Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luận về phong trào thi đua công đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.47 KB, 3 trang )

Cách đây 62 năm, khi Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
ta đang diễn ra quyết liệt, đầy hi sinh, gian khổ nhưng vô cùng anh dũng. Trước
tình hình đó, ngày 11/6/1948, nhân dân cả nước đáp lời kêu gọi thi đua ái quốc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung và mục tiêu thi đua được Bác Hồ khái quát: “Thi
đua là yêu nước, yêu nước là thi đua, và những người thi đua là những người yêu
nước nhất”.
Từ đó đánh dấu một mốc son quan trọng, hàng năm trở ngày truyền thống
thi đua yêu nước của các tầng lớn nhân dân cả nước nói chung và của công nhân
viên chức lao động nói riêng. Thực tiễn 5 năm (2006-2010), thi đua đã trở thành
mục tiêu và động lực vượt khó, sáng tạo để tiếp tục phát triển của phong trào
CNVCLĐ và họat động công đoàn, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các
mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra.
Chúng ta có thể khẳng định rằng phong trào thi đua yêu nước của CNVCLĐ
5 năm qua là sự kế thừa và phát triển sáng tạo, vận dụng quan điểm, tư tưởng thi
đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của tỉnh. Trong thời
gian qua, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước,
của công đoàn cấp trên về công tác thi đua, khen thưởng và thực hiện Chỉ thị 39CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong
trào thi đua yêu nước, phát hiện và bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên
tiến”. Sau 5 năm triển khai thực hiện có nhiều thuận lợi kinh tế phát triển, đời sống
của CNVCLĐ được cải thiện hơn. Công tác tuyên truyền, phổ biến thi đua khen
thưởng được coi trọng, thu hút đông đảo lực lượng CNVCLĐ tham gia tích cực,
tạo bước chuyển biến quan trọng về nhận thức và hành động của CNVCLĐ, đoàn
viên CĐ về công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới. Hàng năm, Ban
Thường vụ Công đoàn tỉnh và các cấp công đoàn bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ
chính trị của địa phương, ngành, đơn vị, đã xây dựng các kế hoạch, nội dung và
biện pháp nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ; kịp thời
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức phát động, đăng ký giao ước thi đua,
nhất là phát động các đợt thi đua đặc biệt lập thành tích xuất sắc chào mừng các
ngày lễ lớn trong năm. Để nâng cao chất lượng, hiệu công tác thi đua khen thưởng,
Ban Thường vụ Công đoàn tỉnh đã ban hành Quy chế về đổi mới công tác thi đua,
khen thưởng nhằm khắc phục bệnh hình thức, khen thưởng đúng người, đúng việc,




đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trên các lĩnh vực lao động sản xuất, công
tác, nghiên cứu khoa học.
Nhờ thi đua yêu nước, cán bộ công đoàn, CNVCLĐ đã phấn đấu làm việc có
chương trình, kế họach, chất lượng công tác được nâng lên; gắn kết chặt chẽ thi
đua với khen thưởng, động viên, khuyến khích hòan thành nhiệm vụ chính trị của
từng cơ quan, đơn vị. Tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ
do công đoàn phát động như: thực hiện Cuộc vận động xây dựng người cán bộ,
công chức “Trung thành, sáng tạo, tận, tụy, gương mẫu”; Lao động giỏi, lao động
sáng tạo, Giỏi việc nước, đảm việc nhà, xây dựng gia đình thành đạt, xây dựng cơ
quan, đơn vị văn hóa, phong trào Xanh sạch đẹp, an toàn trong lao động sản xuất
có nhiều tiến bộ rõ rệt. Qua các phong trào thi đua yêu nước, đoàn viên công đoàn,
CNVC trên tất cả các lĩnh vực công tác đã hoàn thành tốt công việc được giao với
tinh thần làm việc tận tụy, có trách nhiệm cao, góp phần tích cực vào việc hòan
thành nhiệm vụ. Hội nghị tiêu dương điển hình tháng 5/2010, LĐLĐ tỉnh tôn vinh,
khen thưởng 162 tập thể và cá nhân cán bộ công đoàn và CNVCLĐ trực tiếp sản
xuất có nhiều thành tích xuất sắc.
Mặt dù đạt được nhiều kết quả nêu trên, sau 5 năm thực hiện phong trào thi
đua yêu nước vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục: về nhận thức
còn không ít tổ chức công đoàn, cơ quan, đơn vị, cá nhân chưa thấy hết ý nghĩa
tầm quan của công tác thi đua yêu nước trong tình hình mới. Các cấp chưa thật sự
quan tâm khen thưởng đến công nhân, viên chức lao động trực tiếp sản xuất; công
tác; phong trào thi đua chưa đều, chưa sâu; chậm đổi mới về nội dung, hình thức,
biện pháp tổ chức các phong trào thi đua để phù hợp với ngành, địa phương, đơn
vị, đối tượng; việc phát động và duy trì phong trào thi đua yêu nước ở các doanh
ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn, trở ngại; Một bộ phận CNVC chưa thực hiện
tốt ngày làm 8 giờ vàng ngọc, chất lượng và hiệu quả; mức khen thưởng thi đua
tuy có nâng lên nhưng chưa thật sự tương xứng với công sức, trí tuệ của người lao
động và chưa thật sự tạo được động lực kích khích CNVCLĐ hăng hái tham gia

các phong trào thi đua yêu nước. Hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác thi đua
chưa được kiện toàn, củng cố, bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời, việc chọn và nhân
điển hình chưa thường xuyên, liên tục.
Trong thời gian tới các cấp công đoàn cần thực hiện tốt một số nội
dung và giải pháp cơ bản sau đây:


1-Thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CNVCLĐ về tầm quan
trọng và mục đích ý nghĩa của thi đua, thi đua và khen thưởng; tiếp tục quán triệt
thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi
mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện và bồi dưỡng, tổng kết và
nhân điển hình tiên tiến”. Đồng thời gắn thi đua với cuộc vận động: “ Học tập và
làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh” tạo thêm động lực của cán bộ công
đoàn và CNVCLĐ tham gia phong trào thi đua yêu nước.
2-Nội dung, hình thức thi đua được cải tiến nhằm đảm bảo thực hiện những
mục tiêu phát triển kinh tế- văn hóa, an sinh xã hội.Công đoàn chủ động đề xuất,
phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ có hiệu quả của các cấp, các ngành, đoàn thể, đồng thời
tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, tạo sức mạnh tổng hợp để thúc
đẩy các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
3-Các cấp công đoàn tích cực góp phần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề,
chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh tế cho công nhân, viên chức, lao
động, góp phần đáng kể vào việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
4-Công tác tổ chức huấn luyện cho cán bộ làm công tác thi đua, sơ tổng kết
biểu dương điển hình về thành tích thi đua; khen thưởng đúng tiêu chí, đúng người,
đúng việc; tích cực xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến về gương ”người
tốt, việc tốt” trong CNVCLĐ, chú trọng lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ công đoàn
trưởng thành từ phong trào công nhân, không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất,
đạo đức, bản lĩnh và nhiệt tình của cán bộ công đoàn các cấp; xây dựng Quỹ khen
thưởng, Quỹ hỗ trợ và khuyến khích tài năng trẻ nghiên cứu khoa học.




×