Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.19 KB, 26 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ QUỐC
TRƯỜNG PTCS BÃI THƠM
------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI


Người thực hiện: THÂN THỊ THU DUNG
Chức vụ
: GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 2010 - 2011

1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Vật lý học là cơ sở của nhiều nghành kĩ thuật quan trọng, vấn đền nhận thức về vật lý
học có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất của con người.Ngày nay đặc biệt trong
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì vật lý học càng trở nên quan trọng
và cần thiết.
Vật lý còn là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác, nó là cầu nối quan trọng cho
việc phát triển tư duy và hệ thống hóa kiến thức. Vì thế mà vật lý có vai trò quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực của bậc THCS.
Vật lý học là một môn khoa học thực nghiệm đã được tóan học ở mức độ cao, đồng thời
việc trực tiếp tiến hành các phép đo cơ bản trong chương trình vật lý lớp 6, ngay từ lớp
đầu của bậc THCS, đã tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kĩ năng thực hành, thái
độ ứng xử trong thực hành, cần thiết cho việc học tập môn vật lý ở những lớp c ao hơn
với kiến thức rộng hơn.


Ngày nay, trong phương pháp dạy học mới đòi hỏi phải lấy hoạt động của học sinh làm
hoạt động chính. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học mới và thể hiện tốt bài giảng
của mình, thấy (cô) cần phải nắm rõ mục tiêu cụ thể của từng bài về kiến thức, kỹ năng
và thái độ ở mức độ đã được lượng hóa trước mà học sinh cần phải đạt được. Hơn nữa
giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan như dụng cụ thí nghiệm, các biểu bảng,
hình vẽ cũng như các tài liệu khác liên quan phục vụ cho việc dạy và học bài mới.
Để tổ chức tốt họat động dạy và học đảm bảo việc truyền thụ hết kiến thức trọng tâm
bài học cho học sinh thì cần phải phân bố thời gian giảng dạy một cách hợp lí. Hiện
nay xã hội ta đòi hỏi một nguồn nhân lực có năng lực, có cả kiến thức và kỹ năng thực
hành. Vì vậy mà nghành giáo dục của ta phải hiểu được vai trò của mình là đào tạo cho
đất nước một nguồn nhân lực đủ về đức và tài, tạo ra tiềm năng cho đất nước trên cơ sở
xác định được vai trò quan trọng trong việc dạy học, thực hiện nhiệm vụ cải cách giáo
dục nâng cao nhận thức về văn hóa từ đó nhằm cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần và
vật chất cho học sinh.
2


Hiện nay, đất nước ta đang phát triển và đổi mới ngày càng mạnh mẽ về mọi mặt. Bộ
GD&ĐT đã đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Vật lý ở bậc THCS. Việc vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học Vật lý trong gần mười năm qua của giáo viên ở mỗi
trường có những thành công và hạn chế khác nhau. Trong thực tế dạy học vật lý thì bài
tập vật lý có tầm quan trọng đặc biệt. Hiện nay để việc thực hiện tốt chương trình sách
giáo khoa mới và dạy học theo phương pháp đổi mới có hiệu quả thì việc hướng dẫn
học sinh làm tốt các bài tập trong sách giáo khoa đã góp phần không nhỏ vào việc
thành công trong công tác dạy học theo
phương pháp đổi mới. Chính vì thế, hơn 1 năm học qua tôi đã tìm hiểu thực trạng,
nguyên nhân khiến cho nhiều học sinh học yếu, không ham thích môn vật lý. Từng
bước tôi đã vận dụng các giải pháp mà mình tim được và thấy hiệu quả học tập của học
sinh có nâng dần hơn.
II . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Thực tế qua các năm dạy chương trình thay sách lớp 9 bản thân nhận thấy:
Các bài toán quang hình học lớp 9 mặc dù chiếm một phần nhỏ trong chương trình Vật
lý 9, nhưng đây là loại toán các em hay lúng túng, nếu các em được hướng dẫn
một số điểm cơ bản thì những loại toán này không phải là khó.
Từ những lý do trên, để giúp HS lớp 9 có một định hướng về phương pháp giải bài toán
quang hình học lớp 9, nên tôi đã chọn đề tài: “ Phương pháp giải bài toán quang
hình học lớp 9’’.
Sau hơn một năm áp dụng phương pháp dạy học mới này tôi nhận thấy môn vật lý có
tác động rất tốt đối với học sinh, gây hứng thú cho học sinh. Học sinh nắm kiến thức
sâu sắc, có tính tự lập và đặc biệt là phát triển được tư duy, sáng tạo cho học sinh.
Tùy theo đối tượng học sinh và hòan cảnh thực tế cả trường phổ thông hiện nay, đã có
rất nhiều quan điểm và phương pháp đề ra khác nhau nhằm áp dụng phương pháp dạy
học mới này và đạt được kết quả khả quan nhất định trong việc giúp học sinh tự lực
nắm vững kiến thức vật lý.

3


III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Phạm vi nghiên cứu: chương III: Quang học 9.
-Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9 trường PTCS Bãi Thơm
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đôi mới phương pháp dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy học, cụ thể là chất lượng học sinh giỏi là mũi nhọn.
- Rèn cho học sinh có kỹ năng giải bài tập quang học làm cơ sở cho các năm tiếp theo.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhờ sự nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý, tôi
đã nhận thấy những ưu điểm cần phát huy, những hạn chế cần khắc phục. Bản thân từng
bước tìm ra các giải pháp để khắc phục những tồn tại, nhằm nâng dần chất
lượng bộ môn và giúp học sinh có hứng thú học tập, đạt hiệu quả cao hơn.

B - PHẦN NỘI DUNG :
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ta biết trong khuôn khổ nhà trường phổ thông cấp hai, bài tập là một vấn đề không quá
phức tạp lắm, nhưng giải được phải bằng những suy luận logic, bằng phép tính tóan
hoặc bằng con đường thực nghiệm.Bài tập vật lý là khâu quan trọng trong quá trình dạy
và học vật lý, việc giải bài tập vật lý có những tác dụng chủ yếu sau:
- Giải bài tập vật lý giúp củng cố, đào sâu mở rộng kiến thức của bài giảng và
hiểu được lý thuyết sâu hơn.
-Bài tập là phương tiện tốt để xây dựng và củng cố kĩ năng, kĩ xảo vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, rèn luyện thói quen gắn lý thuyết với thực hành.
-Bài tập là hình thức ôn tập sinh động: Bởi vì quá trình làm bài tập là một quá
trình củng cố kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, tức là quá trình ôn tập gián tiếp, đôi khi dùng
những câu hỏi, các bài tập đề cập thẳng đến vấn đề cần phải ôn tập lại nhiều phần của
chương trình.
-Là biện pháp tốt để phát triển năng lực làm việc độc lập, năng lực tư duy của học
sinh. Đối với học sinh, một bài tập khéo chọn lọc là một tình huống có vấn đề
4


mà học sinh cần phải giải quyết, trong khi làm học sinh phải tự phân tích các điều kiện
của đề bài, xây dựng các lập luận, phải kiểm tra nhận xét, kết luận, nên tự rèn luyện
được nhiều thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng
hóa……
-Còn có tác dụng sâu sắc về giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, qua bài tập
có thể thấy được quá trình phát sinh những tư tưởng, quan điểm khoa học tiến bộ,
những phát minh của các nhà khoa học, đồng thời luyện cho học sinh phẩm chất độc lập
suy nghĩ, tính kiên trì chịu khó, tính chính xác khoa học, kích thích các em hứng thú
học vật lý.
-Là phương tiện có hiệu lực để kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực tư
duy của người làm bài tập.

Tóm lại bài tập vật lý có tác dụng giáo dưỡng và giáo dục lớn, vì thế trong việc giải
bài tập vật lý mục đích cơ bản cuối cùng không phải chỉ tìm ra đáp số của nó, tuy điều
này cũng quan trọng và cần thiết. Mục đính chính ở giải bài tập vật lý ở chỗ làm cho
người làm bài tập hiểu sâu hơn khái niệm, các định luật vật lý và vận dụng chúng vào
những vấn đề thực tế trong đời sống, trong lao động,….
Đối với môn vật lý ở trường phổ thông, bài tập vật lý đóng một vai trò hết sức
quan trọng , để hướng dẫn học sinh làm bài tập vật lý đạt hiệu quả đòi hỏi người giáo
viên phải không ngừng đầu tư, sáng tạo, tìm tòi phương pháp phù hợp. Bài tập vật lý sẽ
giúp các em hiểu sâu hơn những qui luật, hiện tượng vật lý.
Thông qua các bài tập vật lý tạo điều kiện cho học sinh vận dụng linh hoạt các kiến thức
đã học, làm cho các kiến thức đó trở nên sâu sắc và trở thành vốn riêng của
học sinh. Khi giải các bài tập học sinh phải vận dụng các thao tác tư duy như so sánh ,
phân tích ,tổng hợp…Nên bài tập vật lý gây hứng thú cho học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
-Giáo viên được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạt chuẩn và chuyên
tu trên chuẩn, kiến thức khá phong phú đủ năng lực soạn dạy.
5


-Từng bước nắm bắt sự thay đổi về mọi mặt của đất nước, nhạy bén trước thay
đổi của khoa học kĩ thuật hiện đại, giáo viên đã tìm hiểu và vận dụng, đổi mới
phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn dạy.
- Các câu hỏi trong sách giáo khoa và sách bài tập có tính chất hệ thống, logic
giúp cho học sinh nắm chắc kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo.
-Chương trìng giải trí điều “Có thể em chưa biết” thực sự đã gây hứng thú mở
rộng tầm hiểu biết của học sinh làm cho học sinh thích học môn Vật lý.
-Được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường và sự phối
hợp tổ chuyên môn tạo điều kiện để học sinh thực hành thí nghiệm, tự nghiên cứu, tìm
tòi tiếp thu tốt kiến thức.

-Được sự động viên rất lớn của đồng nghiệp và với tinh thần trách nhiệm cao của
tập thể tổ Tự nhiên cũng như từng cá nhân đã giúp cho giáo viên và học sinh hòan thành
tốt nhiệm vụ dạy và học.
-Được sự giúp đỡ của một số bậc phụ huynh nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài tốt
trước khi đến lớp mà học sinh tiếp thu kiến thức nhanh chóng, nhạy bén trong việc vận
dụng kiến thức trong việc giải các bài tập.
2. Khó khăn:
- Tài liệu tham khảo bộ môn vật lý ở trường chưa phong phú.
-Học sinh còn lúng túng, chưa làm quen được với phương pháp học mới nên việc
tự lực nghiên cứu kiến thức mới và việc giải quyết bài tập vận dụng còn nhiều bất cập.
-Bài tập vật lý bước đầu tập cho học sinh tìm cách giải quyết tình huống thì
phương án học sinh đưa ra chưa hay, chưa hòan tòan chính xác và hợp logic.
-Một số học sinh ý thức học tập chưa cao, nhận thức chậm, học lực yếu kém
mà thời gian thì có hạn nên chưa đạt được kết quả như mong muốn. Một số học sinh do
điều kiện gia đình khó khăn mà các em không có động cơ tích cực học tập nên chất
lượng học tập còn hạn chế.

6


-Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về quyền lợi học tập của con em
mình nên chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của các em, từ đó dẫn đến kết quả học
tập của học sinh không được như mong muốn.
-Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách giải bài tập vật lý khối THCS. Một số
học sinh nhận thức chưa đúng đắn trong việc sử dụng các lọai sách tham khảo giải bài
tập vật lý nên đã lạm dụng chúng trong việc giải quyết các bài tập vật lý. Chính vì điều
đó đã làm hạn chế sự đầu tư suy nghĩ, tư duy, tìm ra đáp án của một bài tóan vật lý, và
đó cũng là điều mà giáo viên lo lắng, vì học sinh không thể tự lực giải quyết các bài tập
để tiếp thu tri thức của xã hội thành cái riêng của bản thân và dẫn đến kết quả là học
sinh không thể tiến bộ.

- Do tư duy của học sinh còn hạn chế nên khả năng tiếp thu bài còn chậm, lúng
túng từ đó không nắm chắc các kiến thức, kĩ năng cơ bản, định lý, các hệ quả do đó khó
mà vẽ hình và hoàn thiện được một bài toán quang hình học lớp 9.
- Kiến thức toán hình học còn hạn chế (tam giác đồng dạng) nên không thể giải
toán được.
- Do phòng thí nghiệm, phòng thực hành còn thiếu nên các tiết dạy chất lượng
chưa cao, dẫn đến học sinh tiếp thu các định luật, hệ quả còn hời hợt.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
Tuy nhiên để khắc phục những khó khăn đó, học sinh luôn cần đến sự động viên,
khích lệ tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt như tổ chức ngòai giờ học cho học sinh
tìm tòi cách học, phương pháp học tập như thế nào để có hiệu quả. Giáo viên cần phải
làm cho học sinh ý thức được rằng: sách giải bài tập là để tham khảo những bài tập khó
hay sau khi giải xong bài tập ta sẽ so sánh kết quả xem kết quả mình làm đúng chưa,
chứ không nên lạm dụng quá mức. Rèn luyện cho học sinh tính tự lực tìm tòi nghiên
cứu trong quá trình giải bài tập.
Giáo viên hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ về các bước tiến hành thí nghiệm, thao tác làm
thí nghiệm cách đọc kết quả và cách đọc kết quả mà nhóm thu được.

7


Quan tâm động viên, kết hợp học sinh giỏi kèm cặp học sinh yếu kém, kết hợp
thường xuyên với giáo viên chủ nhiệm báo cáo tình hình học tập của một số học sinh
yếu kém. Để cùng với giáo viên chủ nhiệm tìm ra biện pháp giáo dục kịp thời đối với
học sinh yếu kém đó.
Bài tập ra cho học sinh có nhiều dạng nhiều mức độ, ở đây do tình hình học sinh
tiếp thu chậm nên phải ra đề bài tập có mức độ từ dễ tới khó, từ khó ít đến khó nhiều,
tức là đi từ trình tự từ thấp đến cao nhằm giúp cho học sinh tiếp cận và lĩnh hội tri thức
một cách có hệ thống và logic.
Giáo viên tạo điều kện cho học sinh thảo luận nhóm đưa ra một số phương án

giải bài tập thực hiện phương án theo nhóm. Cử đại diện nhóm lên trình bày, sau đó cho
học sinh tập đánh giá các phương án của nhóm, rèn luyện cho học sinh tính tư duy sáng
tạo trong học tập.
Đồ dùng thí nghiệm, dụng cụ dạy học như các bảng phụ, hình vẽ cũng như các tài
liệu khác phục vụ cho việc dạy và học bài mới được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo.
Để khi đến tiết dạy không phải lúng túng, nếu dụng cụ dạy học quá nhiều thì nhờ
học sinh mang giúp lên lớp.
Trong tiết dạy cần hướng dẫn cho học sinh làm từ 1 đến 2 dạng bài tập, để định
hướng cách giải bài tập cho các em, để khi về nhà thì việc học của các em được nhẹ
nhàng hơn.
Một số tiết thực hành thì có phiếu học tập hay mẫu báo cáo cho từng nhóm, cho
học sinh tự lực tiến hành thực hành để đem lại kết quả là kỷ năng thực hành của học
sinh được thành thạo, thu được kết quả thực hành khả quan và chính xác, dưới sự dẫn
dắt của giáo viên.
Dựa vào trình độ nhận thức, lĩnh hội tri thức của mỗi học sinh mà giáo viên đưa
ra các dạng bài tập và phương án giải bài tập phù hợp với đặc điểm nhận thức của học
sinh.

8


Để đạt được mục đích cuối cùng là học sinh hiểu và lĩnh hội tri thức một cách có
hệ thống khoa học, và phải vận dụng những gì mình đã tiếp thu được vào thực tiễn cuộc
sống xung quanh.
Là một giáo viên bộ môn tôi luôn tìm cách tiếp cận và tìm hiểu đặc điểm, tâm
sinh lý của học sinh, trình độ tiếp thu tri thức của học sinh nhằm tìm ra những biện pháp
hữu hiệu nhất tác động vào học sinh, để học sinh dễ dàng lĩnh hội tri thức.
Những bài toán quang hình học lớp 9 được gói gọn ở chương III từ tiết 40 đến
tiết 51. Mặc dù các em đã học phần quang ở năm lớp 7, nhưng chỉ là những khái niệm
cơ bản, cho nên những bài toán loại này vẫn còn mới lạ đối với HS, Mặc dù không quá

phức tạp đối với HS lớp 9 nhưng vẫn tập dần cho HS có kỹ năng định hướng bài giải
một cách có hệ thống, có khoa học, dễ dàng thích ứng với các bài toán quang hình học
đa dạng hơn ở các lớp cấp trên sau này .
Để khắc phục khó khăn đã nêu ở trên, tôi đã đưa ra một số giải pháp cần thiết
cho HS bứơc đầu có một phương pháp cơ bản để giải loại bài toán quang hình lớp 9 và
lĩnh hội kiến thức được tốt hơn:
*Trước hết giáo viên cần giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản trong
chương để vận dung vào việc giải bài tập
-Thường việc giải bài tập lại bắt đầu không phải ở chỗ tìm hiểu thực chất vật lý
của chúng, mà lựa chọn máy móc những công thức có chứa những đại lượng đã cho, rồi
các phép tóan làm lu mờ bản chất vật lý của bài tập và thường sai lầm trong việc lựa
chọn hệ thống đơn vị đo lường các đại lượng vật lý…..Trong nhà trường cấp 2 hiện nay,
hình thức một học sinh lên bảng giải bài tập, còn tất cả học sinh khác tự lực giải cùng
bài tập ấy mà trong giảng dạy vật lý thường được sử dụng, song nếu quan sát và đánh
giá một cách khách quan thì chỉ có khỏang 10-15% học sinh suy nghĩ và làm việc tích
cực, số học sinh còn lại chỉ chép lại bài giải ghi trên bảng.
-Nếu đánh giá hình thức thì tất cả học sinh tham gia vào giải bài tập, nhưng dĩ
nhiên khó có thể khẳng định chắc chắn là đã rèn luyện cho học sinh kĩ năng, kĩ xảo
nắm vững bản chất vật lý của bài tập.
9


-Làm thế nào để phát triển được tính tự lực rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, khả năng
vận dụng kiến thức, giáo dục ý chí, tinh thần vượt khó, phát triển tư duy logic, sự nhanh
trí, nắm vững được mối quan hệ giữa vật lý và kĩ thuật…
*Giáo viên cho HS đọc kỹ đề từ 3 đến 5 lần cho đến khi hiểu. Sau đó hướng dẫn
HS phân tích đề theo các bước:
Bước 1: Hiểu kĩ đề bài:
-Đọc kĩ đề bài
-Tóm tắt đề bài tập: Bài toán cho biết gì? Cần tìm gì? Ghi tóm tắt.

-Vẽ hình : Vẽ hình như thế nào?
Bước 2: Phân tích nội dung bài tập và lập kế hoạch giải
-Tìm sự liên hệ giữa cái chưa biết và đã biết: Vận dung công thức, hệ thức gì để
giải?
-Nếu không tìm được trực tiếp các mối liên hệ ấy có thể có thể xét một số bài tập
phụ để gián tiếp tìm ra mối liện hệ.
-Xây dựng dự kiến và kế hoạch giải.
*Sau khi học sinh phân tích bài toán hợp lý, tổng hợp lại rồi giải theo các bước đã
phân tích
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải
-Tôn trọng trình tự giải để thực hiện tốt các chi tiết của dữ kiện
-Phải thực hiện cẩn thận các phép tính số học, đại số và hình học.
-Nếu trong khi giải mà tính tóan bằng số thì con số đó phải có ý nghĩa.
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá kết quả : Ở bước này ta phải
-Kiểm tra lại kết quả đúng hay sai, có phù hợp với thực tế không khi giải xong
bài tập.
-Kiểm tra lại các phép tính. Cuối cùng có thể tìm ra cách giải khác.
** Chú ý: GV cần giúp HS: Biết cách vẽ ảnh cho cả 2 loại thấu kính, nắm chắc các
công thức vật lý, các hệ thức của tam giác đồng dạng,dùng các phép toán để biến đổi
các hệ thức, biểu thức :
10


* Biết cách vẽ ảnh cho cả 2 loại thấu kính: GV dạy kỹ ở các tiết bài học kết hợp với
các bài tập sau.
* Công thức tính số bội giác:
25

25


G= f ⇒ f = G

*Hệ thức của tam giác đồng dạng, dùng các phép toán để biến đổi các hệ thức, biểu
thức: (xem cụ thể ở các bài tập)
->Phần này là phần cốt lõi để giải được một bài toán quang hình học, nên đối với một
số HS yếu thì GV thường xuyên nhắc nhở về nhà rèn luyện thêm phần này.
- Một số HS mặc dù đã nêu được các tam giác đồng dạng, nêu được một số hệ thức
nhưng không thể biến đổi suy ra các đại lượng cần tìm.Trường hợp trên GV phải nắm
cụ thể tùng HS, sau đó giao nhiệm vụ cho một số em khá trong tổ, nhóm giảng giải,
giúp đỡ để cùng nhau tiến bộ.
Đây là phương pháp căn bản để giải bài tập, tùy nhiên tùy theo từng bài cũng như trình
độ HS mà linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp. Sau đây là một số bài tập tham
khảo.
- Hai bài tập này tương đối khó với HS mà là bài tập đầu tiên trong SGK nên GV phải
hướng dẫn kỹ và có phương pháp phù hợp làm cơ sơ cho các bài tiếp theo.Sau đây tôi
xin đưa ra môt cách giải bằng cách vẽ 2 tia sáng dặc biệt: Tia qua quang tâm O (tia thứ
1) và tia qua tiêu điểm F (tia thứ 3)
Bài 1(C5 và C6 SGK trang 117)
Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của TKHT có tiêu cự f = 12cm.
Điểm A nằm trên trục chính.Xét 2 trường hợp AB cách TK một khoảng OA(1) = 36cm
và OA(2) = 8cm.
a/Vẽ ảnh trong 2 trường hợp.
b/Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kinh và chiều cao
của ảnh trong 2 trường hợp, biết AB cao 1cm

11


Đây là bài tập khi HS vừa học bài “ẢNH CỦA VẬT TẠO BỞI TKHT” nên GV cần
hướng dẫn kỹ,cũng như phân bố thời gian hợp lý vì trong tiết này kiến thức mới rất

nhiều mà bài tập cũng tương dối khó, nếu GV không hướng dẫn kỹ thì đến bài “ẢNH
CỦA VẬT TẠO BỞI TKPK” HS sẽ rất khó khăn để giải các bài tập tiếp theo.
Hướng dẫn HS tóm tắt
TKHT
OF = 12cm
OA(1) = 36cm
OA(2) = 8cm
.
a/Vẽ ảnh
b/AB = 1cm
OA’(1) = ?
OA’(2) = ?
A’B’(1) = ?
A’B’(2) = ?
a/ Hướng dẫn HS vẽ ảnh:
TRƯỜNG HỢP 1: OA = 36cm.
+ Chọn một tỉ lệ xích phù hợp số liệu đã cho : OA:OF 36:12 hay 9:3
Ta lấy OA=9cm, OF=3cm,
+Đề bài không cho AB nên ta chọn AB là 1số nguyên lần cm, lấy AB = 2cm vì
trường hợp OA>2f thì ảnh sẽ nhỏ hơn vật, nếu ta lấy AB nhỏ thì ảnh sẽ nhỏ hơn nữa,
hình vẽ khó nhìn.
+Sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt để vẽ hình, hướng dẫn HS vẽ tia thứ 1 và 3, vì bài tập
này cần sử dụng hệ thức của 2 tam giác đồng dạng để tính toán,chọn cách vẽ này sẽ
giúp HS dễ hiểu và làm cơ sở cho các bài tập tiếp theo.
*Tia 1: Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm của thấu kính
*Tia 2: Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng
12


TRƯỜNG HỢP 2: OA = 8cm.

+ Chọn một tỉ lệ xích phù hợp số liệu đã cho : OA:OF 8:12 hay 2:3
Ta lấy OA=2cm, OF=3cm,
+Đề bài không cho AB nên ta chọn AB là 1số nguyên lần cm, lấy AB = 1cm vì
trường hợp OA<2f thì ảnh sẽ lớn hơn vật, nếu ta lấy AB lớn thì ảnh sẽ rất lớn hơn nữa,
hình vẽ khó thực hiện.
+Sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt để vẽ hình, hướng dẫn HS vẽ tia thứ 2 và 3, vì bài tập
này cần sử dụng hệ thức của 2 tam giác đồng dạng để tính toán,chọn cách vẽ này sẽ
giúp HS dễ hiểu và làm cơ sở cho các bài tập tiếp theo.
*Tia 1: Tia tới qua tiêu điểm của thấu kính cho tia ló song song với trục chính
*Tia 2: Tia tới qua quang tâm O cho tia ló truyền thẳng không đổi hướng
b/ Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:
Ta có thể tính A’B’trước sau đó tính OA’.
TRƯỜNG HỢP 1: OA = 36cm.
*Muốn tính A'B’ ta cần xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ FAB ~ ∆ FOI) ⇒ OI => A’B’......
*Muốn tính OA' ta phải xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ OAB ~ ∆ OA'B')
-Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: Tìm OI → A'B’ → OA’
TRƯỜNG HỢP 2: OA = 8cm.
*Muốn tính A'B’ ta cần xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ FAB ~ ∆ FOI) ⇒ OI => A’B’......
*Muốn tính OA' ta phải xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ OAB ~ ∆ OA'B')
-Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: Tìm OI → A'B’ → OA’
Giải:
TRƯỜNG HỢP 1: OA = 36cm.

13



Chiều cao của ảnh
∆ FAB ~ ∆ FOI

=>

AB FA
AB
FA
AB.FO
AB.FO
1.12
=

=
=> A ' B ' =
=
=
= 0,5(cm)
OI FO
A ' B ' FO
FA
OA − OF 36 − 12

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:
∆ OAB~ ∆ OA'B' =>

OA
AB
OA. A ' B ' 36.0,5
=

⇒ OA ' =
=
= 18(cm)
OA ' A ' B '
AB
1

TRƯỜNG HỢP 2: OA = 8cm.

Chiều cao của ảnh
∆ FAB ~ ∆ FOI

=>

AB FA
AB
FA
AB.FO
AB.FO
1.12
=

=
=> A ' B ' =
=
=
= 3(cm)
OI FO
A ' B ' FO
FA

OF − OA 12 − 8

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:
∆ OAB ~ ∆ OA'B' =>

AB
OA
A ' B '.OA 3.8
=
⇒ OA ' =
=
= 24(cm)
A ' B ' OA '
AB
1
14


Bài tập 3 (C5 và C7 trang 123)
Đặt vật AB trước một thấu kính có tiêu cự f = 12cm. Vật AB cách thấu kính một
khoảng OA’= 8cm, A nằm trên trục chính. Xét 2 trường hợp TKHT và TKPK .
a/Vẽ ảnh trong 2 trường hợp.
b/Vận dụng kiến thức hình học tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kinh và chiều cao của
ảnh trong 2 trường hợp, biết AB cao 6mm
Hướng dẫn HS tóm tắt
Tóm tắt
TKHT vàTKPK
OA = 8cm
OF = 12cm
.


.

a/Vẽ ảnh
b/AB = 6mm
OA’ = ?
A’B’= ?
Khi GV đã giảng kỹ bài tập trên, tương tự bài tập trên HS sẽ giải được trường
hợp của TKHT, GV chỉ cần hướng dẫn trường hợp của TKPK
a/ Hướng dẫn HS vẽ ảnh:
+ Chọn một tỉ lệ xích phù hợp số liệu đã cho : : OA:OF 8:12 hay 2:3
Ta lấy OA=2cm, OF=3cm
+Đề bài không cho AB nên ta chọn AB là 1số nguyên lần cm, lấy AB = 2cm vì
trường hợp TKPK thì ảnh sẽ nhỏ hơn vật, nếu ta lấy AB nhỏ thì ảnh sẽ nhỏ hơn nữa,
hình vẽ khó nhìn.
+Sử dụng 2 tia đặc biệt để vẽ hình.
*Tia 1: Tia tới song song với trục chính cho tia ló có đường kéo dài qua trục chính
*Tia 2: Tia tới qua quang tâm O thì cho tia ló và đường kéo dài của tia ló trùng với
phương của tia tới
15


b/ Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán:Ta có thể tính A’B’trước sau đó tính OA’
TRƯỜNG HỢP II: TKPK.
*Muốn tính A'B’ ta cần xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ FAB ~ ∆ FOI) ⇒ OI => A’B’......
*Muốn tính OA' ta phải xét hai tam giác nào đồng dạng với nhau?
( ∆ OAB ~ ∆ OA'B')
-Hướng dẫn HS giải theo cách tổng hợp lại: Tìm OI → A'B’ → OA’
GIải:

TRƯỜNG HỢP 1: TKHT tương tự TRƯỜNG HỢP II của bài tập 1.
Thay AB= 0,6cm nên A’B’=1,8cm, OA=24cm.
TRƯỜNG HỢP 2: TKPK

Chiều cao của ảnh
∆ FB’O ~ ∆ IB’B =>

FO OB '
FO OB '
OB ' 12 3
OB ' 3
=

=
=>
=
= =>
=
IB BB '
OA BB '
BB ' 8 2
OB 5

Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính hội tụ là:
∆ OAB ~ ∆ OA'B' =>
A ' B ' OA ' OB ' 3
A ' B '.OA 3.8
=
=
= ⇒ OA ' =

=
= 4,8cm
AB
OA OB 5
AB
5
A' B ' 3
3 AB 3.0, 6
= => A ' B ' =
=
= 0.36cm
AB 5
5
5

Bài tập 3: Bài 23 trang 152 SGK
16


Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ có tiêu cự 8cm. Máy ảnh được hướng để
chụp ảnh một vật cao 40cm, đặt cách máy 1,2m.
a/ Hãy dựng ảnh của vật trên phim(không cần đúng tỉ lê).
b/ Dựa vào hình vẽ để tính độ cao của ảnh trên phim.
Tóm tắt
AB TKHT
OA= 1.2m= 120cm
AB= 40cm
OF=f=8cm
.


.

a/Vẽ ảnh?
b/A’B’=?
- Đây là bài tập về máy ảnh nhưng cũng là dạng bài tập về TKHT mà ta đã giải ở bài 1,
bằng cách vẽ tia thứ 1 và 3 HS sẽ dễ dàng tinh được. Nếu vẽ ảnh bằng tia thứ 1 và 2 ta
cũng giải được các bài tập trên nhưng dài dòng hơn làm cho HS lúng túng.Tóm lại GV
có thể lưu ý HS khi giải các bài tập về TKHT trong đó có cả máy ảnh, mắt, kính lúp nếu
đề bài cho biết OA, OF, AB, yêu cầu tính OA’, A’B’ ta nên chọn cách giải này.
-Xin lấy bài tập trên trình bày cả 2 cách giải:
CÁCH 1:
b/
Chiều cao của ảnh
∆ FAB ~ ∆FOI =>

AB AF
AB.OF
=
=> OI =
OI OF
AF

Mà OI = A’B’ => A’B’ =

AB.OF
AB.OF
40.8
=
=
= 2,86cm

AF
OA − OF 120 − 8

CÁCH 2:
b/

OAB ~ ∆ OA'B =>



OA
AB
=
(1)
OA ' A ' B '
17


∆ FOI ~ ∆ FA'B' =>

OI
FO
AB
FO
=
=>
=
(2)
A ' B ' FA '
A ' B ' FA '


Từ (1) và (2) =>= = <=> = =>OA’= cm
Từ (1) =>A’B’ = =.= 2,86 cm
Chiều cao của ảnh là 2,86 cm
Bài tập4: Bài 2 trang 135 SGK
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của TKHT, cách
thấu kinh 16cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12cm.
a/Vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
b/ Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu
lần vật.
Hướng dẫn HS tóm tắt
Tóm tắt
TKHT
OA= 16cm
OF =12cm
.

.

a/Vẽ ảnh theo đúng tỉ lệ.
b/

A' B '
=?
AB

a/ Hướng dẫn HS vẽ ảnh:
+ Chọn một tỉ lệ xích phù hợp số liệu đã cho : OA:OF là 16:12tương ứng 4:3
Ta lấy OA=4cm, OF=3cm,
+Đề bài không cho AB nên ta chọn AB là 1số nguyên lần cm, lấy AB nhỏ, AB = 1cm

vì trường hợp fhơn nữa, hình vẽ khó chính xác.
+Sử dụng 2 trong 3 tia đặc biệt để vẽ hình.

18


b/ Ta có ∆ OAB ~ ∆ OA'B’ =>
∆ OIF' ~ ∆ A'B'F' nên

I O OF '
=
Do OI = AB ⇒
A' B ' A' F '

Mà A’O = A’F’ + OF’ =
AB
Đặt ' ' = X
AB



X =

OA
AB
=
(1)
OA ' A ' B '
AB

OF '
OF . A ' B '
'
'

=
A
F
=
AB
A' B ' A' F '

OF . A ' B '
+ OF
AB

AO
OF
⇒ X (OF +
) = AO ⇒ X .OF + OF = AO
OF
X
OF +
X

⇒ X .OF = AO − OF ⇒ X =

AO − OF 16 − 12 1
AB 1
=

= ⇒ ' ' =
OF
12
3
3
AB

Vậy ảnh cao gấp 3 lần vật
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN:
Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học mới vào công việc dạy học kiến
thức môn Vật lý và trên cơ sở giải bài tập Vật lý, tăng cường cho học sinh tự tìm tòi,
nghiên cứu, coi trọng phương pháp thực nghiệm, quan tâm tới việc tự học kết hợp với
học tập theo nhóm.
Căn cứ vào mục tiêu cụ thể của chương trình để đánh giá kết quả học tập của học
sinh. Và kết quả bước đầu thu được như sau:
-Khi áp dụng cách giải đã nêu tôi thấy kết quả HS giải bài toán " Quang hình
học lớp 9 " khả quan hơn. Đa số các HS yếu đã biết vẽ hình, trả lời được một số câu hỏi
định tính. Đa số các HS đã chủ động khi giải loại toán này, tất cả các em đều cảm thấy
thích thú hơn khi giải một bài toán quang hình học lớp 9.

19


`

-Trong suốt quá trình học tập vừa qua, từ những phát biểu bằng lời của học sinh

lúc đầu chậm, lúng túng, chưa mạch lạc, chưa logic, chưa mạnh dạn trong việc xung
phong lên bảng làm bài tập. Nhưng sau vài tuần làm quen với cách học mới, làm quen
với nhiều dạng bài tập, làm quen với những cách lập luận logic, cách trình bày có khoa

học cùng với sự chuẩn bị bài trước của học sinh nên các em có rất nhiều tiến bộ như: lời
phát biểu rõ ràng, chính xác, có trình tự logic, việc kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút hay
1 tiết đạt 75% đến 80% trung bình trở lên; việc làm bài tập thì học sinh làm gần như đầy
đủ, 93% đến 95% học sinh làm bài tập đầy đủ.
-Về khả năng tiếp thu của học sinh đối với môn Vật lý : học sinh tiếp thu tốt, hiếu
học, ham hiểu biết, say mê nghiên cứu và rất yêu thích môn này.
-Điển hình về học tốt như:Nguyễn Thị Trang, Lê Trà Mi, Lê Huy Vũ ( học sinh
lớp 9 năm học 2008-2009), Nguyễn Duy Tân, Nguyễn Thị Thanh Diên ( học sinh lớp 9
năm học 2009-2010), Võ Thị Bích Tuyền, Phù Văn Sên ( học sinh lớp 9 năm học 20102011), Lưu Mỹ Diệp, Pham Ngọc Bảo Quyên ( học sinh lớp 8 năm học 2010-2011), Võ
thị Ngọc Mai, Lý Thùy Trinh (học sinh lớp 7 năm học 20102011), Nguyễn Ngọc Thúy An (học sinh lớp 6 năm học 2010-2011) ….điểm thi môn
lý các em đạt từ 8 trở lên, điểm trung bình môn từ 8.0 trở lên.
-Và còn nhiều em học sinh khác nữa như: một số học sinh trung bình cố gắng
phấn đấu lên điểm khá, một số học sinh yếu kém đã có sự tiến bộ vươn lên điểm trung
bình.
-Công việc giải bài tập của học sinh đã nhuần nhuyễn, thành thục hơn trước.
-Kỹ năng giải bài tập của một số em học sinh được nâng cao hơn, nhanh nhẹn
hơn. Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc thực hiện một số thao tác khó trong quá
trình giải bài tập.
-Học sinh có ý thức học tập tốt, tự tạo ra và điều chỉnh nề nếp học tập, say mê, yêu
thích tìm hiểu đối với môn học, tìm tòi các phương pháp khác nhau để giải bài tập.
-Trong học tập thì học sinh tự mình làm các thao tác, công việc nghiên cứu nội
dung bài học và bài tập, không trông chờ, ỷ lại bạn bè và thầy cô như: Nhờ bạn đọc cho
20


mỡnh kt qu ca mt phộp tớnh, ch bn lm xong bi tp ri chộp li, hay ch thy cụ
gii xong ri ch vic chộp vo. ú chớnh l thúi quen th ng trong hc tp ca hc
sinh. Hc sinh cn khc phc nhng thúi quen khụng tt ú v dn dn tp cho mỡnh
thúi quen t hc, t nghiờn cu trc bi nh, t lm bi tp m thy cụ giao v nh.
Vo lp hc sinh phi tp trung cao quan sỏt, lng nghe thy cụ ging bi t ú

cú th tip thu bi ngay ti lp v cú th vn dng vo lm bi tp cui bi hoc trong
sỏch bi tp.
-Hc sinh rốn luyn c thúi quen t gii quyt bi tp vt lý, bt u t d n
khú. Nhm rốn luyn t duy, giỳp cho b úc nhanh nhy trong vic nhn bit v gii
quyt mi vn .
-Rốn luờn thúi quen t gii bi tp vt lý cng l t to cho mỡnh tớnh kiờn
nhn, cn cự, chu khú, trung thc. ú l nhng c tớnh tt ca ngi cụng dõn Vit
Nam trong thi i hi nhp linh hot v nhy bộn.Hc sinh phi t tỡm kim, t mi
mũ tỡm ra nhng phng
Cú th núi rng cht lng dy hc mụn Vt lý m thy trũ t c trong thi
gian qua l nn tng vng chc, khng nh s nh hng ỳng n, s quyt
tõm n lc ca thy v trũ, cựng vi s ham mờ hc tp nghiờn cu mụn Vt lý ca hc
sinh.
ú l iu ỏng mng nht trong cụng tỏc ging dy ca tụi. Tuy nhiờn trong
vic ging dy khụng phi lỳc no cng c thun li, tin b m cng cũn cú nhng
khú khn ũi hi c thy v trũ cn c gng khc phc, v luụn c gng phỏt huy ht ni
lc ca bn thõn mi ngi.
Qua kt qu trờn õy, hy vng lờn cp III cỏc em s cú mt s k nng c bn
gii loi toỏn quang hỡnh hc ny
C- KT LUN
I. BI HC KINH NGHIM:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Vật lí ở trờng THCS việc hình thành cho học
sinh phơng pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lí là hết sức cần thiết, để từ đó giúp các em
đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực
21


tế, phát triển năng lực t duy cho các em, góp phần nâng cao chất lợng giáo dục, cụ thể
là:
-Giúp học sinh có thói quen phân tích đầu bài, hình dung đợc các hiện tợng Vật lí

xảy ra trong bài toán sau khi tìm hớng giải.
-Trong một bài tập giáo viên cần hớng cho học sinh nhiều cách giải (nếu có thể ).
Để kích thích sự hứng thú, say mê học tập cho học sinh rèn thói quen tìm tòi lời giải hay
cho một bài toán Vật lí.
-Khắc sâu cho học sinh nắm chắc các kiến thức bổ trợ khác. Có nh vậy việc giải
bài tập Vật lí của học sinh mới thuận lợi và hiệu quả.
Để làm đợc điều này:
- Giáo viên cần tự bồi dỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thờng xuyên trao
đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp.
- Nắm vững chơng trình bộ môn toàn cấp học.
- Giáo viên cần hớng dẫn học sinh nghiên cứu kỹ các kiến thức cần nhớ để ôn tập,
nhớ lại kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, lần lợt nghiên cứu kỹ các phơng pháp giải
bài tập sau đó giải các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài tập để
khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải. Trên cơ sở đó học sinh tự hình thành cho mình
kỹ năng giải bài tập.
- giỳp HS hng thỳ v t kt qu tt trong vic gii toỏn quang hỡnh hc lp
9, iu c bn nht mi tit dy giỏo viờn phi tớch cc, nhit tỡnh, truyn t chớnh xỏc,
ngn gn nhng y ni dung, khoa hc v lụgớc nhm giỳp HS phỏt trin t duy,
nm vng kin thc .
- Nhng tit lý thuyt, thc hnh cng nh tit bi tp GV phi chun b chu ỏo
bi dy, hng dn HS chun b bi theo ý nh ca GV, cú nh vy GVmi cm
thy thoi mỏi trong gi gii v sa cỏc bi tp quang hỡnh hc t ú khc sõu c
kin thc v phng phỏp gii bi tp ca HS.
-Thng xuyờn nhc nh cỏc em yu, ng viờn, biu dng cỏc em khỏ gii,
cp nht vo s theo dừi v kt hp vi GV ch nhim cú bin phỏp giỳp kp thi,
kim tra thng xuyờn v bi tp vo u gi trong mi tit hc, lm nh vy cho
cỏc em cú mt thỏi ỳng n, mt n np tt trong hc tp.
-i vi mt s HS chm tin b thỡ phi thụng qua GVCN kt hp vi gia ỡnh
giỳp cỏc em hc tt hn, hoc qua GV b mụn toỏn giỳp mt s HS yu toỏn
22



có thể giải được một vài bài toán đơn giản. Từ đó gây sự đam mê, hứng thú học hỏi bộ
môn vật lý.
-Qua thời gian áp dụng phương pháp giải bài tập quang hình học ở trên tôi nhận
thấy HS say mê, hứng thú và đã đạt hiệu quả cao trong giải bài tập nhất là bài tập quang
hình học 9. Học sinh đã phát huy tính chủ động, tích cực khi nắm được phương pháp
giải loại bài toán này.
Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó
cũng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường chúng tôi
II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu
biết của người dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác Hồ
đã căn dặn “ Dù có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì thế tôi
đã dầy công tìm tòi nghiên cứu mong được góp phần nhỏ làm tài liệu bồi dưỡng học
sinh giỏi phần quang học .
Đề ra sáng kiến khắc phục khó khăn còn tồn tại, hay thực hiện việc dạy học có
hiệu quả hay không là một quá trình nổ lực phấn đấu và quyết tâm của cả giáo viên và
học sinh. Để việc học có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải có sự cố gắng, sự quyết tâm và
sự bền bỉ ý chí trong việc đi tìm và lĩnh hội tri thức, vận dụng tri thức để giải quyết bài
tập và qua quá trình giải quyết các bài tập vật lý học sinh nắm vững kiến thức vật lý.
Để có hiệu quả cao trong việc dạy học thì bản thân thầy và trò phải phát huy nổ
lực của bản thân. Thầy tận dụng triệt để trí tuệ của mình, nắm vững chuyên môn, có óc
sáng tạo linh động giải quyết mọi tình huống có thể xảy ra trong vấn đề giảng dạy,
không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tìm tòi học hỏi để đổi mới
phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Về phần học sinh thì các em phải
có tinh thần hiếu học, xác định cho mình mục tiêu và động cơ học tập say mê yêu thích
môn Vật lý. Bên cạnh đó học sinh cần phải đề ra cho mình một phương pháp học tập
đúng đắn và quyết tâm thực hiện đúng với kế họach học tập đã đề ra để có thể đem lại
kết quả học tập khả quan. Vì công việc học tập không phải là vấn đề đơn giản, không dễ

23


dàng có được kết quả tốt nếu không có sự nổ lực phấn đấu, sự cố gắng vươn lên của bản
thân.
Muốn học sinh có thái độ tích cực và tự giác với việc giải bài tập vật lý cần phải
có hệ thống chặt chẽ trong việc lựa chọn, trong tính liên tục của các bài giải trong việc
sử dụng những thủ thuật giải, việc tuần tự tiến từ đơn giản đến phức tạp không những là
cần thiết khi chuyển từ đề tài này sang đề tài khác, mà còn cần thiết trong nội bộ từng
đề bài khi giải bài tập thuộc về một mối liên hệ kết vật lý nhất định, mỗi bài tập sau
phải đem lại cho học sinh một điều mới lạ nhất định và một
khó khăn vừa sức, học sinh phải hiểu trong bài tập đề ra có gì mới so với bài tập đã giải
từ trước.
Để tăng cường khả năng tự lực nắm vững kiến thức vật lý cần thiết phải làm cho
học sinh có thói quen tự đặt các bài tập tương tự và có hướng đặc biệt vào công việc
này.
Những bài tập do học sinh tự đặt ra nó mang dấu vết cá tính vì vậy cần phân tích
nội dung chất lượng của các bài tập ấy, qua đó giáo viên dễ dàng nhận thấy được mức
độ phát triển của học sinh, khả năng vận dụng kiến thức, khả năng nhận biết vật lý trong
đời sống xung quanh của họ, và trên cơ sở này cần giúp đỡ cá biệt trong những trường
hợp cần thiết ( tất nhiên việc tự đặt ra bài tập không thể thay thế việc giải bài tập trong
sách giáo khoa và sách bài tập, mà chỉ giúp cho việc quán triệt chúng )
Để đảm bảo chắc chắn hơn cho việc tự học cũng như công tác kiểm tra, công việc
và luyện bài tập phải được tiến hành hợp lý, theo hai hoặc nhiều phương án để ngăn
chặn việc trao đổi giữa các học sinh ngồi cạnh nhau.
Trong hệ thống lựa chọn bài tập, giáo viên không chỉ chú ý đến những bài tập
tính tóan mà phải chú ý đến những bài tập định tính ( bài tập vật lý ở dạng định tính, nó
có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảng dạy vật lý cấp 2 ).
Thực hiện đúng phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học môn vật lý
luôn là vấn đề hàng đầu cần được quan tâm. Đề cao việc học tập cá nhân và học tập


24


theo nhóm trong việc tìm tòi nghiên cứu lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thức, từ việc
vận dụng tri thức để nắm vững tri thức. Từ những sáng kiến kinh nghiệm,
phương pháp tự học của học sinh không những phù hợp với đối tượng dạy và học mà
còn giúp cho cả thầy và trò vươn lên khẳng định mình. Hòan thành chức năng cao cả
của nhà giáo, phấn đấu tiến đến mục tiêu giáo dục của ngành giáo dục nước nhà.
Bài viết này là một số kinh nghiệm của riêng bản thân tôi, có lẽ vẫn còn nhiều
thiếu sót, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến chỉ đạo giúp tôi hòan thiện
phương pháp dạy học để có thể phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI:
Có thể áp dụng cho việc giảng dạy môn lý chương Quang học trong các trường Trung
học cơ sở đặc biệt đối với các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Để đạt được hiệu quả cao ngoài phương pháp dạy tốt thì giáo viên phải thường
xuyên nghiên cứu thêm tài liệu. Bên cạnh đó kết hợp với phương tiện dạy học như máy
chiếu, các hình ảnh trực quan … thì bài học sẽ sinh động và gần gũi với thực tế hơn.
Nhờ đó học sinh học sinh sẽ lĩnh hội được kiến thức một cách tốt hơn, kết quả giảng
dạy sẽ cao hơn.
Hiện nay tài liệu tham khảo lĩnh vực vật lý rất hạn chế, phòng thực hành chưa
được trang bị. Vậy kính mong cấp lãnh đạo cần trang bị đầy đủ hơn để phục vụ tốt cho
công tác giảng dạy. Môn vật lý là môn học mà phương pháp dạy chủ yếu là nêu vấn đề,
phương pháp học chủ yếu là thảo luận, tìm tòi nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, giúp học sinh tự lực rút ra và lĩnh hội tri thức. Vì thế nên cần phải coi trọng
phương pháp thực nghiệm trong quá trình dạy học. Nên đối với môn vật lý cần có một
phòng dạy riêng, cứ đến tiết vật lý các em tự đến phòng học. Dụng cụ thí
nghiệm đầy đủ, giúp học sinh trực quan hơn trong quá trình đi tìm và tiếp thu tri thức.
Tránh tình trạng, cứ mỗi tiêt dạy giáo viên phải mang nhiều dụng cụ thí nghiệm

lên lớp như: 1cặp da +1 thước + túi đựng dụng cụ thí nghiệm + bảng phụ. Vừa không

25


×