Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện phúc thọ thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
**********

KIỀU XUÂN LUYẾN

ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ðỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN HỆ THỐNG ðIỂM DÂN CƯ HUYỆN PHÚC
THỌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý ñất ñai
Mã số

: 60.62.16

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ THỊ BÌNH

Hµ Néi, n¨m 2008


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn
ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Kiều Xuân Luyến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

i


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài, tôi ñã nhận ñược
sự giúp ñỡ, những ý kiến ñóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo,
cô giáo Khoa Sau ðại học, Khoa ðất và Môi trường -Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
ðể có ñược kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực
của bản thân, tôi còn nhận ñược sự hướng dẫn chu ñáo, tận tình của
PGS.TS Vũ Thị Bình là người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt thời
gian nghiên cứu ñề tài và viết luận văn.
Trong thời gian nghiên cứu ñề tài, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ,
tạo ñiều kiện của UBND huyện Phúc Thọ, Phòng Nông nghiệp, Phòng
Thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, các phòng
ban và nhân dân các xã của huyện, các anh chị em và bạn bè ñồng
nghiệp, sự ñộng viên, tạo mọi ñiều kiện về vật chất, tinh thần của gia
ñình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp ñỡ quý
báu ñó!
Tác giả luận văn

Kiều Xuân Luyến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan.....................................................................................................i
Lời cảm ơn........................................................................................................ii
Mục lục............................................................................................................iii
Danh mục các chữ viết tắt.................................................................................v
Danh mục bảng.................................................................................................vi
Danh mục ảnh.................................................................................................vii
1. Mở ñầu ......................................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................4
2.1. Thực trạng và xu thế phát triển mạng lưới dân cư một số nước trên thế giới .....4
2.2. Tổng quan về phát triển khu dân cư ở Việt Nam ..............................................14
3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................. 33
3.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................33
3.1.4. ðịnh hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Phúc Thọ ñến năm 2020 ... 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................34
4. Kết quả nghiên cứu................................................................................. 37
4.1. ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
huyện Phúc Thọ ......................................................................................................37
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên...............................................................................................37
4.1.2. Các nguồn tài nguyên .........................................................................................39
4.1.3. Cảnh quan môi trường........................................................................................43
4.1.4. ðánh giá chung về ñiều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường cho
phát triển hệ thống ñiểm dân cư ...................................................................................43
4.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội...................................................................44

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii


4.2.1. Kinh tế .................................................................................................................44
4.2.2. Xã hội ..................................................................................................................46
4.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................................48
4.2.4. ðánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác ñộng ñến việc hình
thành và phát triển các ñiểm dân cư .............................................................................52
4.3. Thực trạng phát triển hệ thống ñiểm dân cư trên ñịa bàn huyện Phúc Thọ ......53
4.3.1. Tình hình quản lý sử dụng ñất khu dân cư.........................................................53
4.3.2. Phân loại hệ thống ñiểm dân cư .........................................................................55
4.3.3. Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển ñiểm dân cư ....59
4.4. ðịnh hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Phúc Thọ ñến năm 2020.......69
4.4.1. Các dự báo cho ñịnh hướng phát triển mạng lưới dân cư .................................69
4.4.2. ðịnh hướng phát triển mạng lưới dân cư...........................................................72
4.5. Xây dựng mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã Tam Thuấn ...............76
4.5.1. Tính cấp thiết và mục tiêu ñồ án quy hoạch khu trung tâm ..............................77
4.5.2. Khái quát ñiều kiện tự nhiên và hiện trạng khu trung tâm ................................78
4.5.3. Quy hoach chi tiết khu trung tâm .......................................................................83
5. Kết luận và ñề nghị................................................................................. 97
Tài liệu tham khảo.................................................................................... 100
Phụ lục ...................................................................................................... 103

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt

Chữ viết ñầy ñủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

TNMT

Tài nguyên môi trường

GCNQSDð

Giấy chứng nhận quyền sử dụng ñất

ðKTKðð

ðăng ký thống kê ñất ñai

DCNT

Dân cư nông thôn

QHSDð

Quy hoạch sử dụng ñất

QCXDVN


Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QL

Quốc lộ

TL

Tỉnh lộ

CNH - HðH

Công nghiệp hóa hiện ñại hóa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


STT

DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

Trang

2.1

ðịnh mức sử dụng ñất trong khu dân cư


23

4.1

Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế trên ñịa bàn toàn huyện

45

4.2

Diễn biến dân số và lao ñộng huyện Phúc Thọ những năm qua

47

4.3

Diện tích ñất trong khu dân cư

54

4.4

Kết quả phân loại hệ thống ñiểm dân cư ñô thị và nông thôn

59

4.5

ðịnh hướng cơ cấu kinh tế ñến năm 2010 và 2020


70

4.6

Kết quả ñịnh hướng hệ thống ñiểm dân cư nông thôn

74

4.7

Diện tích ñất khu dân cư ñến năm 2010

75

4.8

Hiện trạng sử dụng ñất khu trung tâm

79

4.9

Hiện trạng các công trình khu trung tâm

80

4.10 So sánh cơ cấu sử dụng ñất trước và sau quy hoạch khu trung tâm

95


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
4.1 Phong cảnh làng quê theo kiến trúc truyền thống
4.2

Trang
60

Chuồng chăn nuôi vùng nông thôn bố trí gần nhà ở, gây ô

61

nhiễm môi trường sống
4.3

Nhà ở khu vực bán thị có kết hợp với buôn bán, kinh doanh

62

4.4

Nhà ở kiểu biệt thự, kiến trúc hiện ñại, sạch ñẹp, khang trang

63


4.5

Nhà ở kiểu biệt thự, kiến trúc hiện ñại, sạch ñẹp, khang trang

63

4.6

Bệnh viện khu vực ñô thị khang trang, sạch ñẹp

64

4.7

Trạm y tế xã khu vực nông thôn ñã ñược ñầu tư nâng cấp

64

4.8

Trường học khu vực ñô thị khang trang, sạch ñẹp, hiện ñại

65

4.9

Trường học khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế

65


4.10 Trung tâm thể thao ñô thị hiện ñại, khang trang

66

4.11 Sân vận ñộng khu vực nông thôn chất lượng thấp, còn nhiều hạn chế

66

4.12 Rác thải sinh hoạt ñã ñược gom lại chờ vận chuyển về nhà máy

67

xử lý
4.13 Giao thông khu vực ñô thị khang trang, sạch ñẹp

68

4.14 Giao thông khu vực nông thôn ñã ñược bê tông hoá

68

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii


1. MỞ ðẦU
1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
Việt Nam ñang hội nhập sâu rộng với thế giới. Chủ trương của ðảng và

nhà nước ta là ñẩy nhanh quá trình CNH - HðH ñất nước, áp dụng những
thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. ðiều ñó ñã tác ñộng mạnh tới các
hoạt ñộng kinh tế xã hội của người dân ñô thị và nông thôn, ñặc biệt ñối với
người dân nông thôn là ñời sống ñược cải thiện, cơ sở hạ tầng ñược xây dựng
khang trang, cuộc sống ñược tổ chức tốt hơn…ðể thực hiện ñược mục tiêu
phát triển ñất nước theo xu hướng công nghiệp hoá thì phải hướng sự phát
triển về vùng nông thôn, nhằm khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài
nguyên cho sự phát triển. Tạo nên sự phát triển cân ñối, hài hoà và thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn thành thị.
Những cấu trúc quy hoạch vùng nông thôn kém phát triển gây lãng phí
ñầu tư, sự hình thành và phát triển ñô thị một cách tự phát theo kiểu "phố
trong làng" (hay nói cách khác ñi là dân cư nông thôn ở chật chội như thành
thị)... sự phát triển này sẽ tạo ra sức ép căng thẳng về nhiều mặt ñây là sự phát
triển kém bền vững sẽ làm suy giảm chất lượng môi trường sống, ô nhiễm
môi trường. Chính vì vậy việc bố trí hệ thống ñiểm dân cư một cách khoa học,
hợp lý là rất cần thiết.
Hội nghị lần thứ V ban chấp hành trung ương ðảng cộng sản Việt
Nam khoá VII ñã chủ trương “Tiếp tục ñổi mới và phát triển kinh tế xã hội
nông thôn”[16] và chỉ ñạo “Nghiên cứu giải quyết các vấn ñề quy hoạch xây
dựng nông thôn mới, bố trí các ñiểm dân cư, kết cấu hạ tầng kiến trúc nông
thôn. Tổ chức cuộc sống, bảo vệ và cải tạo môi trường sống”.
Phúc Thọ là huyện ngoại thành của Thành phố Hà Nội [16] có tổng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


diện tích tự nhiên là 11.719,27 ha. Phúc Thọ có thuận lợi là nằm trên trục
ñường quốc lộ 32, cách khu du lịch ðồng Mô và khu làng văn hoá các dân tộc

20 km về phía tây, có quốc lộ 46 ñi Thạch Thất - Quốc Oai và quốc lộ 82 ñi
khu công nghệ cao Hoà Lạc nên có cơ hội giao lưu với thị trường bên ngoài,
tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Phúc Thọ ñược bao bọc bởi 3 dòng
sông là sông Hồng, sông Tích và sông ðáy. ðây là nguồn cung cấp nước tưới,
phù sa cho ñồng ruộng. ðồng thời sông Hồng còn là tuyến giao thông thuỷ rất
thuận tiện. Trên ñịa bàn huyện ñã và ñang diễn ra quá trình CNH – HðH
mạnh mẽ, nó ñã tác ñộng và làm chuyển dịch quỹ ñất không theo quy hoạch,
gây áp lực lớn ñối với ñất ñai của huyện nói chung và ñất khu dân cư nói
riêng. ðể góp phần nâng cao ñời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người
dân ñịa phương, cần phải có quy hoạch phát triển hệ thống ñiểm dân cư, thiết
kế, tổ chức cảnh quan, xây dựng và hoàn thiện các công trình công cộng nhằm
tạo tiền ñề, nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội của huyện trong những giai
ñoạn tiếp theo.
Xuất phát từ những thực trạng trên, chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài“ ðánh giá thực trạng và ñịnh hướng phát triển hệ thống ñiểm
dân cư huyện Phúc Thọ - Thành phố Hà Nội”
1.2. Mục ñích - yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
- Nghiên cứu, ñánh giá thực trạng tự nhiên, kinh tế, các nguồn lực phát
triển, hệ thống ñiểm dân cư ñô thị và nông thôn, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật, văn hoá lịch sử và cảnh quan, lấy ñô thị làm hình thái xã hội cơ bản làm
tiền ñề và ñộng lực phát triển kinh tế, tạo thêm ñiều kiện cho việc phát triển
nhanh không gian thủ ñô Hà Nội về phía Tây.
- ðịnh hướng phát triển mạng lưới ñiểm dân cư theo hướng ñô thị hoá
gắn với ổn ñịnh an ninh chính trị, trật tự xã hội và bảo vệ cảnh quan môi

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2



trường; xây dựng một số mô hình quy hoạch chi tiết khu trung tâm phù hợp
với sự phát triển theo yêu cầu CNH - HðH, góp phần cải thiện môi trường
dân sinh.
- Làm cơ sở ñể các ngành, các cấp chính quyền lập các dự án quy
hoạch, chương trình ñầu tư và hoạch ñịnh các chính sách phát triển quản lý ñô
thị và các khu dân cư trên ñịa bàn huyện Phúc Thọ
1.2.2. Yêu cầu
- Các số liệu, tài liệu ñiều tra phải ñảm bảo tính trung thực, chính xác,
phản ánh ñúng hiện trạng.
- Phải tiến hành tổ chức ñiều tra, khảo sát, rà soát các quy hoạch, dự án
ñã, ñang, sẽ thực hiện ñể nghiên cứu ñiều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội và ñề xuất những ñịnh hướng quy hoạch mới.
- ðịnh hướng quy hoạch phải dựa trên các cơ sở khoa học (tiềm năng
về ñất ñai, nguồn vốn ñầu tư, lao ñộng…,) dựa trên các chính sách, chỉ tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của ñịa phương nhằm ñem lại tính khả thi cao nhất.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng và xu thế phát triển ñiểm dân cư một số nước trên thế giới
Sự phát triển kinh tế xã hội của các khu vực trên thế giới rất khác nhau.
Trong mỗi quốc gia cũng có sự phát triển chênh lệch giữa hai khu vực nông
thôn và thành thị. Khu vực nông thôn là nơi sản xuất nông nghiệp chính,
ngoài ra còn có các ngành nghề truyền thống liên quan ñến nông nghiệp. Khu
vực thành thị sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ chiếm phần lớn tỷ
trọng trong các hoạt ñộng kinh tế. Mức ñộ ñô thị hoá càng cao thì mức ñộ ñô

thị hoá sẽ càng mạnh. Từ thực tế cho thấy, từ trước ñến nay trên thế giới có
rất nhiều lý luận khoa học, nhiều tài liệu nghiên cứu về phát triển mạng lưới
dân cư (ñô thị và nông thôn) của các tổ chức như: tổ chức Nông - Lương thế
giới (FAO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Thế Giới
(WB)… Các Chính Phủ các nước, các tổ chức khoa học… tuy nhiên, nó vẫn
chỉ dừng lại ở mức ñộ riêng biệt chưa có một lý luận chung hay một quy
phạm áp dụng cho tất cả các nước ñể phát triển mạng lưới khu dân cư, do
mỗi nước có những ñặc thù riêng biệt, xu hướng chính trị, ñiều kiện tự nhiên
kinh tế - xã hội của nước mình ñể phát triển dân cư.
Có thể khái quát một số ñặc ñiểm chủ yếu về phát triển ñiểm dân cư
của một số nước như sau:
2.1.1. Các nước Tây Âu
Các nước Tây Âu có ñặc ñiểm chung là công nghiệp ñã phát triển, nông
nghiệp ñược cơ giới hoá, năng suất lao ñộng trong nông nghiệp nâng cao. Do
ñó số lượng lao ñộng nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ so với lao ñộng trong
công nghiệp và các loại ngành nghề khác. Cuộc sống ở nông thôn nhiều khi
lại là sự ao ước của người dân ñô thị. Vương Quốc Anh là một ví dụ [33].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


1/ Vương Quốc Anh
Các ñiểm dân cư truyền thống của nước Anh có sức hấp dẫn mạnh mẽ
ñối với những người dân sống trong các thành phố lớn và các khu công
nghiệp tập trung. Các ñiểm dân cư nông thôn có mức ñô thị hoá cao, mạng
lưới giao thông rất phát triển, rút ngắn khoảng cách về thời gian ñi lại từ nơi ở
ñến nơi làm việc, vì thế người ta muốn sinh sống ở trong các làng quê.
Quy mô làng xóm của nước Anh thường từ 300 - 400 người, khoảng

100 -150 hộ sinh sống. Tuy dân số ít nhưng ñầy ñủ các công trình văn hoá, xã
hội. Trong các khu dân cư có ñường giao thông dẫn ñến từng nhà, không khí
trong lành, phong cảnh ñẹp và yên tĩnh. Chính vì vậy mà nhiều người dân
muốn bỏ chỗ ở không thoải mái trong các căn hộ khép kín nơi ñô thị ñi tìm chỗ
ở lý tưởng nơi miền quê. Do sự di chuyển một bộ phận dân cư ở các thành phố
về sống ở nông thôn mà cơ sở dịch vụ văn hoá, xã hội của làng quê truyền
thống ñược cải thiện, nó trở thành các khu ngoại ô của ñô thị lớn hay khu công
nghiệp. ðây là xu hướng khác hẳn so với các nước khác trên thế giới.
Quy hoạch xây dựng phát triển mạng lưới ñô thị và nông thôn của nước
Anh ñược công nhận là thành công nhất thế giới, từ cuối thế kỷ 18 ñến ñầu
thế kỷ 19 ñã có nhiều nhà kiến trúc sư người Anh nghiên cứu về lĩnh vực này:
William Morris là một kiến trúc sư, nhà nghệ sỹ ñã có quan ñiểm xây
dựng ñô thị ñó là xây dựng phân tán trên toàn bộ ñất nước các ñiển dân cư
nhỏ. Ông xác minh cho phương án của mình rằng ñiện là nguồn ñộng lực cơ
bản cho mọi hoạt ñộng, sẽ ñi ñến tất cả các ñiểm dân cư trong toàn quốc và
ñến tận mọi nhà, cho nên ở ñó sẽ là chỗ ở vô cùng lý tưởng và là nơi làm việc
của mọi người. William Morris là một trong những người phản ñối mạnh mẽ
sự phát triển xây dựng thành phố lớn, ñề cao mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên và ông ñã nhìn thấy vai trò quan trọng của việc phát triển các
thành phố nhỏ. Bên cạnh ñó kiến trúc sư Eberezen Howard ñã ñưa ra lý luận

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5


thành phố - Vườn và thành phố vệ tinh ñây là một cống hiến lớn cho lý luận
quy hoạch ñô thị hiện ñại.
Thành phố vườn của Eberezen Howard ñề xướng năm 1896. Ý ñồ tư
tưởng của thành phố vườn và vệ tinh ñược Eberezen Howard trình bày trong

hai tác phẩm "Ngày mai - con ñường hoà bình tới cải cách xã hội và thành
phố vườn tương lai" trong ñó ñề cập tới hướng giải quyết về không gian của
thành phố.
Lý luận thành phố vườn và thành phố vệ tinh của Eberezen Howard ñã
có ảnh hưởng lớn trên thế giới, ñặt nền tảng phát triển cho lý luận quy hoạch
ñô thị hiện ñại.
2/ Cộng Hoà Liên Bang ðức
Tại Cộng hoà Liên Bang ðức do yêu cầu lao ñộng nông nghiệp ngày
càng giảm, nhu cầu lao ñộng công nghiệp và xây dựng tại các thành phố lớn
ngày một tăng nhanh nên ñã dẫn tới việc di chuyển một số lượng khá lớn dân
cư từ các vùng nông thôn vào thành thị. ðể tránh gây sức ép nặng nề cho các
khu công nghiệp và các thành phố, người ta lập ra một mạng lưới các “ñiểm
dân cư trung tâm” ñó là hệ thống làng xóm hay các khu nhà ở ñược sắp xếp
theo dải hay hình nan quạt ở ngoại vi các thành phố. Các làng xóm này ñược
xây dựng hiện ñại hơn về kiến trúc nhà ở, hệ thống cây xanh, cảnh quan môi
trường… Các khu trung tâm này ñược nối với thành phố mẹ bằng các tuyến
ñường ngắn nhất, chất lượng cao vì thế nó có sức hút mạnh mẽ ñối với dân cư
ñô thị, góp phần làm giảm áp lực dân số cho thành phố. ðó là giải pháp ñộc
ñáo của các nhà quy hoạch ðức. Người ðức ñã rất thành công trong việc
khống chế sự phát triển quá mức của các thành phố lớn ñể phát triển các ñô
thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ. Hệ thống ñiểm dân cư này ñã góp phần tích
cực vào việc ñiều hoà sự phát triển giữa hai khu vực thành thị và nông thôn.
Các ñiểm dân cư nông thôn gắn bó với sản xuất nông nghiệp vẫn giữ ñược

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6


hình thức làng quê truyền thống nhưng ñược nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ

tầng, với hệ thống ñường ô tô bằng bê tông hoặc trải nhựa ñến từng nhà [33].
3/ Vương quốc Hà Lan
Vương quốc Hà Lan không ñược thiên nhiên ưu ñãi, sau thiên tai nặng
nề trong thế kỷ XIV. Nhân dân Hà Lan ñã tiến hành từng bước việc ñắp ñê trị
thuỷ, khoanh vùng rút nước ñể làm khô một diện tích rất lớn ñất trũng nhằm
mở mang diện tích ñất ñai sinh sống. Trên các vùng ñất trũng xưa kia ñã hình
thành các ñiểm dân cư nông nghiệp. Trung tâm của vùng xây dựng một thành
phố cỡ 12.000 dân với các công trình công cộng ñạt trình ñộ cao, xung quanh
thành phố là các làng cách nhau từ 5 - 7km với quy mô mỗi làng (village)
khoảng 1500 - 2500 dân. Trong mỗi làng ñược xây dựng ñầy ñủ các công trình
văn hoá xã hội và nhà ở cho nông dân, công nhân nông nghiệp, mỗi làng có các
xóm (hamlet) với quy mô khoảng 500 dân. Sản xuất nông nghiệp ñược tổ chức
theo kiểu các ñiền chủ thuê ñất của Nhà nước, tập hợp nhân công canh tác. Số
người này trở thành công nhân nông nghiệp và sống trong các làng nói trên.
Mạng lưới giao thông ñược tổ chức rất tốt, ñường ô tô nối liền các ñiểm
dân cư ñảm bảo liên hệ thuận tiện và nhanh chóng từ nơi ở ñến các cánh ñồng
và các khu vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm [33].
2.1.2. Liên Bang Nga hay Liên Xô (cũ) và các nước ðông Âu
1/ Liên Xô cũ
Mục tiêu của nhà nước Xô Viết là xây dựng nông thôn tiến lên sản xuất
nông nghiệp theo quy mô lớn, hiện ñại xoá bỏ sự khác biệt giữa nông thôn và
thành thị. ðặc trưng của các ñiểm dân cư nông thôn ở toàn Liên bang là hợp
nhất từng bước các nông trang tập thể thành một ñơn vị sản xuất lớn hơn. Các
ñiểm dân cư rải rác cũng ñược tập trung lại tạo ñiều kiện xây dựng các nông
trang tập thể, năng suất lao ñộng ñược nâng lên, tỷ trọng lao ñộng nông
nghiệp giảm xuống [33].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7



Từ sau năm 1960 các ñiểm dân cư nông thôn ñược quy hoạch khu ở
theo dạng bàn cờ nhưng vẫn ñảm bảo chất lượng công trình. Giải pháp mặt
bằng ñược chú ý ñể bảo vệ ñịa hình và phong cảnh. Nhà ở ñược tập trung
trong các nhà cao 3 - 4 tầng, các công trình hạ tầng kỹ thuật ñược xây dựng
tập trung. Các khu vực nông thôn truyền thống ñược giữ lại và nâng cấp dần
theo sự phát triển sản xuất của mỗi khu vực.
2/ Bungari
Bungari coi quy hoạch cải tạo và phát triển nông thôn là một bộ phận
của quy hoạch lãnh thổ. Mục ñích của việc cải tạo ñiểm dân cư nông thôn là
nhằm cải tạo ra môi trường sống phù hợp với nếp sống XHCN và xoá bỏ dần
sự khác biệt nông thôn - thành thị. Các yếu tố cơ bản ñể thực hiện mục tiêu
trên là:
- Cải tạo cấu trúc không gian của các ñiểm dân cư theo hướng phát
triển kinh tế - xã hội hiện ñại, ñảm bảo ñiều kiện vệ sinh môi trường .
- Tổ chức và nâng cao mức ñộ phục vụ văn hoá ñời sống
- Nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn nhà ở
- Cải thiện hạ tầng kỹ thuật (giao thông, ñiện, nước, nhiệt, hơi…)
- Giữ gìn ưu thế cơ bản của các ñiểm dân cư nông thôn trong mối quan
hệ trực tiếp với thiên nhiên.
Giữ nguyên hiện trạng, cải tạo từng phần là hình thức ñặc trưng trong
xây dựng nông thôn mới ở Bungari. Khi cải tạo một làng người ta cân nhắc sử
dụng một cách hợp lý các công trình hiện có và các giá trị, tìm ra và phát triển
mối quan hệ mật thiết các công trình hiện có và các nhà ở có giá trị, tìm ra và
phát triển mối quan hệ mật thiết giữa cấu trúc hình thái của làng, môi trường
tự nhiên xung quanh nó.
Thành phần cấu trúc cơ bản của một làng cải tạo là khu trung tâm công

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8


cộng, ñảm bảo mối liên hệ trực tiếp với các khu nhà ở, khu sản xuất với khu
nghỉ ngơi, giải trí.
Giao thông ñược bố trí theo chức năng từng loại ñường: ðường vận
chuyển hàng hoá ñặt bên ngoài làng; ñường trục chính dẫn tới các ñầu mối
giao thông khu vực, nối các khu trung tâm… thường có bề rộng 16 -24 m
ñược thiết kế với tiêu chuẩn cao, có cây xanh 2 bên ñường; ñường nối khu
dân cư với khu ñất canh tác rộng 12 - 14m; ñường nội bộ khu dân cư dùng
cho xe du lịch và người ñi bộ rộng 6- 8m phù hợp với không gian kiến trúc
nông thôn [33].
3/ Cộng Hoà SEC
Nét ñặc trưng của các ñiểm dân cư nông thôn Cộng Hoà SEC là ñã sẵn
có một mạng lưới rất dày các ñiểm dân cư nhỏ bé manh mún. Năm 1939, theo
thống kê có 14.234 ñơn vị hành chính xã. Diện tích trung bình mỗi xã là 8,9
km2, mỗi xã trung bình có 4 làng thì tổng số ñiểm dân cư có tới 55.000 60.000 ñiểm. Trong ñó có khoảng 35% là các ñiểm dân cư có quy mô dân số
dưới 500 người, dân cư sống ở các vùng nông thôn, làm việc trong các xí
nghiệp ở thành phố phần lớn không di chuyển chỗ ở. Nguyên nhân là họ ñã có
nhà ở nông thôn, họ vẫn tận dụng ñược những hoa màu trên mảnh ñất vườn,
nhờ có hệ thống giao thông phát triển nên việc ñi lại thuận tiện, cự li giữa khu
làm việc với khu nhà ở trong phạm vi 60 km người ta vẫn ñi về hàng ngày.
Vấn ñề xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn hợp lý với chất lượng cao
và ñều khắp rất ñược chú ý [33].
2.1.3. Các nước Châu Á
1/ Ấn ðộ
Ấn ðộ là một quốc gia ñất rộng người ñông, ñứng thứ 2 ở Châu Á (sau
Trung Quốc). Theo các chuyên gia kinh tế, ñặc ñiểm của ñất nước Ấn ðộ
ñược khái quát:


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


Nền kinh tế chậm phát triển; tài nguyên phân bố không ñồng ñều, mất
cân ñối giữa các vùng: khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn bình quân
thu nhập rất thấp; tốc ñộ tăng dân số quá nhanh; nhiều người thất nghiệp; di
dân liên tục từ nông thôn ra thành thị.
Các chuyên gia phát triển Ấn ðộ cho rằng muốn cải thiện ñiều kiện
sống ở các làng xóm cần phát triển các trung tâm nông thôn, các ñiểm trung
tâm này là những ñiểm cung cấp tối ưu hạ tầng kỹ thuật cần thiết, hỗ trợ các
hoạt ñộng kinh tế, dịch vụ xã hội cho khu vực và là một trong những mục tiêu
ñiều hoà cần phải ñạt ñược khi xây dựng nông thôn mới. Có 3 hệ thống trung
tâm nông thôn ñược phân cấp và hoạch ñịnh như sau:
- Hệ thống trung tâm thứ nhất ñược gọi là làng trung tâm, có chức năng ñảm
bảo các dịch vụ cơ bản cho dân cư trong làng cũng như các khu vực xung quanh.
- Hệ thống trung tâm thứ hai ñược gọi là trung tâm dịch vụ có nhiệm vụ
cung cấp các hoạt ñộng dịch vụ ở mức trung bình.
- Hệ thống trung tâm thứ ba, trung tâm phát triển, ñáp ứng các nhu cầu
dịch vụ ở mức cao.
Các trung tâm trên không chỉ ñơn thuần là nơi có hạ tầng kỹ thuật thích
ñáng mà còn là các ñiểm nút ñể tổ chức toàn bộ hoạt ñộng phát triển cho từng
vùng ñịa phương. ðây là xu hướng thịnh hành trong những năm 1960, 1970 [33].
2/ Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa
Trung Quốc là một nước nông nghiệp lâu ñời, ñất rộng, người ñông.
Dân số trên 1,3 tỷ người. ðơn vị cơ sở ở nông thôn của Trung Quốc là làng
hành chính (administrations village), làng truyền thống chia thành hai hay
nhiều làng hành chính. Toàn quốc có trên 800.000 làng hành chính, mỗi làng

có từ 800 - 900 dân.
Trung Quốc cũng là một nước có ñiều kiện kinh tế chính trị và ñịa lý ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


các vùng nông thôn tương tự ở Việt Nam như hệ thống làng mạc, mạng lưới
dân cư, hệ thống hành chính nông thôn. Lịch sử hình thành nông thôn Trung
Quốc là những làng truyền thống (Traditional Village). Trong nhiều trường hợp
làng hành chính trùng làng truyền thống, nhưng thường thì làng truyền thống
chia thành hai hay nhiều làng hành chính. Toàn quốc có khoảng trên 800.000
làng hành chính, mỗi làng có khoảng 1.000dân. Trong chiến lược hiện ñại hóa
ñất nước việc phát triển các cộng ñồng nông thôn có ý nghĩa rất quan trọng.
Qua các bước thăng trầm trong lịch sử phát triển nông thôn Trung Quốc
ñã tìm ra ñược hướng ñi thích hợp, ñó là con ñường công nghiệp hoá nông
thôn. Hệ thống các xí nghiệp hương trấn ñược khuyến khích hình thành và phát
triển thông qua các chính sách của Chính phủ. Các xí nghiệp này do những
người nông dân lập ra và trực tiếp quản lý, nó ñã góp phần khép kín quá trình
sản xuất ở các vùng nông thôn từ việc thu mua nông sản, thực phẩm, các
nguyên liệu ñịa phương tiến tới sản xuất chế biến và tiêu thụ. Các xí nghiệp này
thu hút lực lượng lao ñộng chưa có việc làm. Những người nông dân rời bỏ
nghề nông nhưng không rời bỏ quê hương làng mạc. Khẩu hiệu " Ly nông bất
ly hương" ñã trở thành mô hình hấp dẫn của người dân nông thôn Trung Quốc.
Ưu ñiểm của mô hình phát triển công nghiệp nông thôn là sự tiếp nhận
công nghiệp mà tránh ñược sự tập trung quá ñông ở các thành phố và khu công
nghiệp lớn, người dân nông thôn có cơ hội làm giàu, nông thôn phát triển
mạnh, mức sống nông thôn thành thị xích lại gần nhau hơn. Trong nhiều năm
cùng chịu ảnh hưởng của chế ñộ kinh tế bao cấp, với phong trào hợp tác xã cấp

thấp rồi lên cấp cao và sau nữa là nông trang tập thể. Vào những năm cuối của
thập kỷ 70, nông thôn Trung Quốc ñã chuyển mình theo con ñường ñổi mới
kinh tế nông thôn với chính sách khoán hộ, nhiều thị trấn nhỏ ñã mọc lên trên
các tụ ñiểm giao lưu kinh tế, tại các ñầu mối giao thông hỗ trợ cho mọi mặt của
kinh tế - xã hội nông thôn phát triển. Ví dụ: tỉnh Quảng ðông, Ôn Châu là một

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


tiêu biểu - ở ñây thị trấn là các thị trường mới với các doanh nghiệp mới theo
“mô hình phát triển Ôn Châu và việc hiện ñại hoá Trung Quốc” [1] thị trấn nhỏ
trong vùng nông thôn phát triển bao bọc xung quanh huyện lỵ.
Ở Trung Quốc hướng xây dựng và phát triển ñô thị nhỏ (thị trấn nhỏ)
mang chức năng thị trường và tại chỗ trong các vùng nông thôn, ngoài ra các
ñô thị lớn của Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu ñời, chúng ñược gắn kết với
các ñiểm dân cư nông thôn bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi, chúng ñược
phân bố tương ñối tập trung theo các dải hoặc lan toả ñồng tâm cho phù hợp
với ñặc ñiểm ñịa lý tự nhiên nhiều dạng ñịa hình và rộng lớn của Trung Quốc.
2.1.4. Khu vực ðông Nam Á
Theo Colins Free Stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh
tế chính trị làng xóm vùng ðông Nam Á [18] ñã tổng kết những vấn ñề chung
nhất trong việc quy hoạch xây dựng làng của một số nước thuộc vùng này
theo xu hướng:
- Dân cư bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo ñường giao thông và ñó
cũng là ñường giao thông chính liên hệ giữa các ñiểm dân cư.
- Nhà ở bố trí phân tán, không có ñịnh hướng từ ban ñầu khi mới hình
thành ñiểm dân cư.
- Khu ở của ñiểm dân cư thường rất gần với khu sản xuất.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng ít
ñược quan tâm trong từng ñiểm dân cư mà chỉ ñược bố trí cho từng cụm gồm
nhiều ñiển dân cư, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các
công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như cây ña,
bến nước sân ñình chùa, chợ…
- Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống ñồng ruộng
canh tác.
Trong thời gian gần ñây các nước ðông Nam Á, ñặc biệt là Thái Lan ñã

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12


có nhiều cố gắng ñưa ra các chương trình phát triển nông thôn ñể phát triển
kinh tế và ổn ñịnh xã hội. Họ ñã ñầu tư nhiều trong việc xây dựng hệ thống
giao thông nông thôn phục vụ sản xuất mạng lưới ñường nối liền khu sản xuất với
thị trường chế biến, tiêu thụ, quy hoạch lại làng bản theo mô hình và nguyên lý
mới hiện ñại. Tuy vậy, vấn ñề phân hoá giàu nghèo ở mức ñộ cao tại Thái Lan
cũng như một số nước trong khu vực là bài học cho chúng ta rút kinh nghiệm ñể
ñề ra các mô hình phát triển và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam.
2.1.5. Nhận xét chung về thực trạng và xu thế phát triển ñiểm dân cư các
nước trên thế giới
Qua tìm hiểu và nghiên cứu tình hình phát triển khu dân cư trên thế giới
từ châu Âu sang châu Á, từ các nước phát triển ñến các nước ñang phát triển
và các nước có chế ñộ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau ta thấy muốn phát
triển nông thôn nhất ñịnh phải xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ
tầng kỹ thuật và trên hết phải có một mạng lưới ñường giao thông phát triển
hợp lý và các công trình công cộng, nhất ñịnh phải quy hoạch hệ thống làng
xã một cách hợp lý cùng với việc xây dựng trung tâm làng xã trở thành hạt

nhân phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá và là môi trường thuận lợi cho việc
tiếp thu văn minh ñô thị vào nông thôn, bên cạnh ñó quản lý sự di dân hàng
loạt từ vùng nông thôn vào ñô thị, ngăn cản sự phình to quá cỡ của các thành
phố lớn nhất thiết phải “công nghiệp hoá và hiện ñại hoá nông thôn”. Công
nghiệp hoá nông thôn còn mang lại sự thay ñổi lối sống nông thôn truyền
thống sang lối sống văn minh ñô thị - thành thị hoá nông thôn. ðể ñạt ñược
ñiều ñó, việc phát triển hạ tầng kỹ thuật luôn luôn giữ vai trò hàng ñầu, hệ
thống giao thông và các công trình công cộng luôn giữ vai trò trọng yếu trong
việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn.
Trong thời gian gần ñây, các nước ðông Nam Á có rất nhiều cố gắng
ñưa ra các chương trình phát triển nông thôn ñể phát triển kinh tế và ổn ñịnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


chính trị xã hội. Các vùng nông thôn ñược ñầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới
ñường giao thông phát triển, dịch vụ công cộng ñược nâng cao, ñời sống nhân
dân ñược cải thiện. tuy vậy, chưa có nước nào ñạt ñược mục tiêu cuối cùng là
xoá bỏ ñói nghèo, mà ở ñây giảm tỷ lệ nghèo, nâng chất lượng sống ở vùng
nông thôn ngang với ñô thị. Do vậy mỗi nước cần phải tìm ra một mô hình phát
triển nông thôn phù hợp với ñiều kiện kinh tế chính trị xã hội cụ thể của mình.
2.2. Tổng quan về phát triển khu dân cư ở Việt Nam
2.2.1. Một số khái niệm cơ bản về khu dân cư và xu hướng phát triển
2.2.1.1. Cơ cấu cư dân
Cơ cấu cư dân là toàn bộ các ñiểm dân cư một nước, một tỉnh trong
một vùng kinh tế, phân bố trong không gian có phân công liên kết chức năng
và hài hoà cân ñối trong mỗi ñiểm và giữa các ñiểm dân cư trong một ñơn vị
lãnh thổ [3].

Cơ cấu dân cư là một cấu trúc tổng hợp và tương ñối bền vững, là một
hình thái tổ chức của cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu vùng. Trong cơ cấu dân cư, các
mặt cơ bản của các cơ cấu thành phần cũng ñược biểu hiện.
2.2.1.2. Mục tiêu và xu hướng phát triển cơ cấu cư dân
* Mục tiêu
Mục tiêu phát triển cơ cấu cư dân trên toàn bộ lãnh thổ hay vùng là
hình thành một mạng lưới các ñiểm dân cư hài hoà thống nhất với nhau,
tương xứng tỷ lệ trong quy mô và cân bằng trong phát triển, nhằm giải quyết
các vấn ñề sau ñây:
+ ðáp ứng yêu cầu tổ chức và phát triển sản xuất các ngành kinh tế.
+ Thoả mãn tốt nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở, giao tiếp cũng
như các nhu cầu về vật chất, văn hoá tinh thần và nghỉ ngơi giải trí...
+ ðáp ứng những yêu cầu tạo lập hài hoà, phong phú, ña dạng cảnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14


quan và bảo vệ môi trường.
+ ðáp ứng yêu cầu về phòng hộ, an toàn và an ninh xã hội.
+ Tiết kiệm ñất ñai xây dựng, hạn chế sử dụng ñất nông nghiệp.
* Xu hướng phát triển cơ cấu dân cư
Nhìn chung có hai xu hướng chính trong phát triển cơ cấu cư dân là tập
trung hoá các ñiểm dân cư và trung tâm hoá các cụm, các tổ hợp dân cư.
- Trung tâm hoá cơ cấu cư dân là giảm bớt ñáng kể số lượng các ñiểm
dân cư quá nhỏ, ñể tăng quy mô các ñiểm dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức
phát triển sản xuất, tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng và có ñiều kiện nâng cao
ñiều kiện sống và lao ñộng của nhân dân.
- Trung tâm hoá cơ cấu cư dân là hình thành và phát triển một mạng

lưới trung tâm cụm dân cư. ðó là mạng lưới các ñô thị lớn, trung bình trên
các vùng lớn, các ñô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn. Phân bố và phát
triển mạng lưới các trung tâm cụm dân cư (trung tâm vùng và tiểu vùng, trung
tâm cụm xã) sẽ góp phần xoá bỏ dần những khác biệt cơ bản về ñiều kiện
sống và lao ñộng của nhân dân giữa nông thôn và ñô thị, giữa các vùng lãnh
thổ khác nhau của ñất nước thông qua một mạng lưới giao thông thuận lợi nối
liền các trung tâm này với nhau và vùng ngoại thành với trung tâm.
Mạng lưới các ñiểm dân cư của các vùng, các ñô thị và nông thôn hiện
nay tuy có khác nhau song trong giai ñoạn tương lai cần phải ñược bố cục và
phát triển theo hướng sau:
+ Các ñô thị lớn và trung bình ñều có ý nghĩa nổi trội trong mạng lưới
dân cư của trung tâm quốc gia hay vùng. Vùng ảnh hưởng của các ñô thị này
khá rộng lớn chúng cần phải ñảm bảo cho nhân dân trong vùng có ñiều kiện
sống tốt. Trong tương lai cần phải phát triển mở rộng sản xuất công nghiệp
trong phạm vi có thể tăng dần về lao ñộng.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15


+ Các ñô thị vừa và nhỏ trong tương lai cần ñược phát triển cả về chất
lượng và số lượng. Các ñô thị này cần ñược tăng cường phát triển sản xuất
công nghiệp - dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng, phát
triển dân số và lao ñộng thu hút từ nông thôn ñể chúng không những là các
trung tâm chính trị mà còn là các trung tâm kinh tế - xã hội, văn hoá, tinh thần
cuộc sống cộng ñồng của dân cư. Các ñô thị này sẽ góp phần giảm bớt sự tăng
dân số quá tải của các ñô thị lớn ñồng thời kích thích sự phát triển của công
nghiệp hoá và ñô thị hoá.
+ Các làng lớn sẽ phát triển thành các ñiểm sản xuất công nông nghiệp

(thị tứ) chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã và là các ñiểm tập trung
các giải pháp ñầu tư và nâng cao ñiều kiện sống và lao ñộng của người dân
nông thôn, giảm bớt sự cách biệt còn tồn tại giữa nông thôn và thành thị.
+ Các làng nhỏ trong tương lai vẫn còn là nơi ở, nơi sản xuất, nghỉ ngơi
của người dân nông thôn và là một thành viên của cơ cấu dân cư. Việc quy
hoạch và nâng cao hiệu quả các ñiều kiện sống và lao ñộng cho nhân nhân
trong các làng nhỏ này chỉ có thể thực hiện ñược và ñảm bảo trong phạm vi
của các ñơn vị lãnh thổ lớn hơn như cụm ñiểm dân cư (xã, liên xã).
+ Các xóm, ấp... là các ñiểm dân cư có quy mô quá nhỏ. ðiều kiện sống
và lao ñộng thấp kém, không ñáp ứng ñược nhu cầu của người dân, phân bố
tản mạn, manh mún và không có cơ hội phát triển. Các ñiểm dân cư này trong
quá trình công nghiệp hoá và ñô thị hoá cần phải xoá bỏ, sát nhập vào các
ñiểm dân cư lớn hơn.
2.2.1.3. Phân loại hệ thống ñiểm dân cư
ðể có cơ sở thống nhất cho việc quy hoạch phát triển cơ cấu dân cư
trong cả nước và các vùng, hệ thống ñiểm dân cư cần phải ñược phân loại, ñó
là phương tiện trợ giúp quan trọng cho mọi cấp quy hoạch, ñặc biệt là cấp tỉnh.
* Những căn cứ phân loại ñiểm dân cư
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

16


Khi phân loại ñiểm dân cư cần căn cứ vào những ñặc ñiểm cơ bản sau ñây:
+ ðiều kiện sống và lao ñộng của dân cư.
+ Chức năng của ñiểm dân cư.
+ Quy mô dân số, quy mô ñất ñai trong ñiểm dân cư.
+ Vị trí ñiểm dân cư trong cơ cấu cư dân.
+ Cơ cấu lao ñộng theo các ngành kinh tế....
* Tiêu chí phân loại ñiểm dân cư

- Tiêu chí phân loại ñiểm dân cư nông thôn căn cứ vào TCVN
4418:1987:
+ Các ñiểm dân cư chính, tồn tại lâu dài và phát triển gần những thôn
bản ñược quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo thành những ñiểm dân cư
chính thức của hệ thống dân cư chung trên lãnh thổ huyện, ñược ưu tiên quy
hoạch và ñầu tư xây dựng ñồng bộ. Các ñiểm dân cư này có các trung tâm sản
xuất phục vụ công cộng chung của xã - hợp tác xã.
+ Các ñiểm dân cư phụ thuộc, phát triển có giới hạn. Các ñiểm dân cư
này có mối quan hệ hoạt ñộng sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các ñiểm dân
cư chính ñược khống chế về quy mô mở rộng và mức ñộ xây dựng trong giai
ñoạn quá ñộ; không ñược ñầu tư xây dựng những công trình có giá trị.
+ Những trại ấp nhỏ không có triển vọng phát triển, không thuận lợi cho
tổ chức sản xuất và ñời sống khi quy hoạch cần có biện pháp cụ thể chuyển tới
những thôn mới ( có trong hoặc ngoài huyện ) ñã ñược quy hoạch [27].
- Tiêu chí phân loại ñô thị dựa vào Nghị ñịnh số 72/2001/Nð-CP:
ðô thị loại V phải ñảm bảo các tiêu chuẩn sau:
+ ðô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về
chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc ñẩy sự phát triển kinh tế
xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

17


×