Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

KE HOACH NGAY HOI VAN HOA DAN GIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.13 KB, 4 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG TH “D” MỸ HỘI ĐÔNG
Số: 62/TH ‘D’MHĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
Mỹ Hội đông, ngày 10 tháng 12 năm 2010

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC VUI XUÂN TÂN MÃO 2011 VÀ
“NGÀY HỘI VĂN HÓA DÂN GIAN”
NĂM HỌC: 2010 – 2011
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Căn cứ vào công văn 407 ngày 26/8/2010 của PGD & ĐT CM ( KH tổ chức
“ngày hội văn hóa - dân gian” năm học 2010 – 2011.
- Tổ chức “ngày hội văn hóa - dân gian” là một hoạt động nhằm cụ thể hóa
việc hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng “ Trường học thân thiện - học sinh tích
cực” theo chủ trương của ngành GD&ĐT.
- Các hoạt động của Ngày hội văn hóa dân gian phải hướng vào các mục tiêu:
+ Giúp học sinh nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian.
+ HS biết áp dụng và tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh vào sinh hoạt
hàng ngày.
+ Bồi dưỡng lòng tự hào và thái độ trân trọng đối với nền văn hóa dân gian ;
bồi dưỡng tình cảm đối với quê hương và trường học.
+ Củng cố thêm sự quan tâm của cộng đồng, phụ huynh đối với các hoạt động
trong nhà trường.
II- THỜI GIAN TỔ CHỨC:
- Ngày 26/01/2011 sân trường điểm chính TH “D” Mỹ Hội Đông.
III- THÀNH PHẦN THAM GIA
- HS toàn trường.
- BGH, Công Đoàn, Chi Đoàn, NV và giáo viên toàn trường.


- Đại biểu + khách mời.
IV- NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1/- “Nội dung các hoạt động của Ngày hội văn hóa dân gian”:
- Trong sân trường, cần chia thành nhiều 3 vực, mỗi khu vực ứng với các hoạt động
sau:
a) Tổ chức các trò chơi dân gian như: Chân đi trên gáo dừa; Thi đá cầu lá;
Thi làm và thổi kèn lá Dừa; Thi kéo co.
- Lúc đầu, phụ trách trò chơi có thể tổ chức trò chơi để học sinh tham gia để
giới thiệu, sau đó có thể mời người xem tham gia trò chơi. Tùy tính chất trò chơi, có
1


thể cho các đội (Nhóm) thi đua có trang phục thời mở cỏi phù hợp với trò chơi. Ban tổ
chức trao giải cho cá nhân và tập thể.
b) Giới thiệu ẩm thực dân gian:
- Có thể giới thiệu các món ăn dân gian thời mở cỏi ở nam bộ như: Bún rêu,
bánh tầm, bánh bò, chè, nước sâm, hột é.
- Mỗi khối phụ trách một hoặc 2 gian hàng, mỗi gian hàng gồm một hoặc 2 món
ăn. Hàng quán và trang phục của người bán cần có nét văn hóa dân gian thời mở cỏi.
Tổ chức dưới hình thức kinh doanh như không đặt nặng mục đích lợi nhuận.
c) Giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian:
- Về nội dung, giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian sau đây:
+ Phòng triển lãm tranh, ảnh (có thuyết minh): tranh dân gian, tranh Đông Hồ,
ảnh chụp các công trình kiến trúc dân gian.
+ Có thể giới thiệu một số tranh hoặc sản phẩm thủ công của học sinh như:
chong chóng giấy (hoăïc bằng lá dừa, các con vật bằng đất nặn hoặc bằng lá dừa).
d/ Văn nghệ.
+ Học sinh, giáo viên biểu diễn một số tiết mục có tính chất dân ca.
+ Nhóm học sinh các khối lớp động viên các em có hình dáng đẹp tham gia
biểu diễn các loại trang phục dân gian.

- o dài truyền thống, áo bà ba, trang phục khác.
+ Học sinh, giáo viên biểu diễn một số tiết mục có tính chất dân ca có thể
dùng chung sân khấu, ban tổ chức sẽ xếp lòch biểu diễn. Có thể mời đại biểu hát các
bài hát dân ca.
2/- Chương trình ngày hôïi văn hóa dân gian
a) 7 giờ 00 – 7 giờ 30 : Tiếp đón đại biểu.
b) 7 giờ 30 - 9 giờ 00 : Lễ khai mạc gồm các phần sau:
- Tuyên bố lí do.
- Giới thiệu thành phần tham dự.
- Hiệu trưởng đọc diễn văn chào mừng và tuyên bố khai mạc ngày hội
văn hóa dân gian.
- Phát biểu của đại diện Đảng ủy ( hoặc UBND ) đòa phương.
c) 9 giờ – 10 giờ: Ban tổ chức giới thiệu các khu vực và nội dung trò chơi dân
gian, ẩm thực dân gian; phòng tranh dân gian, mời đại biểu và phụ huynh cùng tham
gia.
d) 10 giờ 30 : Thông báo kết thúc các hoạt động Ngày hội.
đ/ 18 giờ: Tổ chức văn nghệ, biểu diễn thời trang
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- BGH ra quyết đònh thành lập ban chỉ đạo “ngày hội văn hóa dân gian”.
- Giáo viên các khối lớp chuẩn bò các món ẩm thực dân gian và chòu trách
nhiệm thuyết minh về món ẩm thực của khối mình phục vụ như:
2


KHỐI
1
2, 3
4, 5

TÊN ẨM THỰC

Hột é – Nước Sâm
Chè –Bánh bò
Bún rêu – Bánh tầm

GHI CHÚ

- Tổ Thể dục: phụ trách nội dung, hình thức, dụng cụ các trò chơi dân gian có
thuyết minh cụ thể từng trò chơi như: Chân đi trên gáo dừa; Thi đá cầu lá; Thi làm và
thổi kèn lá Dừa; Thi kéo co.
- GV âm nhạc: Chọn những bài hát dân ca tập dợt cho HS phục vụ cho đêm
văn nghệ và hỗ trợ nhạc nền cho biểu diễn trang phục dân gian truyền thống của HS.
- Tổ Mỹ thuật: Thực hiện phòng tranh dân gian và có thuyết minh cụ thể.
- Công Đoàn: hỗ trợ cho hoạt động nghệ thuật, các gian hàng ẩm thực.
- Chi đoàn: hỗ trợ, đôn đốc, kiểm tra cho các hoạt động trò chơi dân gian và
phòng triển lãm tranh.
- Tổng phụ trách Đội: chòu trách nhiệm thiết kế kòch bản, điều khiển chương
trình, xây dựng các hoạt động và tổng hợp các phần thuyết minh.
* Trên đây là kế hoạch chung về việc tổ chức Ngày hội văn hóa dân gian tại trường
tiểu học “D” Mỹ Hội Đông năm học: 2010 – 2011. Riêng kòch bản cụ thể ban tổ chức
sẽ gởi sau.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)

TRƯƠNG VĂN LỘC

3


PHỤ LỤC:
* Các gian hàng trò chơi – ẩm thực – phòng tranh giới thiệu theo các mục gợi ý như

sau:
+ Tên gian hàng: khối – lớp.
+ Tên: trò chơi, ẩm thực, các loại tranh ảnh.
+ Mục tiêu: của trò chơi, ẩm thực, phòng tranh.
+ Cách thực hiện, tiến hành, chế biến..
+ Dụng cụ, vật liệu.
+ Tác dụng, ý nghóa và phổ biến rộng trong dân gian.
+ Giới thiệu đòa chỉ và thương hiệu.
* Các khối cần chuẩn bò bài thuyết minh trên văn nói cho sinh động dí dỏm và mang
tính hài hước nhưng không quá dài ( khoảng 15 câu trở lại ). Có thể cử người đọc hoặc
nhờ ban tổ chức phải gởi bài thuyết minh chậm nhất vào ngày 21/01/2011 để BTC
tổng hợp, phân công phụ trách.
* Riêng với các trò chơi các lớp 1, 2, 3, 4, 5 cần chú ý chuẩn bò trước theo yêu cầu
sau:
Tên trò chơi
- Chân đi trên gáo Dừa
- Thi đá Cầu Lá cây
- Thi làm và thổi kèn lá dừa
- Thi Kéo Co

Số lượng tham gia
- Mỗi lớp 4 em
nam - Nữ
- Mỗi lớp 4 em
Nam - Nữ
- Mỗi lớp 2 em
- Mỗi lớp 10 đội
gồm nam - Nữ

Dụng cụ tham gia

Ban tổ chức Học sinh





4



×