Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhung cau hoi hay thuong ra trong cac de thi vat li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.24 KB, 7 trang )

Đề cương Ôn tập
Môn Vật lí 6
Tên: Nguyễn Ngọc Bảo Trân
Lớp: 6D
Năm học: 2010-2011

1


Bài 1. Một người dùng một thiết bị gồm một ròng rọc động A và một ròng rọc cố định B để
nâng một vật nặng có trọng lượng là 2000N lên cao bằng một lực kéo có hướng từ trên xuống
dưới.
a) Hãy vẽ sơ đồ của thiết bị.
b) Người đó phải dùng một lực kéo là bao nhiêu ?
c) Vật được đưa lên cao bao nhiêu m biết đầu dây dịch chuyển quãng đường là 12m.
a)

B
B

A

ur
F

ur
F

A

u


r
P
b) 1000N
c) h = 6m.
Bài 2. Một người dùng Pa lăng (hình vẽ) để đưa một vật có trọng lượng là 560N lên cao 10m.
a) Người đó cần tác dụng một lực kéo là bao nhiêu ?
b) Tính quãng đường di chuyển của lực kéo.

u
r
F

a) 140N. b) 40m.
Bài 3. Với hệ thống Palăng gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định, có thể kéo vật có trọng
lượng P lên cao với lực kéo có cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu ? Vẽ sơ đồ của hệ thống đó.
Lực kéo có cường độ nhỏ nhất bằng :
2


F=

P
6

Bài 4.
Một học sinh muốn thiết kế một
cần kéo nước từ dưới giếng lên theo
nguyên tắc đòn bẩy với những yêu cầu
sau :
1. Có thể dùng lực 40N để kéo

gầu nước nặng 140N.
2. O2O = 2O1O (O2O là khoảng
cách từ điểm buộc dây kéo tới giá đỡ ;
O1O là khoảng cách từ điểm buộc dây
gầu tới giá đỡ).
Hỏi phải treo vào đầu dây kéo
một vật nặng có khối lượng bằng bao
nhiêu ?
Lực cần dùng để kéo gầu nước lên là :

F1

O
O2

140 OO2
=
= 2 ⇒ F2 = 70( N )
F2
OO1

- Muốn dùng dùng lực kéo chỉ có cường độ 40N, để kéo gầu nước thì phải treo vào đầu
dây kéo một vật có trọng lượng là : P = 70N - 40N = 30N
- Vậy vật nặng phải có khối lượng bằng : m =

P
= 3(kg )
10

Bài 5

a) Hãy vẽ một pa lăng gồm một ròng rọc cố định và hai ròng rọc động mà cho ta lợi 4 lần về
lực.
b) Hãy vẽ một pa lăng gồm một ròng rọc cố định, một ròng rọc động mà cho ta lợi ba lần về
lực.
a) Pa lăng lợi 4 lần về lực.
F

b) Pa lăng lợi ba lần về lực.

3


F

Bài 6. Trong thực tế, ròng rọc động hầu như không được dùng riêng biệt, mà thường được
ghép với một ròng rọc cố định, để làm thành một palăng. Vì sao vậy?
Khi sử dụng ròng rọc động độc nhất , ta phải đứng trên cao và kéo lên. Tư thế làm việc ấy vừa
không thuận tiện, vừa nguy hiểm hơn so với đứng dưới, mà kéo xuống. Do đó, phải ghép ròng
rọc động với một ròng rọc cố định, để thay đổi hướng của lực tác dụng.
Bài 7.Tại sao đinh vít bằng sắt có ốc bằng đồng bị kẹt có thể mở được dễ dàng khi hơ nóng,
còn đinh vít bằng đồng có ốc bằng sắt lại không thể làm như thế được.
Khi hơ nóng cả đinh vít bằng sắt và ốc bằng đồng đều nở ra. Vì ốc đồng nở ra nhiều hơn vít
sắt nên mở được dễ dàng.
Nếu đinh vít bằng đồng còn ốc bằng sắt thì vì vít đồng nở ra nhiều hơn ốc sắt nên vít càng bị
kẹt nhiều hơn.
Bài 8. Tại sao sau khi rót nước ra khỏi phích (bình thuỷ tinh) nếu đậy nút lại ngay thì nút hay
bị bật ra ? Làm thế nào để tránh hiện tượng đó ?
Sau khi rót nước ra thì có một lượng không khí dồn vào phích. Lượng không khí này bị nước
nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy cho nút bật lên.
Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi

hãy đóng nút.
Bài 9. Hai ống thuỷ tinh giống nhau đặt nằm ngang, hàn kín hai đầu ở giữa có một giọt thuỷ
ngân. Một ống chứa không khí, một ống là chân không. Hãy tìm cách xác định xem ống nào có
không khí.
Hơ nóng một đầu ống. Nếu trong ống có không khí thì không khí sẽ nở ra và làm cho giọt
thuỷ ngân dịch chuyển.
Thực ra trong ống còn lại cũng không thể là chân không hoàn toàn vì thuỷ ngân bay hơi, nên
trong ống có hơi thuỷ ngân và khi bị nung nóng hơi thuỷ ngân cũng nở ra. Điều kiện ra trong
bài chỉ là điều kiện giả định
Bài 10. Tại sao về mùa đông ở các sứ lạnh nước đã đóng băng trên mặt hồ mà cá vẫn sống
được ở dưới ?
Nước nở vì nhiệt không giống các chất lỏng khác. Khi tăng nhiệt độ từ 00c đến 40C thì thể tích
của nước không tăng mà lại giảm. Do đó, nước có trọng lượng riêng lớn nhất (nước nặng nhất)
ở 40C. Ở các sứ lạnh, về mùa đông khi nhiệt độ của nước giảm, các lớp nước ở trên lạnh đi trở
lên nặng hơn và chuyển động xuống dưới, nhường chỗ cho những lớp nước ấm hơn từ dưới
chuyển lên. Khi nhiệt độ xuống dưới 40c thì lớp nước ở trên trở nên nhẹ hơn (trọng lượng riêng
4


giảm) và không di chuyển xuống dưới nữa. Nhiệt độ tiếp tục hạ thì các lớp nước ở trên trở nên
lạnh hơn và dần dần đóng thành băng, trong khi các lớp nước ở dưới vẫn còn ấm và nhiệt độ
của lớp nước ở đáy là 40c. Nhờ đó mà cá và các sinh vật khác vẫn sống được qua mùa đông.
Bài 11. Ở 00C khối lượng riêng của rượu là 800kg/m3. Tính khối lượng riêng của rượu ở 500 C,
1
thể tích của nó ở 00C.
1000
50
5
=
Khi nhiệt độ tăng thêm 500c thì thể tích của rượu tăng thêm

thể tích của nó ở 00C.
1000 100
5
5
Vì khối lượng không đổi nên khi thể tích tăng
thì khối lượng riêng giảm
( gần đúng).
100
100

biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 10 C thì thể tích của rượu tăng thêm

Vậy khối lượng riêng của rượu ở 500c là :
D = 800 -

5
×800 = 760 (kg/m3)
100

Bài 12. Có hai học sinh giải thích rằng quả bóng bàn bị bẹp, khi được nhúng vào nước nóng
thì phồng lên như cũ, vì vỏ bóng bàn gặp nước nóng nở ra và bóng phồng lên.
Hãy mô tả một thí nghiệm có thể chứng tỏ cách giải thích trên là sai.
Để chứng tỏ giải thích của bạn học sinh là sai có thể làm thí nghiệm như sau : dùi một lỗ nhỏ
vào quả bóng bàn bị bẹp, sau đó thả quả bóng vào nước nóng.
Quả bóng sẽ không phồng lên như cũ, mặc dầu vỏ bóng vẫn bị nóng lên và nở ra. Điều này
chứng tỏ nguyên nhân làm bóng phồng lên như cũ không phải do vỏ bóng nở vì nhiệt .
Bài 13. An định đổ đầy nước vào một chai thuỷ tinh rồi nút chặt lại và bỏ vào ngăn làm nước
đá của tủ lạnh thì Bình ngăn lại không cho An làm vì nguy hiểm. Hãy giải thích tại sao ?
Hướng dẫn :
Vì chai có thể bị vỡ, do nước khi đông đặc lại thành nước đá thì thể tích tăng.

Bài 14. Một tấm kim loại mỏng, trên đó có khoét một lỗ tròn. Khi nung nóng tấm kim loại thì
đường kính của lỗ tròn sẽ thay đổi như thế nào ?
Giả sử nung tấm kim loại đã khoét và bản tròn bị khoét ra. Lúc đó bản tròn nở ra nên đường
kính tăng và nó phải trồng khít lên lỗ tròn. Vậy nên sau khi nung, đường kính lỗ tròn tăng.
Bài 15.Tại sao người ta không dùng nước để chế tạo nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của khí
quyển
Người ta không dùng nước để chế tạo nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ của khí quyển là vì :
+ Sự nở vì nhiệt cảu nước không đều, khi tăng nhiệt độ của nước từ 00c đến 40c thì nước
không nở ra mà co lại.
+ Ngay cả khi nước không có sự nở đặc biệt như trên thì cũng không thể dùng để chế tạo nhiệt
kế dùng để đo nhiệt độ khí quyển được, vì nhiệt độ của khí quyển nằm ngoài GHĐ của nhiệt kế
này (nhiệt độ của khí quyển có thể xuống dưới 00C, trong khi tới 00C thì nước đã đóng băng rồi,
không còn là chất lỏng nữa).
Bài 16.Tại sao một đầu cầu thép phải đặt gối lên các con lăn mà không đặt cố định như đầu
cầu bên kia.
Khi xây dụng cầu người ta chỉ cố định một đầu, còn một đầu thì gối lên các con lăn. Khi đó
giữa đầu cầu này và nền đường có một khoảng trống dự phòng để khi nhiệt độ tăng cầu dãn nở
mà không bị ngăn cản.
Bài 17.
5


Khi đun nước ta thấy "Khói" toả ra từ vòi ấm. Đó có phải là hơi nước không ? Tại sao chỉ nhìn
thấy khói ở gần vòi ấm mà không nhìn thấy khói ở xa vòi ấm ?
Đó không phải là hơi nước mà là những giọt nước rất nhỏ do hơi nước từ trong ấm bay ra gặp
lạnh ngưng tụ tạo thành. Khi bay ra xa những giọt nước nhỏ này lại bay hơi vào không khí nên
mắt ta không nhìn thấy được.
Bài 18.
Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ nhìn thấy hơi thở vào những
ngày trời lạnh ?

Khi gặp lạnh hơi nước trong hơi thở ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ nên mắt ta nhìn
thấy được.
Bài 19 :
Tại sao nước đá đặt trong ngăn đá của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước
đá sẽ tan ?
Vì không khí trong ngăn đá của tủ lạnh luôn luôn được duy trì 00c hoặc thấp hơn, còn không
khí ở bên ngoài thì có nhiệt độ cao hơn.
Bài 20 :
Tại sao khi phơi những tấm ván mới xẻ từ thân cây, tấm ván thường bị cong ?
Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước trong gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi, mặt dưới gỗ
khô chậm hơn. Vì vậy mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Do đó tấm ván bị cong
đi.
Bài 21 :
Lấy một lon nước ngọt từ tủ lạnh ra và đặt trong một phòng ấm. Sau một thời gian thấy những
giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc những giọt nước lấm tấm này biến mất. Hãy
giải thích tại sao ?
Hơi nước có sẵn trong không khí, gặp thành lon nước ngọt đang lạnh nên ngưng tụ thành
những giọt sương. Khi nước trong lon hết lạnh, các giọt sương này lại bay đi.
Bài 22. Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến hiện tượng vật lí nào ? Hãy giải thích ?
Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến sự bay hơi.
Chúng ta biết : Muốn cháy thì phải có không khí. Khi đổ nước vào ngọn lửa, nước bay hơi rất
nhanh, hơi nước gặp nóng dãn nở, đẩy không khí gần ngọn lửa ra xa. Lửa tắt vì thiếu không
khí.
Bài 23.
Có thể làm nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 1000C được không ?
Làm được bằng cách đun nước trong nồi áp suất. Càng đun,áp suất hơi trong nồi càng lớn và
nhiệt độ sôi cùng tăng, nghĩa là nước sôi ở nhiệt độ lớn hơn 1000c.
Bài 24:
a) Tại sao kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo
b) Tại sao kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo?

a) Kéo cắt kim loại có tay cầm dài hơn lưỡi kéo vì cái kéo là ứng dụng của đòn bẩy, mà kim
loại là vật cứng có cát nên cần được lợi về lực

6


b) Kéo cắt giấy, cắt tóc có tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo vì: Giấy và tóc là những vật nhẹ, mềm,
dễ căt nên không cần lợi về lực. Vì vậy, tay cầm ngắn hơn lưỡi kéo vì mỗi lần cắt, đường
cắt dài và thẳng
Bài 25: Cho ví dụ về tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào ba yếu tố: gió, nhiệt độ, mặt
thoáng
Ở vùng làm muối, người ta cho nước biển vào ruộng muối nên diện tích mặt thaóng của nước
biển trong ruộng lớn và nếu có nắng nóng thổi mảnh thì nhanh thu hoạch muối
Bài 26: Tại sao sương mù thường có vào mùa đông? Khi mặt trời lên, tại sao sương mù lại
tan?
Sương mù thường có vào mùa đông vì màu đông, nhiệt độ giảm nên hơi nước trong không khí
gặp lạnh, ngưng tụ tạo thành sương mù
Khi mặt trời tan, sương mù lại tan vì khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng nên làm cho sương mù bay
hơi
Bài 27: Tại sao khi lau nhà xong, chúng ta thường cảm thấy mát?
Khi lau nhà xong, ta cảm thấy mát vì nước ở trên nền nhà bay hơi. Khi nước bay hơi, lượng
nhiệt ở môi trường xung quanh làm nhiệt độ giảm xuống. Vì vậy mà ta cảm thấy mát
Bài 28: Tại sao muốn nước trong cốc nguội nhanh, người ta đỏ nước ra bát lớn rồi thổi trên
mặt bát nước đó?
Vì khi làm như thế, nước trong bát bay hơi nhanh, thu nhiệt của môi trường xung quanh và của
bát nước đó nên bát nước nhanh nguội
Bài 29: Phân biệt sự bay hơi và sự sôi
Sự bay hơi
Sự sôi
-Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào

-Chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định
-Chỉ bay hơi ở mặt thoáng của chất lỏng -Trong lòng chất lỏng và trên mặt thoáng của chất
-Không quan sát được
lỏng
-Có thể quan sát được

7



×