Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TÌM HIỂU và THIẾT kế lại mô HÌNH máy LẠNH CÔNG NGHIỆP ( GIẢI NHIỆT BẰNG KHÔNG KHÍ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ – CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT LẠNH

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU VÀ THIẾT KẾ LẠI MÔ HÌNH MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP
( GIẢI NHIỆT BẰNG KHÔNG KHÍ)

GVHD : TS. NGUYỄN THANH HÀO
SVTH : NGUYỄN ĐỨC TRỌNG
BÙI VĂN PHÚC

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 11 năm 2015.


I.

II.

GIỚI THIỆU.
Máy lạnh được thiết kế phục vụ cho công tác giảng dạy với đầy đủ các thiết bị
chính và một số thiết bị phụ, và được trang bị đầy đủ các thiết bị đo như nhiệt độ,
áp suất…Thêm vào đó quá trình điều khiển hệ thống cũng được tự đông hóa với
đầy đủ chức năng bảo vệ hệ thống. Do đó mô hình có thể được xem như là một hệ
thống lạnh công nghiệp như kho bảo quản, phòng trữ đông.
Máy được trang bị đầy đủ thiết bị đo: nhiệt kế, áp kế.
Hệ thống bảo về đầy đủ: bảo vệ ngắn mạch, quá tải cho từng động cơ, bảo vệ áp
suất cao, áp suất thấp và hệ thông xả tuyết điểu khiển bằng kỹ thuật số.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT.
1. Máy nén: Hitachi, 3HP, 280 Volt, 5 HZ


Đường kính xy lanh: 52 mm
Khoảng dịch chuyển pittông (chiều dài hành trình của piston): 27 mm
Thể tích quét: 9,84/11, 84m3/h (50/60 HZ)
Dòng điện định mức: 5,7 A
2. Dàn ngưng ( condensor):

Model :FNA 6,3.24)
Ống có cánh
Năng suất giải nhiệt: 6,300W
Lưu lượng gió: 3000m3/h
3. Dàn bốc hơi ( evaporator):

Model: FNF 2,8/12,5
Ống có cánh giải nhiệt bằng gió
Năng suấ lạnh: 2.800W ( ΔT=7oC)
Lưu lượng gió: 1.800m3/h
Điện trở xả tuyết: 900W
4. Tiết lưu: Tiết lưu tự động nhiệt( cân bằng trong) ( TEV)

Năng xuất: 1RT
Hiệu SAGONOMYA
Môi chất R22 ( R12 )


5. Điều khiển kỹ thuật số ( Cold storage refrigeration micro computer temperature

controller)
Điều khiển nhiệt độ :
+ Màn hình cài đặt, hiển thị tinh thể lỏng
+ Nguồn điện : 220VAC 10%/-15% ; 50/60Hz

+ Dải nhiệt độ đo : -500C đến 990C
+ Dải nhiệt độ điều khiển : -400C đến 500C
+ Bước cài đặt 10C
+ Tiếp điểm 7A/220VAC
+ Cấp bảo vệ IP64
Điều khiển xả tuyết
6. Điều chỉnh vận tốc quạt dàn bốc hơi:

Dimmer 1.000w

7. Môi chất: R-22 ( có thể dùng R12)


Hình 1. Đồ thị lgp – h của R22.
Khối lượng nạp: 3kg
III.

CẤU TẠO CỦA MÔ HÌNH MÁY LẠNH CÔNG NGHIỆP
1. Máy nén:

Máy nén sử dụng trong mô hình lạnh công nghiệp là loại nữa kín….có cấu tạo như
bên dưới

Hình 2. Máy nén nửa kín.


-

-


Hình 3. Hình cắt máy nén nửa kín.
Cấu tạo :1- Roto động cơ; 2- Bạc ổ trục; 3- Tấm hãm cố định roto vào động cơ; 4Phin lọc đường hút; 5- Then roto; 6- Stato; 7- Thân máy; 8- Hộp đấu điện; 9- Rơ
le quá dòng; 10- Van đẩy; 11- Van hút; 12- Secmăng; 13- Van 1 chiều; 14- Piston;
15- Tay biên; 16- Bơm dầu; 17- Trục khuỷu; 18- Kính xem mức dầu; 19- Lọc dầu;
20- Van 1 chiều đường dầu.
Để khắc phụ khuyết điểm rò rỉ môi chất qua bộ bịt kín cổ trục và cũng để cho máy
nén gọn hơn, người ta chế tạo máy nén nửa kín. Trong máy nén này, trục khuỷu 1
được nối cứng thẳng trục với roto của động cơ 6. Toàn bộ phận nén và động cơ
được đặt trong một vỏ nên tránh được rò rỉ môi chất. máy nén dược làm kín bằng
bulông kết hợp vs joint, như vậy việc tháo lắp để sửa chữa cũng tương đối dễ
dàng.
Thông thường van hút 7 được bố trí bên phía động cơ điện, như vậy, cuộn dây
stato của động cơ 6 được môi chất về máy nén giải nhiệt. đây cũng là đặc điểm
cần lưu ý khi thiết kế, lắp đặt và sửa chữa máy nén nửa kín. Nếu môi chất về máy
nén ở trạng thái nhiệt độ cao thì không giải nhiệt được cuộn dây của đọng cơ, dễ
làm cuộn dây bị quá nhiệt( ngay cả dòng điện vào động cơ nhỏ hơn dòng định
mức ghi trên nhãn máy)
Máy nén nửa kín không sử dụng cho NH3 vì NH3 ăn mòn đồng và dẫn điện.

2. Bình chứa cao áp :


Hình 4. Bình chứa cao áp.
- Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống,
đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ.
- Khi hệ thống đang vận hành , lượng lỏng còn lại trong bình ít nhất là 20% dung
tích bình.
- Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng
trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80% dung tích bình.
- Dung tích bình chứa cao áp khoảng 1,25÷1,5 thể tích môi chất lạnh của toàn hệ

thống là đạt yêu cầu.
- Khi dung tích bình quá lớn, nên sử dụng một vài bình sẽ an toàn và thuận lợi hơn.
Tuy nhiên cũng nên thông với nhau để cân bằng lượng dịch trong các bình.
3. Dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí :
Thiết bị ngưng tụ có nhiệm vụ ngưng tụ gas quá nhiệt sau máy nén thành môi chất
lạnh trạng thái lỏng. Quá trình làm việc của thiết bị ngưng tụ có ảnh hưởng quyết
định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an
toàn làm việc của toàn hệ thống lạnh. Khi thiết bị ngưng tụ làm việc kém hiệu quả,
các thông số của hệ thống sẽ thay đổi theo chiều hướng không tốt, cụ thể là:
+ Năng suất lạnh của hệ thống giảm, tổn thất tiết lưu tăng.
+ Nhiệt độ cuối quá trình nén tăng.
+ Công nén tăng, mô tơ có thể quá tải
+ Độ an toàn giảm do áp suất phía cao áp tăng, rơ le HP có thể tác động ngừng
máy nén, van an toàn có thể hoạt động.
+ Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến dầu bôi trơn như cháy dầu.


Dàn ngưng không khí được chia ra làm 02 loại : đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng
bức.

Hình 5. Dàn ngưng đối lưu cưỡng bức.
Dàn ngưng tụ không khí đối lưu cưỡng bức được sử dụng rất rộng rãi trong đời
sống và công nghiệp. Cấu tạo gồm một dàn ống trao đổi nhiệt bằng ống thép hoặc
ống đồng có cánh nhôm hoặc cánh sắt bên ngoài, bước cánh nằm trong khoảng
3÷10mm. Không khí được quạt thổi, chuyển động ngang bên ngoài qua dàn ống
với tốc độ khá lớn. Quạt dàn ngưng thường là quạt kiểu hướng trục. Mật độ dòng
nhiệt của dàn ngưng không khí đạt khoảng 180 ÷ 340 W/m 2 , hệ số truyền nhiệt k
= 30 ÷ 35 W/m2.K, hiệu nhiệt độ Δt = 7÷8oC
Trong quá trình sử dụng cần lưu ý: Dàn ngưng thường bụi bám bụi bẩn, giảm hiệu
quả trao đổi nhiệt nên thường xuyên vệ sinh bằng chổi hoặc nước. Khi khí không

ngưng lọt vào bên trong dàn sẽ làm tăng áp suất ngưng tụ. Cần che chắn nắng cho
dàn ngưng, tránh đặt vị trí chịu nhiều bức xạ mặt trời ảnh hưởng đến hiệu quả trao
đổi nhiệt.
*Ưu điểm
- Không sử dụng nước nên chi phí vận hành giảm. Điều này rất phù hợp ở những
nơi thiếu nước như khu vực thành phố và khu dân cư đông đúc.
- Không sử dụng hệ thống bơm, tháp giải nhiệt, vừa tốn kém lại gây ẩm ướt khu
vực nhà xưởng. Dàn ngưng không khí ít gây ảnh hưởng đến xung quanh và có thể
lắp đặt ở nhiều vị trí trong công trình như treo tường, đặt trên nóc nhà vv . . .


- Hệ thống sử dụng dàn ngưng không khí có trang thiết bị đơn giản hơn và dễ sử
dụng.
- So với các thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước, dàn ngưng không khí ít hư
hỏng và ít bị ăn mòn.
* Nhược điểm
- Mật độ dòng nhiệt thấp, nên kết cấu khá cồng kềnh và chỉ thích hợp cho hệ thống
công suất nhỏ và trung bình.
- Hiệu quả giải nhiệt phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu. Những ngày nhiệt độ
cao áp suất ngưng tụ lên rất cao Ví dụ, hệ thống sử dụng R22, ở miền Trung,
những ngày hè nhiệt độ không khí ngoài trời có thể đạt 40 oC, tương ứng nhiệt độ
ngưng tụ có thể đạt 48oC, áp suất ngưng tụ tương ứng là 18,5 bar, bằng giá trị đặt
của rơ le áp suất cao. Nếu trong những ngày này không có những biện pháp đặc
biệt thì hệ thống không thể hoạt động được do rơ le HP tác động. Đối với dàn
ngưng trao đổi nhiệt đối lưu tự nhiên hiệu quả còn thấp nữa.
Nguồn : Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất
bản giáo dục VN 2009.
4. Dàn bay hơi giải nhiệt bằng không khí :
Thiết bị bay hơi có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời làm
lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với thiết bị ngưng tụ, máy nén và

thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất không
thể thiếu được trong các hệ thống lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh
hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống
lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi
làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích.


Hình 6. Dàn bay hơi đối lưu cưỡng bức.
Dàn lạnh đối lưu không khí cưỡng bức được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ
thống lạnh để làm lạnh không khí như trong các kho lạnh, thiết bị cấp đông, trong
điều hoà không khí vv…
Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức có 02 loại : Loại ống đồng và ống sắt. Thường các
dàn lạnh đều được làm cánh nhôm hoặc cánh sắt. Dàn lạnh có vỏ bao bọc, lồng
quat, ống khuyếch tán gió, khay hứng nước ngưng. Việc xả nước ngưng có thể sử
dụng bằng nhiều phương pháp, nhưng phổ biến nhất là dùng điện trở xả băng.
Mỗi dàn có từ 1÷6 quạt, các dàn lạnh đặt phía trước mỗi dàn, hút không khí
chuyển động qua các dàn. Dàn lạnh có bước cánh từ 3÷8 mm, tuỳ thuộc mức độ
thoát ẩm của các sản phẩm trong kho. Vỏ bao che của dàn lạnh là tôn mạ kẽm,
phía dưới có máng hứng nước ngưng. Máng hứng nước nghiêng về phía sau để
nước ngưng chảy kệt, tránh đọng nước trong máng, nước đọng có thể đóng băng
làm tắc đường thoát nước. Dàn gồm nhiều cụm ống độc lập song song dọc theo
chiều cao của dàn, vì vậy thường có các búp phân phối ga ga để phân bố dịch lỏng
đều cho các cụm.
Nguồn : Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất
bản giáo dục VN 2009.
5. Van tiết lưu:
Cấu tạo:


Hình 7. Cấu tạo

bên ngoài của
van tiết lưu tự
động.

Cấu tạo van
tiết lưu tự
động gồm các
bộphận chính
sau: Thân van
A, chốtvan B,
lò xo C, màng
ngăn D và bầu cảm biến E.
Bầu cảm biến được nối với phía trên màng ngăn nhờmột ống mao.Bầu cảm biến
có chứa chất lỏng dễ bay hơi. Chất lỏng được sử dụng thường chính là môi chất
lạnh sử dụng trong hệ thống.
Khi nhiệt độ trên đầu cảm biến tăng lên, áp suất hơi bên trong bầu cảm biến tăng,
tác động lên phía trên màng ngăn và ép một lực ngược lại lực ép của lò xo lên kim
van. Kết quả khe hở được mở rộng ra, lượng môi chất đi qua van nhiều hơn đểvào
thiết bị bay hơi.
Khi nhiệt độ bầu cảm biến giảm xuống, hơi trong bầu cảm biến ngưng lại một
phần, áp suất trong bầu giảm, lực do lò xo thắng lực ép của hơi và đẩy kim van lên
phía trên. Kết quả van khép lại một phần và lưu lượng môi chất đi qua van giảm.
Như vậy trong quá trình làm việc van tự động điều chỉnh khe hở giữa kim và thân
van nhằm khống chế mức dịch vào dàn bay hơi vừa đủ và duy trì hơi đầu ra có
một độ quá nhiệt nhất định. Độ quá nhiệt này có thể điều chỉnh được bằng cách
tăng độ căng của lò xo, khi độ căng lò xo tăng, độ quá nhiệt tăng.
Van tiết lưu là một trong 4 thiết bị quan trọng không thể thiếu được trong các hệ
thống lạnh.
Van tiết lưu tự động có 02 loại :



- Van tiết lưu tự động cân bằng trong : Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị
bay hơi. Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa thông giữa khoang môi
chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn.
- Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra thiết
bị bay hơi . Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng ngăn không
thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với đầu ra
dàn bay hơi nhờ một ống mao.

Hình 8. Van TLTĐ cân bằng trong.

Nguồn : Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùy. Máy và thiết bị lạnh. Nhà xuất
bản giáo dục VN 2009.
IV.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG LẠNH


Hình 9. Mô hình máy lạnh công nghiệp.


Hình 10. Sơ đồ hệ thống lạnh.
-

Cấu tạo :
(1) MÁY NÉN
(2) BỘ NGƯNG TỤ
(3) BẦU CHỨA CAO ÁP
(4) PHIN LỌC BỤI + ẨM
(5) KÍNH LỎNG

(6) VAN CHẶN ( THỬ NGHẸT)
(7) HỒI NHIỆT
(8) VAN TIẾT LƯU (TEV)
(9) BỘ BỐC HƠI (DÀN LẠNH)
(10)RƠ LE ÁP SUẤT ĐÔI
(11)ĐỒNG HỒ ÁP SUẤT CAO, THẤP

-

Nguyên lý hoạt động :


Hình 11. Đồ thị lgp-h của chu trinh.

Hình 12. Sơ đồ nguyên lý chu trình hồi nhiệt.


Quá trình ( 1-2 ) hơi môi chất hút về máy nén là hơi quá nhiệt, được máy nén nén
từ áp suất thấp, nhiệt độ thấp , lên đến áp suất cao( áp suất ngưng tụ ), nhiệt độ
cao, trong điều kiện đoạn nhiệt thuận nghịch.
Quá trình ( 2-3’ ) sau khi được nén, hơi môi chất lạnh được dẫn đến thiết bị ngưng
tụ thực hiện quá trình ngưng tụ chuyển từ hơi quá nhiệt thành lỏng sôi trong điều
kiện đẳng áp bằng cách thải nhiệt ra môi trường xung quanh, nhiệt độ môi chất
giảm từ xuống .
Quá trình ( 3’-3 ) sau khi ngưng tụ môi chất có trạng thái 3 ’ tương ứng với áp suất
và nhiệt độ , được dẫn qua thiết bị hồi nhiệt để đạt trạng thái 3, trạng thái quá lạnh
có áp suất và nhiệt độ , .
Quá trình ( 3-4 ) sua khi qua thiết bị hồi nhiệt, môi chất được dẫn qua thiết bị tiết
lưu. Khi qua thiết bị tiết lưu, môi chất chuyển từ trạng thái lỏng sôi ( trạng thái 3 )
thành hơi bão hòa ẩm có áp suất và nhiệt độ thấp hơn , ( trạng thái 4 ) trong điều

kiện đoạn nhiệt thuận nghịch. Môi chất ở trạng thái 4 có áp suất và nhiệt độ thấp
làdo khi đi qua thiết bị tiết lưu có tiết diện thu nhỏ đột ngột, tại vị trí này trở lực
ma sát rất lớn và một phần môi chất bị xoáy, chính điều này làm cho áp suất và
nhiệt độ môi chất giảm.Thực tế khi môi chất lạnh đi qua van tiết lưu thì entropi
luôn tăng lên vì quá trình tiết lưu là quá trình đoạn nhiệt không thuận nghịch điển
hình.
Quá trình ( 4-1’ ) môi chất sau khi đi qua thiết bị tiết lưu có trạng thái hơi bão hòa
ẩm ( trạng thái 4 ) áp suất và nhiệt độ thấp được dẫn tới thiết bị bay hơi và ở tại
đây môi chất sẽ thực hiện quá trình trao đổi nhiệt với môi trường cần làm lạnh.
Kết quả là môi chất nhận nhiệt để biến hơi bão hòa ẩm thành hơi bão hòa khô
trong điều kiện đẳng áp, nhiệt độ tăng từ lên .
Quá trình ( 1’-1 ) sau khi qua thiết bị bay hơi, môi chất có trạng thái 1 ’ tương ứng
với áp suất và nhiệt độ , tiếp tục được dẫn qua thiết bị hồi nhiệt để đạt trạng thái
1, trạng thái quá nhiệt có nhiệt độ và áp suất , .


V.

HOẠT ĐỘNG CỦA SƠ ĐỒ ĐIỂU KHIỂN:

Hình 13. Sơ đồ điện ( mạch động lực và mạch điều khiển ).
1. Mạch động lực: mạch động lực được vẽ theo sơ đồ đơn dây: Động cơ máy nén

dùng điện 3pha, các thiết bị còn lại dùng điện 1 pha 220V. tất cả các thiết bị được
bảo vệ quá tải bằng rơ le nhiệt Rn tương ứng. Toàn mạch được bảo vệ ngắn mạch
bằng aptomat (CB) 10A.


2. Mạch điều khiển:


Mạch được thiết kể điều khiển bằng kỹ thuật số lập trình được, chức năng bộ điều
khiển thay đổi bằng cách lập trình trên các phím.
Điểu khiển nhiệt độ tắt máy, chạy máy.
Điều khiển thời gian xả tuyết
Điều khiển thời điểm xả tuyết
*NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
Khi đóng CB nguồn cũng đồng thời cấp nguồn cho mạch điểu khiển. khi đèn
nguồn RL sáng, vôn kế và bộ điểu khiền bắt đầu làm việc.
Khi đóng công tắc sw dòng điện qua tiếp điểm thường đóng Th(2) của con điều
khiển nhiệt độ STC8080, tiếp tục qua tiếp điển thường đóng Rn1làm cho quạt dàn
lạnh hoạt động. Dòng điện cũng qua tiếp điểm thường đóng Th(1) của con điều
khiển nhiệt độ STC8080, khi quạt dàn lạnh hoạt động thì tiếp thường mở đóng lại,
dòng điện tiếp tục chạy qua tiếp điểm thường đóng Rn3, quạt dàn ngưng hoạt
động. Khi quạt ngưng hoạt động thì tiếp điểm thường mở đóng lại cho dòng điện
chạy qua tiếp điểm thường đóng của rơ le áp suất đôi (DPC), qua tiếp điểm thường
đóng Rn4, máy nén hoạt động.
Đến điểm xả tuyết tiếp điểm Th (2) thay đổi trạng thái từ thường đóng sang
thường mở làm cho quạt dàn lạnh dừng hoạt động kéo theo quạt dàn ngưng và
máy nén cũng dừng. khi đó, dòng điện qua tiếp điểm thường đóng Rn2,làm DF
hoạt động cung cấp điện cho trở xả tuyết . Khi xả tuyết xong tiếp điểm Th(2) trở
lại trạng thái thường đóng và máy tiếp tục làm việc.
Khi làm việc, nếu động cơ nào bị quá tải thì tiếp điểm thường mở của rơ le nhiệt
tương ứng đóng lại và báo sự cố tương ứng. Máy nén còn có tín hiệu bảo vệ áp
suất cao, thấp. Nếu áp suất ngưng tụ cao, thấp thì tiếp điểm thường mở của rơ le
áp suất đôi đóng lại và cũng báo sự cố.
Khi máy báo sự cố, người vận hành xem xét lý do, sửa chữa. Sau đó nhấn nút
“reset” tương ứng để máy làm việc trở lại.
VI.
-


NHỮNG SỰ CỐ THƯỜNG GẶP :
Thiếu môi chất lạnh hoặc hết môi chất lạnh : Do hệ thống bị rò rỉ gas ở trên dàn
nóng hoặc dàn lạnh, trên đương ống.
Dàn lạnh đóng tuyết :
+ Do dàn lạnh bị bám bụi và lâu ngày không được vệ sinh.
+ Máy lạnh thiếu gas.
+ Do khi lắp đặt đường ống gas bị móp ống dẫn gas .


-

-

-

-

-

-

-

-

-

Máy nén hỏng :
+ Chế độ bôi trơn kém hoặc block làm việc quá kém.
+ Block bị tụt hơi do gãy hoặc kênh lá van hút và nén, do hở xéc măng.

Vận hành nhưng không làm lạnh hoặc ít lạnh :
+ Thiếu gas
+ Dàn lạnh và dàn nóng bị bụi bám bẩn.
+ Máy không đủ công suất
Máy chảy nước :
+ Do nghẹt đường nước xả
+ Do máng xả nước quá bẩn
+ Do máy thiếu gas
Quạt dàn nóng không chạy : do quạt cháy hoặc do cánh quạt bị vướng vât cản.
Quá lạnh :
+ Bộ điều khiển nhiệt độ (thermostat) bị hư.
+ Chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp so với nhu cầu sử dụng.
Máy nén chạy ồn :
+ Dư gas.
+ Có chi tiết bên trong máy nén bị hư.
+ Có các bulong hay đinh vít bị lỏng
+ Chưa tháo các tấm vận chuyển
+ Có sự tiếp xúc của 1 ống này với ống khác hoặc vỏ máy
Áp suất hút thấp :
+ Thiếu gas
+ Đường ống gas lỏng bị cản trở hoặc nghẹt
+ Lọc gió bị bẩn
+ Dàn lạnh bị bẩn
+ Không đủ không khí đi qua dàn lạnh
+ Van tiết lưu bị nghẹt
+ Van tiết lưu hay ống mao bị nghẹt hoàn toàn
+ Bầu cảm biến của van tiết lưu bị xì
Áp suất hút cao :
+ Dư gas
+ Máy nén hoạt động không hiệu quả

+ Vị trí lắp cảm biến không đúng
+ Tải quá nặng
Áp suất nén thấp :
+ Thiếu gas
+ Máy nén hoạt động không hiệu quả
Áp suất nén cao :
+ Dư gas
+ Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
+ Có không khí hay khí không ngưng trong máy lạnh


-

-

VII.

+ Không khí giải nhiệt không tuần hoàn
+ Nhiệt độ của không khí hoặc nước giải nhiệt cao
+ Thiếu không khí hoặc nước giải nhiệt
Máy nén chạy và dừng liên tục do quá tải :
+ Cuộn dây contactor máy nén bị hư
+ Điện thế thấp
+ Thiếu gas
+ Dư gas
+ Dàn ngưng tụ bị dơ hay bị nghẹt một phần
Quạt dàn lạnh không chạy :
+ Ngắn mạch hay đứt dây
+ Tụ điện bị hư hay ngắn mạch
+ Cuộn dây contactor quạt bị hư

+ Động cơ quạt bị ngắn mạch hay chạm vỏ.
THIẾT KẾ LẠI MÔ HÌNH :

Hình 14. Sơ đồ nút đấu dây thiết bị.




×