Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN TUYẾT TRINH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN TUYẾT TRINH

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC
VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA NĂM 2014

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. Nguyễn Thanh Bình

HÀ NỘI 2015



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới GS.TS Nguyễn Thanh Bình - Phó hiệu trưởng Trường Đại học
Dược Hà Nội, người thầy đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban giám hiệu, phòng
sau Đại học, Bộ môn quản lý và kinh tế Dược và các bộ môn khác của
Trường Đại Học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Dược Vật tư
Y tế Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện và luôn động viên, cổ vũ tôi, cũng như
các bạn đồng nghiệp trong Công ty đã giúp đỡ, hợp tác với tôi trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể gia đình và bạn
bè đã luôn động viên, quan tâm chia sẻ cùng tôi trong cuộc sống và sự nghiệp.
Hà Nội, tháng 05 năm 2015
Học viên

Trần Tuyết Trinh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN

3


1.1. Vài nét về thị trường thuốc thế giới và Việt Nam

3

1.1.1. Thị trường thuốc thế giới

3

1.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam

5

1.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh

9

1.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

9

1.2.2. Chỉ tiêu phân tích về doanh số

9

1.2.3. Phân tích tình hình sử dụng phí

10

1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn


10

1.2.5. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động

11

1.3. Sơ lược về lịch sử Công ty và lĩnh vực kinh doanh

12

1.3.1. Thông tin về Công ty

12

1.3.2. Vị thế của Thephaco trên thị trường dược phẩm Việt Nam

14

1.3.3. Tiềm lực về nguồn nhân lực

15

1.3.4. Hệ thống phân phối

17

1.3.5. Sản xuất.

19


Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

2.1. Đối tượng nghiên cứu

20

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

20

2.1.2. Thời gian nghiên cứu

20

2.1.3. Địa điểm nghiên cứu

20

2.2. Phương pháp nghiên cứu

20

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu

20


2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

20


2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

21

2.3. Nội dung nghiên cứu

21

2.3.1. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản, nguồn vốn

21

2.3.2. Phân tích lợi nhuận, các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động

21

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

28

3.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Dược
VTYT Thanh Hóa

28


3.1.1. Phân tích cơ cấu nguồn nhân lực

28

3.1.2. Phân tích kết quả doanh thu

29

3.1.3. Phân tích tình hình sử dụng phí

32

3.1.4. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận

33

3.1.5. Phân tích các tỷ suất sinh lợi

34

3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty

34

3.2.1. Phân tích biến động và cơ cấu tài sản

35

3.2.2. Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn


38

3.2.3. Phân tích khả năng thanh toán

42

3.2.4. Phân tích chỉ số luân chuyển hàng tồn kho

43

3.2.5. Phân tích chỉ số luân chuyển vốn lưu động

44

Chương 4. BÀN LUẬN

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

: Bảo hiểm thất nghiệp


BHXH

: Bảo hiểm xã hội

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CPBH

: Chi phí bán hàng

CPQLDN

: Chi phí quản lý doanh nghiệp

CTCP

: Công ty cổ phần

DTT

: Doanh thu thuần

GDP


: Thực hành tốt phân phối thuốc

GLP

: Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc

GSP

: Thực hành tốt bảo quản thuốc

GVHB

: Giá vốn hàng bán

KD

: Kinh doanh

LN

: Lợi nhuận

NSNN

: Ngân sách nhà nước

ROA

: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on
total assets)


ROE

: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return
on common equity)

ROS

: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (Return
on net sales)

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

USA

: Đô la MỸ

VTYT

: Vật tư Y Tế

WTO

: Tổ chức thương mại Thế giới



DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Phân tích cơ cấu nhân lực

28

Bảng 3.2

Phân tích kết quả doanh thu

29

Bảng 3.3

Phân tích kết quả doanh thu theo nhóm hàng

30

Bảng 3.4

Phân tích các chi phí


32

Bảng 3.5

Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận

33

Bảng 3.6

Phân tích tỷ suất sinh lợi

34

Bảng 3.7

Phân tích biến động tài sản

35

Bảng 3.8

Phân tích biến động tài sản dài hạn

36

Bảng 3.9

Phân tích biến động tài sản ngắn hạn


37

Bảng 3.10

Phân tích biến động nguồn vốn

38

Bảng 3.11

Phân tích biến động nợ phải trả

39

Bảng 3.12

Phân tích biến động nguồn vốn chủ sở hữu

40

Bảng 3.13

Phân tích khả năng thanh toán

42

Bảng 3.14

Chỉ số luân chuyển hàng tồn kho


43

Bảng 3.15

Chỉ số luân chuyển vốn lưu động

44


DANH MỤC HÌNH

Hình

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Biểu đồ tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và
chỉ tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm

5

Hình 1.2

Biểu đồ cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam

6


Hình 1.3

Biểu đồ doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam
2013

6

Hình 1.4

Biểu đồ tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam

7

Hình 1.5

Biểu đồ thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam
năm 2013

8

Hình 1.6

Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Dược VTYT Thanh
Hóa

16

Hình 1.7


Sơ đồ hệ thống phân phối Công ty cổ phần Dược
VTYT Thanh Hóa

18

Hình 3.1

Biểu đồ cơ cấu nhân lực Công ty năm 2014

28

Hình 3.2

Biểu đồ cơ cấu doanh thu theo nhóm đối tượng năm
2014

30

Hình 3.3

Biểu đồ doanh thu theo nhóm hàng năm 2014

31

Hình 3.4

Biểu đồ biến động tỷ trọng tài sản năm 2014

35


Hình 3.5

Biểu đồ biến động vốn của công ty năm 2014

39

Hình 3.6

Biểu đồ tỷ lệ chênh lệch biến động nguồn vốn chủ
sở hữu năm 2014

41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó phát triển ngành công nghiệp Dược Việt
Nam trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, bên cạnh sự phát triển
nội lực, ngành Dược Việt Nam đã chủ động hội nhập khu vực và thế giới
nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc thường xuyên và có chất lượng phục vụ
sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Trong bối
cảnh của nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp Dược hoạt động sản xuất
kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, không
chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà phải cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Chính vì vậy phải tự đưa ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch
toán lãi lỗ và luôn bảo toàn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Lúc
này mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng
nhất, mang tính chất sống còn, và là cơ sở đảm bảo hiệu quả hoạt động của
mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, làm thế nào để duy trì được sản xuất, tạo công

ăn việc làm cho người lao động và từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh luôn là những vẫn đề cấp thiết của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Dược vật tư Y Tế Thanh Hóa là một doanh nghiệp
nhà nước thực hiện cổ phần hóa, hạch toán độc lập, hoạt động theo cơ chế
của thị trường, cũng như các doanh nghiệp ở mọi hình kinh tế, Công ty
cũng phải luôn vận động không ngừng để tồn tại và phát triển. Năm 2002
thực hiện cổ phần hóa, doanh nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng, củng
cố thương hiệu Thephaco. Tuy nhiên Công ty cũng gặp không ít khó khăn
về sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng ngành. Đặc biệt với sự
cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Ấn Độ,v.v…về chất lượng và giá cả cạnh tranh.

1


Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần
Dược Vật tư Y Tế Thanh Hóa nói riêng muốn đứng vững trên thị trường và
đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, một mặt phải huy động các nguồn lực
mới, mặt khác phải sử dụng chúng hết sức tiết kiệm theo một quy hoạch
mang tính dài hạn tổng thể và có chiến lược. Công việc kinh doanh ngày
nay không chỉ giới hạn trong nước mà càng ngày có quan hệ mật thiết với
khu vực và quốc tế. Do vậy câu hỏi đặt ra với các doanh nghiệp là làm thế
nào để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình cả trên thị trường
nội địa và thị trường quốc tế. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh trở
thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Làm thế nào để có đủ
vốn, để sử dụng vốn và các nguồn lực khác có hiệu quả giúp doanh nghiệp
đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững? Đây đang là một bài
toán khó đối với tất cả các doanh nghiệp.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh của Công
ty trong năm 2014, xác định những nguyên nhân tác động đến quá trình và

kết quả hoạt động kinh doanh để từ đó đề xuất những chiến lược, chính
sách kinh doanh nhằm khai thác hết được khả năng tiềm tàng của Công ty
giúp Công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh, tôi đã thực hiện đề tài:
“Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dược Vật
tư Y Tế Thanh Hóa năm 2014” với mục tiêu:
1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế
Thanh Hóa trong năm 2014.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty Cổ phần Dược
Vật tư Y Tế Thanh Hóa trong năm 2014.
Từ việc đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2014, tôi xin đề xuất một
số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về thị trường thuốc Thế giới và Việt Nam
1.1.1. Thị trường thuốc Thế giới
Theo thống kê của IMS Health, giai đoạn 2002 - 2013 tổng doanh thu
tiêu thụ thuốc trên thế giới tăng trưởng bình quân 5,8%/năm từ mức 455 tỷ
USD năm 2004 lên mức 717 tỷ USD năm 2013. Giai đoạn 2014 - 2018,
theo ước tính của Evaluate Pharma, mức tiêu thụ thuốc toàn cầu sẽ chạm
ngưỡng 900 tỷ USD vào năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai
đoạn 2014 - 2018 khoảng 5,7%/năm. Trong đó, tăng trưởng của các thuốc
kê toa có bản quyền phát minh (Patent Drug) đạt khoảng 5,5%/năm, tăng
trưởng của các thuốc generic (thuốc mô phỏng theo thuốc phát minh khi hết
hạn bảo hộ độc quyền) đạt khoảng 7,1%/năm [13] . Evaluate Pharma đã có
đánh giá và chọn lựa 10 thuốc của các hãng dược phẩm lớn nhất thế giới có
doanh số lớn nhất trong năm 2013 là: 1. Humira của hãng AbbVie; 2.

Enbrel của Amgen và Pfizer; 3. Remicade của Janssen; 4. Advair của
GlaxoSmithKline; 5. Lantus của Sanofi Aventis; 6. Rituxan của Roche; 7.
Avastin của Roche; 8. Herceptin của Roche; 9. Crestor của AstraZeneca và
10. Abillity của Otsuka.[4]. Và 10 công ty Dược phẩm có doanh số lớn
nhất trong năm 2013 là: 1. Johnson & Johnson; 2. Novartis; 3. Roche; 4.
Pfizer; 5. Sanofi; 6. GlaxoSmithkline; 7. Merck; 8. Bayer HealthCare; 9.
AstraZeneca; 10. Eli Lilly...[5].
Tình hình tiêu thụ theo quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3
quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất thế giới (bình quân gần 800 USD/
người/năm, tương đương 55% tổng giá trị sử dụng thuốc) dù tổng dân số
chỉ hơn 486 triệu. Mức tiêu thụ bình quân đầu người trên toàn thế giới đang
ở mức 186 USD. Nếu so với mức bình quân này, Ấn Độ đang là quốc gia

3


có mức chi tiêu bình quân đầu người thấp nhất thế giới dù dân số đông thứ
2 thế giới (hơn 1,2 tỷ người) [13]. Năm 2012 Chính phủ Ấn Độ chi tiêu cho
ngành dược phẩm là 840 tỷ Rupi (tương đương 15,7 tỷ USD), năm 2013 dự
đoán 926,1 tỷ Rupi (tương đương 17 tỷ USD), tăng 10,3 % so với đồng nội
tệ và tăng 8,3% so với đồng USD [22].
Nhóm các nước đang phát triển (bao gồm cả Việt Nam) có mức chi
tiêu cho thuốc bình quân đầu người chỉ 96 USD, thấp hơn 48% so với mức
bình quân chung của thế giới. Chỉ số này tại Trung Quốc cũng khá thấp, chỉ
khoảng 121 USD/người/năm. Với dân số gần 3,7 tỷ người (chiếm hơn 50%
tổng dân số thế giới), Ấn Độ, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển
đang và sẽ là thị trường tiềm năng của các hãng dược lớn. Mức chi tiêu cho
dược phẩm tại các nước này ước tính sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian
sắp tới. Theo dự phóng của IMS Health, tỷ trọng doanh thu đến từ nhóm
các nước đang phát triển sẽ tăng từ mức 20% vào năm 2011 lên mức 30%

tổng tiền thuốc sử dụng vào năm 2016 [13].
Top 20 doanh nghiệp dược phẩm lớn nhất về quy mô doanh thu hầu
hết tập trung tại khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada), và khu vực Tây Âu (Anh,
Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ…) Tổng doanh thu của nhóm
doanh nghiệp này trong năm 2012 đạt 471 tỷ USD, chiếm 66% tổng doanh
thu tiêu thụ thuốc trên toàn cầu. Theo dự phóng của Evaluate Pharma, dự
kiến đến năm 2018, tổng doanh thu của nhóm “top 20” này sẽ đạt 529 tỷ
USD (+ 12% so với năm 2012 – bình quân tăng 2% mỗi năm) và chỉ chiếm
tỷ trọng 59% tổng doanh thu tiêu thụ thuốc toàn thế giới (-7% do sự trỗi
dậy của các quốc gia mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ, Nga,
Brasil). Với nhóm các quốc gia mới nổi, tốc độ tăng trưởng trong các năm
sắp tới rất khả quan do mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân các
nước này còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với tốc độ tăng
trưởng ấn tượng 15% - 18%. Việt Nam thuộc nhóm 3 của các quốc gia

4


đang phát triển nhưng có mức tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân
(khoảng 17,5%) [13].
1.1.2. Thị trường thuốc Việt Nam
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp dược
đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá trị thuốc tiêu
thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức độ năng động, tiềm
năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến đổi
chính sách về quản lý ngành Dược tại các quốc gia này. Thị trường Dược
phẩm Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng
năm. Năm 2013 tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên
khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020.(Hình 1.1) [13].


Hình 1.1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu
người cho dược phẩm (Nguồn: Công ty CP Chứng khoán FPT (FPTS).
Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong
năm 2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các
bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn lại
được bán lẻ ở hệ thống các quầy thuốc (OTC) (Hình 1.2) [14].

5


Hình 1.2: Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam (Nguồn: Công ty Cổ phần
Chứng khoán Thiên Việt, BMI Pharmaceuticals & Healthcare Report)
Tiêu thụ các loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu
hướng chung của các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên
quan đến chuyển hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất
(20%).(Hình 1.3) [16].

Hình 1.3: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013
(Nguồn: Nguyễn Thị Hằng, Ngành DP Việt Nam, 2014; Cục Quản lý Dược).

6


Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp,
năm 2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54
USD, Singapore:138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày
càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành
Dược Việt Nam. Tuy nhiên công nghiệp Dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50%
còn lại phải nhập khẩu, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt

chất để sản xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ
USD, trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD, tăng hàng
năm trong giai đoạn 2008 - 2013 là 18%. (Hình 1.4) [13].

Hình 1.4: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam
Nguồn: 2014: Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical
industry in Vietnam; ICE processing of General Statistics Office data.
Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp,
Ấn Độ và Hàn Quốc….(Hình 1.5) [13].

7


Hình 1.5: Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013
Nguồn: 2014: Italian Trade Agency, Brief sector note on pharmaceutical
industry in Vietnam; ICE processing of General Statistics Office data.
Tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp Dược hiện
đại, chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất
nguyên liệu Dược. Các doanh nghiệp Dược Việt Nam đa số sản xuất thành
phẩm từ nguyên liệu nhập, nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số nhập khẩu
từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị nhập khẩu.
Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung Quốc, còn lại là thảo dược
trồng ở Việt Nam, phổ biến như Atisô, Đinh lăng, Cam thảo, Cao ích mẫu,
Diệp hạ châu,…và hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ
nên doanh nghiệp nội địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường
hạn hẹp, trong khi biệt dược có giá trị cao đều do doanh nghiệp nước ngoài
chiếm lĩnh. Song, các doanh nghiệp Dược trong nước đang có xu hướng

8



nâng cấp nhà máy sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như Pic/s - GMP, EU
- GMP để sản xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm
nhập kênh phân phối ETC và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất
thuốc nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ
của ngành Dược Thế giới và tăng năng lực cạnh tranh [2]. Tính đến tháng
11 năm 2014 đã có 133 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất
thuốc (GMP) (trong đó sản xuất thuốc tân dược 104, sản xuất thuốc từ
dược liệu 25, sản xuất Vắc xin 4); 141 đơn vị đạt chuẩn GLP; 177 đơn vị
đạt GSP; với khoảng 2.000 doanh nghiệp áp dụng GDP; khoảng 10.000 nhà
thuốc đạt GPP; hệ thống bán lẻ đạt trên 39.000 điểm, tương ứng mỗi 2.300
dân thì có một điểm cung ứng thuốc, góp phần bảo đảm cung ứng thường
xuyên thuốc phòng chữa bệnh cho người dân [3].
1.2. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
Tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân lực là một trong bốn nguồn lực quan
trọng quyết định hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự biến động của
nhân lực và sắp xếp nhân lực không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất lao động của mỗi người, ảnh hưởng hoạt động của doanh nghiệp. Khi
phân tích chỉ tiêu này cần chú ý phân tích đánh giá và so sánh các nội dung
sau:
- Sơ đồ tổ chức bộ máy của doanh nghiệp.
- Cơ cấu trình độ cán bộ
- Tổng số cán bộ của daonh nghiệp. [1]
1.2.2. Chỉ tiêu phân tích về doanh số
* Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua
Doanh số mua thể hiện năng lực luân chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp. Nghiên cứu cơ cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng
thời tìm ra được dòng hàng “nóng” mang lại nhiều lợi nhuận (doanh số


9


mua bao gồm cả doanh số sản xuất) và thể hiện cái nhìn sắc bén nhạy cảm
của những người làm công tác kinh doanh.
* Doanh số bán ra và tỷ lệ bán bán buôn, bán lẻ
Doanh số bán ra có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Xem xét doanh số bán và tỷ lệ giữa bán buôn, bán lẻ để
hiểu thực trạng của doanh nghiệp từ đó đưa ra một tỷ lệ tối ưu nhằm khai
thác hết thị trượng, đảm bảo lợi nhuận cao:
Tổng doanh bán của doanh nghiệp
Doanh số bán theo cơ cấu nhóm hàng.
Nhóm hàng có tỉ trọng lớn nhất [1]
1.2.3. Phân tích tình hình sử dụng phí
Hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp luôn gắn liền với thị trường
và cách ứng xử các yếu tố chi phí đầuvào, đầu ra nhằm đạt được mức tối đa
lợi tức trong kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng phí giúp cho doanh
nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi
phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi
phí để lập kế hoạch và ra các quyết định kinh doanh cho tương lai. Khi
phân tích các chỉ tiêu này cần chú ý phân tích, đánh giá, so sánh các yếu tố
sau:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính [1]
1.2.4. Chỉ tiêu đánh giá, phân tích về vốn
Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh nghiệp phải không ngừng nâng
cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó quản lý và sử dụng vốn
là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Qua phân tích sử
dụng vốn doanh nghiệp có thể khai thác tiềm năng sẵn có, biết mình đang ở

cung đoạn nào trong quá trình phát triển (thịnh vượng, suy thoái) hay đang

10


ở vị trí nào trong quá trình cạnh tranh với đơn vị khác, nhằm có biện pháp
tăng cường quản lý, ở đây phân tích các chỉ tiêu sau:
Kết cấu nguồn vốn
Tình hình phân bổ vốn
Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn [1]
Khả năng thanh toán:
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Tỷ số này đo lường khả
năng trả nợ ngắn hạn của công ty bawbgf các tài sản có thể chuyển đổi
trong thời gian ngắn nhất. Hệ số này phải lớn hơn 1. Hệ số này càng cao thì
khả năng thanh toán càng tốt tuy nhiên nếu quá cao sẽ làm giảm hiệu quả
hoạt động vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này đo lường khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản ngắn hạn có
tính thanh khoản cao [1]
1.2.5. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động
* Vòng quay hàng tồn kho:
Hệ số này phản ảnh hiệu quả quản lý hàng tồn kho. Số vòng quay
càng cao, chứng tỏ việc luân chuyển hàng tồn kho nhanh, giảm chi phí lưu
kho; nhưng nếu số vòng quay này quá lớn sẽ có thể xảy ra tình trạng thiếu
hàng cung ứng cho khách hàng, mất uy tín cho doanh nghiệp [1].
* Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển càng
nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp càng cần ít vốn và tỷ
suất lợi nhuận càng cao.
* Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:

Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời. Lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp Dược trong nền kinh tế
thị trường. Khi phân tích, đánh giá hoạt động doanh nghiệp Dược, chỉ tiêu

11


này đánh giá tổng hợp hiệu quả và chất lượng kinh doanh, giúp các nhà đầu
tư đánh giá mục đích đầu tư của mình có đat hay không.
Tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp thu được.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên một đồng vốn hoặc một đồng doanh
thu trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận [1].
1.3. Sơ lược lịch sử Công ty và lĩnh vực kinh doanh
1.3.1. Thông tin về Công ty
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y Tế Thanh Hóa
Tên giao dịch: Thanh Hoa Medical materials Pharmaceutical J.S.C;
Tên viết tắt: THEPHACO.
Trụ sở chính: Số 232 Trần Phú – P. Lam Sơn - Thành phố Thanh Hóa.
Điện thoại: 0373 852286

Fax: 0373 855209

Email:

Website: www.thephaco.com.vn

Tổng Giám Đốc Công ty: Phạm Thị Hồng

Công ty cổ phần Dược Vật tư Y Tế Thanh Hóa tiền thân là quốc
doanh Dược phẩm Thanh Hóa được thành lập ngày 10/4/1961, cổ phần hóa
từ ngày 01/12/2002 theo quyết định số 3664/QĐ-CT ngày 05/11/2002 của
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Vốn điều lệ: 67.930.410.000 VNĐ
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
+ Sản xuất các mặt hàng thuốc đông dược, tân dược. Kinh doanh
thuốc tân dược, cao đơn hoàn tán. Kinh doanh hóa chất dược dụng, hóa
chất xét nghiệm, mỹ phẩm. Kinh doanh sản xuất và sửa chữa thiết bị vật tư
y tế;

12


+ Kinh doanh thuốc thuốc nam, thuốc bắc. Kinh doanh nhập khẩu
thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thiết bị vật tư y tế;
+ Kinh doanh thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư dân dụng, văn phòng
phẩm, công nghệ phẩm;
+ Đầu tư hoạt động phòng khám Đa khoa - phòng mạch;
+ Sản xuất kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, sản xuất dinh
dưỡng, …[19].
a) Quá trình hình thành và phát triển công ty
- Ngày 10 tháng 4 năm 1961, thực hiện Quyết định số 760/TCCBQĐ của Ủy ban Hành chính Thanh Hóa “thống nhất các Công ty Dược
phẩm và Công ty thuốc Nam, thuốc Bắc thành lập Quốc doanh Dược
phẩm Thanh Hóa”.
- Ngày 4 tháng 1 năm 1963: nâng cấp xưởng sản xuất của Quốc doanh
Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa.
- Ngày 9 tháng 3 năm 1967: tách Xí nghiệp Dược phẩm từ Quốc
doanh Dược phẩm thành Xí nghiệp Dược phẩm Thanh Hóa.
- Ngày 16 tháng 5 năm 1976: UBND tỉnh quyết định tách Trạm thu

mua dược liệu thuộc Quốc doanh Dược phẩm để hình thành Công ty Dược
liệu và Công ty Dược phẩm.
- Năm 1979: nhập trở lại thành Công ty Dược Thanh Hóa.
- Ngày 7 tháng 5 năm 1997: hợp nhất Công ty Thiết bị Vật tư Y tế
với Công ty Dược Thanh Hóa thành Công ty Dược - Thiết bị Vật tư Y tế
Thanh Hóa.
- Ngày 20 tháng 1 năm 1998: hợp nhất Xí nghiệp Dược phẩm Thanh
Hóa và Công ty Dược - Thiết bị vật tư y tế thành Công ty Dược - Vật tư y
tế Thanh Hóa (THEPHACO).
- Ngày 01 - 01 - 2001: tách cửa hàng Thiết bị Vật tư Y tế cổ phần hóa
thành Công ty cổ phần Thiết bị vật tư Y tế Thanh Hóa.

13


- Ngày 01 tháng 12 năm 2002: cổ phần hóa Công ty Dược - Vật tư Y tế
Thanh Hóa thành Công ty cổ phần Dược - Vật tư Y tế Thanh Hóa tới nay [6].
b) Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
- Tầm nhìn: Xây dựng Thephaco trở thành Công ty sản xuất kinh
doanh Dược phẩm hàng đầu của Việt Nam và hướng tới thị trường Quốc tế.
- Sứ mệnh: Lao động chuyên nghiệp, năng động sáng tạo và hiệu quả.
Vì sự phát triển của Công ty và Đất nước. [6]
1.3.2. Vị thế của Thephaco trên thị trường dược phẩm Việt Nam
Công ty cổ phần Dược Vật tư Y tế Thanh Hóa là một trong những
công ty chuyên phân phối các sản phẩm dược và vật tư y tế, có mạng lưới
phân phối khá rộng lớn, gồm nhiều hệ thống hoạt động trong cả nước, có
khả năng đưa thuốc và các sản phẩm dụng cụ y tế đến tận giường bệnh, tiêu
thụ một lượng lớn hàng sản xuất trong nước, có thể coi là nhà phân phối
Dược phẩm và Vật tư y tế lớn của Miền Trung.
Những thành tích đã được ghi nhận: Danh hiệu “Anh hùng Lao động”,

Huân chương lao động Hạng Nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, cùng
nhiều giải thưởng cờ thi đua của các Ban, ngành trao tặng. Từ năm 2007
đến nay Công ty luôn nằm trong tốp 10 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
có doanh thu cao nhất ngành dược Việt Nam, tốp 500 doanh nghiệp cổ
phần có doanh thu lớn nhất và tốp 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp lớn nhất cả nước; là một trong 30 doanh nghiệp Dược cả
nước đạt danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt - 2014”; sản phẩm thuốc ống
uống bổ dưỡng Biofil của Công ty là một trong 62 sản phẩm thuốc đạt danh
hiệu “Ngôi sao thuốc Việt - 2014”; [7].
THEPHACO lấy chất lượng, uy tín làm mục tiêu phát triển, trở thành
một thương hiệu đáng tin cậy của mọi người, mọi cơ sở y tế. Công ty
không ngừng đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng chính sách thu
hút nhân lực chất lượng cao, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm có

14


giá trị, hiệu quả điều trị cao và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường. Công ty khẳng định trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng bình
quân hàng năm khoảng 15% và phấn đấu đến năm 2017, doanh thu sản
xuất công nghiệp sẽ đạt 500 tỷ đồng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu
của ngành Dược giai đoạn đến 2020 [7].
1.3.3. Tiềm lực về nguồn nhân lực
“Nhân lực là yếu tố quyết định mọi thành công” được coi là triết lý kinh
doanh của Thephaco. Với cốt lõi:
- Đoàn kết, trung thành;
- Tâm huyết với Công ty;
- Có trình độ cao;
- Năng động sáng tạo, chuyên nghiệp;
- Cùng vì mục tiêu phát triển bền vững của Công ty.

Tổng số CBCNV hiện có trong toàn công ty: 976. Trong đó:
+ Đại học và trên đại học: 245 (25,1%)
+ Cao đẳng và trung cấp: 599 (61,4%)
+ Dược tá và công nhân dược: 132 (13,5%) [8].
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

15


Hình 1.6. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Công ty CP Dược - VTYT Thanh Hóa
Hội đồng quản trị
Chủ tịch: Lường Văn Sơn

Ban Kiểm soát
Tổng Giám đốc điều hành

Trưởng ban: Nguyễn Văn Tuấn

CNKT. Phạm Thị Hồng

Phó Tổng Giám đốc
Phụ trách sản xuất
DSCK I. Khương Văn Nghi

Nhà máy SX
thuốc Tân dược
04-Quang trung

Phòng Kế hoạch


Nhà máy SX
thuốc Đông dược

KCN Tây bắc
ga
Xưởng Cơ Điện

Phó Tổng Giám đốc
Tổ chức - Nhân sự
DSCK I. Trịnh Đăng Hùng

Phó Tổng Giám Đốc
Phụ trách chất lượng
DSCK I. Lê Văn Ninh

Phòng
Đảm bảo CL

Phòng
KD - XNK

Phòng KHKD

Phòng
Kiểm tra CL

Phòng Tài vụ

Phòng

Marketing

Phòng
Tổ chức hành
chính

Ban Bảo Vệ

sản xuất
Kho Nguyên
liệu – bao bì

Phòng
Nghiên Cứu - PT

16

Ban thi đua
khen thưởng

Ban Thanh tra

36 Chi nhánh KD
+ 01 công ty con

Kho thành phẩm

Ban Xây dựng
cơ bản



1.3.4. Hệ thống phân phối
Hiện nay, Thephaco có hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc
đạt chuẩn “GDP”. Gồm 32 chi nhánh ở các huyện thị trong tỉnh, 4 chi
nhánh ngoại tỉnh tại Hà Nội, Hải Phòng , Hồ Chí Minh, Miền Trung, 2
trung tâm bán buôn, 1 phòng khám đa khoa, nhiều đại lý trên toàn quốc và
một Công ty TNHH MTV DƯỢC – HỦA PHĂN tại Tỉnh Hủa Phăn nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong chiến lược phát triển thị trường
của Công ty, kết hợp với chiến lược phát triển thị trường nội tỉnh, ngoại
tỉnh và khu vực, việc chiếm lĩnh thị trường quốc tế đó là chiến lược bao
gồm các mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, trên cơ sở tăng thị phần
trong nước, từng bước khai thác thị trường khu vực và quốc tế [9].

17


×