả SXKD của DN.
(8) NSLĐ bình quân của một lao động (NSLĐbq 1CN), được xác định
qua công thức:
NSLĐbq 1CN =

Giá trị sản lượng sản xuất hồn thành trong kỳ
Số cơng nhân sản xuất bình qn trong kỳ
NSLĐ là chỉ tiêu hiệu quả trong quá trình hoạt động SXKD. Phân tích chỉ
tiêu này để phát hiện các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ, trên cơ sở đó tìm ra
những biện pháp nâng cao NSLĐ.
1.1.2.3 Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD của Công ty Cao Phong
Theo quy định tại thông tư 158/2013/TT-BTC Hướng dẫn một số nội
dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả SXKD của DN do Nhà nước
là chủ sở hữu và DN có vốn Nhà nước thì các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
SXKD bao gồm:



17

Thứ nhất: Doanh thu và thu nhập khác được xác định tại Báo cáo Kết quả
hoạt động kinh doanh. Đối với những DN sản xuất sản phẩm chủ yếu của nền
kinh tế gồm: điện, than, dầu khí, xi măng thì tính theo sản lượng sản phẩm
tiêu thụ trong kỳ; Đơn vị để tính sản lượng của sản phẩm dầu thơ là tấn, khí là
m3, than, xi măng là tấn, điện là kwh.
Thứ hai, Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ
sở hữu. Lợi nhuận thực hiện, bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD và
lợi nhuận khác, được xác định tại Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Tỷ
suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu được tính bằng tỷ lệ giữa lợi
nhuận thực hiện so với vốn chủ sở hữu bình quân trong năm của DN. Vốn chủ
sở hữu bình quân năm được xác định bằng tổng số dư vốn chủ sở hữu cuối
mỗi quý chia cho 4 quý.
Tỷ suất giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu phản ánh một cách rõ nét nhất,
hữu hiệu nhất, tập trung nhất trong việc đạt được mục tiêu của DN đó là lợi
nhuận. Nó là một thước đo tốt đánh giá sự thành công của DN, phản ánh một
cách tổng hợp hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả của chính sách tài chính mà
DN áp dụng.
Thứ ba, nợ phải trả quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn.
- Nợ phải trả quá hạn: Là các khoản nợ đã quá thời hạn cam kết thanh
toán cho các chủ nợ. Việc xác định nợ phải trả quá hạn căn cứ vào thời hạn
thanh toán ghi trên khế ước vay nợ, hợp đồng kinh tế hoặc các chứng từ cam
kết khác.
- Khả năng thanh toán nợ đến hạn: khả năng thanh toán nợ đến hạn của
DN là khả năng thanh toán hiện thời được xác định bằng tỷ lệ giữa tài sản
ngắn hạn hiện có so với nợ ngắn hạn và được tính tốn theo cơng thức sau:
Khả năng thanh tốn nợ đến hạn =


Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn


18

Trong đó: Tài sản ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ trên Bảng
cân đối kế toán; Nợ ngắn hạn được xác định theo số dư cuối kỳ trên Bảng cân
đối kế toán. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn
trong vịng 1 năm bằng các tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền trong
vịng 1 năm tới, và do đó, giá trị của chỉ tiêu này càng lớn càng tốt và càng
khẳng định tính hiệu quả của hoạt động SXKD của DN.
Thứ tư, tình hình chấp hành chế độ, chính sách pháp luật: Chế độ, chính
sách pháp luật theo quy định bao gồm các lĩnh vực về thuế, thu nộp ngân
sách, tín dụng, bảo hiểm, bảo vệ mơi trường, lao động, tiền lương, chế độ tài
chính, kế tốn, kiểm tốn, chế độ báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính
và báo cáo khác, việc thực hiện kết quả thanh tra, kiểm tra. Việc chấp hành
chế độ, chính sách, pháp luật là chấp hành đúng quy định, khơng có những
hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện khơng đầy đủ, không kịp thời hoặc
không thực hiện.
Từ đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty Cao Phong và trên cơ sở hệ
thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD đã nêu ở mục 1.1.2.1; 1.1.2.2 cũng
như căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính, với khả năng về số liệu dùng để
phân tích, đánh giá trong đề án, đề án sẽ sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả SXKD
trong q trình phân tích, đánh giá như sau: (1) Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu;
(2) Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản; (3) Nợ phải trả/tổng tài sản; (4) Hệ số
nợ/tổng tài sản; (5) Năng suất lao động; (6) Thu nhập bình quân lao động.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN
1.1.3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường bên trong
Thứ nhất, nhân lực của DN: Lao động là nhân tố quan trọng nhất tác động

đến hiệu quả SXKD của DN. Hiệu quả SXKD của DN phụ thuộc nhiều vào
trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động, do vậy,
nếu khơng có sự phối hợp phát triển tốt nguồn nhân lực thì các yếu tố vốn,
cơng nghệ khó có thể phát huy được tác dụng. Xây dựng, phát triển và nâng


19

cao trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực cũng như tạo cơ cấu nhân lực hợp
lý sẽ tạo điều kiện để DN SXKD có hiệu quả.
Thứ hai, yếu tố công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Công
nghệ quyết định NSLĐ và chất lượng sản phẩm. Sự hồn thiện của máy móc,
thiết bị, cơng cụ lao động gắn bó chặt chẽ với q trình tăng NSLĐ, tăng sản
lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Vì vậy, cơng nghệ kỹ thuật là
nhân tố quan trọng tạo ra tiềm năng tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả
SXKD của DN. Chất lượng hoạt động của các DN chịu tác động mạnh mẽ
của trình độ cơng nghệ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị,
chất lượng công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị… Tuy nhiên, cơng
nghệ kỹ thuật do con người sáng tạo ra và làm chủ nên chính con người đóng
vai trị quyết định.
Thứ ba, nhân tố tổ chức và quản lý: Để đạt được hiệu quả SXKD cao cần
tạo ra môi trường tốt nhất cho sự phối hợp giữa quản lý và yếu tố công nghệ,
xây dựng tốt mối quan hệ giữa người quản lý và người lao động, hình thành
tinh thần quản lý mới trong đó ln tơn trọng và khuyến khích tính tự chủ
sáng tạo của lực lượng lao động tạo ra sức mạnh tổng hợp phát huy hiệu quả
của các yếu tố sản xuất, đặc biệt là con người. Bảo đảm chế độ tuyển dụng
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược dài hạn vì mục tiêu
chung của DN, xã hội và người lao động.
1.1.3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngồi
Một là, mơi trường quốc tế. Các khía cạnh thuộc về môi trường kinh tế thế

giới ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DN như: Tình hình kinh tế thế
giới, hệ thống chính trị; mối quan hệ song phương giữa các quốc gia; các hiệp
định đa phương điều khiển mối quan hệ giữa các nhóm quốc gia; các tổ chức
quốc tế…Những vấn đề này có ảnh hưởng đến mức độ mở cửa thị trường để
DN có thể xuất khẩu hoặc mức độ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư trực


20

tiếp/gián tiếp nước ngồi, từ đó, tạo cơ hội mở rộng thị trường cho các DN và
cơ hội thu hút vốn đầu tư để tiến hành hoạt động SXKD.
Hai là, tình hình thị trường (cung - cầu trên thị trường, vấn đề cạnh tranh,
giá cả, chất lượng… ) có ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của DN. Nếu cung
về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường lớn hơn cầu về hàng hóa, dịch vụ tương
ứng thì các DN phải cạnh tranh nhiều hơn, phải bỏ chi phí nhiều hơn để tìm
kiếm thị trường và do đó, hiệu quả sẽ thấp hơn, ngược lại, khi cung nhỏ hơn
cầu, DN có thể ít cạnh tranh hơn, chi phí ít tốn kém hơn nên nâng cao hiệu
quả tốt hơn.
Ba là, Cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước: Hiệu lực và hiệu quả của
quản lý Nhà nước là môi trường thực tế thúc đẩy nâng cao hiệu quả SXKD
của DN. Khuôn khổ pháp lý và các chính sách kinh tế tác động rất lớn đến
việc giúp các DN đảm bảo sự cân bằng thống nhất giữa các mục tiêu kinh tế
và mục tiêu xã hội. Trong chính sách kinh tế vĩ mơ thì chính sách kinh tế đối
ngoại và chính sách cơ cấu, chính sách tài chính tiền tệ có tác động rất mạnh
đến hiệu quả SXKD của các DN. Phối hợp đồng bộ các chính sách này tạo ra
mơi trường vĩ mô thuận lợi cho các DN khai thác huy động các nguồn vốn,
công nghệ và lao động, mở rộng sản xuất, thị trường đáp ứng ngày càng tốt
nhu cầu thị trường trong và ngồi nước.
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý
- Nghị định số 95/2001/NĐ- CP ngày 12/12/2001 của Chính phủ về việc

chia huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hịa Bình thành hai huyện Cao Phong và Kỳ Sơn.
- Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính Trị
về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông lâm trường quốc doanh.
- Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 8 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ
quy định về việc giao khốn đất nơng nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt
nước ni trồng thuỷ sản trong các Nông lâm trường quốc doanh.


21

-Thông tư 102/2006/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 11 năm 2006 của Bộ
Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định
135/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
- Quyết định số 1037/QĐ- UBND ngày 20/6/2011 của UBND tỉnh Hịa
Bình về việc phê duyệt Đề án và chuyển công ty Rau quả Nông sản Cao
Phong thành công ty TNHH MTV Cao Phong Hịa Bình.
- Quyết định số 3495/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hồ Bình năm 2006 về
việc phê duyệt phương án chuyển đổi Nông trường Quốc doanh Cao phong
thành Công ty Rau quả Nông sản Cao Phong.
- Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính
phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty nông, lâm nghiệp.
- Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án và phương án
tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số
118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ.
- Cơng văn số 248/UBND-NNTN ngày 09 tháng 3 năm 2015 của UBND
tỉnh Hịa Bình về việc xây dựng đề án, phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới
và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
- Công văn số 3485-CV/VPTU ngày 30/7/2015 của Văn phòng Tỉnh ủy,

về việc phương án chuyển đổi Công ty TNHH MTV Cao Phong theo Nghị
định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ;
- Cơng văn số 3672/VPUBND-NNTN ngày 31/7/2015 của Văn phịng
UBND tỉnh Hịa Bình, về việc Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng tham
gia đầu tư phát triển nông nghiệp tại huyện Cao Phong;
- Cơng Văn số 3918/VPUBND-NNTN ngày 07/8/2015 của Văn phịng
UBND tỉnh Hịa Bình, về việc phương án chuyển đổi Cơng ty TNHH MTV Cao
Phong theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ;


22

- Biên bản làm việc Thống nhất Nội dung hợp tác giữa Công ty TNHH
MTV Cao Phong và Công ty Cổ phần xây dựng Sông Hồng ngày 10/8/2015;
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, Quy hoạch, kế hoạch phát triển
KT- XH của UBND huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.
1.3 Cơ sở thực tiễn.
1.3.1 Từ thực trạng hiệu quả SXKD của Công ty Cao Phong giai đoạn 20122014 cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, một số chỉ tiêu hiệu quả tăng
lên xong nhìn chung hiệu quả SXKD của Cơng ty cịn thấp, chưa tương xứng
với khả năng phát triển.
1.3.2 Từ yêu cầu phát triển và nâng cao hiệu quả SXKD trong điều kiện mới
- Kinh tế trong nước bước đầu ổn định và tăng trưởng trở lại sau khủng
hoảng kinh tế thế giới.
- Chính phủ quyết tâm thực hiện và đẩy mạnh chủ trương tái cấu trúc các
DNNN.
- Việt Nam ngày càng phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, do đó, các DN Việt Nam
ngày càng có nhiều cơ hội song cũng có thêm các thách thức trong q trình
phát triển và nâng cao hiệu quả SXKD.
- Sản phẩm cam, qt và mía tím của Cơng ty Cao Phong đang ngày càng

khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước. Người tiêu dùng trên
thị trường nước ngoài đã dần biết và yêu thích các loại trái cây của Việt Nam.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Cao Phong, tỉnh
Hịa Bình
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Huyện Cao Phong được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
15/03/2002 theo tinh thần Nghị định số 95/2001/NĐ- CP ngày 12/12/2001, là


23

huyện miền núi nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Hịa Bình và là huyện duy
nhất khơng tiếp giáp với các tỉnh khác; Phía Đơng giáp huyện Kim Bơi, phía
Bắc giáp thành phố Hịa Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Đà Bắc (ranh giới là
hồ Hịa Bình, trên sơng Đà), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Tân Lạc, góc
phía Đơng Nam giáp huyện Lạc Sơn, tất cả đều thuộc tỉnh Hịa Bình.
Huyện Cao Phong cách địa phận Thủ đô Hà Nội 90 km theo đường
quốc lộ 6 là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
nơng sản. Ngồi ra, với vị trí địa lý thuận tiện giáp với thành phố Hịa Bình
nên có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại sản phẩm phục vụ cho tiêu
dung đô thị, du lịch.
Huyện Cao Phong có 13 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 12 xã; diện
tích tự nhiên là 25.527,8 ha, trong đó diện tích đất nơng nghiệp chiếm trên
69,2%. Cao phong là huyện có địa hình tương đối phức tạp ở phía bắc, phía
tây, phía đơng, đồi núi được xen kẽ, chia cắt bởi các con suối; đồi núi ở đây
chủ yếu là núi đất, núi đá cũng có song khơng nhiều, độ cao địa hình trên
300m so với mặt nước biển. Địa hình chia thành 2 dạng chủ yếu: Địa hình đồi
núi thấp (< 800m), phân bố ở hầu khắp các xã xung quanh trung tâm huyện.

Địa hình thung lũng ở vùng trung tâm và phía nam huyện, địa hình ở đây
tương đối bằng phẳng, gồm các xã tây phong, dũng phong, nam phong, và thị
trấn Cao Phong.
Khí hậu Hịa Bình nói chung và Cao Phong nói chung là khí hậu nhiệt
đới gió mùa với mùa đơng lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều. Lượng mưa
trong năm đạt trị số khá cao 1535mm, độ ẩm trung bình 83%, nhiệt độ trung
bình 24,7oC (tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 7 trung bình từ 27
– 29oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 trung bình là 15,5 -15,6 oC), số
giờ nắng trung bình là 1851 giờ. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 lượng
mưa bình quân là 1.609 mm chiếm 92,8% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô


24

từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau lương mưa bình quân là 126 mm chiếm
7,2% tổng lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong năm 100 -120 ngày; Độ ẩm
bình quân 85%, cao nhất là 89%, thấp nhất 80%; Nhiệt độ bình quân 23 oC cao
nhất 32oC thấp nhất 10,4oC
Cao Phong có mạng lưới sơng, suối phân bố tương đối đều. Nằm trong
vòng thượng lưu của hồ thủy điện Hịa Bình, trên địa bàn huyện có những
nhánh suối của sơng đà với các con suối chính: suối cái, suối vàng, suối
bưng, suối trăng, suối văn,… tạo thành hệ thống suối trải đều trên địa bàn
huyện. Ngồi hệ thống sơng suối trên địa bàn huyện cịn có một vùng ngập
của hồ Sơng Đà ở phía tây bắc huyện và một số hồ thủy lợi nha hồ Đắc
Tra, hồ Lãi….
2.1.1.2 Lợi thế và hạn chế trong phát triển kinh tế
* Lợi thế:
- Điều kiện khí hậu nắng nóng kéo dài rất thuận lợi cho canh tác nhiều
vụ /năm có nước tưới trên địa bàn huyện.

- Điều kiện đất đai thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết thích hợp phát triển
nhiều loại cây trồng có giá trị cao mà điển hình là vùng trồng cam đã có
thương hiệu trên vùng đất đỏ vàng.
- Hệ thống sông suối nhiều và phân bố khá đều tại các vùng trong huỵện,
địa hình các lưu vực sông suối thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa, đập
dâng để mở rộng diện tích cây trồng được tưới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
cũng như khai thác đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
- Tài ngun đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp cịn khá nhiều nhưng
chưa được khai thác hết, do đó, việc khai thác tiềm năng này sẽ góp phần đẩy
mạnh tốc độ xóa đói giảm nghèo, định canh định cư cho đồng bào dân tộc và
phát triển các loại nông sản hàng hóa.


25

- Tài nguyên nước khá phong phú do nằm ở đầu nguồn, nếu đầu tư thích
đáng về thủy lợi sẽ tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp, các
ngành kinh tế khác và cấp nước sinh hoạt.
* Những hạn chế:
- Địa hình đồi núi nhiều, núi cao, dốc, chiều dài sườn dốc ngắn nên dễ
gây lũ quét vào mùa mưa làm rửa trôi đất canh tác và ảnh hưởng đến việc
khai thác vào sản xuất nông - lâm.
- Quỹ đất có khả năng sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều nhưng phần lớn đất
vùng đồi núi có độ dốc cao, tầng đất canh tác mỏng 50- 100cm, đá lẫn nhiều,
thành phần cơ giới nhẹ, khả năng giữ nước, giữ phân trung bình, độ phì nhiêu
thấp đến trung bình, muốn cây trơng có năng suất cao địi hỏi chi phí đầu tư
lớn.
- Khí hậu khơ nóng kéo dài, lượng mưa thấp, lượng nước bốc hơi cao lên
cây trồng thường bị hạn hán, ảnh hưởng lớn đến việc thâm canh tăng vụ cây
trồng.

- Nguồn nước ngầm ít và khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh
hoạt còn hạn chế.
2.1.1.3 Kết quả phát triển KT- XH giai đoạn 2011- 2015
* Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 13,14%/năm; thu nhập
bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực: Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng
công nghiệp, dịch vụ.
* Nông- lâm nghiệp và thủy sản: Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hóa với 2 loại cây chủ yếu là cây mía và cây có
múi. Diện tích và sản lượng cây có múi tăng nhanh. Hiện tại có tới 75% diện
tích canh tác của huyện cho thu nhập bình qn giá trị 200 triệu đồng/ha.
Năm 2014, đã hoàn thành chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong; công tác khoanh
nuôi bảo vệ rừng đạt 518 ha, ổn định độ che phủ rừng đạt 53,56%. Nuôi trồng


×