Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

BẢN TIN VẬT LÍ THÁNG 4 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 286 trang )


WWW.THUVIENVATLY.COM
Bản Tin Vật Lý

 Thư Viện Vật Lý
www.thuvienvatly.com

Tháng 03 năm 2010

Nội dung: Trần Nghiêm
Biên tập: Trần Triệu Phú
Thiết kế: Bích Triều, Vũ Vũ
Cùng một số Cộng tác viên khác
Trong bản tin có sử dụng hình ảnh và các bài dịch từ các tạp chí nổi tiếng
Physics World, Nature Physics, New Scientist, cùng một số tạp chí khác.


Ni dung
Ai là người đầu tiên phát hiện ra nguồn gốc của tia vũ trụ? ................................................ 1
Chế tạo thành công transistor phi tiếp xúc đầu tiên ............................................................ 4
Nên sửa định luật II Newton hay là chọn vật chất tối? ........................................................ 6
Cỗ máy Big Bang chính thức hoạt động trở lại ................................................................... 8
Radar tìm thấy trầm tích băng tại cực nam mặt trăng ....................................................... 10
Stephen Hawking muốn rời bỏ Anh quốc ......................................................................... 13
Pháp xây dựng nhà máy quang điện mặt trời lớn nhất thế giới ......................................... 16
Sắp đạt tới điện toán tốc độ ag ........................................................................................... 18
Chất siêu dẫn hydrocaron đầu tiên .................................................................................... 20
Nước Mĩ đang lạc hậu về công nghệ lò phản ứng hạt nhân .............................................. 22
Trái đất vẫn trong tình thế nguy hiểm khôn lường ............................................................ 24
Phát hiện một phương pháp mới sản xuất ra điện ............................................................. 26
Trưng bày bản thảo thuyết tương đối rộng tại Jerusalem .................................................. 29


Từ trường trái đất già hơn chúng ta nghĩ ........................................................................... 31
Làm thế nào nhìn xuyên qua những chất mờ đục ............................................................. 33
Galileo hồi sinh quan niệm Copernicus chứ không dựa trên số liệu ................................. 35
Biến polyethelene thành chất dẫn nhiệt ............................................................................. 38
LHC sẵn sàng cho các va chạm tốc độ cao vào đầu tháng 4 ............................................. 41
Quân đội Mĩ đang phát triển hệ thống định vị dưới lòng đất ............................................ 44
Truyền tín hiệu điện qua sóng spin ................................................................................... 46
Bí ẩn gương phản xạ mặt trăng đã có lời giải ................................................................... 48
Thí nghiệm Borexino xác nhận không có ‘lò phản ứng địa cầu’ ...................................... 50
Video trái đất và mặt trăng nhìn từ ISS ............................................................................. 53
Phát hiện ra phản hạt nhân nặng nhất từ nhiệt độ hai nghìn tỉ độ ..................................... 55
Hiện tượng phát xạ electron lạnh vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng ............................ 59
Tơ nhện: nhà vô địch về sức bền ....................................................................................... 62
Anten nano có thể giúp giữ bí mật lượng tử ...................................................................... 64
Thuyết tương đối rộng lại thắng thế trong các thí nghiệm kiểm chứng ............................ 66
Phát hiện ‘dòng chảy tối’ tại rìa của vũ trụ ....................................................................... 69
Nguy cơ mặt trời chạm trán với ngôi sao Gliese 710 là rất cao ........................................ 71
Ion bị bẫy thực hiện ‘cuốc bộ lượng tử’............................................................................. 73
Trái đất và Kim tinh: ‘bà con gần’ hay ‘láng giềng xa’? .................................................. 76
Phát hiện hành tinh ngoại giống các hành tinh thuộc hệ mặt trời ..................................... 78
Dự báo động đất bằng máy dò radon ................................................................................ 81
Săn tìm vật chất tối trên bàn làm việc ............................................................................... 83
Khám phá mới có thể đặt nền tảng cho điện toán lượng tử ............................................... 85
Máy Va chạm Hadron Lớn lập kỉ lục 3,5 TeV .................................................................. 87
Trong khoảnh khắc, một định luật của tự nhiên bị vi phạm .............................................. 89
Nguồn gốc của Dải Ngân hà .............................................................................................. 91
SN 2007if: ‘ngọn nến chuẩn’ quá sáng ............................................................................. 93
‘Thảm tàng hình’che được vật ba chiều ............................................................................ 95
Trữ năng lượng bằng không khí nén ................................................................................. 97



Mộc tinh có khả năng có thêm một cái vành mới ........................................................... 100
Giới sinh vật không quá phức tạp như bạn nghĩ ............................................................. 102
Chế tạo carbon từ tính bằng cách loại từng nguyên tử ra khỏi graphite .......................... 104
Lần đầu tiên trông thấy ‘con mèo của Schrodinger’ bằng mắt trần ................................ 107
‘Sự nhiệt hạch lạnh’ sắp được chấp nhận chính thức ....................................................... 110
Phát hiện thiên hà cổ ‘đang dậy thì’ ................................................................................. 112
Những lỗ đen siêu trọng có đang nuốt lấy vật chất tối? ................................................... 116
Tường băng khổng lồ trên sao Hỏa .................................................................................. 118
Hải vương tinh đã từng ăn thịt một hành tinh và đánh cắp vệ tinh của nó ....................... 120
Bay thử nghiệm thành công phi thuyền du lịch vũ trụ ..................................................... 122
Hợp chất sắt-nitrogen có từ tính mạnh vô địch ................................................................ 126
Khí quyển Mộc tinh thiếu neon vì những cơn mưa helium ............................................. 128
LHC sẽ chạy ở mức 7 TeV vào ngày 30/3 ...................................................................... 131
Anh thành lập Cơ quan Vũ trụ UKSA ............................................................................. 133
Microlaser nhỏ nhất thế giới ............................................................................................ 135
Vì sao nước nóng đông đặc nhanh hơn nước lạnh? .......................................................... 137
Máy phát điện mini khai thác năng lượng từ những chuyển động ngẫu nhiên ................. 139
Kĩ thuật khóa-và-chìa lắp ghép những cấu trúc nhỏ xíu .................................................. 141
Thêm một nhà toán học nhận giải thưởng triệu đô .......................................................... 143
Khảo sát từ tính của ôxi rắn .............................................................................................. 145
Thí nghiệm đơn cực từ tại CERN có thể viết lại các định luật vật lí ............................... 147
Thế giới hưởng ứng giờ trái đất ....................................................................................... 148
Từng nguyên tử nhẹ đã chịu ‘hiện hình’ dưới kính hiển vi .............................................. 151
Vật chất tối ‘còn thiếu’ đang nằm trong các lỗ đen?......................................................... 153
Phát hiện chất siêu dẫn nhỏ nhất thế giới ......................................................................... 155
LHC sẽ tạo ra những lỗ đen mini, nhưng chẳng có gì đáng ngại ..................................... 158
Từ trường có thể cướp đi trung tâm lí trí của não ............................................................ 161

CÁC CHUYÊN ĐỀ

Tương lai của ngành truyền thông vũ trụ ......................................................................... 165
Những bức ảnh ấn tượng của vành nhật hoa mặt trời ...................................................... 170
5 sự thật thú vị về số Pi .................................................................................................... 174
7 lí thuyết của tất cả .......................................................................................................... 177
Công nghệ rô bôt gia dụng ............................................................................................... 181
Những núi băng trôi tráng lệ ở Nam Cực ......................................................................... 184
Dự báo khoa học tương lai 10 năm tới ............................................................................. 188
Vén màn những bí ẩn của sao Thổ ................................................................................... 196
Bí ẩn thêm chồng chất về nước mặt trăng ........................................................................ 201
Sự sống không cần nước?.................................................................................................. 204
Sự im lặng đến kì lạ .......................................................................................................... 208
Đơn vị vật lí nào được ưa dùng nhất? ............................................................................... 220
Vật lí học ở Trung Quốc.................................................................................................... 227
Những tuyệt tác của ánh sáng trong tự nhiên ................................................................... 239
10 vệ tinh lạ lùng nhất hệ mặt trời .................................................................................... 246
Những bức ảnh thiên văn đẹp nhất trong 35 năm qua ...................................................... 256
Những nam châm mạnh nhất vũ trụ ................................................................................. 263


10 hiện tượng thời tiết trong lạ lùng nhất ......................................................................... 269
Những vũ khúc tuyệt vời của ánh sáng trên bầu trời ........................................................ 275
Cây nấm phát quang vật lí ................................................................................................ 280


THUVIENVATLY.COM

Ai là người đầu tiên phát hiện ra nguồn gốc của tia vũ trụ?
Một bản dịch những bài báo khoa học cũ xác nhận rằng nhà khoa học nhận giải Nobel
cho công trình nghiên cứu của ông về tia vũ trụ đã không đơn độc trong lịch sử khám phá của
mình.

Nhà vật lí người Áo Victor Hess đã nhận giải Nobel năm 1936 cho việc nhận ra nguồn
gốc của các tia vũ trụ - những hạt năng lượng cao tuôn vào khí quyển trái đất từ vũ trụ và Mặt
trời đến.

Domenico Pacini qua đời năm 1934, hai năm trước khi giải
Nobel được trao cho Victor Hess. Ảnh: Nuovo Cimento della
Societa' Italiana di Fisica)

Giáo sư Alessandro De Angelis tại trường đại học Udine ở Italy và các đồng sự khẳng
định những công trình mới được dịch ra gần đây của nhà khoa học người Italy thế kỉ 20,
Domenico Pacini, cho thấy ông đã phát hiện ra nguồn gốc tia vũ trụ trước đó tới 2 năm.
Bản dịch mới đã được gửi đăng tạp chí European Journal of Physics và có tải lên
website bản thảo vật lí arXiv.
Tia vũ trụ từ lâu đã thách đố các nhà vật lí, và vào bước chuyển mình của thế kỉ 20, đa
số các nhà khoa học nghĩ rằng có nguồn gốc từ bức xạ trong lớp vỏ trái đất.
1 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Nguồn gốc ngoài hành tinh của chúng ta đã được nêu giả thuyết, nhưng nó không được
xác nhận mãi cho đến năm 1912, khi Hess đã liều lĩnh tiến lên 5 km vào bầu khí quyển trong
một khí cầu trang bị một điện nghiệm, dùng để đo điện tích tĩnh điện.
Vì điện nghiệm cho biết tốc độ phóng điện tăng theo độ cao, nên Hess đã có thể kết
luận rằng tia vũ trụ không phát sinh từ phía trái đất.
Dưới nước
Nhưng ngày nay, rõ ràng Pacini, một giáo sư tại trường đại học Bari, Italy, đã đi đến
kết luận giống như vậy sau khi dìm một dụng cụ tương tự trong Vịnh Lovorno ở Tuscany vào

năm 1910.
Ông nhận thấy khi dụng cụ nổi trên mặt nước, dao động nghiệm cho thấy hàm lượng
bức xạ ion hóa cao hơn nhiều so với trông đợi từ các khoáng chất phóng xạ ở trong đất.
Ngoài ra, khi dìm dụng cụ trong nước, tín hiệu trên yếu đi – cho thấy nước đang hấp
thụ bức xạ.
Pacini qua đời năm 1934, khiến ông bị giải thưởng Nobel bỏ qua, vì giải thưởng này
không trao cho người quá cố. De Angelis tin rằng điều này góp phần làm mơ hồ thêm câu
chuyện khám phá của ông.
“Pacini thuộc loại người ‘lịch thiệp’ hơn, vì ông có trích dẫn Hess, trong khi điều
ngược lại thường không có”, De Angelis nói.
Pacini còn viết các ghi chép của ông bằng tiếng Italy, và vì là một nhà khí tượng học
và địa chất học, ông đã không có chỗ đứng trong giới học thuật để “bán các kết quả của mình”,
ông nói, trong khi Hess, một nhà vật lí, đã dịch các ấn phẩm tiếng Đức nguyên gốc của ông
sang tiếng Anh sau năm 1920.
“Vì ông không được trao giải Nobel, nên công trình nghiên cứu của ông có phần nào
đó bị lãng quên”, De Angelis nói.
Không bị lãng quên
Nhà nghiên cứu lịch sử khoa học, tiến sĩ Gerhard Wiesenfeldt ở trường đại học
Melbourne nói trong khi mối quan hệ giữa hai nhà khoa học “cần phải nghiên cứu”, thì lập
luận của Hess rõ ràng minh bạch hơn và thí nghiệm của ông có sức thuyết phục hơn.
“Pacini thật sự có những đóng góp quan trọng, nhưng tôi không gọi ông là người đồng
khám phá”. Wiesenfeldt nói công trình nghiên cứu của Pacini không khảo sát chặt chẽ vì ông
không phải là một nhà vật lí vô tuyến. “Pacini có một chút kém may, nhưng ông không hẳn bị
lãng quên”, ông nói.

2 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010



THUVIENVATLY.COM

Một bài phê bình năm 1984 của nhà thiên văn học Hoàng gia Anh Arnold Wolfendale,
đăng trên tạp chí Reports on Progress in Physics, đã liệt Pacini là người đầu tiên đề xuất nguồn
gốc phi bức xạ của tia vũ trụ.
“Nói chung, các khám phá khoa học thường phức tạp hơn chúng được nhận ra sau đó”.
Theo abc.net.au

3 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Chế tạo thành công transistor phi tiếp xúc đầu tiên

Giản đồ một transistor dây nano loại n. (Ảnh: Nature Nanotechnology)
Các nhà nghiên cứu ở Ireland vừa thành công trong việc chế tạo transistor phi tiếp xúc
đầu tiên từ trước đến nay. Dụng cụ trên, na ná như một cấu trúc lần đầu tiên được đề xuất tận
hồi năm 1925 nhưng không được hiện thực hóa mãi cho đến ngày nay, có những tính chất điện
gần như “lí tưởng”, theo lời đội nghiên cứu. Nó có tiềm năng hoạt động nhanh hơn và sử dụng
ít năng lượng hơn so với bất kì transistor truyền thống nào có mặt trên thị trường hiện nay.
Transistor là những viên gạch cấu trúc cơ bản của các linh kiện điện tử hiện đại – và tất
cả những transistor hiện có điều chứa những lớp tiếp xúc bán dẫn. Loại tiếp xúc phổ biến nhất
là tiếp xúc p-n, hình thành bởi sự tiếp giáp giữa một mẩu silicon loại p – pha tạp chất để tạo ra
sự dư thừa lỗ trống – và một mẩu silicon loại, pha tạp chất để tạo ra sự dư thừa electron.
Những tiếp xúc khác gồm có tiếp xúc lai, đơn giản là một lớp tiếp xúc p-n chứa hai chất bán
dẫn khác nhau, và tiếp xúc Schottky giữa kim loại và chất bán dẫn.
Số lượng transistor trên một vi chip điện tử đã tăng lên theo hàm mũ kể từ đầu thập

niên 1970, và đã vượt quá con số vài trăm đến vài tỉ ngày nay. Kết quả là các transistor trở nên
nhỏ đến mức ngày càng khó tạo ra được những lớp tiếp xúc chất lượng cao. Đặc biệt, rất khó
làm thay đổi hàm lượng pha tạp của một chất liệu ở những khoảng cách nhỏ hơn khoảng 10
nm. Vì thế, các transistor phi tiếp xúc có thể hỗ trợ các nhà sản xuất chip tiếp tục chế tạo
những linh kiện ngày càng nhỏ hơn nữa.

4 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Bằng phát minh năm 1925
Nay, Jean-Pierre Colinge và các đồng nghiệp tại Học viện quốc gia Tyndall thuộc
trường đại học College Cork đã bỏ qua hẳn khái niệm rất cơ bản của một lớp tiếp xúc và thay
vào đó, chuyển sự chú ý sang một khái niệm lần đầu tiên được đề xuất tận năm 1925 bởi nhà
vật lí Áo-Hung Julius Edgar Lilienfield. Đã đăng kí bằng sáng chế dưới cái tên “Dụng cụ điều
khiển dòng điện”, nó là một điện trở đơn giản và chứa một cổng điều khiển mật độ electron và
lỗ trống, và do đó điều khiển được dòng điện.
Phiên bản dụng cụ của đội nghiên cứu gồm một dây nano silicon trong đó dòng điện
được điều khiển hoàn hảo bởi một cổng silicon phân cách với dây nano bằng một lớp cách
điện mỏng. Cấu trúc trên tự nó rất đơn giản, trông hơi na ná như dây cáp điện thoại ghim dính
với một bề mặt bằng một cái ghim plastic (xem hình). Điều quan trọng là không cần thiết phải
làm thay đổi sự pha tạp trên những khoảng cách rất ngắn. Thay vào đó, toàn bộ dây nano
silicon được pha tạp n mức độ cao, khiến nó là một chất dẫn điện tốt. Tuy nhiên, cực cổng
được pha tạp loại p và sự có mặt của nó có tác dụng xả tháo số lượng electron trong vùng dây
nano nằm bên dưới cổng.
Nếu thiết lập một điện áp đơn giản dọc theo dây nano, dòng điện không thể chạy qua
vùng bị xả tháo này. Theo Colinge, vùng này “nén” dòng điện trong dây nano theo kiểu giống

như dòng nước trong một cái vòi dừng lại vì bị nén ép. Tuy nhiên, nếu thiết lập một điện áp
lên cực cổng, thì tác dụng nén giảm đi và dòng điện có thể chảy. Đội nghiên cứu còn chế tạo
được một dụng cụ tương tự với dây nano loại p và cổng loại n.
Transistor hoàn hảo nhất
Cấu trúc trên chế tạo thật đơn giản, thậm chí ở cấp độ nano, nghĩa là giảm chi phí so
với các công nghệ chế tạo lớp tiếp xúc truyền thống, thứ công nghệ đang ngày một trở nên
phức tạp hơn. Dụng cụ trên còn có những tính chất điện gần như lí tưởng, Colinge bổ sung
thêm, và hành xử giống như là transistor hoàn hảo nhất. Điều này có nghĩa là nó ít chịu sự rò rĩ
điện – nhược điểm của những dụng cụ truyền thống – và vì thế có tiềm năng hoạt động nhanh
hơn và sử dụng ít năng lượng hơn.
Đội Tyndall nói hiện nay họ đang thương thuyết với một số công ti bán dẫn hàng đầu
thế giới để phát triển thêm và có thể đăng kí sáng chế công nghệ của họ.
“Mặc dù ý tưởng một transistor không có lớp tiếp xúc trông có vẻ khá là nghịch lí,
nhưng thực sự thì cái từ “transistor” không hàm ý sự có mặt của những lớp tiếp xúc”, các nhà
nghiên cứu viết như thế trên tạp chí Nature Nanotechnology, nơi công trình nghiên cứu trên
được công bố. “Transistor là một linh kiện bán dẫn điều khiển dòng điện chảy và cái tên
transistor là viết gọn lại của từ ‘trans-resistor'.”
Theo physicsworld.com

5 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Nên sửa định luật 2 Newton hay là chọn vật chất tối ?
Một cái đĩa đang xoay tròn có lẽ là toàn bộ những gì cần thiết để đánh đổ định luật thứ
hai của Newton về chuyển động – và có khả năng còn bác bỏ nhu cầu viện dẫn đến vật chất
tối.

Định luật 2 Newton phát biểu rằng lực tỉ lệ với khối lượng của vật và gia tốc của nó.
Nhưng kể từ thập niên 1980, một số nhà vật lí đã nhìn định luật này với con mắt hoài nghi. Họ
cho rằng những thay đổi tinh vi với định luật 2 ở những gia tốc cực kì nhỏ có thể giải thích
cho chuyển động quan sát thấy của các ngôi sao trong các thiên hà.

Xoay tròn là một giải pháp (Ảnh: LSST)

Các ngôi chuyển động ở những tốc độ cho thấy các thiên hà có khối lượng lớn hơn
nhiều so với phần nhìn thấy, cái các nhà thiên văn học gán cho vật chất tối. Nhưng nếu như
định luật 2 Newton có thể được sửa đổi một chút thôi, thì nó sẽ xóa sổ nhu cầu viện dẫn vật
chất tối. Giả thuyết trên, gọi là động lực học Newton sửa đổi (MOND), do Mordehai Milgrom,
khi ấy làm việc tại trường đại học Princeton, đề xuất vào năm 1981.
Những phép kiểm tra MOND trên mặt đất được cho là không thể vì những chuyển
động xáo trộn của Trái đất. Nhưng nay, Vitorio De Lorenci ở trường đại học Liên bang
Itajubá, Brazil, và các cộng sự vừa nghĩ ra được một thí nghiệm thực hiện công việc đó
(arxiv.org/abs/1002.2766).
Điều then chốt là triệt tiêu gia tốc của chuyển động quay của Trái đất, quỹ đạo của nó
xung quanh mặt trời, và quỹ đạo của mặt trời xung quanh tâm thiên hà. Ý tưởng cơ bản đó
được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2007, khi Alex Ignatiev tính được rằng toàn bộ các gia tốc
triệt tiêu trong một mili giây tại hai điểm quan trọng trên bề mặt Trái đất, hai lần trong một
năm. Điều đó khiến cho thí nghiệm có thể về mặt lí thuyết, nhưng vẫn không khả thi.

6 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Đội của De Lorenci suy luận rằng một cái đĩa đang xoay tròn có thể tái tạo hiệu ứng

trên tại mọi lúc và mọi nơi trên Trái đất. Các phép tính của họ cho thấy nếu cái đĩa được đặt
chính xác và tốc độ của nó được điều khiển chính xác, thì gia tốc tại những điểm đặc biệt trên
vành đĩa sẽ triệt tiêu các gia tốc tạo ra bởi chuyển động của Trái đất và mặt trời.
Nếu định luật 2 Newton là đúng ở mọi giá trị gia tốc, thì một dụng cụ đo gắn trên vành
phải ghi được chẳng có lực bất thường nào tại những điểm này. Tuy nhiên, nếu giả thuyết
MOND là đúng, thì dụng cụ phải chịu một cú hích khác thường. “Chúng ta có thể điều khiển
các điều kiện để tạo ra chế độ MOND ở mọi nơi mọi lúc”, De Lorenci nói.
Tuy nhiên, thí nghiệm trên chỉ có thể kiểm tra một phiên bản của lí thuyết MOND phát
biểu rằng tất cả các lực tác dụng khác đi ở những gia tốc nhỏ xíu. Một phiên bản khác phát
biểu rằng chỉ có lực hấp dẫn bị ảnh hưởng thôi, và giả thuyết này chỉ có thể kiểm tra trong vũ
trụ.
Theo New Scientist

7 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Cỗ máy Big Bang chính thức hoạt động trở lại
Các nhà khoa học đã khởi động lại cỗ máy va chạm nguyên tử lớn nhất thế giới, trong
một nỗ lực nhằm vén màn những bí ẩn sâu sắc nhất của vũ trụ.
Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu, hay CERN, đã gửi những chùm proton năng
lượng thấp theo cả hai hướng quay vòng quanh cỗ máy gia tốc hạt dài 27 km bên dưới đường
biên giới Thụy Sĩ – Pháp ở Geneva.

Các kĩ thuật viên lắp đặt đường cáp điện tại trung tâm của máy dò hạt ATLAS, một
bộ phận của Máy Va chạm Hadron Lớn, cỗ máy đã khởi động trong đêm 28 tháng 2.


Sau một thời gian thử nghiệm thận trọng, CERN dự tính nâng năng lượng của các
chùm hạt lên những mức chưa có tiền lệ và bắt đầu những va chạm proton lập kỉ lục mới vào
cuối tháng 3 này, theo lời nữ phát ngôn viên Christine Sutton của CERN.
Lần khởi động lại này tiếp theo sau một kì nghỉ mùa đông kéo dài 10 tuần trong thời
gian đó các nhà khoa học đã tiến hành những cải tiến kĩ thuật và kiểm tra khả năng của cỗ máy
cho va chạm những proton ở năng lượng cao gấp ba lần mức trước đây từng đạt tới.
Máy Va chạm Hadron Lớn (LHC) được xây dựng để khảo sát những hiện tượng mà
người ta đang hoài nghi, thí dụ như vật chất tối, phản vật chất, và cuối cùng là sự sáng tạo ra
vũ trụ cách nay hàng tỉ năm về trước mà nhiều người tin rằng đã xảy ra trong một vụ nổ gọi là
Big Bang (Vụ nổ Lớn).
Lễ khánh thành của nó đã được phô trương lòe loẹt và gây ra sự tranh cãi lớn vào hôm
10 tháng 9, 2008. Một số người chỉ trích, đứng đầu là nhà khoa học Otto Rossler, khẳng định
cỗ máy này sẽ sinh ra một trận mưa lỗ đen mini.

8 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Trong vòng 4 năm, họ nói một trong những ‘chân không vũ trụ’ này có thể sẽ phình to
lên đến kích thước có khả năng nuốt chửng cả Trái đất – một khẳng định CERN kịch liệt bác
bỏ.
Trong sự kiện ấy, cỗ máy đã ngừng hoạt động ngay sau 9 ngày hoạt động, khi một mối
điện rò rĩ bị quá nhiệt và gây ra một loạt hỏng hóc đối với các nam châm và những bộ phận
khác.

LHC sẽ gia tốc các hạt theo cả hai chiều xung quanh đường hầm tròn dài 27 km.


CERN đã phải đảm nhận một chương trình sửa chữa và nâng cấp trị giá 26 triệu bảng
Anh trong vòng 14 tháng trước khi sẵn sàng cho cỗ máy chạy thử lại lần nữa vào cuối tháng
11 năm ngoái. Khi đó, cỗ máy đã hoạt động gần như hoàn mĩ, cung cấp cho các nhà khoa học
những dữ liệu có giá trị trong lần chạy 4 tuần trước kì nghỉ lễ Giáng sinh.
Các chuyên gia kĩ thuật đã tiến hành kiểm tra và nâng cấp những mối nối điện và
những bộ phận khác của cỗ máy kể từ lúc ngừng hoạt động, nhưng vẫn muốn có thêm những
bước cải tiến nữa nhằm đảm bảo cho LHC sẵn sàng hoạt động ở năng lượng cao hơn.
“Từ lúc cho những chùm proton đầu tiên quay vòng tròn đến lúc thật sự đưa cỗ máy
vào mức độ hoạt động hết công suất của nó là cả một chặng đường dài”, Sutton phát biểu.
“Nó giống hệt như việc thiết kế một đường đua xe hơi Thể thức Một. Lần đầu tiên bạn
đưa nó vào, nhân vật của chúng ta sẽ không chạy vòng tròn nhanh như nó có thể. Bạn phải học
cách điều khiển, cách lái”.
Mục tiêu lâu dài sẽ là cho chạy những chùm proton ở mức 7 TeV theo mỗi hướng,
nhưng CERN đã quyết định sẽ tiếp tục phương pháp tiếp cận thận trọng và cho chạy ở mức
3,5 TeV trong 18 đến 24 tháng.
Sau đó, một kì ngừng đóng cửa lâu dài sẽ cho phép nâng cấp thêm để cỗ máy hoạt
động ở mức năng lượng thiết kế trọn vẹn.
Theo Daily Mail
9 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Radar tìm thấy trầm tích băng tại cực nam mặt trăng
Khai thác dữ liệu từ một radar NASA bay cùng phi thuyền Chandrayaan-1 của Ấn Độ,
các nhà khoa học đã phát hiện ra những lớp trầm tích băng nằm gần cực nam của mặt trăng.
Thiết bị Mini-SAR của NASA, một radar khẩu độ tổng hợp, nhẹ cân, đã tìm thấy hơn 40
miệng hố nhỏ có nước đóng băng. Các miệng hố có đường kính từ 2 đến 15 km. Mặc dù tổng

lượng băng tùy thuộc vào bề dày của nó trên từng miệng hố, nhưng ước tính có thể có ít nhất
là 600 triệu tấn nước đóng băng.

Các miệng hố tại cực nam của Mặt trăng. Hố mới - màu đỏ; hố bất thường – màu lục.

Mini-SAR đã chụp ảnh nhiều vùng bóng râm vĩnh cữu tồn tại tại hai cực của Mặt trăng.
Những khu vực tối này cực kì lạnh và người ta giả thuyết rằng các chất dễ bay hơi, bao gồm cả
nước đóng băng, có thể có mặt với lượng lớn ở đây. Đối tượng khoa học chính của thí nghiệm
Mini-SAR là lập bản đồ và mô tả mọi lớp trầm tích tồn tại.
Mini-SAR là một radar chụp ảnh nhẹ kí (chưa tới 10 kg). Nó sử dụng những tính chất
phân cực của sóng vô tuyến phản xạ để mô tả những đặc điểm bề mặt. Mini-SAR gửi đi những
xung radar bị phân cực tròn-trái. Bề mặt hành tinh tiểu biểu thường làm đảo ngược trạng thái
10 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

phân cực trong sự phản xạ sóng tuyến, cho nên những tiếng vọng bình thường từ Mini-SAR là
bị phân cực tròn-phải. Tỉ số công suất nhận theo cùng chiều truyền (tròn trái) với chiều ngược
lại (tròn phải) được gọi là tỉ số phân cực tròn (CPR). Đa phần Mặt trăng có tỉ số CPR thấp,
nghĩa là sự đảo ngược trạng thái phân cực là tiêu biểu, nhưng một số mục tiêu có CPR cao.
Trong số này là những bề mặt mới, rất gồ ghề (thí dụ một miệng hố mới, còn trẻ) và băng, bề
mặt trong suốt đối với năng lượng vô tuyến và làm tán xạ nhiều lần các xung radar, dẫn đến sự
tăng cường sự phản xạ cùng chiều và vì thế, CPR cao. CPR không phải là dấu hiệu chẩn đoán
độc nhất của tính gồ ghề hoặc bề mặt đóng băng; đội khoa học phải xét đến mặt trời của sự
kiện tín hiệu CPR cao để giải thích nguyên nhân của nó.
Vô số miệng hố nằm gần hai cực của Mặt trăng có phần bên trong vĩnh viễn vắng bóng
ánh sáng mặt trời. Những khu vực này rất lạnh và nước đóng băng ổn định ở đó về cơ bản là

vô hạn. Những miệng hố mới thể hiện mức độ cao của sự gồ ghề bề mặt (CPR cao) cả bên
trong và bên ngoài vành hố, nguyên do bởi những khối đá sắc nhọn và những cánh đồng đá
phân bố trên toàn bộ khu vực hố. Tuy nhiên, Mini-SAR đã tìm thấy những miệng hố nằm gần
cực bắc có CPR cao ở phía trong, nhưng ở bên ngoài vành của nó thì không cao. Mối quan hệ
cho thấy CPR cao không chỉ gây ra bởi sự gồ ghề, mà còn bởi một số chất liệu bị giam giữ bên
trong lõi của những miệng hố này. Chúng ta hiểu mối quan hệ này là phù hợp với nước đóng
băng có mặt trong những miệng hố này. Băng phải tương đối tinh khiết và ít nhất là chừng 2
mét băng dày đã gây ra dấu hiệu này.
Lượng nước đóng băng có khả năng có mặt theo ước tính có thể sánh với lượng đã ước
tính từ sứ mệnh trước đây của dữ liệu neutron của phi thuyền Người Do thám Mặt trăng (vài
trăm triệu tấn). Sự chênh lệch số lượng ước tính giữa Mini-SAR và quang phổ kế neutron của
phi thuyền Người Do thám Mặt trăng là vì thực tế nó chỉ đo bề sâu chừng nửa mét, cho nên nó
sẽ ước tính thấp tổng lượng nước đóng băng có mặt. Chí ít thì một số băng vùng cực bị hòa lẫn
với đất đá mặt trăng và do đó, không nhìn thấy đối với radar của chúng ta.

“Ảnh hợp nhất từ nhiều phép đo và dữ liệu thu được của những thiết bị gắn trên các sứ
mệnh mặt trăng xác nhận rằng sự sinh tạo, di cư, lắng đọng, và giam cầm nước đã và đang xảy
ra trên mặt trăng”, theo Paul Spudis, nhà nghiên cứu chính của thí nghiệm Mini-SAR tại Viện
Mặt trăng và Hành tinh học ở Houston. “Những khám phá mới cho biết mặt trăng thậm chí
còn hấp dẫn và thu hút nhiều mục tiêu khoa học, thám hiểm và hành động hơn so với trước
nay người ta vẫn nghĩ”.
“Sau khi phân tích dữ liệu, đội khoa học của chúng tôi xác định một dấu hiệu chắc
chắn của nước đóng băng, một kết quả sẽ mang đến cho những sứ mệnh tương lai một mục
11 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM


tiêu mới để thám hiểm và khai thác”, theo Jason Crusan, quản trị viên Chương trình Mini-RF
cho Ban giám đốc Sứ mệnh Các hành động Vũ trụ của NASA ở Washington.
Các kết quả của Mini-SAR đang được đăng tải trên tạp chí Geophysical Research
Letters. Các kết quả phù hợp với những tìm kiếm gần đây của những thiết bị NASA khác và
cung cấp thêm kiến thức khoa học đang tích lũy dần về những dạng bội của nước tìm thấy trên
mặt trăng. Thiết bị lập Bản đồ Khoáng vật học Mặt trăng của cơ quan trên đã phát hiện ra các
phân tử nước trong những vùng cực của mặt trăng, trong khi hơi nước đã được phát hiện bởi
Vệ tinh Cảm biến và Quan sát Miệng núi lửa Mặt trăng của NASA, hay LCROSS.
Mini-SAR và phi Thiết bị lập Bản đồ Khoáng vật học Mặt trăng là hai trong số 11 thiết
bị gắn trên phi thuyền Chandrayaan-1 của Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ. Phòng thí
nghiệm Vật lí Ứng dụng ở Laurel, Md., đã thực hiện phép phân tích và kiểm tra cuối cùng trên
Mini-SAR. Thiết bị được phát triển và chế tạo bởi Trung tâm Ứng chiến Không Hải quân ở
China Lake, California, Mĩ, và một số đối tác thương mại và chính phủ khác.
Theo PhysOrg.Com

12 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Stephen Hawking muốn rời bỏ Anh quốc
Giáo sư Stephen Hawking đang dự tính rời khỏi trường đại học Cambridge sau gần 50
phục vụ, và chuyển sang Canada nhằm phản đối việc chính phủ cắt giảm ngân sách dành cho
khoa học.
Nhà vật lí nổi tiếng nhất thế giới này đã bắt đầu nản chí với nguồn quỹ nghiên cứu của
trường đại học đang suy giảm. Ông cho rằng như thế sẽ làm ‘chìm xuồng’ nhiều khám phá
khoa học.
Sự ra đi của giáo sư Hawking, người đã bắt đầu làm việc ở Cambridge vào năm 1962,

sẽ là một mất mát lớn đối với trường đại học trên và giới học thuật Anh quốc.

Giáo sư Stephen Hawking, tác giả ‘best-seller’ của quyển Lược sử thời gian, tin rằng tình trạng
ngân quỹ trường đại học suy giảm đang đe dọa cho những khám phá khoa học.

Năm nay đã 68 tuổi, nhân vật đã có những đóng góp quan trọng cho ngành vật lí lí
thuyết trong khi hầu như hoàn toàn bị liệt vì chứng bệnh thần kinh vận động – nói rằng những
ràng buộc trợ cấp cho nghiên cứu khoa học ở Anh hiện nay tập trung vào nghiên cứu ứng dụng
công nghiệp, chứ không theo đuổi kiến thức và khám phá.
Tác giả ‘best-seller’ của quyển Lược sử thời gian, dự tính làm việc hai tháng tại Viện
Perimeter, ở Ontario, trong mùa hè này và, nếu mọi thứ diễn ra như kế hoạch, ông hi vọng sẽ
di cư sang Canada luôn.
13 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Hôm qua, người phát ngôn của ông cho biết giáo sư Hawking “vẫn chỉ trích nặng nề
chính sách của chính phủ đối với ngân sách khoa học”, nói rằng nó đang dọa kết thúc vai trò
lịch sử hàng đầu của nền khoa học Anh quốc.
Trong một nỗ lực nhằm giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ Anh đã công bố sẽ cắt giảm
ngân quỹ dành cho giáo dục bậc cao chừng 1 tỉ bảng Anh trong 3 năm.
Trợ lí của ông, chàng sinh viên Sam Blackburn nói: “Giáo sư Hawking đang xem xét
việc di cư nhưng nó còn tùy thuộc vào chuyến đi của ông đến Viện Perimeter có thành công
hay không”.
Tuy nhiên, việc đi ra nước ngoài sẽ là khó khăn đối với giáo sư Hawking, vì tình trạng
tàn tật của ông, nghĩa là ông cần có đoàn tùy tùng chăm sóc và một trợ lí điều khiển máy tổng
hợp giọng nói của ông.


Động thái mới chăng? Giáo sư Hawking sẽ có hai tháng làm việc tại Viện Perimeter ở Ontario
trong mùa hè này.

Và ông sẽ phải bỏ lại ngôi nhà tiện nghi của mình và các thành viên trong gia đình, kết
quả của lần kết hôn thứ nhất của ông với Jane Hawking, người ông đã hòa giải trở lại hồi năm
2007 sau khi li dị người vợ thứ hai, Elaine Mason.
Giáo sư Hawking sẽ tiếp gót người đồng nghiệp của ông, Neil Turok, một nhà khoa
học uy tín trong lĩnh vực toán lí, người đã chuyển sang viện trên hồi năm 2008.
14 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Giáo sư Turok nói ‘cửa đã mở’ cho giáo sư Hawking ở lại làm việc lâu dài và chuyến
đi của nhà vật lí vào mùa hè tới là ‘thời điểm thích hợp nhất’.
Trái với ở Cambridge, Viện Perimeter – thành lập cách đây 7 năm bởi Mike Lazaridis,
nhà chế tạo dụng cụ cầm tay BlackBerry – có ngân quỹ hoạt động đang thật sự tăng lên từ
những nguồn tài trợ cá nhân.
Thật mỉa mai là giáo sư Hawking sẽ rời Cambridge, nơi được cho là đã mang lại nhiều
tiến bộ khoa học hơn bất kì trường đại học nào khác trên thế giới.
Đó là nơi Charles Darwin đã xây dựng lí thuyết tiến hóa và là nơi Francis Crick và
James Watson nhận ra cấu trúc xoắn kép của ADN.
Người tiền nhiệm xa xưa của giáo sư Hawking với vai trò giáo sư toán học ngạch
Lucasian, ngài Isaac Newton, đã thiết lập nền khoa học hiện đsại với các định luật của ông về
chuyển động và sự hấp dẫn.
Một phát ngôn viên cho trường đại học Cambridge nói: “Giáo sư Hawking không có kế
hoạch nào rời khỏi Cambridge hiện nay cả. Tuy nhiên, ông sẽ là một vị khách mời thường

xuyên của Viện Perimeter vì những mục đích nghiên cứu”.
Theo Daily Mail

15 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Pháp xây dựng nhà máy quang điện mặt trời lớn nhất thế giới
Tập đoàn năng lượng Pháp EDF hiện đang xây dựng nhà máy quang điện mặt trời lớn
nhất thế giới tại một căn cứ không quân bỏ hoang của NATO trước đây và dự tính sẽ hoàn
thành, đưa nhà máy vào khai thác trong năm 2012.

Các tấm pin mặt trời.

Jean-Marc Dall'Aglio, nhân viên công ti con EDF-EN thuộc kẻ khổng lồ năng lượng
xanh EDF, cho biết khu vực rộng 415 hecta ở Toul-Rosieres, gần phía đông thành phố Metz,
sẽ sản sinh 143 megawatt, đủ điện cung cấp cho một thành phố 62.000 dân.
Nhà máy quang điện lớn nhất hiện nay là tại Olmedilla ở Tây Ban Nha, sản sinh 60
megawatt. Một số nhà máy lớn hơn nhiều đang được xây dựng ở Mĩ và Australia, và có lẽ sẽ
qua mặt đối thủ Pháp.
Toul-Rosieres sẽ tăng gấp bốn công suất điện mặt trời của nước Pháp vốn lệ thuộc
năng lượng hạt nhân, nhưng vẫn còn thua xa những đất nước nhiều nắng gió như Tây Ban Nha
và Đức, hai nước có công suất điện mặt trời tương ứng là 1671 MW và 1505 MW.
Dall'Aglio nói thật khó tìm được những địa điểm đủ lớn cho những ‘binh đoàn’ tấm
mặt trời khổng lồ cần thiết để phát ra lượng điện năng hợp lí, ông nhấn mạnh rằng EDF luôn
tìm kiếm những nơi thích hợp hơn.


16 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Khi được hỏi tại sao nhà máy mới lại đặt ở xứ Lorraine nhiều mây chứ không ở miền
nam ngập nắng, ông trả lời rằng nhà nước Pháp đã có quyết định tăng mức giảm thuế đối với
những nhà sản xuất điện mặt trời ở vùng sâu vùng xa nhằm khuyến khích đầu tư.
“Chúng tôi vẫn đang đi tìm mọi lúc mọi nơi. Ở Toul-Rosieres, lợi thế là địa điểm xây
dựng nằm ngay bên trục giao thông”, ông nói. Được biết, EDF sẽ nộp cho chính phủ khoảng 1
triệu euro (1,35 triệu đô la Mĩ) mỗi năm.
Chừng 150 người sẽ tham gia xây dựng nhà máy, trong đó có việc tẩy sạch chất
amiăng khỏi chừng 100 cấu trúc quân sự bỏ hoang, và một khi việc xây dựng hoàn tất, nhà
máy sẽ sử dụng 15 nhân viên làm việc lâu dài.
Theo AFP

17 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Sắp đạt tới điện toán tốc độ ánh sáng
Một laser hồng ngoại mới chế tạo từ germanium hoạt động ở nhiệt độ phòng có thể dẫn
đến những chip máy tính cực mạnh hoạt động ở tốc độ ánh sáng, theo lời các nhà khoa học
Mĩ.
Nghiên cứu trên, thực hiện bởi các nhà khoa học ở Viện Công nghệ Massachusetts,

công bố trong số sắp phát hành của tạp chí Optics Letters.
“Sử dụng một laser germanium làm nguồn sáng, bạn có thể truyền thông ở tốc độ dữ
liệu rất cao, ở mức công suất rất thấp”, tiến sĩ Jurgen Michel, người phát triển laser
germanium trên, phát biểu. “Cuối cùng, bạn có thể có những sức mạnh điện toán của những
siêu máy tính hiện nay bên trong một chiếc laptop”.

Cho đến nay, laser hồng ngoại germanium vẫn đòi hỏi những hệ
thống cực lạnh đắt tiền để hoạt động. (Ảnh: iStockphoto)

Nhiệt độ phòng
Sự sáng tạo ra một laser mới, cho dù là một laser germanium, chẳng phải là cái gì mới
mẻ; có hơn 15.000 loại laser khác nhau, một vài trong số này sử dụng germanium, đã được chế
tạo kể từ thập niên 1950.
Cái khiến cho laser germanium này đặc biệt độc đáo là vì nó tạo ra một chùm tia hồng
ngoại ở nhiệt độ phòng.
Cho đến nay, laser hồng ngoại germanium vẫn đòi hỏi những hệ thống cực lạnh đắt
tiền để hoạt động.
Để chế tạo laser germanium, các nhà khoa học dùng một đĩa silicon màu bạc xám, kích
cỡ 15 cm, và tráng lên nó một màng mỏng germanium. Những đĩa silicon như thế này thật ra
được dùng để sản xuất chip trong các máy tính ngày nay.
18 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM

Tuy nhiên, Michel cảnh báo, một chiếc laser hồng ngoại, nhiệt độ phòng, cấp nguồn
bằng điện, dùng cho laptop, vẫn còn xa trên chặng đường phát triển của nó.
Nếu như và khi nào những chiếc laptop đó thật sự xuất hiện, thì chúng sẽ thật mạnh mẽ

- mạnh hơn cả những siêu máy tính hiện nay.
Pin cấp điện cho laptop sẽ không nhất thiết phải thọ hơn nữa, nhưng năng lượng mà nó
dự trữ sẽ thực hiện các phép toán nhanh hơn nhiều bậc độ lớn so với ngày nay.
Những giải pháp mật độ cao, công suất thấp
“Chúng ta không thể mãi tiếp tục làm cái chúng ta hiện đang làm”, phát biểu của Tom
Koch, một nhà khoa học tại trường đại học Lehigh, người đã quen thuộc với nghiên cứu trên
không không có tham gia trực tiếp. “Chúng ta cần có những giải pháp mật độ cao, năng lượng
thấp”, ông nói.
Những con chip máy tính liên tục được thu nhỏ theo năm tháng, nhưng chúng đang đạt
tới những giới hạn cơ bản của kĩ thuật điện toán trên nền electron. Kĩ thuật điện toán trên nền
ánh sáng là một lựa chọn nhằm cải thiện tốc độ và công suất của máy tính.
Germanium là một chất liệu đặc biệt hấp dẫn đối với điện toán quang học, vì nó không
yêu cầu thay đổi bất kì thứ gì đối với ngành công nghiệp chip máy tính hiện nay, Kock nói.
Những chiếc máy sử dụng silicon cũng có thể sử dụng germanium để sản xuất chip trong
tương lai.
Bất chấp những ưu điểm của germanium, Koch đồng ý với Michel rằng năm tháng sẽ
vẫn còn dài trước khi bất kì dụng cụ thương mại nào được chế tạo với germanium. Tuy nhiên,
trên phương diện khoa học, “đây thật sự là một kết quả đẹp”, Koch nói.
Nhiều người đã thử sử dụng germanium cho một laser hồng ngoại trong hàng thập kỉ
nhưng không thành công. Thực tế các nhà khoa học MIT thu được laser trên hoạt động đúng là
khá ấn tượng.
Theo abc.net.au

19 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


THUVIENVATLY.COM


Chất siêu dẫn hydrocarbon đầu tiên
Các nhà nghiên cứu ở Nhật vừa chế tạo được chất liệu hydrocarbon siêu dẫn đầu tiên
bằng cách thêm các nguyên tử potassium (K) và picene (C22H14). Chất liệu trên trở nên siêu
dẫn ở nhiệt độ dưới 18K – cái khiến các nhà vật lí bất ngờ và có thể cung cấp những manh mối
về nguồn gốc vật lí của sự siêu dẫn.

Picene: chất siêu dẫn hydrocarbon đầu tiên (Ảnh: Nature)

Một thử thách quan trọng mà các nhà vật lí đang đối mặt là tìm hiểu nguyên do chính
xác vì sao một số chất liệu dẫn điện với điện trở zero ở những nhiệt độ tương đối cao (lên tới
138K ở các chất gốc đồng), trong khi những chất khác cần phải đông lạnh đến gần như không
độ tuyệt đối thì sự siêu dẫn mới xảy ra. Để giải bài toán này, các nhà khoa học đã hết sức bận
rộn đi tìm cách tạo ra càng nhiều loại chất siêu dẫn càng tốt, để tiến hành nghiên cứu có hệ
thống những tính chất vật liệu ảnh hưởng đến sự siêu dẫn.
Cách đây 2 năm, Kosmas Prassides tại trường đại học Durham, Matt Rosseinsky tại
trường đại học Liverpool, Anh, và các đồng sự đã chứng tỏ được rằng một chất rắn cấu tạo
gồm những phân tử carbon-60 (bóng bucky) và caesium là chất siêu dẫn ở dưới 38K. Những
chất liệu này khác với những chất siêu dẫn gốc carbon khác vì sự siêu dẫn liên quan các pelectron [electron phân lớp p] của carbon – mở ra một lộ trình mới cho sự nghiên cứu có hệ
thống.
Picene, potassium và các p-electron
Nay, Ryoji Mitsuhashi và các đồng nghiệp tại trường đại học Okayama ở Nhật vừa tìm
thấy những tinh thể cấu tạo từ hydrocarbon picene và các nguyên tử potassium là chất siêu dẫn
ở nhiệt độ lên tới 18K.
20 | Bþ
Bþn tin V
Vt lý tháng 4/2010


×