Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom theo mô hình công ty mẹ bồng con

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (950.46 KB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
----------------------------------

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SACOM THEO MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
----------------------------------

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN
TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SACOM THEO MÔ HÌNH
CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số ngành: 60340102
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2015


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 31 tháng 07 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Văn Trường

Giới tính: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 22/05/1970

Nơi sinh: Vĩnh Phúc

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1341820092.

I-Tên đề tài:
Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
II-Nhiệm vụ và nội dung:

1.Hệ thống cơ sở lý luận về quản trị tài chính doanh nghiệp theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con
2.Phân tích Thực trạng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và phát
triển SACOM
3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính tại
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con
III-Ngày giao nhiệm vụ:

31/07/2014.

IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 20/01/2015.
V-Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. PHAN ĐÌNH NGUYÊN.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS.PHAN ĐÌNH NGUYÊN
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT
1

Họ và tên
TS. LƯU THANH TÂM

Chức danh Hội đồng
Chủ tịch

2

TS. NGUYỄN NGỌC DƯƠNG

Phản biện 1

3

TS. PHAN THỊ MINH TÂM

Phản biện 2

4

GS.TS. HỒ ĐỨC HÙNG

5


TS. PHAN MỸ HẠNH

Ủy viên
Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Văn Trường


ii

LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian học tại trường Đại học Công nghệ TP. HCM, Em được Quý
Thầy Cô tận tình truyền đạt những kiến thức tổng quát cũng như trao đổi về những
bài học thực tiễn về quản trị. Đây là những kiến thức rất mới so với khi em còn học

Đại học, nó hỗ trợ đắc lực giúp Em thành công hơn trong việc giải quyết tốt các vấn
đề thực tiễn tại doanh nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy PGS.TS.Phan Đình Nguyên
đã dành rất nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ Em hoàn
chỉnh bản luận văn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Quý Thầy Cô của Trường đã trang bị cho
Em một nền tảng kiến thức về quản trị vô cùng quý báu. Em cũng xin chân thành
cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy Cô, cán bộ Phòng QLKH - ĐTSĐH Trường Đại
học Công nghệ TP. HCM trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn tới Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, và các
đơn vị trực thuộc và các công ty con thuộc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
Sacom đã tạo điều kiện thuận lợi cho Em tiếp cận với thực tế trong quá trình thực
hiện luận văn này.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả Luận văn: Nguyễn Văn Trường


iii

TÓM TẮT
Quản trị tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, có
phạm vi rộng lớn và tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, vì nó
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Thực tế đã chứng
minh có rất nhiều doanh nghiệp không coi trọng công tác quản trị tài chính, dẫn đến
một hệ quả là doanh nghiệp bị phá sản trong khi vẫn đang kinh doanh mà không
hiểu tại sao. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, chỉ
biết kinh doanh chứ không quan tâm về quản trị mà đặc biệt là quản trị tài chính. Vì
vậy tôi quyết định chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài

chính tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con” để thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tác giả đã vận dụng những cơ sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính doanh
nghiệp cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích thực trạng
quản trị tài chính hiện nay tại SACOM thông qua các báo cáo tài chính từ 2011 đến
2013. Kết quả phân tích cho thấy công tác quản trị tài chính của công ty đã đạt được
một số thành tựu như: khả năng huy động vốn với chi phí vốn thấp rất tốt và hiệu
quả; kiểm soát được tình hình kinh doanh và tài chính trong điều kiện nền kinh tế
khó khăn và khó tiếp cận nguồn vốn vay; hệ thống tài chính ở mức an toàn, không
để xảy ra mất cân đối tài chính. Tuy nhiên, công tác này cũng tồn tại một số vấn đề
như: bộ máy tổ chức cồng kềnh chưa phù hợp với kinh doanh; chưa điều hòa vốn
tạm thời nhàn rỗi giữa các công ty; chưa tách bạch bộ phận tài chính chuyên trách
với phòng kế toán; chưa tính toán hiệu quả của việc đầu tư và huy động vốn; sử
dụng vốn chưa hiệu quả; chưa thật sự quan tâm đến hệ thống quản trị của toàn
SACOM.
Từ những việc chưa làm được cũng như căn cứ định hướng phát triển giai đoạn
2015-2020, tác giả đề ra năm nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện những việc chưa làm
được trong công tác quản trị tài chính tại SACOM đó là: 1) Hoàn thiện cơ chế huy
động vốn; 2) Hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng vốn, tài sản; 3) Hoàn thiện cơ


iv

chế quản lý doanh thu, chi phí, phân phối lợi nhuận; 4) Hoàn thiện cơ chế giám sát
tài chính; 5) Xây dựng cơ chế điều hòa vốn trong toàn mô hình, tiến tới thành lập
công ty tài chính trực thuộc.
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, cho thấy rằng việc hoàn thiện hệ thống quản
trị tài chính là việc bắt buộc mang tính sống còn mà SACOM phải thực hiện trong
giai đoạn hiện nay. Vì vậy, nếu các nhóm giải pháp này thực hiện thành công sẽ đưa
thương hiệu SACOM trở lại là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên thị

trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu này giúp cho Hội đồng quản trị, Ban
Tổng giám đốc có cơ sở trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp nhất để nâng cao
công tác quản trị tài chính cho SACOM và củng cố ngôi vị hàng đầu của SACOM
trên thị trường dây và cáp cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam.


v

ABSTRACT
Financial management is one of the primary tasks of the management, with a
great affluence to many firms, because it determines the existence and development
of the business. There were many businesses not considering the financial
management that led to the bankruptcy without understanding the reasons. Is
management the problem? This is also the real situation of many common
Vietnamese businesses,

just doing business without having knowledge of

management, especially in finance. Therefore, I decided to choose the topic
"Perfecting the system of financial management at Sacom Corporation using the
Headquarter-Subsidiary model" to perform the thesis.
The author has used a theoretical basis about finance, business financial
management, as well as the scientific research methods to analyze the actual
situation of the current financial management process in SACOM through its
financial reports from 2011 to 2013. The results showed that the financial
management of the company had achieved some successes such as its ability to
mobilize capital for business with low and effective capital costs; gained prestige in
payment with its suppliers and banks; petroleum resources always stable even in the
most difficult situations; yet happened irregularities in financial management;
controlled the situation of business and finance in difficult circumstances; financial

system was at a safe level and had not got any financial imbalances. However, also
existed some problems such as the organizational structure wasn’t appropriate for
the business , not analysis business -effectiveness to occur bad debts; Board of
Directors

wasn’t equipped

with

knowledge

of financial

management

and

administration, didn’t negotiate reasonable discounts when buying petrol from
suppliers; didn’t separate between financial department and the accounting
department; didn’t calculate the efficiency of investment and mobilized capital;
depended too much on the bank; the management and operating was inconsistent;
wasn’t really interested in the management system of SACOM.


vi

Based on development orientation of the Corporation in period 2015 - 2020,
The author recommended the five solutions in order to improve weaknesses in
financial management at the Corporation, such as: 1)Perfect the system for raising
capital; 2) Perfect the system for managing and using capital; 3) Perfect the system

for managing revenue, cost and profit distribution; 4) Perfect the system for
monitoring the finance; 5)Build the system to harmonize the capital in the model,
lead to the estasblish of the financial company.
Based on the results of the thesis, the completion of the financial management
system at SACOM is extremely urgent. So if this group of solutions are successful,
SACOM’s brand will become one of the leading enterprises in the stock market.
This thesis helps Board of Directors to choose the most appropriate solutions to
improve financial management and reinforce SACOM position in the cable business
market as well as the stock market.


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………….. ........................ i
LỜI CÁM ƠN……………………………………………………………… ........... ii
TÓM TẮT………………………………………………………………… ............ iii
ABSTRACT……………………………………………………………….. ............ v
MỤC LỤC…………………… ……………………………………………. .......... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………….. .......... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………… ........... x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH…………. ........... xi
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….. ............. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON… ..................... 7
1.1 Tổng quan về mô hình Công ty mẹ-con…………………………… .................. 7
1.1.1. Khái niệm về công ty mẹ – công ty con ……………............................ 7
1.1.2. Đặc điểm của công ty mẹ – công ty con …………….. ......................... 8
1.2.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp………………………………… .............. 9
1.2.1. Bản chất tài chính doanh nghiệp…………………………….. .............. 9

1.2.2. Hoạt động tài chính doanh nghiệp………………….. ......................... 10
1.2.3. Cơ chế tài chính doanh nghiệp……………………………….. ........... 12
1.2.4. Chức năng của tài chính doanh nghiệp…………………….. .............. 14
1.2.5. Vai trò tài chính doanh nghiệp………………………... ..................... 15
1.3.Quản trị tài chính doanh nghiệp…………………………………….. ............... 15
1.3.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp…………………… .......... 15
1.3.2. Nội dung chủ yếu của cơ chế quản trị tài chính doanh nghiệp ........... 16
1.3.3. Mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp…………………… ............ 31
1.3.4. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp…………………. ............ 32
1.3.5. Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp………………… ............ 33
1.3.6. Hiệu quả của quản trị tài chính doanh nghiệp………………… ......... 36
1.4. Một số mô hình công ty mẹ – con trên thế giới…………………..................... 38


viii

Kết luận chương 1………………………………………………………… ............ 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN SACOM…………………… ...................... 41
2.1.Giới thiệu tổng quan về Sacom…………………………… .............................. 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển……………………….. ................. 41
2.1.2. Thông tin chung……………………………………………… ........... 42
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý……………………………………… ............ 43
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh………………………………. ........ 48
2.2. Thực trạng cơ chế quản trị tài chính của Công ty cổ phần Sacom... ................ 49
2.2.1Thực trạng cơ chế huy động vốn ........................................... ............... 49
2.2.2 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng vốn ............................... .............. 57
2.2.3 Thực trạng cơ chế quản lý, sử dụng tài sản............... ........................... 61
2.2.4 Thực trạng cơ chế quản lý doanh thu, chi phí ....................... ............. 69
2.2.5 Thực trạng cơ chế phân phối lợi nhuận .......................... ..................... 72

2.2.6 Thực trạng cơ chế kiểm tra, giám sát......................... .......................... 73
2.3. Đánh giá năng lực tài chính ..................................... ........................................ 75
2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản trị tài chính ........... ............ ...................... 79
Kết luận chương 2…………………………………………………… .................... 83
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CƠ CHẾ
QUẢN T R Ị TÀI CHÍNH CỦA SACOM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ
- CÔNG TY CON …………………………………………………… .................. 84
3.1. Chủ trương, định hướng phát triển của Sacom trong giai đoạn tới.................. 84
3.2. Hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính ....................... .....................................85
Kết luận chương 3................................................................ ...................................................98
KẾT LUẬN……………………………………………………………… ............. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… ............... 101
PHỤ LỤC


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC

Báo cáo tài chính

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị


HTK

Hàng tồn kho

KTT

Kế toán trưởng

SACOM

Công ty cổ phần đầu tư & phát triển SACOM

QTTC

Quản trị tài chính

TCDN

Tài chính doanh nghiệp

TGĐ

Tổng Giám đốc

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ


Tài sản cố định

R&D

Nghiên cứ và phát triển

TĐKT

Tập đoàn kinh tế

CP

Cổ phần

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MTV

Một thành viên

ĐHCĐ

Đại hội cổ đông

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông


TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

CSH

Chủ sở hữu


x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông…………………………………………………. ........... 43
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của SACOM
năm 2011-2013… ........................................ ……………………………………….49
Bảng 2.3: Vốn điều lệ của SACOM giai đoạn 1998-2013………………... ............ 52
Bảng 2.4: Nguồn vốn chủ sở hữu của SACOM 2011-2013…………...... ............... 52
Bảng 2.5: Tình hình vay vốn của SACOM năm 2011 – 2013…………… ............. 54
Bảng 2.6: Nguồn vốn chiếm dụng của SACOM từ năm 2011 – 2013 … ................ 55
Bảng 2.7: Một số dự án đầu tư của SACOM………………… ...................................
Bảng 2.8: Tình hình công nợ phải thu của SACOM năm 2011 – 2013…… ........... 67
Bảng 2.9: Doanh thu của SACOM năm 2011 – 2013…… ..........................................
Bảng 2.10: Nhóm tỷ số hoạt động & tốc độ tăng trưởng vốn 2011-2013 ................ 75
Bảng 2.11: Nhóm tỷ số khả năng tự tài trợ và khả năng huy động vốn nợ .............. 77
Bảng 2.12: Nhóm tỷ số khả năng sinh lời 2011-2013.…………………. ................ 77
Bảng 2.13: Nhóm tỷ số khả năng thanh toán 2011-2013 ………………. ............... 78
Bảng 3.1 So sánh chức năng, nhiệm vụ của Công ty tài chính và Ban tài chính
trong tập đoàn kinh tế ………………………………..... ......................................... 97



xi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần đầu tư & phát triển SACOM…... ........... 43


1

MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế thế giới là xu thế tất yếu và là yêu cầu khách quan đối với nền
kinh tế của một quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Ngày O7/ll/2OO6,
Việt Nam chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau gần
l2 năm đàm phán. Đây là sự kiện có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới toàn bộ đời
sống kinh tế xã hội của nước ta. Gia nhập WTO, chấp nhận mở cửa thị trường, các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các
doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Nhằm thích
ứng với bối cảnh đó, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng thị trường ra
bên ngoài lãnh thổ, nhiều nước đã và đang không ngừng gia tăng quy mô các doanh
nghiệp, xây dựng và phát triển các mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Các doanh
nghiệp của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Việc xây dựng và phát triển các Công ty theo mô hình mẹ-con của Việt Nam
vừa bảo đảm phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu vừa cho phép khai
thác được những lợi thế so sánh vốn có của quốc gia, của doanh nghiệp thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của đất nước. Để các công ty mẹ-con đi vào hoạt động thực sự
đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề, từ việc lựa chọn mô
hình công ty mẹ-con thích hợp, doanh nghiệp cũng cần hoàn thiện hệ thống quản trị
phù hợp, đến việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, đa dạng
hoá ngành nghề sản xuất, mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tạo thế chủ động để mở
rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị

trường quốc tế.
Trong số các vấn đề đó, vấn đề quản trị tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quản trị doanh nghiệp, có phạm vi rộng lớn và tác động đến tất cả các hoạt
động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh
nghiệp đều dựa trên việc phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp như: lựa chọn
hình thức tổ chức doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, điều hành các


2

hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định và minh bạch là một trong những điều
kiện tiên quyết giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhịp
nhàng, đồng bộ và đạt hiệu quả cao. Sự ổn định này có được hay không phần lớn
phụ thuộc vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Nhiều tập đoàn nhà nước đầu tư dàn trải, không tập trung vào ngành kinh doanh
chính, đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm, rủi ro và không thuộc thế mạnh của
mình như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, nợ nần chồng chất của một số tập
đoàn kinh tế đã được phát hiện và báo động từ nhiều năm nay như Vinashin,
Vinalines. Bên cạnh đó Nhà Nước còn nhiều hạn chế, thiếu sót trong các chính
sách, pháp luật đã ban hành liên quan đến các tập đoàn, dẫn đến những tồn tại, yếu
kém trong tổ chức quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp này. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó, trong đó có nguyên nhân quan trọng
là kiểm soát tài chính kém hiệu quả.
Nhằm góp thêm ý tưởng trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với
Công ty mẹ-con tác giả lựa chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực quản
trị tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình
Công ty mẹ - Công ty con” làm luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh.
2. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Các vấn đề về quản trị tài chính trong các doanh nghiệp nói chung đã được

nhiều tác giả quan tâm, đề cập đến trong các sách báo, tạp chí, công trình nghiên
cứu về mặt lý thuyết, đánh giá thực tiễn cũng như tổng kết kinh nghiệm trong và
ngoài nước. Điển hình có một số công trình sau đây:
Thứ nhất, công trình nghiên cứu được xuất bản thành sách có tựa đề: “Tập
đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài chính trong tập đoàn kinh doanh” do NXB
Tài chính ấn hành năm 2003 của TS. Phạm Quang Trung (Đại học Kinh tế Quốc
dân). Đi sâu nghiên cứu công trình này cho thấy công trình đã làm sáng tỏ được
nhiều vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế,
Tổng công ty nhà nước, đồng thời mô tả, tổng hợp, phân tích bức tranh toàn cảnh về


3

thực trạng áp dụng cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty và tập đoàn kinh
tế ở Việt Nam vào thời gian đầu các Tổng công ty và tập đoàn kinh tế mới đi vào
hoạt động. Ngày nay, với những biến đổi lớn trong các Tổng công ty và các tập
đoàn kinh tế trước những thay đối về chính sách của Nhà nước cũng như sự tác
động của Hội nhập kinh tế đối với các tập đoàn kinh tế có thể những phân tích đánh
giá đó không còn giữ nguyên giá trị và cần được cập nhật.
Thứ hai, tác phẩm dưới dạng sách giáo khoa có tựa đề: “Quản trị tài chính
doanh nghiệp hiện đại” do NXB thống kê năm 2009 của tác giả Dương Hữu Hạnh.
Tác phẩm này tuy không đề cập trực tiếp đến cụm từ “quản trị tài chính trong các
Công ty mẹ-con”, song nội dung đề cập trong tác phẩm phần nào cũng đề cập đến
vấn đề quản lý tài chính trong các doanh nghiệp hiện đại, dưới góc nhìn quản trị tài
chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là tác phẩm được biên soạn trên cơ sở các
tác phẩm của các giáo sư Mỹ, Úc và mang đậm nét một cuốn sách giáo khoa,
nghiêng về phần lý luận nhiều hơn.
Thứ ba, tác phẩm “Thành lập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”
do NXB Chính trị quốc gia Hà Nội ấn hành năm 1996 của tác giả Nguyễn Đình
Phan. Trong tác phẩm này, tác giả cũng có dành một số trang viết bàn về vấn đề

quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh doanh, song vẫn dừng lại ở mức độ hạn
chế và cũng mang tính chất gợi ý ban đầu. Từ đó đến nay, tình hình hoạt động của
tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam đã có nhiều biến động, do đó cơ chế quản lý
tài chính trong các tập đoàn kinh tế cũng đã có nhiều thay đổi.
Thứ tư, Hội thảo khoa học (9/2003) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung
ương tổ chức với nội chung bàn về sự hình thành của các tập đoàn Trung Quốc
trong quá trình đổi mới nền kinh tế, từ đó rút ra được kinh nghiệm và bài học ở Việt
Nam;
Thứ năm, Vũ Hà Cường: Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý Tài chính của Tổng
công ty Hàng không Việt Nam theo mô hình Tập đoàn kinh tế, Luận án Tiến sĩ kinh
tế - Học viện Ngân hàng năm 2006.
Thứ sáu, năm 2009 Chính phủ đã có Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ban hành


4

quy chế quản lý tài chính trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Đó là một Nghị định
mới có nhiều tác dụng tích cực trong công tác quản lý tài chính đối với các tập đoàn
kinh tế nhà nước; tuy nhiên theo nhận định của các nhà kinh tế, vẫn còn nhiều điểm
bất cập so với yêu cầu đổi mới và phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay.
Thứ bảy, “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính trong các Tổng công ty nhà nước
theo mô hình Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, của tác giả
Phùng Thế Tính, Học viện Tài chính, năm 2008;
Thứ tám, “Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại Công ty Cổ
phần Đường Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị
Phương Hảo, Đại học Đà Nẵng, năm 2011.
Thứ chín, “Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các DNNVV ở Việt
Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ kinh tế, của tác giả Phạm Thị Vân Anh, Học viện
Tài chính, năm 2012.
Thứ mười, “Năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”,

Luận án tiến sĩ kinh tế, của tác giả Phan Thị Hằng Nga, Trường Đại Học Ngân Hàng
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013.
Vấn đề Quản trị tài chính trong các Tập đoàn kinh tế, các công ty mẹ-con không
chỉ nhận được sự quan tâm của các học giả trong nước, ngay cả ở nước ngoài cũng
được nhiều nhà kinh tế quan tâm đến. Chẳng hạn như Eugene F.Brigham một nhà
nghiên cứu người Đức trong tác phẩm “Fundamentals of Financial Management”
cũng có đề cập đến vấn đề quản trị tài chính trong các tập đoàn kinh tế dưới góc độ
lý luận chung về khái niệm, đặc điểm, nội hàm và phương pháp quản lý.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng trọng tâm vào những mục tiêu chủ yếu sau đây :
Hệ thống cơ sở lý luận về tài chính và quản trị tài chính.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị tài chính tại Công ty cổ phần
đầu tư và phát triển SACOM xét theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện năng lực công tác quản trị tài chính
của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM trong giai đoạn hiện nay và sắp


5

tới theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con..
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện công tác quản trị tài chính của Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển SACOM.
- Phạm vi nghiên cứu: Để tập trung khái quát hoá, giải quyết vấn đề cần
nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác quản trị tài chính
của Công ty cổ phần SACOM trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên lý luận chung về tài chính doanh nghiệp,
quản trị tài chính, phương pháp sơ đồ, biểu mẫu, phương pháp điều tra, thống kê,
phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh và kết hợp với thực tiễn hoạt động của

SACOM để khái quát hóa, làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài cho thấy những tồn tại và bất cập trong công tác quản trị doanh nghiệp
nói chung và quản trị tài chính nói riêng của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
SACOM. Việc nghiên cứu là cơ sở để khắc phục các tồn tại, rút ra bài học kinh
nghiệm nhằm hoàn thiện hơn công tác quản trị tài chính nâng cao năng lực tài chính
doanh nghiệp, đồng thời đưa ra một số giải pháp tài chính để nhà quản lý có thể sử
dụng trong các quyết định tài chính của mình.
Kết quả đánh giá, phân tích quản trị tài chính doanh nghiệp chỉ ra những mặt đạt
được, đặc biệt là những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại, từ đó Luận văn đề
xuất những giải pháp chủ yếu và thiết thực hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM cụ thể:
+ Hoàn thiện qui chế quản lý Người đại diện: cách thức kiểm soát, xác định vị trí
làm việc của người đại diện phù hợp với từng công ty thành viên, thu nhập của
Người đại diện, qui định việc kiêm nhiệm đối với Người đại diện, tiêu chuẩn và
điều kiện tuyển chọn Người đại diện, thực hiện luân chuyển Người đại diện.
+ Hoàn thiện kiểm soát vốn tại Công ty mẹ: cơ chế giám sát, năng lực quản trị điều
hành, cơ cấu vốn, minh bạch về tài chính, xây dựng phương án tài chính.


6

+ Một số giải pháp tái cấu trúc công ty mẹ từ nay đến năm 2020: đầu tư sâu vào
ngành nghề kinh doanh chính, đầu tư vào sản phẩm mới, xây dựng kế hoạch phát
triển thị trường, đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, triển khai ứng
dụng, đầu tư đổi mới công nghệ, phân công hợp tác không cạnh tranh nội bộ.
Kết quả này rất hữu ích đối với :
+ Công ty mẹ: Với các giải pháp hoàn thiện quản trị tài chính tại công ty mẹ theo
chủ trương tái cấu trúc; Hoàn thiện qui chế quản lý người đại diện vốn tại các công
ty con, công ty liên doanh liên kết; Hoàn thiện kiểm soát các hoạt động cơ bản theo

chủ trương tái cấu trúc công ty mẹ.
+ Đối với công ty con, công ty liên doanh liên kết: Với nhóm các giải pháp hoàn
thiện về quản trị tài chính, hệ thống thông tin, quyết định đầu tư.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Tên luận văn “Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công
ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được tổ
chức thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị tài chính doanh nghiệp theo mô hình Công ty
mẹ - Công ty con
Chương 2: Thực trạng quản trị tài chính tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
SACOM
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính tại
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển SACOM theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON
1.1 Tổng quan về mô hình công ty mẹ – công ty con
1.1.1. Khái niệm về công ty mẹ – công ty con
Công ty mẹ – công ty con là tổ hợp gồm một số công ty liên kết với nhau thông
qua hình thức góp vốn, đầu tư tài chính. Mô hình công ty mẹ – công ty con được
phổ biến trên thế giới từ rất lâu, ở mỗi quốc gia mô hình này được gọi dưới các tên
gọi khác nhau như: Keizetsu ở Nhật, Cheabol ở Hàn Quốc, Conglomerate ở Phương

Tây…, nhưng nói chung các tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ –
công ty con đều có đặc điểm chung nổi bật là sự liên kết chặt chẽ về vốn. Trên cơ sở
liên kết về vốn, một công ty với tư cách là công ty mẹ thực hiện đầu tư vốn ở mức
độ chi phối để nắm quyền lãnh đạo và kiểm soát các công ty con, do đó nắm quyền
chi phối cả tập đoàn về vốn, lao động, công nghệ và chiến lược phát triển.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế thì công ty mẹ là một thực thể pháp lý có ít
nhất một đơn vị trực thuộc – công ty con. Công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm
soát bởi công ty mẹ. Kiểm soát ở đây được hiểu là sở hữu trực tiếp hay gián tiếp
nhiều hơn 50% số phiếu bầu, hoặc sở hữu 50% số phiếu bầu hay ít hơn nhưng nắm
quyền đối với hơn 50% số phiếu bầu theo sự thoả thuận với các cổ đông khác.
Theo Luật doanh nghiệp nhà nước (DNNN) năm 2003 (điều 47, khoản 2) thì:
“Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (hay tổ hợp công ty mẹ – công
ty con) là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty nhà nước quy
mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác, trong
đó công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác”. Cũng theo luật DNNN
2003 thì: “Công ty nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác (hay công ty
mẹ) là công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chiếm trên 50%
vốn điều lệ của doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó”.
Theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 09/08/2004 của Chính phủ về tổ chức,
quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà


8

nước độc lập theo mô hình công ty mẹ – công ty con thì: Tổng công ty theo mô hình
công ty mẹ – công ty con là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp
vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, trong đó có một công ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh
nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác
bị công ty mẹ chi phối (gọi tắt là công ty con) hoặc có một phần vốn góp không bị

chi phối của công ty mẹ (gọi tắt là công ty liên kết).
Theo Luật doanh nghiệp năm 2005, thì một công ty được coi là công ty mẹ của
công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã
phát hành của công ty đó; có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất
cả thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty đó; có quyền
quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó.
Nghị định 153/NĐ-CP của Chính phủ và Luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã tạo
điều kiện cho các tổng công ty, công ty nhà nước độc lập thực hiện chuyển đổi sang
mô hình mới nhằm khắc phục những bất cập và sự không thích ứng trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng gay gắt của các mô hình tổ chức cũ. Nghị định nêu rõ mục
tiêu của việc chuyển đổi, tổ chức lại là nhằm chuyển từ liên kết theo kiểu hành
chính với cơ chế giao vốn sang liên kết bền chặt bằng cơ chế đầu tư tài chính là chủ
yếu, trong đó quyền lợi và trách nhiệm của công ty mẹ và công ty con được quy
định chặt chẽ, tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp chuyển đổi.
1.1.2. Đặc điểm của công ty mẹ – công ty con
- Về cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng của công ty mẹ
Tổ hợp công ty mẹ – công ty con chỉ được xem như một chủ thể kinh tế chứ
không phải là một chủ thể pháp lý. Trong tổ hợp công ty mẹ công ty con không có
bộ máy quản lý chung được thiết lập.
Trong mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ và công ty con đều là các
chủ thể có đầy đủ tư cách pháp nhân, độc lập về mặt kinh tế và có cơ quan quyền
lực riêng nhưng tổ hợp công ty mẹ – công ty con không có tư cách pháp nhân.


9

Thông qua vai trò của người đại diện phần vốn đầu tư tại các công ty con, công
ty mẹ thực hiện các chức năng như: chức năng quản lý, chức năng tài chính và chức
năng dịch vụ.

- Về tính chất sở hữu
Công ty mẹ – công ty con chỉ là một tổ hợp đa sở hữu trong đó, công ty mẹ và
các công ty con có thể là công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công
ty liên doanh với nước ngoài.
Trên thế giới, chế độ sở hữu phổ biến nhất của các công ty trong mô hình công
ty mẹ – công ty con là chế độ sở hữu hỗn hợp, các công ty này được tổ chức dưới
dạng công ty cổ phần. Đối với những lĩnh vực cần thiết, Nhà nước có thể thực hiện
quyền sở hữu đối với toàn bộ tổ hợp thông qua việc nắm giữ 100% vốn điều lệ của
công ty mẹ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối ở công ty mẹ.
- Về quy mô hoạt động và ngành nghề
Hầu hết các công ty mẹ – công ty con đều có quy mô lớn về vốn, lao động, thị
trường và lĩnh vực kinh doanh. Điều này vừa tạo những thuận lợi khi huy động các
nguồn lực kinh doanh về vốn, lao động, khả năng chiếm lĩnh thị trường… nhưng
đồng thời cũng gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý, xây dựng định hướng,
chiến lược, điều hòa, phối hợp hoạt động của toàn bộ tổ hợp.
Đó là những đặc điểm chung của các công ty mẹ – công ty con được thừa nhận
một cách phổ biến. Tuy nhiên, tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi nước và ở
mỗi một thời kỳ phát triển khác nhau mà nhóm các công ty mang những dấu ấn
riêng của mỗi nước ở những thời kỳ khác nhau.
1.2.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp
1.2.1 Bản chất của tài chính doan nghiệp
Trong hệ thống tài chính của một nền kinh tế, các hoạt động tài chính doanh
nghiệp là một khâu quan trọng, đây là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với
sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hàng hoá tiền tệ.


10

Tài chính doanh nghiệp là một khâu quan trọng của hệ thống tài chính, các hoạt
động tài chính theo nghĩa rộng bao hàm các hoạt động kinh tế, các quan hệ kinh tế

trong đó có sự vận động hoặc sự biểu hiện của tiền tệ thông qua các quan hệ tiền tệ.
Bản chất của các các mối quan hệ đó là những quan hệ về giá trị được biểu hiện
dưới sắc thái khác nhau.
Để có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ một doanh
nghiệp nào cũng cần phải đảm bảo được một lượng vốn nhất định; vốn tiền tệ luôn
là một tiền đề cần thiết, không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn tiền tệ của doanh nghiệp bị biến đổi tuân theo
những quy luật chu chuyển nhất định. Dưới góc độ tài chính, có thể nói quá trình
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và
sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Các luồng tiền tệ vào, luồng tiền ra
khỏi doanh nghiệp tạo thành sự vận động của các luồng tài chính của doanh nghiệp,
gắn với các hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của
doanh nghiệp.
Tóm lại, có thể nói tài chính doanh nghiệp là quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt
được các mục tiêu đó đề ra. Như vậy, các hoạt động tài chính doanh nghiệp chính là
những hoạt động của doanh nghiệp liên quan tới việc tạo lập, phân phối và sử dụng
các quỹ tiền tệ. (TS. Lưu Thị Hương, 2010).
1.2.2. Hoạt động tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nó được thực hiện thông qua một cơ chế. Đó là cơ chế quản lý tài
chính doanh nghiệp. Cơ chế quản lý tài chính doanh nghiệp được hiểu là một tổng
thể các phương pháp, các hình thức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt
động tài chính của doanh nghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định. . (TS. Lưu Thị Hương, 2002).


×