Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 – 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.62 KB, 33 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài........................................................................
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG.....................................................................................
Chương I. Vị trí vai trò to lớn của giáo dục và đào tạo trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tầm quan trọng của công tác giáo dục
phổ cập THCS giai đoạn hiện nay.........................................................................
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin.............................................................
2. Quan điểm của Đảng và nhà nước ta về công tác giáo dục.............................
3. Nội dung, hình thức của công tác phổ cập giáo dục THCS.............................
Chương II. Thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ phổ cập giáo dục
THCS ở huyện miền núi Văn Quan tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 – 2005..............
I. Giới thiệu về huyện Văn Quan..........................................................................
II. Thực trạng và tiến độ phhổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quan từ năm
2001 đến năm 2005.........................................................................................................
Chương III. Một số giải pháp quản lí nhằm đẩy nhanh tiến độ phổ cập
giáo dục THCS ở huyện miền núi Văn Quan........................................................
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng............................................................
2. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức....................................................
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ...............................
4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.........................................................................
5. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp với giáo dục chính quy và giáo
dục không chính quy ......................................................................................................
- 1 -
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN............................................................
I. Những kiến nghị...........................................................................................................
II. Kết luận.......................................................................................................................


- 2 -
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận
Bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng CSVN đã khẳng định: “Giáo dục – Đào tạo là quốc
sách hàng đầu”. Đất nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn nâng
cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, muốn trở thành một nước công
nghiệp hóa, hiện đại hóa không có con đường nào khác ngoài con đường phát triển
giáo dục và công nghệ.
Chỉ thị 61/CT-TW, ngày 28 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị đã nêu: “Bước
vào thế kỉ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy
nội lực phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế,
điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động...”. Ngày 22
tháng 01 năm 2001, Chính phủ đã có Nghị định số 88/2001/NĐ-CP về việc thực hiện
phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (PCGDTHCS) giai đoạn 2001 – 2010. Như vậy
Đảng và nhà nước ta đã đề cao vai trò và vị thế của Giáo dục và Đào tạo trong giai
đoạn cách mạng hiện nay. Chủ trương của Đảng được thể chế hóa trong Nghị quyết
số 41/2000/QH10 họp từ ngày 14 tháng 11 đến ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc
hội. Nghị quyết 41/2000/QH10 đã đề ra mục tiêu phổ cập GDTHCS giai đoạn 2001 –
2010 là phải đảm bảo cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp Tiểu học tiếp tục
học tập để đạt trình độ THCS, trước khi hết 18 tuổi, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Do đó, giáo dục phải chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ Việt Nam bước
vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang là một đòi hỏi cấp
thiết.
- 3 -
Bước vào ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển trí tuệ và tâm hồn
con người. Thế kỉ XXI sẽ là một thách thức lớn đối với trình độ bản lĩnh dân tộc, hoặc
là tụt hậu, hoặc là vươn lên để hội nhập với cộng đồng các nước trong khu vực và trên

thế giới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Đất nước ta nói chung, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, trong đó có huyện Văn Quan
sau 15 năm đổi mới đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Song vẫn còn tồn tại
nhiều yếu kém, bất cập, đó là: “Về chất lượng, hiệu quả chưa đáp ứng được kịp thời
những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế - xã
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...” (Nghị quyết 04 – BCHTW khóa VII).
Đất nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học giai đoạn 1990 – 2000
nhưng mới đạt đến trình độ dân trí ở cấp Tiểu học. Trình độ dân trí đó không phù hợp
với điều kiện hiện nay và tiến kịp nền khoa học phát triển như vũ bão. Chính vì vậy
phải phổ cập trình độ dân trí ở mức cao hơn, đó là PCGDTHCS. Vì vậy, Bộ Giáo Dục
và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1366/QĐ – BGD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giá
công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia về PCGDTHCS.
Văn Quan là một huyện miền núi, nền kinh tế phát triển ở mức trung bình, chủ
yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí thấp. Do vậy muốn cho nền kinh tế, trình độ dân
trí, văn hóa, kinh tế xã hội phát triển thì phải chú ý đến giáo dục và làm tốt công tác
PCGDTHCS, nhằm đưa mặt bằng dân trí lên trình độ THCS, có như vậy mới tránh
khỏi tụt hậu. Trong bài tiểu luận này tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy
nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Với mục đích để rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp quản lí chỉ đạo
nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Đó là cơ sở thực tiễn để các huyện miền núi còn lại trong tỉnh vận dụng sáng tạo để
đưa sự nghiệp giáo dục, trong đó có công tác PCGDTHCS trong toàn tỉnh tiến nhanh,
- 4 -
mạnh và vững chắc, từng bước nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi
và đồng bằng để Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, vững bước ra hội nhập với đồng bào
cả nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo

nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan. Tôi tự xác định
cho mình những nhiệm vụ sau:
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận có liên quan đến đẩy nhanh tiến độ
PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan.
3.2. Tìm hiểu thực trạng giáo dục – đào tạo và tiến độ PCGDTHCS ở huyện
miền núi Văn Quan từ năm 2001 – 2005.
3.3. Đề ra một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ
PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu các Nghị quyết, Chỉ
thị, Nghị định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ qua các Đại hội Đảng lần thứ VII, lần
thứ VIII, lần thứ IX.
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT, các văn bản
chỉ đạo của Đảng, chính quyền từ tỉnh đến huyện và các kết luận của hội nghị có liên
quan đến giáo dục, qua Công báo hàng năm....
4.2. Nhóm các phương pháp thực tiễn
Qua các số liệu điểu tra hàng năm, báo cáo tổng kết năm học, báo cáo đơn vị
đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học, PCGDTHCS của các xã trong huyện Văn Quan.
4.3. Nhóm các phương pháp tổng kết đúc rút kinh nghiệm các đơn vị đã đạt
chuẩn PCGDTHCS đến năm 2005. Đây là phương pháp chủ đạo.
- 5 -
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chỉ nghiên cứu một số giải pháp quản lí, chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ
PCGDTHCS trên địa bàn huyện Văn Quan – Tỉnh Lạng Sơn từ năm 2001 đến năm
2005. Vì vậy, các biện pháp nêu ra không mang tính phổ quát cho các Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện (quận).
- 6 -
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG

CHƯƠNG I
VỊ TRÍ VAI TRÒ TO LỚN CỦA GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC VÀ
TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lê nin
Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ rõ: “Ý thức là một phạm trù triết học, một hiện
tượng tâm lí phức tạp, bao hàm tri thức, tình cảm, cảm giác, tri giác, nghị lực, lòng
tin.... Trong đó quan trọng nhất là tri thức, tức là không xây dựng trên cơ sở hiểu biết
thì cái tri thức ấy chỉ đồng nghĩa với lòng tin tôn giáo mà thôi”.
Nhưng làm sao để có tri thức, Lê nin nói: “Không có sách thì không có tri thức,
không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”. Điều đó có
nghĩa là muốn có tri thức thì phải được học, được giáo dục, tri thức của nhân loại là
vô tận. Vì vậy, Lê nin dạy: “Học, học nữa, học mãi”.
2. Quan điểm của Đảng, nhà nước ta về công tác giáo dục
* Giáo dục có vai trò quyết định đến việc nâng cao dân trí
Truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo” là nét đẹp của dân tộc ta, cha ông
coi việc cho con được học là nghĩa vụ thiêng liêng của cha mẹ, họ cho rằng “Không
thầy đố mày làm nên”. Quốc Tử Giám thời Lí đã chứng minh cho truyền thống trọng
học, trọng tài của ông cha ta. Nói về giáo dục, nhà bác học Lê Quý Đôn có tổng kết:
“Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoại, phi trí bất hưng” khẳng định
trình độ dân trí là điều kiện cho một quốc gia phát triển cường thịnh.
Chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất: “Dân trí là trình độ trí tuệ, trình
độ văn hóa chung, trình độ xử lí khôn ngoan, khôn khéo các vấn đề của cuộc sống của
- 7 -
một tập hợp dân cư, của một cộng đồng, một dân tộc” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục –
tháng 1/1997).
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trình độ dân trí
và tiềm lực khoa học công nghệ đã trở thành nhân tố quyết định vị thế của mỗi quốc

gia, dân tộc trên thế giới thì việc nâng cao trình độ dân trí là cực kì quan trọng và cấp
bách. Dân trí là trình độ trí tuệ, trình độ văn hóa nói chung. Vì vậy muốn có được phải
học, phải được rèn luyện trong môi trường giáo dục phổ thông, giáo dục thường
xuyên, đặc biệt là giáo dục trong nhà trường phổ thông có vai trò quyết định nâng cao
trình độ dân trí. Chính vì vậy, Nghị quyết TW2 (khóa VIII) của Đảng đã coi giáo dục
và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” và đặt ra nhiệm vụ, nục tiêu cho ngành giáo dục
và đào tạo là phải: “Nâng cao dân trí, đảm bảo tri thức cần thiết cho mọi người gia
nhập cuộc sống xã hội và kinh tế theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển của đất
nước” (Văn kiện Đại hội Đảng VIII).
3. Nội dung, hình thức của công tác phổ cập giáo dục THCS
PCGDTHCS là trang bị cho thế hệ thanh thiếu niên trước khi đến tuổi trưởng
thành, lực lượng lao động kế cận hiện tại và tương lai một vốn tri thức cơ bản để tiếp
thu, nắm bắt vốn kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tế lao động sản xuất, tạo ra
năng suất cao, sản phẩm có chất lượng, thẩm mĩ đủ sức cạnh tranh và hội nhập trên
thị trường trong nước, ngoài nước.
Độ tuổi PCGDTHCS bắt buộc từ 11 đến 18 tuổi đang học và tốt nghiệp THCS,
trước khi trong 18 tuổi phải có bằng tốt nghiệp THCS phổ thông hoặc bổ túc văn hóa.
Nhưng thập kỉ 90 của thế kỉ XX, cả nước mới hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học –
chống mù chữ. Chương trình dạy phổ cập Tiểu học gồm nhiều loại chương trình và
lượng kiến thức giữa các loại chương trình còn bất cập, chưa đồng bộ (Chương trình
100 tuần, Chương trình 120 tuần, Chương trình 165 tuần, Chương trình xóa mù chữ -
sau xóa mù chữ) với thời gian ngắn, lượng kiến thức đơn giản. Để tiếp tục học lên cấp
- 8 -
THCS, người học gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nhằm đáp ứng
“Mục tiêu của PCGDTHCS là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện làm cho
hầu hết công dân đến 18 tuổi đều tốt nghiệp THCS, kết hợp phân luồng sau cấp học
này tạo cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thập kỉ đầu của thế kỉ XXI” (Chỉ thị 61/CT-
TW của Bộ Chính trị “Về việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS”).
Để hoàn thành công tác phổ cập giáo dục THCS, mỗi vùng, miền, địa phương

phải có sự vận dụng sáng tạo, mềm dẻo trên cơ sở nội dung, nguyên tắc chung nhất
của cả nước. Đối với miền núi nói chung và huyện Văn Quan nói riêng, căn cứ vào
tình hình địa lí, kinh tế, đặc điểm dân tộc và trình độ văn hóa của huyện đã mạnh dạn
đưa ra những giải pháp tương đối phù hợp. Do đó công tác PCGDTHCS trong những
năm qua đã thu được kết quả khả quan phù hợp với địa phương miền núi.
- 9 -
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VÀ TIẾN ĐỘ PHỔ CẬP
GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN MIỀN NÚI VĂN QUAN
TỈNH LẠNG SƠN TỪ NĂM 2001 – 2005
I. Giới thiệu về huyện Văn Quan
Văn Quan là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng
Sơn. Phía Bắc giáp với huyện Văn Lãng, phía Tây giáp với huyện Bình Gia và huyện
Bắc Sơn, phía Nam giáp huyện Chi Lăng và huyện Hữu Lũng, phía Đông giáp huyện
Cao Lộc, huyện Văn Quan nằm trên trục quốc lộ 1B, nằm sát sông Kì Cùng và trên
sông Tu Đồn.
Cả huyện có diện tích tự nhiên là 549km
2
, với tổng dân số trên 57 nghìn người,
gồm các dân tộc Tày, Nùng và Kinh chung sống. Trong đó chiếm phần lớn số dân là
các dân tộc Nùng, Tày với tỉ lệ 97,7%.. Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có
9 xã vùng 3 được hưởng chế độ, chính sách 135, có 12 xã vùng 2, 2 xã và 1 thị trấn
thuộc vùng 1. Giữa các vùng vẫn có sự chênh lệch khá lớn về mật độ dân số và trình
độ dân trí cũng như các điều kiện kinh tế, xã hội.
Về những thành tựu nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp và trồng rừng. Trong
những năm qua phát triển với tốc độ khá cao, đã chuyển mạnh từ sản xuất quảng canh
sang thâm canh, đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Huyện tập trung
vào trồng (sản xuất) cây lúa, khoai tây, dưa hấu, đậu xanh, đậu tương, trồng cây ăn
quả như là cam, quýt, vải, nhãn. Toàn huyện có diện tích trồng lúa và hoa màu là
20.700 ha, diện tích trồng cây hồi và cây ăn quả 18.200 ha. Tổng sản lượng cây có hạt

250 nghìn tấn/năm. Chăn nuôi từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa, hiện nay
tổng đàn trâu, bò: 29.580 con, đàn lợn: 68.860 con. Ngoài ra còn chăn nuôi dê, gia
cầm, nuôi trồng thủy sản như cá lồng, tôm càng xanh....
- 10 -
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sau 15 năm đổi mới nền
kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng và tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng
GDP bình quân 11,5%/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng
được nâng lên, tình hình chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội
luôn được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình, mục tiêu
phổ cập GDTHCS.
Tỷ lệ trẻ từ 6 – 11 tuổi đến trường hàng năm đạt từ 98% trở lên, ngành học
mầm non có số lượng trẻ đến trường đạt 68% trở lên, riêng trẻ 5 tuổi ra học lớp mẫu
giáo 99% trở lên. Toàn huyện có 48 đơn vị trường học. Cụ thể như sau:
+ Mầm non: 5 trường
+ Tiểu học: 18 trường
+ PTCS: 10 trường
+ THCS: 12 trường
+ THPT: 02 trường
+ TTGDTX: 1 trung tâm
Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 1219 đồng chí, trong đó:
+ Giáo viên mầm non : 112 đồng chí
+ Giáo viên tiểu học : 447 đồng chí
+ Giáo viên THCS : 414 đồng chí
+ Giáo viên THPT : 126 đồng chí
+ Nhân viên : 120 đồng chí
Công tác tuyên truyền và xã hội hóa nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS: được
đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm, công tác PCGDTHCS
không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa
phương đã xác định rõ công tác PCGDTHCS là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân
huyện Văn Quan. Từ đó đã được sự quan tâm, phối hợp vào cuộc của tất cả các ban

ngành đoàn thể và nhất là sự ủng hộ của toàn dân. Nhận thức được điều đó, Ban chỉ
- 11 -
đạo PCGDTHCS huyện Văn Quan đã triển khai thực hiện công tác tuyên truyền rộng
khắp trong nhân dân các dân tộc trong toàn huyện thông qua các hình thức vận động,
viết bài, động viên kịp thời những đơn vị, những cá nhân tích cực trong công tác
PCGDTHCS. Từ đó đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể của
huyện, của các xã, cũng như sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. Đồng thời hàng năm
chỉ đạo tốt “Ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường” nhằm huy động trẻ em đi học đúng
độ tuổi, tổ chức mở các lớp bổ tú THCS nhằm huy động các đối tượng bỏ học ở cấp
THCS ra học.
Từ năm 2001 đến năm 2005, toàn huyện đã tổ chức được 23 lớp bổ túc THCS
với 634 học viên. Các lớp bổ túc THCS được học đầy đủ các môn học theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi học viên tham gia học lớp bổ túc THCS đều được
ủng hộ sách giáo khoa, vở ghi... và các chế độ ưu tiên khác. Với sự cố gắng đó, từ
năm 2001 đến năm 2005, tổng số học viên đã tốt nghiệp bổ túc THCS là 620 học viên
(đạt tỉ lệ 97,6%). Đây chính là lực lượng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tỉ lệ
đối tượng độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi ở các xã để đạt được tỉ lệ chuẩn theo quy định.
Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCGDTHCS ở huyện Văn Quan
đã thu được kết quả: Đến tháng 9 năm 2005 đã có 22/24 xã, thị trấn đạt chuẩn
PCGDTHCS, huy động tối đa số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi có
bằng tốt nghiệp THCS là 4409/5690 đạt tỉ lệ 77,49%. Huyện Văn Quan đã được
UBND tỉnh Lạng Sơn công nhận đạt chuẩn phổ cập GDTHCS tháng 12/2005.
II. Thực trạng và tiến độ phổ cập giáo dục THCS ở huyện Văn Quan
từ năm 2001 đến năm 2005
1. Thành tựu đạt được trong công tác PCGDTHCS của huyện Văn
Quan từ năm 2001 đến năm 2005
Văn Quan trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX có số người mù chữ
trong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi là 2292/21548 người, chiếm tỉ lệ 10,64% dân số trong độ
tuổi (số liệu đã điều tra tháng 12/1991). Trong đó, số trẻ độ tuổi từ 9 – 14 tuổi chưa
- 12 -

ra lớp là 1426 còn mù chữ là 866 người, số người trong độ tuổi từ 15 – 25 tuổi còn mù
chữ là 866 người. Với một trình độ dân trí thấp như vậy nên kéo theo các tệ nạn xã
hội, nạn phá rừng vận chuyển gỗ trái phép, đốt rừng trồng ngô, trồng sắn làm cho
rừng cây cũng cạn kiệt, nạn lũ lụt hàng năm tàn phá, đất đai bạc màu, đời sống nhân
dân lam lũ cơ cực, một mặt trẻ em không chịu đi học, mặt khác nhiều gia đình không
cho trẻ em đến trường, đến lớp. Tình trạng giáo viên ở Văn Quan lúc đó là: “có thầy
không có trò”, học sinh chỉ học đến lớp 4, lớp 5, lớp 6 là bỏ học theo cha mẹ đi làm
nương, đi đào đãi vàng. Nhưng chỉ sau 6 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Hội đồng bộ
trưởng và Luật phổ cập Giáo dục tiểu học, chống mù chữ và chính sách cải thiện kinh
tế của Đảng và Chính phủ, Văn Quan đã thu được những kết quả khả quan trong lĩnh
vực giáo dục.
Năm 1996, huyện Văn Quan có 23/24 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ
cập tiểu học – chống mù chữ. Trẻ trong độ tuổi phổ cập tiểu học (6 – 14 tuổi) có
11.475 cháu.
Trong đó: đang học tiểu học và tốt nghiệp tiểu học là: 10.879/11.475 tỷ lệ
94,96%.
Chưa đi học, còn mù chữ là 578 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 5,04%.
Bỏ học tiểu học: 106 cháu/11.475 cháu, chiếm tỉ lệ 0,92%.
Người trong độ tuổi (15 – 25 tuổi) toàn huyện có 10.273 người.
Trong đó: Số người mù chữ và biết chữ chưa chắc chắn (lớp 1, lóp 2) là 714
người/10.273 người, chiếm tỉ lệ 6,95%.
Những thành quả đã đạt được về phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ trong
giai đoạn 1990 – 1996 đã tạo đà cho phát triển sự nghiệp giáo dục và công tác
PCGDTHCS sau này. Đến năm 1999, toàn huyện có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập
tiểu học và chống mù chữ. Năm 2000, Huyện ủy Văn Quan đã triển khai kế hoạch
19/KH-HU, ngày 31/08/2000 về PCGDTHCS (từ năm 2000 đến năm 2005) với quyết
- 13 -

×