MỤC LỤC
1. Mở đầu
1.1.
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
1.2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.
Lịch sử vấn đề và giả thiết khoa học
1.3.1.
Lịch sử vấn đề
1.3.2.
Vấn đề tồn tại
1.3.3.
Vấn đề nghiên cứu
1.3.4.
Giả thiết khoa học
1.4.
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1.
Cơ sở lí luận
1.4.2.
Phương pháp nghiên cứu
1.4.3.
Quy trình thực hiện
2. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu
2. 1
Kết quả nghiên cứu
2.1.1. Sự khác nhau về mức độ xảy ra xung đột của con với cha và con với mẹ
2.1.2. Mức độ xảy ra xung đột
2.1.3. Nguyên nhân
2.1.4. Biểu hiện của con cái và cha mẹ khi diễn ra xung đột
2.1.5. Người khơi mào xung đột
2.1.6. Người hòa giải trước
2.1.7. Quyết định tương lai
2.1.8. Cảm giác sau khi xảy ra xung đột tâm lý
2.1.9. Những mong muốn
2. 2
Giải pháp
2.2.1. Thỏa hiệp
2.2.3. Hiểu và tôn trọng lẫn nhau
2.2.4. Cùng tìm điểm chung của nhau
2. 3
Kết luận và kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mở đầu
1.1.
Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, chức năng giáo dục của gia đình vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển của một con người. Đó là quá trình gia đình dạy dỗ, rèn luyện để đứa
trẻ từ “con người sinh học” thành “con người xã hội”. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề
xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái là vấn đề nóng bỏng và cần được quan tâm.
Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về
cùng một vấn đề. Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi dễ xảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ
nhất. Xung đột tâm lý kéo dài sẽ tạo nên những vết hằn không tốt trong tâm lý con trẻ
về cha mẹ.
Khai thác đề tài này, nhóm thực hiện mong muốn tìm hiểu về thực trạng xung
đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên ở trường Đinh Thiện Lý. Từ đó,
đi sâu vào phân tích nguyên nhân và xây dựng các giải pháp để khắc phục vấn đề đó.
Từ những con số mà đề tài thu thập và thống kê được, phụ huynh và học sinh
Đinh Thiện Lý có thể thấy được mức độ và các tình huống gây xung đột. Qua đó, họ
sẽ điều chỉnh hành vi, thái độ để tránh xung đột, góp phần kéo gần hơn khoảng cách
giữa cha mẹ và con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó, dựa vào kết
quả nghiên cứu, nhà trường có thể tổ chức các chuyên đề giải quyết xung đột tâm lý
cho giáo viên và học sinh Đinh Thiện Lý.
Như vậy, mục tiêu chính mà nhóm hướng đến là:
−
Khảo sát thực trạng xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình học
sinh Đinh Thiện Lý.
− Phân tích nguyên nhân và xây dựng giải pháp cho vấn đề nêu trên.
1.2.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài hướng đến việc khảo sát xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi
thiếu niên. Ở vòng thi này, hiện tại nhóm xoáy vào việc nghiên cứu trong phạm vi cụ
thể là học sinh và phụ huynh cấp II của trường Đinh Thiện Lý, quận 7, TPHCM (tổng
2
cộng khoảng 500 học sinh và 300 phụ huynh). Chúng ta biết rằng: hiện tượng “lệch
pha” trong suy nghĩ giữa cha mẹ và con cái là một trong nhiều nguyên nhân chính dẫn
đến mâu thuẫn. Các nghiên cứu cho thấy con cái ở độ tuổi trung học cơ sở và trung
học phổ thông dễ xảy ra xung đột tâm lý với cha mẹ nhiều nhất. Bản thân nhóm thực
hiện đề tài cũng đang ở lứa tuổi này, cũng đã và đang gặp phải những vấn đề như trên.
Đây chính là lí do nhóm chọn độ tuổi học sinh trung học cơ sở làm đối tượng khảo sát.
1.3.
Lịch sử vấn đề và giả thiết khoa học
1.3.1. Lịch sử vấn đề
a. Các bài nghiên cứu về xung đột tâm lí
Sau khi đọc và nghiên cứu tài liệu, nhóm nhận thấy khái niệm “xung đột tâm
lí” được đề cập đến khá nhiều trong các công trình tâm lí học. Một số bài viết nghiên
cứu về xung đột tâm lí như:Bài viết “Xung đột tâm lý trong giao tiếp nhóm bạn bè của
học sinh tiểu học” của tác giả Nguyễn Xuân Thức (đăng trên Tạp chí Tâm lí học, số 3
(72), 3-2005) đã chỉ ra nguyên nhân gây ra xung đột trong nhóm bạn bè học sinh tiểu
học và xu hướng giải quyết mâu thuẫn của nhóm học sinh tiểu học. Bài viết “Xử lí
xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh từ việc xử phạt học sinh” của Đỗ Quốc
Huy đã đặt ra và giải quyết một tình huống trong thực tiễn giáo dục đó là việc xử phạt
học sinh.
Bên cạnh đó, một số tác giả đã đề cập đến vấn đề xung đột tâm lí giữa các
thành viên trong gia đình: “đó là xung đột về nhận thức, quan điểm, thái độ và những
thói quen hành vi ứng xử trong tổ chức đời sống sinh hoạt của các thành viên ở gia
đình” (Ngô Công Hoàn). Tác giả Lê Đức Phúc trong “Xung đột trong gia đình” đã
đưa ra 5 cấp độ xung đột thường thấy trong cuộc sống hằng ngày: cấp độ cá nhân, cấp
độ cha mẹ, cấp độ cha mẹ - con, cấp độ anh chị em trong gia đình và cấp độ nhiều thế
hệ.
Bên cạnh đó, một số bài báo cũng đề cập đến vấn đề giải quyết xung đột trong
gia đình như: Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và trẻ từ 5-11 tuổi. Tuy nhiên, bài báo chỉ
3
lướt qua một số phương pháp giải quyết xung đột mà chưa có căn cứ minh chứng cụ
thể.
Nhìn chung, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về xung đột tâm lí. Tuy
nhiên, xung đột tâm lí trong gia đình vẫn luôn là một vấn đề thú vị và thiết thực để tìm
hiểu.
b. Các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Qua nghiên cứu, nhóm nhận thấy việc nghiên cứu về gia đình nói chung cũng
như vấn đề mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình nói riêng đang rất được
quan tâm và đã được đề cập trong khá nhiều công trình. Tiêu biểu là các công trình
như “Khoa học giáo dục con em trong gia đình” (1997) của ủy ban thiếu nhi nhi đồng
Trung ương của Giáo sư Minh Đức. Cuốn sách của Lê Thi về “Vai trò của gia đình
trong sự hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam” cũng là một công
trình dày dặn rất đáng được ghi nhận. Tác giả Phạm Khắc Chương cũng có đóng góp
lớn trong công trình “Giáo dục gia đình” (1998). Mặc dù vậy, việc nghiên cứu về gia
đình vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa có công trình nào nghiên cứu về xung
đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi thiếu niên.
1.3.2. Vấn đề tồn tại
Nhìn chung, những bài viết hay những công trình nghiên cứu ở trên chủ yếu
tập trung ở lứa tuổi học sinh tiểu học hoặc những vấn đề xung đột chung chung của
các thành viên trong gia đình. Phân tích trên cho thấy đa số các bài báo chủ yếu đưa ra
những giải pháp mà không có căn cứ cụ thể.
1.3.3. Vấn đề nghiên cứu
Như vậy, kế thừa và phát huy thành quả của các công trình đi trước, nhóm
nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con lứa tuổi
thiếu niên trong gia đình học sinh Đinh Thiện Lý”.
4
1.3.4. Giả thiết khoa học
Đa số học sinh lứa tuổi thiếu niên trường Đinh Thiện Lý và cha mẹ rất ít khi
xảy ra xung đột tâm lí. Bên cạnh đó, tỉ lệ học sinh và cha mẹ thường hay xảy ra xung
đột tâm lí vẫn còn cao. Và đa số họ chưa biết cách giải quyết xung đột tâm lí.
1.4.
Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở lí luận
1.4.1.1.
Xung đột tâm lý
a. Khái niệm “xung đột tâm lý”
Khái niệm “xung đột” được hiểu là sự tương tác, đối đầu công khai trong mối
quan hệ mâu thuẫn giữa hai bên bằng hành vi có thể quan sát được. Đó là “sự va chạm
nhau, mâu thuẫn, đụng độ, chống đối nhau”. Từ điển Tiếng Việt có chỉ ra một số khái
niệm tương tự với “xung đột”, trong đó khái niệm “sự va chạm” thường được các nhà
tâm lý học sử dụng nhiều hơn cả. “Sự va chạm” có ý nghĩa rất rộng, từ những biểu
hiện ở mức độ thấp “sự tranh chấp”, “sự đấu tranh”,… đến mức độ cao và có cường
độ mạnh hơn như “sự đối lập”, “sự đối kháng”, nhưng những biểu hiện này đều có đặc
điểm giống nhau là đều thể hiện sự tương tác, đối đầu công khai trong các mối quan
hệ. Từ điển Xã hội học thì cho rằng: “Xung đột là những mâu thuẫn tranh chấp, giữa
hai hoặc nhiều nhóm cá nhân hay nhóm tổ chức, quốc gia về quyền lợi hoặc giá trị”.
Xung đột tâm lý có thể định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo chủ ý
của tác giả muốn nhấn mạnh khía cạnh nào của hiện tượng: nguyên nhân xung đột,
quá trình xung đột, kết quả xung đột, mặt biểu cảm của xung đột. Xung đột tâm lý là
một khái niệm rộng vì vậy khó có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh để thỏa mãn
yêu cầu nghiên cứu xét về nhiều góc độ khác nhau. Nhà tâm lý học L.A.Karpencô cho
rằng: “Xung đột tâm lý là sự va chạm có tính đối kháng của các định hướng, khuynh
hướng không tương hợp nhau về nhận thức ở trong một cá nhân, trong mối quan hệ
liên nhân cách của các cá nhân hay nhóm người có mối liên hệ với những trải nghiệm
cảm xúc cực kì tiêu cực” [2, tr.37]. Tác giả Vũ Dũng thì phát biểu: “Xung đột tâm lý
là sự va chạm của các xu hướng đối lập nhau, mâu thuẫn nảy sinh trong bản thân cá
5
nhân, trong quan hệ liên nhân cách hay liên nhóm, kèm theo những chấn động về tình
cảm (thường là những cảm xúc âm tính: bực bội, khó chịu, căm giận,…) [2, tr.37].
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa tư tưởng của các nhà tâm lý học ở trên, Tiến sĩ
tâm lý Đỗ Hạnh Nga xác lập khái niệm xung đột tâm lý như sau: “Xung đột tâm lý là
sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý – ý
thức của mỗi cá nhân, trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người,
nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm
(thường là những cảm xúc âm tính, tiêu cực: bực bội, khó chịu, căm giận,…)” [2,
tr.40]. Như vậy, xung đột tâm lý chính là sự va chạm, hay nói cách khác, đó là sự va
chạm, tức là mức độ mâu thuẫn giữa hai bên không còn ở dạng tiềm ẩn mà được bộc
lộ công khai thông qua hành vi.
Từ việc tìm hiểu và phân tích ở trên, nhóm nhận thấy có sự liên kết giữa khái
niệm “xung đột tâm lý” và “mâu thuẫn tâm lý”. Nhìn từ góc độ triết học, mâu thuẫn
lúc đầu biểu hiện sự khác nhau giữa hai mặt, hai xu hướng trong ý thức của mỗi cá
nhân. Trong quá trình phát triển, sự khác nhau này biến thành sự đối lập. Khi sự đối
lập đạt đến mức độ cao và có sự va chạm nhau thì xung đột nảy sinh. Xung đột được
giải quyết tức là mâu thuẫn được hòa giải. Vì vậy, nhóm nghiên cứu xin đưa ra cách
hiểu về xung đột tâm lý như sau:
Xung đột tâm lý là sự mâu thuẫn ở mức độ cao, khi hai bên xung đột không còn
duy trì được tình trạng mâu thuẫn ngấm ngầm bên trong và cần phải khắc phục tình
trạng này thông qua sự bộc lộ công khai mối quan hệ mâu thuẫn để giải quyết vấn đề
bằng hành vi.
Xung đột tâm lý không hẳn mang ý nghĩa tiêu cực. Ta biết rằng, cơ sở của
xung đột tâm lý là những mâu thuẫn mà nguyên nhân của nó là những xu hướng đối
lập nhau. Mà quy luật mâu thuẫn, theo triết học, nó chính là một phần của sự phát
triển. Vì vậy, khi mâu thuẫn được hòa giải, tức xung đột được giải quyết thì tâm lý
con người sẽ phát triển theo chiều hướng tích cực hơn.
b. Đặc điểm xung đột tâm lý
6
- Sự khác biệt về nhận thức
Tình huống xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái lứa tuổi thiếu niên có thể
xuất hiện khi họ có nhận thức khác nhau đối với những vấn đề khác nhau. Nhận thức
là những kinh nghiệm của cá nhân về thế giới đối tượng xung quanh, là tri thức, ý kiến
hay niềm tin đối với môi trường, đối với bản thân hay hành vi của mình. Do sự hình
thành “cảm giác về sự trưởng thành” và “cảm giác người lớn” nên lứa tuổi thiếu niên
có nhu cầu thoát khỏi sự kiểm soát và bảo trợ của bố mẹ, thoát khỏi những quy tắc và
trật tự cha mẹ đưa ra. Về phía cha mẹ, do thói quen gia trưởng muốn điều khiển và
kiểm soát con, chưa thích ứng và nhận thức được sự thay đổi nhanh chóng về mặt tâm
lý của con.
Sự khác biệt về mặt nhận thức giữa cha mẹ và con được thể hiện qua những
khía cạnh sau:
+ Nhận thức về hình thức bên ngoài của con
Đối với lứa tuổi thiếu niên, ý thức về hình thức bên ngoài là một nhân tố quan
trọng của tự ý thức về bản thân, muốn tự quyết định cách ăn mặc, kiểu tóc, dáng đi để
chứng tỏ bản thân. Con không còn phụ thuộc vào cha mẹ và tự muốn quyết định cách
ăn mặc của mình dẫn đến việc cha mẹ bắt đầu chê trách con về hình thức bên ngoài,
về kiểu quần áo, đầu tóc và do đó xảy ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con lứa tuổi
thiếu niên.
+ Nhận thức về sử dụng thời gian của con
Lứa tuổi thiếu niên hay cảm thấy bị gò bó bởi những quy định về thời gian của
cha mẹ, là lứa tuổi mà sự phát triển của cảm giác “đã lớn” giúp con ý thức được về
quyền của mình. Từ đó, không muốn thực hiện giờ giấc sinh hoạt theo đúng quy định
của cha mẹ nữa. Do bị cha mẹ thúc ép về giờ giấc, đứa con có những biểu hiện không
nghe lời, vô lễ với cha mẹ và xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con rất dễ bùng phát.
+ Nhận thức về quan hệ bạn bè của con
7
Lứa tuổi thiếu niên nhận thức khác với cha mẹ về cách chọn bạn, cách giúp đỡ
bạn… nên xung đột sẽ nặng nề. Nếu con không chịu từ bỏ những người bạn mà ba mẹ
cảm thấy không tốt thì xung đột trở nên gay gắt và rất khó giải quyết.
+ Nhận thức về thói quen sử dụng tiền của con
Ở lứa tuổi thiếu niên, do các mối quan hệ xã hội, quan hệ bạn bè được mở
rộng, làm quen với những loại hình giải trí nhiều hơn, nhu cầu có một khoản tiền là
một nhu cầu có thực và thậm chí bức thiết cho con. Thông thường có ba nhóm cha
mẹ: (1) Cho phép con thoải mái chi tiêu và đưa tiền cho con bất cứ khi nào chúng cần.
(2) Cho con một khoản tiền nhất định và hướng dẫn con chi tiêu hợp lý. (3) Cho con ít
tiền và kiểm soát chặt chẽ việc tiêu tiền của con. Cha mẹ loại (1) thường vô tình làm
hại con mình mà không biết. Cha mẹ loại (3) do quá khắt khe dễ dẫn đến xung đột tâm
lý giữa cha mẹ và con, có thể đứa con sẽ tìm mọi cách để có tiền và có những hành vi
khiến xung đột tâm lý thêm trầm trọng.
+ Nhận thức về cách ửng xử trong gia đình của con
Gia đình nào cũng có những quy định về cách ứng xử, con trong gia đình phải
tuân theo ngay từ khi còn nhỏ. Con vi phạm những quy định về cách ứng xử này thì
có thể nảy sinh xung đột nặng nề giữa cha mẹ và con.
+ Nhận thức về sở thích của con
Trong nhận thức của cha mẹ, việc học là công việc hàng đầu của con. Việc con
dành nhiều thời gian cho những sở thích hứng thú khác đã trái ngược với quan niệm
của cha mẹ và họ tìm cách đưa con vào nề nếp bằng cách nhắc nhở, la mắng hay đánh
đập con.
+ Nhận thức về vấn đề học tập của con
Lứa tuổi thiếu niên có hứng thú tìm hiểu nội dung của kiến thức, khát vọng
muốn biết một cái gì đó và làm việc đó một cách thực sự, đồng thời các em muốn tự
mình xây dựng kế hoạch cho tương lai. Đối với cha mẹ, việc học hành của con chiếm
vị trí số một trong tất cả những mối quan tâm của họ. Cha mẹ tìm mọi cách khuyến
khích, động viên hoặc trách phạt nặng nề nếu con không nghe theo yêu cầu của họ.
8
- Cha mẹ có thái độ coi nhẹ khả năng độc lập của con
Thái độ của cha mẹ đối với con thường được thể hiện ở những khía cạnh như
đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ, thói quen hành vi… Lứa tuổi thiếu niên không còn thái độ
an phận coi mình là trẻ con mà xu hướng muốn vươn lên thành người lớn được thể
hiện rất rõ rệt. Thái độ coi nhẹ khả năng độc lập của con xảy ra ở con sự phản đối
dưới dạng những kiểu bướng bỉnh và chống đối khác nhau.
c. Các giai đoạn xung đột tâm lý
d. Những biểu hiện của xung đột tâm lý
9
e. Những nhân tố ảnh hưởng đến xung đột tâm lý
❖ Những nhân tố thuộc về phía con
- Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi thiếu niên
Lứa tuổi thiếu niên là giai đoạn tuổi mà nét đặc trưng của nó là sự phát triển
mạnh mẽ của cơ thể, sự chín muồi về giới tính và sự cân bằng bị phá vỡ do ảnh hưởng
của dậy thì. Do đó, tuổi thiếu niên thường hay bị ức chế, uể oải và thờ ơ. Một số khác
trở nên cáu kỉnh, mất bình tĩnh, bắt đầu vi phạm kỉ luật, đôi khi mắc những hành vi
hoàn toàn không phải là bản chất của chúng.
- Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi thiếu niên
+ Sự phát triển trí tuệ là cơ sở hình thành khả năng nhận thức cao ở lứa tuổi thiếu
niên: Hoạt động trí tuệ của lứa tuổi thiếu niên có tính tổ chức và cao hơn lứa tuổi
trước. Do đó, lứa tuổi thiếu niên có khuynh hướng không tin tưởng vào uy tín của cha
mẹ, muốn có ý kiến riêng, có quan điểm và phán đoán của bản thân.
+ Nhu cầu tự khẳng định: Ở lứa tuổi thiếu niên, việc hiện thực hoá nhu cầu tự khẳng
định gắn liền với hai điều kiện quan trọng.Thứ nhất, có được lĩnh vực hoạt động xác
định cho phép con thể hiện được toàn bộ bản thân.Thứ hai, được sự thừa nhận của cha
mẹ về hoạt động của mình.
+ Lòng tự trọng: Lòng tự trọng là một nét tính cách quan trọng và rất bền vững, có
liên kết chặt chẽ với những thuộc tính nhân cách còn lại. Đôi khi, lứa tuổi này có phản
ứng gay gắt với những lời phê bình, chế nhạo, chê trách và lo sợ dư luận nói về mình.
+ Bạn bè và nhu cầu giao tiếp với bạn bè: Giao tiếp với bạn bè là một hoạt động đặc
biệt ở lứa tuổi thiếu niên, qua đó các em thực hiện ý muốn làm người lớn. Tình bạn
chân thành mang tính chất tích cực – hành động, thể hiện qua việc sẵn sàng giúp đỡ
bạn, phê bình có tính chất xây dựng những khuyết điểm của bạn. Tuy nhiên, có những
nhóm bạn không tốt được hình thành dựa trên cơ sở những hứng thú và sở thích
không lành mạnh.
10
+ Sự phát triển đạo đức: Trong ý thức của mình, lứa tuổi thiếu niên có thể hình thành
những khái niệm và niềm tin đạo đức tự phát (ảnh hưởng của phim ảnh, sách báo…)
và do đó không có sự hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ nên đã mâu thuẫn với những
nhận thức và niềm tin mà cha mẹ muốn hình thành ở con.
+ Những đặc điểm giới tính của lứa tuổi thiếu niên: Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng
giới tính nữ quan tâm nhiều hơn so với nam về những điều mà cha mẹ nghĩ về mình,
dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều trước những lời phê bình, chế nhạo.
+ Mong muốn khám phá cái mới: Lứa tuổi thiếu niên rất hiếu kì, thích thử các hoạt
động mới, chấp nhận nguy hiểm và làm những điều trước đó chưa bao giờ làm (hoặc
không được phép làm). Đôi khi những khám phá này đi quá đà như thử hút thuốc lá,
uống rượu, sử dụng các chất gây nghiện,…
❖ Những nhân tố thuộc về phía cha mẹ
- Đặc điểm nghề nghiệp của cha mẹ: Cha mẹ phải dành phần lớn thời gian cho công
việc xã hội nhiều hơn việc quan tâm đến con. Do đó, khi có xung đột với con, cha mẹ
bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan của chính bản thân mình mà họ không nhận
biết, đó là sự mệt mỏi của cha mẹ ở nơi làm việc, thời gian cha mẹ gần gũi con hạn
chế và cả uy tín của cha mẹ đối với con.
- Khả năng tiếp nhận cái mới chậm hơn con: Trong nhận thức, cha mẹ thường
không dễ dàng chấp nhận những cái mới nhưng con rất dễ chấp nhận và bắt chước. Sự
khác biệt này đã trở thành nguyên nhân gây ra xung đột giữa cha mẹ và con, khi cha
mẹ ngăn cản, không cho con được thoả mãn nhu cầu độc lập của chúng.
- Nghiêm khắc với con: Trong nhận thức của nhiều cha mẹ, con họ lúc nào cũng còn
nhỏ và cần phải dạy dỗ nhiều điều thì mới “nên người”, do đó họ có thái độ giáo dục
con rất nghiêm khắc, coi nhẹ đặc điểm phát triển tâm lý và nhu cầu độc lập của con.
Cha mẹ thường hay quát mắng, đánh đập con khi con không vâng lời. Chính cách giáo
dục nghiêm khắc này đã không còn phù hợp với con ở lứa tuổi thiếu niên và vì vậy là
nguyên nhân gây ra nhiều xung đột của con với cha mẹ.
11
- Thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con: Cha mẹ thiếu kinh nghiệm thường là người gây
ra xung đột với con vì nhiều lý do. Việc nuôi dạy con đòi hỏi cha mẹ phải có những
kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con nhất định. Khi con bước vào lứa tuổi tiếu niên
thì nhiệm vụ của cha mẹ là thay đổi cách ứng xử với con, giảm bớt sự kiểm soát và
xây dựng những quy tắc mới của gia đình cho phù hợp với sự phát triển tâm lý và nhu
cầu độc lập của con.
❖ Nhân tố gia đình
Nhờ có cấu trúc gia đình và mức độ gắn kết của các thành viên mà xung đột
được hòa giải một cách nhanh chóng. Những biện pháp giải quyết xung đột trong gia
đình là điều kiện giúp cho đứa trẻ hình thành ý thức về quyền và nghĩa vụ của một đứa
con và một thành viên trong gia đình. Gia đình là nơi tạo ra những ảnh hưởng xã hội
rộng lớn nhất cho một nhân cách.
❖ Nhân tố môi trường xã hội
Ngày nay, lứa tuổi thiếu niên đã bắt đầu biết đánh giá “sành điệu”, “xịn” khi
mặc quần áo hợp thời trang, biết sử dụng Internet và có điện thoại di động, máy tính
bảng,… Chính vì vậy, nền kinh tế thị thường đã có ảnh hưởng tới mối quan hệ của cha
mẹ và con trong nhiều gia đình và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến xung đột tâm
lý trong quan hệ cha mẹ và con ở lứa tuổi thiếu niên.
1.4.1.2. Tuổi thiếu niên
a. Khái niệm “tuổi thiếu niên”
Lứa tuổi thiếu niên bao gồm những em có độ tuổi từ 11 – 15 tuổi, tương ứng
các em học từ lớp 6 đến lớp 9 trường THCS. Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt trong
quá trình phát triển của con người.
b. Ý nghĩa của giai đoạn tuổi thiếu niên trong sự phát triển con người
Tuối thiếu niên có vị trí và ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phát triển của cả
đời người, được thể hiện ở những điểm sau:
12
Thứ nhất, đây là thời kỳ quá độ từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành, thời kỳ trẻ
đang ở “ngã ba đường” của sự phát triển. Trong đó có rất nhiều khả năng, nhiều
phương án, nhiều con đường để mỗi trẻ em trở thành một cá nhân. Trong thời kỳ này,
nếu sự phát triển được định hướng đúng, được tạo thuận lợi thì các em sẽ trở thành
công dân tốt. Ngược lại, nếu không được định hướng đúng, bị tác động bởi yếu tố tiêu
cực thì sẽ xuất hiện hàng loạt các nguy cơ dẫn đến việc trẻ em đứng bên bờ của sự
phát triển lệch lạc về nhận thức, thái độ, hành vi và nhân cách.
Thứ hai, thời kỳ này tính tích cực xã hội của trẻ em được phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt trong việc thiết lập các quan hệ bình đẳng với người lớn và bạn ngang hàng,
trong việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị xã hội, thiết kế tương lai của mình và
những hành động cá nhân tương ứng.
Thứ ba, trong suốt thời kỳ thiếu niên đều diễn ra sự cấu tạo lại, cải tổ lại, hình
thành các cấu trúc mới về thể chất, sinh lý, về hoạt động, tương tác xã hội và tâm lý,
nhân cách, xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành. Từ đó, hình thành cơ sở
nền tảng và vạch chiều hướng cho sự trưởng thành thực thụ của cá nhân, tạo nên đặc
thù riêng của lứa tuổi.
Thứ tư, tuổi thiếu niên là giai đoạn khó khăn, phức tạp và đầy mâu thuẫn trong
quá trình phát triển. Ngay các tên gọi của thời kỳ này: thời kỳ “quá độ”, “tuổi khó
khăn”, “tuổi khủng hoảng”… đã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá
trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi thiếu niên. Sự phức tạp thể hiện qua tính hai mặt
của hoàn cảnh phát triển của trẻ. Một mặt có những yếu tố thúc đẩy phát triển tính
cách của người lớn. Mặt khác, hoàn cảnh sống của các em có những yếu tố kìm hãm
sự phát triển tính người lớn: phần lớn thời gian các em bận rộn, ít có nghĩa vụ với gia
đình; nhiều bậc phụ huynh quá chăm sóc trẻ, không để các em phải chăm lo cho việc
gia đình.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp khảo sát, thống kê:
+ Đối tượng: học sinh khối 7-8-9 trường Đinh Thiện Lý
13
+ Nội dung khảo sát: Mức độ xảy ra xung đột? Ai là người hòa giải trước? Thời gian
xung đột diễn ra đến hòa giải là bao lâu? Mức độ quan tâm của cha mẹ đối với các con
(nếu có anh chị em) có hoàn toàn bình đẳng? Nguyên nhân chủ yếudẫn đến xung đột
tâm lý là gì? Những biểu hiện của con cái và cha mẹ trong quá trình xung đột tâm lý
diễn ra là như thế nào? Sau khi xảy ra xung đột, con và cha mẹ có suy nghĩ gì về
nhau?Tính cách (phẩm chất) con cái mong muốn ở cha mẹ? Cha mẹ có những mong
đợi gì về con cái của mình?
-
Phương pháp so sánh:
Nhằm thấy được mối quan hệ giữa sự cách biệt của độ tuổi cha mẹ và con cái với mức
độ xảy ra xung đột.
VD: Cha mẹ cách con cái 30 tuổi thì mức độ xảy ra xung đột khác thế nào với cha mẹ
cách con cái 50 tuổi.
Thấy được sự khác nhau về mức độ xảy ra xung đột giữa con và mẹ và giữa con và
cha.
VD: Con xảy ra xung đột với cha hay mẹ nhiều hơn?
Sự khác nhau về mức độ xảy ra cung đột dựa theo giới tính của con (nam, nữ) và
người con hay xảy ra xung đột hơn (cha, mẹ)
VD: Con trai hay con gái xảy ra xung đột với mẹ nhiều hơn?
-
Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Tổng hợp các số liệu đã có trong cuộc khảo sát từ đó phân tích nguyên nhân, đề ra giải
pháp.
1.4.3. Quy trình thực hiện
STT Ngày thực
1
Ngày hoàn Công việc thực
Người phụ trách
hiện
thành
hiện
13/8/2014
13/8/2014
-Gặp gỡ, trao đổi,
Tú Anh, Thiên
xác định hướng
Hà, cô My
nghiên cứu.
14
Kết quả
Ghi chú
2
3
13/8/2014
25/8/2014
24/8/2014
31/8/2014
- Đọc, nghiên cứu
Tú Anh, Thiên Hà
tài liệu..
(cô My hỗ trợ)
- Xây dựng đề
Tú Anh, Thiên Hà
cương.
- Hỏi ý kiến các
cô tư vấn tâm lý
tại phòng tâm lý
của trường.
- Xác định mục
tiêu, ý nghĩa, đối
tượng, phạm vi,
lịch sử vấn đề và
phương pháp
nghiên cứu.
4
1/9/2014
5/9/2014
- Thiết kế phiếu
Tú Anh, Thiên Hà
khảo sát.
- Gửi phiếu khảo
Cô My
sát cho chuyên gia
tâm lý thẩm định
5
5/9/2014
7/9/2014
- Chỉnh sửa và
hoàn thiện phiếu
khảo sát.
- In phiếu khảo
sát.
6
8/9/2014
21/9/2014
- Tiến hành khảo
Tú Anh, Thiên Hà
sát.
7
22/9/2014
25/9/2014
- Thống kê số
Tú Anh, Thiên Hà
liệu:
Giờ ngủ
trưa, ngoại
khóa trong
15
+ Đếm phiếu
tuần, ở lại
+ Tính phần trăm,
trường trễ
làm các bảng số
để thống kê
liệu
số liệu
+ Thống kê, phân
tích kết quả khảo
sát
- Thiết kế ppt cho
vòng sơ khảo.
8
25/9/2014
26/9/2014
- Nộp ppt.
- Chuẩn bị bài
thuyết trình cho
vòng sơ khảo
9
27/9/2014
- Thi vòng sơ
khảo
10
27/9/2014
28/9/2014
- Tiêp tục thống
Thiên Hà, Tú Anh
kê, phân tích kết
quả khảo sát
11
29/9/2014
5/10/2014
- Phân tích
Thiên Hà, Tú Anh
nguyên nhân dẫn
đến xung đột
12
6/10/2014
12/10/2014 - Xây dựng giải
pháp cho học sinh
Tú Anh, Thiên
Hà
và phụ huynh
13
13/10/2014 26/10/2014 - Viết bài luận
Tú Anh, Thiên Hà
14
27/10/2014 2/11/2014
Tú Anh, Thiên Hà
- In bài, đọc –
chỉnh sửa
16
- Làm ppt
15
3/11/2014
7/11/2014
- Hoàn chỉnh bài
Tú Anh, Thiên Hà
Gia hạn đến
nghiên cứu
16/11/2014
2. Kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu
2. 1
Kết quả nghiên cứu
Qua khảo sát và thống kế số liệu, chúng tôi thống kê các số liệu thành biểu đồ
để dễ dàng thực hiện việc so sánh.
2.1.1. Sự khác nhau về mức độ xảy ra xung đột của con với cha và con với
mẹ
Nữ (262 hs)
Số lượng
%
hs)
Nam (238 hs)
Số lượng
%
(hs)
Tổng (500 hs)
Số lượng
%
(hs)
Mẹ
166
63
102
43
268
54
Cha
35
13
60
25
95
19
Cha và mẹ
61
24
76
32
137
27
Qua hai biểu đồ này, ta thấy được con gái có tỉ lệ xung đột với mẹ nhiều hơn
con trai và chiếm phần lớn (63%). Con trai tuy tỉ lệ xung đột với mẹ nhiều hơn (43%)
17
nhưng vẫn có phần đồng đều hơn con gái. Tỉ lệ xung đột với cha của con trai cũng
nhiều hơn. Qua đó, ta thấy có sự khác nhau về mực độ xung đột theo giới tính. Cùng
giới thì con gái và mẹ có nhiều xung đột hơn cũng như con trai và cha.
Tổng quát, tỉ lệ con cái xảy ra xung đột với mẹ là nhiều nhất, chiếm 54%. Mẹ
luôn thể hiện sự quan tâm, lo lắng của mình nhiều hơn cha. Điều đó có thể khiến phần
lớn
con
cái
cảm
thấy
không thích, khó chịu về điều này. Người mẹ thường có những cuộc nói chuyện với
đồng nghiệp, bạn bè,… thường thì họ sẽ nói về con cái của bản thân, sau khi nghe
được những gì con của người khác đã đạt được, người mẹ thường đặt ra những tiêu
chuẩn cao hơn với khả năng của con cái mình vì thấy con người ta đã làm được nên
con mình cũng có thể. Đa số người mẹ sẽ so sánh con cái của chính mình với con cái
người khác, điều này là điều con cái vô cùng khó chịu.
18
2.1.2. Mức độ xảy ra xung đột
Khối 6-7(222 hs)
Khối 8-9 (278 hs)
Tống quát(500 hs)
SL
%
SL
%
SL
%
Thường xuyên
29
13
56
20
85
17
Thình thoảng
85
38
153
55
238
48
Hiếm khi
104
47
67
24
171
34
Không có
4
2
2
1
6
1
Tỉ lệ không xảy ra xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái rất ít, chỉ chiếm 1%.
Tỉ lệ xảy ra xung đột thường xuyên và thỉnh thoảng chiếm phần lớn (thường xuyên
17%, thỉnh thoảng 48%). Qua đó ta nên thấy rằng đây là vấn đề hết nan giải trong gia
đình ngày nay. Nếu tình trạng này kéo dài, con và cha mẹ sẽ càng ngày xa cách, gia
đình càng khó giữ được không khí vui vẻ, thoải mái và ảnh hưởng xấu đến sự phát
triển của con em.
19
2.1.3. Nguyên nhân
Ít khi
Thỉnh thoảng
Thường xuyên
Nguyên nhân
SL
%
SL
%
SL
%
Quản lý thời gian
120
24%
155
31%
225
45%
Sinh hoạt
165
33%
155
31%
180
36%
Học tập
155
31%
185
37%
160
32%
Sở thích
200
40%
150
30%
150
30%
Ứng xử
175
35%
175
35%
150
30%
20
BIỂU ĐỔ THỂ HIỆN MỨC ĐỘ XẢY RA XUNG ĐỘT
CỦA TỪNG NGUYÊN NHÂN
21
Năm biểu đồ trên là năm nguyên nhân chính dẫn đến xung đột tâm lý giữa cha
mẹ và con được thống kê dựa trên số liệu đã khảo sát từ học sinh THCS trường Đinh
Thiện Lý.
22
Quản lí thời gian là nguyên nhân được nhiều học sinh đồng tính nhất. Hầu hết
con cái không muốn cha mẹ điều khiển thời gian sinh hoạt (học, vui chơi, nghỉ ngơi)
của mình. Lý do hết sức đơn giản vì thật sự có rất nhiều học sinh không phân phối
thời gian hợp lí làm cha mẹ không hài lòng. Dành nhiều thời gian cho giải trí hơn là
học hành và nghỉ ngơi. Ngày nay, học sinh đi ngủ vào 22-0h là chủ yếu. Cha mẹ đã
nhiều lần khuyên bảo nhưng tâm lý con ở độ tuổi này rất nông nổi, luôn muốn làm
những gì mình thích. Không dùng biện pháp nhẹ được, cha mẹ đành nặng lời hơn, bắt
ép, răn đe dẫn đến xung đột tâm lý với con.
Tương tự với việc sinh hoạt hằng ngày của con. Cha mẹ luôn đau đầu với việc
nhắc nhở con dọn phòng, xếp đồ, phụ giúp việc nhà,…
Về học tập, cha mẹ luôn có những yêu cầu dành cho con mình. Vấn đề ở đây
không chỉ phát sinh ở con mà còn có một phần do cha mẹ. Cha mẹ có yêu cầu quá cao
so với thực lực của con, kì vọng quá nhiều. Điều đó tạo ra nhiều áp lực cho con cái.
Ngoài ra còn rất nhiều lý do như: sở thích của con, cách ứng xử của con, tranh
cãi về không gian riêng của con, quan hệ bạn bè của con, chi tiêu,...
2.1.4. Biểu hiện của con cái và cha mẹ khi diễn ra xung đột
Số con cái vâng lời cha mẹ chiếm 106/500.
23
Im lặng và ấm ức lên đến 322/500. Đa số con cái đều cố gắng im lặng cho qua chuyện
nhưng nỗi ấm ức về những gì cha mẹ nói sẽ còn dai dẳng trong lòng.
Đến 212/300 cha mẹ nghĩ rằng mình đã nhẹ nhàng khi xảy ra xung đột với
con. Nhưng tại sao con cái vẫn im lặng và cảm thấy ấm ức vì điều đó? Qua đó ta thấy
được rằng đa số phụ huynh không có đánh giá đúng về việc mình đã làm khi xung đột
đang diễn ra với con của mình. Hoặc có thể họ đã mong muốn và cố gắng đối xử với
con thật nhẹ nhàng khi xung đột xảy ra nhưng khi xung đột thật sự diễn ra, thật sự có
bao nhiêu phụ huynh kiềm chế được cơn giận vì sự cứng đầu của con mình.
Có 90/300 cha mẹ thừa nhận rằng đã không kìm chế được mà giận giữ, la
mắng con. Và chỉ có 1/300 cha mẹ chiều theo ý con. Tùy theo trường hợp mà điều đó
là tốt hay xấu. Nhưng thật sự rất ít cha mẹ nghe theo ý kiến con của mình vì phần lớn
luôn có một suy nghĩ rằng con mình còn nhỏ nên mình nói gì nó phải hoàn toàn nghe
theo. Điều đó làm con trẻ hình thành nên một tâm lí rằng không nên nói cho cha mẹ
24
nghe những chuyện mình nghĩ hoặc những việc mình làm vì nghĩ cha mẹ sẽ không
đồng ý cũng như cấm đoán. Nó đã gần gần kéo rộng khoảng cách của con và cha mẹ.
2.1.5. Người khơi mào xung đột
Mẹ
Từ phía HS
Cha
Cả cha và mẹ
Con
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
150
30
60
12
130
26
160
32
72
24
45
15
63
21
120
40
(500)
Từ phía PH
(300)
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN PHẦN TRĂM NGƯỜI KHƠI MÀO THEO HƯỚNG
NHÌN CỦA CHA MẸ VÀ CON
Qua biểu đồ ta thấy được sự khác nhau về tỉ lệ người khơi mào xung đột qua
nhận định của cha mẹ và con.
Nhìn tổng quát, con cho rằng cha mẹ khơi mào xung đột nhiều hơn mình và
cha mẹ lại cho rằng con khơi mào xung đột nhiều hơn. Điều này nói lên việc cả hai
phía không có nhận định sự việc tốt, đều đổ lỗi cho nhau. Không chấp nhận mình sai
25