Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

giải bài tập kinh tế vĩ mô uel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.08 KB, 14 trang )

Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
CHƯƠNG 6 LẠM PHÁT, HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VÀ MỨC TĂNG TIỀN TỆ
2. Giả sử nền kinh tế có thể được mô tả bởi ba đẳng thức sau:
Định luật Okun

ut – ut-1 = -0,4(gyt – 3%)

Đường Philips

πt - πt-1 = - (ut – 5%)

Tổng cầu

gyt = gmt – πt

a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế này là bao nhiêu?
Đường Philips πt = πt-1 - α(ut – un) mà πt - πt-1 = - (ut – 5%)
Như vậy α = 1, un = 5% (okun)
b. Giá sử tỷ lệ thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên, và tỷ lệ lạm phát 8%. Tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng là bao nhiêu? Tỷ lệ tăng cung tiền là bao nhiêu?
Vì ut = ut-1 = 5%, π = 8%
(tong cau) Ta có: -0,4(gyt – 3%) = 0, suy ra gyt =3%
Từ gyt = gmt – πt, suy ra gmt = gyt + πt = 3% +8% = 11%
c. Giả sử những điều kiện trong (b) vẫn đúng khi vào năm t, chính quyền dùng
chính sách tiền tệ để giảm lạm phát xuống còn 4% trong năm t và giữa ở mức đó.
Điều gì phải xảy ra cho tỷ lệ thất nghiệp và mức tăng trưởng sản lượng trong các
năm t, t+1, t+2 ? Tỷ lệ tăng tiền tệ phải là bao nhiêu trong năm t, t+1, t+2 để hoàn
thành mục tiêu này?
Sửa lại bài 2c

1



For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
t-1

T

T +1

T +2

Lạm phát

8

4

4

4

Thất nghiệp

5

9

5


5

Tăng sản lượng

3

-7

13

3

Tăng trưởng

11

-3

17

7

tiền danh nghĩa

Ta có lạm phát năm t – 1 là 8% thì người ta mới yêu cầu năm t giảm xuống còn 4%, như vậy
lộ trình chỉ có một năm. α = 1

1(ut – un) = 8% - 4% = 4% suy ra giảm lạm phát là 4%
Dể giảm lạm phát thì đánh đổi thất nghiệp, tức năm t đánh đổi 4 %, thất nghiệp tăng

lên thành 9%, sau khi hết lộ trình thì trở lại bình thường.
4%/0,4 = 10%, sản lượng giảm 3%- 10% = -7%. Sau khi hết lộ trình, sản lượng tăng
lên từ 3% +10% = 13%
Tăng trưởng tiền danh nghĩa thì lấy lạm phát + tăng sản lượng.

2

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
CHƯƠNG 7 TIẾT KIỆM, TÍCH LŨY VỐN VÀ SẢN LƯỢNG
2. Giả sử hàm sản xuất của nền kinh tế là Y = KαN1-α (Hàm sản xuất này được gọi
là hàm sản xuất Cobb Douglas). Chúng ta đã cho α = 1/2 . Giả sử bây giờ α = 1/3.
a. Hàm sản xuất này có đặc trưng là sinh lợi không đổi theo quy mô phải không?
Giải thích
Ta có: Y = F(K,N) = K1/3N2/3 . Giả sử nếu vốn và lao động tăng gấp đôi, nghĩa là
F(2K,2N) = (2K)1/3 (2N)2/3 = 2.K1/3N2/3 = 2Y.
Như vậy hàm sản xuất này có đặc trưng lợi suất không đổi theo quy mô, vì tăng gấp
đôi nhập lượng, xuất lượng tăng lên gấp đôi.

b. Có sinh lợi giảm dần theo vốn không?
Giả sử nếu vốn được tăng lên gấp 8 lần và giữ nguyên lao động hiệu quả thì : F(8K,N)
= (8K)1/3 (N)2/3 = 2.K1/3N2/3 = 2Y. Ta thấy trữ lượng vốn tăng lên gấp tám, giữa nguyên
yếu tố còn lại, sản lượng tăng lên gấp đôi.
Như vậy hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo vốn.

c. Có sinh lợi giảm dần theo lao động không?
Giả sử nếu vốn giữ nguyên và lao động tăng lên gấp 8 lần thì : F(K,8N) = (K)1/3 (8N)2/3
= .K1/3 4N2/3 = 4Y. Ta thấy khi vốn giữ nguyên, yếu tố lao động tăng lên gấp tám lần,

sản lượng tăng lên gấp bốn.
Như vậy hàm sản xuất có lợi suất giảm dần theo lao động.

3

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
d. Hãy chuyển hàm sản xuất này thành mối quan hệ giữa sản lượng trên đầu
người công nhân và vốn trên đầu công nhân.
Y = KαN1-α, chia hai vế cho N, ta có: Y/N = KαN1-α /N, tức bằng : Y/N = (K/N)α.
Hàm này thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng trên đầu người công nhân và vốn trên
đầu công nhân.

e. Với tỷ lệ tiết kiệm (s) và tỷ lệ khấu hao (δ) cho trước. hãy cho thấy biểu thức về
vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.
Ta có : Y/N = (K/N)α mà Y/N = f(K/N), suy ra : f(K/N) = (K/N)α (*)
Phương trình mô tả sự tiến triển của vốn trên đầu công nhân theo thời gian là :
Kt+1/N – Kt/N = sf(Kt/N) – δ(Kt/N)
ở trạng thái dừng thì

sf(K/N) = δ(K/N). Thế (*) vào, ta được:
s(K/N)α = δ(K/N). Chia hai vế cho K/N và chuyển vế
được

K/N = ( δ/s) α – 1

Đây là phương trình về vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.


f. Hãy cho thấy biểu thức về sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.
Ta có : Y/N = (K/N)α = (( δ/s) α – 1) α = ( δ/s) (α – 1) α
Đây là biều thức về sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.

g. Tìm mức sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng khi δ = 0,08 và s =
0,32.
Ta có : Y/N = ( δ/s) (α – 1) α = (0,08/0,32) (1/3 -1)1/3 = 1,36

4

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
h. Giả sử rằng tỷ lệ khấu hao vẫn không đổi ở mức δ = 0,08, trong khi tỷ lệ tiết
kiệm giảm xuống còn một nửa s = 0,16. Chuyện gì sẽ xảy ra với mức sản lượng
trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.
Ta có : Y/N = ( δ/s) (α – 1) α = (0,08/0,16) (1/3 -1)1/3 = 1,167
Khi tỷ lệ tiết kiệm giảm một nữa thì sản lượng cũng giảm.

3. Giả sử rằng hàm sản xuất của một nền kinh tế là Y = K1/3N2/3 và cả tỷ lệ tiết
kiệm (s) và tỷ lệ khấu hao (δ) đều bằng 0,1.
a. Mức vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng là bao nhiêu?
Ta có mức vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng của hàm sản xuất trên là
K/N = ( δ/s) α – 1 thế số ta có: K/N = ( 0,1/0,1) 1/3 – 1 =1

b. Mức sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng là bao nhiêu? Giả sử
rằng nền kinh tế đạt được trạng thái dừng trong thời gian t, và sau đó, trong thời
gian t +1, tỷ lệ khấu hao tăng gấp đôi, bằng 0,2
Ta có mức sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng là

Y/N = ( 0,1/0,1) (1/3 – 1) 1/3 = 1.
Tính toán trên là năm t.
c. Tìm mức vốn và mức sản lượng trên đầy công nhân ở trạng thái dừng mới.
Như vậy với thời gian t +1, δ = 0,2. Ta có
Kt+1/N = ( δ/s) α – 1 thế số ta có: Kt+1/N = ( 0,2/0,1) 1/3 – 1 = 0,63
Y/N = ( 0,2/0,1) (1/3 – 1) 1/3 = 0,86

5

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
d. Tính các mức vốn và sản lượng trên đầu công nhân trong 3 thời gian đầu sau
khi thay đổi tỷ lệ khấu hao.
ở năm t+2, ta có Kt+2/N – Kt+1/N = s(Kt+1/N) 1/3– δ(Kt+1/N)
Kt+2/N – 0,63 = 0,1.0,631/3 - 0,2.0,63
Kt+2/N = 0,59
ở năm t+3, ta có Kt+3/N – Kt+2/N = s(Kt+2/N) 1/3– δ(Kt+2/N)
Kt+3/N – 0,59 = 0,1.0,591/3 - 0,2.0,59
Kt+3/N = 0,5
ở năm t+4, ta có Kt+4/N – Kt+3/N = s(Kt+3/N) 1/3– δ(Kt+3/N)
Kt+4/N – 0,5 = 0,1.0,51/3 - 0,2.0,5
Kt+4/N = 0,48

4. Giả sử rằng hàm sản xuất được cho là Y = 0,5
a. Rút ra các mức K/N và Y/N ở trạng thái dừng theo tỷ lệ tiết kiệm (s) và tỷ lệ
khấu hao (δ).
Y = 0,5K1/2N1/2, chia hai vế cho N, ta có: Y/N = 0,5K1/2N1/2/N,
tức bằng : Y/N = 0,5(K/N)1/2.

Ta có : Y/N = 0,5(K/N)1/2 mà Y/N = f(K/N), suy ra : f(K/N) = 0.5(K/N)1/2 (*)
Phương trình mô tả sự tiến triển của vốn trên đầu công nhân theo thời gian là :
Kt+1/N – Kt/N = sf(Kt/N) – δ(Kt/N)
ở trạng thái dừng thì

sf(K/N) = δ(K/N). Thế (*) vào, ta được:
s0,5(K/N)1/2 = δ(K/N)

Bình phương hai về, rồi chia hai vế cho K/N và chuyển vế
6

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
được

K/N = (0,5s/ δ) 2

Đây là phương trình về vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.
Ta có : Y/N = 0,5(K/N)1/2 = 0,25s/ δ
Đây là biều thức về sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.

b. Rút ra phương trình cho sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng và
tiêu dùng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng theo s và δ
Ta có: Y/N = 0,25s/ δ.
Mặt khác : Y = AD = C + I + G
Giá định không tính G, I = S nên ta có Y = C + S hay Y = C + sY
Suy ra C = (1 – s)Y. Chia hai vế cho N và thế Y/N = 0,25s/ δ
Như vậy : tiêu dùng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng : C/N = 0,25(1- s)s/ δ


c. Giả sử rằng δ = 5%. Dùng phần mềm bảng tính mà bạn thích phẩn tính các
mức sản lượng và tiêu dùng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng với s = 0; 0,1;
0,2; 0,3; 1,0. Giải thích.
s

0

0,1

0,2

0,3

1

C/N

0

0,45

0,8

1,05

0

Y/N


0

0,5

1

1,5

5

d. Sử dụng phầm mềm của bạn để vẽ mức sản lượng và tiêu dùng trên đầu công
nhân ở trạng thái dừng như là một hàm của tỷ lệ tiết kiệm (đó là đo tỷ lệ tiết kiệm
trên trục hoành của đồ thị, và các giá trị sản lượng và tiêu dùng trên đầu công
nhân tương ứng trên trục tung).
7

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
6

5

4
C/N

3

Y/N

2

1

0

0

0.2

0.4

0.6

0.8

1

1.2

Ảnh hưởng của tỷ lệ tiết kiệm đối với sản lượng và tiêu dùng trên đầu công nhân ở
trạng thái dừng.
e. Đồ thị có cho thấy có một giá trị s tối đa hóa sản lượng trên đầu công nhân? Đồ
thị có cho thấy có một giá trị s tối đa hóa tiêu dùng trên đầu công nhân ? nếu có
giá trị này là bao nhiêu?
Trên đồ thị ta có thể thấy đường Y/N là một đường thẳng, tăng tỷ lệ theo tỷ lệ tiết
kiệm. Vì 0 < s < 1 nên sản lượng trên đầu công nhân được thể hiện cao nhất là 5.
Đồ thị đã thể hiện tiêu dùng trên đầu công nhân tối đa ở trạng thái dừng.

8


For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
CHƯƠNG 8 TIẾN BỘ CÔNG NGHỆ VÀ TĂNG TRƯỞNG
2. Tại sao số tiền chi tiêu R&D quan trọng đối với tăng trưởng? Khả năng chiếm
hữu và khả năng sinh sôi của nghiên cứu ảnh hưởng đến số tiền chi tiêu R&D
như thế nào?
- Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân cuối cùng được xác định bởi tỷ lệ
tiến bộ công nghệ. Mà tiến bộ công nghệ lại dựa vào kết quả của các hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D) của các công ty. Như vậy, số tiền chi tiêu cho R&D càng
mạnh để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thì công nghệ càng tiên tiến, càng làm
tăng sản lượng.
- Khả năng sinh sôi là ý nói đến việc chuyển đổi khoản đầu tư cho R&D thành ý tưởng
và sản phẩm mới. Nếu việc nghiên cứu có tiềm năng và việc tăng R&D tạo ra nhiều
sản phẩm mới hơn, trong khi các điều kiện khác không đổi thì các công ty sẽ có nhiều
động lực khuyến khích họ thực hiện R&D hơn; R&D và tiến bộ công nghệ sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, một lĩnh vực nghiên cứu có khả năng sinh sôi cao có thể không tạo ra
những mức R&D cao thì sau khi tạo ra sản phẩm mới, việc tạo ra một sản phẩm mới
hơn còn nhanh chóng hơn, khiến công ty không được lợi nhiều để làm người đi đầu
trong lĩnh vực.
- Khả năng chiếm hữu các kết quả nghiên cứu là khả năng sở hữu sản phẩm mới của
công ty. Tùy vào các mức độ khác nhau, song nếu công ty được lợi nhuận từ việc phát
triển sản phẩm mới, họ có thể sẽ không tham gia vào R&D nữa và tiến bộ công nghệ
sẽ bị chậm lại.
Đối với mỗi đề xuất chính sách sau, bạn hãy xác định xem khả năng chiếm hữu và
khả năng sinh sôi của chiếm hữu và khả năng sinh sối của nghiên cứu chịu ảnh
hưởng như thế nào và bạn dự đoán đề xuất đó có ảnh hưởng dài hạn gì đối với
R&D và sản lượng:

a. Một hiệp ước quốc tế bảo đảm rằng các bằng sáng chế của mỗi nước được bảo
hộ hợp pháp trên toàn thế giới.
- khả năng chiếm hữu được đảm bảo, lợi thế của hang phát minh được đảm bảo hơn.
Tuy nhiên lại khiến cho việc phát triển R&D dựa trên R&D cũ trở nên khó khăn hơn
và có thể dẫn đến mất R&D.

9

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
- khả năng sinh sôi gặp khó khăn vì khả năng chiếm hữu cao khiến việc phát triển
R&D trở nên khó khăn, khó có thể tạo ra sản phẩm mới, nên công nghệ ngày có tốc độ
tăng giảm đi.
b. Khấu trừ thuế cho mỗi đô la chi tiêu R&D
- Khả năng sinh sôi: Việc giảm thuế khiến khoản chi tiều cho R&D tăng lên so với
trước, khiến những người đầu tư cũng như người nghiên cứu có động lực hơn để phát
triển các nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng và phát triển.
- Khả năng chiếm hữu: không ảnh hưởng.
c. Giảm tài trợ cho những hội nghị giữa các trường đại học và công ty do chính
phủ bảo trợ
- khả năng sinh sôi: việc giảm tài trợ khiến cho các khoản chi tiêu cho R&D giảm, làm
động lực nghiên cứu cũng giảm, khả năng sinh sôi của nghiên cứu cũng có xu hướng
tương tự.
- khả năng chiếm hữu: không ảnh hưởng.
d. Bải bỏ bằng sáng chế về các dược phẩm đột phá, nên dược phẩm có thể được
bán với chi phí thấp ngay khi chúng được sản xuất ra.
- khả năng chiếm hữu: việc giảm bảo hộ có thể dẫn đến mất động lực để nghiên cứu
tiếp sản phẩm và trong dài hạn có thể mất R&D.

- khả năng sinh sôi: chính vì điều trên, để đảm bảo khả năng sinh sôi của quá trình
nghiên cứu về dược phẩm mà Chính phủ nên có khoản bảo trợ.
5. Giá sử hàm sản xuất nền kinh tế là Y =
Và tỷ lệ tiết kiệm (s) bằng 16%, tỷ lệ khấu hao (δ) băng 10%. Ngoài ra, giả sử số
công nhân tăng trưởng 2% một năm và tỷ lệ tiến bộ công nghệ là 4% một năm.
a. Tìm giá trị ở trạng thái dừng:
Y = K1/2 (AN)1/2, chia hai vế cho AN, ta có: Y/AN = K1/2 (AN)1/2/(AN),
tức bằng : Y/AN = (K/AN)1/2.
10

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
Ta có : Y/AN = (K/AN)1/2 mà Y/AN = f(K/AN), suy ra : f(K/AN) = (K/AN)1/2 (*)
Phương trình mô tả sự tiến triển của vốn trên đầu công nhân theo thời gian là :
Kt+1/AN – Kt/AN = sf(Kt/AN) – δ(Kt/AN)
ở trạng thái dừng thì

sf(K/AN) = δ(K/AN). Thế (*) vào, ta được:
s(K/AN)1/2 = δ(K/AN)

Bình phương hai về, rồi chia hai vế cho K/N và chuyển vế
được

K/AN = (s/ δ) 2

Đây là phương trình về vốn trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.
Ta có : Y/AN = (K/AN)1/2 = s/ δ
Đây là biều thức về sản lượng trên đầu công nhân ở trạng thái dừng.

Ta có: gA = 4% ; gn = 2%; s = 16%, δ = 10%.
Lượng tồn vốn trên mỗi công nhân hiệu dụng K/AN

2,56

Sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng Y/AN

1,6

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng
(gA + gn)/ (gA + gn)

0%

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân gA

4%

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng (gA + gn)

6%

b. Gỉa sử tỷ lệ tiến bộ công nghệ tăng trưởng gấp đôi thành 8% một năm, nhưng
số công nhân bây giờ tăng trưởng 6% một năm. Tính toán lại các câu trong câu
(a). Giải thích?
Ta có: gA = 8% ; gn = 6%; s = 16%, δ = 10%.

11

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!



Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
Lượng tồn vốn trên mỗi công nhân hiệu dụng

2,56

Sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng

1,6

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng

0%

(gA + gn)/ (gA + gn)
Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân gA

8%

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng (gA + gn)

14%

c. Bây giờ giả sử tiến bộ công nghệ vẫn bằng 4% một năm, nhưng số công nhân
bây giờ tăng trưởng 6% một năm. Tính toán lại các câu trong câu (a). Dân chúng
khấm khá hơn trong câu (a) hay trong câu (c). Giải thích?
Ta có: gA = 4% ; gn = 6%; s = 16%, δ = 10%.
Lượng tồn vốn trên mỗi công nhân hiệu dụng


2,56

Sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng

1,6

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân hiệu dụng

0%

(gA + gn)/ (gA + gn)
Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng trên mỗi công nhân gA

4%

Tỷ lệ tăng trưởng sản lượng (gA + gn)

10%

Dân chúng trong câu (c) khấm khá hơn vì với các điều kiện như nhau, nhưng tỷ lệ tăng
trưởng sản lượng của câu (c ) lớn hơn câu (a).

12

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
CHƯƠNG 9 SẢN LƯỢNG, LÃI SUẤT VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
3. Hãy xem xét một nhóm các nền kinh tế mở với tính lưu động vốn hoàn hảo

giữa các nền kinh tế này.
a. Giả sử có một nước Đầu đàn. Tất cả các quốc gia khác (được đề cập đến
những nước Theo sau) cố định tỷ giá hối đoái của mình với nước Đầu đàn. Hãy
thảo luận tính hiệu quả của chính sách tiền tệ của các nước theo sau.
Nếu các nước theo sau TGHĐ cố định với nước đầu đàn thì sẽ bị phụ thuộc tỷ giá, nếu
nước đầy đàn thay đổi chính sách tiền tệ thì các nước theo sau cũng bị ảnh hưởng nên
CSTT của họ không hiệu quả. Đó là lý do mà người ta nói “Mỹ hắt hơi thì các nước
khác cũng bị sổ mũi”.
b. Nếu tất cả các nước cố định tỷ giá hối đoái của họ so với nước đầu đàn, hỏi tỷ
giá hối đóai của nước Đầu đàn có cố định không? Điều này có ý nghĩa gì đối với
tính hiệu quả của chính sách tiền tệ của nước Đầu đàn.
Nếu các nước cố định tỷ giá với nước đầu đàn thì TGHĐ của nước đầu đàn thả nổi vì
có khả năng chuyển đổi ở mọi nước đó. Ngược lại với câu (a) thì CSTT của nước đầu
đàn có tính hiệu quả cao.
c. Nếu nước Đầu đàn giảm cung tiền để chống lạm phát, thì các nước theo sau
phải làm gì để duy trì tỷ giá hối đoái cố dịnh của họ? Tác động đến nền kinh tế
của họ là gì? Điều gì sẽ xảy ra nều những nước Theo sau không làm gì cả?
Nước đầu đàn giảm cung tiên thì các nước duy trì tỷ giá cố định bằng cách tăng cung
tiền để lãi suất không đổi.
Nếu các nước theo sau không làm gì cả thì khi nước đầu đàn giảm cung tiền làm giảm
sản lượng, tăng lãi suất, đồng thời làm giảm TGHĐ, tức nội tệ của nước đầu đàn tăng
hay nội tệ của các nước theo sau giảm.

13

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!


Giải bài tập Kinh Tế Vĩ Mô 2
4. Hãy xem phương trình IS và LM trong phần 9-3.

a. Hãy chỉ ra tác động của việc giảm sản lượng nước ngoài Y* đến sản lượng
trong nước Y. Hãy giải thích bằng lời.
Việc giảm sản lượng ở nước ngoài Y* đồng thời làm tăng lãi suất và tăng giá đồng tiền
của nước ngoài. Nước đó càng lớn, càng có ảnh hưởng mạnh đến trong nước. Nội tệ
mất giá tương đối, tăng xuất khẩu ra nước ngoài làm tăng sản lượng trong nước.
b. “Một sự thu hẹp tiền tệ nước ngoài rất có thể dẫn tới một cuộc suy thoái trong
nước”, Hãy thảo luận về lời tuyên bố này.
Sự thu hẹp tiền tệ nước ngoài làm giảm sản lượng, tăng lãi suất và tăng giá đồng tiền.
Như phân tích trên, điều này khiến đầu tư nước ngoài hấp dẫn hơn, trong khi trong
nước lại đầu tư lại giảm. Việc quá chăm chú đầu tư nước ngoài trong khoảng thời gian
dài mà quên mất đầu tư trong nước, nội tệ mất giá, giá hàng hóa, giá đầu vào tăng,
khiến việc sản xuất khó khăn hơn, trong khi người dân có xu hướng bảo vệ tài sản của
mình, hạn chế chi tiêu. Tất cả những điều trên có thể khiến nền kinh tế trong nước suy
thoái dần.

14

For more materials, go to www.k09401.co.cc. It’s all FREE. OMG!



×