Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội một số mô hình chuyển đổi từ đất trồng lúa sang kết hợp nuôi thuỷ sản nước ngọt ở cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN BÁ SƠN

ðÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - Xà HỘI MỘT SỐ MÔ
HÌNH CHUYỂN ðỔI TỪ ðẤT TRỒNG LÚA SANG KẾT
HỢP NUÔI THUỶ SẢN NƯỚC NGỌT Ở CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: Nuôi trồng thuỷ sản
Mã số: 60.62.70

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Tiêu La

Hà Nội - 2008

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Lê Tiêu La ñã tận tình
hướng dẫn, ñộng viên khích lệ, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong quá trình thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo ñang công tác tại Khoa Thuỷ sản Trường ðại học Cần Thơ: Phan Thanh Phương, Lê Xuân Sinh, Huỳnh Văn
Hiền, Nguyễn Thanh Long, Nguyễn Hương Thuỳ. Cảm ơn các cán bộ Sở
NN&PTNT Cần Thơ, Trạm Thuỷ sản Ô Môn - Cờ ðỏ và các cán bộ khuyến
nông xã ðông Hiệp, Thới Hưng, Trường Thành ñã giúp ñỡ tôi trong việc thu
thập tài liệu.
Chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo cùng các anh chị cán bộ
Phòng ðào tạo và Hợp tác quốc tế - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I


ñã luôn giúp ñỡ tôi trong quá trình học tập tại Viện.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i


LỜI CAM ðOAN
Tôi cam ñoan luận văn này ñược hoàn thành dựa trên kết quả nghiên
cứu của bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa ñược công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.

NGUYỄN BÁ SƠN

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................i
DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG..............................................................vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..........................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................x
I. MỞ ðẦU....................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu ........................................................1
1.2. Mục tiêu của ñề tài.................................................................................3
1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................3
II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................4
2.1. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp .............4
2.1.1. Khái quát hiện trạng NTTS tại Việt Nam ..........................................4
2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp ..............................6
2.2. Tổng quan về các mô hình lúa – cá, lúa – tôm .....................................7

2.2.1. Vai trò hệ thống canh tác lúa – cá, lúa - tôm......................................7
2.2.1.1. Mô hình lúa - cá .............................................................................8
2.2.1.2. Mô hình lúa – TCX ...................................................................... 10
2.2.2. Tình hình ứng dụng các mô hình chuyển ñổi từ trồng lúa sang kết hợp
NTTS tại Cần Thơ.................................................................................... 11
2.2.2.1. Hiện trạng các mô hình chuyển ñổi tại Cần Thơ ........................... 11
2.2.2.2. Hiện trạng phát triển mô hình lúa - cá........................................... 13
2.2.2.3. Hiện trạng phát triển mô hình lúa - TCX ...................................... 14
2.2.2.4. ðịnh hướng phát triển mô hình lúa cá, lúa - tôm........................... 15
2.3. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................. 15
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 17
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii


3.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu ....................................................................... 17
3.1.2. Thời gian nghiên cứu....................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 18
3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin....................................................... 18
3.2.1.1.Thu thập số liệu thứ cấp: ............................................................... 18
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................. 18
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................... 20
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................... 22
4.1. ðiều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ và tình hình
chuyển ñổi sang NTTS ............................................................................... 22
4.1.1. Những nét khái quát ñiều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội 22
4.1.2. Hiện trạng NTTS............................................................................. 23
4.1.3. Khái quát về tình hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa, ñất vườn và ñất
bãi bồi ven sông sang NTTS nước ngọt ở Cần Thơ ñến năm 2007 ............ 25
4.2 Thông tin chung về các hộ ñược khảo sát ........................................... 26

4.2.1. Tuổi chủ hộ ..................................................................................... 26
4.2.2. Trình ñộ học vấn ............................................................................. 27
4.2.3. Nghề chính ...................................................................................... 27
4.2.4. Nhân khẩu và lao ñộng của hộ......................................................... 28
4.2.5. Lao ñộng thuê mướn........................................................................ 28
4.2.6. Nguồn vốn ñầu tư canh tác .............................................................. 28
4.2.7. Lý do chuyển sang NTTS................................................................ 29
4.2.8. Tham gia tổ chức sản xuất, NTTS ................................................... 30
4.3. Thông tin kinh tế - kỹ thuật canh tác ................................................. 31
4.3.1. Mùa vụ ............................................................................................ 31
4.3.2. Kinh nghiệm NTTS ......................................................................... 32
4.3.3. Mô tả về thiết kế và kỹ thuật ........................................................... 32
4.3.3.1. Diện tích nuôi ............................................................................... 32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv


4.3.3.2. ðối tượng nuôi, mật ñộ thả ........................................................... 33
4.3.3.3. Thiết kế và ñộ sâu ruộng nuôi....................................................... 33
4.3.3.4. Nguồn nước cấp, cải tạo ao, xử lý nước cấp thoát, gây màu, sử dụng
thuốc ......................................................................................................... 34
4.3.3.5. Thiết bị ruộng nuôi ....................................................................... 35
4.3.3.6. Tiếp cận kỹ thuật nuôi qua tài liệu, tập huấn................................. 35
4.3.4. Vùng quy hoạch .............................................................................. 36
4.3.5. Thị trường ñầu vào, ñầu ra, xuất khẩu ............................................. 36
4.4. Phân tích hiệu quả kinh tế................................................................... 37
4.4.1. Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang luân canh lúa – cá........... 37
4.4.1.1. Chi phí ñầu tư cố ñịnh .................................................................. 37
4.4.1.2. Chi phí lưu ñộng........................................................................... 38
4.4.1.3. Doanh thu..................................................................................... 39
4.4.1.4. Thu nhập ...................................................................................... 40

4.4.2. Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá (xen canh)
.................................................................................................................. 40
4.4.2.1. Chi phí ñầu tư cố ñịnh .................................................................. 40
4.4.2.2. Chi phí lưu ñộng........................................................................... 41
4.4.2.3. Doanh thu..................................................................................... 42
4.4.2.4. Thu nhập ...................................................................................... 43
4.4.3. Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang luân canh lúa – TCX ...... 44
4.4.3.1. Chi phí ñầu tư cố ñịnh .................................................................. 44
4.4.3.2. Chi phí lưu ñộng........................................................................... 44
4.4.3.3. Doanh thu..................................................................................... 45
4.4.3.4. Thu nhập ...................................................................................... 46
4.4.4. So sánh các mô hình chuyển ñổi...................................................... 47
4.4.4.1. So sánh chi phí ñầu tư cố ñịnh giữa 3 mô hình chuyển ñổi ........... 47
4.4.4.2. So sánh chi phí ñầu tư lưu ñộng giữa 3 mô hình chuyển ñổi ......... 48
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v


4.4.4.3. So sánh doanh thu giữa 3 mô hình chuyển ñổi.............................. 49
4.4.4.4. So sánh thu nhập giữa 3 mô hình chuyển ñổi................................ 51
4.5. Phân tích tương quan các yếu tố ảnh hưởng ñến hiệu quả kinh tế... 52
4.5.1. Mô hình luân canh lúa - cá .............................................................. 52
4.5.2. Mô hình xen canh lúa – cá............................................................... 53
4.5.3. Mô hình luân canh lúa - TCX .......................................................... 54
4.6. Hiệu quả xã hội .................................................................................... 55
4.6.1. Tạo việc làm.................................................................................... 55
4.6.2. Tiếp cận dịch vụ xã hội: giáo dục, y tế ............................................ 55
4.6.3. Giải trí ............................................................................................. 56
4.6.4. Tệ nạn xã hội................................................................................... 56
4.6.5. Hiểu biết và ý thức tuân thủ chính sách pháp luật ............................ 56
4.6.6. Mâu thuẫn ....................................................................................... 57

4.6.7. Môi trường ...................................................................................... 57
V. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT ................................................................... 59
5.1. Kết luận................................................................................................ 59
5.2. ðề xuất ................................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62
PHỤ LỤC.................................................................................................... 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi


DANH SÁCH CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 4. 1 Diễn biến diện tích chuyển ñổi sang kết hợp NTTS từ năm 2000 2006 ............................................................................................................. 25
Bảng 4. 2 Diễn biến sản lượng khi chuyển ñổi sang kết hợp NTTS 2000 –
2006 ............................................................................................................. 26
Bảng 4. 3 ðộ tuổi trung bình của chủ hộ ở ñịa bàn nghiên cứu..................... 27
Bảng 4. 4 Cơ cấu trình ñộ văn hoá của chủ hộ (%) ....................................... 27
Bảng 4. 5 Nhân khẩu và lao ñộng của hộ (%) .............................................. 28
Bảng 4. 6 Cơ cấu sử dụng nguồn vốn ñầu tư sản xuất của nông hộ (%) ........ 29
Bảng 4. 7 Lý do chuyển ñổi sang kết hợp NTTS (%).................................... 30
Bảng 4. 8 Diện tích nuôi trung bình của hộ ở ñịa bàn nghiên cứu ................. 33
Bảng 4. 9 Tỷ lệ hộ ñược tập huấn NTTS (%)................................................ 36
Bảng 4. 10 Chi phí ñầu tư cố ñịnh mô hình luân canh lúa – cá ..................... 37
Bảng 4. 11 Tổng chi phí ñầu tư lưu ñộng mô hình luân canh lúa – cá........... 38
Bảng 4. 12 Cơ cấu chi phí ñầu tư lưu ñộng nuôi cá mô hình luân canh lúa –
cá.................................................................................................................. 39
Bảng 4. 13 Cơ cấu doanh thu sau chuyển ñổi mô hình luân canh lúa – cá..... 39
Bảng 4. 14 Doanh thu mô hình luân canh lúa – cá ....................................... 39
Bảng 4. 15 Thu nhập mô hình luân canh lúa – cá......................................... 40
Bảng 4. 16 Chi phí ñầu tư cố ñịnh mô hình kết hợp lúa – cá......................... 41
Bảng 4. 17 Chi phí ñầu tư lưu ñộng mô hình kết hợp lúa – cá...................... 41

Bảng 4. 18 Cơ cấu chi phí ñầu tư lưu ñộng nuôi cá mô hình luân canh lúa – cá
..................................................................................................................... 42
Bảng 4. 19 Cơ cấu doanh thu sau chuyển ñổi mô hình kết hợp lúa – cá ........ 42
Bảng 4. 20 Doanh thu mô hình kết hợp lúa - cá ........................................... 43
Bảng 4. 21 Thu nhập mô hình kết hợp lúa – cá............................................ 43
Bảng 4. 22 Chi phí ñầu tư cố ñịnh mô hình luân canh lúa – TCX ................. 44
Bảng 4. 23 Chi phí ñầu tư lưu ñộng mô hình luân canh lúa – TCX.............. 45
Bảng 4. 24 Doanh thu mô hình luân canh lúa – TCX................................... 45
Bảng 4. 25 Cơ cấu doanh thu sau chuyển ñổi mô hình luân canh lúa – TCX46
Bảng 4. 26 Thu nhập mô hình luân canh lúa – TCX .................................... 46
Bảng 4. 27 Cơ cấu thu nhập sau chuyển ñổi mô hình luân canh lúa – TCX . 47
Bảng 4. 28 ðầu tư cố ñịnh của các mô hình................................................. 48
Bảng 4. 29 ðầu tư lưu ñộng trước và sau chuyển ñổi giữa các mô hình....... 48
Bảng 4. 30 Doanh thu trước và sau chuyển ñổi của các mô hình ................. 50
Bảng 4. 31 Thu nhập trước và sau chuyển ñổi giữa các mô hình ................. 51
Bảng 4. 32 Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng................... 53
Bảng 4. 33 Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng................... 54
Bảng 4. 34 Tương quan giữa thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng................... 55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3. 1 Bản ñồ vùng thu mẫu - huyện Cờ ðỏ- Cần Thơ ............................ 17
Hình 4. 1 Lịch thời vụ .................................................................................. 31
Hình 4. 2 Cơ cấu thu nhập lúa – TCX sau chuyển ñổi .................................. 47
Hình 4. 3 ðầu tư lưu ñộng sau chuyển ñổi của các mô hình ......................... 49
Hình 4. 4 Doanh thu sau chuyển ñổi của các mô hình................................... 51

Hình 4. 5 Thu nhập sau chuyển ñổi của các mô hình .................................... 52

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

ðBSCL

ðồng bằng sông Cửu Long

Lúa - TCX

Lúa – tôm Càng xanh

ðVT

ðơn vị tính

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

THPT

Trung học phổ thông


THCS

Trung học cơ sở

CLB

Câu lạc bộ

ÂL

Âm lịch

PRA

ðánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

UNDP

Tổ chức phát triển Liên hợp quốc

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………x


I. MỞ ðẦU
1.1. Sự cần thiết của ñề tài nghiên cứu

Trong những năm gần ñây, ngành nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) ñã phát
triển mạnh mẽ trên khắp cả nước ta, cả 3 hệ sinh thái nước mặn, lợ và nước
ngọt. Diện tích NTTS ñã tăng nhanh chóng, ñến năm 2007 ñã ñạt 1,065 triệu
ha, sản lượng 2,1 triệu tấn. Giá trị sản xuất NTTS năm 2007 theo giá so sánh
năm 1994 ước ñạt 30.181 tỷ ñồng. Có ñược những thành quả như vậy, có một
phần ñóng góp ñáng kể của kết quả chuyển ñổi mục ñích sử dụng ñất sang
NTTS.
Từ sau khi có Nghị quyết số 09/2000/NQ - CP ngày 15/6/2000 của
Chính phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, việc chuyển ñổi cơ cấu sản xuất từ ñất trồng lúa
kém hiệu quả, ñất làm muối, ñất vườn và ñất hoang hoá khác (bãi bồi ven
sông, bãi triều, ñất cát) sang NTTS ñã diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc, ñặc
biệt là ở khu vực ðồng bằng sông Cửu Long (ðBSCL). Việc chuyển ñổi sang
kết hợp NTTS phân theo hệ sinh thái vùng nước bao gồm hệ sinh thái nước
ngọt và hệ sinh thái mặn lợ. Theo báo cáo “ðánh giá kết quả thực hiện
chương trình phát triển NTTS giai ñoạn 2000 – 2005 và biện pháp thực hiện
ñến năm 2010”: Tổng diện tích chuyển ñổi sang NTTS của vùng ðBSCL từ
năm 1999 ñến hết năm 2005 là 310.841 ha, chiếm 82,4% diện tích chuyển ñổi
của cả nước, trong ñó từ ñất trồng lúa là 297.187 ha, với các ñối tượng nuôi
chính là tôm Sú, nhuyễn thể cho hệ sinh thái nước lợ; cá Tra, cá Ba sa, tôm
Càng xanh, cá truyền thống cho hệ sinh thái nước ngọt.
Cần Thơ là thành phố nội ñồng trong vùng ðBSCL (thuộc hệ sinh thái
nước ngọt), có tiềm năng lớn về nuôi thuỷ sản, hiện ñang phát triển mạnh về
nuôi thuỷ sản nước ngọt, nhất là cá Tra, Ba sa và cá ñồng (cá Sặc rằn, cá Rô
ñồng, Tai tượng,..), tôm Càng xanh. Các mô hình chuyển ñổi ở Cần Thơ ñã
bắt ñầu diễn ra mạnh từ 2001 ñến nay, diện tích chuyển ñổi tính từ 2001 ñến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1


nay hơn 7.000 ha (chiếm ½ tổng diện tích nuôi của thành phố), các mô hình

chuyển ñổi ñã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần quan trọng trong
việc tăng sản lượng năm 2006 lên gấp 15 lần so với năm 2000. Tại Cần Thơ
các mô hình chuyển ñổi từ 2 hệ sinh thái sang NTTS, ñó là: Chuyển từ ñất
trồng lúa và ñất bãi bồi ven sông sang nuôi các ñối tượng: Tôm Càng xanh, cá
ñồng và cá Tra.
Việc chuyển ñổi cơ cấu sản xuất từ các vùng ñất kém hiệu quả sang
NTTS thời gian qua của nước ta nói chung, ở Cần Thơ nói riêng ñã ñem lại
hiệu quả tác ñộng tích cực to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường nhưng bên
cạnh ñó cũng có nhiều mô hình chưa hiệu quả, rủi ro cao và nảy sinh các tác
ñộng tiêu cực như phân hoá giàu nghèo, mâu thuẫn trong sử dụng ñất, ô
nhiễm môi trường...
Từ trước tới nay, trong ngành nông nghiệp nói chung cũng như ngành
thuỷ sản ñã có một số ñề tài nghiên cứu ñánh giá hoạt ñộng NTTS về các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, môi trường, kỹ thuật công nghệ nhưng ít có ñề tài nghiên
cứu cụ thể cho vùng chuyển ñổi hoặc các mô hình chuyển ñổi, ñặc biệt là
ñánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội các mô hình chuyển ñổi sang kết hợp NTTS
riêng cho vùng Cần Thơ cũng như ðBSCL. Các ñề tài này ñã ñánh giá tại một
số vùng, một số khía cạnh như việc ứng dụng mô hình lúa – cá, lúa – tôm ở
những nơi phù hợp, ña dạng hoá canh tác. Tuy vậy các ñề tài này mới ñưa ra
các phạm trù chung về tổng thể hoặc mang nặng tính kỹ thuật mà chưa nghiên
cứu sâu về yếu tố chuyển ñổi, cả về kinh tế, xã hội, môi trường.
Vì vậy việc tiến hành ñề tài nghiên cứu “ðánh giá hiệu quả kinh tế-xã
hội một số mô hình chuyển ñổi từ trồng lúa sang kết hợp nuôi thuỷ sản nước
ngọt ở Cần Thơ” là một yêu cầu cần thiết. ðề tài sẽ kế thừa các ñề tài nghiên
cứu trước ñây, tập trung ñánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội sau chuyển ñổi, so
sánh về kinh tế, xã hội trước và sau chuyển ñổi cũng như giữa các mô hình
chuyển ñổi ñể làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như việc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2



hoạch ñịnh chính sách, chiến lược và quy hoạch, góp phần phát triển bền
vững và nhân rộng các mô hình chuyển ñổi ở vùng ðBSCL.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Mục tiêu chung:
Trên cơ sở ñánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một số mô hình
chuyển ñổi từ ñất nông nghiệp sang NTTS nước ngọt ở Cần Thơ, xây dựng
các luận chứng khoa học nhằm góp phần nâng cao tính ổn ñịnh, hiệu quả kinh
tế - xã hội và khả năng nhân rộng các mô hình chuyển ñổi sang kết hợp NTTS
bền vững.
- Mục tiêu cụ thể:
- ðánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của 3 mô hình chuyển ñổi từ ñất
trồng lúa sang nuôi thuỷ sản nước ngọt ở Cần Thơ: Luân canh lúa – cá, kết
hợp nuôi cá (xen canh), luân canh lúa – tôm Càng xanh (lúa – TCX).
- ðề xuất một số giải pháp cơ bản ñể góp phần nâng cao hiệu quả kinh
tế - xã hội của các mô hình chuyển ñổi và khả năng nhân rộng các mô hình
chuyển ñổi sang kết hợp NTTS ở Cần Thơ nói riêng, vùng ðBSCL nói chung.
1.3. Nội dung nghiên cứu
ðề tài nghiên cứu các nội dung sau:
1. ðánh giá khái quát ñiều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội và
hiện trạng NTTS tại Cần Thơ. Tình hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa, ñất vườn
và ñất bãi bồi ven sông sang NTTS nước ngọt ở Cần Thơ.
2. Phân tích và so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, ñánh giá hiệu quả
kinh tế - xã hội của các mô hình trước và sau chuyển ñổi.
3. ðề xuất một số giải pháp phù hợp trong quá trình chuyển ñổi, góp
phần phát triển bền vững.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3


II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình NTTS và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1. Khái quát hiện trạng NTTS tại Việt Nam
Việt Nam có tiềm năng lớn ñể NTTS với diện tích mặt nước hơn 1,7
triệu ha. Quyết ñịnh số 224/1999/Qð – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 – 2010 với mục tiêu “Phát
triển NTTS nhằm ñảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ
yếu cho xuất khẩu, phấn ñấu ñến năm 2010 NTTS ñạt sản lượng trên 2 triệu
tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 2,5 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho
khoảng 2 triệu lao ñộng”. Cho ñến năm 2007, diện tích NTTS ñã ñạt 1,065
triệu ha, sản lượng 2,1 triệu tấn. Việc phát triển mạnh mẽ NTTS, tăng tỷ trọng
sản lượng NTTS/tổng sản lượng thuỷ sản ñã giảm áp lực cho khai thác trong
khi nguồn lợi tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Song song với sự phát triển của NTTS nước lợ, mặn thì sự phát triển
NTTS nước ngọt cũng diễn ra mạnh mẽ trên khắp cả nước. Các hình thức
nuôi ña dạng như nuôi trong ao hồ nhỏ, nuôi lồng bè trên sông, hồ chứa, nuôi
luân canh, xen canh lúa – cá. ðối tượng nuôi phong phú, trong ñó nhiều ñối
tượng tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho thị trường tiêu dùng nội ñịa và xuất
khẩu như cá Tra, Rô phi, tôm Càng xanh. Nhất là cá Tra ñến năm 2007 ñã trở
thành ñối tượng có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất (Bộ NN&PTNT,
2007). Ngoài các ñối tượng cá Tra, Rô phi thì tôm Càng xanh cũng vươn lên
là một ñối tượng nuôi nước ngọt quan trọng. Tôm Càng xanh ñược nuôi chủ
yếu tại ðBSCL. Hình thức nuôi bán thâm canh xen lúa, nuôi luân canh 1 vụ
lúa – 1 vụ tôm, nuôi trong mương vườn, nuôi ñăng quầng trong vùng ngập lũ.
Năng suất nuôi luân canh trên ruộng lúa ñạt 500- 3000 kg/ha. Tôm giống ñể
nuôi thương phẩm chủ yếu từ sinh sản nhân tạo. Sản lượng nuôi tôm Càng
xanh ðBSCL ñạt 6.012 tấn, chiếm 94% sản lượng tôm Càng xanh cả nước
(Bộ Thuỷ sản, 2006).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4



Theo Báo cáo ñánh giá kết quả thực hiện Chương trình phát triển NTTS
giai ñoạn 2001 – 2005 và biện pháp thực hiện ñến 2010, về kinh tế, NTTS là
nghề cho hiệu quả cao hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản
phẩm không chỉ tiêu dùng nội ñịa mà còn phục vụ xuất khẩu, ñem lại ngoại tệ
mạnh. Nghiên cứu của Lê Tiêu La (2005) ñánh giá tác ñộng tích cực nhất của
NTTS là cải thiện mức thu nhập, mức sống của hầu hết các hộ NTTS và cộng
ñồng ven biển nói chung.
Về mặt xã hội, NTTS có những tác ñộng tích cực nhất ñịnh: Cơ sở hạ
tầng gia tăng ñáng kể ở các vùng nuôi làm thay ñổi diện mạo nông thôn, nhất
là các vùng nghèo, vùng sâu vùng xa; có sự chuyển dịch lớn lực lượng khoa
học kỹ thuật về các vùng nuôi, tạo công ăn việc làm cho thêm nhiều lao ñộng,
là một hướng xoá ñói giảm nghèo hữu hiệu và cơ hội làm giàu cho nông dân
giỏi tại ñịa bàn, góp phần cân bằng phát triển vùng miền, nâng cao bình ñẳng
giới thông qua sự tham gia của phụ nữ trong NTTS.
Tuy vậy, nhiều thách thức, khó khăn cũng ñã xuất hiện trong NTTS:
Dịch bệnh xuất hiện nhiều vùng nuôi trên diện rộng, tạo rủi ro lớn, nhất là
trong NTTS nước mặn, lợ như nuôi tôm Sú, tác ñộng tiêu cực làm suy thoái
môi trường nuôi do sử dụng quá mức thuốc, hoá chất, dẫn ñến tình trạng thua
lỗ của một bộ phận người nuôi. Lê Tiêu La (2005) cho rằng người NTTS thu
nhập tăng những vẫn bấp bênh, vẫn còn 14,2% số hộ chưa cải thiện ñược mức
sống. Theo Bộ Thuỷ sản (2006), hiệu quả kinh tế nghề NTTS chưa cao và
ngày càng giảm do suy thoái về môi trường, thiên tai, dịch bệnh và thách thức
ñối với hiệu quả kinh tế là việc tăng giá nguyên liệu ñầu vào và xu hướng
giảm giá thành phẩm. Số hộ lỗ thường chiếm từ 5 – 10% ñối với cá, 10 – 15%
ñối với các ñối tượng khác và 20 - 25% ñối với tôm. Những mô hình cho hiệu
quả cao là mức ñộ thâm canh thấp, ñiều kiện môi trường tốt và có thị trường
ổn ñịnh. Những mô hình lợi nhuận thấp thường có mức ñộ thâm canh cao, chi
phí ñầu tư lớn, nhạy cảm với biến ñộng giá cả thị trường, ở những nơi có ñiều
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5



kiện tự nhiên không phù hợp và thường phải trả giá cho môi trường do việc
khai thác quá mức thời gian trước (Bộ Thuỷ sản, 2006).
2.1.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp
ðể nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông hộ trên một ñơn vị diện tích,
phát triển ổn ñịnh bền vững NTTS nước ngọt, Chính phủ ñã ban hành Nghị
quyết 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, xác ñịnh rõ: Giữ ổn ñịnh
khoảng 4 triệu ha ñất có ñiều kiện tưới tiêu chủ ñộng ñể sản xuất lúa. Với các
loại ñất sản xuất lúa kém hiệu quả, ñất trũng, ñất hoang hoá ven biển thì
chuyển sang NTTS…(Bộ Thuỷ sản, 2006).
Các tỉnh, thành phố ñã thực hiện rà soát các diện tích mặt nước, quy
hoạch và triển khai tích cực chuyển ñổi sang NTTS. Từ năm 1999 – 2005,
tổng diện tích chuyển ñổi sang NTTS là 377.269 ha, trong ñó chuyển ñổi từ
ñất trồng lúa hiệu quả thấp 346.694 ha (91,9%) sang kết hợp NTTS nước ngọt
diễn ra mạnh khắp cả nước.
Việc chuyển dịch cơ cấu sang NTTS diễn ra mạnh nhất ở ðBSCL với
diện tích chiếm 82,4% diện tích chuyển ñổi cả nước, trong ñó lớn nhất là
chuyển ñổi từ ñất trồng lúa với 297.187 ha. ðBSCL chuyển ñổi mạnh nhất
trong năm 2001 với 131.889 ha (42,43% cả thời kỳ 1999 – 2005). ðối tượng
NTTS ñược lựa chọn là tôm Sú, cá Tra, Ba sa và các loại cá truyền thống, tôm
Càng xanh.
Quá trình chuyển ñổi từ trồng lúa hiệu quả thấp sang kết hợp NTTS ñã
ñược ñánh giá là làm tăng diện tích NTTS, tăng sản lượng, giúp việc khai thác
hiệu quả tiềm năng diện tích, nâng cao thu nhập trên một ñơn vị diện tích.
Doanh thu bình quân sau chuyển ñổi ở Hải Dương trung bình ñạt 88 triệu
ñồng/ha, gấp 6,8 lần trồng lúa, ở Vĩnh Phúc ñạt 85 triệu ñồng/ha (gấp 5,7 lần
trồng lúa), tại Cà Mau nuôi tôm quảng canh cải tiến lợi nhuận 25 – 30 triệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6



ñồng/ha, nuôi cá Bống tượng lãi 450 -500 triệu ñồng/ha. Tại Thái Bình, hiệu
quả chuyển ñổi sang NTTS nước ngọt gấp 5-6 lần so với trồng lúa.
Chuyển ñổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng ñã tạo thêm công ăn việc
làm cho người lao ñộng, góp phần xoá ñói giảm nghèo và tạo cơ hội vươn lên
làm giàu cho nhiều hộ gia ñình. ðến năm 2005, quá trình chuyển ñổi ñã góp
phần làm tăng số lao ñộng NTTS lên 2,55 triệu người. ðồng thời, góp phần
chuyển ñổi một phần nghề khai thác huỷ diệt ven bờ sang NTTS.
Theo Bộ Thuỷ sản (2006), quá trình chuyển ñổi sang NTTS cũng ñã
xuất hiện một số tồn tại: Tốc ñộ chuyển ñổi diễn ra nhanh trong khi hạ tầng
dịch vụ chưa theo kịp, nhất là thuỷ lợi phục vụ NTTS; trình ñộ dân trí vùng
sâu vùng xa còn hạn chế nên khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật yếu; dân
nghèo không có khả năng ñầu tư và tiếp cận vốn vay ñể ñầu tư NTTS; lợi
nhuận từ NTTS cao nên một số nơi ñầu tư thâm canh quá mức, môi trường
nuôi ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng ở một số nơi, một số vùng, gây
thiệt hại cho người nuôi.
ðây là ñiều cần phải tiếp tục nghiên cứu ñánh giá cụ thể, sâu rộng ở
từng vùng và cả nước thông qua các ñề tài nghiên cứu khoa học ñể có cái nhìn
khách quan, lựa chọn mô hình chuyển ñổi phù hợp cả về hình thức, ñối tượng,
phương thức nuôi cho từng vùng.
2.2. Tổng quan về các mô hình lúa – cá, lúa – tôm
2.2.1. Vai trò hệ thống canh tác lúa – cá, lúa - tôm
Các mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá ñã phát triển nhiều năm ở một số
nước châu Á, ñặc biệt ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, nhiều khu vực ñã ứng
dụng mô hình lúa cá trong sản xuất nông nghiệp, kể cả miền Bắc, Trung và
Nam bộ, ñặc biệt là ðBSCL (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2007 trích dẫn của
Jiban Kumaroy, 2001).
Trong nông nghiệp, kinh tế gia ñình gắn liền với ñất canh tác, sự ñộc
canh cây lúa mang lại hiệu quả thấp, nền kinh tế gia ñình bấp bênh và khó

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7


phát triển. Sự kết hợp nuôi trồng thêm các ñối tượng phù hợp phá vỡ thế ñộc
canh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. ðối với những vùng ít bị ngập lũ
mô hình nuôi cá kết hợp với cấy lúa mang lại hiệu quả cho nông hộ. Năng
suất cá nuôi ñạt từ 0,4 – 0,7 tấn/ha, tôm – lúa từ 0,15 – 0,2 tấn/ha (Phạm Văn
Khánh, 2003).
Nguyễn Minh Niên (2002, tr 70) cũng trích kết quả nghiên cứu của Võ
Tòng Xuân (1990) cho rằng các mô hình nuôi cá, tôm kết hợp với cấy lúa ñều
có lãi ở mô hình vừa, hiệu quả ñầu tư cao, trong khi diện tích lúa chỉ giảm
18%. Trong thời ñại mà NTTS bền vững gắn liền với sự ổn ñịnh, ñảm bảo
môi trường thì hệ thống canh tác tổng hợp rất quan trọng. Theo Nguyễn Văn
Hảo (2003) nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng trọt là hệ thống canh tác tổng hợp
cần tăng cường phát triển nhằm cải thiện các vấn ñề môi trường.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), ñến năm
2007 cả nước có 65.600 ha ruộng lúa có kết hợp NTTS.
2.2.1.1. Mô hình lúa - cá
Từ lâu nông dân các tỉnh ðBSCL ñã ñưa cá vào ruộng lúa ñể nuôi.
Việc này là biện pháp sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên nông nghiệp
(Nguyễn Minh Niên, 2002, tr 68).
Các nghiên cứu gần ñây cho thấy hoạt ñộng nuôi cá trong ruộng lúa có
thể ñem lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân, cả ý nghĩa kinh tế xã hội và
môi trường (Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh, Phạm ðình Khôi,
2002).
Mặc dù trong trồng lúa kết hợp nuôi cá không sử dụng thuốc trừ sâu
nhưng mật ñộ sâu bệnh vẫn thấp hơn ruộng không nuôi cá có sử dụng thuốc
trừ sâu. Qua ñó thấy cá có khả năng diệt trừ sâu bệnh (Bùi Huy Cộng và ctc,
1999, tr232). Nghiên cứu cũng cho rằng các yếu tố môi trường không ảnh
hưởng lớn ñến ñời sống của cá, tuy nhiên hàm lượng ôxy hoà tan tương ñối

thấp, ít phù hợp cho các loài cá có nhu cầu ôxy cao. Thực vật và ñộng vật phù
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8


du trong ruộng lúa nghèo cả về ñịnh tính và ñịnh lượng, nên ghép các loài cá
ăn sinh vật phù du với tỷ lệ thấp. Sinh vật ñáy, thực vật thuỷ sinh giàu, phù
hợp nuôi các loài cá ăn ñáy và ăn thực vật phát triển.
Bùi Huy Cộng và ctv (1999, tr231) cho rằng năng suất lúa trong mô
hình 2 lúa + 1 cá cao hơn hẳn trong những ruộng không nuôi cá từ 0,8 - 1,2
tấn/ha (8,7 - 12,2%). Như vậy cá có ý nghĩa trong canh tác như sục bùn, diệt
trừ cỏ dại, côn trùng hại lúa và bổ sung nguồn phân bón cho ruộng. Cấy lúa
kết hợp với nuôi cá mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với cấy lúa ñơn thuần.
Mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ cá lãi hơn mô hình 2 vụ lúa 6.235.000 ñồng/ha/năm.
Mô hình này ñầu tư vốn ban ñầu nhìn chung không ñáng kể, phù hợp
với nhiều hộ dân trồng lúa, xây dựng cơ bản ao nuôi chủ yếu tận dụng công
lao ñộng nhàn rỗi trong nông nghiệp bằng biện pháp nạo vét kênh nội ñồng và
mương quanh ruộng. Vì vậy vốn ñầu tư ban ñầu mô hình cá lúa này khoảng
5,85 triệu ñồng/ha ruộng nuôi và vốn lưu ñộng (thức ăn,..) khoảng 4,17 triệu
ñồng/ha ruộng nuôi (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Nguyễn Minh Niên (2002, tr 69) trích dẫn kết quả nghiên cứu dự án
WEST thực hiện 1996 - 1997 tại Cần Thơ cho thấy hiệu quả mô hình nuôi cá
kết hợp trong ruộng lúa cho thu nhập nông hộ cao hơn so với nuôi cá trong ao
(31,393 triệu ñồng so với 26,523 triệu ñồng). Theo kết quả ñiều tra của Sở
NN&PTNT Cần Thơ (2007), 100% hộ nuôi mô hình này ñều có lãi từ 0,335 84,03 triệu ñồng/hộ (trung bình lãi 12,93 triệu ñồng/hộ). Bình quân một ha
nuôi cá lúa thu lãi khoảng 8,5 triệu ñồng. Mô hình này ñược xem là rất hiệu
quả về mặt kinh tế và bền vững về mặt môi trường sinh thái, việc áp dụng mô
hình này không mất ñi giá trị thu ñược trên một ha canh tác mà còn tăng thu
nhập các hộ trồng lúa, góp phần tăng doanh thu trên các ñồng ruộng. Kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga (2007, tr56) cho thấy lợi nhuận từ lúa
ở mô hình canh tác kết hợp lúa – cá luôn cao hơn từ canh tác lúa ñơn và mức


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9


lợi nhuận này cao hơn hẳn các nghiên cứu trên (trung bình 20,37 triệu
ñồng/ha/năm).
Triển vọng nghề nuôi cá ruộng còn nhiều, trong khi hiệu quả kinh tế
của lúa và chăn nuôi còn thấp thì ñẩy mạnh nuôi cá ruộng là giải pháp tốt cho
nông dân vùng ngập lũ (Nguyễn Minh Niên, Nguyễn Văn Hảo, Trần Quốc
Chương, 2004).
Nhìn chung các nghiên cứu trước ñây ñã chỉ ra ñược việc nuôi cá kết
hợp cấy lúa là phương thức có hiệu quả kinh tế, chi phí ñầu tư và kỹ thuật ñơn
giản. Các nghiên cứu này chưa ñề cập sâu ñến việc chuyển ñổi từ trồng lúa
sang kết hợp NTTS có hạn chế gì về kinh tế - xã hội cũng như việc so sánh
hiệu quả giữa các mô hình chuyển ñổi lúa – cá ñể có kết luận ñánh giá về mô
hình hiệu quả nhất, cả về mặt kinh tế và xã hội, ñánh giá khả năng nhân rộng
và phát triển bền vững ổn ñịnh.
2.2.1.2. Mô hình lúa – TCX
ðất ven sông Hậu có sa cấu nhẹ, lúa có thể trồng tất cả các vụ trong
năm nhưng vụ ðông Xuân có năng suất cao nhất. Vụ Hè Thu năng suất lúa
thấp vì mưa nhiều, bức xạ mặt trời thấp, nhiệt ñộ và ñộ ẩm thích hợp cho sâu
bệnh dễ phát triển, vụ Thu ðông ñất thường bỏ hoá do mực nước ngập cao
hơn chiều cao của cây lúa ngắn ngày. Vụ này thích hợp cho việc NTTS nước
ngọt. Do lợi nhuận từ cá thấp hơn nên thích hợp nuôi tôm Càng xanh trong 2
vụ lúa Hè Thu và Thu ðông (Dương Văn Chín, 2005).
Nghiên cứu của Lê Xuân Sinh (2006, tr13) cho thấy việc nuôi tôm
Càng xanh trong mùa lũ có lợi thế rất lớn vì tận dụng lao ñộng nhàn rỗi của
gia ñình nhằm giảm chi phí ñầu tư thuê mướn. Trung bình mỗi hộ có 2 - 4
người lao ñộng nhà tham gia nuôi tôm Càng xanh.
Nuôi tôm Càng xanh theo mô hình tôm lúa có mương bao có mức ñầu

tư thấp nhất trong các mô hình nuôi tôm Càng xanh và năng suất, lợi nhuận
vừa phải, ít rủi ro, phù hợp với khả năng ñầu tư của nông hộ trong vùng, nhất
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10


là kết hợp với việc sử dụng lợi thế về diện tích, mực nước và thức ăn tự nhiên
vào mùa lũ (Lê Xuân Sinh, 2006, tr68).
Kết quả ñiều tra của Trường ðại học Cần Thơ cũng cho thấy mô hình
tôm lúa có mương bao có tổng chi phí thấp nhất trong các mô hình nuôi tôm
Càng xanh, năng suất không cao nhưng lợi nhuận cao (Huỳnh Văn Hiền và
ctv, 2005, tr 46).
Vốn ñầu tư lưu ñộng nuôi tôm Càng xanh trong mô hình lúa - TCX
khoảng 30 - 60 triệu ñồng tùy theo mật ñộ thả cũng như ñầu tư thức ăn, nhiên
liệu,.. ña số các hộ tham gia sản xuất theo mô hình này ñều lãi (trung bình 30
triệu ñồng/ha), góp phần giải quyết lực lượng lao ñộng rỗi trong mùa nông
nhàn khi không sản xuất lúa và mô hình này ñược xem là gần gũi và thân
thiện với môi trường sinh thái vì hầu như không sử dụng hóa chất trong nuôi,
tuy nhiên cần xem xét mật ñộ hợp lý ñể ñảm bảo canh tác thích hợp trình ñộ
và giảm thiểu tác hại xấu lên môi trường xung quanh. ðồng thời mô hình này
ñòi hỏi phải có tính cộng ñồng cao trong sản xuất nông nghiệp và áp dụng sử
dụng biện pháp IPM trong sản xuất lúa (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Các báo cáo, ñề tài nghiên cứu ñã nêu ñã chỉ ra ñược về mùa vụ, kỹ
thuật nuôi tôm Càng xanh luân canh trong ruộng lúa. Các nghiên cứu này
ñánh giá nuôi tôm Càng xanh kết hợp trồng lúa có hiệu quả kinh tế, có so
sánh về kỹ thuật, hiệu quả kinh tế của các hình thức nuôi tôm Càng xanh, tuy
vậy không so sánh với việc ñơn thuần trồng lúa trước ñây và chưa so sánh với
các mô hình kết hợp lúa – cá. ðồng thời, cũng chưa ñánh giá tác ñộng về mặt
xã hội của mô hình nuôi tôm Càng xanh kết hợp trồng lúa.
2.2.2. Tình hình ứng dụng các mô hình chuyển ñổi từ trồng lúa sang kết
hợp NTTS tại Cần Thơ

2.2.2.1. Hiện trạng các mô hình chuyển ñổi tại Cần Thơ
Các mô hình chuyển ñổi sang NTTS thời gian qua tại Cần Thơ ñã mang
lại hiệu quả và tăng thu nhập trên một ñơn vị diện tích cho người dân. Ngoài
ra, từ phát triển nuôi thủy sản thời gian qua còn góp phần giải quyết lao ñộng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11


nhàn rỗi, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, góp phần tăng cường an
ninh trật tự xã hội, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cải thiện bữa ăn của
nông thôn và tăng thu nhập cho ngân sách (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Các loại hình nuôi ña dạng như mô hình nuôi tôm Càng xanh luân canh
trên ruộng lúa năng suất ñạt 500 - 3.000kg/ha, mô hình nuôi cá luân canh trên
ruộng lúa năng suất ñạt 500 - 1.000kg/ha, ñã ñem lại hiệu quả nuôi ngày một
tăng, lãi ròng từ 15 - 60 triệu ñồng/ha (nuôi tôm Càng xanh), từ 2 - 5 triệu
ñồng/ha (nuôi cá), các mô hình này tiếp tục phát triển về quy mô và diện tích.
Từ ñất nông nghiệp ruộng lúa, vườn cây chuyển sang nuôi thuỷ sản chuyên
canh thì mô hình nuôi chuyên phát triển cá Rô ñồng, cá Lóc, cá Trê lai ñạt
năng suất từ 60 -150 tấn/ha với lãi ròng từ 100 -150 triệu ñồng/ha, ñặc biệt
ñối với mô hình nuôi cá Tra thâm canh phát triển mạnh năng suất từ 100 - 600
tấn/ha, lợi nhuận từ 100 triệu - 2 tỉ ñồng/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Tại Cần Thơ, các mô hình chuyển ñổi từ 2 hệ sinh thái sang NTTS, ñó
là: Chuyển từ ñất trồng lúa, ñất bãi bồi ven sông sang nuôi tôm, cá ñồng và cá
Tra. Trong ñó, có 6 mô hình chuyển ñổi phổ biến, bao gồm:
(1). Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang luân canh lúa – cá
(2). Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang kết hợp nuôi cá (xen
canh)
(3). Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang chuyên nuôi cá (chuyên
canh)
(4). Mô hình chuyển ñổi từ ñất trồng lúa sang luân canh lúa – TCX
(5). Mô hình chuyển ñổi từ ñất vườn sang chuyên canh tôm Càng xanh

(6). Mô hình chuyển ñổi sang nuôi cá Tra thâm canh
Do thời gian có hạn và từ ñiều kiện thực tế của việc thực hiện một luận
văn thạc sĩ, nghiên cứu chọn ñánh giá hiệu quả kinh tế của 3/6 mô hình nêu
trên: Mô hình luân canh lúa – cá, mô hình xen canh lúa cá và mô hình luân
canh lúa – TCX. ðây là 3 mô hình phổ biến tại Cần Thơ, tập trung ở huyện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12


Cờ ðỏ là vùng có diện tích NTTS lớn nhất của thành phố (10.542 ha
(77,97%)), phù hợp với các hộ nghèo và trung bình, việc chuyển ñổi hiệu quả
sẽ giúp cho mục tiêu xoá ñói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của ñại bộ
phận những hộ vốn có thu nhập thấp và trung bình, phù hợp với mục tiêu ñịnh
hướng chuyển ñổi NTTS của nhà nước ñã ñặt ra.
2.2.2.2. Hiện trạng phát triển mô hình lúa - cá
Mô hình nuôi lúa - cá ñược phát triển rộng khắp các ñịa bàn quận
huyện thành phố Cần Thơ. Mô hình ñã góp phần tăng thu nhập trên một ñơn
vị diện tích ñất sản xuất. Mùa vụ thả cá nuôi thường tháng 4 - 11, nuôi luân
canh và có thời ñiểm xen canh trong ruộng nuôi cá (Sở NN&PTNT Cần Thơ,
2007).
Viện Lúa ðBSCL cũng ñã nghiên cứu thử nghiệm nuôi cá trong vụ lúa
Hè Thu, tiếp tục nuôi trong vụ Thu ðông, lợi nhuận từ 2 - 3 triệu ñồng, không
lớn nhưng ổn ñịnh, ñầu tư thấp (Dương Văn Chín, 2005).
Diện tích nuôi phụ thuộc vào ruộng từng hộ dân, thường dao ñộng
khoảng 0,5 - 5 ha/hộ (trung bình 2,2 ha/hộ). Thường xung quanh ruộng ñược
ñào mương rộng 2 - 3m và sâu khoảng 0,8 - 1m và diện tích các mương này
khoảng 20 - 30% diện tích ruộng lúa.
Thường các loài cá thả nuôi ít nuôi chuyên một ñối tượng mà ñược thả
ghép nhiều ñối tượng ñể tận dụng tốt nguồn thức ăn tự nhiên trong ao theo
tính ăn của những ñối tượng khác nhau. Các loài cá trắng thả phổ biến như:
Chép, Mè vinh, Rô phi,…Mật ñộ thả nuôi trung bình 2,62 con/m2; cao nhất có

hộ thả 10 con/m2 và thấp nhất khoảng 0,3 con/m2. Nhìn chung ña phần người
dân thường ít cho ăn, một số hộ có chăm sóc cho ăn nhưng có mức ñộ và chủ
yếu những phụ phẩm trong gia ñình và một số có cho phụ thêm thức ăn chế
biến công nghiệp nhưng không ñáng kể. Năng suất bình quân mô hình này thu
ñược khoảng 1.705 kg/ha (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Các ñề tài nghiên cứu cũng như báo cáo của Sở NN&PTNT Cần Thơ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13


ñã ñánh giá khái quát về kỹ thuật nuôi lúa – cá, hiệu quả của mô hình lúa – cá.
Chưa ñánh giá, ñưa ra ñược mô hình hiệu quả nhất cho từng vùng tại ñịa bàn
nghiên cứu. Vấn ñề ñặt ra là mô hình luân canh, xen canh có những ưu ñiểm
gì và nhược ñiểm, từ ñó chọn mô hình hiệu quả nhất ñể ñưa vào ứng dụng
nhân rộng. ðể ñánh giá toàn diện, cụ thể, giúp cho việc phát triển mô hình cần
có nghiên cứu khoa học khách quan tại ñịa bàn Cần Thơ.
2.2.2.3. Hiện trạng phát triển mô hình lúa - TCX
Nuôi tôm luân canh với trồng lúa ñã ñược người dân Cần Thơ phát
triển mạnh trong 3 năm trở lại ñây ñặc biệt phát triển mạnh ở Vĩnh Thạnh,
Thốt Nốt. Mô hình này không những tăng thu nhập cho người dân trên ñơn vị
diện tích ñất mà góp phần tăng năng suất lúa, giải quyết lao ñộng nông nhàn
trong mùa không trồng lúa. Thường nuôi tôm vào tháng 2 ñến tháng 6 âm
lịch, trồng lúa tháng 7 - tháng 11, còn lại là thời gian nghỉ (Sở NN&PTNT
Cần Thơ, 2007).
Ruộng xây dựng bờ chắc chắn, không thẩm lậu và diện tích ruộng nuôi
tùy thuộc vào sở hữu ruộng từng hộ dân (khoảng 1 - 2 ha), ruộng nuôi thường
có 1 - 2 cống tuỳ diện tích, quanh ruộng ñược ñào các mương nuôi tôm có
chiều rộng 2 - 3 m và sâu 1 - 2 m, ñây là nơi trú tôm lúc thời tiết nắng nóng có
nhiệt ñộ lên cao. Tổng diện tích mương nuôi này chiếm khoảng 15 - 25% diện
tích ruộng lúa.
Năng suất bình quân mô hình này khoảng 1,5 tấn/ha. Mật ñộ thả nuôi

trung bình 10 con/m2, hệ số thức ăn tươi trung bình 3,5, một số hộ thả nuôi
với mật ñộ thấp bổ sung thức ăn công nghiệp (không cho ăn thức ăn tươi) có
hệ số là 1 - 1,2 (Sở NN&PTNT Cần Thơ, 2007).
Việc nhân rộng mô hình luân canh lúa – TCX tiếp tục ñòi hỏi có ñánh
giá cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Ngoài ra phải ñánh giá các tác ñộng
tương quan liên quan ñến hiệu quả kinh tế, nhằm tìm ra phương thức nuôi
hiệu quả, ổn ñịnh nhất cho từng ñịa bàn.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14


×