Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại vietcombank chi nhánh thủ đức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.17 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
----

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
VIETCOMBANK CHI NHÁNH THỦ ĐỨC.

GVHD: TS. NGUYỄN NGỌC HUY
SVTH: NGUYỄN NGỌC QUÍ
Lớp: K09404B
Mã Số Sinh Viên: K094040731

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................


TP. Hồ Chí Minh, Ngày

Tháng

Năm 2013.

Đại điện đơn vị thực tập
(Ký tên)


NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, Ngày


Tháng

Năm 2013.

Giảng viên hướng dẫn


(Ký tên)DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VietcomBank Thủ Đức.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ theo cơ cấu từ 2010 – 2012
Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng 2010 – 2012.
Bảng 2.4: Huy động vốn theo đối tượng.
Bảng 2.5: Hệ số thu nợ
Bảng 2.6: Phân loại nợ theo từng nhóm
Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo đối tượng cho vay


DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo nhóm đối tượng cho vay.
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của VietcomBank Thủ Đức và toàn hệ thống VietcomBank
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ lợi thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.9: So sánh Tỷ lệ NIM của chi nhánh VCB Thủ Đức với toàn hệ thống VCB
Biểu đồ 2.5: Nợ xấu và nợ quá hạn 2010 – 2012.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu cho vay theo ngành nghề kinh tế.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay và huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các khoản thu của chi nhánh



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN: Ngân hàng nhà nước
TT: Thông tư
VietcomBank: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
VCB: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam phải đối mặt với các vấn đề khủng
hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, nợ xấu tồn đọng lớn…, thì việc quản lý rủi ro tín dụng
ở ngân hàng ngày càng đặc biệt quan trọng.
Tín dụng ngân hàng là kênh dịch chuyển vốn quan trọng của nền kinh tế, hỗ trợ
nền kinh tế phát triển. Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất được ngân hàng đặc biệt
chú trọng và cũng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì vậy,
làm thế nào để củng cố nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng là điều mà
các ngân hàng quan tâm nhất.
Vietcombank – chi nhánh Thủ Đức cũng không ngoại lệ, với sự phát triển của hoạt
động tín dụng trong những năm gần đây, Vietcombank đã có sự quan tâm nhất định đến
việc nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng. Qua quá trình thực tập, Em thấy có sự
khác biệt giữa thực tế và kiến thức trên giảng đường. Do đó em xin chọn đề tài “Phân
tích hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank chi nhánh Thủ Đức”.
Vì một vài lý do khách quan mà em không thể thực hiện báo cáo thực tập của
mình về phòng giao dịch VietcomBank Linh Trung 2 nơi em trực tiếp thực tập, vậy nên
em xin phân tích về hoạt động tín dụng của chi nhánh VietcomBank Thủ Đức là cơ
quan quản lý của phòng giao dịch VietcomBank Linh Trung 2.
2. Mục tiêu đề tài:

Tìm hiểu tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng, đi sâu phân tích hoạt động tín
dụng. Từ đó nhận ra những ưu và nhược điểm trong hoạt động tín dụng, đưa ra những
kiến nghị cải thiện chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
a) Đối tượng nghiên cứu:
Tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thủ Đức.
b) Phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo tài chính, số liệu cho vay từ năm 2010 đến 2012
c) Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích, so sánh, cùng với phương pháp
luận biện chứng.
4. Kết cấu đề tài:


Đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại phòng giao dịch Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Đức.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp tại
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Thủ Đức.


Mục Lục:
LỜI MỞ ĐẦU


Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG


DOANH NGHIỆP.
1.1 KHÁI QUÁT VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm tín dụng.

Tín dụng là quan hệ vay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật
dựa trên nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người vay cả gốc lẫn lãi sau một thời
gian nhất định.





Tín dụng nhà nước.
Tín dụng thương mại.
Tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn theo nguyên tắc có hoàn trả cả nợ gốc và
lãi nhất định giữa một bên là ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã
hội và dân cư.
1.1.2. Phân loại tín dụng.
Dựa vào từng tiêu chí mà có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau:
 Căn cứ vào thời hạn có 3 loại:
• Tín dụng ngắn hạn: dưới 1 năm
• Tín dụng trung hạn: từ 1 đến 5 năm
• Tín dụng dài hạn: trên 5 năm
 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
• Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa.
• Tín dụng tiêu dùng.
 Căn cứ vào đối tượng trả nợ:
• Tín dụng trực tiếp
• Tín dụng gián tiếp

 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm khách hàng
• Tín dụng có đảm bảo
• Tín dụng không có đảm bảo
 Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng
• Tín dụng thương mại: là hình thức mua bán chịu hàng hóa, giấy nợ trong
việc mua bán này là thương phiếu (nó bao gồm hối phiếu và lệnh phiếu).
• Tín dụng nhà nước: bao gồm tín phiếu kho bạc (Tín dụng ngắn hạn) và trái


phiếu (tín dụng dài hạn)
Tín dụng ngân hàng: là hình thức vay nợ tiền tệ (bao gồm tiền mặt và bút
tệ). Đây là một nhánh lớn trong hoạt động tín dụng, phần lớn khối lượng
giao dịch tín dụng nằm ở kênh tín dụng này

 Căn cứ vào kế hoạch thu nợ
• Hoàn trả nợ gốc một lần khi đáo hạn
• Hoàn trả nợ gốc theo định kỳ

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 11

Trong các tiêu thức phân loại trên, tiêu thức phân loại theo thời hạn vay là hình
thức được các ngân hàng sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bởi vì, căn cứ vào chu kỳ sản
xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư mà người đi vay có thể dễ dàng
lựa chọn hình thức vay phù hợp với điều kiện của mình; qua đó ngân hàng cũng kiểm
soát được dòng tiền của mình, tạo điều thuận lợi hơn cho việc quản lý rủi ro.

1.1.3. Nguyên tắc tín dụng:
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì Khách hàng vay vốn của tổ chức tín
dụng phải đảm bảo:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng
1.1.4. Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng ngân hàng là bản tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi
tiệp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân,
thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan
trọng đối với một ngân hàng thương mại. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân

-

hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
 Một quy trình tín dụng cơ bản gồm các bước:
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn.
Một hồ sơ vay vốn cần đầy đủ các thông tin:
Năng lực pháp lý, nâng lực hành vi dân sự của khách hàng.
Khả năng sử dụng vốn vay
Khả năng hoàn trả nợ vay (Vốn vay và lãi vay)
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong
việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay.
Bước 3 Ra quyết định tín dụng
Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn
của khách hàng.
Bước 4: Giải ngân.
Ở bước 3 Nếu ngân hàng đồng ý hồ sơ cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân

cho khách hàng theo thỏa thuận đã được ký kết trong hợp đồng tín dụng.
Bước 5: Giám sát tín dụng.
Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách
hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng,… để đảm bảo khả
năng thu nợ.
Bước 6: Xử lý các khoản nợ có vấn đề

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 12

Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng giải chấp tài sản đảm bảo/ tài sản đảm
bảo bổ sung.
1.1.5. Rủi ro tín dụng:
1.1.5.1.
Khái niệm.

“Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chứ
tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết.” (Điều 2 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN)
Rủi ro tín dụng cũng như các rủi ro khác đó là điều khó tránh khỏi trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng, có thể do các nguyên nhân khác nhau: mất khả năng thanh
toán hoặc cố ý tìm cách chiếm đoạt vốn của ngân hàng, mà khách hàng không thực hiện
đúng như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuy vậy, ta có thể làm giảm thiểu rủi ro đó
bằng cách quản lý tốt hơn hoạt động tín dụng của mình.
1.1.5.2.
Cấu trúc rủi ro tín dụng

Theo thông tư số 15/2010/TT-NHNN, Nợ được phân làm 5 loại như sau:

Nợ nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): bao gồm nợ trong hạn và nợ quá hạn


dưới 10 ngày
Nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý): là nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày và các



khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
Nợ nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn): là khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến
dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ câu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn
dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; các khoản
nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi



đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): bao gồm các khoản nợ quá hạn từ
90 ngày đến dưới 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần
đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được



cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: các khoản nợ quá hạn
từ 180 ngày trở lên; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá
hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các
khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên kể cả chưa bị quá


hạn hoặc đã quá hạn .
Để giảm thiểu rủi ro do hoạt động cho vay mang lại, ngân hàng nhà nước yêu cầu
các ngân hàng phải trích lập dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo từng quý và dự
phòng chung cho các nhóm nợ 1,2,3,4 theo năm:
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 13

Bảng 1.1: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ.
Nhóm nợ
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Trong đó theo quy định

Dự phòng cụ thể

Dự phòng chung

0%
0.75%
5%
20%
50%

100%
0%
của ngân hàng nhà nước, các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5

thì được gọi là nợ xấu của ngân hàng.
1.2.
Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.
Hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng luôn chiếm vị trí quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự tồn tại
và phát triển của ngân hàng mà còn cả đối với nền kinh tế. Trong thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay, các ngân hàng trong nước không chỉ cạnh tranh lẫn nhau mà phải
đương đầu với các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn về mọi mặt. Do đó việc
nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích cho các ngân
hàng trong nước mà còn mang lại lợi ích đối với người tiêu dùng và nền kinh tế.


Đối với ngân hàng: Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay buộc ngân hàng phải hoàn
thiện các chính sách, quy định cũng như quy trình tín dụng để đem đến cho khách hàng
những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất nhưng vẫn đảm bảo về mặt pháp lý. Nâng cao
hiệu quả hoạt động cho vay mang lại sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng với
nhau tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài đối với ngân hàng



Đối với khách hàng: Việc nâng các hiệu quả hoạt động cho vay giúp khách hàng tiết
kiệm được chi phí, thời gian, tin tưởng vào hệ thống ngân hàng và các chính sách của
nhà nước.




Đối với nền kinh tế: Việc nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đem lại sự tăng trưởng
lành mạnh và dài hạn đối với nền kinh tế, góp phần đưa đất nước hướng đến mục tiêu
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả của hoạt động tín dụng:
1.3.1. Các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động tín dụng
1.3.1.1.
Doanh số cho vay và dư nợ cho vay
1.3.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 14

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong một khoản thời gian
nào đó, không kể món cho vay đó đã thu về hay chưa. Doanh số cho vay thường được
xác định theo tháng, quý, năm.
Dư nợ cho vay là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng
hiện còn cho vay bao nhiêu, đây cũng là khoản nợ mà ngân hàng cần phải thu về.
1.3.1.2.
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu về được từ các khoản mà ngân
hàng đã cho vay trong kỳ bao gồm vả nợ kỳ trước mà ngân hàng đã thu được trong kỳ
này. Chỉ tiêu doanh số thu nợ thể hiện tình hình thu nợ của ngân hàng.
1.3.1.3.
Thu nhập thuần từ lãi
Thu nhập thuần từ lãi là kết quả của thu nhập từ lãi trừ đi chi phí lãi trong cùng kỳ.
Chỉ tiêu thu nhập thuần từ lãi cho ta con số tuyệt đối về kết quả của hoạt động tín dụng,

tuy nhiên kết quả này chưa tính đến các chi phí dự phòng và chi phí khác ngoài lãi.
1.3.1.4.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.
Lợi nhuận từ hoạt dộng tín dụng là chỉ tiêu được các nhà quản lý quan tâm
nhất, nó là số tiền thật sự mà ngân hàng tạo ra từ hoạt động tín dụng, được tính bằng thu
nhập lãi thuần trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và các chi phí khác phát sinh trong
hoạt dộng tín dụng.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
1.3.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép
hoặc không đủ tiêu chuẩn để gia hạn nợ. Theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN nợ
quá hạn là các khoản nợ được xếp vào loại 2, 3, 4, 5.
Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định bằng công thức:
%
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng nói chung cà chất
lượng hoạt động tín dụng nói riêng. Nó cho biết có bao nhiêu % là dư nợ quá hạn trên
tổng dư nợ vào 1 thời điểm cụ thể. Tỷ lệ nợ càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của
ngân hàng ngày càng kém và ngược lại.
Hiện tại chưa có quy định bắt buộc hay khống chế tỷ lệ nợ quá hạn, tuy nhiên
thông thường tỷ lệ này dưới 5% thì được xem là bình thường, và trên 5% thì cho thấy
chất lượng tín dụng của ngân hàng khá thấp và hàm chứa rủi ro.
1.3.2.2. Tỷ lệ nợ xấu
Theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN
ngày 22 tháng 4 năm 2005 của NHNN Việt Nam, nợ xấu là các khoản nợ thuộc các
nhóm 3,4,5.
Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng công thức:
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí



Trang 15

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là một trong những tỷ lệ quan trọng để đánh giá chất
lượng tín dụng của một ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong mức an toàn là dưới 3%, trên 3%
ngân hàng được xem xét có chất lượng tín dụng thấp và có rủi ro.
1.3.2.3. Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ được xác định bằng công thức:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng trả nợ vay của khách hàng hay nói cách khác là
phần nào thể hiện tác động của chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu cho biết số tiền mà ngân
hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ
số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân
hàng càng hiệu quả và ngược lại.
1.3.2.4. Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay.
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay cho biết số tiền dự phòng
rủi ro mà ngân hàng phải trích lập trong năm trên mỗi đồng dư nợ cho vay.
Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay được xác định bằng công
thức:
Chỉ tiêu này phản ánh phần nào chất lượng tín dung, nó cũng thể hiện được mỗi
đồng dư nợ cho vay bị trích lập bao nhiêu dồng chi phí. Tuy nhiên theo điều 9 của quyết
định 493 quy định rõ: “Các tổ chức tín dụng phải trích lập và duy trì dự phòng chung
bằng 0.75% tổng giá trị của các khoản nợ.”
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng.
1.3.3.1.
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM được xác định theo công thức:
Đường cong thu nhập không ổn định, ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu
nhập dự kiến ở mức ổn định. Chỉ tiêu này là công cụ hiệu quả giúp ngân hàng hạn chế
được các ảnh hưởng không thuận lợi từ việc biến động của lãi suất đến thu nhập của

ngân hàng.
Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao.
1.3.3.2.
Tỷ lệ lời nhuận từ hoạt động tín dụng trên dư nợ cho vay.
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trên dư nợ cho vay được xác định:
Tỷ số này cho biết một đồng dư nợ cho vay của ngân hàng đem lại lợi nhuận cho
ngân hàng bao nhiêu đồng.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 16

Chương 2: Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại phòng giao dịch Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam – PGD Linh Trung 2 – Chi nhánh Thủ Đức.
2.1. Giới thiệu về ngân hàng ngoại thương Việt Nam và chi nhánh Thủ Đức.
2.1.1.
Giới thiệu sơ lược về Vietcombank:
 Quá trình hình thành và phát triển của Vietcombank.

Ngày 01/04/1963 Ngân hàng chính thức được thành lập theo quyết định số 115/CP
do hội đồng Chính phủ ban hành. Năm 1996 Ngân hàng Ngoại thương ra đời. Đến năm
2008 Chính thức trở thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Trải qua một chặng đường dài hoạt động, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (tên tiếng Anh: Vietcombank) đang dần khẳng định vị thế của mình
chốt trong việc lưu thông tiền tệ trong nước và giữa Việt Nam với nước ngoài, đặc biệt là
cung cấp dịch vụ ngoại hối. Đến 31/12/2011, ngân hàng có một mạng lưới chi nhánh
khắp toàn quốc với 75 chi nhánh, 3 công ty con tại Việt Nam, hai công ty nước ngoài,

một văn phòng đại diện tại Singapore…
 Các cột mốc quan trọng:
- 8/2008, Vietcombank nhận giải thưởng “Ngân hàng Quản lý tiền mặt tốt nhất tại
Việt Nam năm 2008” do các doanh nghiệp bình chọn thông qua tạp chí
-

Asiamoney.
30/06/2009 Vietcombank chính thức phát hành cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng

-

khoán TP Hồ Chí Minh, mã niêm yết VCB, với vốn điều lệ 12.100 tỷ đồng.
9/2009, Vietcombank được tạp chí Asiamoney trao 06 giải thưởng quan trọng trên

-

các lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, quản lý tiền mặt và giao dịch điện tử.
20/07/2011 Vietcombank tăng vốn điều lệ lên 19.698 tỷ đồng.
30/09/2011 Vietcombank ký kết thành công thỏa thuận hợp tác chiến lược với
Ngân hàng TNHH Mizuho (MHCB) – một thành viên của tập đoàn tài chính

-

Mizuho
9/01/2012 Vietcombank tăng vốn điều lệ lên 23.174 tỷ đồng.
Ngày 05/07/2012, Tạp chí Trade Finance đã trao tặng Vietcombank giải thưởng
“Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm
2012”
(nguồn: vietcombank.com.vn)


Sơ đồ tổ chức:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 17

ỦY BAN QUẢN LÝ

GIÁM SÁT HOẠT

KIỂM SOÁT

RỦI RO

ĐỘNG

NỘI BỘ

TỔNG GIÁM ĐỐC

THƯ KÝ
HĐQT


HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

ALCO

TRUNG ƯƠNG
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ CÁC PHÒNG BAN TRỰC THUỘC

SỞ GIAO DỊCH VÀ

VietcomBank

Côg ty Vinafico

Công ty liên

75 CHI NHÁNH

TOWER

Hongkong

doanh

CÔNG TY CHO
THUÊ TÀI

Văn phòng đại
diện Singaporre

CÔNG TY CHỨNG


Công ty chuyển

KHOÁN

tiền VietcomBank

Công ty liên
kết

Nguồn: Báo cáo thường niên
2011

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 18

Giới thiệu sơ lược về chi nhánh VietcomBank chi nhánh Thủ Đức.
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh Thủ Đức được

2.1.2.

thành lập từ năm 2007. Là chi nhánh lớn, có bốn phòng giao dịch trực thuộc bao gồm:
phòng giao dịch Hiệp Bình Phước, Phòng Giao Dịch Linh Trung, Phòng giao dịch Bình
Thọ, Phòng giao dịch Tam Bình.
Tên giao dịch:
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thủ Đức.

Tên viết tắt:
VietcomBank chi nhánh Thủ Đức.
Trụ sở giao dịch: Tòa nhà điều hành Khu Chế Xuất Linh Trung I – Phường
Linh Trung – Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 0838974947
Fax: 0838974176
2.1.2.1.
Chức năng và lĩnh vực kinh doanh.
Khai thác tất cả các nghiệp vụ ngân hàng theo quyết định số 143 QĐ-NH5 nhày
06/8/1993 của thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam trong phạm vi được ủy quyền để
phục vụ khách hàng.
• Huy động vốn của các tổ chức và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế, tiếp nhận
nguồn vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
• Cho vay các tổ chức và cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu
và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho tuê tài chính và các hình thức khác theo quy
định của NHNN và theo quy định của hội sở VietcomBank.
• Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ dưới các hình thức cung ứng các
phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh toán quốc tế…
Cơ cấu tổ chức:

2.1.2.2.

Ban giám đốc: Giám đốc và phó giám đốc chi nhánh có vai trò điều hành và kiểm
tra mọi hoạt động ngân hàng ở từng phòng ban và chịu trách nhiệm toàn bộ các vấn
ddeef phát sinh trong chi nhánh. Ban giám đốc cũng là người đưa ra chiến lược, mục tiêu
cho chi nhánh và chuyển giao định hướng, thông tin từ hội sở xuống các phòng ban.
Phòng kế toán – Ngân quỹ: Chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch với khách
hàng thông qua các nghiệp vụ huy động vốn (mở sổ tiết kiệm, tài khoản có định kỳ …)
và thực hiện các giao dịch trên tài khoản thanh toán (mở thẻ ATM, ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu, nộp tiền vào tài khoản …). Ngoài ra phòng kết toán – ngân quỹ còn kết hợp

với phòng kinh doanh tiến hành giải ngân cho khách hàng khi thủ tục giải ngân được
hoàn thành. Tất cả các hoạt động đều được bộ phận kế toán in sao kê, lập và bảo lưu
chứng từ.
Phòng kinh doanh: bao gồm 2 khối là khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng
doanh nghiệp. Các nhân viên tín dụng làm việc độc lập với nhau, thực hiện tất cả công
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 19

việc từ khâu tìm kiếm khách hàng, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến hoàn tất thủ
tục cho vay, tùy vào giá trị khoản vay mà sẽ quyết định nhân viên, trưởng phòng, giám
đốc, hoặc hội đồng tín dụng thẩm định. Bên cạnh nhân viên tín dụng, tại phòng kinh
doanh còn có một số nhân viên hỗ trước, giúp các nhân viên tín dụng hoàn tất các thủ tục
và hồ sơ cần thiết. Trưởng phòng kinh doanh của từng khối khách hàng sẽ quản lý tình
trạng của tất cả các khoản cho vay, phân công các nhân viên trong phòng giải quyết các
vấn đề phát sinh nếu có. Có thể nói đây là bộ phận quan trọng nhất trong ngân hàng, góp
phần rất lớn tạo nên lợi nhuận của ngân hàng.
Phòng hành chính nhân sự: có nhiệm vụ quản lý, đánh giá kiểm soát hoạt động về
nhân sự như nghỉ phép, tổ chức hội tiệc, sinh hoạt,… quản lý về vật dụng văn phòng, xử
lý các vấn đề về máy móc, thiết bị tài sản của chi nhánh.
2.1.3.

Tình hình hoạt động kinh doanh chung của VietcomBank Thủ Đức.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh VietcomBank Thủ Đức.
Chỉ tiêu


Kết quả hoạt động kinh doanh
2010
173.6

2011

2012

Tăng trưởng
2011
2012

1. Tổng thu nhập từ lãi

1
153.7

263.76

293.54

51.93%

11.29%

1.1 Thu lãi cho vay & khoản tương tự.
1.2 Thu từ dịch vụ

4
10.32


243.71
11.87

265
12.51

58.52%
15.02%
2883.33

8.74%
5.39%

1.3 Thu từ kinh doanh ngoại tệ
1.4 Thu từ hoạt động khác

0.24
9.31
137.6

7.16
1.02

14.56
2.47

%
-89.04%


103.35%
142.16%

2. Tổng chi phí
2.1 Chi phí trả lãi và chi các khoản tương tự lãi
2.2 chi hoạt động dịch vụ
2.3 chi phí quản lý
2.4 Dự phòng rủi ro tín dụng
3. Chênh lệch thu chi

6
94.28
0.56
36.51
6.31
35.95

187.68
137.57
0.73
39
10.38
76.08

210.91
157.2
37.17
17.78
1.71
82.63


36.34%
45.92%
30.36%
6.82%
64.50%
111.63%

12.38%
14.27%
4991.78%
-54.41%
-83.53%
8.61%

Nguồn: Phòng kế toán.
Nguồn thu của Ngân hàng bao gồm: Thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động
dịch vụ và ngân quỹ, thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi, kinh doanh ngoại hối và các
khoản thu khác trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu
nhập của Ngân hàng.
Ta thấy lợi nhuận trong 3 năm vừa qua của chi nhánh đều tăng, tuy nhiên tốc độ
tăng trưởng giảm. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt tỷ lệ cao nhất lên tới
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 20

51.93%, năm 2012 chỉ 11.29%. Năm 2011 cũng là năm mà lãi suất huy động của hệ

thống ngân hàng biến động nhiều nhất, biến động từ đầu năm và thắt chặt từ quý 3 năm
2011. Đồng thời việc tăng lợi nhuận và kiểm soát tốt chi phí trong năm 2011 đã làm cho
lợi nhuận tín dụng tăng cao. Năm 2012 chi phí tăng cao hơn đã làm cho tốc độ tăng
trưởng lợi nhuận của chi nhánh tăng chậm. Sự thay đổi này là do ảnh hưởng của nền
kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn và chính sách tiền tệ thắt chặt
của ngân hàng nhà nước.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các khoản thu của chi nhánh

Biểu đồ trên cho thấy khoản thu của chi nhánh được đóng góp chủ yếu từ hoạt
động cho vay và các khoản tương tự. Doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm từ 88% 93% tổng doanh thu. Hoạt động tín dụng có vai trò quan trọng tại chi nhánh. Đây cũng là
đặc điểm chung của hầu hết các ngân hàng TMCP đặc biệt là các chi nhánh ở Thủ Đức.
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng giai đoạn 2010 – 2012.
2.2.1.
Doanh số cho vay, doanh số thu nợ.
Bảng 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ theo cơ cấu từ 2010 – 2012

Huy động vốn
Dư nợ HĐTD
Doanh số cho vay

2010
1335
800
877

2011
1510
932
1071


2012
1845
1025
1098

Doanh số thu nợ

2097

2255

2990

Tỷ lệ tăng trưởng
2011
2012
13.11% 22.19%
16.50%
9.98%
22.12%
2.52%
7.53%

32.59%

Nguồn: phòng quan hệ khách hàng
Qua bảng trên, tình hình hoạt động tín dụng, doanh số cho vay và thu nợ của chi
nhánh đều tăng qua từng năm. Tuy nhiên xu hướng gia tăng có phần trái ngược nhau
giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Doanh số cho vay năm 2011 tăng mạnh từ 877 đến 1071, tốc độ tăng trưởng đạt

22.12%, đến năm 2012 tốc độ này giảm xuống còn 2.52%. Trong khi đó doanh số thu nợ
năm 2011 tăng nhẹ với 7.53%, nhưng đến năm 2012 tăng mạnh đạt 2990 tỷ đồng tương
ứng với 32.59%. Qua những con số trên cho thấy Vietcombank chi nhánh Thủ Đức đã
mở rộng hoạt động tín dụng năm 2011, thắt chặt và tập trung vào hoạt động thu nợ trong
năm 2012. Điều này là do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ trong năm qua.
Phân tích cơ cấu theo đối tượng cho vay.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 21

Bảng 2.3: Cơ cấu cho vay theo đối tượng 2010 – 2012.
Năm
Tiêu chí

2010
Doanh số Tỷ trọng

2011
Doanh số Tỷ trọng

2012
Doanh số Tỷ trọng

Cá nhân

153.5


17.50%

156.28

14.59%

160.68

14.63%

Doanh nghiệp

723.5

82.50%

914.72

85.41%
100.00

937.32

85.37%

877

100.00%


1071

%

1098

100.00%

Doanh số cho vay

Nguồn: phòng quan hệ khách hàng
VietcomBank Thủ Đức có một vị trí thuận lợi mà các chi nhánh khác khó cỏ thể có
được đó là nằm gần khu chế xuất linh trung 1, linh trung 2, và khu công nghiệp sóng
thần, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ của
ngân hàng hơn. Doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tăng vào năm 2011 (
từ 82.5% đến 85.41 Do đó tỷ trọng cho vay của khách hàng doanh nghiệp luôn chiếm tỷ
trọng lớn (>80%) trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. %) và giảm nhẹ vào năm
2012 (85.41% xuống 85.3%).
Khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong khu chế
xuất là đối tượng ưu tiên mà ngân hàng đã và đang hướng tới.
2.2.2.
Phân tích cơ cấu theo thời hạn cho vay.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 22


Hình thức cho vay chủ yếu tại VietcomBank Thủ Đức là cho vay ngắn hạn và cho
vay trung – dài hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 70% và có xu
hướng tăng dần qua các năm: 71.25% năm 2010, 72.75% năm 2011 và 73.6% năm 2012.
Ảnh hưởng của nền kinh tế và chu kỳ kinh doanh đã tác động nhu cầu, loại hình
vay vốn của khách hàng. Nền kinh tế không ổn định, lãi suất thay đổi thường xuyên, chỉ
số giá tiêu dùng tăng cao, đã tác động tới tâm lý của khách hàng cũng như chính bản
thân ngân hàng. Việc tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung dài hạn sẽ giúp
cho ngân hàng hạn chế được rủi ro, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
Trong tương lai, cho vay ngắn hạn sẽ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay
của ngân hàng, điều này sẽ đảm bảo được mức độ an toàn cho hoạt động tín dụng của
ngân hàng.
2.2.3.

Phân tích cơ cấu theo ngành nghề kinh tế.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu doanh thu cho vay theo ngành nghề kinh tế.

Tại khu chế xuất linh trung 1, linh trung 2 có hơn 200 doanh nghiệp hoạt động chủ
yếu trong lĩnh vực sản xuất thương mại. Với định hướng tập trung cho vay lĩnh vực sản
xuất thương mại, đẩy mạnh hoạt động cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. do đó
ngành nghề chiếm doanh số lớn trong hoạt động cho vay của chi nhánh là sản xuất và
thương mại; sau đó là xây dựng. cho vay tiêu dùng có doanh số thấp, thấp nhất là vận tải.
Trong đó cho vay cho vay sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 48% - 54%.
Cho vay thương mại tăng đều qua các năm và chiếm 1 phần quan trọng trong cơ cấu cho
vay của chi nhánh: năm 2010 đạt được 251 tỷ đồng tương ứng 21.71% đến năm 2012 tỷ
trọng này tăng lên 25.14%. Đồng thời ta nhận thấy rằng cho vay tiêu dùng có xu hướng
biến động không ổn định: năm 2011 tăng trưởng đến 80% nhưng đến năm 2012 lại
giảm. Cho thấy xu hướng nhu cầu tín dụng của khu vực Thủ Đức tăng cho hoạt động sản
xuất kinh doanh và giảm trong lĩnh vực tiêu dùng.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nợ xấu về tín
dụng bất động sản chưa tháo gỡ được thì chi nhánh đã rất hạn chế cho vay ngành xây
dựng, tỷ trọng này giảm dần qua các năm 2010 – 2012.
2.2.4.
Dư nợ cho vay và huy động vốn.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay và huy động vốn.

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 23

Dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng trường khá tốt trong thời gian qua. Dư
nợ luôn tăng từ 2010 – 2012, dư nợ tín dụng năm 2012 là 1035 tỷ đồng tăng 11.05% so
với 2011 và hơn 29.38% so với năm 2010. Lượng huy động vốn lớn, nhìn vào biểu đồ ta
dễ nhận thấy tốc độ tăng trưởng của huy động vốn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của tín
dung. Đặc biệt là năm 2012 lượng vốn dư thừa tại chi nhánh là khoảng 800 tỷ đồng, điều
này tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý thanh khoản tại chi nhánh. Mặt khác, đó lại
là nhược điểm khi có lượng vốn khá lớn tồn tại trong chi nhánh mà không sinh lời. Việc
này sẽ làm giảm đi lợi nhuận của chi nhánh VietcomBank Thủ Đức.
Như phân tích ở phần trước, Việc cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào
khách hàng doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. Trong khi đó nguồn vốn huy động được
phần lớn tập trung vào khách hàng cá nhân. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.4: Huy động vốn theo đối tượng.
Năm

2010


2011

2012

Theo đối tượng

1335

1510

1845

915
420

970
540

1115
730

Cá nhân
Tổ chức

2010
100%
68.54%
31.46%

Tỷ trọng

2011
100%
64.24%
35.76%

2012
100%
60.43%
39.57%

2.3. Phân tích chất lượng tín dụng.
2.3.1.
Dựa trên hệ số thu nợ.

Nhìn vào bảng ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh là khá cao. Hệ số thu nợ luôn lớn
hơn 2 trong 3 năm 2010 – 2012.
Bảng 2.5: Hệ số thu nợ
Chênh lệch
Năm
Tiêu chí

2010

GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

2011

2012

2011/2010


2012/2011

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 24
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ

877

1071

1098

194

27

2097
239.11%

2255
210.55%

2990
272.31%


158
-28.56%

735
61.76%

Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng.
Hệ số thu nợ mà chi nhánh đang có được là rất cao so với các chi nhánh ngân hàng
khác. Giai đoạn 2008 – 2009, là thời kỳ các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản
xuất kinh doanh. Đến năm 2010, dù lãi suất bùng nổ biến động với biên độ cao nhưng
nền kinh tế dần hồi phục các doanh nghiệp trong khu chế xuất thuận lợi hơn trong kinh
doanh, khách hàng bắt đầu hoàn trả các khoản nợ cũ. Điều này đã làm cho doanh số thu
nợ tăng cao và lớn hơn nhiều lần so với doanh số cho vay của chi nhánh trong năm.
Đồng thời, Các doanh nghiệp cũng dè chừng trong việc đi vay, hạn chế vay trung – dài
hạn và phần lớn hợp đồng tín dụng là vay ngắn hạn để phục vụ chu kỳ sản xuất kinh
doanh của mình, cho nên việc hoàn trả nợ cũng dễ dàng hơn khi chu kỳ kinh doanh kết
thúc, tạo uy tín đối với Ngân hàng.
Hệ số thu nợ cao là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh đang rất
tốt. Nhưng chỉ dựa vào hệ số thu nợ để đánh giá chất lượng tín dụng là chưa đủ, vì khi
nợ xấu của chi nhánh còn ở mức cao sẽ mang lại rủi ro tiềm ẩn lớn cho ngân hàng về dài
hạn; chúng ta cần phải xem xét đến tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh.
2.3.2.
Dựa trên tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn.
2.3.2.1. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn chung.

Bảng 2.6: Phân loại nợ theo từng nhóm
Năm
Tiêu chí
Nhóm 1
nhóm 2

nhóm 3
nhóm 4
nhóm 5
Tổng dư nợ

2010
2011
2012
Dư nợ Tỷ trọng
Dư nợ Tỷ trọng
Dư nợ Tỷ trọng
747.23
93.40% 880.5
94.47%
980
95.61%
18.6
2.33%
22.8
2.45%
17
1.66%
18.73
2.34%
16.2
1.74%
15
1.46%
10.64
1.33%

9
0.97%
9.5
0.93%
4.8
0.60%
3.5
0.38%
3.5
0.34%
800 100.00%
932
100.00%
1025
100.00%

Nguồn: phòng quan hệ khách hàng.
Biểu đồ 2.5: Nợ xấu và nợ quá hạn 2010 – 2012.
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


Trang 25

Qua biểu đồ ta thấy nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh giảm dần từ năm 2010 –
2012. Năm 2010 là năm mà chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn cao lần lượt ở mức
6.6% và 4.27%.
Theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và nợ
quá hạn dưới 5% thì được xếp loại vào ngân hàng có tình hình chất lượng tín dụng tốt.

Với yêu cầu của NHNN thì chất lượng tín dụng của chi nhánh không tốt vào các
năm 2010 và 2011, riêng năm 2012 thì chi nhánh đã đạt yêu cầu của NHNN đặt ra.
Trong năm 2010 các doanh nghiệp trên địa bàn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của
nền kinh tế. Do đó ban giám đốc đã có những điều chinh về chiến lược để hạn chế và
giảm nợ xấu và nợ quá hạn.
2.3.2.2. Phân tích nợ xấu theo đối tượng cho vay.

Bảng 2.7: Phân loại dư nợ theo đối tượng cho vay
Doanh Nghiệp
Cá Nhân

2010
58.89%
41.11%

2011
61.67%
38.33%

2012
59.62%
40.38%

Nguồn: phòng quan hệ khách hàng
Tỷ lệ nợ xấu của khách hàng biến động không đều và đang có sự chuyển dịch từ
khách hàng doanh nghiệp sang khách hàng cá nhân.
Nguyên nhân là do định hướng của ngân hàng, đang mở rộng cho vay các khách
hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp hoạt động ổn định, đã thanh toán dần các khoản
nợ xấu cũ nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn.
Biểu đồ 2.6: Nợ xấu theo nhóm đối tượng cho vay.


Nợ xấu của chi nhánh giảm dần qua các năm 2011 – 2012. Đồng thời có sự chuyển
dịch lớn về tỷ trọng nợ xấu giữa hai đối tượng cho vay: Khách hàng doanh nghiệp và
Khách hàng cá nhân. Trong đó khách hàng doanh nghiệp giảm hơn 2 tỷ đồng trong khi
đó thì nợ xấu của đối tượng cá nhân giảm 1 tỷ. Điều này đã làm tăng tỷ trọng của khách
hàng cá nhân từ 38.33% lên 40% và làm giảm tỷ trọng của khách hàng doanh nghiệp
trong cơ cấu nợ xấu.
GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Huy

SVTH: Nguyễn Ngọc Quí


×