Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Phóng sự Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng: (Qua cái nhìn đối sánh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (622.8 KB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ THU LAN

PHÓNG SỰ NGÔ TẤT TỐ VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG
(QUA CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN


2

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG THỊ THU LAN

PHÓNG SỰ NGÔ TẤT TỐ VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG
(QUA CÁI NHÌN ĐỐI SÁNH)

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. ĐINH TRÍ DŨNG


4

NGHỆ AN - 2014


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát..............................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................8
6. Đóng góp của luận văn.............................................................................................8
7. Cấu trúc luận văn......................................................................................................8
Chương
PHÓNG

1
SỰ

NGÔ

TẤT

TỐ






TRỌNG

PHỤNG

TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930-1945................9
1.1. Một số vấn đề về thể loại phóng sự.......................................................................9
1.1.1. Về khái niệm phóng sự...................................................................................9
1.1.2. Đặc trưng của thể loại phóng sự...................................................................12
1.2. Tổng quan về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945.....................................17
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự........................................17
1.2.2. Bức tranh chung về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945...................21
1.3. Vai trò của phóng sự Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đối với phóng sự Việt
Nam giai đoạn 1930-1945...........................................................................................26
1.3.1. Ngô Tất Tố - Cây bút phóng sự bậc thầy .....................................................26
1.3.2. Vũ Trọng Phụng - “ông vua phóng sự đất Bắc” ..........................................31
Chương
PHÓNG

2
SỰ

NGÔ

TẤT

TỐ






TRỌNG

PHỤNG

-

NHỮNG NÉT TƯƠNG ĐỒNG.....................................................................................36
2.1. Tương đồng ở phương diện nội dung..................................................................36
2.1.1. Quan tâm đến những vấn đề xã hội nóng bỏng............................................36
2.1.2. Tiếp cận hiện thực từ mặt trái của xã hội .....................................................48
2.1.3. Cảm hứng phê phán, tố cáo mãnh liệt...........................................................55
2.2. Tương đồng ở phương diện hình thức nghệ thuật................................................62


6
2.2.1. Xu hướng tiểu thuyết hóa..............................................................................63
2.2.2. Sử dụng chi tiết điển hình ............................................................................70
Chương
PHÓNG

3
SỰ

NGÔ

TẤT


TỐ





TRỌNG

PHỤNG

-

NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT...........................................................................................75
3.1. Những khác biệt về nội dung...............................................................................75
3.1.1. Về đề tài........................................................................................................75
3.1.2. Về nhân vật...................................................................................................90
3.2. Những khác biệt về hình thức nghệ thuật..........................................................105
3.2.1. Về kết cấu...................................................................................................105
3.2.2. Về giọng điệu..............................................................................................112
3.2.3. Về ngôn ngữ................................................................................................118
KẾT LUẬN...................................................................................................................126

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................130


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chứng kiến sự xuất hiện

nở rộ của rất nhiều thể loại văn học, góp phần “hoàn tất quá trình hiện đại
hóa” và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học dân tộc. Trong
đó thể loại phóng sự mặc dù xuất hiện sau nhưng đã gặt hái được nhiều thành
công trên cả phương diện nội dung, hình thức nghệ thuật và đã xác định được
một vị trí vững vàng trong các thể loại văn học. Tiêu biểu hơn cả trong bức
tranh chung của phóng sự Việt Nam 1930-1945 là hai nhà văn Ngô Tất Tố và
Vũ Trọng Phụng. Đây là hai tác giả có nhiều thiên phóng sự nổi tiếng, chứa
đựng một hiện thực mang tầm khái quát cao và có giá trị nghệ thuật sâu sắc.
Vì vậy, nghiên cứu phóng sự Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng qua cái nhìn đối
sánh là cần thiết để có được cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về thể loại
phóng sự nói riêng và về một giai đoạn văn học sôi động của nước nhà nói
chung.
1.2. Ngô Tất Tố (1893-1954) là một tài năng lớn, đa dạng. Tài năng
của ông bộc lộ trên nhiều phương diện: sáng tác, khảo cứu, dịch thuật... Suốt
ba thập kỷ cầm bút ông đã để lại một sự nghiệp văn học với nhiều thể loại:
tiểu thuyết, phóng sự, truyện ký, truyện lịch sử, tiểu phẩm báo chí, dịch thuật,
khảo cứu... Ở thể loại phóng sự, Ngô Tất Tố được xem là một cây bút bậc
thầy với nhiều thiên phóng sự thể hiện những trải nghiệm sâu sắc về nông
thôn và người nông dân Việt Nam.
Khi những tác phẩm đầu tiên của Vũ Trọng Phụng đăng tải trên văn đàn,
nhà văn này đã trở thành tâm điểm của dư luận. Tuy tuổi đời và tuổi nghề ngắn
ngủi, song Vũ Trọng Phụng đã khẳng định được tài năng và bản lĩnh nghệ thuật
của mình qua nhiều tác phẩm tiêu biểu ở các thể loại khác nhau: truyện ngắn,
phóng sự, kịch... Riêng ở thể loại phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng
khẳng định được vị trí hàng đầu và được suy tôn là “ông vua phóng sự đất Bắc”.
Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng là hai nhà văn lớn, hai cây bút phóng
sự xuất sắc, có những đóng góp thực sự có giá trị cho sự phát triển của thể


2

loại này. Tác phẩm của họ đã được nghiên cứu trên các bình diện khác nhau
và đã được đánh giá thoả đáng. Tuy nhiên, khi tìm hiểu phóng sự của Ngô Tất
Tố và Vũ Trọng Phụng trong sự đối sánh (cả phương diện nội dung lẫn hình
thức nghệ thuật), chúng tôi nhận thấy có những sự tương đồng khá thú vị
cũng như nhận thấy sự khác biệt với những nét độc đáo riêng. Đây là lí do
thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài này để hiểu sâu hơn nét riêng độc đáo
trong phong cách phóng sự của hai ông, đồng thời có cái nhìn toàn diện hơn
về tài năng nghệ thuật của hai nhà văn.
1.3. Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng là những tác giả không chỉ được
nghiên cứu ở chương trình bậc đại học mà còn có mặt trong chương trình Ngữ
văn phổ thông, kể cả trung học cơ sở và trung học phổ thông. Do vậy, việc
nghiên cứu sâu hơn về Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng là điều hết sức cần
thiết, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy.
2. Lịch sử vấn đề
Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng là những nhà văn lớn. Sự nghiệp văn
học của hai cây bút này là đề tài cho rất nhiều công trình nghiên cứu đa dạng,
phong phú, xuất phát từ nhiều điểm nhìn, nhiều phương pháp, chú ý đến nhiều
phương diện khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dưới
đây chúng tôi chỉ giới hạn trong việc điểm lại những bài viết đề cập đến thể
loại phóng sự của hai tác giả.
2.1. Lịch sử nghiên cứu về phóng sự của Ngô Tất Tố
Cao Đắc Điểm, trong Góp phân hoàn thiện chân dung Ngô Tất Tố đăng
trên Tạp chí Văn học số 6 năm 2003 đã thống kê từ trước cho tới nay có trên 150
công trình, nhiều cuốn sách, luận án, luận văn nghiên cứu về thân thế và sự
nghiệp của Ngô Tât Tố. Điều đó khẳng định chỗ đứng của Ngô Tất Tố cũng như
sự quan tâm của giới nghiên cứu dành cho ông.
Nghiên cứu về thể loại phóng sự của Ngô Tất Tố tuy chưa nhiều
nhưng cũng đã có một số thành tựu đáng kể. Các nhà nghiên cứu đã từng
bước đi đến khẳng định các giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm.
Khi hai tập phóng sự Tập án cái đình và Việc làng đăng đàn, Vũ Ngọc

Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1938-1940) đã dành cho Ngô Tất Tố một


3
vị trí vẻ vang. Ông gọi Ngô Tất Tố là “một tay kỳ cựu trong làng văn, làng
báo Việt Nam” và nhấn mạnh: “Ngô Tất Tố là một nhà nho mà viết được
những thiên phóng sự và những thiên tiểu thuyết theo nghệ thuật Tây phương
và ông đã viết bằng một ngòi bút đanh thép, làm cho phái tân học phải khen
ngợi”. Đồng thời Vũ Ngọc Phan cũng đã đánh giá Ngô Tất Tố là nhà văn
chuyên sâu về đề tài nông thôn, am hiểu sâu sắc cuộc sống và phong tục làng
quê. Ông phân tích và khẳng định tác phẩm Việc làng: “Tập phóng sự về dân
quê này là một tập phóng sự rất đầy đủ về việc làng” [20,324].
Trên tạp chí Văn nghệ số 8 năm 1958, Bùi Huy Phồn trong bài viết
Đọc lại Việc làng của Ngô Tất Tố đã khẳng định đóng góp lớn nhất của tập
phóng sự này là đã phản ánh được một cách chân thực đời sống của người dân
quê, những nỗi thống khổ về tinh thần mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy
được. Từ xưa đến nay người ta chỉ thấy người nông dân bị bóc lột về kinh tế,
áp bức về chính trị, ít ai thấy được người nông dân còn khốn khổ bởi “hàng
trăm thứ hủ tục trói buộc, đè nén họ hàng vạn năm” [20,334]. Cũng trong bài
viết này, Bùi Huy Phồn cũng có những đánh giá khách quan về Ngô Tất Tố qua
phóng sự Việc làng. Ông cho rằng lập trường giai cấp của Ngô Tất Tố còn mơ
hồ cho nên còn một số hạn chế nhỏ trong Việc làng và những thiếu sót này
cũng không lấy gì làm lạ vì Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nhà nho. Song giá
trị của Việc làng vẫn là căn bản, đặc biệt là giá trị hiện thực của tác phẩm.
Năm 1962, trên tạp chí Văn nghệ số 61, Nguyễn Đức Bính khi bàn về
con người và văn chương của Ngô Tất Tố có đề cập đến phóng sự Việc Làng.
Nguyễn Đức Bính tiết lộ: “Quyển Việc làng ra đời năm 1940. Nhưng có thể
tác giả đã nhẩm từ lâu, trong những buổi nhàn đàm với anh em ở tòa soạn tờ
báo Hàng Da”. Ông còn cho rằng: “Nếu có ai cho rằng đó là một tập văn kí sự
ghi lại những tệ tục ở nông thôn thì thật chưa hiểu được dụng ý của người

viết. Mặc dù lời văn có khi nặng tính chất khách quan của kẻ quan sát hiện
thực, nhưng nên tìm ở trong đó một tấm lòng thay cho nhiểu tấm lòng”. Ở
đây, Nguyễn Đức Bính đã đánh giá giá trị nội dung của Việc làng trên cả hai
phương diện: giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
Viết về phóng sự Việc làng, Nguyễn Đức Đàn và Phan Cư Đệ cho
rằng: “Việc làng nghiêm khắc lên án các hủ tục ở hương thôn, lên án tình trạng


4
bọn địa chủ, cường hào lợi dụng hủ tục để áp bức bóc lột nông dân, phơi bày
cuộc sống khổ cực, đen tối của quần chúng sau lũy tre làng”. Các tác giả đi đến
khẳng định: “Ngô Tất Tố vốn xuất thân nho học. Nhưng đối với một thể loại
mới mẻ như thể loại phóng sự, Ngô Tất Tố đã không tỏ vẻ bỡ ngỡ chút nào.
Trái lại ngòi bút của ông khi nào cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ
cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc. Việc làng đã góp phần làm cho tên tuổi của
Ngô Tất Tố càng có thêm uy tín trong làng văn Việt Nam” [20, 347].
Trong Lịch sử văn học Việt Nam tập 5 (1930-1945), xuất bản tại Hà
Nội năm 1973, Nguyễn Đăng Mạnh khi phê bình Việc làng đã phân tích một
số đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của thiên phóng sự này và nhận ra ở
Ngô Tất Tố có một lòng thương cảm sâu sắc đối với người nông dân. “Càng cảm
thông với người nông dân bao nhiêu, Ngô Tất Tố lạ càng căm ghét bọn cường
hào địa chủ bấy nhiêu”. Về nghệ thuật, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: Cả tập
phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố tuy quanh đi, quẩn lại chủ yếu là nạn xôi
thịt, nhưng với lối kể chuyện linh hoạt, người đọc không thấy đơn điệu” và nhấn
mạnh: “Việc làng có khuynh hướng đi gần với lối viết truyện ngắn”.
Trong bài viết Ngô Tất Tố, nhà báo, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh
khẳng định: “Ngòi bút châm biếm, đả kích của Ngô Tất Tố rất sắc sảo, lời
buộc tội của ông đanh thép, triệt để, dứt khoát” [20,412].
Trần Thị Phương Lan khi đi vào nghiên cứu Ngôn ngữ trong tác phẩm Ngô
Tất Tố, đã cho rằng: “Đó là ngôn ngữ chính xác, giàu chất luận lý và hình tượng

sinh động” tất cả tạo nên nét riêng, sức hấp dẫn và giá trị cho các tác phẩm [ 22].
Khi khẳng định những đóng góp của Ngô Tất Tố về phương diện nghệ
thuật ở thể loại phóng sự, Luận văn thạc sĩ Đóng góp của phóng sự và tiểu
phẩm Ngô Tất Tố đối với văn học Việt Nam 1930-1945 của Phan Thị Mỹ
Hạnh đã nhấn mạnh: “Trong phóng sự của Ngô Tất Tố, người đọc được
thưởng thức một lối trần thuật sắc bén và hấp dẫn, một nghệ thuật kết cấu
giản dị, chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu chất văn” [18,98].
Qua những gì mà chúng tôi đã điểm lại trên đây, có thể thấy phóng sự
của Ngô Tất Tố đã có một bề dày nghiên cứu nhất định. Tuy nhiên, các bài
viết chỉ xoay quanh phóng sự Việc làng còn Tập án cái đình chỉ được nói


5
chung chung. Hơn nữa, chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu về
phóng sự Ngô Tất Tố trên cơ sở đối sánh thể loại để làm nổi bật được giá trị
đặc sắc riêng của nó. Có thể xem đây là lối ngỏ để chúng tôi tiếp tục tìm hiểu
sâu về vấn đề này.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Có lẽ ít có nhà văn hiện đại nào mà sự nghiệp văn học lại thu hút được sự
quan tâm của độc giả nhiều thế hệ như Vũ Trọng Phụng. Và cũng ít có nhà văn
nào mà sự đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và của người đọc lại phong phú
và khác biệt như nhà văn họ Vũ. Nguyễn Quang Trung, trong sách Tiếng cười Vũ
Trọng Phụng, xuất bản năm 2002 đã thống kê có hơn hai trăm bài tiểu luận văn
học cùng nhiều cuốn sách chuyên đề, luận văn, luận án… nghiên cứu về Vũ
Trọng Phụng. Thể loại phóng sự trong sáng tác của nhà văn cũng trở thành đối
tượng tìm hiểu của không ít công trình, bài viết.
Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Vũ Trọng Phụng, ông vua phóng
sự đã có những dánh giá tổng quát về tài năng của Vũ Trọng Phụng ở thể loại
sở trường - phóng sự: “Vũ Trọng Phụng dường như sinh ra là để viết phóng
sự (…). Nhiều chương ông viết thật tài năng như chiếu lên trước mắt người

đọc những đoạn phim vừa có giá trị tư liệu, vừa có giá trị nghệ thuật, đặc biệt
là những đoạn đối thoại trực tiếp đầy kịch tính bằng ngôn ngữ và giọng điệu
“nghề nghiệp” [38, 20],
Trong lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh
cũng đã có những đánh giá chân xác về phong cách, giá trị văn chương và quá
trình chuyển biến trong tư tưởng của Vũ Trọng Phụng ở ba giai đoạn sáng tác,
đồng thời bày tỏ sự “nâng niu” đối với những thiên phóng sự của Thiên Hư
bởi chúng có “giá trị phê phán xã hội mạnh mẽ”, “góc cạnh, sắc sảo rất Vũ
Trọng Phụng” [29]. Đồng thời nhà nghiên cứu tỏ ra rất tâm đắc với chất bi hài
của Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Cạm bẫy người…Theo ông,
Vũ Trọng Phụng “có lối kể chuyện thật là hóm hỉnh và có duyên như tiếng
cười vừa dứt, dư vị để lại sao mà cay đắng chua chát”.
Khi bàn về nghệ thuật trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng, chúng ta không
thể không nhắc đến ý kiến tâm huyết của Nguyễn Hoài Thanh và Lê Dục Tú.


6
Trong số những người tìm hiểu về phóng sự của Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Hoài Thanh có lẽ là người có nhiều bài nghiên cứu nhất, đề cập đến
vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau. Ông đi sâu vào nghiên cứu nghệ thuật
tiếp cận hiện thực trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng và đã phân tích nó ở
góc độ cơ cấu tổ chức, góc độ nghề nghiệp, kỹ thuật, và một vài điểm nhìn
khác. Từ đó, ông đi đến kết luận: chính sự sáng tạo trong phương thức tiếp cận
hiện thực của Vũ Trọng Phụng đã làm cho “vấn đề nổi bật và sâu sắc hơn”.
Nguyễn Hoài Thanh đã tìm hiểu khá kĩ chất khẩu ngữ trong lời văn
phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Theo ông, sở dĩ các thiên phóng sự của Vũ
Trọng Phụng luôn mới mẻ bởi ngoài việc hướng ống kính vào những đối
tượng có tính thời sự lâu dài, còn do ông “đã viết phóng sự bằng một thứ
ngôn ngữ của đời sống, trong đó chất khẩu ngữ nổi lên như một yếu tố cơ bản
của lời văn nghệ thuật”. Quan sát thế giới nhân vật trong phóng sự Vũ Trọng

Phụng, Nguyễn Hoài Thanh xác định thêm nhân tố quyết định cách dùng
ngôn ngữ của nhà văn trong việc tái hiện thực tại đời sống phức tạp, xô bồ.
Lê Dục Tú trong bài viết Ký Việt Nam 1900 - 1945, có điểm gặp gỡ
với Hoài Thanh khi chỉ ra cách tiếp cận hiện thực rất đa dạng trong phóng sự
Vũ Trọng Phụng: “Lúc thì nhìn từ phía bên trong (Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây),
lúc lại nhìn từ phía sau - từ phía “cổng hậu” (Cơm thầy cơm cô), lúc thì nhìn
trên diện rộng (Một huyện ăn Tết) [11,391].
Trong cuốn Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ Trọng Phụng, Hồ
Thế Hà có bài viết tìm hiểu đặc điểm không gian nghệ thuật trong phóng sự
của Vũ Trọng Phụng. Dưới góc nhìn thi pháp học, tác giả bài viết đề cập đến
một số vấn đề có liên quan trong đó có vấn đề nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
của nhà phóng sự tài năng này [71].
Đề cập đến ngôn ngữ trong phóng sự của Thiên Hư, bài bình luận của
Tôn Thảo Miên hay luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Phượng, Trần Đăng Thao
có thể xem là những nhận định rất đáng tham khảo. Bài viết của tác giả Tôn
Thảo Miên trong Vũ Trọng Phụng toàn tập (tập 1) đã khái quát về văn nghiệp
của Vũ Trọng Phụng, trong đó nhấn mạnh đóng góp của nhà văn trên bình
diện ngôn ngữ: “Ông là một trong những nhà văn góp phần đáng kể vào việc
hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ” [47,36].


7
Trong luận án tiến sĩ Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong
phóng sự và tiểu thuyết, Nguyễn Văn Phượng đã đi sâu khảo sát và gọi tên
được những lớp ngôn từ đặc biệt trong phóng sự của Thiên Hư: ngôn từ giễu
nhại; phản lãng mạn; ngôn từ dục tính và đặc tả thân xác; ngôn từ cường điệu,
phóng đại để hủy diệt, triệt hạ; ngôn từ đối thoại cá thể hóa, độc thoại nội tâm
và phức điệu [52].
Trên đây, chúng tôi đã điểm lại những công trình nghiên cứu, những
bài viết về phóng sự của hai nhà văn Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng. Có thể

chưa bao quát được đầy đủ nhưng qua đó cũng thấy được các công trình về
thể loại này của hai nhà văn là khá phong phú, đa dạng, với những ý kiến
đóng góp xác đáng. Song hầu hết các bài chỉ viết riêng về từng tác giả và
thường chỉ phân tích một số khía cạnh cơ bản. Theo chúng tôi, để làm nổi bật
được phong cách nghệ thuật của hai nhà văn ở thể loại phóng sự thì việc
nghiên cứu phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng trong quan hệ đối
sánh một cách toàn diện, trực tiếp sẽ là một công việc cần thiết và thú vị.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là Phóng sự của Ngô Tất
Tố và Vũ Trọng Phụng (qua cái nhìn đối sánh).
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát
những phóng sự tiêu biểu của hai tác giả Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, cụ
thể là:
* Phóng sự của Ngô Tất Tố:
- Tập phóng sự: Việc làng.
- Tập phóng sự: Tập án cái đình.
* Phóng sự của Vũ Trọng Phụng:
- Phóng sự: Cạm bẫy người.
- Phóng sự: Kỹ nghệ lấy Tây.
- Phóng sư: Cơm thầy, cơm cô.
- Phóng sự: Một huyện ăn Tết.
- Phóng sự: Lục sì


8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhận diện những nét tương đồng về nội dung và hình thức nghệ
thuật trong phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng.

4.2. Nhận diện, đối sánh những nét khác biệt trong thể loại phóng sự
của hai nhà văn, từ đó khẳng định những đóng góp quan trọng của Ngô Tất
Tố và Vũ Trọng Phụng cho sự phát triển của thể loại phóng sự nói riêng và
văn học Việt Nam nói chung.
4.1. Chỉ ra vị trí của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng trong bức tranh
chung của phóng sự văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương
pháp sau:
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống
- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình thể hiện cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống về
phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, làm sáng rõ những điểm tương
đồng và khác biệt, những đóng góp riêng độc đáo của mỗi nhà văn đối với sự
phát triển của thể loại phóng nói riêng và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 –
1945 nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cho việc dạy học
phóng sự trong nhà trường.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng trong bức
tranh chung của phóng sự Việt Nam 1930-1945
Chương 2. Phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng - Những nét
tương đồng
Chương 3. Phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng - Những nét
khác biệt



9
Chương 1
PHÓNG SỰ NGÔ TẤT TỐ VÀ VŨ TRỌNG PHỤNG
TRONG BỨC TRANH CHUNG CỦA PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930-1945
1.1. Một số vấn đề về thể loại phóng sự
1.1.1. Về khái niệm phóng sự
Phóng sự là một thể loại đặc biệt của văn học và báo chí. Nó là một thể
loại nằm trong loại hình văn xuôi tự sự song lại là tên gọi chung cho một
nhóm thể tài có tính giao thoa giữa báo chí và văn học, có khả năng thông tin
về người thực, việc thực những sự kiện nóng hổi được chuyển tải trong những
trang viết đầy lí lẽ và cảm xúc thẫm mỹ.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, phóng sự ra đời từ rất sớm, khoảng thế kỷ
XVI và xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí phương Tây. Khi mới ra đời, chức
năng đầu tiên của phóng sự là phương tiện truyền thông, mang tính chất thông
tin rất đơn giản về các sự kiện, hiện tượng, nhiều khi nó chỉ là “sự mô tả,
tường thuật một cuộc họp quốc hội” như quan niệm của người Mỹ.
Tuy nhiên, từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) với những
biến động mạnh mẽ và sâu sắc của hoàn cảnh xã hội, phóng sự mới thực sự
phát triển mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu - Mỹ. Nó đã có một
bước tiến dài khi bỏ qua thời kỳ đơn giản, ấu trĩ, chỉ phản ánh các thông tin
thời sự để vươn tới những trang viết không chỉ bao quát một hiện thực xã rộng
lớn mà còn được thể hiện bằng những hình thức biểu đạt phong phú. Nó đã trở
thành một kênh tư liệu giàu thông tin đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công
chúng báo chí và của cả xã hội. Sự ra đời của phóng sự được đánh dấu bằng
một loạt các tác phẩm ưu tú như: Mười ngày rung chuyển thế giới của Giôn
Rít, Vượt qua núi Anpơ của Hali Bớctơn; Viết dưới giá treo cổ của Giuliut
Phuxích…
Mặc dù đến nay, trải qua gần một thế kỷ phát triển, thể loại phóng sự
đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Song dầu sao, phóng sự vẫn còn là thể
loại hết sức trẻ trung đang tiếp tục được phát triển từng bước. Lí luận về thể

loại này cũng đang được từng bước bổ sung, hoàn thiện. Do vậy, đến nay khái


10
niệm về thể loại phóng sự vẫn chưa được thống nhất, vẫn chưa có một định
nghĩa chuẩn mực mà còn song song tồn tại nhiều quan điểm khác nhau.
Theo tác phẩm Phóng sự báo chí (Nxb Lí luận chính trị) thuật ngữ
phóng sự theo tiếng La tinh là Reportage, có nghĩa là thông báo một tin mới,
một chuyến đi, một sự việc gì đó. Người Nga dùng từ “penota” là tường trình
tỉ mỉ, sâu sắc về sự việc. Người Trung Quốc quan niệm về phóng sự hết sức
rộng rãi với các từ: ký sự thông tấn, phỏng vấn ký, trát ký và báo cáo văn học.
Như vậy với việc sử dụng rộng rãi thuật ngữ Reprtage để chỉ một loại hình
báo chí mới ra đời - thể loại phóng sự và bản thân thể loại phóng sự đã bộc lộ
tính chất nổi bật là người thư ký của thời đại.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về thể loại phóng sự song nhìn
chung có hai xu hướng cơ bản:
Xu hướng thứ nhất quan niệm: phóng sự là kể lại một câu chuyện có
thật một cách ngắn gọn, chính xác. Các chi tiết tập trung trả lời các câu hỏi: Cái
gì? Xảy ra ở đâu? Xảy ra như thế nào? Có liên quan hoặc ảnh hưởng đến ai?
Tại sao lại xảy ra? Xu hướng này chủ yếu quan tâm đến lượng thông tin trong
bài phóng sự. Việc bộc lộ cái “tôi” trong bài với tư cách là một nhân chứng lịch
sử để bình luận, lí giải thêm là không cần thiết. Theo xu hướng này, nhà văn,
nhà báo Mark Twain nhấn mạnh “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép máy móc
đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo”.
Xu hướng thứ hai cho rằng: Phóng sự là một loại báo chí tổng hợp, kế
thừa phong cách sáng tạo của tất cả các thể loại báo chí khác (tin, phỏng vấn,
điều tra) và cả văn học. Chính vì vậy những bài phóng sự theo xu hướng này
vừa có khả năng phản ánh những sự kiện và hiện tượng nổi bật của thời cuộc
vừa có khả năng đem đến cho công chúng những cảm xúc thẩm mỹ từ cái hay,
cái đẹp của cuộc sống và con người cụ thể qua cái “tôi” trần thuật của tác giả.

Ở Việt Nam, phóng sự chỉ mới thực sự phát triển từ thập niên 30 của
thế kỷ XX cùng với sự phát triển của báo chí và công nghệ in ấn, song nó đã
nhanh chóng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Từ thực tiễn sáng tác và nghiên
cứu, các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu ở nước ta đã đưa ra nhiều quan
niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về thể loại này.


11
Ngay từ những năm 30 của thế kỷ XX, Vũ Trọng Phụng, người trực
tiếp viết phóng sự lúc đó đã có quan niệm: “Phóng sự là một thiên chuyện kể
với cơ sở là những điều mà nhà báo từng mắt thấy tai nghe, trừ khi là một
thiên “phóng sự trong buồng”, nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa
biết bằng tai, bằng mắt. Tôi hết sức tránh cái phóng sự như vậy” [39]. Điều đó
cho thấy Vũ Trọng Phụng rất coi trọng tính chân thực của phóng sự. Hiện
thực được phản ánh trong phóng sự theo ông, phải do chính nhà văn thể
nghiệm tìm tòi, hóa thân vào nó và mô tả lại một cách chân thực sinh động
khiến cho người đọc cảm thấy như mình đang được chứng kiến sự việc từ
đầu đến cuối. Quan niệm này đã được nhà văn Ngô Tất Tố vận dụng một
cách triệt để, khi ông viết phóng sự bằng những cuộc điều tra công phu, tỉ
mỉ về những người thật, việc thật, những điều mà ông mắt thấy tai nghe để
cho ra đời những trang phóng sự giàu giá trị nhất.
Hà Minh Đức khi so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa phóng sự và
ký sự, đã khẳng định: “Phóng sự đòi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự được
viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm”
[17,229]. Phương Lựu nhấn mạnh tính chất chính luận của phóng sự. Ông cho
rằng: “Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực dồi dào, nóng hổi”(…)
nội dung phóng sự thiên về vấn đề người ta muốn đề xuất và giải quyết.
Phóng sự do đó vẫn là người thật việc thật, nhưng có màu sắc chính luận”
[54,298]. Trong cuốn Kí báo chí, Nguyễn Đức Dũng nêu ra một định nghĩa về
báo chí: “Phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và báo chí có khả năng trình

bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá
trình phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực đó thông qua cái tôi
trần thuật vừa tỉnh táo, vừa lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn
học” [8,60]
Như vậy, mặc dù các nhà nghiên cứu đã có nỗ lực trong việc xác
định một khái niệm phóng sự song thực tế cho đến nay chúng ta vẫn chưa
đạt đến sự thống nhất một cách hiểu. Tạm thời, chúng tôi đồng tình với sự


12
lí giải của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển
thuật ngữ văn học. Theo các tác giả này, phóng sự được hiểu là một thể
thuộc loại hình ký”, “nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một
vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và
có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay toàn xã hội”[18,171]
1.1.2. Đặc trưng của thể loại phóng sự
Trong sáng tác cũng như tiếp nhận, việc tìm hiểu và nắm bắt được đặc
trưng của thể loại là một yêu cầu cần thiết có tính chất tiền đề quan trọng. Với
thể loại phóng sự, sở dĩ nó tồn tại thành một thể loại độc lập bên cạnh các thể
loại văn học khác là bởi nó mang những đặc trưng có tính đặc thù. Việc tìm
hiểu những đặc trưng của thể loại phóng sự sẽ giúp người sáng tác chủ động
phát huy những sức mạnh, ưu thế của nó để tạo ra những trang viết giàu giá
trị, phản ánh một cách chính xác, kịp thời hiện thực xã hội phức tạp, đa dạng.
Tùy vào quan niệm, góc nhìn, ta có thể nói đến nhiều đặc trưng của phóng sự.
Trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ xin lứu ý đến mấy nét đặc trưng
sau.
1.1.2.1. Tính chân thực
Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong
cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, tính chân thực là khái niệm để chỉ “phẩm
chất tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn học, thể hiện ở sự phù hợp sinh

động giữa sự phản ánh của văn học với đối tượng của nó, ở sự thống nhất
giữa chân lí nghệ thuật và chân lí đời sống, giữa sự sáng tạo nghệ thuật với tất
yếu lịch sử” [18,232]. Như vậy có thể hiểu “thước đo” tính chân thật- một
phẩm chất của tác phẩm văn học là sự khám phá được những nét bản chất
cũng như quy luật phát triển của thực tại đời sống.
Là một thể loại của ký văn học, tính chất thật của vấn đề được phản ánh
là yêu cầu có tính bắt buộc, là “sứ mệnh” của phóng sự. Nhấn mạnh điều này,
tác giả Hoàng Ngọc Hiến trong cuốn Năm bài giảng về thể loại khẳng định:
“Về mặt truyền đạt sự kiện, kí đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác”. Tính xác
thực hể hiện ở chỗ đối tượng phản ánh của phóng sự bao giờ cũng là người
thật, việc thật, có địa chỉ cụ thể. Ở phương Tây, nội dung phản ánh trong


13
phóng sự đã dược đúc kết thành công thức 6W: What - cái gì đã xảy ra?;
Where - xảy ra ở đâu?; When - xảy ra bao giờ?; Who - xảy ra với ai?; Which xảy ra thế nào?; Why - tại sao lại xảy ra?. Sức thuyết phục của một tác phẩm
chính là những sự kiện chứa đựng “cái lõi thực” (chữ dùng của nhà nghiên
cứu Hoàng Ngọc Hiến).
Đến với phóng sự người ta có thể nhận thức rõ cốt lõi của vấn đề, bản
chất của sự việc, hiện tượng mà tác giả đang trình bày trước công luận. Mục
đích của phóng sự không chỉ là cung cấp cho người đọc những thông tin
phong phú, đầy đủ, chính xác nhờ tái hiện đời sống một cách có bề dày, chiều
sâu với những “sự thật xác thực, dồi dào, nóng hổi” (Phương Lựu) mà cao
hơn là làm thay đổi nhận thức của người đọc về đối tượng phản ánh và kêu
gọi cách giải quyết cụ thể.
Chính vì đặc trưng này của phóng sự, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã
viết: “Ở các nước, người ta thường căn cứ vào những thiên phóng sự có giá trị
để định lại pháp luật, sửa đổi hình phạt, cải tạo xã hội. Những thiên phóng sự
xứng đáng với cái tên của nó đều có cái chức vụ giúp cho người đời sự đào
thải và cải cách. Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh

vực lẽ phải, bênh vực sự công bình” [45, 505].
1.1.2.2. Tính thời sự
Nói đến tính thời sự là nói đến sự cập nhật và tính chất nóng hổi của
thông tin. Đây là một trong những đặc trưng quan trọng, không thể thiếu làm
nên tính khu biệt của thể loại phóng sự để phân biệt nó với các thể loại văn
học nói chung và các loại ký văn học nói riêng như; bút ký, tùy bút, hồi ký, ký
sự... Chính vì vậy, hiện thực được phản ánh trong phóng sự là những vấn đề
đang xảy ra, của bây giờ, của ngày hôm nay, nóng hổi, tươi mới đang thu hút
sự chú ý, quan tâm của dư luận và xã hội. Với tính chất cơ động, linh hoạt
phóng sự có khả năng tiếp cận nhanh, nắm bắt và phản ánh đối tượng rất kịp
thời có thể theo cùng một nhịp vận động và phát triển của câu chuyện.
Tính thời sự của phóng sự thường đi liền với tính bức xúc của vấn đề.
Đối tượng được phản ánh trong phóng sự không phải là những hiện thực đơn
thuần, “nhàn nhạt” đã xảy ra truớc đó hoặc đơn lẻ mà là những hiện thực nổi


14
cộm, có vấn đề, hiện thực chứa đựng những mâu thuẫn nổi bật trong xã hội.
Do đó phóng sự không chỉ đưa tin, phản ánh những gì đang xảy ra mà trong
một phạm vi nhất định đưa ra được những kiến giải, những phương án trả lời
trước các vấn đề hiện thực.
Những thiên phóng sự nổi tiếng của như: Lục xì, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm
thầy, cơm cô... của Vũ Trọng Phụng, Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố
là những minh chứng sống động cho tính chất thời sự của thể loại phóng sự khi
nó làm sống dậy các vấn đề nhức nhối, nóng hổi của xã hội thực dân nửa phong
kiến đương thời. Đó là nạn mại dâm, hình thức đĩ điếm nấp dưới vỏ bọc lấy
chồng Tây, là cuộc sống bi thảm của những kiếp tôi đòi nơi thành thị, là những
hủ tục tệ hại ở thôn quê... Ở các tác phẩm này ta thấy các tác giả không chỉ
“xoáy” sâu và những vấn đề nổi bật, những “ung nhọt” của xã hội với cách đánh
giá chính xác có chiều sâu mà còn tổng hợp và khái quát, đụng chạm đến những

vấn đề có tính quy luật, tính thời đại, tạo nên sức sống trường tồn cho tác phẩm.
1.1.2.3. Tính nghệ thuật
Là một thể loại nằm giữa “lằn ranh” của báo chí và văn học, thể loại
phóng sự, bên cạnh việc mang những đặc trưng cơ bản của báo chí còn là
những tác phẩm mang tính nghệ thuật. Phóng sự không chỉ hấp dẫn người đọc
bởi nội dung phản ánh là những vấn đề xã hội nóng bỏng đang thu hút sự
quan tâm của dư luận mà còn ở hình thức nghệ thuật biểu đạt của nó, thể hiện
ở kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, việc sử dụng các biện pháp tu từ và bút pháp
đa dạng, sinh động.
Kết cấu trong phóng sự thường được tác giả nhào nặn rất linh hoạt tùy
vào nội dung phản ánh và ý đồ sáng tạo của tác giả. Có thể là kết cấu cốt
truyện, kết cấu chương hồi, kết cấu đan xen, kết cấu đẳng lập, kết cấu theo
trật tự thời gian tuyến tính… Nhìn chung, kết cấu của phóng sự thường chặt
chẽ, logic, thống nhất hoàn chỉnh, rõ ràng, không cố làm ra li kỳ, ngoắt ngoéo.
Ngôn ngữ trong phóng sự là ngôn ngữ chính xác, hàm súc và biểu cảm.
Nó không chỉ biểu đạt đúng bản chất của sự việc, hiện tượng trong thời khắc
nhất định, bối cảnh cụ thể mà còn có giá trị biểu đạt cao, thực hiện chức năng
giao tiếp lí trí có hiệu quả, đồng thời còn biểu đạt chân thực những trạng thái


15
tâm lí của đối tượng được miêu tả và của chính tác giả nhằm tác động đến
nhận thức và tình cảm của người đọc. Cùng với mục đích đó, trong phóng sự
các biện pháp tu từ như: so sánh, tương phản, ẩn dụ, liên tưởng, châm biếm…
cũng được sử dụng rộng rãi.
Một trong những thế mạnh của thể loại phóng sự so với các thể loại báo
chí khác là việc cho phép sử dụng đa dạng các bút pháp thể hiện: miêu tả,
tường thuật kết hợp với nghị luận. Nếu như bút pháp miêu tả giúp người đọc
cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người như đang hiển hiện trước mặt
qua những hình ảnh được mô tả thì cách dẫn dắt, tường thuật của tác giả lại

giúp cho người đọc tiếp cận với sự kiện theo một tiến trình có hình thành và
phát triển. Ở những thiên phóng sự sắc sảo, người viết còn kết hợp với nghị
luận ở mức độ nhất định theo lối tả - thuật - bình, nhằm bày tỏ chứng kiến,
thái độ trước hiện thực khách quan hoặc lí giải, khẳng định vấn đề.
Giọng điệu được dùng trong các tác phẩm phóng sự cũng vô cùng
phong phú: nghiêm túc, sôi nổi, lắng đọng, giễu cợt, châm biếm, xót xa
thương cảm, đầy trách nhiệm… Tất cả những yếu tố về mặt nghệ thuật đã góp
phần làm nên sức hấp dẫn của thể loại phóng sự.
1.1.2.4. Phương thức phản ánh đời sống qua hư cấu nghệ thuật
Văn hào Nga Macxim Gorki khi trình bày những quan niệm về hoạt
động hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật đã khẳng định: “Không có hư cấu thì
không có và không thể tồn tại được tính nghệ thuật”. Nhóm các tác giả Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học
cũng nhấn mạnh: “Hư cấu là một hoạt động cơ bản của tư duy nghệ thuật, là
một trong những khâu có ý nghĩa quyết định của quá trình sáng tạo nghệ
thuật” [18,128]. Tuy nhiên, ở những phương thức sáng tác và thể loại nghệ
thuật không giống nhau thì hư cấu cũng diễn ra với cách thức và mức độ khác
nhau.
Đối với thể loại phóng sự, mặc dù tính xác thực của đối tượng phản ánh
là điều kiện cốt yếu, nguyên tắc bắt buộc, song ở mức độ nào đó, nghệ thuật
hư cấu vẫn có thể được sử dụng trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên mức độ
hư cấu trong phóng sự không phải là hư cấu theo kiểu bay bổng, ngồi một chỗ


16
để tưởng tượng ra mà là hư cấu mang mức độ kỹ thuật, làm mờ nhạt bớt hay
tô đậm thêm sự kiện theo ý đồ tác giả. Người viết phóng sự có thể trang điểm,
tô đắp một chút cho nhân vật, cho tình huống hoặc hư cấu những phần mà
người đọc không thể nhìn thấy như thế giới nội tâm nhân vật, nhân chứng
nhằm làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.

Như vậy, không có sự đối lập mâu thuẫn giữa nội dung phản ánh và phần
hư cấu trong tác phẩm phóng sự. Bởi hư cấu trong phóng sự không phải là bịa
đặt, thêm thắt vô cớ mà chỉ là để “bồi đắp thêm da thịt” cho hình dạng,
nguyên mẫu, cho những sự kiện tiêu điểm khi cần đạt đến trình độ điển hình
hóa. Đó không phải là tưởng tượng chủ quan của tác giả mà trên cơ sở các
tài liệu, chi tiết, sự kiện có thật đã thu thập được, tác giả lựa chọn, sắp xếp,
tổ chức, tái tạo hoặc có thể sáng tạo thêm những chi tiết, hình ảnh nhằm xây
dựng những hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa khái quát rộng rãi. Chính vì
vậy, sức tưởng tượng, hư cấu ở chừng mực cho phép đã nâng tầm giá trị của
tác phẩm phóng sự.
1.1.2.5. Sự xuất hiện của cái tôi trần thuật
Trong phóng sự, “cái tôi trần thuật” đóng vai trò quan trọng. Ở các thể
kí báo chí, mặc dù cái tôi trần thuật được xem là một đặc điểm nổi bật nhưng
chỉ với thể loại phóng sự cái tôi trần thuật mới được thể hiện một cách có bề
dày và có bản sắc nhất. Đó là một cái tôi sinh động, có cá tính, đầy logic lí trí;
một cái tôi xông xáo vào hiện thực, thâu tóm mọi vấn đề nổi cộm trong hiện
thực. Cái tôi ấy xuất hiện với tư cách vừa là nhân chứng khách quan, sắc sảo
khám phá ra sự kiện, đồng thời cũng là người thẩm định, trình bày, lí giải, kết
nối các sự kiện được tác phẩm đề cập tới theo cách nhìn của người trần thuật.
Nếu như trong truyện ngắn hay tiểu thuyết, cái tôi chỉ được xem như
một thủ pháp nghệ thuật thì trong phóng sự cái tôi lại thường là tác giả. Cái
tôi - tác giả này xuất hiện với hai vai trò cơ bản. Thứ nhất, vai trò người dẫn
truyện, có thể xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất,
cũng có thể ẩn mình trong sự kiện để dẫn dắt câu chuyện mà chính mình đã
mắt thấy tai nghe. Thứ hai là vai trò người định hướng nhận thức cho bạn đọc


17
qua sự lựa chọn sắp xếp các chi tiết, chọn lời nói nhân chứng phù hợp với ý
đồ sáng tạo của mình.

Khác với cái tôi trần thuật trong các phóng sự báo chí, cái tôi trần thuật
trong phóng sự nghệ thuật, ở một chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh
của cảm xúc thẩm mĩ, thể hiện những suy nghĩ, rung động của mình trong quá
trình tiếp cận hiện thực.
Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp thì sự có mặt của cái tôi trần thuật
- người chứng kiến trong tác phẩm phóng sự không chỉ tăng cường tính xác
thực cho đối tượng được miêu tả, khiến cho công chúng luôn tin tưởng rằng
họ đang được tiếp xúc với sự thật mà còn bồi đắp cho hình tượng nghệ thuật
thêm phong phú, sinh động. Và điều quan trọng nhất mà cái tôi trần thuật
trong phóng sự luôn hướng tới là bộc lộ chứng kiến của cá nhân trước những
vấn đề của hiện thực, đưa ra những kiến giải, những gợi ý giải pháp nhằm vun
đắp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và tiến bộ hơn. Đó chính là giá trị đích
thực mà mỗi thiên phóng sự đều cố gắng đạt tới.
1.2. Tổng quan về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945
1.2.1. Sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về báo chí truyền thông, thể loại phóng
sự ra đời đầu tiên ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX gắn liền với sự thắng lợi
của cuộc đấu tranh vì tự do báo chí kéo dài suốt ba thập kỷ và sự phát triển
vượt bậc của tư tưởng dân chủ, tiến bộ của các nước phương Tây.
Ở Việt Nam, thể loại phóng sự ra đời muộn hơn. Nhận định về thời
điểm xuất hiện của thể loại phóng sự, Giáo trình nghiệp vụ báo chí (tập 2,
Trường tuyên huấn Trung ương I, Hà Nội) khẳng định: “Phóng sự bắt đầu
manh nha từ những tác phẩm có tính chất người thực, việc thực như Hoàng
Lê nhất thống chí”. Trong cuốn Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng tiến sĩ
Trần Đăng Thao cũng có điểm tương đồng khi cho rằng: “Xét trên phương
diện thể ký thì ngay từ thế kỷ XVIII đã xuất hiện Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ; Thượng Kinh ký sự của Lê Hữu Trác (Thế Kỷ XVIII); Hoàng Lê
nhất thống chí của nhóm Ngô Gia văn phái (Thế kỷ XVIII-XIX)” [62,54]. Tạ



18
Ngọc Tấn trong Tác phẩm báo chí lại đưa ra nhận định: “phóng sự xuất hiện
cùng với sự xuất hiện của báo chí” [59,25].
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu, có thể thấy sự xuất hiện của thể
loại phóng sự vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX là một hiện tượng đáng
chú ý. Ngay từ khi mới ra đời, nó đã tồn tại bằng một sức sống tiềm tàng,
mãnh liệt và ngày càng phát triển mạnh mẽ với một tốc độ khác thường. Hành
trình “nảy mầm” và “kết trái” của thể loại tân kỳ, non trẻ này là kết quả của
sự chi phối của rất nhiều yếu tố thúc đẩy, trong đó có những yếu tố chủ quan
và cả những nhân tố khách quan.
1.2.1.1. Phóng sự ra đời như một kết quả tất yếu của đời sống xã hội
văn hóa Việt Nam nhũng năm 1930 -1945
Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, sau hai cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc trên tất cả mọi
mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa. Thực dân Pháp ngày càng bộc lộ
rõ bản chất thâm độc và tàn bạo. Trên lĩnh vực chính trị, chúng thi hành chính
sách cai trị hà khắc dựa trên sức mạnh của bạo lực. Chính quyền bản xứ đã
phụ thuộc hoàn toàn vào “mẫu quốc”. Sự tồn tại của chính thể Nam triều chỉ
còn trên danh nghĩa bởi mọi quyền lực chính trị đều nằm trong tay thực dân
Pháp. Đặc biệt chúng không ngừng chĩa mũi nhọn vào Đảng Cộng sản và các
phong trào cách mạng. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đã bị chúng dập tắt một
cách dã man. Những cuộc khủng bố cách mạng hết sức tàn bạo của bọn đế
quốc cùng với sự bóc lột tô thuế nặng nề đã đẩy người dân rơi vào thảm cảnh
khốn cùng. Về văn hóa, bên cạnh việc thi hành chính sách ngu dân, chính
quyền thực dân Pháp còn ra sức áp đặt một trật tự hành chính mới, một lối
sống mới, tân thời theo kiểu Tây phương. Chúng lôi kéo thế hệ trẻ vào các
phong trào Âu hóa: vui vẻ trẻ trung, chơi thể thao, thi sắc đẹp… nhằm ru ngủ,
đánh lạc hướng, làm cho họ quên đi cái nhục mất nước. Lối sống Âu hóa bắt
đầu gõ cửa từng nhà. Lớp thanh niên học sinh, cùng với những ông thông,
ông phán, anh bồi, bác bếp… cũng từng bước làm quen với lối sống Âu hóa.

Ở nông thôn thực dân Pháp thi hành một loạt các cải cách, nhiều chính sách
mị dân: phục cổ, duy trì thuần phong mỹ tục… nhằm làm cho nhân dân chìm


19
trong u tối, lạc hậu để dễ bề cai trị. Song đằng sau cái vỏ bề ngoài cũ kỹ,
thành trì nông thông cũng bị “chao đảo, lung lay”, trước sự tấn công từ nhiều
phía và sự quyến rũ của thành thị và thương mại. Cuộc sống trong khuôn khổ
luân thường đạo lý bị phá vỡ. Nền tảng đạo đức luân lý gia đình phong kiến
rạn nứt không chỉ ở thành thị mà còn xuất hiện sau lũy tre làng. Bao nhiêu tệ
nạn xã hội như một trận cuồng phong dữ dội thổi đến làm băng hoại nhiều giá
rị đạo đức của con người. Bao lề thói nề nếp cũ cũng bị cuốn theo. Trong xã
hội, cùng một lúc xuất hiện nhiều hệ tư tưởng: tư tưởng phong kiến bảo thủ,
trì trệ và tư tưởng tư sản với những quan niệm về đề cao cá nhân con người,
tự do và dân chủ dẫn đến những xung đột mâu thuẫn về tâm lý, về quan niệm
sống giữa nề nếp truyền thống và văn minh Tây Âu.
Có thể nói cả xã hội rơi vào một tình trạng bi đát, đảo điên. Trong lòng
nó chất chứa những mâu thuẫn với bao nhiêu bất công ngang trái, bao nhiêu
sự kiện bi hài đầy kịch tính. Hiện thực xã hội bức xúc đó trở thành đề tài cho
văn học “mổ xẻ”. Song không phải thể loại văn học và báo chí nào cũng có
thể chuyển tải được một cách nhanh nhất cuộc sống bề bộn đang diễn ra. Sự
thiếu hụt đó đòi hỏi phải được bù đắp bằng một phương thức chuyển tải thông
tin mới. Và phóng sự - “một thể loại văn học - báo chí đặc biệt, ra đời trong
hoàn cảnh đặc biệt đó” [38,5]. Bằng “một lối văn như là ký sự, trào phúng
như văn châm biếm, tình cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong đó lại
bao gồm tất cả lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một
chỉnh thể linh hoạt: thể phóng sự” [45,519]. Chính khả năng phản ánh người
thực, việc thực, đặc biệt là khả năng phơi bày, điều trần một cách chính xác
và kịp thời “những vỉa tầng cuộc sống”, những mặt trái, những tệ nạn xã
hội… phóng sự đã đáp ứng được nhu cầu khám phá mắt bắt thông tin một

cách cập nhật của một tầng lớp đông đảo công chúng độc giả mới, có thị hiếu
thẩm mỹ mới, tạo ra được một môi trường dư luận rộng rãi.
Như vậy, xã hội Việt Nam những năm 30 của thế kỷ XX thực sự là
mảnh đất màu mỡ cho thể loại phóng sự phát triển. Và thể loại này đã nhanh
chóng trở thành thể văn xung kích trong việc “xoáy sâu” vào những vấn đề xã
hội nóng bỏng, nổi cộm đang diễn ra trong đời sống xã hội lúc bấy giờ. Sự


×