Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

thần kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.27 KB, 58 trang )

THẦN KINH
-Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động
của tất cả các bộ phận, cơ quan và các hệ cơ quan trong cơ thể, giúp cơ
thể thích nghi với môi trường sống luôn biến đổi.
-Hoạt động của hệ thần kinh theo nguyên tắc phản xạ. Phản xạ là phản
ứng của cơ thể đối với kích thích thông qua hệ thần kinh.
-Phản xạ là 1 hình thức cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh.


I. Tiến hoá của hệ thần kinh
-Động vật đơn bào như amip, thảo trùng, trùng roi… chưa có hệ thần
kinh. Cơ thể chúng nhận và phản ứng với kích thích.
-Ở động vật đa bào, các tế bào thần kinh liên kết với nhau theo 1
phương thức nhất định tạo nên các dạng hệ thần kinh khác nhau. Có
thể phân biệt 3 dạng hệ thần kinh: dạng lưới, dạng hạch, dạng ống.
1. Hệ thần kinh dạng lưới
-Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như nghành ruột
khoang.
-Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần
kinh để tạo thành mạng lưới thần kinh. Sự phân bố nơron không đều, phần đế và
phần miệng phân bố dày hơn các phần khác.
-Khi tác nhân kích thích tác động vào 1 điểm nào đó trên cơ thể làm xuất hiện
hưng phấn tại điểm đó. Hưng phấn từ vị trí bị kích thích lan toả ra khắp cơ thể và
làm toàn bộ cơ thể phản ứng với kích thích  phản ứng kém chính xác và tiêu tốn
nhiều năng lượng.



2. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
-Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có ở động vật có cơ thể đối xứng 2
bên như giun dẹp, giun tròn, chân khớp…


-Các tb thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh. Các
hạch thần kinh được nối với nhau bằng các dây thần kinh và hình
thành chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể. Số lượng
hạch thần kinh, cách sắp xếp và mối liên hệ giữa các hạch với nhau
tuỳ thuộc vào mỗi loài động vật. Mỗi hạch là trung tâm điều khiển
hoạt động của 1 vùng xác định của cơ thể.



-Ở động vật hoạt động tích cực và di chuyển nhiều như côn trùng, các
cơ quan cảm giác tiếp nhận kích thích từ xa phát triển mạnh , các hạch
thần kinh phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch bụng, trong đó
hạch não phát triển hơn cả. Hạch nao tiếp nhận thông tin từ các giác
quan và điều khiển hoạt động phức tạp 1 cách chính xác.
-Việc hình thành các hạch tk làm tăng số lượng nơron của cơ thể, rút
ngắn khoảng cách giữa các noron với nhau tăng cường khả năng phối
hợp hoạt động của các noron. Động vật có hạch tk phản ứng cục bộ
với kích thích  phản ứng chính xác và tiết kiệm năng lượng.
3. Hệ thần kinh dạng ống.
-Hệ thần kinh ống có ở ĐVCXS như cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
-Ở động vật có tk dạng ống, các tb tk tập trung lại thành 1 cái ống nằm ở phía
lưng của con vật.
-Cấu tạo: thàn kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.



- Phần tk TW bao gồm tuỷ sống và não bộ. Não bộ hoàn thiện dần
trong qt tiến hoá của động vật và phân hoá thành nhiều phần với chức
năng khác nhau, đó là bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu
não, hành não. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò

quan trọng trong điều khiển các hoạt động của cơ thể.



-Thần kinh ngoại biên gồm hạch thần kinh và dây thần kinh.
-Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các phản
xạ có thể là PXCĐK hoặc PXKĐK.


II.NƠRON:
1.Cấu tạo và phân loại nơron
Hệ thần kinh được cấu tạo từ số lượng rất lớn noron.Các noron khác
nhau về hình thái,kích thước và chức năng.
a,Cấu tạo nơ ron:
Mỗi nơ ron được cấu tạo từ thân và các sợi thần kinh


-Thân nơ ron được cấu tạo từ MSC,TBC và nhân.Trong thân nơ
ron,ngoài các bào quan như các tế bào khác,còn có thể Nissl và tơ thần
kinh.
-Thể Nissl chính là LNCH với chức năng tham gia tổng hợp pr.
-Thân nơ ron thực hiện chức năng dinh dưỡng đối với sợi thần kinh.
-Điểm xuất phát của sợi trục từ thân nơ ron có dạng hình chóp,đỉnh
hướng ra ngoài gọi là gò axon.Điện thế hoạt động xuất hiện từ gò axon
và truyền dọc theo sợi trục đến các tế bào khác.


-Sợi thần kinh gồm 2 loại:sợi nhánh và sợi trục.Mỗi nơ ron có 1 sợi
trục và nhiều sợi nhánh.
-Sợi nhánh có chức năng tiếp nhận tín hiệu và truyền chúng về thân

nơ ron.
-sợi trục có chức năng truyền các tín hiệu từ thân nơ ron đến các nơ
ron khác hoặc các tế bào khác.
-Sợi nhánh và sợi trục đều được cấu tạo từ TBC và MSC.Riêng sợi
trục có thể có bao miêlin.
-Bao mielin do các tế bào Soan quấn quanh sợi trục thành nhiều lớp
tạo thành.Bao mielin có bản chất hóa học là photpholipit và có tính
chất cách điện.
-Nơi sợi trục không có bao mielin bao bọc gọi là eo Ranvie.Xung
thần kinh chỉ có thể truyền từ eo Ranvie này sang eo Ranvie kế bên.



b,Phân loại nơ ron:
Nơ ron có thể phân loại dựa theo các tiêu chuẩn sau:
-Dựa vào hình thái của nơ ron:Nơ ron hình tháp,hình sao,hình bầu
dục,…
-Dựa vào số lượng các nhánh phát ra từ thân nơ ron,có thể phân
thành:nơ ron đa cực,lưỡng cực,đơn cực,….
+Các nơ ron đa cực là các tế bào đặc trưng của bộ não,có nhiều sợi
nhánh và sợi trục.
+Các nơ ron lưỡng cực có trong hạch gai sống và phần Tk ngoại biên.
+Các nơ ron đơn cực gặp trong các hạch TK của ĐVKXS.


-Dựa vào chức năng của nơ ron:nơ ron hướng tâm,nơ ron trung gian
và nơ ron li tâm.
+Nơ ron hướng tâm thực hiện chức năng tiếp nhận kích thích và dẫn
truyền hưng phấn từ bộ phận thụ cảm về trung ương TK.
+Nơ ron li tâm:truyền xung TK từ TK TW đến bộ phận thực hiện.

+Nơ ron trung gian làm nhiệm vụ liên hệ giữa nơ ron hướng tâm và
li tâm.Nơ ron này có số lượng nhiều nhất trong hệ TK TW.Dựa theo
hiệu ứng gây ra,nơ ron trung gian có thể là nơ ron hưng phấn hay nơ
ron ức chế.


-Dựa vào chất trung gian hóa học được giải phóng ra tận cùng TK
có thể chia thành Nơ ron cholinerghic,…
-Các nơ ron còn có thể được chia thành nơ ron có hoạt tính tự phát
và nơ ron im lặng.



2.Sinh lí nơ ron:
-Nơ ron có chức năng tiếp nhận kích thích,lưu giữ chúng trong trí nhớ
và đáp ứng lại kích thích bằng cách tạo ra xung TK và truyền chúng đến
các nơ ron khác hay các TB trong cơ thể.
-Đặc điểm hoạt động của nơ ron là:hưng phấn khi bị kích thích và dẫn
truyền hưng phấn.Khi hưng phấn,nơ ron có những biến đổi lí hóa
như:tăng sinh nhiệt,tăng sử dụng oxi,biến đổi điện thế màng,…
-Nơ ron hưng tính cao hơn so với các tế bào khác.Do vậy chỉ cần kích
thích với cường độ nhỏ cũng có thể làm nơ ron hưng phấn.


a,Điện thế nghỉ:
-Khái niệm:điện thế nghỉ có ở tế bào đang nghỉ ngơi,không bị kích
thích.
-Phương pháp đo điện thế nghỉ
điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào
khi tế bào không bị kích thích.Phía bên trong màng tích điện

âm,phía bên ngoài màng tích điện dương.



*Cơ chế hình thành điện thế nghỉ:được hình thành chủ yếu do 3
yếu tố sau
-Sự phân bố ion không đều ở 2 bên màng tế bào
-Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion(cổng ion mở
hay đóng)
-Bơm Na-K
Khi TB TK không bị kích thích,các ion phân bố không đều giữa
2 bên màng tế bào.Nồng độ K+ bên trong màng cao hơn bên ngoài
màng khoảng 30 lần,Na+ bên ngoài cao hơn bên trong TB khoảng
10 lần.
Ion

Nồng độ bên trong
TB(mmol/l)

Nồng độ ở dịch ngoại
bào(mmol/l)

K+

150

5

Na+


15

150



b,Điện thế hoạt động:
Quá trình hình thành điện thế hoạt động chính là quá trình biến
đổi điện thế nghỉ.
Khi bị kích thích TB TK hưng phấn và xuất hiện hoạt động.Do
quá trình biến đổi từ điện thế nghỉ thành điện thế hoạt động diễn ra
quá nhanh,khoảng 3 đến 4 phần nghìn giây,nên người ta sử dụng
máy dao động kí điện tử để theo dõi và ghi lại điện thế hoạt động


Điện thế hoạt động bao gồm các giai đoạn sau:
-Giai đoạn mất phân cực
-Giai đoạn đảo cực
-Giai đoạn tái phân cực
-Giai đoạn tái phân cực quá độ


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×