Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

SỬ DỤNG ĐỘNG vật KHÔNG XƯƠNG SỐNG cỡ lớn ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG nước SÔNG cầu đỏ tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.34 KB, 35 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các
chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,… thì công tác quan
trắc, giám sát môi trường nước trở thành vấn đề cấp thiết. Các công tác này có thể
thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng các thông số lý hóa (pH,
DO, COD, BOD, NO3-, PO43-,TSS,…) hoặc các thông số sinh học (cá, động vật
không xương sống cỡ lớn, thực vật, động vật nguyên sinh, vi sinh vật,…).
Hiện nay trong công tác quan trắc, giám sát môi trường phương pháp thường
sử dụng nhiều nhất là đánh giá chất lượng nước thông qua phân tích các chỉ tiêu lý
hoá. Phương pháp này có một số hạn chế là nó chỉ phản ánh tình trạng thuỷ vực
ngay tại thời điểm lấy mẫu, khó có thể dự báo được chính xác về các tác động lâu
dài của môi trường nước đến hệ sinh vật dưới nước, đồng thời việc quan trắc theo
hình thức này phải được thực hiện liên tục với tần xuất lớn gây nhiều tốn kém về
mặt kinh tế. Trái lại, phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn
chế của phương pháp trên như cung cấp được các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi cho
sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm
đến sự phát triển của hệ thống thuỷ sinh vật. Do đó, phương pháp quan trắc sinh học
ngày càng được sử dụng phổ biến [4], [5].
Phương pháp quan trắc sử dụng động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ
lớn được đưa ra ở Anh năm 1976 gọi tắt là BMWP. Nó dựa trên sự đa dạng về
thành phần loài của các loài ĐVKXS cỡ lớn với biến đổi của môi trường nước từ đó
tính điểm BMWP (Biological Monitoring Woring Party) và chỉ số ASPT (Average
Score Per Taxon) để đánh giá chất lượng nước. Phương pháp này được ứng dụng
rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu như: Anh, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha,... [4]
Ở Việt Nam, việc sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá mức độ ô nhiễm của
các thuỷ vực đã được biết đến từ năm 1995 nhưng ít được sử dụng. Đến năm 2000
khi Nguyễn Xuân Quýnh cùng các cộng sự xây dựng hệ thống tính điểm BMWP VIET
và khoá định loại đến họ ĐVKXS cỡ lớn nước ngọt thường gặp thì phương pháp
này mới được ứng dụng vào quá trình đánh giá chất lượng nước mặt.
Đà Nẵng một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao trong cả
nước nhưng lại tồn tại nhiều bất cập về môi trường, việc phát triển kinh tế kéo theo


sự xuống cấp về chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc bởi nó là
nguồn tiếp nhận chất thải, nước thải từ các hoạt động của con người. Mọi phương
pháp quan trắc, đánh giá chất lượng nuớc trên các hệ thống sông, hồ tại thành phố
Đà Nẵng trước đây hầu hết đều sử dụng phương pháp lý hóa nên rất tốn kém. Trong
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử1


khi đó phương pháp đánh giá bằng ĐVKXS cỡ lớn vừa ít tốn kém, cho kết quả
nhanh, phản ánh chính xác chất lượng nước lại ít được sử dụng.
Tuy nhiên, hầu như phương pháp này chỉ được nghiên cứu và ứng dụng ở
các nước ôn đới nên khi đưa vào sử dụng ở các nuớc nhiệt đới thì gặp một số khó
khăn như xuất hiện nhiều họ mới không có trong hệ thống tính điểm của các nước
ôn đới. Vì vậy để áp dụng phương pháp này ở những vùng nhiệt đới thì cần cần phải
có những nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của vùng nhiệt đới.
Đồng thời hiện nay ở Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn sinh học cụ thể để đánh
giá chất lượng nguồn nước mặt cho phù hợp với từng vùng vì vậy cần phải có
những nghiên cứu ở nhiều vùng khác nhau nhằm xây dựng một hệ thống chỉ thị sinh
học thống nhất.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng động vật
không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước sông Cầu Đỏ tại thành phố
Đà Nẵng” để có những dẫn liệu nhanh về chất lượng nước sông Cầu Đỏ. Góp phần
đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn
trong đánh giá chất lượng nước và đa dạng hoá phương pháp xác định ô nhiễm
nguồn nước giúp cho công tác quản lí ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự đa
dạng sinh học tại thành phố Đà Nẵng và trong cả nuớc.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử2


CHƯƠNG 1


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở, ưu điểm, hạn chế của phương pháp giám sát sinh học
1.1.1. Cơ sở khoa học của phương pháp giám sát sinh học
Giám sát sinh học dựa trên cơ chế tất cả các sinh vật sống đều chịu ảnh
hưởng bởi các yếu tố vật lý, hóa học của môi trường sống do vậy người ta sử dụng
các sinh vật đặc trưng trong môi trường nhằm phản ánh tình trạng chất lượng của
môi trường đó. Các sinh vật này được gọi là sinh vật chỉ thị, khái niệm cơ bản về
sinh vật chỉ thị được mọi người thừa nhận là: “Những đối tượng sinh vật có yêu cầu
nhất định về điều kiện sinh thái liên quan đến nhu cầu dinh dưỡng, hàm lượng oxy
cũng như khả năng chống chịu một lượng nhất định các yếu tố độc hại trong môi
trường sống và do đó, sự hiện diện hay vắng mặt của chúng biểu thị một trạng thái
về điều kiện sinh thái của môi trường sống nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng
chống chịu của đối tượng sinh vật đó”. Các sinh vật này có thể là một loài hay một
nhóm loài chúng mẫn cảm với điều kiện môi trường vì vậy khi môi trường biến đổi
chúng hoặc có mặt hoặc vắng mặt hoặc thay đổi số lượng các cá thể nhằm biểu thị
cho những biến đổi của môi trường. Các sinh vật được chọn làm sinh vật chỉ thị
phải đảm bảo các tiêu chuẩn như dễ thu mẫu, dễ định loại, mẫn cảm với những thay
đổi của môi trường và các sinh vật chỉ thị thường được sử dụng là thực vật lớn, thực
vật nổi, động vật nguyên sinh, động vật không xương sống, cá, vi sinh vật,…
Trong đó động vật không xương sống cỡ lớn được sử dụng trong giám sát
sinh học chất lượng nước do chúng có nhiều nhóm đại diện cho chất lượng môi
trường nước khác nhau, nhóm nhạy cảm với sự ô nhiễm chúng sẽ biến mất hoặc suy
giảm số lượng khi nước bị ô nhiễm, nhóm trung gian sẽ xuất hiện ở những khu vực
nước bắt đầu bị ô nhiễm, nhóm chống chịu sẽ có mặt và phát triển ở những khu vực
nước ô nhiễm do đó sẽ phản ánh được tình trạng chất lượng nước của từng khu vực.
Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả trong đánh giá chất lượng môi trường nước
nguyên nhân do ô nhiễm hữu cơ [5].
1.1.2. Ưu điểm của phương pháp giám sát sinh học
Giám sát sinh học được sử dụng rộng rãi trong đánh giá chất lượng nước bởi

các sinh vật chỉ thị có khả năng phản ánh chất lượng nước trong một thời gian dài
do đó không cần phải thu mẫu liên tục như phương pháp lý hóa, ngoài ra nó còn
phản ánh được chất lượng nước trong một phạm vi rộng lớn.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử3


Động vật không xương sống cỡ lớn nhờ có những ưu điểm sau mà được chọn
làm sinh vật chỉ thị cho môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ:
Động vật không xương sống cỡ lớn sống tương đối cố định tại đáy sông, hồ;
thời gian phát triển lâu nên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi chất lượng
nước.
Chúng rất nhạy cảm với những hóa chất trong môi trường nước như dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân hóa học gây nên các rối loạn của cơ thể do đó có
thể xác định được những tác động gây ra rối loạn.
Chúng phân bố khá rộng, di chuyển chậm nên dễ thu mẫu
Chúng rất dễ để định loại do có sẵn khóa định loại ổn định
Quan trắc bằng ĐVKXS cỡ lớn cho kết quả nhanh và phản ánh được tình
trạng chất lượng nước trong một thời gian dài [5], [20].
1.1.3. Nhược điểm của phương pháp giám sát sinh học
Mặc dù giám sát sinh học có thể phát hiện ra những biến đổi sinh thái nhưng
lại không xác định được nguyên nhân và giải thích rõ ràng nhữnng biến đổi đó. Do
vậy, để giải thích nguyên nhân của những biến đổi sinh thái này cần phải áp dụng
thêm phương pháp lý hóa .
Giám sát sinh học sử dụng động vật không xương sống tuy có nhiều lợi thế
hơn giám sát lý hóa nhưng vẫn còn một số nhược điểm như:
Động vật không xương sống cỡ lớn dễ bị các yếu tố khác ngoài chất lượng
môi trường nước ảnh hưởng đến độ phong phú của nó.
Chúng còn chịu ảnh hưởng của mùa vụ nên rất phức tạp trong việc giải thích
và so sánh.

Do tính linh hoạt trong di chuyển hoặc do bị trôi dạt nên có thể xuất hiện một
số họ không phải ở khu vực lấy mẫu.
Một số họ xuất hiện trong khu vực lấy mẫu nhưng chưa có trong hệ thống
phân loại [20].

1.2. Tình hình nghiên cứu về giám sát sinh học trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Quan trắc sinh học nước ngọt đã được nêu ra bởi nhiều tác giả như
Hellawell (1978, 1986), Calow và Maltby (1989), Rosenberg và Resh (1993), Cains
và Pratt (1993). Trong đó Cains và Pratt đã định nghĩa quan trắc sinh học nước ngọt
như là sự giám sát bằng việc sử dụng những phản ứng của cơ thể sống để xây dựng
môi trường có hợp hay không đối với cơ thể sống.
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử4


Quan niệm hiện đại về sử dụng quan trắc sinh học để đánh giá chất lượng
nước sông, suối đã được khởi xướng ở Châu Âu với sự phát triển của tác giả
Kolkwitz và Marsson (1908, 1909). Các nhà khoa học này chia mức độ nhiễm bẩn
của sông, suối ra làm 4 loại bẩn ít, bẩn vừa α, bẩn vừa β và rất bẩn, mức độ được
xác định dựa vào chỉ số độ nhiễm bẩn (Saprobic index). Dựa vào danh sách các loài
chỉ thị người ta chia thành các giá trị nhiễm bẩn phù hợp với sự chống chịu ô nhiễm
của từng loài. Mặc dù hệ thống này được chấp nhận rộng rãi ở Châu Âu nhưng nó
cũng gặp những chỉ trích như phương pháp dựa trên sự nhiễm bẩn chỉ thiên về chỉ
số sinh học và những hệ thống điểm số thì quá đơn giản [5].
Sau đó những chỉ số khác dựa trên nguyên tắc các nhóm sinh vật chống chịu
khác nhau với sự ô nhiễm vẫn tiếp tục phát triển để sử dụng ở Anh. Trong đó có hai
chỉ số được đánh giá khá cao là chỉ số định lượng “Chỉ số Trent” (TBI) của
Woodiwis(1964), chỉ số này được phát triển ở vương quốc Anh và Bắc mỹ nó sử
dụng động vật không xương sống đáy để đánh giá chất lượng nước ở sông Trent
(Anh) và chỉ số bán định lượng “Điểm số Chandler” (CBS) của Chandler (1970).

Chỉ số Trent cũng được phát triển và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước khác như
vào năm 1968, Tuffery và Verneaux đã phát triển chỉ số TBI thành chỉ số sinh học
Pháp “French Indice Biotique”, chỉ số này không chỉ phù hợp ở Pháp mà còn phù
hợp cả ở Bỉ nên nó trở thành cơ sở để phát triển chỉ số sinh học Bỉ BBI (De Pauw
và Van Hooren, 1983), năm 1972 Chutter đã phát triển chỉ số TBI thành chỉ số CBI
để giám sát chất lượng nước ở Nam Phi, năm 1997 chỉ số TBI được Ghetti chuyển
đổi thành chỉ số EBI để sử dụng ở Ý, năm 2000 Skriver và các cộng sự đã phát triển
chỉ số TBI thành chỉ số DSFI để sử dụng trên các sông ở Đan Mạch [18], [20].
Do việc sử dụng các chỉ số Trent và điểm số Chandler chỉ được xây dựng để
đánh giá chất lượng nước sông ở những vùng đặc biệt của nước Anh nên khi áp
dụng ở các con sông khác thì không thích hợp nữa. Vì vậy để có phương pháp
chuẩn một tổ chức nghiên cứu về quan trắc sinh học “Biological Monitoring
Woring Party” được thành lập ở Anh vào năm 1976 đã đưa ra hệ thống điểm số
BMWP, đây là hệ thống dựa vào số loài và phân bố của ĐVKXS cỡ lớn để phân
loại mức độ ô nhiễm nuớc. Hệ thống này sử dụng số liệu ở mức độ họ, mỗi họ quy
cho một điểm số phù hợp với tính nhạy cảm của nó với sự ô nhiễm hữu cơ của môi
trường nuớc. Những điểm số riêng được cộng lại để cho điểm số tổng của mẫu, có
thể nhận được sự biến thiên của điểm số BMWP bằng cách chia tổng số điểm cho
số họ có mặt ta được một điểm trung bình cho các đơn vị phân loại là ASPT.
Hệ thống điểm BMWP rất có hiệu lực trong thực tiễn và tương đối dễ dàng
áp dụng khi đòi hỏi của nó về mức độ kĩ năng phân loại tương đối bình thường. Vì
vậy nó không chỉ được áp dụng rộng rãi Anh mà còn được cải tiến để áp dụng ở
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử5


nhiều nước trên thế giới như Tây Ba Nha (Alba – Tercedor và Sanchoz – Ortega,
1988), Ấn Độ (De Zwart và Trivedi, 1994), Úc (Chessman, 1995), Thái Lan
(Mustow, 1997) [4].
Một số hạn chế của phương pháp BMWP đã được Pinder và đồng nghiệp chỉ
ra năm 1997 là hệ thống tính điểm BMWP và điểm số trung bình cho các đơn vị

phân loại ASPT có thể khác nhau một cách đáng kể ở các con sông kề nhau có chất
lượng nước như nhau nhưng khác nhau về những đặc điểm vật lí. Những yếu tố có
thể tác động đến sự thay đổi quần xã ĐVKXS cỡ lớn ở sông như vĩ độ, kinh độ, độ
cao, chiều rộng, chiều sâu, nền đáy, độ kiềm vì vậy mà mặc dù sông bị ô nhiễm hay
không thì quần xã ĐVKXS cũng khác nhau.
Để khắc phục hạn chế này năm 1977 các nhà sinh học viện sinh thái nước
ngọt Anh quốc đã phát triển, cải tiến và xây dựng mô hình RIVPACS (River
Invertebrate Predection And Classification System) nó dự báo khu hệ ĐVKXS cỡ
lớn ở một địa điểm có những đặc điểm riêng biệt, không ô nhiễm. RIVPACS được
ứng dụng để so sánh điểm số BMWP và ASPT ở một địa điểm với điểm số được dự
báo. Đó là chỉ số về chất lượng môi trường, tỉ số giữa điểm số quan sát được trên
điểm số dự báo [5], [20], [23].
Nhờ có nhiều ưu điểm nên phương pháp quan trắc sử dụng hệ thống tính
điểm BMWP đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới
như:
Ở Tây Ba Nha, năm 1988 phương pháp sử dụng chỉ số BMWP đã được Alba
- Tercedor và Sanchoz - Ortega chuyển đổi để sử dụng ở Tây Ba Nha nhất là khu
vực bán đảo Iberia, trong hệ thống này ngoài việc xuất hiện một số họ mới thì các
điểm số của một số họ cũng có sự biến đổi. Sau đó Carmen Zamora cùng các cộng
sự tiếp tục thực hiện một nghiên cứu để giải thích sự biến thiên của chỉ số BMWP
và chỉ số ASPT theo nhiệt độ từ đó xác định sự phụ thuộc của các chỉ số này theo
mùa. Nghiên cứu được thực hiện ở sông Genii nằm phía Nam của Tây Ba Nha. Lưu
vực sông có 26 nhánh dọc theo đó các nhà nghiên cứu thu mẫu ở 60 địa điểm trong
vòng hai năm và kết quả cho thấy đối với thủy vực không bị ô nhiễm sự tương quan
giữa chỉ số BMWP và nhiệt độ là không đáng kể còn các thủy vực bị ô nhiễm thì
chỉ số BMWP lại phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Còn đối với chỉ số ASPT cho dù tại
khu vực ô nhiễm hay không ô nhiễm đều không phụ thuộc vào nhiệt độ. Qua đây
các nhà nghiên cứu khẳng định chỉ số BMWP phụ thuộc vào mùa vụ còn chỉ số
ASPT thì không, do vậy mà chỉ số ASPT được đánh giá là ưu việt hơn [17].
Ở New Zeland, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những hiệu quả trong việc

sử dụng hệ thống điểm số BMWP trong việc đánh giá chất lượng nước sông nhất là
loại ô nhiễm hữu cơ. Do vậy họ đã tiếp nhận hệ thống điểm số này và phát triển
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử6


chúng cho phù hợp với đất nước mình, chỉ số được biến đổi gọi là MCI
(Macroinvertebrate Community Index) chỉ số này tương tự như điểm trung bình bậc
phân loại ASPT của Anh [19].
Ngoài ra ở một số nước khác như Thụy Điển, Bồ Đào Nha, Braxin, Italya,
Pháp hệ thống điểm số BMWP cũng được ứng dụng và đạt hiệu quả cao trong việc
đánh giá tình trạng chất lượng nước sông. Các nghiên cứu đều khẳng định động vật
không xương sống cỡ lớn rất có tiềm năng trong quan trắc sinh học.
Các nghiên cứu sử dụng động vật không xương sống nhằm đánh giá chất
lượng nước được xây dựng và phát triển ở các nước ôn đới nên khi đưa vào ứng
dụng tại các khu vực nhiệt đới thì gặp một số khó khăn, do vậy việc nghiên cứu để
điều chỉnh hệ thống điểm số BMWP cho phù hợp với khu vực của từng nước là rất
cần thiết. Chính vì vậy, nhiều nước ở Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan, Malaixya và cả
Việt Nam đã thực hiện nhiều nghiên cứu nhằm điều chỉnh hệ thống này cho phù
hợp với điều kiện nước mình.
Ở Ấn Độ, năm 1994 De Zwart và Trivedi đã chuyển đổi điểm số BMWP cho
phù hợp với Ấn Độ bằng cách loại ra một số họ không có ở Ấn Độ và thêm vào một
số họ khác có ở Ấn Độ. Một vài điểm số đã được phân phối trong điểm gốc cũng
được thay thế để phản ánh các mức độ khác nhau về sự chống chịu của các họ nhất
định đã được tìm thấy tại các sông của Ấn Độ. Hai họ được cho là chống chịu tốt
hơn so với điểm BMWP gốc đã được giảm điểm xuống đó là Dugesidae từ 5 giảm
xuống còn 4 điểm và Agriidae từ 8 giảm xuống còn 6 điểm. Còn hai họ được cho là
ít chống chịu thì điểm số được tăng lên đó là Hydrobiidae tăng từ 3 lên 6 điểm và
Platycnemididae tăng từ 6 lên 8 điểm.
Sau đó đã có thêm nhiều nghiên cứu sử dụng điểm số BMWP ở Ấn Độ như
tác giả Bihar nghiên cứu ở sông Ramjan đã nhận thấy các thông số hóa lý biến động

theo mùa và do đó nó sẽ ảnh hưởng đến độ phong phú của ĐVKXS cỡ lớn và
nghiên cứu này cũng cho thấy kích thước quần thể ĐVKXS cỡ lớn cũng tương quan
nghịch với thông số pH va DO. Tác giả Sabib nghiên cứu ở sông Shendumi nhận
định rằng dựa vào kích thước công đồng ĐVKXS cỡ lớn có thể xác định được tình
trạng chất lượng nước sông, hồ. Tác giả Maruthaynayagan và các cộng sự nghiên
cứu ở hồ Thirukulam qua nghiên cứu của mình thì khẳng định kích thước cộng
đồng ĐVKXS cỡ lớn phụ thuộc vào mùa, cao nhất vào mùa mưa và thấp vào mùa
hè [5], [25].
Ở Thái Lan, năm 1997 Mustow đã nghiên cứu quần xã ĐVKXS cỡ lớn ở 23
điểm thuộc sông MaePing. Đồng thời với việc chấp nhận một số thay đổi như đề
xuất của De Zwart và Trivedi (1994), tác giả còn đưa ra một số thay đổi cho phù
hợp với điều kiện ở Bắc Thái Lan. Theo Mustow thì có những họ ở Thái Lan mà
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử7


không có trong bảng gốc của Anh, cũng có những họ vừa có ở cả Thái Lan và Anh
nhưng cần phải thay đổi lại điểm số của chúng cho phù hợp với điều kiện ở Thái
Lan. Qua đó tác giả đã đề nghị sửa đổi 10 họ cần điều chỉnh bổ xung, trong đó
Mustow nhận thấy BMWP cho điểm họ Odonata là cao sẽ không phản ánh chính
xác mối liên hệ với sự chống ô nhiễm ở Thái Lan do vậy đã hạ điểm của họ này từ 8
điểm xuống còn 6 điểm, còn họ Thiaridae chống chịu với ô nhiễm tốt nên tác giả
cho 3 điểm. Hệ thống BMWP được sửa đổi ở Thái Lan được gọi là hệ thống
BMWPTHAI [5].
Sau khi có hệ thống BMWPTHAI thì phương pháp này đã được nghiên cứu,
ứng dụng và phát triển thêm để đánh giá chất lượng nước nhằm mục đích quản lí và
bảo tồn các lưu vực sông ở Thái Lan. Một trong những nghiên cứu đó là “Nghiên
cứu sự tương quan giữa ĐVKXS cỡ lớn ở nước ngọt và các yếu tố chất lượng môi
trường trong lưu vực sông Nam Pong Thái Lan” được thực hiện bởi Vụ Sinh học
của Đại học Khon Kaen năm 1998, với 27 địa điểm lấy mẫu trong lưu vực sông
Nam Pong gồm sông Pong, sông Cheon, sông Chi. Mục đích nhằm nghiên cứu

những ảnh hưởng của chất lượng môi trường nước đến cộng đồng ĐVKXS cỡ lớn
sống trong đó [21], [24].
Ở Malaysia, năm 1999 một nghiên cứu của Bộ Môi Trường Malayxia được
thực hiện trên sông Linggi trong tỉnh Negeri Sembilan để đánh giá tiềm năng của
việc sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn trong việc đánh giá, giám sát chất
lượng nước. Năm trạm thu mẫu đã được thiết lập với dự đoán chất lượng nước tại
các khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng nước ở các trạm là
khác nhau, chất lượng nước giảm dần khi ở hạ nguồn do lúc này sông chảy vào khu
vực đô thị, khu dân cư và cuối cùng sẽ chảy ra eo biển Melaka, cùng với kết quả
này chỉ số đa dạng và chỉ số phong phú cũng cao ở thượng nguồn và thấp ở hạ
nguồn. Các nhóm chống chịu như Chironomidae, Tubificidae, Lumbriculidae có
mặt ở hầu hết các trạm nó thể hiện sự tương quan nghịch với chất lượng nước.
Ngoài ra các nhóm nhạy cảm cũng có chỉ số đa dạng rất cao như các họ
Ephemecroptera, Plecoptera, Trichoptera. Cùng thời điểm đó Khoa Sinh học,
Trường Đại học Putra cũng tiến hành nghiên cứu sử dụng hệ thống BMWP để đánh
giá chất lượng nước sông Langat với 4 khu vực lấy mẫu ở thượng nguồn và 4 khu
vực lấy mẫu ở hạ nguồn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thượng nguồn thu được 54
loài còn ở hạ nguồn ít hơn thượng nguồn 5 loài, chất lượng nước sông cũng giảm
dần khi chảy đến hạ nguồn do chịu ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm từ khu dân cư
[16].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử8


Ở Việt Nam, mặc dù việc nghiên cứu, đánh giá mức độ ô nhiễm các thuỷ vực
được quan tâm từ lâu nhưng tới năm 1995 hầu như vẫn chưa có hệ thống phân loại
độ nhiễm bẩn các thuỷ vực. Các hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn cùng với những
chỉ tiêu trong các thang bậc phân loại trước đó đều là những dẫn liệu được nghiên
cứu ở các thuỷ vực vùng ôn đới, hoàn toàn khác với điều kiện tự nhiên cũng như
đặc tính sinh học của các thuỷ vực ở nước ta. Trên cơ sở nghiên cứu trong 10 năm

(1985-1995) cùng với dẫn liệu đã biết trước đây về các thuỷ vực có nước thải vùng
Hà Nội, Nguyễn Xuân Quýnh (1995) đã đề xuất một hệ thống phân loại độ nhiễm
bẩn các thuỷ vực có nước thải ở Hà Nội dựa trên một số chỉ tiêu cơ bản về sinh học.
Kèm theo nó là các chỉ tiêu lí hoá học quy định sự có mặt hay vắng mặt của một số
loài hay nhóm loài ĐVKXS cỡ lớn được coi như sinh vật chỉ thị, quy định sự phát
triển về số lượng và khối lượng của chúng ở mức độ khác nhau từ những kết quả
thu được, tác giả đã nhận định rằng ĐVKXS cỡ lớn (thông qua các giá trị về sinh
vật lượng, sự khác nhau về tính đa dạng, mức độ phong phú về thành phần loài…)
chỉ thị tốt cho mức độ ô nhiễm các thuỷ vực. Thông qua đây tác giả cũng đưa ra
nhận xét về mối liên quan giữa mức độ ô nhiễm thủy vực và các chỉ tiêu lí hóa, sinh
học như:
Mức độ nhiễm bẩn thủy vực tăng thì giá trị về BOD 5, COD tăng, hàm lượng
DO giảm, thành phần loài và số lượng ĐVKXS giảm.
Mức độ nhiễm bẩn thủy vực ít thì hàm lượng DO cao, COD, BOD 5 thấp,
thủy vực có lượng dinh dưỡng vừa phải tạo điều kiện cho ĐVKXS phát triển tốt.
Từ năm 1997-1999 với sự tài trợ của quỹ Darwin của chính phủ Anh, hội
nghiên cứu thực địa và sinh thái nước ngọt Anh Quốc đã phối hợp với Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện
chương trình nghiên cứu “Bảo tồn đa dạng sinh học thông qua việc sử dụng
ĐVKXS cỡ lớn làm sinh vật chỉ thị quan trắc và đánh giá chất lượng nước ở Việt
Nam”
Từ năm 1999 - 2000 chương trình nghiên cứu được tiếp tục với sự tham gia
của Steve Tilling và tập trung nghiên cứu các dữ liệu ban đầu, xây dựng quy trình
quan trắc và điều chính hệ thống tính điểm BMWP cho phù hợp với Việt Nam bằng
việc loại bỏ một số họ không có ở Việt Nam, thêm vào một số họ có ở Việt Nam và
thay đổi thang điểm số cho một số họ. Hệ thống BMWP được thay đổi tại Việt Nam
gọi là BMWPVIET [5].
Từ sau khi có hệ thống đánh giá phù hợp thì đã có rất nhiều nghiên cứu
nhằm đánh giá tính hiệu quả của hệ thống này. Những nghiên cứu đầu tiên được các
nhà sinh học Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia

Hà Nội thực hiện ở các con sông, suối thuộc cả khu vực phía Bắc và phía Nam với
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử9


14 địa điểm thu mẫu ở phía Bắc và 15 địa điểm thu mẫu ở phía Nam. Ở phía Bắc,
các địa điểm thu mẫu được bắt đầu từ những con suối nhỏ chảy từ núi Tam Đảo ra
khu vực đồng bằng xung quanh là đồng lúa và cuối cùng là khu vực sông Cầu nơi
tiếp nhận nguồn thải từ nhiều hoạt động của con người. Ở phía Nam, các địa điểm
lấy mẫu thuộc khu vực nằm trong và xung quanh thành phố Đà Lạt, các điểm thuộc
suối Đac Ta Jun và các điểm thuộc sông Đa Nhim [5].
Sau này nhiều nghiên cứu được tiếp tục thực hiện phần nào làm rõ tính hiệu
quả của phương pháp sử dụng ĐVKXS cỡ lớn trong đánh giá chất lượng nước như
trong hai năm (2001 – 2002), tác giả Nguyễn Vũ Thanh và Tạ Huy Thịnh thuộc
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã thực hiện nghiên cứu tại 28 điểm quan
trắc thuộc lưu vực sông Cầu tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Thái
Nguyên. Qua nghiên cứu nước tại 28 điểm quan trắc đều thuộc loại ô nhiễm vừa
đến ô nhiễm nặng, những loài đại diện cho môi trường nước sạch như bộ cánh úp đã
không được tìm thấy ở đây càng khẳng định môi trường nước ở đây đang bị tác
động nghiêm trọng. Ngoài ra qua nghiên cứu này tác giả còn bổ xung thêm 7 họ
mới vào bảng điểm BMWPVIET bao gồm 5 họ côn trùng thủy sinh Ecdyonuridae,
Polymitarcyidae, Sciomyzidae, Empidiae, Muscidae và 2 họ thân mềm
Stenothyridae và Hyalidae [15].
Năm 2003, tác giả Nguyễn Thị Mai thuộc bộ môn Sinh học, Khoa Khoa học,
Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu nhằm
đánh giá sự đa dạng về thành phần loài động vật không xương sống cỡ lớn và sử
dụng chúng để chất lượng nước sông Sài Gòn đoạn thuộc quận 2, thành phố Hồ Chí
Minh. Nghiên cứu được thực hiện trên ba địa điểm và kết quả thu nhận được qua
hai đợt lấy mẫu là đợt 1 gồm 23 họ và đợt 2 gồm 25 họ, qua xác định chỉ số ASPT
cho thấy nước khúc sông này thuộc loại bẩn vừa α, cùng với đó kết quả này còn cho
thấy chất lượng nước và thành phần loài có liên quan đến nhau. Điều này càng

khẳng định việc sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn để đánh giá chất lượng
nước là có cơ sở [6].
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc và
phía Nam mà chưa quan tâm đến khu vực Miền Trung. Nhiều năm gần đây phương
pháp này mới được nghiên cứu ở khu vực miền Trung tiêu biểu như tác giả Nguyễn
Văn Khánh cùng các cộng sự thuộc Khoa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Sư
Phạm, Đại học Đà Nẵng đã thực hiện những nghiên cứu dùng động vật không
xương sống để đánh giá chất lượng nước ở các khu vực trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Các nghiên cứu được thực hiện tại sông Phú Lộc, sông Cu Đê, hệ thống sông
Cầu đỏ - Túy Loan, cánh đồng Xuân Thiều. Qua xác định chỉ số BMWP và ASPT
cho thấy trên hầu hết các khu vực chất lượng nước đều thuộc loại bẩn vừa α đến rất
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử10


bẩn, các kết quả này hoàn toàn phù hợp với những kết quả phân tích hóa lý đi kèm
càng khẳng định việc sử dụng động vật không xương sống trong đánh giá chất
lượng nước là có hiệu quả. Điều này góp phần làm đa dạng các phương pháp đánh
giá chất lượng môi trường nước ở khu vực Miền Trung [7], [8], [9].

1.3. Đặc điểm tự nhiên thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình
1.3.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1255,53 km 2 với các quận nội
thành chiếm diện tích 213,05 km2, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1042,48km2.
Thành phố Đà Nẵng nằm ở tọa độ 15 o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến
108o20' kinh Đông.
Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
Phía Đông giáp Biển Đông.

Nhờ có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi như: nằm ở trung độ của đất nước trên
trục giao thông Bắc – Nam, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành
phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam; thành phố Đà Nẵng còn là một trong những
cửa ngõ quan trọng ra biển của các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma mà
thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển nhanh chóng và bền vững [13].
1.3.1.2. Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng đồi núi cao
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc chiếm diện tích lớn với độ cao khoảng từ 700
-1500m, độ dốc lớn (>400). Các dãy núi chạy dài ra đến biển là nơi tập trung nhiều
rừng đầu nguồn của thành phố. Vùng đồng bằng nằm ven biển thấp và hẹp xen lẫn
đồi núi thấp do đó thường chịu ảnh hưởng bởi nhiễm mặn từ biển. Đây là nơi tập
trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và đất ở của thành
phố [13].

1.3.2. Điều kiện khí hậu và thủy văn
1.3.2.1. Khí hậu thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao
và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử11


và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2
mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến
tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo
dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 oC; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28 - 30oC; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 từ 18 - 23 oC. Độ ẩm không
khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, từ 85,67 – 87,67%; thấp
nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 – 77,33%. Lượng mưa trung bình là
2504,57 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 từ 550 - 1000

mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 từ 23 - 40 mm/tháng. Số giờ nắng bình
quân trong năm là 2156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6 từ 234 đến 277
giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12 từ 69 đến 165 giờ/tháng. Tốc độ gió thấp nhất
là 2,9 m/s vào tháng 11, thỉnh thoảng có bão xuất hiện bởi áp thấp nhiệt đới, gây ra
mưa [13].
1.3.2.2. Chế độ thủy văn
Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh
Quảng Nam là lưu vực của sông Vu Gia - Thu Bồn bao gồm các sông: sông Cầu
Đỏ, sông Cu Đê là hai sông chính, ngoài ra còn có sông Vĩnh Điện, sông Phú Lộc,
sông Chu Bái, sông Cổ Cò…
Hầu hết các sông bắt nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chỉ có hệ thống
sông Túy Loan - Cầu Đỏ nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Sông Yên và sông
Túy Loan hợp lại ở xã Hòa Tiến huyện Hòa Vang thành sông Cầu Đỏ, sông Cầu Đỏ
chảy qua địa bàn quận Cẩm Lệ được gọi là sông Cẩm Lệ, sông Cẩm Lệ chảy đến
đoạn giáp gianh giữa ba quận Cẩm Lệ, Hải Châu và Ngũ Hành Sơn hợp với sông
Đô Tỏa tạo thành sông Cầu Đỏ, sông Cầu Đỏ đổ ra vịnh Đà Nẵng. Toàn bộ hệ
thống sông bắt nguồn từ sông Túy Loan đến khi đổ ra vịnh Đà Nẵng có chiều dài
204 km với diện tích lưu vực 5180km2.
Sông Cu Đê hay còn gọi là sông Trường Định nằm phía Bắc thành phố Đà
Nẵng có dài khoảng 38km, diện tích lưu vực 426 m 2 chảy theo hướng Đông - Tây
qua huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu rồi đổ ra biển Đông tại cửa biển Nam Ô
phường Hòa Hiệp quận Liên Chiểu. [13]

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử12


2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là ĐVKXS cỡ lớn tại các địa điểm nghiên cứu trên
sông Cầu Đỏ tại thành phố Đà Nẵng.
Địa điểm nghiên cứu là 6 khu vực dọc sông Cầu Đỏ thuộc địa bàn 3 phường
Hòa Thọ quận Cẩm Lệ, phường Khuê Trung quận Cẩm Lệ và phường Hòa Cường
quận Hải Châu bao gồm:
Khu vực 1: Hòa Thọ Tây
Khu vực 2: Hòa Thọ Đông
Khu vực 3: Cầu Cẩm Lệ
Khu vực 4: Khuê Trung
Khu vực 5: Cầu Hòa Xuân
Khu vực 6: Hòa Cường Nam
KV6
KV5
KV4

KV3
KV2
KV1

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các khu vực lấy mẫu

Thời gian nghiên cứu từ ngày 13/11/2010 đến ngày 15/5/2011
Chúng tôi tiến hành thu mẫu 3 đợt: Đợt 1 vào 24/11/2010, đợt 2 vào
19/12/2010, đợt 3 vào 19/2/2011.

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử13



Lựa chọn địa điểm lấy mẫu phải điển hình cho toàn bộ khu vực nghiên cứu,
tránh lấy mẫu tại những khu vực bị tác động do ảnh hưởng cục bộ như dưới chân
cầu, đập nước, đê nhân tạo và các ảnh hưởng sáo trộn do con người hay động vật.
* Thu mẫu nước:
Mẫu nước được thu đồng thời với mẫu động vật bằng thiết bị thu nước theo
tầng Windco- La. Mẫu nước được bảo quản trong chai 200ml rồi đưa về phòng thí
nghiệm phân tích môi trường, khoa Sinh Môi trường, Trường Đại học Sư phạm Đà
Nẵng.

Hình 2.2. Thiết bị thu nước theo tầng Windco- La

* Thu mẫu ĐVKXS cỡ lớn:
Dụng cụ thu mẫu ĐVKXS cỡ lớn là vợt Pondnet và gầu Dredge.
Vợt Pondnet là một khung hình chữ nhật đỡ một túi lưới với chiều sâu
khoảng 50cm, kích thước mắt lưới thường có đường khính 1mm, khung đỡ lưới
được nối với một cán dài 1,5m. Nó thường dùng để thu những động vật ở ven bờ.

Hình 2.3. Vợt Pondnet

Hình 2.4. Thu mẫu bằng Vợt Pondnet

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử14


Gầu Dredge thường sử dụng để lấy mẫu động vật đáy. Nó là một khung hình
chữ nhật bằng kim loại với khích thước 46x19cm (±2cm).

Hình 2.5. Gầu Dredge


Hình 2.6. Thu mẫu bằng gầu
Dredge

Thời gian thu mẫu ĐVKXS cỡ lớn khoảng 4 phút cho một vị trí lấy mẫu,
trong đó 3 phút cho việc thu mẫu bằng vợt pondnet và gầu dredge còn 1 phút cho
việc tìm kiếm trực tiếp ở nơi cư trú của động vật mà việc lấy mẫu thông thường
không lấy được như ở dưới tảng đá hoặc dưới khúc gỗ ngập nước [5].

Hình 2.7. Thu mẫu bằng tay

* Xử lí mẫu:
Mẫu động vật được cố định trong cồn 70 o ngay sau khi thu được và đưa về
phòng thí nghiệm phân tích môi trường, khoa Sinh Môi trường, Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng để tiến hành định loại.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử15


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
* Phân tích mẫu nước:
Phân tích pH bằng máy đo pH InnoLab
Phân tích DO bằng máy đo YSI 5000
Phân tích COD bằng kit CSB 160 và CSB 1500 (Merk) trên máy so màu
WTW PhotoLap S6
Phân tích P-PO43- bằng phương pháp so màu với thuốc thử sunfo Molypdic
Phân tích N-NO3- bằng phương pháp so màu với thuốc thử Griess.
So sánh kết quả thu được với thang xếp loại chất lượng nước mặt của Tăng
Văn Đoàn và Trần Đức Hạ nhằm xác định mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.
Bảng 2.1. Thang xếp loại chất lượng nước mặt của Tăng Văn Đoàn và Trần
Đức Hạ

TT

Trạng thái
nước nguồn

pH

NH4+
mg/l

NO3mg/l

PO43mg/l

Độ oxy
bão hòa

COD
mg/l

BOD5
mg/l

01

Nước rất
sạch

7 -8


<0,05

<0,1

<0,01

100

<= 6

<= 2

02

Nước sạch

6,5
-8,5

0,05-0,4

0,1-0,3

0,01-0,05

100

6-20

2-4


03

Nước hơi
bẩn

6-9

0,4-1,5

0,3-1,0

0,05-0,1

50-90

20-50

4-6

04

Nước bẩn

5-9

1,5-3

1-4


0,1-0,15

20-50

50-70

6-8

05

Nước bẩn
nặng

4-9,5

3-5

4-8

0,15-0,3

5-20

70-100

8-10

06

Nước rất

bẩn

3-10

>5

>8

> 0,3

<5

> 100

> 10

[3]
* Định loại ĐVKXS cỡ lớn:
ĐVKXS cỡ lớn được định loại hình thái đến họ theo khoá định loại của
Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Dteve Tilling (2001).[12]
Đồng thời với việc phân loại ta đếm số lượng cá thể của từng họ để ước
lượng sự phong phú đối với mỗi họ. Sự phong phú được xác định theo bảng 2.2:

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử16


Hình 2.8. Định loại mẫu ĐVKXS theo họ

Bảng 2.2. Độ phong phú tương đối của động vật không xương sống
STT


Mật độ gặp (cá thể)

Tên gọi
Tiếng Anh

Tiếng Việt

Ở Anh

Ở Việt Nam

1

Present (P)

Có mặt

Từ 1 - 2

Từ 1 – 2

2

Few (F)

Có ít

Từ 3 - 10


Từ 3 – 10

3

Common (C)

Phổ biến

Từ 11 - 100

Từ 11 – 49

4

Abundant (A)

Nhiều

Từ 101 - 1000

Từ 50 – 99

5

Very Abundant (VA)

Rất nhiều

Từ 1001 - 10000


Từ 100 – 499

6

Over Abundant (OA)

Quá nhiều

Từ 10001 - 100000

>500

* Xác định điểm số BMWP của mỗi họ và tính chỉ số ASPT theo công thức :
n

ASPT =

∑BMWP
i =1

N

Trong đó:
N: Tổng số họ tham gia
∑BMWP: Tổng điểm số BMWP
ASPT: Chỉ số trung bình trên taxon (bậc loại)
Thông qua chỉ số ASPT để đánh giá chất lượng nước sông. Mối quan hệ giữa
chỉ số ASPT và mức độ ô nhiễm thể hiện dưới bảng sau:

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử17



Bảng 2.3. Mối liên hệ giữa chỉ số sinh học ASPT và mức độ ô nhiễm
Chỉ số sinh học (ASPT)

Mức độ ô nhiễm

Điểm 0

Nước cực kì bẩn (không có ĐVKXS cỡ lớn)

Điểm 1 – 2,9

Nước rất bẩn (Polysaprobe)

Điểm 3 – 4,9

Nước bẩn vừaα (α Mesosaprobe) hay khá bẩn

Điểm 5 – 5,9

Nước bẩn vừa β (β Mesosaprobe)

Điểm 6 – 7,9

Nước bẩn ít (Oligosaprobe) hay tương đối sạch

Điểm 8 - 10

Nước sạch


2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
Các số liệu thu được tổng hợp và xử lí theo phương pháp thống kê, xác định
sự sai khác của các số trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai và
phương pháp kiểm tra giới hạn sai khác nhỏ nhất LSD, sử dụng phần mềm
Microsoft Excel để vẽ biểu đồ.

CHƯƠNG 3
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử18


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Chất lượng môi trường thông qua chỉ tiêu lý hóa
Chúng tôi tiến hành thu mẫu 3 lần tại 18 điểm thuộc 6 khu vực nghiên cứu và
thông qua các thông số lý hóa như pH, DO, COD, TSS, N-NO 3-, P-PO43- để đánh giá
chất lượng nước sông Cầu Đỏ. Kết quả thu được như sau:
3.1.1. pH của môi trường nước
pH được sử dụng để đánh giá tính axít hay tính kiềm của môi trường nước,
sự thay đổi pH sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động sinh học trong nước.

Hình 3.1. Biểu đồ thông số pH qua 3 đợt thu mẫu

Qua bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy pH của đợt 1 giao động từ 6,20±0,00 đến
7,33±0,25 mg/l, ở đợt 2 giao động từ 6,73±0,06 đến 6,93±0,06 mg/l và ở đợt 3 giao
động từ 8,77±0,15 đến 10,30±0,10 mg/l, qua phân tích phương sai và kiểm tra LSD
với α=0,05 cho thấy giá trị pH của các khu vực nghiên cứu không khác nhau có ý
nghĩa, pH giữa các đợt nghiên cứu khác nhau có ý nghĩa. Độ pH của nước sông tăng
lên qua từng đợt lấy mẫu, trong đó pH ở đợt 3 tăng lên khá cao.
Tuy nhiên, qua so sánh cho thấy pH của nước sông trong đợt 1 và đợt 2 vẫn
nằm trong giới hạn cho phép của chất lượng nước mặt loại A và pH ở đợt 3 hầu hết

đã vượt quá giá trị giới hạn của chất lượng nước mặt loại B theo QCVN
08:2008/BTNMT. So sánh với kết quả quan trắc cấp quốc gia tại sông Cầu Đỏ
những năm trước đây cho thấy chất lượng nước sông thông qua thông số pH có sự
tương đồng, mặc dù chất lượng nước vẫn nằm trong giới hạn của tiêu chuẩn nước
mặt loại A nhưng đang có dấu hiệu suy giảm bởi sự xuất hiện một số khu vực pH
vượt quá tiêu chuẩn loại A.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử19


Bảng 3.1. Kết quả đo các thông số hóa lý qua 3 đợt thu mẫu
pH

DO (mg/l)

COD (mg/l)

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 1


Đợt 2

Đợt 3

TB ± D
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ±SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ±SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ±SD

(n=3)

7,33±0,25

6,90±0,40

10,13±0,06

6,36 ±1,00

6,79±0,83

6,17±0,6

9,67±2,08

30,33±1,53

36,27±6,47

Hòa Thọ Đông

6,73±0,21

6,87±0,06

10,30±0,10

7,07±1,20


6,22±0,16

6,41±0,08

6,33±0,56

33,67±3,21

32,00±5,77

Cầu Cẩm Lệ

6,57±0,06

6,93±0,06

9,80±0,00

6,24±0,23

6,59±0,59

6,23±0,06

9,67±1,53

29,00±1,00

32,00±4,23


Khuê Trung

6,33±0,11

6,83±0,06

9,47±0,06

5,96±0,48

5,94±0,18

5,89±0,39 16,00±1,73 27,67±1,53

40,67±8,62

Cầu Hòa Xuân

6,20±0,30

6,77±0,06

9,2±0,10

5,86±0,20

6,35±0,54

7,77±0,15


98,93±26,17

Hòa Cường Nam

6,33±0,06

6,73±0,06

8,77±0,15

5,50±0,65

6,03±0,13

6,52±0,31 10,33±1,53 46,67±1,53 127,20±43,72

KV
nghiên
cứu
Hòa Thọ Tây

9,33±0,56

N-NO3- (mg/l)

TSS (mg/l)

29,67±4,16
P-PO43- (mg/l)


Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

TB ± SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ±SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)


TB ± SD
(n=3)

TB ±SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ± SD
(n=3)

TB ±SD
(n=3)

KV
nghiên
cứu
Hòa Thọ Tây

77,00±7,94

59,00±7,00 44,33±17,04

2,10±0,10

2,67±0,12

2,03±0,06


0,16±0,05

0,09±0,02

0,17±0,21

Hòa Thọ Đông

60,33±2,08

53,00±7,94 35,67±11,02

2,37±0,47

2,10±0,17

2,00±0,00

0,07±0,03

0,07±0,01

0,23±0,21

Cầu Cẩm Lệ

64,00±4,00

27,00±3,61 33,67±11,50


1,43±0,06

2,37±0,15

2,03±0,05

0,05±0,01

0,05±0,01

0,46±0,05

Khuê Trung

60,67±7,02

36,00±1,60

35,33±7,77

1,33±0,25

1,93±0,12

2,33±0,04

0,07±0,02

0,05±0,02


0,47±0,05

Cầu Hòa Xuân

68,33±1,53

75,00±7,81 39,00±12,77

1,33±0,21

1,90±0,10

2,21±0,19

0,07±0,04

0,06±0,01

0,49±0,05

Hòa Cường Nam

54,00±3,46

33,00±4,36 53,33±14,01

2,17±0,15

2,07±0,12


2,09±0,04

0,07±0,04

0,08±0,02

0,47±0,04

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử20


3.1.2. Ôxy hòa tan (DO)
Oxy hòa tan rất cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật trong nước nếu thiếu
chúng sinh vật sẽ giảm hoạt động hoặc chết, do vậy DO là chỉ số quan trọng để
đánh giá độ ô nhiễm của môi trường nước.

Hình 3.2. Biểu đồ thông số DO qua 3 đợt thu mẫu

Qua bảng 3.1 và hình 3.2 cho thấy DO trong nước sông tăng dần qua từng
đợt thu mẫu trong đó DO đợt 1 ở mức 5,50±0,65 đến 7,07±1,20 mg/l, đợt 2 ở mức
5,94±0,18 đến 6,79±0,83 mg/l và ở đợt 3 là 5,89±0,39 đến 7,77±0,15 mg/l, qua
phân tích cho thấy giá trị DO của các khu vực nghiên cứu và DO giữa các đợt lấy
mẫu không khác nhau có ý nghĩa.
Qua so sánh cho thấy DO ở các khu vực qua 3 đợt thu mẫu vẫn nằm trong
giá trị giới hạn của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 theo QCVN
08:2008/BTNMT. So sánh với số liệu quan trắc nước sông Cầu Đỏ những năm
trước có sự tương đồng, mặc dù kết quả quan trắc vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho
phép nhưng các giá trị rất thấp cho thấy chất lượng nước đã suy giảm .
3.1.3. Nhu cầu Ôxy hóa học (COD)
COD thường được sử dụng để đo gián tiếp khối lượng các chất hữu cơ trong

nước thông qua việc xác định lượng oxy đã dùng để oxy hóa hết các chất hữu cơ đó.
Do vậy, COD được coi là thông số hữu ích để đánh giá chất lượng nước mặt.

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử21


Hình 3.3. Biểu đồ thông số COD qua 3 đợt thu mẫu

Qua phân tích cho thấy COD qua các đợt thu mẫu giao động từ 6,33±0,56
đến 16±1,73 mg/l trong đợt 1, từ 27,67±1,53 đến 46,67±1,53 mg/l trong đợt 2 và từ
32,00±4,23 đến127,26±43,72 mg/l trong đợt 3, qua phân tích cho thấy COD của các
khu vực nghiên cứu không khác nhau có ý nghĩa và COD giữa các đợt lấy mẫu khác
nhau có ý nghĩa.
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, COD qua 3 đợt lấy mẫu đều nằm trong giới
hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B1, B2 chỉ trừ khu vực cầu
Hòa Xuân và khu vực Hòa Cường Nam giá trị COD vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
3.1.4. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Tổng chất rắn lơ lửng biểu thị cho lượng các chất không hòa tan được trong
nước, sự có mặt của các chất này sẽ làm đục, thay đổi màu sắc và một số tính chất
của môi trường nước. Vì vậy, tổng lượng chất rắn lơ lửng càng nhiều thì nước càng
bẩn.

Hình 3.4. Biểu đồ thông số TSS qua 3 đợt thu mẫu
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử22


Kết quả nghiên cứu cho ta thấy TSS ở các đợt thu mẫu giao động từ 54±3,46
đến 77±7,94 mg/l ở đợt 1, từ 27±3,61 đến 75±7,81 mg/l ở đợt 2 và từ 33,67±11,5
đến 53,33±14,01 mg/l ở đợt 3, qua phân tích cho thấy giá trị TSS của các khu vực
nghiên cứu không khác nhau có ý nghĩa và giữa các đợt lấy mẫu khác nhau có ý

nghĩa. TSS có xu hướng giảm dần qua từng đợt lấy mẫu.
Nhìn chung, TSS tại các khu vực nghên cứu vẫn nằm trong giới hạn cho
phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.
3.1.5. Nitrat (N-NO3-)
Nitrat thường có mặt trong nước tự nhiên ở nồng độ thấp, khi nước bị ô
nhiễm hữu cơ thì hàm lượng Nitrat tăng lên khá cao.

Hình 3.5. Biểu đồ thông số N-NO3- qua 3 đợt thu mẫu

Kết quả phân tích cho thấy ở các khu vực nghiên cứu N-NO 3- giao động từ
1,33±0,21 đến 2,37±0,47 mg/l ở đợt 1, từ 1,90±0,10 đến 2,67±0,13 mg/l ở đợt 2 và
từ 2,00±0,00 đến 2,33±0,04 mg/l ở đợt 3, qua phân tích cho thấy N-NO 3- của các
khu vực nghiên cứu và giữa các đợt lấy mẫu không khác nhau có ý nghĩa.
Theo QCVN 08:2008/BTNMT, N-NO3- ở các khu vực nghiên cứu vẫn nằm
trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A1, A2. So sánh
với kết quả quan trắc của một số năm trước tại sông Cầu Đỏ chúng tôi nhận thấy
chất lượng nước thông qua thông số N-NO3- vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép loại
A nhưng đã suy giảm so với các đợt quan trắc trước đây.

3.1.6. Phosphat (P-PO43-)
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử23


Hình 3.6. Biểu đồ thông số P-PO43- qua 3 đợt thu mẫu

Qua bảng 3.1 và hình 3.6 cho thấy giá trị P-PO 43- tại các khu vực nghiên cứu
giao động trong khoảng 0,05±0,01 đến 0,16±0,05 mg/l ở đợt 1, từ 0,05±0,01 đến
0,09±0,02 mg/l ở đợt 2 và từ 0,17± 0,21 đến 0,49±0,05 mg/l, qua phân tích cho thấy
P-PO43- ở các khu vực nghiên cứu không khác nhau có ý nghĩa và giữa các đợt lấy
mẫu có sự khác nhau có ý nghĩa. Qua so sánh giữa các khu vực nghiên cứu cho thấy

theo QCVN 08:2008/BTNMT, P-PO43- ở đợt 1 và đợt 2 nằm trong tiêu chuẩn cho
phép của chất lượng nước mặt loại A1, A2 riêng đợt 3 nằm trong tiêu chuẩn chất
lượng nước mặt loại B2. So sánh với kết quả quan trắc những năm trước tại khu vực
sông Cầu Đỏ chất lượng nước đã suy giảm đáng kể.
Dựa vào hệ thống đánh giá chất lượng nước mặt của Tăng Văn Đoàn, Trần
Đức Hạ (2001), chúng tôi tiến hành so sánh với các thông số đo được của nước
sông kết quả cho thấy hầu hết chất lượng nước ở các khu vực nghiên cứu đều ở mức
nước hơi bẩn đến nước bẩn. Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống này trong đánh giá
chất lượng nước sông dựa vào các thông số riêng rẽ gặp rất nhiều khó khăn ví dụ
như đối với khu vực Hòa Thọ Tây nếu đánh giá chất lượng nước theo chỉ tiêu pH
thì kết luận nước sạch, nếu theo chỉ tiêu COD thì kết luận nước hơi bẩn còn nếu
đánh giá theo chỉ tiêu N-NO 3-, P-PO43- lại kết luận nước bẩn, tương tự ở các khu vực
khác cũng như vậy điều này gây khó khăn cho việc đánh giá kết quả một cách tổng
quát. Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của phương pháp đánh giá chất lượng nước
theo chỉ tiêu lý hóa, nó có thể đánh giá chính xác chất lượng nước theo từng thông
số riêng rẽ nhưng lại rất khó khăn trong kết luận cuối cùng.
Theo số liệu quan trắc sông Cầu Đỏ các năm từ 2006 đến năm 2009 cho thấy
chất lượng nước sông Cầu Đỏ đều nằm ở mức nước hơi bẩn chứng tỏ nước sông
vẫn sạch chưa bị tác động nhiều. So sánh với kết quả nghiên cứu này chúng tôi nhận
thấy qua những năm gần đây chất lượng nước sông Cầu Đỏ đã bị suy giảm đáng kể
Ketnooi.com kết nối công dân điện tử24


cụ thể như từ mức nước hơi bẩn ở những năm trước thì bây giờ hầu hết đã chuyển
qua mức nước bẩn.

3.2. Đánh giá chất lượng môi trường nước sông thông qua chỉ thị sinh
học
3.2.1. Đánh giá chất lượng nước sông qua độ thường gặp
Qua 3 đợt thu mẫu tại 18 địa điểm của 6 khu vực nghiên cứu, chúng tôi xác

định được 16 bộ với 26 họ ĐVKXS cỡ lớn, với 19 họ nằm trong hệ thống điểm số
BMWPVIET. Trong đó bộ Decapoda, bộ Odonata và bộ Basommatophora mỗi bộ có
3 họ chiếm tỉ lệ 15,79%, bộ Hemiptera có 2 họ chiếm tỉ lệ 10,53%, còn 8 bộ còn lại
mỗi bộ có 1 họ chiếm tỉ lệ 5,26%.
Bảng 3.2. Độ đa dạng của các họ ĐVKXS cỡ lớn tại sông Cầu Đỏ
STT

Bộ

Số lượng họ

Tỉ lệ(%)

1

Decapoda

3

15,79

2

Odonata

3

15,79

8


Basommatophora

3

15,79

3

Hemiptera

2

10,53

4

Mesogastropoda

1

5,26

5

Architaenioglossa

1

5,26


6

Veneroida

1

5,26

7

Neotaenioglossa

1

5,26

9

Lớp Polychaeta (giun nhiều tơ)

1

5,26

10

Coleoptera

1


5,26

11

Heteroptera

1

5,26

12

Unionoida

1

5,26

19

100

Tổng

Ketnooi.com kết nối công dân điện tử25


×