Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Một số giải pháp cơ bản thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần phát triển thương mại bẩy lợi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.96 KB, 40 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH


LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thị trường với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi mỗi chủ
thể trong nền kinh tế nói chung và các công ty kinh doanh nói riêng phải biết pháy
huy nỗ lực vươn lên tạo chỗ đứng cho mình trên thương trường để có thể tồn tại và
phát triển. Muốn làm được điều này thì bản thân các công ty phải xây dựng cho mình
chiến lược kinh doanh hợp lý, những kế hoạch mục tiêu cụ thể riêng, làm nền móng
cho đà phát triển dần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Từ đó đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ, mở rộng thị phần của công ty trên thị trường, nâng cao uy tín tạo
vị thế cho công ty.
Ngày nay vấn đề tiêu thụ sản phẩm được các doanh nghiệp dặt lên hàng đàu bởi
nó có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, kích thích quấ
trỉnh sản xuất kinh doanh và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hiệu quả của hoạt
động tiêu thụ sản phẩm càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng hoạt
động kinh doanh cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Do đó đối với bản thân các doanh
nghiệp thì việc thúc đấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển.
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Phát triển thương mại Bẩy Lợi – là
một công ty trẻ, mới thành lập, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh các
sản phẩm điện tử điện lạnh, Em thấy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa
được chú trọng. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề tài: Một số giải pháp cơ bản thúc
đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy
Lợi. Với tinh thần ham học hỏi, cũng như những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi, tích
lũy được trong quá trình thực tập tại công ty, em đã mạnh dạn viết bài luận văn này
để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi.


Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần phát
triển Thương mại Bẩy Lợi.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản
phẩm tại công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh (chị) trong công ty
Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi. Và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
thầy giáo PGS.TS Vũ Văn Hân (PCN Khoa) đã giúp em hoàn thành bài báo cáo
này.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI BẨY LỢI
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần phát triển Thương mại
Bẩy Lợi
Tên công ty: Công ty cổ phần phát triển thương mại Bẩy Lợi
Tên giao dịch: Công ty cổ phần phát triển thương mại Bẩy Lợi
Địa chỉ trụ sở chính: Số 107 Nguyễn Lương Bằng, phường Nam Đồng,
quận Đống Đa – Hà Nội
SĐT: 0913010600
FAX: 0435632209
Email:
Mã số thuế: 0102326586
Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng
Vốn pháp đinh: 4 tỷ đồng
Công ty Cổ phần phát triển thương mại Bẩy Lợi được thành lập năm 2008
theo giấy phép kinh doanh số 0103018695, ngày 16 tháng 8 năm 2007 do sở kế
hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Năm 2011 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác
giữa Bẩy Lợi với các nhà cung câp là các tập đoàn Điện tử, điện lạnh, điện gia

dụng. Công ty rất tự hào và hãnh diện khi được Tập đoàn điện tử, điện lạnh
Funiki lựa chọn làm đối tác thay mặt Funiki phát triển hệ thống Showroom tại
Hà Nội với chức năng trưng bày, giới thiệu và phân phối độc quyền các sản
phẩm mang thương hiệu Funiki trên thị trường Việt Nam.
2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty là 4 ngành, bao gồm:
- Phân phối, bán và lắp ráp các thiết bị điện tử, điện lạnh, điện dân dụng.
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển khách hàng bắng ô tô theo hợp đồng.
- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.
Tuy nhiên hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là tổ chức bán hàng
điện tử, điện lạnh, điện gia dụng. Hiện nay công ty cổ phần Phát triển Thương
mại Bẩy Lợi là một nhà phân phối lớn máy điều hòa nhiệt độ của công ty

4


FUNIKI, đồng thời cũng là đại lý chính thức bán máy điều hòa của các hãng
khác như: PANASONIC, LG, SAMSUNG, TOSHIBA, HITACHI, SANYO
Hệ thống mạng lưới bán hàng của công ty tập trung vào bán phân phối cho
các cửa hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng khác trong địa bàn Hà Nội và
cung cấp, lắp đặt, bảo dưỡng máy điều hòa cho các công trình, dự án, hoặc cung
cấp máy và lắp đặt theo yêu cầu của dự án. Ngoài ra còn bán và lắp đặt trực tiếp
cho người tiêu dùng đến mua trực tiếp tại showroom của công ty theo giá bán lẻ
của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Đại hội đồng
Đ
cổ đông

Hội đồng quản
trị

Ban kiểm soát

Tổng Giám đốc

P.TGĐ Tài chính

Phòng Kế
toán

Phòng Tổ
chức Hành
chính

P.TGĐ Kinh doanh

Phòng Kinh
doanh

Phòng Kỹ
thuật

Phòng
chăm sóc
khách hàng

Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Các bộ phận bao gồm các cá
nhân hoạt động theo lĩnh vực chức năng của phòng theo lệnh của cấp trên. Với

cơ cấu tổ chức này, tính tác nghiệp trong công ty tương đối cao, tuy nhiên trách
nhiệm cao nhất vẫn thuộc về ban lãnh đạo công ty.
Đại hội đồng cổ đông
5


-

-

- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
- Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
- Tổng số tiền thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị và báo cáo tiền
thù lao của Hội đồng quản trị.
- Bổ sung và sửa đổi Điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị
- Quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Giám sát, chỉ đạo Ban giám đốc và người quản lý khác trong điều hành
công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội cổ đông, triệu
tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông
qua quyết định.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát thực hiện giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội
đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hàng công ty, chịu trách
nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Thẩm định, trình báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hàng năm và
sáu tháng của công ty, báo cáo, đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị

lên Đại hội cổ đông tại cuộc họp thường niên.
Tổng giám đốc công ty
Là người đại diện cho công ty trước pháp luật, tổ chức và điều hành mọi
hoạt động của công ty. Điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty: quyết định
kế hoạch kinh doanh, tập hợp các thông tin từ các đơn vị trực thuộc và các
phòng ban để tổ chức quản lý và thực hiện.
Phó Tổng Giám đốc Tài chính
Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quá trình quản lý chỉ đạo liên quan đến
tài chính của công ty, đồng thời phải luôn luôn theo dõi tình hình tài chính của
công ty và hoạt động kế toán theo qui định Nhà nước.
Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh
Giúp việc cho Tổng Giám đốc trong quá trình quản lý chỉ đạo liên quan đến
việc Kinh doanh của công ty.
Có nhiệm vụ đàm phán với các đối tác, trình Ban Giám đốc ký kết hợp
đồng ngoại thương. Theo dõi, đôn đốc việc ký kết hợp đồng phía các đối tác.
6


-

-

-

-

-

Trực tiếp làm thủ tục giao nhận hàng cho đối tác, khách hàng hoặc vận chuyển
đến nơi đã ký kết hợp đồng.

Phòng kế toán
Liên tục cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày giúp cho lãnh đạo
công ty nắm bắt được tình hình về công tác Tài chính Kế toán trong toàn công ty
một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời nhất để từ đó đưa ra được các quyết định
đúng đắn về thực hiện các quan hệ phân phối và cân đối Kinh doanh phục vụ
nhiệm vụ Kinh doanh của công ty.
Mở sổ quản lý toàn bộ tài sản của công ty.
Thanh quyết toán các chế độ cho người lao động theo qui định của công ty và
pháp luật.
Tính toán, trích nộp đầy đủ, đúng và kịp thời các khoản nộp ngân sách Nhà
nước.
Phòng Kinh doanh
Thực hiện việc quản lý Kinh doanh các mặt hàng trong toàn công ty, theo dõi chi
tiết tới từng hợp đồng ký kết với khách hàng, đồng thời lập kế hoạch Kinh
doanh để các phòng ban, đơn vị trực thuộc triển khai và phấn đấu thực hiện.
Cuối kỳ: báo cáo, đánh giá lại mức độ thực hiện kế hoạch, phân tích những
thông tin, số liệu cụ thể báo cáo ban Giám đốc.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo sản phẩm tới khách hàng. Phân phối hàng
hóa đến những kênh phân phối theo mục tiêu đã định nhằm tối ưu việc hiện diện
của hàng hóa, dịch vụ với chi phí hợp lý và hiệu quả tối đa, đạt được mục tiêu
marketing của công ty về ngắn hạn cũng như dài hạn.
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc về cơ cấu, tổ chức bộ máy sản xuất kinh hợp lý
với yêu cầu và quy mô phát triển của công ty theo từng giai đoạn. Ngoài ra còn
có chức năng thực hiện các chính sách nhà nước đối với người lao động, làm
công tác thanh tra, bảo vệ, quản lý hành chính. Phụ trách về nhân sự, tổ chức
đào tạo và tiếp nhận cán bộ, nâng cao trình độ cho nhân viên để phù hợp với tình
hình kinh doanh, chiến lược phát triển của Công ty.
Phòng kỹ thuật
Có chức năng nghiên cứu, lắp đặt và bảo hành các sản phẩm của công ty cho

khách hàng.
Phân phối và tiếp nhận hàng hóa, bảo quản, sắp xếp hàng hóa theo từng chủng
loại, theo yêu cầu kỹ thuật. Đồng thời lập báo cáo lên tục đê gửi lãnh đạo vè
thình hình Xuất – Nhập – Tồn hàng hoá trong kho.
7


Phòng chăm sóc khách hàng
Xây dựng tổ chức quản lý các công việc tại phòng, đảm bảo đáp ứng yêu
cầu quản lý của khách hàng, quản lý, duy trì, chăm sóc khách hàng sau khi mua
sản phẩm của công ty.
4. Các nguồn lực sản xuất của công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi
4.1 Vốn
Qua bảng cơ cấu vốn của ba năm 2012 – 2014, chúng ta có thể thấy rõ tổng
nguồn vốn của công ty biến động không đồng đều. Cụ thể năm 2012, tổng nguồn
vốn của công ty là 16.651 trđ. Sang năm 2013 tổng vốn giảm xuống 12.215 trđ
tương đương giảm xuống 4.436trđ (26,64%), nguyên nhân tổng nguồn vốn bị
giảm như vậy là do sang năm 2013 công ty kinh doanh kém hiệu quả, có ít hợp
đồng do đó không sử dụng nhiều vốn cho việc kinh doanh nên vốn vay giảm dẫn
đến tổng nguồn vốn kinh doanh cũng giảm. Đến năm 2014 tăng thành 16.552trđ
tương đương tăng 4.337 trđ (35,5%) so với năm 2013 điều này thể hiện rằng công
ty chưa có sự bứt phá nào về tổng nguồn vốn trong suốt 3 năm.
Chia theo tính chất, tổng nguồn vốn của công ty Bẩy Lợi được chia thành
vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó năm 2012 vốn cố định của công ty Bẩy
Lợi là 286 trđ chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng nguồn vốn cho thấy công ty chưa
thực sự đầu tư mạnh tay vào cơ sở vật chất trang thiết bị để hỗ trợ cho việc kinh
doanh. Sang năm 2013 vốn cố định của công ty không có sự thay đổi nào, vẫn
giữ nguyên ở mức 286 trđ với tỷ trọng 2%. Tuy nhiên đến năm 2014 lại tăng lên
đáng kể 1.742 trđ tăng thêm 1.474 trđ tương đối tăng thêm 550% so với năm
2013 là do công ty ngày càng chú trọng việc phát triển cơ sở vật chất để hỗ trợ

việc sản xuất, kinh doanh của công ty như phát triển thêm các dự án khác tại các
tỉnh, thành phố hay trang bị thêm cơ sở vật chất, hạ tầng để tăng thêm quy mô và
tạo nên uy tín cho công ty trong thời kỳ suy thoái vẫn còn đang khó lường như
hiện nay.
Vốn lưu động của công ty trong năm 2012 là 16.383 trđ chiếm 98% trong
tổng nguồn vốn. Sang năm 2013 tổng số vốn lưu động dã giảm xuống còn
11.947 trđ so với năm 2012 đã giảm xuống 4436 trđ số tương đối là 27%. Năm
2014 tăng 2863 trđ, từ 11.947 trong năm 2013 lên 14.810 trđ vào năm 2014 số
tương đối là 24%. Điều này cho thấy công ty ngày càng mở rộng qui mô kinh
doanh nên cần nhiều vốn lưu động để phục vụ cho việc kinh doanh.
Chia theo chủ sở hữu, tổng vốn chủ sở hữu cuả công ty có được trong năm
2012 là 4.040 trđ chiếm tỷ trọng 24,26% cho thấy công ty chưa có tiềm lực về
8


tài chính. Và công ty Bẩy Lợi cũng nhận thức rõ được điều đó nên năm 2013
tổng số vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên 2.511 trđ tượng đương 62,1%
thành 6.551 trđ và năm 2014 con số vốn chủ sở hữu tăng 1 cách đáng kể thành
13.007 trđ tương đương tăng 6.456 trđ (134%) so với năm 2013. Điều này thể
hiện được rằng công ty luôn cố gắng nỗ lực tăng mức vốn chủ sở hữu của mình,
nó cho thấy công ty muốn sản xuất, kinh doanh chủ yếu trên vốn chủ sở hữu
nhằm hạn chế các rủi ro cũng như công nợ không mong muốn có thể xảy tới.
Cuối cùng là vốn vay của công ty Bẩy Lợi tại năm 2012 số vốn vay của
công ty là 12.611 trđ chiếm 75,74% nguồn vốn của công ty, nguyên nhân của
việc vốn vay chiếm tỷ trọng cao như vậy là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó
khăn thêm vào đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào cạnh tranh,
kinh doanh sản phẩm điện tử điện lạnh nên công ty cần nhiều vốn để phục vụ
cho việc kinh doanh để có thể cạnh ttranh với các đối thủ. Tới năm 2013 số vốn
vay của công ty giảm xuống đáng kể còn 5.664 trđ, so với năm 2012 đã giảm
được 6.947 trđ (55%) cho thấy công ty luôn muốn hạn chế tối đa số vốn vay để

tăng thêm lợi nhuận cho công ty trong thời suy thoái ảm dạm như hiện nay. Năm
2014 số vốn vay tiếp tục giảm còn 3.545 trđ tương đương giảm 2.119 trđ
(37,4%), điều này cho thấy công ty luôn kiểm soát vốn vay của mình rất tốt để
con số về vốn vay của công ty không quá lớn để bị vượt tầm kiểm soát và bị
phụ thuộc vào vốn vay để sản xuất kinh doanh.
Với kết quả này cho ta thấy công ty đang ngày càng được củng cố, khả
năng phát triển và mở rộng thị trường là rất lớn.

9


Bảng 1: Cơ cấu vốn của Công ty qua 3 năm 2012 – 2013
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2012
Số
lượng
Tổng vốn

Tỷ trọng
(%)

Năm 2013
Số
lượng

Năm 2014

Tỷ trọng
(%)


Số
lượng

So sánh tăng, giảm
2013/2012

So sánh tăng, giảm
2014/2013

Tỷ trọng Số tuyệt
(%)
đối

Số
tương
đối (%)

Số tuyệt
đối

Số
tương
đối (%)

16.651

100

12.215


100

16.552

100

-4.436

26,64

4.337

35,5

Vốn chủ sở hữu

4.040

24,26

6.551

53,6

13.007

78,6

2.511


62,1

6.456

98,5

Vốn vay

12.611

75,74

5.664

46,4

3.545

21,4

-6.947

55

-2.119

37,4

Vốn cố định


268

1,6

268

2,2

1.742

10,5

0

0

1.474

550

Vốn lưu động

16.383

98,4

11.947

97,8


14.810

89,4

-4.436

27

2.863

24

Chia theo chủ sở hữu

Chia theo tính chất

Nguồn: Phòng tài chính Kế toán

10


4.2. Nhân lực
Ở bảng 2, chúng ta xét đến cơ cấu nhân lực của công ty cổ phần phát triển
Thương mại Bẩy Lợi. Có 5 yếu tố có thể làm rõ cơ cấu nhân lực của Bẩy Lợi
như sau:
Một, về tổng số lao động của công ty. Năm 2012 nhân sự của công ty là
120 người sau 3 năm phát triển. Con số về nhân sự của công ty tăng giảm không
đáng kể. Cụ thể là năm 2013 giảm còn 113 người, chiếm 5,9% so với 2012,
nguyên nhân là do chi phí kinh doanh tăng cao,khiến cho việc kinh doanh của
công ty gặp nhiều khó khăn do đó việc cắt giảm bớt số lao động để giảm chi phí,

kiểm soát chặt chẽ thời gian thừa cảu các nhân viên trong công ty. Năm 2014 số
lao động lại tăng thành 115 người, tỷ trọng tăng 1,8% so với năm 2013.
Hai, phân theo tính chất lao động. Lao động chủ yếu của Công ty là lao
động trực tiếp.Tổng số lao động của Bẩy Lợi trong năm 2012 là 120 người,
trong đó nhân viên lao động trực tiếp của công ty là 93 người chiếm 77,5%
trong khi số lao động gián tiếp chỉ có 27 người chiếm 22,5% tỷ trọng. Nhưng
đến năm 2013 số lao động trực tiếp lại giảm đi còn 90 người chiếm tỷ trọng
79,7% trong tổng số lao động và lao động gián tiếp giảm xuống còn 23 người và
tỷ trọng năm 2013 ở mức 20,3% . Sang đến năm 2014 số lao động trực tiếp lại
tăng lên là 94 người chiếm tỷ trọng 81,8% trong tổng số lao động, tăng tương
đương với năm năm 2013 là 4,4%, lao động gián tiếp tục giảm xuống còn 21
người chiếm 18,2% trong tổng số lao động và so với năm 2013 là 8,7%.
Ba, phân theo giới tính.Với đặc thù là công ty bán, vận chuyển và lắp ráp
ngay tại công trình nên cần nhiều sức lực cho việc vận chuyển, sắp xếp các sản
phẩm một cách dễ dàng do đó số lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động
nữ. Số lao động nữ thường ít hơn lao động nam trong 3 năm từ 2012 đến 2014
với tốc độ tăng, giảm không đáng kể. Đối với lao động nam, năm 2012 là 80
người chiếm 66,7% trong tổng số lao động cảu công ty, năm 2013 giảm đi 7
người so với năm 2012, số tương đối là 8,5% so với năm 2012. Sang năm 2014
tăng lên 9 người so với năm 2013, số tương đối là 12,3%. Bên cạnh đó, số lao
động nữ cùa công ty thì hầu như sự thay đổi là không đáng kể, năm 2012 và
2013 luôn giữ ở mức 40 người năm 2014 giảm còn 33 người, tỷ trọng tương
đương của năm 2014 so với 2013 là 17,5%.
Bốn, phân theo trình độ. Số lao động có trình độ Đại học (ĐH), trên Đại
học và PTTH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với với Cao đẳng (CĐ) và trung
cấp. Cụ thể là trong 3 năm trở lại đây số lao động ĐH, trên ĐH không có sự thay
11


đổi luôn ở mức 70 người và tỷ trọng giao động từ 58% đến 62% trong tổng số

lao động. Lao động ở trình độ CĐ và trung cấp cũng vậy,số lao động ở trình độ
này ít hơn hẳn số lao động ở trình độ ĐH, trên ĐH và PTTH, trong 3 năm vẫn
giữ nguyên ở mức 18 người, tỷ trọng giao động từ 15% đến 16% trong tổng số
lao động của công ty, nguyên nhân là do công ty kinh doanh thương mại nên
mọi hoạt động đều đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm, có trình độ
chuyên môn cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả
công việc cao.
Đối với lao động ở trình độ PTTH, có sự thay đổi không đáng kể, năm
2012 là 32 người chiếm tỷ trọng 26,7%, sang năm 3013 giảm xuống còn 25
người, giảm tương đương so với năm 2012 là 21,9%, đến năm 2014 tăng lên
thành 27 người và tỷ trọng tăng tương đương so với năm 2013 là 8%.
Cuối cùng, xét về độ tuổi. Những người làm việc cho Bẩy Lợi có độ tuổi
không quá chênh lêch nhau và cho thấy rằng đây là môi trương làm việc dành
cho tất cả mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau. Qua 3 năm từ năm 2012 đến năm
2014 số lao động dưới 25 tuổi chiếm tỷ trọng thấp nhất dao động từ 10% đến
13%, năm 2012 và năm 2013 thì hầu như không có sự thay đổi nào luôn ở mức
13 người. Năm 2014 tăng lên 2 người, tỷ trọng tương đương tăng 15,3% so với
năm 2013. Số lao động trên 45 tuổi thì luôn ổn định qua các năm ở mức 30
người. Số lao động ở độ tuổi từ 35 tuổi đến 45 tuổi, có sự thay đổi nhưng không
đáng kể, năm 2012 chiếm 37,5% trong tổng số lao động, tỷ trọng này giảm
xuống còn 36,2% trong năm 2013 và 35,7% trong năm 2014. Cùng với đó là lao
động từ độ tuổi 25 tuổi đến 35 tuổi, năm 2012 là 32 người chiếm tỷ trọng 26,7%
trong tổng số lao động, năm 2013 và 2014 giảm xuống còn 29 người tỷ trọng
tương đương năm 2013 so với 2012 là 9,3%. Qua đó ta có thể thấy lao động của
công ty là lao động trẻ, đội ngũ lao động có kinh nghiệm năng nổ và có nhiệt
huyết trong công việc.
Trong qua trình hình thành và phát triển, công ty đã từng bước sắp xếp tổ
chức nhân sự ngày càng hợp lý hơn theo mô hình tính giản, gọn nhẹ. Hiện tại
tổng số cán bộ công nhân viên trong công ty là 148 người. Công ty được tổ
chức, quản lý với đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm.


12


Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của Công ty qua 3 năm 2012 – 2014
Năm 2012
Số
lượng
Tổng số lao động
120
Phân theo tính chất lao động
Lao động trực tiép
93
Lao động gián tiếp
27
Phân theo giới tính
Nam
80
Nữ
40
Phân theo trình độ
ĐH và trên ĐH
70
CĐ và Trung cấp
18
PTTH hoặc THCS
32
Phân theo độ tuổi
Trên 45 tuổi
30

Từ 35
45
Tuổi đến 45 tuổi
Từ 25 tuổi đến 35 tuổi
32
Dưới 25 tuổi
13

Tỷ
trọng
(%)
100

Năm 2013

Năm 2014

113

Tỷ
trọng
(%)
100

77,5
22,5

90
23


66,7
33,3

So sánh tăng,
So sánh tăng,
giảm 2013/2012
giảm 2013/2014
Số
Số
Số tuyệt
Số tuyệt
tương
tương
đối
đối
đối (%)
đối (%)
-7
5,9
2
1,8

115

Tỷ
trong
(%)
100

79,7

20,3

94
21

81,8
18,2

-3
-4

3,2
14,9

4
-2

4,4
8,7

73
40

64,7
35,3

82
33

71,3

28,7

-7
0

8,5
0

9
-7

12,3
-17,5

58,3
15
26,7

70
18
25

61,9
16
22,1

70
18
27


60,9
15,7
23,4

0
0
-7

0
0
21,9

0
0
2

0
0
8

25

30

26,6

30

26


0

0

0

0

37,5

41

36,2

41

35,7

-4

8,9

0

0

26,7
10,9

29

13

25,7
11,5

29
15

25,2
13

-3
0

9,3
0

0
2

0
15,3

Số
lượng

Số
lượng

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính


13


2.1.3 Cơ sở vật chất
Hiện nay trụ sở chính của công ty được đặt tại số 107 Nguyễn Lương Bằng,
phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và đây chũng chính lá
Showroom, nơi trưng bày và bán các sản phẩm của Công ty. Với diện tích hơn
100m2 được bố trí và sắp xếp một cách khoa học thuận tiện cho quá trình làm
việc của nhân viên cũng như thăm quan, mua sắm sản phẩm của khách hàng.
Dưới đây là bảng một số máy móc thiết bị chính dùng cho việc kinh doanh
của công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lơi. Để việc kinh doanh hiệu
quả, mang đến những dịch vụ tốt, và làm hài lòng khách hàng cũng như việc tri
ân, chăm sóc dịch vụ sau bán hàng ngay từ khi mới thành lập, công ty quan tâm
đến trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tính chất công việc. Hầu hết
máy móc thiết bị của ông ty được nhập khẩu từ nước ngoài nhằm đảm bảo có
một hệ thống kinh doanh làm việc hiện đại, khoa học và chuyên nghiệp
Bảng 3: Máy móc thiết bị cho kinh doanh
T
T
1

Xuất xứ

Số
lượng

Năm
SX


Giá trị còn lại

Máy tính

Nhận bản

30

2012

4.250.000

Máy in

4

2011

2.127.000

3

2011

1.500.000

Tên máy

3


Máy fax

CH LB
Đức
Hàn Quốc

4

Điện thoại bàn

Nhật Bản

7

2012

320.000

5

Camera giám sát

Nhật Bản

8

2013

1.800.000


6

Màn hình để quảng cáo Nhật Bản
sản phẩm, giám sát

11

2014

2.890.000

23

2010

859.000

2

2013

38.000.000

2

7
8

Kệ đựng trưng bày sản Việt Nam
phẩm

Xe vận chuyển (ô tô)
Nhật Bản

Với số lượng và hệ thống cơ sở vật chất trên hoàn toàn phù hợp với qui
mô kinh doanh hiện nay của công ty. Tuy nhiên trong tương lai để mở rộng qui
mô kinh doanh công ty cần trang bị thêm một số máy móc, trang thiết bị hiện đại
để phục vụ cho quá trình kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Đồng
14


thời thường xuyên thay đổi cách bố trí sắp xếp gian hàng trưng bày sản phẩm
sao cho thật thuận tiện, bắt mắt nhằm thu hút và đem đến sự hài long, thoải mái
cho khách hàng khi mua sắm tại showroom của Công ty.
5. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Mặc dù gặp rất nhều khó khăn khi mới thành lập về nhiều mặt như: Tiền
vốn, tiền đầu tư về cơ sở vật chất còn nghèo, chưa đầu tư được nhiều vào cán bộ
công nhân viên. Nhưng kết quả hoạt động kinh doanh vẫn tăng khá cao qua các
năm, cụ thể:
Doanh thu của năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 31.820 trđ, 49.360 trđ và
68.120 trđ. Doanh thu tiêu thụ năm 2013 tăng 17.540 trđ tương đương tăng 55,1%
so với năm 2012 và năm 2014 tăng 18.760 trđ tương đương 38% so với năm 2013.
Doanh thu của công ty ngày càng tăng qua các năm là do công ty mở rộng quy mô
kinh doanh, làm ăn có uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đối tác, đồng thời
công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.
Doanh thu tăng nên làm cho lợi nhuận của công ty qua 3 năm tăng lên đáng
kể. Năm 2013 đạt 16.723 trđ tăng 7.291 trđ, tăng 77,3% so với năm 2012, không
chỉ dừng lại ở đó sang năm 2014 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể
đạt 23.978 trđ tăng 43,3% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận
sau thuế này là do sự cố gắng phấn đấu của công nhân viên trong công ty. Lợi
nhuận tăng là cơ sở cho sự phát triển, mở rộng qui mô kinh doanh của công ty.

Doanh thu, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng khiến cho thu nhập bình
quân một lao động trong công ty cũng tăng. Cụ thể, năm 20-13 thu nhập bình
quân lao động tăng từ 3.922.000đ/tháng trong năm 2012 lên 4.575.000đ/tháng
trong năm 2013. Không dừng lại ở đó, sang năm 2014 thu nhập bình quân của
một lao động tăng lên đáng kể, tăng 1.955.000đ/tháng, tăng 42,8% so với năm
2013. Điều này nhằm đảm bảo cho nhân viên có mức thu nhập ổn định, đời sống
được nâng cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ của công ty tăng dần trong 3 năm
từ 2012 đến 2014, nhưng sự thay đổi này không đáng kể. Năm 2013 tăng
0,042% so với 2012, năm 2014 con số này tăng lên là 0,351% tăng 0,013% so
với năm 2013. Ta thấy mặc dù năm 2014 là năm đầu tư nhiều, lợi nhuận thu về
15


cao nhưng so với doanh thu thu được điều đí cho thất công ty đã sử dụng vốn
của mình rất tốt. Tỷ số này đã cho thấy công ty đang phát triển, đã có biện pháp
tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ. Sự tăng lên của tỷ số này chứng tỏ
lượng hàng hóa của công ty được tiêu thụ nhiều hơn điều đó cho thấy hoạt động
kinh doanh của công ty có triển vọng tốt.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho biết 100đ vốn kinh doanh tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận năm 2014 đạt 1,448% tăng 0,079% so với năm 2013,
điều này cho thấy công ty sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

16


Bảng 4: Tổng hợp kết quả sản xuất kinh đoanh của Công ty qua 3 năm 2012 - 2014

STT


Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

1

Doanh thu

Triệu đồng

2
3

Tổng số lao động
Tổng số vốn
3a. Vốn cố định bình quân
3b. Vốn lưu động bình quân

Người
Triệu đồng

4

Lợi nhuân sau thuế

Triệu đồng

5
6


Nộp ngân sách
Thu nhập BQ của 1 lao động

7
8
9
10

Năng suất lao động bình quân
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu tiêu thụ
Tỷ suất lợ nhuận/ Vốn kinh doanh
Số vòng quay vốn lưu động

Triệu đồng
1.000đ/thán
g
Triệu đồng
Chỉ số
Chỉ số
Vòng

Năm
2012

Năm
2013

31.82 49.36
0
0

120
113
16.651 12.21
268
5
16.38
268
3 11.947
16.72
9.432
3
2.120 3.231

Năm
2014

So sánh tăng
giảm 2013/2012
Số
tuyệt
%
đối

So sánh tăng
giảm 2014/2013
Số
tuyệt
%
đối


68.120

17.540

55,1

18.760

38

115

-7

5,9

2

1,8

16.552
1.742
14.810

-4.436
0
-4.436

26,64
0

27

4.337
1.474
2.863

35,5
550
24

23.978

7.291

77,3

7.255

43,3

5.102

1111

52,4

1.871

58


3.922

4.575

6.530

653

16,5

1.955

42,8

265
0,296
0,566
1,942

436
0,338
1,369
4,131

592
0,351
1,448
4,599

171

0,042
0,803
2,189

64,4
14,18
141,8
112,7

156
0.013
0,079
0,468

35,7
3,8
5,77
0.113

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

17


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BẨY LỢI
1. Khái quát số lượng mặt hàng cần tiêu thụ tại Công ty Cổ phần phát triển
Thương mại Bẩy Lợi
Công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi chuyên bán và cung cấp

các sản phẩm điện tử điện lạnh gia dụng. Mục tiêu của công ty là đưa được
nhiều các sản phẩm điện tử điện lạnh đến tay người tiêu dùng, mang đến sự hài
lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty và là
nhà phân phối đáng tin cậy của các đại lý bán lẻ trên toàn thành phố Hà Nội.
Trong tương lai Bẩy Lợi hi vọng có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra các vùng
lân cận đưa thương hiệu Bẩy Lợi trở thành địa chỉ được đa số người tiêu dùng và
các đại lý bán lẻ biết đến và tin cậy.
Các sản phẩm của công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi chủ yếu
được nhập từ các thương hiệu điện tử, điện lạnh gia dụng nổi tiếng trên thế giới
như Panasonic, LG, Samsung, Toshiba, Funiki, Hitachi…, đảm bảo nguồn gốc
xuất sứ rõ ràng đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Các sản phẩm nhập khẩu chính của
công ty là máy điều hòa, tủ lạnh, máy giặt,máy lọc nước…
Bảng 5: Một số mặt hàng tiêu thụ tại công ty năm 2014
STT

Tên sản phẩm

Số lượng (cái)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Máy điều hòa
Tủ lạnh
Các loại quạt
Máy hút bụi
Máy giặt
Bàn là
Máy lọc nước
Bình nước nóng
Nồi cơm điện
Lo vi sóng

1.800
1.270
850
470
950
370
500
540
600
650
Nguồn: Phòng Kế toán

18


2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần phát triển Thương
Mại Bẩy Lợi
2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường
2.1.1. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Thị trường chủ yếu của công ty là Hà Nội, đây là khu vực có nền kinh tế
khá phát triển, thu nhập của người dân ngày càng cao và người tiêu dùng có xu
hướng ngày càng tăng. Bởi vậy, công ty cần đầu tư theo chiếu sâu, tìm nguồn
cung cấp hàng hóa đa dạng, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng với mẫu mã
đẹp, phong phú, đặc biệt phải quan tâm đến dịch vụ bán hàng, hậu bán hàng.
Khách hàng của công ty không chỉ có những khách hàng mua lẻ mà còn có các
đại lý, công ty mua buôn, các doanh nghiệp.
Với người tiêu dùng là nhà buôn, nhu cầu của họ thường rất lớn vì họ mua
bán để kiếm lời. Do đó công ty phải quan tâm đến tất cả các yếu tố: giá, chất
lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng đòi hỏi công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt,
đúng với qui định trong hợp đồng đã ký. Tất cả các yếu tố có sự gắn két chặt chẽ
và rất nhạy cảm vì trong môi trường cạnh tranh họ sẵn sàng đi tìm một nhà cung
cấp khác.
Với người tiêu dùng là các Công ty, doanh nghiệp thì điều họ cần nhất, họ
quan tâm đầu tiên là sự uy tín. Sự vang xa danh tiếng của công ty như thế nào?
Rồi họ mới quan tâm đến chính sách giá cả và dịch vụ hậu bán hàng. Bởi vậy,
công ty nằm trong môi trường đầy thuận lợi cho sự phát triển nhưng bên cạnh đó
cũng đòi hỏi công ty phải có những chiến lược, những quyết định thích ứng kịp
thời sao cho vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, vừa đem lại lợi ích
cho chính bản thân công ty.
2.2.1.2 Công tác tìm hiểu thị trường
Tìm hiểu thị trường lá xuất phát điểm để định ra chiến lược kinh doanh cho
công ty, từ đó công ty tiến hành lập và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.Trong
những năm vừa qua công ty đã tiến hành nghiên cứu vê các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường để có thể nắm bắt những yếu tố bất thường và các nhân tố ảnh
hưởng đến các hoạt động kinh tế để hạn chế và lường trước tối đa các rủi ro sẽ
xảy đến và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.

19



Kinh doanh trên thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp
với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào qui mô, số lượng
đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa của công ty. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ
lệ thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
Cùng chung bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay go khốc liệt như mọi ngành
sản xuất kinh doanh khác trên thị trường Việt Nam. Ngành kinh doanh các sản
phẩm điện tử điện lạnh cũng đang có những thay đổi rõ nét, ngày càng nhiều các
công ty tham gia vào thị trường này. Với nhiều đối thủ cạnh tranh như vậy ảnh
hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty.
Khi mà nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn, việc tồn tại và phát triển
đòi hỏi phải có sự đổi mới, sự sáng tạo và tính độc đáo trong kinh doanh để thu
hút khách hàng thì việc công ty Bẩy Lợi còn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu
đó nên dẫn tới việc các đối thủ cạnh tranh về kinh doanh cùng mặt hàng không
phải là hiếm gặp. Sau đây là bảng so sánh về thị phần của công ty với một số đối
thủ cạnh tranh khác trên thị trường:
Bảng 6: Thị phần của một số công ty cạnh tranh trên thị trường
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

-


-

Các công ty cạnh tranh chung trên thị trường
Công ty Cổ phần phất triển thương mại Bẩy Lợi
Siêu thị điện máy Media mart
Siêu thị điện máy Pico
Siêu thị điện máy Nguyễn Kim
Siêu thị BigC
Siêu thị Lotte mart
Siêu thị Vincom
Khác

Thị phần(%)
21
29
24
23
2
1
1
8

Dựa vào bảng 6 ta thấy công ty đang phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ
lớn có chất lượng sản phẩm tương tự. Các đối thủ cạnh tranh này cũng tác động
rất lớn đến khách hàng trung thành của công ty.
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp: các siêu thị điện máy như Media mart, Pico,
Nguyễn Kim… Tất cả các siêu thị này đều có lợi thế là quy mô lớn, các mặt
hàng đa dạng hơn so với công ty.
Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Hệ thống các siêu thị như siêu thị Vincom, siêu
thị BigC, siêu thị Lotte mart… Các siêu thị này đều có các gian hàng tiêu thụ

20


mặt hàng điện tử, điện lạnh. Tuy nhiên họ không tập trung nên việc cạnh tranh
cũng bớt gay gắt hơn.
2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
2.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm
Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2012 - 2014
Chỉ tiêu
Doanh
thu tiêu
thụ

Đơn
vị

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

2013/2012
+,-

%


Triệu
đồng 31.820 49.360 68.120 17.540 55,1

2013/2014
+,-

%

18.760 38

Nguồn: Phòng tài chính Kế toán
Qua bảng doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm 2012 – 2014 ta có thể
thấy: Trong giai đoạn 2012 – 2014 hoạt động tiêu thụ của công ty luôn được đẩy
mạnh, doanh thu tiêu thụ liên tục tăng. Cụ thể năm 2013 tổng doanh thu tăng từ
31.820 triệu đồng lên 49.360 triệu đồng tương ứng tăng 55,1% so với năm 2012.
Năm 2014 tăng từ 49.360 triệu đồng lên 68.120 triệu đồng tương ứng tăng 38%
so với năm 2013. Nguyên nhân là do thị trường của công ty không ngừng được
mở rộng,các hoạt động thúc đẩy bán hàng ngày càng được chú trọng,uy tín của
công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường. Công ty luôn dặt hàng với
số lượng lớn, hình thức thanh toán trả ngay, công ty luôn được hưởng chiết khấu
thương mại, bởi thế nó không ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán, hàng hóa bán
cho khách hàng luôn đảm bảo về chất lượng cũng như giá thành, tạo được uy tín
nên tỷ lệ hàng hóa bán ra khá cao, dẫn đến doanh thu tăng đều qua các năm.
2.2.2. Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm
Công ty luôn có đầy đủ và đa dạng nhiều loại sản phẩm, làm cho người tiêu
dùng có thêm cơ hội lựa chọn những sản phẩm phù hợp cho mình. Hiện tại, sản
phẩm của công ty chủ yếu là các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện dân dụng với
nhiều mẫu mã và chủng loại.
Doanh thu một số mặt hàng chủ yếu được thực hiện như sau:


21


Bảng 8: Tình hình tiêu thụ theo sản phẩm năm 2014
Tên sản phẩm
Máy điều hòa
Tủ lạnh
Các loại quạt
Máy hút bụi
Máy giặt
Bàn là
Máy lọc nước
Bình nước nóng
Nồi cơm điện
Lo vi sóng

Số
lượng
(cái)
1.800
1.270
850
470
950
370
500
540
600
650


Đơn giá (đồng/cái)

Doanh thu
(triệu đồng)

7.000.000 – 16.000.000
4.000.000 – 30.000.000
400.000 – 7.000.000
1.500.000 – 5.000.000
5.000.000 – 20.000.000
400.000 – 2.000.000
3.000.000 – 10.000.000
3.000.000 – 10.000.000
800.000 – 10.000.000
2.000.000 – 12.000.000

22.650
20.850
2.850
832
10,200
723
1.245
920
1,456
1.800

Nhìn vào bảng số liệu tiêu thụ sản phẩm của công ty ta thấy rõ tình hình
mua bán của khách hàng đối với từng mặt hàng của công ty.
Xét cả về số lượng và doanh thu thì mặt hàng điện lạnh là có số lượng cao

nhất với 22.650 chiếc điều hòa và 20.850 chiếc tủ lạnh, và 950 chiếc máy giặt
chiếm đa số phần trăm doanh thu của các sản phẩm còn lại. Điều mang lại sự khác
biệt đó là tính chất của mỗi mặt hàng và nhu cầu của khách hàng đối với những sản
phẩm đó. Trong những năm tới công ty nên đẩy mạnh tình hình tiêu thụ của những
mặt hàng có doanh thu thấp và duy trì, phát triển các mặt hàng có doanh thu cao.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo kênh phân phối
Việc phân phối hàng hóa và các kênh tiêu thụ chính là những quyết định
nhằm đưa hàng hóa từ tay người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các hình
thức khác nhau. Căn cứ vào mối quan hệ giữa công ty Bẩy Lợi với người tiêu dùng
có hai hình thức tiêu thụ sau:
Phân phối trực tiếp: Công ty không sử dụng người mua trung gian để phân
phối sản phẩm của mình. Lực lượng bán hàng của công ty chịu trách nhiệm trực tiếp
bán và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua showroom của công ty.
Phân phối gián tiếp: Công ty bán hàng của mình nhập về cho người tiêu
dùng thông qua các người mua trung gian (các đại lý bán lẻ, các cửa hàng bán điện
tử điện lạnh gia dụng) tùy theo từng trường hợp khách hàng của trực tiếp của công
ty là nhà buôn hoặc bán lẻ.
Bảng 9: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo hình thức phân phối
Đơn vị: Triệu đồng
22


Hỉnh thức
phân phối
Tổng
Trực tiếp
Gián tiép

2013/2012
Năm

Năm
Năm
Số
Số tuyệt
2012
2013
2014
tương
đối
đối
31.820 49.360 68.120 17.540
55,1
22.136 37.325 52.610 15.099
68,2
9.684 12.035 15.510 2.351
24,2

2014/2013
Số
Số tuyệt
tương
đối
đối
18.760
38
15.285
41
3.475
28,9


Qua bảng trên chúng ta có thể chúng ta có thể nhận thấy: Tổng doanh thu
tiêu thụ của năm 2013 tăng 17.540trđ so với năm 2012. Trong đó doanh thu theo
hình thức phân phối trực tiếp năm 2013 đạt 37.325 tăng 68,2% so với năm 2012.
Ngoài ra doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo hình thức phân phối gián tiếp cũng tăng
đều qua các năm, năm 2013 tăng 24,2% so với năm 2012 và năm 2014 tăng 28,9%
so với năm 2013.
Doanh thu theo hình thức phân phối trực tiếp luôn cao hơn doanh thu theo
hình thức phân phối gián tiêp, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh rất hiệu quả.
2.3. Các hoạt động góp phần thúc đẩy hoạt hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty
2.3.1. Giá bán
Chủ trương của Công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi là đưa ra
mức giá hợp lý để bán được nhiều hàng và giữ khách hàng.
Khách hàng thường quan tâm đến khả năng tiết kiệm được bao nhiêu trong
mức giá liên quan đến sản phẩm và do việc sử dụng sản phẩm mang lại. Do đó
để khuyến khích khách hàng, Công ty đã dùng chính sách giảm giá, sử dụng
mức giá linh hoạt tùy theo khối lượng hàng hóa khách hàng mua hay theo thời
hạn thanh toán đối với khách hàng đại lý.
Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử
dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trên thị trường hiện nay ngày càng
có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh sản phẩm điện tử
điện lạnh. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí giá cả nhiều trường
hợp “gậy ông đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn
bị thiệt hại. Do đó công ty đã hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá,
việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan
trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình.
Mức giá hợp lý mà công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi đưa ra
cho các sản phẩm của mình là gần sát nhất với giá mà công ty đã nhập khẩu về,
23



mức giá không phải là đắt nhất trên thị trường nhưng cũng không phải là quá rẻ.
Mức giá của công ty luôn được ổn đinh, ít có sự biến động lớn và luôn được
niêm yết rõ ràng trên website của công ty.
Bảng 10: Giá một số mặt hàng của công ty
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Loại hàng hóa
Tủ lạnh Toshiba 185PG
Tủ lạnh LG GR – S362S
Tủ lạnh Panasonic SR – 285RB
Máy lạnh Funiki S09ENA
Máy lạnh Panasonic AH – A9PEW
Máy lạnh LG S12ENA
Máy lạnh Toshiba SA125PHJ
Tủ đông Sanaky V210W

Tủ mát Sanaky A234K
Máy lọc nước Kangaroo AV – 240
Máy giặt Samsung GH130D
Máy giặt LG KL- 740
Máy giặt Panasonic AA – 502K
Máy giặt Electrolux 470GH

Đơn vị
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái
Đồng/ cái

Giá bán
6.500.000
7.900.000
9.290.000
8.938.000
12.100.000
6.450.000

9.350.000
5.550.000
6.320.000
2.120.000
6.780.000
7.500.000
9.438.000
14.126.000

Nguồn: Phòng Kế toán
2.3.2 Chính sách hỗ trợ khách hàng
Khi khách hàng đến mua sản phẩm tại Công ty hay các chi nhánh, kế toán
thanh toán tại các cửa hàng đó sẽ ghi hóa đơn về số lượng hàng, đơn giá,
phương thức thanh toán. Kế toán sẽ ghi liên 3, một giao cho khách hàng, một
lưu và một để nộp cho kế toán Công ty.
Đối với khách hàng mua lẻ tại showroom của Công ty có thể trả luôn 100%
giá trị đơn hàng tại showroom hoặc trả trước 50% giá trị đơn hàng, 50% còn lại
khách hàng có thể hoàn trả khi nhân viên của Công ty đến gia hàng và lắp đặt tại
công trình của khách hàng. Tất cả các hợp đồng mua với giá trị trên 50 triệu
đồng đều được chiết khấu giá 1 % và Công ty sẽ được chiết khấu giá 2 % nếu
thanh toán ngay.
Đối với khách hàng là các đại lý bán lẻ lấy hàng tại Công ty đối với mỗi
một đơn hàng công ty sẽ trích cho chi nhánh 10% hoa hồng cho đơn hàng, Các
đại lý có thể trả trước 70% giá trị đơn hàng cho mỗi lần lấy hàng, 30% giá trị
đơn hàng còn lại các đại lý phải hoàn trả cho Công ty sau 1 tháng kể từ ngày
giao hàng.
24







2.3.3. Hoạt động quảng cáo thương mại
Quảng cáo
Công ty sử dụng phương tiện chủ yếu sau để quảng cáo:
+ Các phương tiện bên trong mạng lưới tiêu thụ: biểu hiện cửa hàng, cách
trưng bày sản phẩm ở nơi bán hàng, quảng cáo qua nhân viên bán hàng, qua các
trung gian.
+ Các phương tiện quảng cáo bên ngoài mạng lưới tiêu thụ: báo chí, tạp chí
chuyên ngành, nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu sản phẩm, Catalogue, tiếp thị
trực tiếp với khách hàng.
Nội dung quảng cao nhấn mạnh về chất lượng, giá cả, ưu đãi, công dụng,
kiểu dáng và thương hiệu sản phẩm nổi trội hơn so với các đối thủ khác trên thị
trường.
Khuyến mại
Đây là hoạt động xúc tiến tiêu thụ thường xuyên của Công ty, khi khách
hàng mau hàng tại showroom của Công ty đều có quà tặng đi kèm, giá trị phù
hợp với trị giá đơn hàng. Hoạt động này nhằm thu hút cũng như đem đén sự hài
lòng, thích thú cho khách hàng khi mua sản phẩm cuả công ty. Đối với những
mặt hàng cần lắp ráp tại Công trình, Công ty sẽ miến phí lắp ráp cho khách
hàng, và miễm phí vận chuyển trong bán kính 15km.
Ngoài ra, các hình thức khuyến mại mà chí nhánh hay áp dụng là: gói hàng
chung ( tức là nếu mua 2 hoặc 3 sản phẩm cùng một lúc thì giá sẽ rẻ hơn mua
từng sản phẩm rời cộng lại ); quà tặng ( tặng quà đi kèm sản phẩm); giảm giá
trong một khoảng thời gian nào đó.
3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần phát triển Thương mại
Bẩy Lợi
Là một công ty có quy mô nhỏ, vốn không nhiều nên hoạt động kinh doanh
chủ yếu của công ty Cổ phần phát triển Thương mại Bẩy Lợi là nhập và xuất

theo đơn đặt hàng. Hiện nay công ty có 2 hình thức phân phối chính là phân
phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
Hình thức 1: Phân phối gián tiếp
Các công ty sản
xuất sản phẩm
điện tử, điện lạnh

Công ty Cổ phần
phát triển
Thương mại Bẩy
Lợi
25

Đại lý

Người tiêu dùng


×