Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI HSG LỚP 9 MÔN HÓA HỌC + ĐÁP ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.35 KB, 4 trang )

UBDN HUYỆN THỚI BÌNH
PHÒNG GIÁO DỤC THỚI BÌNH

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN

NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn thi: HÓA HỌC
Ngày thi: 23/01/2011
Thời gian làm bài: 150 phút

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: 2,5 điểm.
Ở nhiệt độ bình thường cho các chất sau: CO ; Na ; Cl 2 ; SO3 ; Na2O ; Al2O3 lần lượt vào
dung dịch KOH và vào nước. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Trong các chất trên, những chất nào phản ứng được với nhau, viết các phương trình phản
ứng.
Câu 2: 3 điểm.
1. Trình bày sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học trong một nhóm, một chu kì.
2. Cho các nguyên tố hóa học : Al, Cl, Si, Mg, p, S, Na thuộc chu kì 3. Hãy viết công thức
Oxít cao nhất của chúng, trên cơ sở đó sắp xếp các nguyên tố trên theo thứ tự tăng dần tính phi
kim.
3. Cho biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 12, chu kì 3, nhóm I, hãy cho biết:
a. Cấu tạo nguyên tử của A.
b. Dự đoán những tính chất hóa học đặc trưng của A.
c. So sánh tính chất của A với các nguyên tố lân cận.
Câu 3: 4,5 điểm.
1. Cần trộn khí Cacbon oxít và khí Hiđro theo tỉ lệ về thể tích như thế nào, để thu được hỗn
hợp khí, có khối lượng riêng bằng khối lượng riêng của khí Amoniăc .
2. Để đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí trên, cần phải có bao nhiêu lít khí Oxi.
(Các chất khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn ).


3. Dùng lượng khí trên để khử 400 gam Đồng (II) oxít, thì có bao nhiêu phần trăm Đồng
(II) oxít bị khử ( giả thiết phản ứng xảy ra hoàn toàn )
Câu 4: 5 điểm.
Nung 500gam đá vôi chứa 80% canxi cacbonat (phần còn lại là các tạp chất gồm Nhôm
oxít, Sắt III oxít và Si lic). Sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B, biết rằng hiệu suất
phản ứng chỉ đạt 75%.
1. Tính khối lượng chất rắn A và phần trăm về khối lượng vôi sống trong A.
2. Dẫn toàn bộ khí B từ từ đi qua 800 gam dung dịch Natri hiđroxít 3%. Tính nồng độ phần
trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 5: 5 điểm.
Ở nhiệt độ phòng, người ta làm thí nghiệm như sau:
Cho hết 11,2 gam bột sắt vào 200 gam dung dịch Axít sunfuric nồng độ 98%. Sau một thời
gian tiếp tục cho thêm vào phản ứng trên 500 gam dung dịch Bari hiđroxit nồng độ 34,2%. Chờ
cho các phản ứng kết thúc.
1. Xác định và viết các phương trình hóa học đã xảy ra trong thí nghiệm .
2.Tính khối lượng các chất thu được trong thí nghiệm.
3.Tính nồng phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Hết


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HÓA HỌC
Năm 2010 – 2011
Câu 1: 2,5 điểm.
* Các Phản ứng xảy ra khi cho các chất lần lượt vào KOH.
Cl2 + 2KOH
KCl + KClO + H 2O
SO3 + 2KOH
K2SO4 + H2O
Al2O3 + 2KOH
2KAlO 2

+ H2O
* Các Phản ứng xảy ra khi cho các chất lần lượt vào H2O.
2Na + 2H2O
2NaOH + H2
Cl2 +
H2O
HCl + HClO
SO3 +
H2O
H2SO4
Na2O + H2O
2NaOH
* Các chất phản ứng được với nhau.
t
2Na + Cl2
2NaCl
Na2O + SO3
Na2SO4

0,25đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Câu 2: 3 điểm.

1.Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố hóa học trong nhóm, trong chu kì.
+ Trong một nhóm: Đi từ trên xuống dưới, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, số
lớp electron của các nguyên tử tăng dần, nên tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi
kim giảm dần.
0,25 đ
+ Trong một chu kì: Đi từ đầu đến cuối chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,
số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8, tính kim loại của các nguyên
tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.
0,25 đ
2. - Công thức Oxít cao nhất của các nguyên tố: Al ; Cl ; Si ; Mg ; P ; S ; Na là:
Al2O3 ; Cl2O7 ; SiO2 ; MgO ; P2O5 ; SO3 ; Na2O.
0,5 đ
- Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần teo thứ tự:
Na ; Mg ; Al ; Si ; P ; S ; Cl.
0,25đ
3 . a/ Cấu tạo nguyên tử A:
0,25 đ
+
A: Có điện tích hạt nhân là 12 ; có 12 electron.
A: Có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 2 electron.
b/ Dự đoán những tính chất hóa học đặc trưng của A:
0,75 đ
Do A ở chu kì3, nhóm II nên A là kim loại hoạt động, A có đủ tính chất của kim loại:
- Tác dụng với phi kim.
- Tác dụng với Axít.
- Tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.
c/ So sánh tính chất của A với các nguyên tố lân cận:
0,75 đ
+ A ở chu kì 3, số hiệu nguyên tử là 12 nên: A có tính kim loại yếu hơn nguyên tố có số
hiệu nguyên tử là 11(Na); A có tính kim loại mạnh hơn nguyên tố có số hiệu nguyên tử 13 (Al).

+ A ở nhóm II nên: A có tính kim loại mạnh hơn nguyên tố đứng trên có số hiệu nguyên tử
4 (Be), A có tính kim loại yếu hơn nguyên tố đứng dưới, có số hiệu nguyên tử 20 (Ca).
Câu 3: 4,5 điểm.
1. Vì ở cùng đktc, khối lượng riêng của hỗn hợp khí bằng khối lượng riêng của khí NH3,
nên khối lượng mol của hỗn hợp khí bằng khối lượng mol của NH3 = 17g/ mol.
0,5 đ
Gọi x là số mol CO có trong 1 mol hỗn hợp khí CO và H2, ta có biểu thức:
28x + 2 (1 – x) = 17
Giải ra ta có: x ≈ 0,577 mol , nH2 = 1 – 0,577 ≈ 0,423 mol.
0,5 đ
Tỷ lệ thể tích khí CO và Khí H2 cần lấy để pha trộn là :
Vco
0,577 × 22,4
=
= 1,364
VH 2
0,423 × 22,4

0,5


2. Các phản ứng đốt cháy hỗn hợp khí với Oxi :
2CO + O2
2CO2
(1)
0,25 đ
2H2 + O2
2H2O
(2)
0,25 đ

Từ (1,2) ta thấy tỉ lệ khí O2 chỉ bằng 1/2 khí CO và Khí H2 , nên thể tích khí O2 cần dùng để
đốt chấy hết 5,6 (l) hỗn hợp khí là: 1/2 x 5,6 = 2,8 lít.
0,75 đ
3. Các phản ứng khử CuO:
0,5 đ
CuO + CO
Cu + CO2
(3)
CuO + H2
Cu + H2 O
(4)
Từ Phản ứng (3,4) số mol CuO bị khử bằng số mol CO và H2 trong hỗn hợp khí. Khối
lượng CuO bị khử là:
80 x

5,6
= 20 gam.
22,4

Phần trăm CuO bị khử:

20
x 100% = 5%
400

0,75 đ

0,5 đ

Câu 4: 5 điểm.

400
500 × 80
* Lượng CaCO3 trong 500 gam đá vôi: 100 = 400 gam, nCaCO3 = 100 = 4 mol.

0,5 đ.

t
Phản ứng phân hủy đá vôi:
CaCO3
CaO + CO2
0,25 đ
Phản ứng cho ta biết: nCaO = nCO2 = nCaCO3 ; Vì phản ứng chỉ xảy ra 75% nên lượng đá
vôi bị phân hủy là: (4 x 75): 100 = 3 mol.
0,5 đ
1. Khối lượng chất rắn A và phần trăn CaO trng A.
+ Khối lượng chất rắn A : 500 – (3 x 44 ) = 368 gam
0,5 đ
+ Phần trăm của CaO trong A : (3 x 56) x 100 : 368 = 45,7%.
0,5 đ
2. Khối lượng NaOH trong 800 gam dung dịch:
mNaOH = (800 x 3) : 100 = 24 gam ; nNaOH = 24 : 40 = 0,6 mol
0,25 đ
Vì số mol NaOH nhỏ hơn số mol CO2 , nên phản ứng tạo muối a xít.
0,5 đ
CO2 + NaOH
NaHCO3
0,5 đ
Theo phản ứng thì: nNaOH = n CO2 = nNaHCO3 = 0,6 mol.
0,5 đ
* Khối lượng của dung dịch sau phản ứng: 800 + (0,6 x 44) = 826,4 gam.

0,5 đ
C% NaHCO3 = (0,6 x 84) x 100 : 826,4 = 6,1%.
0,5 đ

Câu 5: 5 điểm
* Lượng H2SO4 trong 200 gam dd 98%: (98 x 200) : 100 = 196 (g) = 2 mol
0,25 đ
* Lượng Ba(OH)2 trong 500 gam dd 34,2% : (34,2 x500) : 100 = 171(g) = 1 mol.
0,25 đ
1. Các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm như sau:
* Ban đầu khi cho bột sắt vào dd H2SO4 98%, không có phản ứng xảy ra. Khi thêm dd
Ba(OH)2 34,2% vào ,phản ứng xảy ra :
Ba(OH)2 + H2SO4
BaSO4 + 2H2O
(1)
0,25 đ
1
1
1
2
Do phản ứng trên, làm cho nồng độ a xít giảm, lúc này sắt phản ứng:
Fe + H2SO4
FeSO4 + H2
(2)
0,25 đ
1
1
1
1
2. Tính khối lượng các chất thu được trong thí nghiệm:

* nFe = 11,2 : 56 = 0,2 mol
0,25 đ
Theo phản ứng (1), Ba(OH)2 phản ứng hết tạo ra 1 mol BaSO4 và 2 mol H2O.
Dư 1 mol a xít.
0,5 đ
Theo phản ứng (2) , 0,2 mol Fe phản ứng tạo ra 0,2 mol FeSO4 và 0,2 mol H2..
0,5 đ
Ta có: m BaSO4 = 1 x 233 = 233 gam
0,25 đ


mH2O
= 2 x 18 = 36 gam
mFeSO4 = 0,2 x 152 = 30,4 gam
m H2
= 0,2 x 2 = 0,4 gam
3. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau thí nghiệm:
* Lượng a xít dư sau thí nghiệm:
2 mol – (1mol + 0,2mol) = 0,8 mol.
* khối lượng dd sau khi kết thúc thí nghiệm:
500 (g) + 200 (g) – ( 233 + 0,4)
= 466,6 (g).
C% FeSO4 = (30,4 x 100) : 466,6 = 6,5%
C% H2SO4 = (0,8 x 98 x100) : 466,6 = 16,8%
Hết
* Lưu ý: Học sinh có thể làm cách khác,nếu hợp lí vẫn cho điểm theo từng phần.

0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ



×