Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

THI THỬ ĐẠI HỌC LỊCH SỬ CHUYÊN NGUYỄN HUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.65 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT
NĂM HỌC 2010 - 2011

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ
Đề thi có 01 trang , gồm 05 câu.
Thời gian làm bài: 180 phút

Phần I: Phần chung cho tất cả các thí sinh (8,5 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy trình bày về tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Câu 2 (2,5 điểm) Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp từ những năm
30 của thế kỉ XX đến năm 1945 đã tác động tới cách mạng Việt Nam trong cùng
thời gian này ra sao ?
Câu 3 (2,5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày quá trình ra đời và phát triển của lực
lượng vũ trang cách mạng Việt Nam từ năm 1940 đến tháng 8 năm 1945.
Câu 4 (1,5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày công cuộc xây dựng bộ máy chính quyền
cách mạng ở Việt Nam một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Phần II. Phần riêng (1,5 điểm). Thí sinh làm một trong hai câu sau:
Câu 5 a (1,5 điểm) Anh (chị) hãy trình bày chính sách của Mĩ đối với ba nước
Đông Dương từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Câu 5 b (1,5 điểm) Anh (chị) hãy so sánh quan hệ Pháp – Mĩ và Nhật Bản – Mĩ từ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
……………………….Hết……………………….
Ghi chú:
1. Thí sinh không được sử dụng tài liệu
2. Giám thị không được giải thích gì thêm.



TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KÌ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN THỨ NHẤT
NĂM HỌC 2010 - 2011

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN LỊCH SỬ
(Đáp án gồm 03 trang)
Câu
Câu 1
(2,0 điểm)

Nội dung
Anh (chị) hãy trình bày về tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 6 – 1925, tại Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cải tổ Tâm Tâm xã thành
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm chuẩn bị lập đảng cộng sản. Đây là tổ chức yêu nước
cách mạng theo khuynh hướng dân chủ vô sản.
Hội có Cộng sản đoàn. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng Bộ, … Trụ sở đặt tại Quảng
Châu. Hội ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận

(2,5 điểm)

0,25

0,25

Từ cuối năm 1924 – 1927, Hội đào tạo được 75 hội viên. Các hội viên về nước hoạt động,
một số ưu tú được cử học tiếp tại trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), hoặc trường Cộng
sản Phương Đông ở Mátxcơva (Liên Xô).


0,25

Hội in sách Đường cách mệnh (1927) vạch ra con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam.
Sách này và báo Thanh niên được bí mật chuyển về Việt Nam nên thúc đẩy phong trào công
nhân và phong trào yêu nước năm 1926 – 1929 phát triển.

0,25

Năm 1928, Hội tiến hành “vô sản hoá”. Số hội viên tăng nhanh, cơ sở được mở rộng khắp
cả nước. Tân Việt cách mạng đảng bị phân hóa,..

0,25

Tháng 3 năm 1929, Hội lập Chi bộ cộng sản đầu tiên tại nhà 5D Hàm Long – Hà Nội. Tháng
5 – 1929, Hội họp Đại hội lần thứ nhất. Đoàn Bắc kì đề nghị lập ĐCS nhưng không được chấp
nhận. Sau đó, Hội phân thành Đông Dương Cộng sản đảng (17- 6- 1929) và An Nam Cộng sản
đảng (8- 1929). Tân Việt CM đảng lập Đông Dương CS Liên đoàn (9 – 1929).

Câu 2

Điểm

0,25

Ba tổ chức cộng sản đã ra đời là thắng lợi của khuynh hướng vô sản, nhưng lại hoạt động
riêng rẽ, có hại cho CM. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ chức này thành
Đảng cộng sản Việt Nam.

0,25


Hội VNCM thanh niên đã chuẩn bị tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Nó chính là tổ chức tiền thân của Đảng.

0,25

Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Pháp từ những năm 30 của thế kỉ XX đến
năm 1945 đã tác động tới cách mạng Việt Nam trong cùng thời gian này ra sao ?
Năm 1934, bọn phát xít âm mưu cướp chính quyền ở Pháp nhưng bị đập tan. Năm 1935,
Mặt trận Nhân dân Pháp được thành lập. Năm 1936, Chính phủ của Mặt trận được thành lập và
có chính sách tiến bộ đối với trong nước và thuộc địa, trong đó có nước ta.
Tháng 7 - 1936, Đảng CS Đông Dương tranh thủ chính sách tiến bộ của Chính phủ Pháp,
thực hiện chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (1935), thành lập Mặt trận Nhân dân thống nhất phản đế
ĐD, phát động phong trào đấu tranh dân chủ công khai 1936 – 1939…

0,25
0,25

Ngày 1 - 9 - 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Chính phủ Nhân dân Pháp thiên về
hữu, tham chiến chống phát xít Đức. Nước Pháp tăng cường áp bức bóc lột trong nước và thuộc
địa để phục vụ chiến tranh.

0,25

Đầu tháng 9 - 1939, thực dân Pháp ra lệnh tổng động viên, rồi “kinh tế chỉ huy” …làm đời
sống nhân dân ta khổ cực, mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

0,25

Tháng 11 – 1939, Đảng CSĐD quyết định chấm dứt đấu tranh dân chủ công khai, rút vào
hoạt động bí mật,... đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu,…; thành lập Mặt trận Dân tộc

thống nhất phản đế Đông Dương; tiến hành khởi nghĩa vũ trang…

0,25


Tháng 6 - 1940, Chính phủ Pháp đầu hàng phát xít Đức, phát xít Nhật chính thức xâm lược
Đông Dương (22 - 9- 1940). Bọn Pháp ở Đông Dương làm tay sai cho Nhật. Dân ta chịu ách
thống trị một cổ hai tròng Nhật – Pháp. Mâu thuẫn dân tộc càng gay gắt.
Khởi nghĩa Bắc Sơn (27- 9- 1940), Nam Kì (23 - 11 - 1940), binh biến Đô Lương (13 - 1 1941), Đảng họp Hội nghị Trung ương tháng 11 - 1940, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng Việt Nam (1- 1941). Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 5 – 1941.
Cứu quốc quân được thành lập (14- 2 - 1941), Mặt trận Việt Minh ra đời (19 - 5 – 1941), Đội
Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân hình thành (22 - 12 - 1944), các căn cứ địa cách mạng
được xây dựng.

(2,5 điểm)

0,25

Tháng 6 – 1944, Đồng minh giải phóng nước Pháp. Chính phủ mới được thành lập ở Pháp
và chuẩn bị trở lại Đông Dương. Đầu năm 1945, Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương đánh
Nhật. Bọn Pháp ở Đông Dương ngóc đầu dậy. Nhật liền đảo chính Pháp ngày 9- 3 - 1945, hoàn
thành quá trình xâm lược Đông Dương.

0,25

Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta” (12 - 3 - 1945), phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước. Khởi nghĩa từng phần và
chuẩn bị cuối cùng cho tổng khởi nghĩa diễn ra sôi nổi.

0,25


Pháp tham gia truy kích phát xít Đức thắng lợi (5 - 1945). Ngày 15- 8- 1945, phát xít Nhật
đầu hàng Đồng minh, Pháp gấp rút trở lại xâm lược Đông Dương lần thứ hai. Trước tình hình đó,
nhân dân ta Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi.
Câu 3

0,25

0,25

Anh (chị) hãy trình bày quá trình ra đời và phát triển của lực lượng vũ trang cách
mạng Việt Nam từ năm 1940 đến tháng 8 năm 1945.
Tháng 11 - 1939, Đảng khẳng định khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Tháng 5 –
1941, Đảng tiếp tục khẳng định chuẩn bị lực lượng cách mạng là nhiệm vụ trung tâm.

0,25

Khởi nghĩa Bắc Sơn (27- 9- 1940) cho ra đời Đội du kích Bắc Sơn rồi phát triển thành
Trung đội Cứu quốc quân I (14 - 2- 1941). Trung đội này tiến hành chiến tranh du kích từ 7/1941
– 2/1942… Ngày 15 - 9- 1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời

0,25

Cuối năm 1941, tại Cao Bằng, Nguyễn Ái Quốc thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức các
lớp huấn luyện chính trị, quân sự, biên soạn các tài liệu về đánh du kích…

0,25

Từ 1943, Cứu quốc quân hoạt động mạnh ở Bắc Sơn – Võ Nhai. Trung đội Cứu quốc quân
III được thành lập (25/2/1944). Ở Cao Bằng, những đội tự vệ vũ trang, đội du kích được thành

lập, có 19 ban “xung phong Nam tiến” …

0,25

Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp “Sửa soạn khởi nghĩa”(7/5/1944), Đảng kêu gọi nhân dân
“Sắm vũ khí đuổi thù chung” (10/8/1944). Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được
thành lập (22/12/1944). Sau 2 ngày thành lập, Đội đã đánh thắng trận đầu…

0,25

Ngày 9- 3- 1945, Nhật đảo chính Pháp, Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta” (12 – 3- 1945) và phát động Cao trào kháng Nhật cứu nước

0,25

Trong Cao trào kháng Nhật cứu nước (10/3/1945 – 13/8/1945), VN Tuyên truyền Giải
phóng quân và Cứu quốc quân đã giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện…. lực lượng vũ trang
tham gia “Phá kho thóc để giải quyết nạn đói”

0,25

Khởi nghĩa ở Tiên Du - Bắc Ninh (10- 3- 1945), Bần Yên Nhân - Hưng Yên (11 - 3 –
1945), Ba Tơ - Quảng Ngãi (11- 3- 1945), lập đội du kích Ba Tơ.

0,25

Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì (15 – 20/4/1945) thống nhất các lực lượng vũ
trang,...mở trường đào tạo cán bộ quân sự và chính trị; phát triển chiến tranh du kích; xây dựng
chiến khu, lập Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì …


0,25

Ngày 15 – 5 – 1945, Việt Nam Giải phóng quân ra đời Ngày 4 – 6- 1945, Khu giải phóng
Việt Bắc được thành lập. Khi Nhật đầu hành Đông minh, lực lượng vũ trang cùng với nhân dân
kịp thời Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước

0,25


Câu 4
(1,5 điểm)

Anh (chị) hãy trình bày công cuộc xây dựng bộ máy chính quyền cách mạng ở Việt Nam
một năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Ngày 8- 9- 1945, Chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử. Ngày 6- 1- 1946, cử tri cả
nước đi bầu cử Quốc hội đầu tiên
Ngày 2- 3- 1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên bầu Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Hồ
Chí Minh đứng đầu và lập Ban dự thảo Hiến pháp. Ngày 9- 11- 1946, Hiến pháp được thông qua.

Câu 5 a
(1,5 điểm)

(1,5 điểm)

0,5

Sau bầu cử Quốc hội, cử tri các địa phương ở Bắc Bộ và Trung Bộ bầu cử hội đồng nhân dân
các cấp (tỉnh, xã), lập ủy ban hành chính các cấp.

0,25


Lực lượng vũ trang được xây dựng: Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi
thành Vệ quốc đoàn (9- 1945), rồi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam (5- 1946). Các lực lượng
dân quân, tự vệ cũng tăng lên.

0,25

Anh (chị) hãy trình bày chính sách của Mĩ đối với ba nước Đông Dương từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
Đông Dương có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, đông dân. Mĩ có tham
vọng bá chủ toàn cầu, trong đó có Đông Dương.

Câu 5 b

0,5

0,25

Từ 1945 – 1954, Mĩ hậu thuẫn cho quân đội Trung Hoa Dân quốc vào giải giáp quân Nhật ở
Bắc Đông Dương (1945 - 1946), sau đó dính líu, can thiệp vào chiến tranh ĐD của Pháp…

0,25

Từ 1954 – 1975, Mĩ tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới. Mĩ cùng đồng minh lập khối
SEATO, Mĩ lôi kéo đồng minh tham chiến ở Đông Dương nhưng vẫn thất bại…

0,5

Từ 1975 – 1991, Mĩ và đồng minh giải thể SEATO (1977) nhưng bao vây, cấm vận, chống
phá Đông Dương. Từ 1989 – 1991, Mĩ tham gia quá trình hòa giải ở Cămpuchia…


0,25

Từ 1991- 2000, Mĩ bỏ lệnh cấm vận, bình thường hóa quan hệ. Mĩ vừa hợp tác vừa can thiệp
“dân chủ” vào ba nước Đông Dương…

0,25

Anh (chị) hãy so sánh quan hệ Pháp – Mĩ và Nhật Bản – Mĩ từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 2000.
Giống nhau: nhận viện trợ của Mĩ để hồi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai nên
phụ thuộc vào Mĩ, trở thành đồng minh của Mĩ. Tuy nhiên, sau đó kinh tế hai nước cạnh tranh
với Mĩ, giảm lệ thuộc chính trị vào Mĩ. Pháp và Nhật chuyển dần sang quan hệ với các nước
XHCN, các nước thế giới thứ ba, ủng hộ các nước kháng chiến chống Mĩ…Cả Pháp và Nhật
phản đối Mĩ lập trật tự thế giới một cực do Mĩ chỉ huy.

0,5

Khác nhau:
Nội dung
Quân sự

Chính trị

Quan hệ Mĩ - Pháp

Quan hệ Mĩ - Nhật Bản

Pháp là đồng minh thân cận cảu Mĩ.
Sau đó bất đồng với Mĩ, rút khỏi Bộ

chỉ huy NATO và buộc NATO rời trụ
sở và các căn cứ quân sự cùng quân
Mĩ khỏi Pháp.

Nhật bị Mĩ đóng quân (1945 - 1951).
Sau đó, kí với Mĩ các hiệp ước năm
1951 để Mĩ tiếp tục đóng quân trên
đất Nhật. Nhật là đồng minh thân
cận của Mĩ ở châu Á

Pháp từ lệ thuộc chặt chẽ đã sớm
chuyển sang đối đầu với Mĩ từ những
năm 60: phản đối Mĩ trang bị vũ khí
hạt nhân cho CHLB Đức, chủ động
quan hệ với các nước XHCN, ủng hộ
VN chống Mĩ…

Là đồng minh chặt chẽ của Mĩ. Kéo
dài Hiệp ước An ninh Mĩ - Nhật năm
1951 đến vô thời hạn. Từ đầu những
năm 70, Nhật mới có chính sách
ngoại giao tương đối độc lập với Mĩ.

0,5

0,5


...................Hết.................




×