Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức sản xuất cây con và kỹ thuật bón phân nk đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc lá vàng sấy tại tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
---------

---------

DƯƠNG VĂN HOÀI
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC SẢN
XUẤT CÂY CON VÀ KỸ THUẬT BÓN PHÂN N-K ðẾN SINH
TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
THUỐC LÁ VÀNG SẤY TẠI TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành

: Trồng trọt

Mã số

: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ðĂNG KIÊN

HÀ NỘI - 2007

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


LỜI CAM ðOAN
- Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn


này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn
này ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Dương Văn Hoài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI
I CẢM
N
C M ƠN
Xin chân thành cảm ơn:
TS Trần ðăng Kiên, Chủ tịch hội ñồng quản trị Viện kinh tế kỹ thuật
thuốc lá ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Ban giám hiệu, Khoa Nông học, Khoa sau ñại học, Bộ môn cây công
nghiệp và quí thầy, cô của trường ðại học Nông nghiệp I Hà Nội ñã tận tình
giảng dạy và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành nhiệm vụ trong
suốt thời gian học tập.
Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa sau ñại học, phòng ðào tạo của
trường ðại học Tây Nguyên, ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình ñã tạo ñiều
kiện, giúp ñỡ, ñộng viên tôi thực hiện ñề tài.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, trạm khuyến nông
Huyện An Khê, huyện ðắk Pơ
Gia Lai, ngày 29 tháng 11 năm 2007
Tác giả luận văn


Dương Văn Hoài

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
1. MỞ ðẦU
1.1. ðẶT VẤN ðỀ

1
1

1.2. MỤC ðÍCH CỦA ðỀ TÀI
1.3. YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI

3
3

1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI

4
4
4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY THUỐC LÁ


5
5

2.1.1. Giá trị kinh tế
5
2.1.2. Gía trị sử dụng
5
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU THUỐC
LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
6
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá trên thế giới 6
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thuốc là vàng sấy ở Việt Nam
7
2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu thuốc lá tỉnh Gia Lai 15
2.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG THỨC
SẢN XUẤT CÂY CON VÀ PHÂN BÓN CHO CÂY THUỐC LÁ
19
2.3.1.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các phương thức sản xuất cây con 19
2.3.2.Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu bón phân cho thuốc lá vàng sấy 21
2.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
26
2.4.1. Tình hình nghiên cứu thuốc lá ở nước ngoài
26
2.4.2. Tình hình nghiên cứu thuốc lá ở Việt Nam
29
2.5. ðIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG AN KHÊ –
GIA LAI
2.5.1. Vị trí ñịa lý và sự phân chia hành chính

30

30

2.5.2. ðiều kiện tự nhiên
2.5.3. ðiều kiện kinh tế xã hội
2.5.4. ðánh giá chung tình hình phát triển thuốc lá tỉnh Gia Lai

31
33
36

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

38

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu

38
38

3.1.2.Vật liệu nghiên cứu
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
3.5. XỬ LÝ SỐ LIỆU

38

38
38
40
42

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ðIỀU KIỆN THÍ NGHIỆM
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

43
43
43

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức sản xuất cây con ñến năng
suất và chất lượng thuốc lá vàng sấy tại tỉnh Gia Lai.

43

4.2.1.1. Khảo sát các giai ñoạn sản xuất cây con giống

43

4.2.1.2. Khảo sát cây trồng con giống ngoài ñồng ruộng

47

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng phân bón N - K ñến năng suất, chất lượng
thuốc lá vàng sấy tại Tỉnh Gia Lai.
58
4.2.2.1. Ảnh hưởng của phân bón N - K ñến chỉ tiêu sinh trưởng


58

4.2.2.2. Ảnh hưởng của phân bón N - K ñến chỉ tiêu sinh thực

63

4.2.3.Ảnh hưởng của lượng phân bón N-K ñể chỉ tiêu sâu bệnh

65

4.2.4. Ảnh hưởng của lượng phân N - K ñến chỉ tiêu về năng suất

67

4.2.5. Ảnh hưởng của lượng phân N - K ñến chỉ tiêu về chất lượng

68

4.2.6. Ảnh hưởng lượng của phân bón N - K ñến hiệu quả kinh tế

71

5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
5.2. ðỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


73
73
74


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất thuốc lá trên ñịa bàn tỉnh Gia Lai .

16

Bảng 2.2:Diện tích năng suất sản lượng thuốc lá tỉnh Gia Lai

17

Bảng 2.3: Năng suất thuốc lá qua các thời kỳ

19

Bảng 2.4: Ảnh hưởng của N, P, K ñến phẩm chất thuốc lá .

23

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2005 34
Bảng 4.1: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến một số giai ñoạn
trong quy trình sản xuất con giống

44


Bảng 4.2: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến tiêu chuẩn cây
con xuất trồng

45

Bảng 4.3: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến giá thành

46

Bảng 4.4: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến tỷ lệ cây sống sau
khi trồng ra ruộng

48

Bảng 4.5: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến tốc ñộ tăng trưởng
chiều cao cây (NST: ngày sau trồng)

49

Bảng 4.6: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến tốc ñộ tăng trưởng
số lá

50

Bảng 4.7: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến ñường kính thân cây 52
Bảng 4.8: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến thời gian xuất
hiện nụ và ngày thu hoạch (ngày)

52


Bảng 4.9: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến tình hình sâu bệnh hại53
Bảng 4.10: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất ( tạ/ha)

54

Bảng 4.11: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến thành phần cấp loại56
Bảng 4.12: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến thành phần hóa học56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


Bảng 4.13: Ảnh hưởng các phương thức sản xuất cây con ñến bình hút cảm
quan (ñiểm)

57

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây (cm)

58

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến ñộng thái tăng trưởng số lá (lá) 60
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến ñường kính thân (cm)

62

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến thời gian xuất hiện nụ (ngày)

63


Bảng 4.18: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến thời gian thu hoạch
và kết thúc thu hoạch (ngày)

64

Bảng 4.19: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến tình hình gây hại (%)

65

Bảng 4.20: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến tình hình bệnh Virus khảm (%) 66
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của phân bón N – K ñến năng suất ( tạ/ha)

67

Bảng 4.22: Ảnh hưởng của phân bón ñến thành phần cấp loại (%)

69

Bảng 4.23: Ảnh hưởng của phân bón ñến thành phần hóa học (%)

70

Bảng 4.24: Ảnh hưởng của phân bón ñến bình hút cảm quan (ñiểm)

71

Bảng 4.25: Ảnh hưởng của lượng phân bón N- k ñến hiệu quả kinh tế

72


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH MỤC HÌNH MINH HOẠ
Hình 4.1 ðộng thái tăng trưởng chiều cao của các công thức cây giống

49

Hình 4.2 ðộng thái tăng trưởng số lá của các công thức cây giống

51

Hình 4.3 ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức phân bón

59

Hình4.4 ðộng thái tăng trưởng số lá của các công thức phân bón

61

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây thuốc lá (Nicotiana tabacum. L) là loại cây cơng nghiệp ngắn
ngày, có giá trị kinh tế cao. Nó là một trong những nguồn thu nhập chính của
nơng dân và ngân sách nhà nước. Thuốc lá ngày nay trở thành nhu cầu và tập
qn trong sinh hoạt khơng thể thiếu của con người. Nhiều quốc gia trên Thế

giới sản xuất thuốc lá với sản lượng lớn như Trung Quốc, Ấn ðộ, Mỹ, Thổ
Nhĩ Kỳ, ZimBaBue, Brazil…
Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới có điều kiện thích hợp để trồng
và phát triển cây thuốc lá. Ngành thuốc lá ở nước ta hiện nay đã và đang thu
hút một lượng lớn lao động sản xuất nơng nghiệp tham gia trồng, sản xuất và
phát triển thuốc lá cung cấp ngun liệu cho sản xuất thuốc lá điếu trong nước
và xuất khẩu. Trong thời gian hơn 20 năm qua, Tổng cơng ty thuốc lá Việt
Nam đã từng bước đầu tư vùng ngun liệu thuốc lá tập trung với quy mơ rất
lớn, chỉ đạo thực hiện quy trình canh tác và chuyển giao cơng nghệ mới cho
người trồng thuốc lá. Nhờ vậy, năng suất và chất lượng thuốc lá ngun liệu
dần được cải thiện từng bước, đáp ứng được nhu cầu sản xuất thuốc lá điếu
trong nước và tham gia xuất khẩu ngun liệu. ðến nay đã và đang hình thành
những vùng ngun liệu chun canh thích hợp cho phát triển cây thuốc lá,
đáp ứng với tiêu chuẩn cho các nhà máy sản xuất thuốc lá điếu và xuất khẩu,
tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước. Cây thuốc lá đã tham gia vào
chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đa
dạng hố cây trồng và góp phần tích cực vào cơng cuộc xố đói, giảm nghèo,
giải quyết việc làm và từng bước làm thay đổi bộ mặt kinh tế nhiều địa
phương nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………1


Vùng kinh tế Tây Nguyên nói chung, Tỉnh Gia Lai nói riêng có những
ñiều kiện ñất ñai, khí hậu rất thích hợp ñể trồng cây thuốc lá nhất là thuốc lá
vàng sấy, nhờ có ñộ cao so mặt nước biển > 300m, có biên ñộ ngày ñêm
chênh lệch khá cao từ 10- 12oC, ñây là ñiều kiện cây sẽ tích luỹ nhiều chất
khô, ñặt biệt tạo thuốc lá có hương rất thơm, là loại thuốc lá có chất lượng cao
ñáp ứng nhu cầu cho các nhà máy thuốc lá ñiếu trong nước.
Tuy nhiên thực tế sản xuất hiện nay ở các tỉnh phía Nam, ngoại trừ

vùng trồng thuốc lá vàng sấy Tây Ninh, các vùng trồng thuốc lá vàng sấy
khác ít ñược nghiên cứu, nhất là vùng trồng thuốc lá các tỉnh Tây Nguyên.
Hầu hết các ñơn vị sản xuất nguyên liệu trong khu vực ñều áp dụng các thành
tựu từ các kinh nghiệm và các công trình nghiên cứu về thuốc lá vàng sấy ở
Tây Ninh và nước ngoài, những ứng dụng này chưa ñược thử nghiệm lại vì
vậy năng suất và chất lượng không cao, không ổn ñịnh gây khó khăn cho việc
sản xuất thuốc lá ñiếu của các nhà máy.
ðánh giá chung về tình hình trồng cây thuốc lá vàng sấy ở các tỉnh Tây
Nguyên như sau:
-Vùng trồng: ðã hình thành nên ñược nhiều vùng trồng thích hợp như:
An Khê, Krông Pa, Azunpa, Krông Bông, Easup,… Các vùng trồng ở Tây
Nguyên ngày càng phát triển mạnh do ñiều kiện tự nhiên phù hợp ñể cho loại
nguyên liệu thuốc lá có chất lượng cao.
- Giống : ñã nhập nhiều giống mới ñang trong giai ñoạn thử nghiệm, hiện
nay chỉ có 2 giống mới C176 và K326 ñược ñưa ra sản xuất ñại trà.Tuy nhiên ở Tây
Nguyên chủ yếu trồng giống K326 do tính chịu hạn cao nên ñược sử dụng nhiều.
- Cây con giống: các khu vực Miền Trung và Tây Nguyên chủ yếu là
cây con giống trồng thẳng nên khi trồng tỉ lệ cây sống ngoài ñồng rất thấp, dễ

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2


bị bệnh đây là tập qn của người nơng dân và là vấn đề khó khăn nhất hiện
nay trong vấn đề sản xuất cây giống.
- Kỹ thuật canh tác: Hiện nay đang áp dụng qui trình kỹ thuật trồng
thuốc lá của Tổng cơng ty thuốc lá Việt Nam. Tuy nhiên về chế độ phân bón
thì gần như áp dụng chung và lấy kết quả nghiên cứu từ các số liệu ở Tây
Ninh cho nên các vùng trồng tại các tỉnh Tây Ngun, đặt biệt tỉnh Gia lai
khơng phù hợp, vì thế năng suất và chất lượng khơng cao, khơng ổn định.
Từ những nhận định trên cho thấy sự cần thiết phải thực hiện đề tài

“Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức sản xuất cây con và kỹ thuật
bón phân N - K đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng thuốc
lá vàng sấy tại Tỉnh Gia Lai” nhằm tạo tiền đề mở rộng sản xuất vùng Tây
Ngun, tăng nhanh sản lượng hạn chế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu
ngun liệu có chất lượng cao.
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ðỀ TÀI
Góp phần nhằm hồn thiện qui trình sản xuất thuốc lá vàng sấy tại tỉnh
Gia Lai. Trên cơ sở đó chuyển giao kỹ thuật và mở rộng sản xuất một số khu
vực ở vùng Tây Ngun, đáp ứng nhu cầu sản xuất ngun liệu chất lượng
cao và phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.
1.3. U CẦU CỦA ðỀ TÀI
- Xác đònh được phương thức sản xuất cây con thích hợp cho vùng
Gia Lai.
- Xác đònh được lượng phân bón N-K thích hợp nhằm làm tăng năng
suất, chất lượng thuốc lá vàng sấy tại tỉnh Gia Lai.

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………3


1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu
tiếp theo nhằm hoàn thiện qui trình sản xuất thuốc lá vàng sấy nhất là cây con
giống và lượng phân bón thích hợp giúp nâng cao năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế thuốc lá vàng tại Tỉnh Gia Lai nói riêng, vùng Tây Nguyên
nói chung và là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật, trên cơ sở vững chắc, tin cậy hơn.
1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
- ðưa ra ñược phương thức sản xuất con giống chất lượng cao, sạch
bệnh, dễ làm, ñạt tỉ lệ sống ngoài ñồng cao nhất.
- ðưa ra ñược công thức phân N-P-K hợp lí cho thuốc lá vàng sấy tỉnh Gia

Lai. Năng suất ñạt ñược > 18 tạ / ha, tỉ lệ cấp loại 1+2 % > 50%
- Làm cơ sở cho việc khuyến cáo người dân bón phân cân ñối, hợp lý
cho cây thuốc lá. Tạo vùng nguyên liệu có sản lượng ổn ñịnh cung cấp cho
các nhà máy và xuất khẩu ra nước ngoài.
- Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, ñưa cây
thuốc lá vàng sấy vào trong cơ cấu cây trồng, là cây xóa ñói giảm nghèo cho
bà con nông dân vùng sâu, vùng xa ở miền núi.
1.6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI
- Các phương thức sản xuất cây con, các loại cây con trồng trong sản xuất
- Liều lượng N- K bón cho cây thuốc lá vàng sấy với giống K326

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4


2. TOÅNG QUAN TAØI LIEÄU
2.1. GIÁ TRỊ KINH TẾ, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY THUỐC LÁ
2.1.1. Giá trị kinh tế
- Thuốc lá là cây công nghiệp chính của thế giới có giá trị kinh tế cao
và mang lại nguồn lợi rất cao cho nhiều nước.
Ở Mỹ: lợi nhuận do thuốc lá và thuốc ñiếu mang lại từ 5-6 tỷ
USD/năm.
Tại Bungari: diện tích trồng thuốc là 5 % tổng diện tích canh tác, ñem
lại lợi nhuận cho người trồng thuốc lá từ 20 – 35 %/năm nguồn thu nhập.
Ở nước ta, thuốc lá là ngành thu lợi nhuận cao nhất trong bộ công
nghiệp, năm 1994, ngành thuốc lá nộp ngân sách Nhà nước 860 tỷ ñồng, năm
2004 nộp ngân sách là 1700 tỷ ñồng, 2005 nộp ngân sách 6700 tỉ ñồng [4].
Ngoài ra Ngành thuốc lá còn tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn ñịnh hơn
20.000 công nhân lao ñộng ở các nhà máy thuốc lá ñiếu, hơn 1.000.000 lao
ñộng sản xuất nông nghiệp [15].
2.1.2. Gía trị sử dụng

* Sử dụng các thành phần hóa học từ cây thuốc lá cho công nghiệp:
- Trồng nhóm Nicotiana rustica, người ta trích ra từ lá hàm lượng
nicotin từ 4 – 5 % ñể sản xuất thuốc trừ sâu Sulfat nicotin.
- Từ thân và lá thuốc lá triết suất ñược Sclareol và 13 epi – Sclareol
chống bệnh gỉ sắt cây họ ñậu.
- Từ lá thuốc lá trích hàm lượng Axit nicotineic dùng cho công nghiệp
dược phẩm
- Hạt thuốc lá triết suất 34 – 40 % dầu phục vụ trong công nghiệp, sử
dụng trong thực phẩm.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5


- Thân chế tạo các loại giấy có chất lượng cao.
- Hoa chiết suất tinh dầu sản xuất nước hoa thuốc lá.
- Một số phát hiện mới hiện nay, các nhà nghiên cứu đã kết luận thuốc
lá giàu Prơtein, Hydratcacbon, chất béo và vitamin
- Prơtit thuốc lá chứa nhiều axit amin quan trọng, tính chất bổ dưỡng
vượt cả (phomat) Prơtein trong sữa [1]
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUN LIỆU THUỐC
LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngun liệu thuốc lá trên thế giới
2.2.1.1.Tình hình sản xuất ngun liệu thuốc lá trên thế giới
Thuốc lá vàng sấy là loại ngun liệu chủ yếu để sản xuất thuốc lá điếu
và một phần dùng để hút tẩu , chiếm 100% trong các mác thuốc điếu có gu
hút kiểu Anh và chiếm 25 – 35 % trong các mác thuốc lá điếu có gu hút hỗn
hợp kiểu Mỹ [18]
Hiện nay các nước sản xuất ngun liệu hàng đầu thế giới như: Trung
Quốc, Mỹ, Braxin, Thổ Nhĩ Kỳ, Zimbab, Inđơnêxia và Hy Lạp với diện
tích và sản lượng chiếm gần 3/4 tổng sản lượng trên thế giới [26].

Những nước có trình độ thâm canh tiên tiến như Mỹ, Zimbab trồng thuốc
lá cho năng suất khá cao hơn hẳn so với các nước khác và đạt bình qn 25 tạ/ha.
Trong năm 2005, tổng sản lượng ngun liệu thuốc lá trên tồn thế giới
đạt trên 5,2 triệu tấn, trong đó thuốc lá vàng sấy chiếm trên 60%, thuốc lá
Burley khoảng 15%, thuốc lá Oriental 10% và một số chủng loại khác [26].
2.2.1.2. Tình hình tiêu thụ trên thế giới
Tình hình nhập khẩu thuốc lá năm 2005 của một số quốc gia hàng
đầu thế giới: Trung Quốc (35%), Mỹ (14%), Đức (9%), Hà Lan (5%), Anh
(5%), Nhật Bản (4%), tổng sản lượng nguyên liệu nhập khẩu toàn thế giới
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………6


là 1,9 triệu tấn. Về trao đổi thuốc lá nguyên liệu có thể thấy Trung Quốc
vẫn là quốc gia hàng đầu về nhập khẩu mặc dù gần đây đã có nhiều đổi
mới đáng kể trong sản xuất nguyên liệu. Trong 5 năm gần đây, Mỹ đang là
quốc gia có mức nhập ngun liệu tăng đáng kể (bình quân là 8,2% năm
trong giai đoạn 2000 - 2005) trong khi lượng xuất khẩu lại giảm bình quân
3,4% năm trong giai đoạn 5 năm này. Về sản lượng nhập khẩu, chỉ 6 quốc
gia (Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hà Lan, Anh và Nhật) đã nhập hơn 1/2 tổng sản
lượng nguyên liệu nhập khẩu toàn thế giới. Về xuất khẩu, chỉ 3 quốc gia:
Brasil (33%), Trung Quốc (7%), Mỹ (7%) đã đảm trách xuất gần 1/2 tổng
sản lượng nguyên liệu xuất khẩu toàn thế giới.
Các số liệu thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ và trao đổi
nguyên liệu thuốc lá nói trên cho thấy thuốc lá hiện vẫn là loại nông sản
được trao đổi phổ biến và hầu như vẫn chưa có biến động lớn cho dù phong
trào chống thuốc lá đang lan rộng [4]. Trước việc cả thế giới cùng tham gia
ký vào “Hiệp đònh khung kiểm soát thuốc lá toàn cầu – FCTC”, tình hình
sản xuất thuốc lá nguyên liệu trên thế giới có thể thấy trong năm 2005, các
quốc gia sản xuất thuốc lá vàng sấy xuất khẩu dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng
1.799 triệu kg, tăng khoảng 0.2% so với năm 2004 [4]

2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ thuốc lá vàng sấy ở Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sản xuất ngun liệu thuốc lá Việt Nam
Thuốc lá vàng sấy ở Việt Nam được trồng rải rác trên đòa hình đồng
bằng duyên hải, trung du và miền núi. Hơn 10 năm qua, ngoại trừ vùng
trồng thuốc lá vàng sấy Tây Ninh, các vùng trồng thuốc lá vàng sấy

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………7


khác ở phía Nam ít được nghiên cứu. Hầu hết các đơn vò sản xuất nguyên
liệu trong khu vực áp dụng các thành tựu từ các kinh nghiệm và công trình
nghiên cứu về thuốc lá vàng sấy ở Tây Ninh và nước ngoài, tuy nhiên
những ứng dụng này chưa được thử nghiệm lại và chỉ cho một số kết quả
nhất đònh. Dưới sự chỉ đạo của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, cây thuốc
lá vàng sấy đã được phát triển, nhiều vùng chuyên canh trồng thuốc lá vàng
sấy với các giống mới đã hình thành. Một số vùng nguyên liệu nổi tiếng
như : Kr«ng Pa, An Khê (Gia Lai), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Sơn Hòa (Phú
Yên), Ninh Thuận, Tây Ninh.
Tình hình sản xuất nguyên liệu thuốc lá vàng sấy năm 2004 đạt thấp
hơn so với năm trước (bằng 71,5% so với năm 2003) vì dòch bệnh virus
xoăn đọt thuốc lá tiếp tục gây hại một số vùng trồng phía Nam. Nguồn
nguyên liệu nhập để sản xuất thuốc lá không ổn đònh, giá cả tăng…Ở một
vài nơi, tình trạng tranh mua, tranh bán nguyên liệu đã diễn ra gay gắt, ảnh
hưởng đến các nhà đầu tư trồng nguyên liệu. Năm 2004 toàn Hiệp hội thc
l¸ ViƯt Nam thu mua 46.360 tấn, đạt 71,48% so với năm 2003, trong đó các
đơn vò thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam và công ty Liên Doanh BATVinataba là 27.978 tấn, đạt 56,0%.
Năng suất trồng thuốc lá phía Nam đạt 1,7 - 1,8 tấn/ha, tỉ lệ cấp 1+2
đạt hơn 50%. Phía Bắc đạt 1,5 - 1,6 tấn/ha, chất lượng còn thấp, cấp 1+2 chỉ
đạt bình quân từ 25 - 30% (Phạm Kiến Nghiệp, 2005) [4].
2.2.2.2. Tình hình nhập khẩu ngun liệu của Việt Nam

Hàng năm các nhà máy thuốc điếu của Việt Nam phải nhập khẩu
của Brasil, Zimbabuª khoảng 2.000 tấn nguyên liệu dạng lá có chất
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………8


lượng cao, đặc trưng khẩu vò thuốc lá cho sản xuất các mác thuốc điếu có
chất lượng cao; và nhập khẩu khoảng 7.000 tấn sợi cao cấp phối chế sẵn
để sản xuất các mác thuốc cao cấp và hợp tác sản xuất như 555, Marlboro,
Vinataba, Craven “A”,.. Ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu và sợi phối chế
sẵn khá lớn, chiếm tỷ trọng trên 70% kim ngạch nhập khẩu toàn ngành.
Trong thời gian tới, sẽ tập trung đầu tư nâng cao chất lượng nguyên
liệu tại một số vùng có điều kiện thích hợp để có thể tham gia phối chế sản
xuất sợi chất lượng cao.
Ngoài lượng nguyên liệu nhập khẩu câàn thiết nêu trên thì trong các
năm qua ngành thuốc lá còn sử dụng một số lượng lớn thuốc lá vàng sấy
của Campuchia và Trung Quốc ước tính từ 15.000 - 30.000 tấn/năm, bằng
đường tiểu ngạch biên giới và tiêu tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ
(không nằm trong số thống kê kim ngạch nhập khẩu của ngành thuốc lá).
Hơn 10 năm qua Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam và một số đơn vò đòa
phương đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư phát triển vùng nguyên liệu
để đưa sản lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất và chất lượng tương đương với
chất lượng thuốc lá nguyên liệu trong khu vực. Năm 1997, lượng thuốc lá
vàng sấy Campuchia nhập khẩu giảm hẳn từ 12.000 - 15.000 tấn/năm trước
đây xuống dưới 2.000 tấn/năm [4].
Tuy nhiên từ năm 1998 đến nay, các nhà máy thuốc điếu đã sử dụng
cho sản xuất một lượng lớn thuốc lá vàng Trung Quốc. Nguyên liệu Trung
Quốc nhập vào nước ta phần lớn là loại nguyên liệu chất lượng trung bình
và thấp, trốn lậu thuế ở biên giới nên có giá rất rẻ. Việc sử dụng nguyên
liệu Trung Quốc với sản lượng lớn như vậy đã dẫn đến tình trạng dư thừa
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………9



nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến việc phát triển vùng trồng nguyên
liệu. Hiện nay thuốc lá nguyên liệu trong nước có chất lượng và số lượng
thay thế được nguyên liệu Trung Quốc song giá nguyên liệu của ta còn cao
hơn so với nguyên liệu của Trung Quốc. Vì vậy Nhà nước đã có biện pháp
hạn chế lượng nguyên liệu Trung Quốc nhập vào Việt Nam, tăng diện tích
và sản lượng nguyên liệu thuốc lá trồng trong nước nhằm tạo việc làm và
tăng thu nhập cho người nông dân ở các vùng trồng nguyên liệu thuốc lá.
Năm 2004, toàn Hiệp Hội nhập khẩu với giá trò thực hiện là 252,6
triệu USD, tăng 14% so với năm 2003, trong đó các đơn vò thuộc Tổng công
ty thuốc lá Việt Nam đã thực hiện 102,7 triệu USD, tăng 25% so với năm
2003 (Phạm Kiến Nghiệp, 2005)[4].
2.2.2.3. Tình hình xuất khẩu thuốc lá của Việt Nam
Lượng nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu của nước ta tăng trong các
năm 1997 - 2001, chủng loại thuốc lá nguyên liệu đa dạng, phong phú:
thuốc lá vàng sấy, thuốc lá nâu, thuốc lá Burley, thuốc lá sợi pip, kể cả sản
phẩm phụ là cọng. Thò trường xuất khẩu được mở rộng ra nhiều nước, một
số khách hàng là các công ty hàng đầu thế giới như DIMON, BAT,... Thuốc
lá nguyên liệu xuất khẩu đã qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn (90 %) trong
tổng sản lượng nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hàng năm [4].
Theo đònh hướng của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, xuất khẩu lá sợi
các loại đạt 10.000 tấn năm 2004. Do những khó khăn nhất đònh về chất
lượng nguyên liệu, về sản lượng thu mua nên các đơn vò trong Hiệp hội
thuốc lá chưa đáp ứng được đầy đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu của

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………10


khách hàng. Sản lượng xuất khẩu nguyên liệu đạt 6.211 tấn, trong đó 98%

lượng hàng của các đơn vò thuộc Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Phạm
Kiến Nghiệp, 2005)[4].
2.2.2.4. Chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển sản xuất thuốc lá ở
Việt Nam
Theo Nghò đònh 76/2001/NĐ - CP ngày 22/10/2001 về hoạt động sản
xuất và kinh doanh thuốc lá của Chính phủ đã qui đònh Nhà nước khuyến
khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
đầu tư phát triển vùng trồng thuốc lá. Theo tinh thần Nghò đònh trên , Nhà nước
đã mở rộng và tạo mọi điều kiện thuận lợi như nhau cho mọi thành phần kinh
tế có khả năng đầu tư nếu có đầy đủ các điều kiện theo qui đònh.
Để tiếp cận với nền công nghiệp thuốc lá ở các nước tiên tiến trên
thế giới, Nghò đònh 76 của Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư phát triển vùng trồng thuốc lá
trong nước để sản xuất ra nguyên liệu có chất lượng cao, khuyến khích đầu
tư vào lónh vực chế biến thuốc lá nguyên liệu để thay thế dần nguyên liệu
cao cấp nhập khẩu và hướng đến xuất khẩu, giảm kim ngạch nhập khẩu và
tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Các cơ chế chính sách khuyến khích đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam trong lónh vực sản xuất thuốc lá nguyên liệu đã
tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, thời gian qua đã có một
số dự án đầu tư nước ngoài trong việc phát triển vùng trồng thuốc lá như dự
án của Công ty Liên doanh Thuốc lá BAT - Vinataba về việc hỗ trợ vùng
trồng và chế biến sợi thuốc lá cao cấp [4].

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………11


2.2.2.5. Chính sách quy hoạch tổng thể phát triển vùng trồng thuốc lá
Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách quy hoạch tổng thể các vùng
trồng thuốc lá nguyên liệu nhằm chọn các vùng trồng có điều kiện chất
lượng tốt, năng suất cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, thay thế

nguyên liệu nhập ngoại và hướng đến xuất khẩu; ngoài ra sẽ quy hoạch
theo hướng chuyển dòch cơ cấu cây trồng tùy theo đặc điểm sinh thái vùng
trồng và theo xu hướng sản xuất.
Việc quy hoạch tổng thể vùng trồng thuốc lá vàng sấy nhằm các mục

đích chính sau:
- Quy hoạch vùng trồng phù hợp với yêu cầu chung của cả ngành về
sản lượng, chất lượng và cơ cấu chủng loại thuốc lá.
- Quy hoạch những vùng chuyên canh trồng thuốc lá để phục vụ xuất khẩu.
Chính sách quy hoạch vùng nguyên liệu sẽ giúp ổn đònh và sắp xếp
lại các vùng trồng thuốc lá để phục vụ cho mục tiêu chung của ngành, cải
thiện bước đầu sự phân tán trong sản xuất nguyên liệu và tập trung nguồn
lực để tăng sức mạnh cạnh tranh trên thò trường quốc tế [14].
Nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, ngành thuốc
lá Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngun liệu ở “ Dự án qui
hoạch phát triển vùng trồng cây thuốc lá đến năm 2010” là phát triển diện tích
trồng cây thuốc lá lên 39.150 ha và sản lượng 76.710 tấn vào năm 2010, trong
đó thuốc lá xuất khẩu là 10.500 tấn. [14]
2.2.2.6. Mục tiêu công tác xuất nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu trong
giai đoạn 2001 – 2010
Nhập khẩu: giảm dần và tiến tới không nhập khẩu thuốc lá nguyên
liệu chất lượng trung bình và thấp mà trong nước đã sản xuất được. Chỉ

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………12


nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá có chất lượng cao có nguồn gốc từ các
vùng trồng nổi tiếng trên thế giới như Brazil, Mỹ, Zimbabuª,… mà Việt
Nam chưa sản xuất được.
Xuất khẩu: giữ vững các thò trường truyền thống, mở rộng thò trường

mới và đa dạng hóa sản phẩm nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu. Tiềm năng
của nguyên liệu Việt Nam trên thò trường xuất khẩu có nhiều thuận lợi, tuy
thuốc lá Việt Nam chính thức tham gia vào thò trường thế giới từ năm 1991,
nhưng đến năm 1998 mới tham gia xuất khẩu thuốc lá vàng sấy với chủng
loại thuốc lá vàng sấy Tây Ninh và có thể đánh giá Việt Nam là nhà cung
cấp nguyên liệu mới đầy tiềm năng vì các lý do sau đây:
+ Điều kiện chính trò xã hội ổn đònh cũng là một trong những nguyên
nhân khiến các công ty lớn muốn đầu tư và buôn bán lâu dài tại Việt Nam.
+ Chất lượng thuốc lá nguyên liệu của Việt Nam được khách hàng
đánh giá tương đương với các chủng loại được xuất khẩu trong khu vực,
đặc biệt là thuốc lá vàng sấy Krơng Pa.
Do đó, từ năm 1998 đến nay, các khách hàng đã chuyển dần lượng
nguyên liệu mua từ khách hàng khác sang Việt Nam.
+ Theo đánh giá của khách hàng, thuốc lá vàng sấy của Việt Nam có
thể đáp ứng được yêu cầu của nhiều khách hàng, tuy nhiên, giá cả chưa
cạnh tranh. Hàng năm, Dimon và Universal đã xuất khẩu khoảng 100.000
tấn thuốc lá vàng sấy từ Trung quốc sang các thò trường Châu Âu, Châu
Mỹ, Singapore. Nhưng những năm gần đây, do thuốc lá Trung quốc có vấn

Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………13


đề chất lượng nên Dimon và Universal đã tìm kiếm thò trường cung cấp
mới là Việt Nam.
Diện tích: mục tiêu diện tích trồng thuốc lá năm 2005 là 30.000 ha,
đến năm 2010 là 39.000 ha.
Năng suất: mục tiêu năng suất bình quân năm 2005 đạt 1,8 tấn/ha,
đến năm 2010 đạt 2,0 tấn/ha.
Sản lượng: mục tiêu sản lượng thu hoạch vào năm 2005 khoảng
53.000 tấn và 77.000 tấn vào năm 2010.

Cơ cấu chủng loại nguyên liệu phù hợp với nhu cầu sản xuất trong
nước và xuất khẩu (với đặc trưng thuốc lá vàng sấy là loại nguyên liệu
chính có nhu cầu sử dụng nhiều nhất tại các nhà máy sản xuất thuốc điếu
trong nước và xuất khẩu, chiếm tỷ trọng 88% tổng sản lượng) [4].
2.2.2.7. Hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn vừa qua, Tổng cơng ty thuốc lá Việt Nam đã tăng
cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất ngun liệu và thu được những
kết quả khả quan.
Hợp tác với các cơng ty hàng đầu thế giới như BAT, PHILIPMORRIS,
UNIVERSAL, DIMON … thơng qua các đơn vị thành viên làm cơng tác
ngun liệu như cơng ty thuốc lá Nam, cơng ty ngun liệu thuốc lá Bắc và
Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá trồng thử nghiệm các giống thuốc lá K326 ,
Coker 176, K.149, K.399, RG.8, RG.11; RG.17 ( thuốc Virginia),
Banket.A1(thuốc Burley)….
Hợp tác với cơng ty Reynold thành lập với cơng ty liên doanh ðà nẵng
( nay chuyển 100% vốn trong nước), hoạt động chủ yếu là trồng và chế biến
Trường ðại học Nơng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nơng nghiệp ………………………14


thuốc lá Burley cho xuất khẩu, trong 5 năm xuất khẩu ñược 4.295 tấn thuốc lá
nguyên liệu ñạt kim ngạch xuất khẩu 12,36 triệu USD.
Tổng công ty thuốc lá Việt Nam cũng ñã cử nhiều ñoàn cán bộ ñi tham
quan, học tập về sản xuất nguyên liệu thuốc lá ở các quốc gia như Trung
Quốc, Malaysia, Thái lan Zimbabuê, Brazil, Hoa Kỳ, Canada… nhằm nghiên
cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có liên quan ñến phát triển cây
thuốc lá cũng như nhà máy sản xuất thuốc ñiếu ñể xây dựng quy trình sản
xuất và tuyển chọn các giống mới có năng suất, chất lượng cao phục vụ yêu
cầu phối, chế thuốc lá ñiếu trong nước và xuất khẩu.
2.2.3.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NGUYÊN LIỆU THUỐC
LÁ TỈNH GIA LAI

2.2.3.1. Tình hình sản xuất thuốc lá trên ñịa bàn tỉnh Gia Lai
Do ñiều kiện thích nghi phát triển tốt của cây thuốc lá, cộng với nhu
cầu nguyên liệu ngày càng lớn của thị trường, khẩu vị của người tiêu dùng.
Từ niên vụ 1998-1999 các giống thuốc lá vàng nhập nội ñược ñưa vào trồng
thử nghiệm tại huyện Krông Pa. Kết quả ñã chọn ra giống thuốc lá Coker
176, K.326 cho năng suất khá cao (bình quân 15-16 tạ/ha), chất lượng cao và
là nguồn nguyên liệu mà nhu cầu trong nước còn rất thiếu phải nhập khẩu
hàng [3]
Giai ñoạn 1999 - 2004 diện tích trồng thuốc lá của tỉnh không ngừng
tăng lên từ 294 ha vụ 1999-2000 tăng lên 2.500ha năm 2005, sản lượng hàng
năm thu ñược 4.258 tấn nguyên liệu [6].
Như vậy, dù ñã có sự quan tâm của ngành thuốc lá ñối với người trồng
trong việc ñầu tư các chủng loại phân bón chuyên dùng, giá mua thoả ñáng và
lực lượng cán bộ kỹ thuật, quản lý kinh tế chỉ ñạo quản lý tốt vùng trồng trên
ñịa bàn tỉnh trong thời gian qua, song diện tích cây thuốc lá vẫn biến ñộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15


hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ñiều kiện khí hậu khắc nghiệt, nắng
hạn kéo dài, không có nước tưới, ñặc biệt nông dân vẫn còn theo tập quán
trồng thu hái không theo qui trình kỹ thuật nên dẫn ñến năng suất và chất
lượng giảm sút, ñầu ra không ổn ñịnh.
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất thuốc lá trên ñịa bàn tỉnh Gia Lai .
Năm

Tổng số

Thuốc lá vàng sấy

Thuốc lá Nâu


DT(ha)

SL ( tấn)

DT(ha)

SL ( tấn)

DT(ha)

SL ( tấn)

2000

1294

1153

294

515

1000

638

2001

1991


1875

304

517

1687

1358

2002

2284

2344

685

1265

1599

1079

2003

2351

2589


1315,5

2377

1035,5

212

2004

2432

3651

1663,6

2974

768,4

677

2005

2558

4390

2.275,4


4.214,3

282,6

175,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Gia lai.
- Công ty Cổ phần Hoà Việt.

2.2.3.2. Diện tích - Năng suất sản lượng thuốc lá tỉnh Gia Lai
2.2.3.2.1. Diện tích thuốc lá

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………16


Bảng 2.2:Diện tích năng suất sản lượng thuốc lá tỉnh Gia Lai năm 2005
Tổng

ðơn vị hành chính

Diện
tích (ha)

Thuốc lá vàng

Thuốc lá nâu

sấy


phơi

Sản

Diện

Sản

Diện

Sản

lượng

tích

lượng

tích

lượng

(tấn)

(ha)

(tấn)

(ha)


(tấn)

1. Huyện Krông Pa

2.130

2.Huyện AYUNPA

140

280

140,0

280

3. Huyện IAPA

99

183

99,0

183

4. Huyện ðăk Pơ

35


52

15,0

25

20

27

5. Huyện KongChro

51

54

20

32

31

22

6. Huyện KBang

73

73


23

35

50

38

7. Thị Xã An Khê

30

50

22

40

8

10

Tổng

2.558

3.698 1.956,4 3.619,3 173,6

4.390 2.275,4 4.214,3 282,6


78,0

175,1

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh gia lai và các huyện năm 2005.

Diện tích trồng thuốc lá tỉnh Gia Lại tập trung chủ yếu trên ñịa bàn của
3 huyện Krông Pa, AyunPa, IAPa ( chiếm 92,6 %) về diện tích và 94,8 % về
sản lượng. Trong ñó tập trung chủ yếu là thuốc lá vàng sấy 2.275,4 ha, chiếm
88,9 % diện tích thuốc lá vàng toàn tỉnh, còn lại là thuốc lá Nâu [6].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………17


×