Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Điều tra thành phần loài và sự có mặt của hợp chất alkaloid ở họ trúc đào ( Apocynaceae) thuộc vườn Quốc gia Vũ Quang Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ HOÀNG YẾN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA HỢP CHẤT ALKALOID
Ở HỌ TRÚC ĐÀO (APOCYNACEAE) THUỘC VƯỜN
QUỐC GIA VŨ QUANG – HÀ TĨNH

LuËn v¨n th¹c sÜ sinh häc

Vinh, 2011


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ HOÀNG YẾN

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI
VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA HỢP CHẤT ALKALOID
Ở HỌ TRÚC ĐÀO (APOCYNACEAE) THUỘC VƯỜN
QUỐC GIA VŨ QUANG – HÀ TĨNH

Chuyªn ngà nh Thùc vËt
M· sè: 60.42.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
TS. NGUYỄN ANH DŨNG

Vinh, 2011


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài tốt nghiệp trong
chương trình đào tạo Thạc sĩ Sinh học, chuyên nghành Thực vật, Khoa Đào
tạo Sau đại học – Trường Đại học Vinh, tôi đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ
của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Qua đây cho xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, gia
đình và bạn bè. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
TS.Nguyễn Anh Dũng, người đã chỉ dẫn và giúp đỡ tôi từ khi nhận đến khi
hoàn thành đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của kỹ sư Lê Vũ Thảo
– Nguyên là cán bộ Phân viện điều tra quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa
sau đại học – Trường Đại học Vinh, Ban giám đốc, cán bộ công nhân phòng
kỹ thuật, Hạt kiểm lâm, các Trạm kiểm lâm – Vườn Quốc gia Vũ Quang đã
giúp tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Vinh, Ngày 10/12/2011
Tác giả


Phan Thị Hoàng Yến


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... 0
MỤC LỤC ..................................................................................................... 0
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU ......................................... 0
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 4
1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật ............................................... 4
1.2. Nghiên cứu phổ dạng sống của thực vật ................................................ 8
1.3. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật...................................... 10
1.4. Vài nét về họ Trúc đào - Apocynaceae ................................................ 11
1.4.1. Đặc điểm chung................................................................................. 11
1.4.2. Đặc điểm hình thái.............................................................................. 12
1.4.3. Phân bố địa lý ..................................................................................... 14
1.4.4. Tình hình nghiên cứu họ Trúc đào (Apocynaceae) .......................... 15
1.5. Hợp chất nghiên cứu ............................................................................ 17
1.5.1. Hợp chất thứ cấp ............................................................................... 17
1.5.2. Hợp chất alkaloid .............................................................................. 18
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 21
2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 21
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................... 21
2.1.2. Địa hình............................................................................................... 22
2.1.3. Đất đai ................................................................................................. 23
2.1.4. Khí hậu, thuỷ văn ................................................................................. 23
2.1.5. Thảm thực vật ...................................................................................... 24
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội........................................................................... 25
CHƯƠNG 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 27

3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 27
3.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 27
3.4.1. Phương pháp thu và xử lý mẫu ......................................................... 27


3.4.2. Xác định và kiểm tra tên khoa học .................................................... 28
3.4.3. Xây dựng bảng danh lục thành phần loài thực vật............................ 29
3.4.4. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật ........... 29
3.4.5. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống ................................... 30
3.4.6. Phương pháp đánh giá về giá trị tài nguyên và mức độ bị đe dọa .... 31
3.4.7. Phương pháp định tính alkaloid ........................................................ 31
3.4.8. Xử lý số liệu bằng toán thống kê ...................................................... 31
CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............. 32
4.1. Đa dạng về thành phần loài họ Trúc đào (Apocynaceae) .................... 32
4.1.1. Thành phần loài thực vật thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae) ........... 32
4.1.2. Sự phân bố số lượng loài trong các chi, tông và phân họ ................. 35
4.2. Đa dạng về dạng sống .......................................................................... 36
4.3. Đánh giá đa dạng sinh thái về các sinh cảnh và các yếu tố địa lý ...... 38
4.3.1. Đa dạng sinh thái về sinh cảnh ......................................................... 38
4.3.2. Phân tích đa dạng về yếu tố địa lý .................................................... 39
4.4. Đa dạng sinh học nguồn gen có ích và mức độ đe dọa ........................ 41
4.4.1.Đa dạng nguồn gen có ích .................................................................. 41
4.4.2. Đa dạng về nguồn gen hiếm .............................................................. 42
4.4.3 Kết quả định tính hợp chất alkaloid ................................................... 43
4.5. So sánh sự đa dạng các taxon họ Trúc đào so với các VQG khác ....... 46
4.5.1. So sánh số lượng chi, loài của họ Trúc đào ở VQG Vũ Quang
với VQG Pù Mát ......................................................................................... 46
4.5.2 So sánh số lượng chi, loài của họ Trúc đào ở VQG Vũ Quang với VQG

Bạch Mã ...................................................................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 51
Kết luận ...................................................................................................... 51
Kiến nghị .................................................................................................... 52
CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 54
ẢNH MỘT SỐ LOÀI HỌ APOCYNACEAE Ở VQG
VŨ QUANG – HÀ TĨNH .......................................................................... 60


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Danh lục thành phần loài họ Trúc đào (Apocynaceae) ........................ 32
Bảng 4.2: Đa dạng thành phần loài trong các chi, tông và phân họ ..................... 35
Bảng 4.3: Sự phân bố các chi và loài theo sinh cảnh............................................. 38
Bảng 4.4: Dạng sống của các loài thuộc họ Trúc đào ở VQG Vũ Quang............ 37
Bảng 4.5: Thống kê các dạng sống của các loài thuộc nhóm cây chồi trên (Ph). 37
Bảng 4.6: Yếu tố địa lý của các loài thuộc họ Trúc đào ở VQG Vũ Quang ........ 40
Bảng 4.7: Công dụng của các loài thực vật thuộc họ Trúc đào ............................ 41
Bảng 4.8: Các loài thuộc họ Apocynaceae đang bị đe dọa ở VQG Vũ Quang ... 42
Bảng 4.9: Phản ứng tạo tủa nhận biết alkaloid của các loài thuộc họ Trúc đào .. 43
Bảng 4.10: So sánh số lượng chi, loài ở VQG Vũ Quang và VQG Pù Mát ....... 46
Bảng 4.11: Các chi giống và khác nhau ở VQG Vũ Quang và VQG Pù Mát .... 47
Bảng 4.12: So sánh số lượng chi, loài ở VQG Vũ Quang với VQG Bạch Mã ... 48
Bảng 4.13: So sánh về số chi, loài giữa VQG Vũ Quang với VQG Bạch Mã ... 49


MỞ ĐẦU
Thực vật có mối quan hệ mật thiết và đóng vai trò quan trọng trong đời
sống con người. Từ thời kỳ tiền sử con người đã kiếm cây cỏ làm thức ăn, qua

chọn lọc và thử thách con người đã xác định được thực vật nào ăn được hoặc
không ăn được và tính chất chữa bệnh cũng tình cờ được phát hiện rồi kinh
nghiệm được tích lũy dần và truyền lại cho thế hệ sau. Ngày nay, vai trò của
thực vật đối với con người không chỉ dừng ở đó: cung cấp gỗ, vật liệu xây
dựng, dược liệu, năng lượng, thức ăn, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, điều hòa
không khí,...
Mặc dù hàng năm con người bổ sung diện tích rừng trồng mới, nhưng
hơn nửa thế kỷ quả, diện tích rừng nước ta đã giảm 5 triệu ha. Nguyên nhân
làm giảm số lượng và chất lượng rừng nước ta một phần là do chiến tranh,
mặt khác do dân số tăng nhanh, nhu cầu về gỗ củi tăng, trình độ dân trí thấp,
tập quán canh tác lạc hậu, một bộ phận đồng bào vẫn duy trì cuộc sống du
canh du cư, đốt nương làm rẫy. Ngoài ra, vấn đề sử dụng đất đai chưa hợp lý,
hình thức quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế. Hiện nay con người đang phải
gánh chịu hệ lụy do chặt phá rừng gây ra: hạn hán trong mùa khô và lũ lụt
trong mùa mưa, nạn ô nhiễm môi trường gia tăng, nguồn gen quý hiếm đang
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Con người cần phải nhận thức được rằng sự tồn tại và phát triển của
loài người phụ thuộc rất lớn vào sự đa dạng của các sinh vật. Chính vì vậy,
nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên, Vườn Quốc Gia (VQG) được thành lập như:
Cúc Phương, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha, Bạch Mã,...
VQG Vũ Quang được Thủ tướng chính phủ công nhận vào năm 2002.
Nơi đây mang đậm nét khí hậu miền Trung: nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao,
lượng mưa lớn là điều kiện thuận lợi cho hệ thực vật phát triển, tạo nên sự đa
dạng và phong phú về số lượng cũng như thành phần loài. Là một Vườn Quốc


2
Gia còn rất trẻ, vì thế các công trình nghiên cứu về hệ động, thực vật nơi đây
còn rất ít, chưa tương xứng với tiềm năng mà khu vực này hiện có.
Họ Trúc đào (Apocynaceae) là một họ lớn, có khoảng 200 chi với hơn

2.000 loài, phân bố chủ yếu ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam có
khoảng 50 chi với khoảng 170 loài, có thể kể đến một số chi có số lượng loài
lớn và được sử dụng nhiều trong dược liệu như: Adenium, Alstonia,
Strophanthus, Rauvolfia, Catharanthus, Thevetia,… Về mặt khoa học họ
Apocynaceae là một mắt xích quan trọng trong chuỗi tiến hóa của lớp thực vật
Hai lá mầm (Dicotyledones). Một số nhà khoa học trên thế giới đã chọn họ
Trúc đào làm đối tượng nghiên cứu như Jussieu (1789), R.Brown (1810),
Schum (1895), Takhtajan (1996). Ở nước ta, các tác giả Phạm Hoàng Hộ
(1972, 1993), Trần Đình Lý (2005), Hoàng Thị Sản (2006) đã có một số công
trình nghiêu cứu về đặc điểm hình thái, phân bố và công dụng của các loài
thuộc họ này.
Trên thế giới, thuốc phòng và chữa bệnh hầu hết đều được điều chế từ 2
nguồn: dược liệu và hóa dược. Các hợp chất lấy từ cây cỏ vẫn chiếm một vị trí
quan trọng trong ngành dược liệu: 25% tất cả các loại thuốc của chúng ta lấy từ
thực vật. Tác dụng chữa bệnh của một số loài cây có được do trong chúng có
các chất có hoạt tính sinh học cao gọi là hợp chất thứ cấp. Có thể kể đến một số
hợp chất thứ cấp quan trọng có trong cây như: alkaloid, flavonoid, glycozid,…
Trong đó hợp chất alkaloid là hợp chất có ý nghĩa lớn trong dược liệu.
Vì những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘Điều tra
thành phần loài và sự có mặt của hợp chất alkaloid ở họ Trúc đào
(Apocynaceae) thuộc Vườn quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh’’.
Mục tiêu nghiên cứu: Điều tra thành phần loài thuộc họ Trúc đào ở
VQG Vũ Quang, khảo sát sự có mặt của hợp chất alkaloid của các loài trong
họ nghiên cứu nhằm cung cấp những dẫn liệu làm cơ sở cho việc bảo tồn các
loài thực vật tại VQG Vũ Quang.


3
Nội dung:
- Thu mẫu và định danh các loài thực vật thuộc họ Trúc đào.

- Đánh giá đa dạng sinh thái về các sinh cảnh.
- Xây dựng phổ dạng sống của các loài trong họ Trúc đào.
- Phân tích đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật.
- Đánh giá đa dạng về nguồn gen và số loài nguy cấp trong họ Trúc đào.
- Khảo sát sự có mặt của hợp chất alkaloid ở các loài cây trong họ Trúc đào
- So sánh tính đa dạng về các chi, các loài so với các VQG lân cận khác.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về tình hình nghiên cứu thực vật
Việc nghiên cứu thực vật trên thế giới diễn ra từ rất sớm, những công
trình mô tả đầu tiên về thực vật xuất hiện ở Ai Cập cổ đại (3000 năm TCN) và
ở Trung Quốc cổ đại (2.200 năm TCN). Sau đó ở Hy Lạp, La Mã cổ đại cũng
xuất hiện hàng loạt các tác phẩm về thực vật.
Theo Phraste (371- 286 TCN) [13] là người đầu tiên đề xướng ra
phương pháp phân loại thực vật và phân biệt một số tính chất cơ bản trong
cấu tạo cơ thể thực vật. Trong hai tác phẩm: “Lịch sử thực vật” và “Cơ sở
thực vật”, ông đã mô tả được gần 500 loài cây, phân ra thành cây to, cây nhỏ,
cây thân cỏ, cây sống trên cạn, cây sống dưới nước, cây có lá rụng hàng năm
hay thường xanh, cây có hoa hay không có hoa. Nguyên tắc hình thái và sinh
thái được coi là cơ sở trong cách phân loại của ông [30].
Dioscoride người Hy Lạp (20 - 60 sau CN) đã nêu đặc tính của hơn
500 loài cây có trong tác phẩm “Dược liệu học” của mình và xếp chúng vào
các họ thực vật khác nhau [30].
J.Jay (1628 - 1750) người Anh đã mô tả gần 18.000 loài thực vật trong
cuốn “Lịch sử thực vật”. Ông chia thực vật thành 2 nhóm lớn: nhóm bất toàn
(gồm nấm, rêu, dương xỉ, các loài thực thuỷ sinh) và nhóm hiển hoa (có hoa,
gồm các thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm) [30]. Cũng trong thời gian

đó, Journefort (1656 - 1708) dùng tính chất của tràng hoa làm cơ sở phân loại,
ông chia thực vật có hoa thành nhóm không cánh và nhóm có cánh hoa [30].
Công trình nghiên cứu của Linnée (1707 - 1778) đã đạt đến đỉnh cao
của hệ thống phân loại thực vật. Ông chọn đặc điểm của bộ nhị để phân loại.
Hệ thống phân loại của Linnée rất đơn giản, dễ hiểu và được sử dụng rất rộng
rãi. Ông đã đề xướng cách gọi tên cây bằng tiếng Latinh gồm 2 từ ghép lại mà


5
ngày nay chúng ta đang sử dụng. Ông đã đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 đơn
vị: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài [30].
Robert Brown (1773 - 1858) là người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ về tùng
bách và tuế do đó dẫn đến chỗ tách rời hai nhóm hạt trần và hạt kín [30].
Đến thế kỉ XIX thì việc nghiên cứu hệ thực vật mới thực sự phát triển
mạnh mẽ. Nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Thực vật chí Hồng
Công (1861), thực vật chí Anh (1869), thực vật Chí rừng Ân Độ 7 tập (1872 1897), thực vật Chí Vân Nam (1977),... Cho đến nay các loài chủ yếu tập
trung ở vùng nhiệt đới có 90.000 loài, trong đó vùng ôn đới Bắc Mĩ và Âu Á
có 50.000 loài đã được xác định [32].
Sự tồn tại và phát triển của con người phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Nếu nguồn tài nguyên đó giảm sút thì cuộc sống của
chúng ta bị đe dọa nghiêm trọng. Do con người khai thác không có kế hoạch
và chiều sâu dẫn đến nguồn tài nguyên ngày càng kiệt quệ. Để tránh sự hủy
hoại tài nguyên chúng ta phải tôn trọng trái đất và sống một cách bền vững,
dù muộn còn hơn không chú ý, vì thế Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề
môi trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil)
tháng 6 năm 1992, có 150 nước đã ký vào Công ước về đa dạng sinh vật và
bảo vệ chúng. Từ đó nhiều hội thảo được tổ chức để thảo luận và nhiều cuốn
sách mang tính chất chỉ dẫn ra đời. Năm 1990, WWF đã cho xuất bản cuốn
sách nói về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật (The importance of
biological diversity) [38] hay IUCN, UNEP và WWF đã đưa ra chiến lược

bảo tồn thế giới (World conservation strategy) [36]. Năm 1991, WRI, WCU,
WB, WWF xuất bản cuốn bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới (Conserving the
World's biological diversity) [36]. Cùng với chiến lược đó, IUCN, UNEP,
WWF cho xuất bản cuốn "Hãy quan tâm tới trái đất" (Caring for the earth)
[38]. Cùng năm, WRI, IUCN và UNEP xuất bản cuốn chiến lược đa dạng sinh
vật và chương trình hành động [38]; tất cả các cuốn sách đó nhằm hướng dẫn


6
và đề ra các phương pháp để bảo tồn đa dạng sinh học, làm nền tảng cho công
tác bảo tồn và phát triển trong tương lai.
Năm 1992 – 1995, WCMC công bố một cuốn sách (Global biodiversity
assessment) tổng hợp các tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật
khác nhau ở các vùng khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn
chúng có hiệu quả [38].
Bên cạnh đó, những công trình khoa học khác nhau ra đời và hàng ngàn
cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức nhằm đưa ra các giải pháp thích hợp
trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của mỗi nước, mỗi khu vực
cũng như trên toàn thế giới, hướng tới sự phát triển bền vững của toàn cầu.
Ở Việt Nam, mặc dù quá trình nghiên cứu ở thực vật diễn ra chậm hơn so
với các nước khác, nhưng những giá trị để lại đã đánh giá được sự cố gắng, nỗ
lực của các nhà khoa học thông qua các công trình nghiên cứu của họ. Đầu tiên
là các công trình nghiên cứu về giá trị sử dụng của thực vật cho mục đích chữa
bệnh cho con người như cuốn “Nam dược thần hiệu” của lương y Tuệ Tĩnh
(1417) đã mô tả được 397 loài cây làm thuốc [30].
Lê Quý Đôn (Thế kỷ XVI) trong bộ “Vân Đài loại ngữ” đã phân chia
thực vật thành nhiều loại: cây cho hoa, cho quả, cây ngũ cốc, rau, cây mọc
theo mùa khác nhau [30].
Lê Hữu Trác (1721 - 1792) dựa vào bộ “Nam dược thần hiệu” đã bổ
sung thêm 329 vị thuốc mới trong sách “Hải Thượng y tôn tâm lĩnh” gồm 66

quyển [30]. Ngoài ra trong tập “Lĩnh Nam bán thảo”, ông đã tổng hợp được
2.850 bài thuốc chữa bệnh.
Trong thời kỳ Pháp thuộc ở nước ta, do tài nguyên thực vật phong phú,
đa dạng, có hệ thống rừng rậm nhiệt đới đã hấp dẫn nhiều nhà nghiên cứu
phương Tây. Có thể kể đến một số công trình như: “Thực vật ở Nam Bộ”
(1790) của Loureiro, mô tả gần 700 loài cây. Pierre (1879) với tác phẩm
“Thực vật rừng Nam Bộ” đã mô tả được 800 loài cây gỗ. Công trình lớn nhất
là bộ “Thực vật chí Đông Dương” do H. Lecomte và một số nhà thực vật học


7
người Pháp đã mô tả được gần 7.000 loài từ dương xỉ tới hạt kín của toàn
Đông Dương [30].
Về sau Humbert (1938 - 1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc
đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây phải kể đến bộ Thực vật
chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên
(1960 - 1997) cùng với nhiều tác giả khác. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ
gồm 74 họ cây có mạch, nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có [44]. Đến
năm 1965, dựa trên cơ sở các công trình đã có, Pocs Tamas đã thống kê và mô
tả được ở miền Bắc có 5190 loài, 1660 chi và 140 họ xếp theo hệ thống của
Engler đồng thời ông còn đi sâu vào cấu trúc hệ thống cũng như dạng sống và
các yếu tố địa lý của hệ thực vật này [49].
Từ năm 1969 đến 1976, Lê Khả Kế (chủ biên) cho xuất bản sách “Cây
cỏ thường thấy ở Việt Nam” gồm 6 tập [24]. Ở miền Nam, Phạm Hoàng Hộ
công bố 2 tập cây cỏ miền Nam Việt Nam giới thiệu 5326 loài [15].
Để phục vụ công tác nghiên cứu tài nguyên, Viện điều tra quy hoạch
rừng đã công bố 7 tập cây gỗ rừng Việt Nam (1971 - 1988) [44]. Bộ danh lục
có thể nói là đầy đủ nhất về thành phần loài thực vật bậc cao ở Việt Nam
thuộc về bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) xuất bản
tại Canada với 3 tập 6 quyển, đã mô tả được 10.500 loài thực vật bậc cao có

mặt tại Việt Nam. Theo tác giả thì số loài thực vật ở Việt Nam có thể lên tới
12.000 loài [16].
Nguyễn Tiến Bân và các tác giả (1984) đã công bố thực vật rừng Tây
Nguyên với 3.754 loài thực vật có mạch [7].
Đặc biệt năm 1996, các nhà thực vật đã cho xuất bản cuốn “Sách đỏ
Việt Nam” (phần thực vật), đã mô tả 356 loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam
có nguy cơ tuyệt chủng được tái bản và bổ sung năm 2007 [2].
Năm 1997, Nguyễn Nghĩa Thìn đã tổng hợp và chỉnh lý tên theo hệ
thống của Brummit 1992, đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam có 11.178 loài,
2.582 chi và 395 họ thực vật bậc cao [32].


8
Hai tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới
thiệu 2.024 loài thực vật bậc cao, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành của vùng núi
cao Sapa- Phansipan [41].
Lê Trần Chấn (1999) với công trình “Một số đặc điểm cơ bản của hệ
thực vật Việt Nam”, đã công bố 10.440 loài thực vật [8].
Hiện nay, các nhà khoa học đang đi theo hướng nghiên cứu một số họ
riêng biệt dưới dạng thực vật chí như: Euphorbiaceae của Nguyễn Nghĩa Thìn
(1999) [33], Annonaceae của Nguyễn Tiến Bân (2000) [6], Lamiaceae của Vũ
Xuân Phương (2002) [28], Myrsinaceae của Trần Thị Kim Liên (2002) [21],
Apocynaceae của Trần Đình Lý (2005) [25], Verbenaceae của Vũ Xuân
Phương (2005) [29],… Đây là những tài liệu quan trọng làm cơ sở cho việc
đánh giá sâu hơn về đa dạng các loài trong các họ thực vật ở Việt Nam.
Phạm Hồng Ban (2000) trong công trình “Nghiên cứu đa dạng thực vật
sau nương rẫy ở vùng đệm Pù Mát - Nghệ An” đã công bố 586 loài thực vật
bậc cao thuộc 334 chi và 105 họ [4].
Trong cuốn “Đa dạng thực vật Vườn quốc gia Pù Mát”, Nguyễn Nghĩa
Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004) đã tổng kết được hệ thực vật Pù Mát có tới

2494 loài thuộc 931 chi, 202 họ của 5 ngành [38].
1.2. Nghiên cứu phổ dạng sống của thực vật
Các loài sống trong một hệ sinh thái chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Các cá thể loài và các loài đó tập hợp nên
những quần xã riêng biệt phản ánh môi trường ở nơi đó. Khi phân tích bản
chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất là hệ thực vật của vùng ôn đới người
ta vẫn thường dùng hệ thống các dạng sống của Raunkiaer (1934) và sắp xếp
các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các dạng sống đó. Cơ sở
quan trọng nhất để sắp xếp các nhóm dạng sống đó là xem thời kỳ khó khăn
cho cuộc sống (do lạnh hay khô hay cả hai).
Hiện nay, khi nghiên cứu phổ dạng sống của thực vật người ta thường
dùng thang phân loại của Raunkiaer (1934) [48] dựa vào vị trí của chồi so với


9
mặt đất trong thời gian bất lợi của năm. Hệ thống phân loại phổ dạng sống
được chia làm 5 nhóm dạng sống cơ bản sau:
1 - Cây có chồi trên đất (Ph)
2 - Cây chồi sát đất (Ch)
3 - Cây chồi nửa ẩn (Hm)
4 – Cây chồi ẩn (Cr)
5 – Cây chồi một năm (Th)

Hình 1: Mô tả dạng sống theo Raunkiaer (1934) [48]
Raunkiaer (1934) [48] đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng
khác nhau trên thế giới và đưa ra phổ dạng sống tiêu chuẩn sau:
SB = 48 Ph + 9 Ch + 26 Hm + 8 Cr + 15 Th.
Công trình nghiên cứu hệ thực vật ở Việt Nam của tác giả Pocs Tamás
(1965) [49] đã đưa ra kết quả là: Nhóm cây chồi trên (Ph) 52.2% ; 3 nhóm cây
chồi sát đất (Ch), nhóm cây chồi nửa ẩn (He) và nhóm cây chồi ẩn (Cr) là

40.7% ; nhóm cây sống một năm (Th) 7.1%. Phổ dạng sống của nhóm cây trên
là:
SB = 52.2 Ph + 40.7 (Ch, He, Cr) + 7.1 Th.


10
Còn ở VQG Pù Mát, tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh
Nhàn (2004) [38] đã lập được phổ dạng sống:
SB = 78.88 Ph + 4.14 Ch + 5.76 Hm + 5.97 Cr + 5.25 Th
Theo Phạm Hồng Ban (2000) [4], hệ thực vật sau nương rẫy ở vùng
đệm Pù Mát có phổ dạng sống:
SB = 67.40 Ph + 7.33 Ch + 12.62 He + 8.53 Cr + 4.09 Th.
Phổ dạng sống mà tác giả Phùng Ngọc Lan và các tác giả (1996) [20]
đã đưa ra đối với Vườn Quốc gia Cúc Phương là:
SB = 57.78 Ph + 10.46 Ch + 12.38 Hm + 8.37 Cr + 11.01 Th.
Đối với Vườn Quốc gia Bạch Mã, Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô
(2003) [39] đã công bố dạng sống như sau:
SB = 75.71 Ph + 5.78 Ch + 4.83 Hm + 10.23 Cr + 3.45 Th
Từ các dẫn liệu trên cho thấy: nhóm chồi trên (Ph) luôn chiếm ưu thế
trong các phổ dạng sống của hệ thực vật mà các tác giả nghiên cứu.
1.3. Nghiên cứu đa dạng về yếu tố địa lý thực vật
Để đánh giá một cách toàn diện hơn mức độ đa dạng về thành phần
loài, chúng ta cần xét đến các yếu tố địa lý thực vật tại khu vực nghiên cứu.
Bởi vì, mỗi khu hệ thực vật ngoài chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện
khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo,… chúng còn phụ thuộc vào điều kiện địa
lý, địa chất xa xưa.
Nguyễn Nghĩa Thìn [37] tham khảo với sự phân chia của các tác giả
Pocs Tamas (1965), Ngô Chinh Dật (1993), đã chia hệ thực vật Việt Nam bao
gồm các yếu tố chính sau:
1 - Yếu tố thế giới

2 - Liên nhiệt đới
3 - Cổ nhiệt đới
4 - Nhiệt đới châu Á (Ấn Độ - Malêzi)
5 - Ôn đới Bắc
6 - Đặc hữu Việt Nam
7. Các loài cây trồng


11
Một số công trình nghiên cứu về yếu tố địa lý ở các địa điểm khác nhau
đã chỉ ra được:
+ Vườn Quốc Gia Bạch Mã được tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn và Mai
Văn Phô (2003) [39] chỉ ra:
Yếu tố toàn cầu: 0.61 %
Yếu tố nhiệt đới: 62.93 %
Yếu tố ôn đới: 3.76 %
Yếu tố đặc hữu: 25.12 %
Yếu tố cây trồng: 1.64 %
+ Yếu tố địa lý của Vườn Quốc gia Pù Mát năm 2004 [38]:
Yếu tố toàn cầu: 2.40 %
Yếu tố nhiệt đới: 65.05 %
Yếu tố ôn đới: 5.35 %
Yếu tố đặc hữu: 14.19 %
Yếu tố cây trồng: 5.56 %
1.4. Vài nét về họ Trúc đào - Apocynaceae
1.4.1. Đặc điểm chung
Các cây thuộc họ Trúc đào gồm những cây cỏ, cây bụi hay cây gỗ, có khi
là cây leo, thường có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối hay vòng 3, rất ít khi mọc so le,
nguyên, không có lá kèm hay có lá kèm dạng tuyến.
Hoa đơn độc hoặc tập hợp lại thành cụm hoa vô hạn hoặc cụm hoa hình

xim. Hoa mẫu 5, trừ bộ nhuỵ gồm 2 lá noãn (đôi khi 3 - 5). Hoa đều, tràng
hợp hình ống, thường có phần phụ hình vảy hoặc lông ở bên trong ống tràng,
các thuỳ tràng xếp vặn. Bộ nhị có số lượng nhị bằng bằng số cánh hoa chỉ nhị
dính vào ống tràng, bao phấn hình mũi tên, trung đới có thể mang phần phụ là
lông dài (như ở cây Trúc đào), hạt phấn rời nhau. Bầu trên, thường rời hoặc
phân thuỳ, 1 vòi và một đầu nhụy. Đầu nhụy thường loe rộng hình nón cụt.
Trong mỗi lá noãn hoặc mỗi ô của bầu có từ 2 đến nhiều noãn đảo. Quả
thường gồm 2 đại, có khi là quả hoạch (như cây Thông thiên). Hạt có cánh
hay chùm lông tơ dễ phát tán, phôi nhỏ và có nội nhũ.


12
Gồm khoảng 200 chi và 2.000 loài, phân bố rộng rãi khắp thế giới, chủ
yếu ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 50 chi như:
Adenium, Aganonerion, Alstonia, strophanthus, Catharanthus, Thevetia,... với
khoảng 170 loài, thường mọc trên các đồi hoặc ở rừng thưa, một số loài cây
trồng. Chất nhựa mủ trong cây ở họ Trúc đào thường có tính độc (như ở các
chi Nerium, Strophanthus), hoặc có vị đắng y học dùng làm thuốc. Ở một số ít
cây chất nhựa trắng này lại có tính đàn hồi như cao su. Trong cây, sợi libe rất
vững chắc và dài, có thể dùng lấy sợi. Do đó việc nghiên cứu một số hợp chất
thứ cấp (alkaloid, glycozid tim,...) là rất cần thiết để phòng ngừa cũng như sử
dụng chúng vào mục đích chữa bệnh [ 9], [17], [30].
1.4.2. Đặc điểm hình thái
a, Thân
Họ Trúc đào gồm chủ yếu các dây leo gỗ hay gỗ trườn. Dạng thân này
chiếm ưu thế ở phân họ Apocynoideae, ở các phân họ khác như Carissoideae,
Cerberoideae ít khi xuất hiện. Riêng phân họ Tabernaemontanoideae thì không
có dây leo. Thân leo có tua cuốn chỉ tìm thấy ở Willughbeia và Landolphia. Tua
cuốn ở đây là dạng biến thái của cụm hoa mà tạo thành. Dạng cây bụi thường
gặp ở một số chi như: Tabermontana, Rauvolfia, Carissa, Nerium, Holarrhena,

Kibatalia,... Một số rất ít chi vừa có thân leo và vừa có cây bụi (Strophanthus). Ở
chi Carissa có gai ở nách lá do chồi tạo thành. Cây gỗ lớn hay gỗ nhỏ cũng gặp
ở một số chi trong họ này (Alstonia, Winchia, Couma, Lepinia, Aspidosperma,
Kopsia, Hunteria, Plumeria, Thevetia,...). Cây thân thảo sống lâu năm gặp ở
Catharanthus, Amsonia, Apocynum. Thân có vỏ mọng nước gặp ở Adenium,
Pachypodium,... Điều đáng chú ý ở đây là cây thân thảo, sống 1 năm chưa gặp ở
họ Trúc đào [25].
b, Lá
Dạng lá chung và điển hình của họ Trúc đào là đơn, nguyên, có 2 mặt rõ
ràng, mép không có răng cưa, gân lá kiểu lông chim, không bao giờ có lá kép.
Các lá xếp đối chéo thập, rất ít khi có lá mọc vòng (Rauvolfia, Winchia, Alstonia,


13
Craspidospermum, Nerium). Trong một số trường hợp ngoại lệ vừa có lá mọc
vòng, vừa có là mọc đối cùng tồn tại trên một cây (Melodinus, Amsonia,
Rhazya,...), ở đây có mối tương quan giữa kiểu sắp xếp lá mọc xoắn với thân có
vỏ mọng nước. Ở nách cuống lá gần như luôn luôn có tuyến nâu hoặc cấu trúc
dạng tuyến. Lá kèm không phát triển, nhưng ở một số chi có vết tích lá kèm rõ
(Tabernaemontana) [25].
c, Cụm hoa
Cụm hoa của họ Trúc đào gồm 2 kiểu chính là xim (Cyma) và chùm
(Racemus). Ở kiểu cụm hoa xim chiếm ưu thế tuyệt đối và gặp ở phần lớn các
taxon thuộc hệ thực vật cổ nhiệt đới. Kiểu cụm hoa chùm chỉ gặp chủ yếu trong
một số chi và loài thuộc hệ thực vật tân nhiệt đới. Cụm hoa một hoa chỉ gặp ở
vài chi và loài đặc biệt. Đó là hiện tượng thứ sinh do sự tiêu giảm số lượng hoa
của các cụm hoa nhiều hoa tạo thành.
d. Hoa
Hoa họ Trúc đào hoàn toàn lưỡng tính, đối xứng, mẫu 5, rất ít khi mẫu 4
và chỉ ở chi Tetradoa mẫu 6. Bao hoa phân hóa thành đài và tràng rõ ràng. Sơ đồ

cơ bản của hoa là: K2+3C(5)A5G2.
- Đài hoa: Đài hoa điển hình gồm 5 lá đài rời, ít dính nhau ở gốc (trừ
Leuconotis mẫu 4 và Tetradoa mẫu 6). Ống tràng có hình dạng ống, hay chuông,
hình phễu, đôi khi có dạng cái lu hay cái thẩu. Mặt trong ống tràng luôn luôn có
lông dính.
- Bộ nhị: Số lượng nhị thường cùng với số cánh tràng. Nhị đính ở họng
tràng hoặc ở giữa ở giữa ống tràng hoặc ở đáy ống tràng. Chỉ nhị rất ngắn, chỉ ở
chi Beaumontia có chỉ nhị dài. Chỉ nhị của hầu hết các chi tự do (trừ chi
Thenardia dính thành ống). Bao phấn gồm 2 túi phấn có 2 ô phấn. Bao phấn
cũng thể hiện mối quan hệ 2 chiều chặt chẽ với đầu nhụy, nếu bao phấn dính vào
đầu nhụy thì mặt trước của chúng có cơ quan dính, nếu bao phấn không dính vào
đầu nhụy thì mặt trước của chúng không có cơ quan dính.


14
- Hạt phấn: Hạt phấn họ Trúc đào nói chung là rời, riêng rẽ, rất hiếm khi
tạo thành tứ tử (ở Callichilia, Condilocarpa, Craspidosperma, Melodinus,
Trachelospermum). Dạng hạt phấn thường bầu dục hay tròn, chỉ ở một số trường
hợp đặc biệt có dạng hình ống cong (Alyxia). Theo cấu trúc bề mặt hạt phấn có
thể phân biệt thành 3 kiểu: hạt phấn tròn hay gần tròn có 3 rãnh lỗ (gặp ở phân
họ Carissoideae và Cerberoideae), hạt phấn gần tròn có 2 - 4 lỗ (dạng này gặp
phần lớn ở phân họ Apocynoideae), hạt phấn dạng ống có 2 lỗ ở hai đầu (Alyxia).
- Bộ nhụy: Bộ nhụy của họ Apocynaceae có bầu trên, rất ít khi bầu nửa
trên (Epigyum, Plumeria), bao gồm 2 lá noãn rất ít khi 3 - 5 lá noãn (Pleiocarpa,
Lepinia, Notonerium). Bộ nhụy có lá noãn rời gặp chủ yếu ở các đại diện trong
họ, rất ít khi có bộ nhụy hợp.
- Quả: Ở họ Apocynaceae không những có quả mọng, quả hạch, quả nang
mà còn có quả đại - loại quả này đặc biệt chiếm ưu thế ở họ Trúc đào. Ở đây
quả mọng không mở được sinh ra từ bộ nhụy hợp gồm 2 lá noãn được coi là
khởi nguyên của họ và quả đại khô được sinh ra từ bộ nhụy rời thứ sinh được coi

là dạng tiến hóa nhất trong họ.
- Hạt: Hạt của họ này có nhiều hình dạng khác nhau, gần tròn hay hình
elip dài, hình mắt chim hay hình trứng dài bị ép,... Hạt của cá taxon có quả hạch,
quả mọng, quả đại nạc, không có cơ quan phát tán nhờ gió [25].
1.4.3. Phân bố địa lý
Họ Trúc đào phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chỉ có
khoảng 10 chi có mặt ở vùng ôn đới như Amsonia, Apocynum, Goniama,
Nerium Poacynum, Trachomitum, Vinca,...
- Các chi có đại diện ở cả châu Á, châu Phi và châu Mỹ là: Alstonia,
Amsonia, Rauvolfia, Tabernaemonta.
- Các chi có đại diện ở cả châu Phi và châu Mỹ là: Alstonia, Rauvolfia,
Tabernaemonta, Malouetia.
- Các chi có đại diện ở cả châu Á và châu Phi là: Alstonia, Carissa,
Cerbera, Rauvolfia, Strophanthus, Voacanga, Wrightia.


15
- Cỏc chi cú i din c chõu v chõu M l: Alstonia, Amsonia,
Tabernaemonta.
- Madagascar cú 24 chi thỡ 7 chi l c hu ca vựng. chõu i
Dng cú 4 chi, Notonerium l c hu ca chõu lc ny.
Vit Nam, h Trỳc o phõn b khp c nc, nhng tp trung nht l
vựng i nỳi, ni cũn thm thc vt t nhiờn tn ti. vựng ng bng, trng c
v thm thc vt cõy trng rt it gp cỏc i din ca h ny. Do yờu cu v ỏnh
sỏng nờn phn ln cỏc loi thng cú mt mộp rng tha. Di tỏn rng rm
cú rt it loi tn ti, mt s it loi ca chi Tabernaemontana v Rauvolfia. Chi
Ixodonerium cú th c coi l chi c hu ca Vit Nam, bi vỡ cha tỡm thy
c cỏc nc khỏc [25].
1.4.4. Tỡnh hỡnh nghiờn cu h Trỳc o (Apocynaceae)
Các cây thuộc họ Trúc đào gồm những cây cỏ, cây bụi hay cây gỗ, có

khi là cây leo, th-ờng có nhựa mủ trắng. õy l h cú giỏ tr ln v mt dc
liu, bi chỳng cha 2 nhúm cht quan trng l alkaloid v glycozid. T r
cõy Ba gc (Rauvolfia serpentina) ngi ta chit xut c hn 40 loi
alkaloid khỏc nhau sn xut thuc cha bnh tim mch v cao huyt ỏp. T
r ca cõy Da cn (Catharanthus roseus) thu c cỏc loi alkaloid
Vinblastin v Vincristin lm thuc cha ung th. Vit nam cú trờn 20 loi
ca h ny c dựng lm thuc. V mt khoa hc h Apocynaceae l mt
mt xich quan trng trong chui tin hoỏ ca lp thc vt hai lỏ mm
(Dicotyledones) [25].
Vit Nam, cụng trỡnh phõn loi u tiờn cú tinh h thng v h Trỳc
o l ca Pitard, c cụng b trong tp 3 Thc vt chớ i cng ụng
Dng (1993). Tỏc gi ó mụ t 115 loi thuc 46 chi ca h ny Vit Nam.
Cú th núi õy l cụng trỡnh phn ỏnh y nhng hiu bit v h Trỳc o
Vit nam ca thi k u th k 20 tr v trc. Tuy nhiờn n nay ó cú
khong 50% tờn cỏc loi trong cụng trỡnh ca Pitard ó thay i, gn 20 loi
mi cho khoa hc c phỏt hin thờm v b sung nhiu loi cho h thc vt


16
Việt Nam. Mặt khác, trong công trình của tác giả chưa chỉ rõ năm của tài liệu
trích dẫn, không chỉ ra mẫu nghiên cứu. Đó là những trở ngại lớn cho những
người nghiên cứu tiếp theo và rất khó sử dụng để tra cứu phục vụ cho công
tác điều tra tài nguyên [25].
Tiếp theo là Phạm Hoàng Hộ, trong cuốn “Cây cỏ miền Nam Việt
nam”, tập 2 (1972) và Cây cỏ Việt nam, tập 2 (1993), cũng đã có mô tả, vẽ
hình của phần lớn các loài của họ Apocynaceae ở Việt Nam. Công trình của
tác giả mang tính khái quát, chưa dẫn tài liệu, không chỉ ra mẫu nghiên cứu để
so sánh nên cũng còn một số hạn chế để phục vụ phân loại [25].
Hoàng Thị Sản, năm 2006, trong cuốn Phân loại học thực vật, Nxb
Giáo dục cũng đã nêu khái quát chung các đặc điểm của họ Apocynaceae và

cho biết họ này gồm khoảng 200 chi và 2.000 loài, phân bố rộng rãi khắp thế
giới, chủ yếu ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta có khoảng 50 chi
như:

Adenium,

Aganonerion,

Alstonia,

Strophanthus,

Catharanthus,

Thevetia,... với khoảng 170 loài, thường mọc trên các đồi hoặc ở rừng thưa,
một số loài cây trồng. Chất nhựa mủ trong cây ở họ Trúc Đào thường có tính
độc (như ở các chi Nerium, Strophanthus), hoặc có vị đắng y học dùng làm
thuốc. Ở một số ít cây chất nhựa trắng này lại có tính đàn hồi như Cao Su.
Trong cây, sợi libe rất vững chắc và dài, có thể dùng lấy sợi. Do đó việc
nghiên cứu một số hợp chất thứ cấp (alkaloid, glycozid tim,...) là rất cần thiết
để phòng ngừa cũng như sử dụng chúng vào mục đích chữa bệnh [31].
Đặc biệt, trong Thực vật chí Việt nam, Tập 5: Họ Trúc đào Apocynaceae của Trần Đình Lý (2005). Tác giả không chỉ nghiên cứu đặc
điểm hình thái các loài, hệ thống phân loại, mối quan hệ thân cận giữa các chi
mà còn phát hiện ra nhiều loài mới của Apocynaceae ở Việt nam và đưa ra
khóa phân loại chi tiết cho họ này [25].


17
Từ những công trình mang ý nghĩa khoa học đó, các nhà khoa học
đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của hệ thống phân loại thực vật

ở Việt nam.
1.5. Hợp chất nghiên cứu
1.5.1. Hợp chất thứ cấp
Thực vật có thể sản xuất những chất giống như những chất mà các sinh
vật khác sử dụng cho quá trình trao đổi chất cơ bản. Tuy nhiên, chúng khác
với những sinh vật khác ở chỗ đa dạng rất lớn các hợp chất phụ. Những hợp
chất này được gọi là những hợp chất thứ cấp, chúng không cần thiết cho quá
trình sống của tế bào và thường chỉ được tạo ra ở một số loại tế bào nhất định,
ở một lúc nào đó hay như một đáp ứng với các tín hiệu bên ngoài.
Tại sao cây lại sản xuất những hợp chất này đến nay chưa rõ hết được.
Trong nhiều trường hợp, thực vật tạo ra các hợp chất thứ cấp để chống lại các
nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động lên nó. Trong các trường hợp khác, hợp
chất thứ cấp không có chức năng thật sự và hiện diện như một kết quả của sự
ngẫu nhiên trong quá trình phân kỳ tiến hoá của các tính trạng không có tính
chất rõ rệt cho sự tồn tại [2].
Lượng hợp chất thứ cấp tạo ra thường rất nhỏ, nhưng chúng có khả năng
tiềm ẩn hoạt tính sinh học rất mạnh ngay cả khi chúng được tổng hợp thấp
hơn 1% trọng lượng mô thực vật. Do đó, những hợp chất này có khả năng gây
độc đối với những loài ăn cỏ. Senecio vulgaris là một ví dụ về loài cỏ gây
độc, hoa của nó có chứa Allca Senecionine và Seneciphylline và các N oxide, các hợp chất này gây độc đối với một số loài động vật ăn cỏ.
Các hợp chất thứ cấp có thể được sản xuất trong các loại tế bào đặc
biệt như tế bào tuyến tiết, lông tơ biểu mô,... nơi mà chúng được tiết ra có
chức năng như các chất xua đuổi hay dẫn dụ. Nhiều hợp chất tự nhiên của
thực vật đặc biệt quan trọng đối với con người do các ứng dụng y học của
chúng: 25% tất cả các loại thuốc của chúng ta lấy từ thực vật. Một số trong
chúng được sử dụng ở lượng lớn (đã có thời điểm lượng quinine và quinidin


18
thương mại vượt mức 200.000 kg/năm) trong khi những hợp chất khác rất ít

và có lượng tiêu thụ toàn cầu khoảng vài kilogam.
1.5.2. Hợp chất alkaloid
1.5.2.1. Khái niệm về alkaloid
Đã từ lâu các nhà khoa học tìm thấy trong cây các hợp chất tự nhiên,
những hợp chất này thường là những axit hoặc những hợp chất trung tính.
Đến năm 1806 một dược sĩ Friedrich Wilhelm Sertuner phân lập được một
chất từ nhựa thuốc phiện có tính kiềm và gây ngủ mạnh đã đặt tên là Morphin.
Năm 1810 Gomes chiết được chất kết tinh từ cây Canhkina và đặt tên nó là
“Cinchonino”. Đến năm 1819, một dược sĩ là Wilhelm Meissner đề nghị xếp
các chất lấy từ thực vật ra thành một nhóm riêng và ông đề nghị gọi là
alkaloid, do đó người ta ghi nhận Meissner là người đầu tiên đưa ra khái niệm
về alkaloid.
Sau này người ta cũng đã tìm thấy alkaloid không những có trong thực
vật mà có trong động vật như cóc Bufo chứa những chất độc như Bufotenin,
bufotenidin,...
Ngoài tính kiềm, alkaloid còn có những đặc tính khác như có hoạt tính
sinh học mạnh, có tác dụng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của
alkaloid. Sau này Pôlônôpski đã định nghĩa: “Alkaloid là những hợp chất hữu
cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong
thực vật và đôi khi trong động vật, thường có dược lực tính mạnh và cho
những phản ứng hoá học với một số thuốc thử chung của alkaloid”.
Người ta đã biết tận dụng nhiều alkaloid làm thuốc trị bệnh có giá trị,
các alkaloid có phản ứng kiềm và có tác dụng dược lực mạnh với một liều
nhỏ. Chúng có tác dụng mạnh nhiều hay ít lên hệ thần kinh trung ương và
thường là trên hệ thần kinh thực vật. Một số alkaloid được xếp vào những
loại thuốc có độc mạnh như: cocain, morphin, colchicin [2].


19
1.5.2.2. Phân bố alkaloid

Alkaloid có phổ biến trong thực vật ngoài ra ở một số ít động vật cũng
tìm thấy. Ngày nay đã biết khoảng 6000 alkaloid từ hơn 5000 loài, hầu hết ở
thực vật bậc cao chiếm khoảng 15 - 20% tổng số các loài cây [2]..
Cromwell (1955) ước tính alkaloid phân bố khoảng một phần bảy trong
tổng số họ thực vật có hoa. Một ước tính khác Hegnener (1963) cho rằng
alcaloit có từ 12 - 20% trong tổng số cây có nhựa. Còn Willanam và Schubert
(1955) thì cho rằng trong hơn 3000 họ của ngành hạt kín thì 1/3 họ có chứa
alkaloid. Nhiều tổng kết cho thấy đại đa số cây có chứa alkaloid là cây hai lá
mầm, chỉ có một số ít cây một lá mầm và nghành hạt trần.
Trong cây alkaloid tập trung chủ yếu trong các tổ chức sinh trưởng hoạt
động mạnh nhất, ở tổ chức nội bì và ngoại bì và các tổ chức nhựa mủ.
Alkaloid thường tập trung ở một số bộ phận nhất định, ví dụ: alkaloid tập
trung ở hạt Mã tiền, cà phê, ở quả như ớt, hồ tiêu; ở lá như coca, thuốc lá, ở
hoa như canhkina; ở rễ như ba gạc, lựu.
Sự biến động hàm lượng alkaloid của một tổ chức trong quá trình
sinh trưởng rất đáng kể: hàm lượng alkaloid tăng nhanh trong giai đoạn
phát triển tế bào và hoá không bào và giảm dần trong giai đoạn già cỗi
(Sinden et al, 1973). Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu
hái và thời kỳ thu hái [2].
1.5.2.3. Cấu tạo hoá học và phân loại.
Alkaloid là những bazơ bậc 1, bậc 2, bậc 3 đôi khi là các amoni hydrat
bậc 4. Hầu hết alkaloid có nitơ tham gia vào nhân dị vòng, nhưng cũng có
alkaloid mà nitơ ở ngoài vòng.
Alkaloid được phân loại tuỳ theo cấu trúc của nhân:
- Alkaloid không có nhân dị vòng
- Alkaloid có nhân sterol
- Alkaloid có cấu trúc terpen



×