Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

GIẢI MÃ VỤ ÁN Ỷ LAN ''BỨC CHẾT'' VỢ CẢ CỦA VUA.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.51 KB, 3 trang )

GIẢI MÃ VỤ ÁN Ỷ LAN 'BỨC CHẾT' VỢ CẢ CỦA VUA
Sau khi được phong Linh Nhân thái phi, Ỷ Lan đã vô hiệu hóa Thượng
Dương Hoàng thái hậu bằng cách bắt tạm giam vợ cả của vua cùng 76 thị
nữ vào cung cấm, rồi bức chết chôn theo lăng Lý Thánh Tông.

Nguyên phi Ỷ Lan được coi là phụ nữ không chỉ có
sắc đẹp, mà có tài và uyên bác bậc nhất của nước
Việt. Tuy nhiên, vì vụ án oan trên, các nhà chép sử
khi xưa không muốn nhắc nhiều đến bà khi ghi nhận
công đức xây dựng nên một nền văn hóa rực rỡ thời
Lý.

Nguyên phi Ỷ Lan tương
truyền có tên là Lê Thị
Khiết, ngoài ra bà còn có
tên Lê Thị Yến, Lê Thị
Yến Loan (giáo sư
Hoàng Xuân Hãn cho
biết đó chỉ là cách phiên
Thủ đoạn chính trị?
âm từ tên Ỷ Lan). Theo
tài liệu truyện thơ của
Năm 1072, vua Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Trương Thị Ngọc Trong,
Đức (con đẻ của Ỷ Lan Nguyên phi) mới 6 tuổi lên
một cung tần của chúa
nối ngôi, hiệu là Lý Nhân Tông (1072-1127). Ỷ Lan Trịnh Cương thì bà có
được tôn phong Linh Nhân thái phi, còn hoàng hậu
tên là Lê Khiết Nương.
họ Dương là Thượng Dương Hoàng thái hậu – đã
Bà được cho là sinh ngày
dựa vào thế lực của Thái sư Lý Đạo Thành, gạt Ỷ


7/3/1044.
Lan ra khỏi triều đình. Ngoài ra, lễ xưa cũng quy
định, hễ hoàng đế lên ngôi lúc còn nhỏ tuổi thì thái
Năm 1117, bà mất, được
hậu được quyền nhiếp chính, nhưng Dương thái hậu hỏa táng, dâng thụy là
lại không phải là mẹ đẻ của Lý Nhân Tông, điều đó Phù Thánh Linh Nhân
càng khiến Linh Nhân thái phi căm tức. Đến năm
Hoàng thái hậu, mai táng
1073, một vụ tàn sát bi thảm đã diễn ra, mà nạn nhân ở Thọ Lăng phủ Thiên
chính là Dương thái hậu cùng 76 thị nữ (cũng có
Đức. Hiện nay, còn miếu
sách nói chỉ có 72 thị nữ).
thờ bà ở hai xã Cẩm Đới
và Cẩm Cầu huyện Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương.
Đền thờ Nguyên phi Ỷ Lan.


Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép rằng: “Linh nhân có tính hay ghen, cho mình
là mẹ đẻ mà không được dự chính sự, mới kêu với Vua rằng: Mẹ già khó nhọc
mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý thì người khác thưởng, vậy con để mẹ già
vào đâu?. Vua bèn sai giam Dương thái hậu và 76 người thị nữ vào cung
Thượng Dương rồi bức phải chết, cho chôn theo lăng của Thánh Tông.
Phân tích bản chất vụ án này, trong cuốn Chuyện tình các vua chúa Việt Nam,
TS Đinh Công Vỹ một mực cho rằng, Nguyên phi Ỷ Lan đã phạm tội “giết
người hàng loạt”, đã giết hại vợ cả của chồng. “Sự tham lam quyền lực, sự ích
kỉ cá nhân đã giết chết hết mọi nhân tính của Ỷ Lan”, TS Vỹ nhận xét.
Chỉ là cái ghen thường tình của đàn bà
Nhà sử học Lê Văn Lan và TS Phật học Thích Đức Thiện, trụ trì chùa Phật
Tích, đều cùng chung một cái nhìn nhân ái về việc này: "Trong sự nghiệp làm

chính trị thì âu đấy cũng là chuyện thường thấy…"
“Nhân Tông là người nhân hiếu, Linh Nhân là người sùng Phật, sao lại đến nỗi
giết Thái hậu, hãm hại người vô tội đến mức tàn nhẫn như thế? Ấy vì ghen là
tính thường có của đàn bà, huống chi lại là mẹ đẻ mà không được dự chính sự.
Linh Nhân dẫu là người hiền cũng không thể nhẫn nại được, cho nên phải kêu
với Vua. Bấy giờ, Vua còn trẻ thơ, chỉ biết chiều lòng mẹ là thích mà không biết
là lỗi to…”, Sử thần Ngô Sĩ Liên giải thích.
TS Vỹ đáp trả rằng, ông Ngô Sỹ Liên đổ cho “ghen là thường tình”, đổ cho vua


là “trẻ thơ” thì làm sao chỉ ra được kẻ có tội nữa, đều là vô trách nhiệm. Ỷ Lan
vốn dĩ có những “mưu mô xảo quyệt” ngay từ khi kết hôn với vua nên bà đã
“làm nên tội lớn” với triều đình, nhân dân.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Minh Tường, Viện Sử học Việt Nam, cho rằng
cần nhìn nhận nhân vật lịch sử biện chứng với tư duy khoa học. Cần “soi” hành
động của bà Ỷ Lan dưới vương triều phong kiến đó, thì nó có nguyên do. Thời
kỳ đó có tục “tuận tang”, tức là vua, hoàng hậu hay thái hậu mất thì đôi khi triều
đình cũng chôn theo cung phi để hầu. Tuy nhiên, vẫn phải thừa nhận uẩn khúc
trên có thể là điểm đen trong cuộc đời của Ỷ Lan. Bà có công 8 phần, lỗi chỉ 2
phần. Ngay sau chuyện làm với Dương thái hậu, bà đã hối lỗi và xây dựng hàng
trăm ngôi chùa để chuộc lỗi của mình.
Sử chép lại, mùa xuân năm Quý Mão 1063 Vua Lý Thánh Tông, tuổi đã 40 mà
không có con nối dõi về viếng chùa Dâu (phủ Thuận Thành, Bắc Ninh) để cầu
tự, dân làng mở hội nghênh giá. Từ xa nhà vua nghe thấy tiếng hát luyến láy
ngân nga ở đâu đưa đến, nhìn kỹ thấy một người con gái đứng tựa gốc cây lan.
Vua cho mời vào, hỏi ra mới biết nàng ở trang Thổ Lỗi, gia đình làm nghề trồng
dâu nuôi tằm. Thấy người con gái tuổi vừa đôi mươi, dáng vẻ yêu kiều quyến
rũ, đối đáp thông minh, vua rước về kinh thành lập làm phi. Ỷ Lan lần lượt sinh
cho Vua Lý Thánh Tông hai người con trai. Người con trai đầu là Thái tử Càn
Đức (sinh năm 1066) và người con thứ hai là Minh Nhân Vương. Sau khi vua

cha băng hà, Thái tử Càn Đức lên nối ngôi.



×