Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Mạch điều khiển quạt bằng tia hồng ngoại với chức năng hẹn giờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 73 trang )

ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và những ứng
dụng của ngành điện – điện tử đã góp phần làm cho cuộc sống con người tiến bộ
hơn, hiện đại hơn, thoải mái và tiện nghi hơn. Nhờ sự xuất hiện của hàng loạt
các loại máy móc mà năng suất lao động được nâng cao mà chi phí sức lao động
được tiết kiệm. Có thể nói các máy móc, thiết bị hiện đại đã giúp con người tiết
kiệm 30% đến 80% các hoạt động hằng ngày.
Ngoài sự giúp sức trong lao động nhằm nâng cao năng suất và giảm sức lực lao
động bỏ ra thì các các ứng dụng khoa học kỹ thuật còn giúp cho con người có
cuộc sống tốt đẹp hơn. Hiện nay, các vật dụng dùng trong gia đình đều có sự
thay đổi vượt bậc so với thời gian trước đây. Phòng khách hiện đại hơn, phòng
ngủ thoải mái hơn, nhà bếp tiện dụng hơn………các đồ vật vô tri vô giác trong
gia đình ngày nay dường như thông minh hơn nhờ các ứng dụng kỹ thuật mà đặc
biệt là các ứng dụng của ngành kỹ thuật điện – điện tử.
Việc ứng dụng kỹ thuật điều khiển từ xa cho các vật dụng là điều không còn xa
lạ đối với mọi người. không cần trực tiếp tác động đến nơi đặt hệ thống. Chỉ cần
một vài thao tác đơn giản và gọn nhẹ là có thể điều khiển hệ thống theo mong
muốn.
Ứng dụng điều khiển từ xa xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ ứng dụng
trong giải trí đến ứng dụng cho các máy móc thiết bị quan trọng trong sản xuất
và nghiên cứu. Từ những hệ thống đơn giản đến những hệ thống phức tạp khác
nhau. Từ những khoảng cách gần cho đến những khoảng cách xa. Từ những
món đồ chơi gọn nhẹ cho đến những máy móc phức tạp…
Việc phát triển kỹ thuật điều khiển từ xa đã giúp cho xã hội phát triển hơn.
Những công việc mang tính an toàn thấp như các hoạt động nghiên cứu trong

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

1




ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
lĩnh vực nghiên cứu vật lý hạt nhân, hóa học, sinh học……thì ứng dụng điều
khiển từ xa đảm bảo an toàn cho người thực hiện và độ chính xác cao.
Trong cuộc sống hằng ngày thì điều khiển từ xa góp một phần quan trọng giúp
cuộc sống hiện đại hơn. TiVi, đầu Video, VCD,DVD... cho đến các vật dụng cơ
bản như quạt máy, điều hòa… đều xuất hiện tính năng này.
Xuất phát từ những nhu cầu trên em đã chọn đề tài “ Mạch điều khiển quạt
bằng tia hồng ngoại với chức năng hẹn giờ” để thực hiện trong môn đồ án môn
học 1 lần này…

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

2


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : SƠ LƯỢC VỀ LÝ THUYẾT THU PHÁT HỒNG NGOẠI
I. KHÁI NIỆM VẾ ÁNH SÁNG HỒNG NGOẠI:
Ánh sáng hồng ngoại (tia hồng ngoại) là ánh sáng không thể nhìn thấy được
bằng mắt thường, có bước sóng khoảng từ 0.86µm đến 0.98µm. Tia hồng
ngoại có vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng. Tia hồng ngoại có thể truyền
đi được nhiều kênh tín hiệu. Nó được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp.
Lượng thông tin có thể đạt 3 mega bit /s. Lượng thông tin được truyền đi với
ánh sáng hồng ngoại lớn gấp nhiều lần so với song điện từ mà người ta vẫn
dùng. Tia hồng ngoại dễ bị hấp thụ, khả năng xuyên thấu kém. Trong điều
khiển từ xa bằng tia hồng ngoại, chùm tia hồng ngoại phát đi hẹp, có hướng,

do đó khi thu phải đúng hướng. Sóng hồng ngoại có những đặc tính quan
trọng giống như ánh sáng ( sự hội tụ qua thấu kính, tiêu cự …). Ánh sáng
thường và ánh sáng hồng ngoại khác nhau rất rõ trong sự xuyên suốt qua vật
chất. Có những vật chất ta thấy nó dưới một màu xám đục nhưng với ánh
sáng hồng ngoại nó trở nên xuyên suốt. Vì vật liệu bán dẫn “trong suốt” đối
với ánh sáng hồng ngoại, tia hồng ngoại không bị yếu đi khi nó vượt qua các
lớp bán dẫn để đi ra ngoài.
II. NGUYÊN LÝ THU PHÁT HỒNG NGOẠI:
Việc sử dụng được tia hồng ngoại rất hay vì nó phổ biến và không ảnh hưởng
từ trường, vì thế nó được sử dụng tốt trong truyền thông và điều khiển.
Nhưng nó không hoàn hảo, một số vật phát hồng ngoại rất mạnh làm ảnh
hưởng đến truyền thông và điều khiển như quang phổ mặt trời. Khó khăn khi
sử dụng hồng ngoại làm REMOTE điều khiển TV/VCR hoặc những ứng
dụng khác và linh kiện rất tốn kém. Việc thu hoặc phát bức xạ hồng ngoại

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

3


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
bằng nhiều phương tiện khác nhau, có thể nhận tia hồng ngoại từ ánh sáng
mặt trời. Nhiều thứ có thể phát tia hồng ngoại như: lò bức xạ, lò điện, đèn, cơ
thể người,… Để có thể truyền tia hồng ngoại tốt phải tránh xung nhiễu bắt
buộc phải dùng mã phát và nhận ổn định để xác định xem đó là xung truyền
hay nhiễu. Tần số làm việc tốt nhất từ 30 KHz đến 60 KHz, nhưng thường sử
dụng khoảng 36 KHz. Ánh sáng hồng ngoại truyền 36 lần/1s khi truyền mức
0 hay mức . Dùng tần số 36 KHz để truyền tín hiệu hồng ngoại thì dễ, nhưng
khó thu và giải mã phải sử dụng bộ lọc để tín hiệu ngõ ra là xung vuông, nếu
ngõ ra có xung nghĩa là đã nhận được tín hiệu ở ngõ vào.

1. Phần phát:
Sơ đồ khối:

- Khối chọn chức năng và khối mã hóa: Khi người sử dụng bấm vào các phím
chức năng để phát lệnh yêu cầu của mình, mổĩ phím chức năng tương ứng với
một số thập phân. Mạch mã hóa sẽ chuyển đổi thành mã nhị phân tương ứng
dưới dạng mã lệnh tín hiệu số gồm các bít 0 và 1. Số bit trong mã lệnh nhị phân
có thể là 4 bit hay 8 bit… tùy theo số lượng các phím chức năng nhiều hay ít.
SVTH:NguyenTanTới– 091012B

4


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
- Khối dao động có điều kiện: Khi nhấn 1 phím chức năng thì dồng thời khởi
động mạch dao động tạo xung đồng hồ, tần số xung đồng hồ xác định thời gian
chuẩn của mỗi bit.
- Khối chốt dữ liệu và khối chuyển đổi song song ra nối tiếp: Mã nhị phân tại
mạch mã hóa sẽ được chốt để đưa vào mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối
tiếp. Mạch chuyển đổi dữ liệu song song ra nối tiếp được điều khiển bởi xung
đồng hồ và mạch định thời nhằm đảm bảo kết thúc đúng lúc việc chuyển đổi đủ
số bit của một mã lệnh.
- Khối điều chế và phát FM: mã lệnh dưới dạng nối tiếp sẽ được đưa qua mạch
điều chế và phát FM để ghép mã lệnh vào sóng mang có tần số 38Khz đến
100Khz, nhờ sóng mang cao tần tín hiệu được truyền đi xa hơn, nghĩa là tăng cự
ly phát.
- Khối thiết bị phát : là một LED hồng ngoại. Khi mã lệnh có giá trị bit =’1’ thì
LED phát hồng ngoại trong khoảng thời gian T của bit đó. Khi mã lệnh có giá trị
bit =’0’ thì LED không sáng. Do đó bên thu không nhận được tín hiệu xem như
bit = ‘0’ .

2. Phần thu
Sơ đồ khối chức năng

- Khối thiết bị thu: Tia hồng ngoại từ phần phát được tiếp nhận bởi LED thu
hồng ngoại hay các linh kiện quang khác.
SVTH:NguyenTanTới– 091012B

5


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
- Khối khuếch đại và Tách sóng: trước tiên khuếch đại tính hiệu nhận rồi
đưa qua mạch tách sóng nhằm triệt tiêu sóng mang và tách lấy dữ liệu cần
thiết là mã lệnh.
- Khối chuyển đổi nối tiếp sang song song và Khối giải mã: mã lệnh
được đưa vào mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song và đưa tiếp qua khối
giải mã ra thành số thập phân tương ứng dưới dạng một xung kích tại ngõ ra
tương ứng để kích mở mạch điều khiển.
- Tần số sóng mang còn được dùng để so pha với tần số dao động bên
phần thu giúp cho mạch thu phát hoạt động đồng bộ, đảm bảo cho mạch tách
sóng và mạch chuyển đổi nối tiếp sang song song hoạt động chính xác.
--------------oOo---------------

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

6


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Chương 2 : GIỚI THIỆU CẶP IC THU PHÁT PT2248 & PT2249


I.

IC PHÁT TÍN HIỆU HỒNG NGOẠI PT2248

Đây là một bộ truyền phát tia hồng ngoại ứng dụng bởi công nghệ CMOS.
PT2248 kết hợp với PT2249 tạo ra 10 chức năng.Với cách tổ hợp như vậy, có
thể dùng cho nhiều loại thiết bị từ xa.

Đặc tính :
- Được sản xuất theo công nghệ CMOS
- Tiêu thụ công suất thấp
- Vùng điện áp hoạt động: 2.2V-5V
- Sử dụng được nhiều phím
- Ít thành phần ngoài

Ứng dụng:
- Bộ phát hồng ngoại dung trong các thiết bị điện tử như: Tivi, đầu Video, Máy
điều hòa, …

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

7


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện.
Chân 2 và 3: là hai đầu để nối với thạch anh 455KHz bên ngoài cho bộ tạo dao
động ở bên trong IC.

Chân 4 – 9 (K1 - K6): là đầu của tín hiệu bàn phím kiểu ma trận, các chân từ K1
đến K6 kết hợp với các chân 10 đến 12 (T1 – T3) để tạo thành ma trận 18 phím.
Chân 13 ( CODE ): là chân mã số dùng để kết hợp với các ch
để tạo ra tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu.
Chân 14 (TEST): là chân dùng để kiểm tra mã của phần phát,
khi không sử dụng có thể bỏ trống.
Chân 15 ( TXout): là đầu ra của tín hiệu đã được điều chế FM. ( 12 bit tín hiệu
được truyền đi bởi sóng mang 38KHz )
Chân 16 ( Vcc): là chân cấp nguồn dương

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

8


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
SƠ ĐỒ KHỐI CHỨC NĂNG CỦA PT2248

Bộ tạo dao động và bộ phân tần:

Để có thể phát được đi xa, ta cần có xung có tần số 38Khz ở nơi nhận nhưng
trên thị trường khó tìm được thạch anh đúng tần số nên ta chọn tần số của thạch
anh là 455Khz cho bộ tạo dao độn đó tần số sẽ được đưa qua bộ phân tần để chia

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

9


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

nó ra thành 12 lần.
Mạch điện phím vào: Có tổng cộng 18 phím được nối tới các chân K1 – K6 và
mạch hoạt động thời gian T1 – T3 để tạo ra bàn phím ma trận (6*3).

- Phím 1 – 6: là những phím cho ra tín hiệu liên tục khi ấn giữ.
- Phím 7 – 18: là những phím cho ra những tín hiệu không liên tục. Tín
hiệu sẽ bị mất ngay khi nhấn vào cho dù có giữ phím.
- Lệnh truyền: gồm một từ lệnh được tạo bởi 3 bit mã người dùng, 1 bit mã liên
tục, 2 bit mã không liên tục và 6 bit mã ngõ vào. Vậy, nó có 12 bit mã.Trong đó,
3 bit mã người dùng được tạo như sau
Dữ liệu của 3 bit mã T1, T2, T3 sẽ là “1” nếu 1 diode được nối giữa
chân CODE và chân Tn (n = 1-3); và là “0” khi không nối diode.

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

10


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

Để IC thu PT2249 có thể hiểu được tín hiệu truyền đi thì các bit mã người dùng
phải tương đồng với nhau.

Vì IC thu PT2249, chỉ có 2 bit mã (CODE 2, CODE 3), nên code C1 của
PT2249 sẽ luôn ở mức “1”. Nên trong mạch phát ta luôn nối diode từ T1 vào
chân Code.

o C1,C2,C3 : mã người dùng
o H : mã tín hiệu liên tục
o S1,S2 : mã tín hiệu không liên tục

o D1- D6 : mã ngõ vào
Trong IC PT2248 có chứa bộ đảo pha CMOS là điện trở định thiên cùngnối bộ
dao động bằng thạch anh hoặc mạch dao động cộng hưởng. Khi tần số của bộ
phận dao động thiết kế xác định là 455kHz, thì tần số phát xạ sóng mang là

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

11


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
38kHz. Chỉ khi có thao tác nhấn phím mới có thể tạo ra dao động, vì thế đảm
bảo công suất của nó tiêu hao thấp.
Nếu như các phím ở cùng hàng đồng thời ấn xuống thì thứ tự ưu tiên là
K1>K2>K3>K4>K4>K5>K6. Không có nhiều phím chức năng trên cùng một
đường K, nếu như đồng thời nhấn phím thì thứ tự ưu tiên của nó là T1>T2>T3.

II.

IC THU TÍN HIỆU VÀ GIẢI MÃ TÍN HIỆU HỒNG NGOẠI
PT2249

IC này cũng được chế tạo bằng công nghệ CMOS, nó đi cặp với IC phát PT2248
để tạo thành bộ IC thu - phát trong điều khiển xa bằng tia hồng ngoại.

Chức năng các chân:
- Chân 1 (Vss): là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện.
- Chân 2 (Rxin): là đầu vào tín hiệu thu.
- Các chân 3 – 7 (HP1 - HP5): là đầu ra tín hiệu liên tục. Chỉ cần thu được
tínhiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ luôn duy trì ở mức logic “1”.


SVTH:NguyenTanTới– 091012B

12


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
- Các chân 8 – 12 (SP5 – SP1): là đầu ra tín hiệu không liên tục. Chỉ cần
thuđược tín hiệu tương ứng với đầu ra nào thì đầu ra đó sẽ duy trì ở mức logic
“1”trong khoảng thời gian là 107ms.
- Chân 14 và 13 (CODE 2 và CODE 3): để tạo ra các tổ hợp mã hệ thống giữa
phần phát và phần thu. Mã số của 2 chân này phải giống tổ hợp mã hệ thống của
phần phát thì mới thu được tín hiệu.
- Chân 15 (OSC): dùng để nối với tụ điện và điện trở bên ngoài tạo ra dao
độngcho mạch.
- Chân 16 (Vcc): là chân được nối với cực dương của nguồn cung cấp.

Sơ đồ khối bên trong IC

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

13


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Sau khi IC phát PT2248 phát tín hiệu (2 chu kỳ) đi, tín hiệu sẽ
được mắt thu tiếp nhận rồi đưa nó đến chân RXin. Chân RXin có nhiệm vụ sẽ
chỉnh lại dạng sóng của tín hiệu cho chuẩn. Sau đó, tín hiệu được đưa tới bộ lọc
số. Bộ lọc số có nhiệm vụ lọc lấy các dữ liệu rồi đưa đến thanh ghi. Dữ liệu đầu
tiên được lưu vào thanh ghi 12 bit. Tiếp đến, dữ liệu thứ hai sẽ được nạp vào

thanh ghi. Dữ liệu đầu tiên sẽ được đưa qua bộ đệm ngõ ra nếu mã của nó khớp
với mã của phần phát. Trường hợp , mã của dữ liệu không khớp với mã của
phần phát thì quá trình sẽ được lặp lại.
Mã người dùng :
Do trong tín hiệu phát ra của IC phát có C1, C2và C3 cung cấp tín hiệu mã số
cho người dùng, vì vậy đầu tiếp nhận cần phải có tín hiệu mã số tương ứng.
IC PT2248 phối hợp với mã người dùng của IC PT2249 là:

Đầu C (code) nối với tụ điện cho đến đất là “1”, trực tiếp nối đất là “0”
Ví dụ: Mạch sau chỉ hoạt động khi Code bit C2 =1và C3=0

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

14


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Mạch dao đông trong IC : Sơ đồ kết nối phần tại dao động:

Chú ý : 1. R = 39k + 5%
2. C= 100pF + 5% ( theo datasheet )

+ Bảng tra các chân phát tín hiệu điều khiển trên PT 2249

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

15


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

Cách đánh số phím và kết nối được dựa trên sơ đồ sau:

----------------- o Ô o------------------------

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

16


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

CHUƠNG 3 : SƠ LƯỢC VỀ CÁC LINH KIỆN KHÁC TRONG MẠCH
ỨNG DỤNG
- IC đếm BCD 7490
- IC đếm BCD đặt trước số đếm 74192
- IC Chốt dữ liệu 74374
- FlipFlop JK - IC 74112
- Các IC cổng logic
- IC tạo dao động - LM555
- Giải mã led 7 đoạn – IC 74247
- Các linh kiện thụ động cơ bản khác

I.

IC ĐẾM 74LS90

IC 7490 là IC thông dụng với chức đếm BCD :
IC 7490 có 16 với sơ đồ chân như sau:

Sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu của IC 7490

- Chân 1 và chân 14 là các chân CP1 , CP0 dùng để cấp xung đếm cho
mạch. Xung đếm CK tác động cạnh xuống.

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

17


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
- Chân 2 và chân 3: IC7490 có 2 ngõ vào reset được đưa qua ngõ vào cổng
AND để reset cho mạch. Reset tác động mức cao.
- Các chân 4, 13 là các chân NC ( không được kết nối ).
- Chân 5 : chân nối vào VCC lấy điện áp cho ic hoạt động.
- Chân 10: chân nối mass.
- Chân 6 , 7 : 2 ngõ vào set để set ngõ ra thành 1001 , 2 chân này được nối
qua cổng AND.
- Các chân 12, 9, 8, 11 : các chân ngõ ra Q0, Q1, Q2, Q3
Sơ đồ mạch bên trong của IC 7490 :

Bảng kết nối các trạng thái hoạt động của IC7490:

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

18


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Trình tự đếm của IC:

Chú ý : Cần kết nối ngõ ra Q0 với chân CP1 để đếm được BCD.

II.

IC ĐẾM BCD ĐẶT TRƯỚC SỐ ĐẾM – IC 74192

IC 74192 là IC có chức năng đếm lên và đếm xuống , có thể đặt trước số đếm …
Sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu của IC 74192 như sau:

- Chân cấp nguồn : chân 16 : VCC , chân 8 : GND
- Chân ngõ vào xung Ck đếm lên CPU: chân 5 ( CPD = 1 )
- Chân ngõ vào xung CK đếm xuống CPD : chân 4 ( CPU = 0 )
- Các chân tín hiệu đặt trước số đếm P0 P1 P2 P3 : tương ứng các chân 15,
1, 10, 9

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

19


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
- Chân tín hiệu LOAD: Chân 11. Khi chân load ở mức 0 .. tín hiệu ở các
chân P sẽ được đưa ra các ngõ ra Q.
- Chân tin hiệu master reset mức cao : chân 14
- Các chân ngõ ra Q0, Q1, Q2, Q3 : 3, 2, 6, 7
- Chân 13 TCD và Chân 14 TCU : các chân này dùng để kết nối với các IC
đếm 74192 khác để tạo mạch đếm .

Bảng trạng thái hoạt động :

Một số ví dụ ứng dụng 74192:


SVTH:NguyenTanTới– 091012B

20


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o

III.

IC CHỐT DỮ LIỆU 74374

IC74374 có chức năng chốt dữ liệu
IC 74374 có 8 bit ngõ vào và 8 bit ngõ ra
Hoạt động chốt dữ liệu khi có xung Ck và có 1 chân cho phép để IC hoạt động
được.

Sơ đồ chân
trên IC 74374:

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

21


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Sơ đồ các chân chức năng:
U1

Khi có tín hiệu xung Ck mức cao ở chân


3
4
7
8
13
14
17
18

CLK thì các tín hiệu ngõ vào được chốt

1
11

Các tín hiệu ngõ vào được đặt tại
Các chân từ D0 đến D7.

lại ở các chân ngõ ra.

D0
D1
D2
D3
D4
D5
D6
D7

Q0
Q1

Q2
Q3
Q4
Q5
Q6
Q7

2
5
6
9
12
15
16
19

OE
CLK
74LS374

Bảng trạng thái hoạt động của IC:

Sơ đồ mạch
bên trong của IC

IV.

FLIPFLOP JK – IC 74LS112

IC 74LS112 có 2 flipflop JK sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu như sau:


Chân nguồn VCC : chân 16
Chân nối mass : GND – chân 8
SVTH:NguyenTanTới– 091012B

22


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Flipflop 1:
- Chân 1 : CLK
- Chân 2, 3 : J, K
- Chân 4 , 15 : preset tích cực mức thấp và clear tích cực mức thấp
- Chân 5, 6 : ngõ ra Q và Q đảo.
Flipflop 2:
- Chân 13 : CLK
- Chân 11, 12 : J, K
- Chân 10 , 14 : preset tích cực mức
thấp và clear tích cực mức thấp
- Chân 9, 7 : ngõ ra Q và Q đảo.
Các trạng thái hoạt động của flipflop JK:
V.

CÁC IC CỔNG LOGIC ( AND, OR, NOT )

1. Cổng AND – IC 74LS08
Kí hiệu cổng AND trên mạch nguyên lý :

IC 74LS08 có 14 chân .. được tích hợp bên trong 4 cổng AND.
Sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu của IC

Chân VCC: 14
Chân GND : 7

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

23


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
Bảng trạng thái:

2. Cổng OR – IC 74LS32
IC 7432 có 4 cổng OR được tích hợp bên trong IC 14 chân
Sơ đồ chân và sơ đồ kí hiệu

Chân VCC: 14
Chân GND : 7

Bảng trạng thái cổng OR:

3. Cổng NOT – IC 74LS14
Sơ đồ chân của IC 7414:

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

24


ĐOANMONHỌC1GVHD:NguyenDuyThả o
VCC: 14

GND : 7
IC 7414 có 14 chân . tích hợp 6 cổng NOT
VI.

IC TẠO DAO ĐỘNG – LM555

IC555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ với việc dễ dàng tạo được
xung vuông và có thể thay đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều
chế được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào các mạch tạo xung đóng
cắt hay là những mạch dao động khác.Đây là linh kiện của hãng CMOS sản xuất
.Sau đây là bảng thông số của 555 có trên thị trường :
+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555,
NE7555..)
+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất lớn nhất là : 600mW
* Các chức năng của 555:
+ Là thiết bị tạo xung chính xác
+ Máy phát xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)
Sơ đồ chân của IC 555

SVTH:NguyenTanTới– 091012B

25



×