Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu sinh hoạt kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí MInh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.47 KB, 3 trang )

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS TÂN HIỆP A5

Tân Hiệp, ngày 12 tháng 5 năm 2011

TÀI LIỆU SINH HOẠT KỶ NIỆM
70 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

(15/5/1941 - 15/5/2011)
------------------Bài hát Đội ta lớn lên cùng đất nước - Phạm Tuyên (…………………….. …………….
)
Thưa quý thầy, cô giáo! – cùng toàn thể các bạn!
Năm 2011 là năm Đội TNTP Hồ Chí Minh tròn 70 năm “lớn lên cùng đất nước”. Được
Đảng và Bác Hồ sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phụ trách, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã có
nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, không ngừng lớn
mạnh và vững bước trưởng thành.
I./ SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Từ đó, phong trào
đấu tranh chống đế quốc và phong kiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ngày càng
phát triển. Trong cuộc đấu tranh dành độc lập tự do, Bác Hồ và Trung ương Đảng luôn luôn
quan tâm đến thế hệ trẻ để đưa họ vào tổ chức làm cách mạng cứu nước.
Ngày 26 tháng 3 năm 1931, Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
ra Nghị quyết thành lập tổ chức Đoàn Thanh niên.
Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng vào tháng 5 năm 1941 đã quyết định thành
lập Mặt trận Việt minh đoàn kết đánh Tây, đuổi Nhật dành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.
Ngay sau đó, vào ngày 15 tháng 5 năm 1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng, tổ chức Hội Nhi đồng cứu quốc (nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh) được thành lập,
là thành viên của Mặt trận Việt Minh và hoạt động theo điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội
dung “làm giao thông liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp của Đảng, là lực lượng dự bị giúp
đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập”.


Ngày đầu tiên thành lập, Đội có 5 đội viên là Nông Văn Dền (mang bí danh Kim Đồng),
Nông Văn Thàn (bí danh Cao Sơn), Lý Văn Tịnh (bí danh Thanh Minh), Lý Thị Nì (bí danh
Thủy Tiên) và Lý Thị Xậu (bí danh Thanh Thủy). Kim Đồng được bầu làm đội trưởng.
Từ ngày ấy đến nay, theo sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, được Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, Đội TNTP đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, Đội lại được đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng.
Lúc mới thành lập Đội có tên gọi là Đội Nhi đồng Cứu quốc;
Tháng 3 năm 1951 Đội được đổi tên là Đội Thiếu nhi tháng Tám;
Tháng 11 năm 1956 Đội được đổi tên là Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam và các em
nhi đồng được tổ chức vào Đội Nhi đồng tháng Tám.
Ngày 30 tháng 1 năm 1970 thể theo nguyện vọng của thiếu nhi cả nước, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng ra nghị quyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu. Từ đó đến nay, Đội
được mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
70 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một toả sáng. Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào
thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử của dân tộc, của Đảng và
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bài hát Cùng nhau ta đi lên (Đội ca) - Phong Nhã (………………………………………….)
II/. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH – 70 NĂM XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Từ sau ngày thành lập. Trên khắp cả nước, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc ở mọi nơi được
thành lập. Bên cạnh việc tập hợp, giáo dục thiếu niên nhi đồng, các Đội Thiếu nhi Cứu quốc đã
tham gia cách mạng góp phần vào thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945. Lúc này các tổ
chức thiếu nhi cả nước được gọi chung là Hội Thiếu nhi Cứu quốc, mỗi đơn vị gọi là một Đội. Ở
khắp nơi các Đội thiếu nhi đều tích cực tham gia các hoạt động cách mạng cùng với cha anh và
tham gia các hoạt động xã hội như: dạy Bình dân học vụ, cổ động, tham gia sản xuất, tiết kiệm
hoặc bảo vệ trật tự trị an, giúp đỡ bộ đội, tự vệ.


Ngày 2/9/1945, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử khai

sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam.
Tháng 9/1945, Bác Hồ viết thư cho thiếu nhi cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong thư, Bác đã căn dặn “…Non sông Việt Nam có trở
nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.
Hoà bình trên đất nước ta chưa được bao lâu, giặc Pháp lại xâm lược nước ta một lần nữa.
Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp. Cùng với toàn quân toàn dân ta, các Đội
Thiếu nhi Cứu quốc đã tham gia kháng chiến. Nhiều đội thiếu niên đã lập công xuất sắc làm
sáng ngời trang sử vẻ vang của Đội như: Đội thiếu nhi Hoàng Văn Thụ, Đội thiếu nhi Bát Sát
(Hà Nội), Đội thiếu nhi Đồng tháp Mười và các đội thiếu nhi ở Sài Gòn…và nhiều anh hùng liệt
sĩ thiếu niên như Lê Văn Tám (Sài Gòn), Dương Văn Nội (Hà Nội), Vừ A Dính (Lai Châu)…
xuất hiện trở thành gương sáng cho các thế hệ thiếu nhi mai sau.
Vào tháng 2/1948 Bác Hồ đã gửi thư căn dặn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc
Toản. Từ đó, một phong trào lớn của Đội ra đời để giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, neo
đơn. Đến nay, công tác Trần Quốc Toản đã trở thành phong trào truyền thống của Đội ngày càng
phát triển và có ý nghĩa xã hội rộng lớn.
Năm 1954, hoà bình lập lại, nhưng nước ta tạm thời bị chia cắt làm 2 miền. Đế quốc Mỹ
âm mưu chia cắt nước ta và phá hoại hiệp định Giơ – ne – vơ. Từ đó, nhân dân ta dưới sự lãnh
đạo của Đảng vừa đấu tranh giành lại miền Nam thống nhất Tổ Quốc, vừa xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc. Miền Bắc hoà bình, trẻ em được vui chơi, được cắp sách đến trường. Tổ
chức Đội phát triển mạnh đến thôn xóm, bản làng và các trường học. Các phong trào Đội cũng
phát triển mạnh mẽ như các phong trào “Vì miền Nam ruột thịt”, “Đi thăm miền Nam”.
Năm 1958 Hợp tác xã Măng non Thạch Khối (Hải Hưng) được thành lập mở đầu cho
phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non ở miền Bắc. Hợp tác xã Măng non Phú Mẫn (Hà
Bắc) đã trở thành điển hình của phong trào, được Bác Hồ gửi thư khen vào năm 1969.
Ngày 02/12/1958 Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến của thiếu nhi
Hải Phòng và Sơn Tây đề nghị Quốc Hội và Chính phủ cho phép thiếu nhi mở phong trào làm
kế hoạch nhỏ xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền Phong ở Hải Phòng.
Ngày 30/5/1959, nhà máy nhựa mang tên Đội khánh thành, Ban Giám đốc đã trao cho
đoàn thiếu nhi miền Bắc 18.000 đồ chơi. Sản phẩm của nhà máy để trao tặng cho các bạn thiếu

nhi miền Nam.
Ngày 15/5/1961 nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội, Bác Hồ đã căn dặn các cháu
thiếu niên nhi đồng 5 điều: “Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,
Giữ gìn vệ sinh thật tốt,
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”
Từ đó đến nay 5 điều Bác Hồ dạy đã trở thành mục tiêu phấn đấu của toàn thể thiếu niên,
nhi đồng Việt Nam. Năm 1961, phong trào “Nghìn việc tốt” của Đội xuất hiện ở Tam Sơn, Hà
Bắc và phát triển khắp các địa phương và trở thành một phong trào lớn của Đội cho đến nay với
nội dung: “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ”.
Ngày 20/12/1961 Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, tổ chức Đội Thiếu niên
Tiền phong ở miền Nam được thành lập và phong trào “Việc nhỏ chí lớn chống Mỹ cứu nước”
trở thành phong trào tiêu biểu của thiếu nhi miền Nam, góp phần vào công cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
Ngày 15/5/1966, nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, Bác Tôn Đức Thắng thay
mặt Đảng và Nhà nước đã trao cho Đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kì chống Mỹ cứu
nước.
“Vâng lời Bác dạy,
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng”
Ngày 30/4/1975, miền Nam độc lập, đất nước hoàn toàn giải phóng.


Ngày 23/6/1976 Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 23 họp tại thành phố
Hồ Chí Minh đã thống nhất tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong cả nước và đề nghị Ban Chấp
Hành Trung Ương Đảng trao cho Đội khẩu hiệu: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của
Bác Hồ vĩ đại: Sẵn sàng!”. Sau khi đất nước giải phóng, Đội viên thiếu nhi tiếp tục phấn đấu,
góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với các sự kiện nổi bật sau:

Tháng 12/1976, hưởng ứng phong trào Kế hoạch nhỏ, theo sáng kiến của thiếu nhi thành
phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào “Thu lượm 4 triệu kilogam giấy vụn
phế liệu và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên “Đoàn xe lửa Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh” đến ngày 01/01/1979 đoàn tàu đã hoàn thành và được bàn giao cho ngành
đường sắt tại Hà Nội. Phong trào đã gây tiếng vang lớn trong xã hội và có giá trị sử dụng đến
ngày hôm nay. Bên cạnh đó, năm 1980, thiếu nhi Thái Bình đã khởi xướng xây dựng khách sạn
Khăn Quàng Đỏ tại Thủ đô Hà Nội. Năm 1985, phong trào “Xây dựng khu di tích Lịch sử Kim
Đồng” tại Cao Bằng được phát động và đã hoàn thành vào ngày 15/5/1986.
Những cố gắng của Đội viên thiếu nhi đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và vinh danh
nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Đội, Đội viên và thiếu nhi cả nước đã vinh dự nhận Huân
chương Hồ Chí Minh vào ngày 15/5/1981.
Năm 1983 “Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng” được phát động
trong cả nước với chủ đề “Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ” và “Mừng chiến dịch Hồ Chí
Minh toàn thắng”.
Ngày 15/5/1996 nhân kỷ niệm 55 ngày thành Đội, Trung ương Đảng trao tặng tổ chức
Đội lá cờ mang dòng chữ: “Thiếu niên Việt Nam hãy làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.
Từ 5 đến 15/5/2001: Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên
Tiền phong Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Sao vàng – phần thưởng cao quý của Đảng
và Nhà nước trao tặng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vì “Đã có nhiều công lao to lớn
đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc”
Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc
lần thứ IX và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được đẩy
mạnh đã tạo ra những kết quả tích cực với hàng ngàn các công trình vui chơi cho thiếu nhi, các
lớp học tình thương đã mang lại niềm vui, điều kiện được sinh hoạt dưới ánh sáng tri thức đến
với học sinh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn đến
trường” phong trào “Tấm áo tặng bạn”, chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”
được tổ chức sâu rộng tại cơ sở Đội, khơi dậy trong thiếu nhi và toàn thể xã hội tinh thần đoàn
kết, tương thân tương ái, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn thiếu thốn; cổ vũ tạo niềm tin và đồng
lòng cùng thiếu nhi trên con đường biến ước mơ thành hiện thực. Đặc biệt cuộc vận động “Thiếu
nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tiếp tục khẳng định lòng biết ơn vô hạn

của thiếu nhi Việt Nam với vị lãnh tụ, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, tạo môi
trường học tập và rèn luyện, góp phần bồi dưỡng hình thành cho các em những giá trị phẩm chất
tốt đẹp của người công dân mới xã hội chủ nghĩa.
Mừng Đội ta 70 năm trưởng thành, thế hệ phụ trách và thiếu nhi Kiên Giang hôm nay sẽ
viết tiếp những trang sử vàng rực rỡ non sông, dâng Đảng quang vinh ngàn việc tốt, dâng Bác
kính yêu ngàn đoá sen hồng, góp công làm rạng danh nòi giống Tiên - Rồng, mừng đất nước
ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn.



×