Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Thẩm định tài chính dự án đầu tư xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.37 KB, 104 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Chỉ tiêu 77
Tỷ trọng 77


4

MỞ ĐẦU
Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới –
WTO, đó là sự nỗ lực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có sự đóng
góp quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N). Khu vực kinh tế
này không những đóng góp cho nền kinh tế quốc dân hàng trăm tỷ đồng thu
nhập mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động thất nghiệp mà
còn làm cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo chiến lược phát triển của Đảng và Nhà nước. Chính vì thế phát
triển các DNV&N là một chiến lược vô cùng quan trọng với nhiều nước
không chỉ riêng Việt Nam.
Nắm bắt được tình hình này, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
nhận thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một thị trường đầy hứa hẹn. Hầu
hết các ngân hàng đều mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNV&N. Điều


này khiến cho môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên
gay gắt.
Hiện nay ở Việt Nam số lượng các DNV&N chiếm khoảng 90% tổng
số doanh nghiệp trong nền kinh tế. Một đặc điểm của các DNV&N là vốn chủ
sở hữu thấp, lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư ít, vốn huy động từ thị trường
chứng khoán khá xa vời do uy tín của các doanh nghiệp này thấp, do đó
nguồn vốn vay ngân hàng là giải pháp cổ điển mà các doanh nghiệp này
hướng tới.
Như vậy, các DNV&N là thì trường tiềm năng của các ngân hàng, còn
các ngân hàng cũng là địa chỉ huy động vốn mà hầu hết các DNV&N lựa
chọn.Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm thì các DNV&N còn có hạn chế mà ảnh
hưởng đến khả năng trả nợ của các khoản vay, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Đó là: các DNV&N có tình hình tài chính thiếu


5

minh bạch, số liệu đưa ra đôi khi không chính xác, gây khó khăn cho ngân
hàng trong việc đánh giá, quyết định cho vay vốn,…
Như vậy, để có thể khai thác hiệu quả đối tượng khách hàng tiềm năng
này, ngân hàng phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác tín
dụng. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tín dụng, nhưng
yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là chất lượng của công tác thẩm định, đặc
biệt là thẩm định tài chính các khoản vay.
Nhận thức được điều trên, trong những năm qua tại chi nhánh NHCT
khu vực Ba Đình, công tác thẩm định các khoản vay nói chung và thẩm định
các khoản vay dưới hình thức dự án nói riêng đã được đặc biệt quan tâm. Tuy
nhiên, công tác này vẫn còn có những hạn chế.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, trong quá trình thực tập tại
chi nhánh NHCT Ba Đình, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thẩm định

tài chính dự án đầu tư xin vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình. Thực trạng và
giải pháp.”
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, chuyên đề thực tập được kết cấu thành 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư xin
vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh NHCT khu vực Ba
Đình.
Chương 2: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng
công tác thẩm định tài chính DAĐT tại chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Phan Thu Hiền; các cô chú,
anh chị trong Phòng Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ, thuộc Chi nhánh
NHCT khu vực Ba Đình đã giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề
này.


6

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XIN VAY VỐN CỦA CÁC DNV&N TẠI CHI NHÁNH NHCT
KHU VỰC BA ĐÌNH
1.1. Khái quát về Chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Ba Đình.
1.1.1. Lịch sử hình thành của Chi nhánh ngân hàng công thương
khu vực Ba Đình.
Chi nhánh Ngân hàng công thương khu vực Ba Đình ra đời từ năm
1959 với tên gọi ban đầu là Chi điểm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân
hàng Hà Nội. Địa điểm đặt trụ sở tại phố Đội Cấn – Hà Nội (nay là 142 phố
Đội Cấn ).
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình ra đời với nhiệm vụ vừa xây dựng

cơ sở vật chất, củng cố tổ chức và hoạt động Ngân hàng (Hoạt động dưới hình
thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu - kế hoạch được giao). Tại thời điểm đó
số lượng cán bộ ngân hàng của chi nhánh là 10 người.
Mục tiêu hoạt động của chi nhánh là mang tính bao cấp phục vụ, không
lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp ( Ngân
hàng Nhà nước ). Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 07
năm 1988 thì kết thúc.
Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định 53 của Hội đồng Bộ trưởng
(Nay là Chính phủ ) ngành ngân hàng chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý
hành chính, kế hoạch sang hạch toán kinh tế kinh doanh sang mô hình quản lý
Ngân hàng 2 cấp (Ngân hàng Nhà nước – NHTM), lấy lợi nhuận làm mục tiêu
trong quá trình hoạt động kinh doanh, các ngân hàng thương mại quốc doanh
lần lượt ra đời (NHCT, NHNT, NHNN&PTNT, NHĐT&PT). Trong bối cảnh
đó, Ngân hàng Ba Đình cũng đã chuyển đổi thành một Chi nhánh NHTM


7

quốc doanh với tên gọi Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình trực thuộc Ngân
hàng Công thương thành phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh
doanh thực sự, thông qua việc đổi mới phong cách giao tiếp, phục vụ , lấy lợi
nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ kinh doanh, khai thác và mở rộng thị trường, đưa thêm các sản phẩm dịch
vụ mới vào kinh doanh. Lúc này NHCT Ba Đình hoạt động theo mô hình
quản lý NHCT 3 cấp (TW – Thành phố - Quận).
Với mô hình quản lý này trong những năm đầu thành lập (7/1988 –
03/1993) hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình kém hiệu quả,
không phát huy được thế mạnh và ưu thế của 1 Chi nhánh NHTM trên địa bàn
thủ đô, do hoạt động kinh doanh dựa hoàn toàn vào NHCT Thành phố Hà
Nội, cùng với những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô

hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng.
Trước những khó khăn vướng mắc từ mô hình tổ chức quản lý, cũng từ
cơ chế, bắt đầu từ 01/04/ 1993, Ngân hàng Công thương Việt Nam thực hiện
thí điểm mô hình tổ chức quản lý 2 cấp (Cấp TW- Quận), xoá bỏ cấp trung
gian là NHCT Thành phố Hà Nội, cùng với việc đổi mới và tăng cường công
tác cán bộ. Do vậy, ngay sau khi nâng cấp quản lý cùng với việc đổi mới cơ
chế hoạt động, tăng cường đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực thì hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng Công thương Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động
kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để
tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường. Nhanh chóng tiếp cận
thị trường và không ngừng tự đổi mới và hoàn thiện mình để thích nghi với
các môi trường kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường.
Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý mới cho đến nay, hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo
định hướng “ổn định – an toàn - Hiệu quả và phát triển ”cả về quy mô, tốc độ


8

tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu – mạng lưới, tổ chức bộ
máy.
Từ năm 1995 đến nay hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công
thương Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong
những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam. Năm 1998
được Thủ tướng Chính phủ trao bằng khen, năm 1999 được Chủ tịch nước
tặng Huân chương Lao động hạng Ba, liên tục trong các năm 2000 – 2005
được nhiều cấp khen thưởng: Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng
khen, được HĐTĐ- KT nghành Ngân hàng đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng
bằng khen.
1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh

NHCT khu vực Ba Đình.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình.


9

Giám đốc

Các PGĐ và
Kế toán trưởng

Khối
Kinh doanh

P. Khách
hàng DN
lớn
P. Khách
hàng DN
vừa và
nhỏ

P. Khách
hàng cá
nhân.

Khối
Dịch vụ

Khối Quản

lý RR

Tổ thẻ

P. Thẩm
định và
quản lý RR

P. Thanh
toán
XNK

Khối
Hỗ trợ

P. Tổ
chức
hành
chính

Khối
CNTT

Phòng
CNTT

P. Kế
toán

P.Tiền

tệ, kho
quỹ
P. Tổng
hợp
tiếp thị

“Nguồn: Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình”.
Bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình có trên 300
cán bộ - nhân viên (Trong đó trên 85% có trình độ đại học và trên Đại học,


10

10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo Đại học, còn lại là lao động giản
đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch và 12 quỹ tiết kiệm hoạt
động trên một địa bàn rộng bao gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây
Hồ.
Chức năng:
Huy động vốn.
Cho vay với các tổ chức, cá nhân.
Chiết khấu thương phiếu, và các giấy tờ có giá.
Thực hiện đồng tài trợ.
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
Phương châm hoạt động:
Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Chi
nhánh NHCT khu vực Ba Đình.
Chia sẻ cơ hôi - hợp tác thành công.
Ổn định – an toàn - hiệu quả - phát triển.

Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn.
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh
nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ
liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT
VN). Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn.
Nhiệm vụ:


11

* Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các
doanh nghiệp lớn.
* Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách
hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN.
* Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách
hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
* Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch
* Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản đảm bảo
theo quy định của NHCT VN.
* Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu
cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chức năng:
Phòng khách hàng vừa và nhỏ là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch
trực tiếp với khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNV&N), để khai
thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín

dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và
hướng dẫn của NHCT VN. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm
và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNV&N.
Nhiệm vụ:
* Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các
DNV&N.
* Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách
hàng DNV&N về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN.


12

* Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách
hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.
* Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch.
* Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, Hội đồng miễn
giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.
* Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản
lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm theo quy định của chi nhánh NHCT
VN.
* Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu
cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
Phòng khách hàng cá nhân.
Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân,
để khai thác vốn bằng VNĐ & ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành
và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN). Trực tiếp
quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các

khách hàng cá nhân.
Nhiệm vụ:
* Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các cá
nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và NHCT VN.
* Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách
hàng cá nhân về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN
* Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách
hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cấp có thẩm
quyền quyết định theo quy định của NHCT VN.


13

* Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý các giao dịch.
* Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho phòng/ tổ quản
lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm theo quy định của chi nhánh NHCT
VN.
* Thực hiện chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu
cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với chi nhánh.
* Điều hành và quản lý lao động, tài sản, tiền vốn huy động tại các Quỹ
tiết kiệm, Điểm giao dịch;
Phòng/ tổ quản lý rủi ro.
Chức năng:
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh
về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý giám sát thực hiện danh
mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách
hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá,
quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT
VN.
Nhiệm vụ:

* Nghiên cứu chủ trương chính sách của Nhà nước và kế hoạch phát
triển theo vùng kinh tế, nghành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt
động ngân hàng…chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT
VN và thực trạng tín dụng tại chi nhánh trong từng thời kỳ.
Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, nghành
nghề, khu vực kinh tế…phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của chi nhánh và
tình hình phát triển kinh tế địa phương.
Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan
hệ tín dụng.


14

* Thực hiện thẩm định độc lập (theo cấp độ quy định của NHCT VN
hoặc theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh, Hội đồng tín dụng chi nhánh)
hoặc tái thẩm định
* Chấm điểm, xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín
dụng tại chi nhánh.
1.1.3. Một số hoạt động của Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình.
1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn.
Xác định huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng,
giúp ngân hàng mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị trường, do đó NHCT
Ba Đình rất chú trọng đẩy mạnh công tác huy động vốn. Tuy nhiên trong
mấy năm gần đây, thị trường huy động vốn thường xuyên có những diễn
biến phức tạp, Chi nhánh đã phải cố gắng nỗ lực để thực hiện tốt công tác
huy động của mình.
Biểu đồ 1.1: Tăng trưởng huy động vốn qua các năm.

“Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh”.



15

Qua số liệu trên ta có thể thấy, trong những năm gần đây chi nhánh có
tốc độ tăng trưởng huy động vốn khá cao và ổn định. Năm 2005, tổng số vốn
huy động đạt 4164 tỷ đồng, tăng 14.43% so với năm 2004. Trong đó tiền gửi
từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng xấp xỉ nhau, tuy nhiên tiền
gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn: 50,08% với 2.114 tỷ đồng, tăng so
với năm 2004 là 281 tỷ đồng; bên cạnh đó tiền gửi từ các tổ chức kinh tế cũng
tăng 244 tỷ.
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 16,4%. Tốc độ này
khá cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của năm 2005, điều này chứng tỏ sự nỗ
lực của chi nhánh trong việc huy động vốn. Mặc dù sự cạnh tranh trên thị
trường ngân hàng ngày càng gay gắt về lãi suất huy động vốn; thêm vào đó là
việc người dân và các tổ chức kinh tế đang dần quan tâm đến các thị thị
trường khác đem lại lợi nhuận cao hơn, ví dụ như thị trường chứng khoán, thị
trường vàng và thị trường bất động sản, đặc biệt năm 2006 là năm thị trường
chứng khoán Việt Nam bùng nổ, đầu tư chứng khoán trở thành một câu
chuyện nóng bỏng ở mọi nơi, với mọi người. Chính vì vậy mà thị trường tiền
gửi ngân hàng ít được quan tâm hơn, lãi suất không cao.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong thị trường nhưng nguồn vốn huy động
của chi nhánh vẫn tăng, đó là do chi nhánh NHCT Ba Đình đã thực hiện nhiều
biện pháp linh hoạt như tăng lãi suất, khuyến mãi, đặc biệt là nâng cao chất
lượng hoạt động,… từ đó tạo sự an tâm cho khác hàng khi thực hiện các giao
dịch tại chi nhánh.


16

Nếu xét nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng theo khu vực thì ta thấy

tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng xấp xỉ
nhau. Trong đó tiền gửi từ dân cư có xu hướng tăng dần tỷ trọng. Điều này
cho thấy chi nhánh đã chủ động hơn trong việc huy động vốn với những đợt
phát hành công cụ nợ để tăng vốn theo nhu cầu của mình.
Mặt khác, trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ
tăng trưởng khá cao, thu nhập của người dân cao hơn do đó tích luỹ nhiều
hơn; các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn khiến cho tài sản của
doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư
tăng lên trong giai đoạn gần đây.
Tỷ trọng tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng cao hơn cũng dễ hiểu bởi
đa số người dân Việt Nam có tâm lý ưa thích sự an toàn, chính vì thế mà gửi
tiền vào ngân hàng vẫn là một kênh đầu tư truyền thống được đa số người dân
ưa chuộng. Hơn nữa, tiền tiết kiệm của dân cư thường là những khoản tiền
nhỏ, không đủ để đầu tư vào các thị trường khác, do vậy người dân thường
chọn cách gửi vào ngân hàng.
Các tổ chức kinh tế thì khác, nguồn tiền nhàn rỗi của họ cũng khá lớn,
họ có thể đầu tư vào các lĩnh vực khác để thu lợi nhuận cao.
Sang năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 5141 tỷ đồng, đạt
98,86% so với kế hoạch. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn huy động năm
2007 có sự khác biệt so với những năm trước, nếu như những năm trước tiền
gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động thì năm
nay có sự điều chỉnh. Tiền gửi dân cư đạt 2.324 tỷ đồng, chỉ đạt 97,3% so với
năm 2006 và chiếm 45,2% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các TCKT
tăng 43,6%, đạt 2.817 tỷ đồng và chiếm 54,8% tổng vốn huy động.
Tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh năm 2007 có mức tăng đột biến,
là do huy động vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng đã được quan tâm


17


hơn, đặc biệt từ cuối quý II/2007 chi nhánh đã phân công cụ thể cho từng
phòng nghiệp vụ có liên quan đến khách hàng về chỉ tiêu huy động vốn, hàng
tháng có kiểm điểm, đánh giá nên vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đã có
chuyển biến rõ rệt, nhiều khách hàng vay vốn có tiềm năng về tiền gửi đã
chuyển vốn về gửi tiền tại chi nhánh với khối lượng rất lớn.
Trong khu vực tiền gửi dân cư, chi nhánh đã phối hợp với UBND các
phường, tuyên truyền, phát thanh để quảng bá các sản phẩm dịch vụ về tiền
gửi dân cư, mặt khác đã chỉnh sửa lại một số quỹ tiết kiệm cho khang trang,
đồng thời rất coi trọng công tác giao tiếp khách hàng nên đợt huy động kỳ
phiếu dự thưởng từ ngày 22/2 đến 22/04/07 đã huy động vượt kế hoạch là 141
tỷ đồng. Tuy nhiên, do tác động cạnh tranh của các tổ chức tín dụng, tổ chức
định chế tài chính, giá thị trường nhà đất tăng cao trở lại, nên vốn huy động từ
tiền gửi dân cư không giữ được mức 8,5% mà còn bị sụt giảm 2,7% vào cuối
năm 2007.
Bảng 1.2: Biến động cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền tại chi nhánh
giai đoạn 2004 - 2007.

Tổng nguồn vốn huy
1 động
Tỷ đồng
3.639 4.164
4.846
5.141
2 VNĐ
Tỷ đồng
2.984
3.469
4.000
4.040
Tỷ trọng

%
82
83,30
82,50
78,58
Tăng so với năm trước
%
16,25
15,30
1
3 Ngoại tệ quy VNĐ
Tỷ đồng
655
695
846
1.101
Tỷ trọng
%
18
16,70
17,50
21,42
Tăng so với năm trước
%
6,10
21,70
30,14
“Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh”.
Nếu xem xét cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền thì vốn huy động từ tiền
gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao với khoảng trên 80% tổng vốn huy động,



18

còn ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 20%. Điều này cũng dễ hiểu bởi
nguồn tiền tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy
động, trong khi đó đa số dân cư là nắm giữ tiền Việt và gửi tiền Việt.
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
Tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng cũng
như nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường. Xác định rõ đối tượng
khách hàng hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân hộ gia đình,
nên chi nhánh NHCT Ba Đình luôn chú trọng đến các sản phẩm cho vay có
thời hạn ngắn và quy mô nhỏ. Đồng tiền cho vay chủ yếu là VNĐ, còn ngoại
tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong dư nợ cho vay của ngân hàng.
Bảng 1.3: Tình hình dư nợ cho vay của chi nhánh NHCT Ba Đình.

1
2
2.1

2.1

3
3.1

3.2

Tổng dư nợ cho vay
Tỷ đồng
1.894 2.816

2.360
2.643
Dư nợ theo loại tiền
VNĐ
Tỷ đồng
1309
1.950
1.710
1.844
Tỷ trọng
%
69,11
69,25
72,46
69,77
Tăng so với năm trước %
2,81
48,97 -12,31
7,8
Ngoại tệ quy VNĐ
Tỷ đồng
585
866
650
799
Tỷ trọng
%
30,89
30,75
27,54

30,23
Tăng so với năm trước %
36,01
48,03 -24,94
22,9
Dư nợ theo kỳ hạn
Dư nợ ngắn hạn
Tỷ đồng
1.261
1850
1.861
2.195
Tỷ trọng
%
66,58
65,70
78,86
83,05
Tăng so với năm trước %
13,41
46,71
0,59
17,9
Dư nợ trung và dài
hạn
Tỷ đồng
633
966
499
448

Tỷ trọng
%
33,42
34,30
21,14
16,95
Tăng so với năm trước %
7,12
52,61 -48,35
-10,2
“ Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình”


19

Biểu đồ 1.2: Dư nợ cho vay qua các năm.

“Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của chi nhánh NHCT Ba Đình”
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay của NHCT Ba Đình có
một số biến động nhỏ, doanh số cho vay năm 2005 tăng so với năm 2004 là
922 tỷ đồng, tức là tăng 48.68%; đây là một thành tích đáng được ghi nhận
của chi nhánh. Để đạt được kết quả này là do chi nhánh đã nỗ lực trong việc
nâng cao chất lượng hoạt động của mình.
Trong đó dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao,
đây là kết quả tất nhiên bởi mọi hoạt động đầu tư tại Việt Nam đều phải sử
dụng đồng tiền Việt Nam, do đó nhu cầu vay tiền đồng tại các ngân hàng luôn
chiếm tỷ trọng cao.


20


Nhưng đến năm 2006 chi nhánh có dư nợ bình quân và dư nợ cuối kỳ
đều giảm so với năm trước. Sở dĩ có tình trạng đó là do doanh nghiệp có nhu
cầu vay vốn lớn được duyệt với hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh
nghiệp trả nợ nhiều hơn so với vốn vay, hoặc một số doanh nghiệp trong lĩnh
vực xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón có tình hình sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính yếu kém phải giảm dư nợ. Các doanh nghiệp có dư
nợ giảm nhiều như: VINAFOOD giảm 411 tỷ, Nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43
tỷ, VINACHEM giảm 40 tỷ…Mặt khác, việc tìm kiếm và khai thác khách
hàng cho vay còn nhiều hạn chế nên dư nợ năm 2006 chẳng những không
tăng mà còn sụt giảm. Đây sẽ là vấn đề cần giải quyết trong các năm tiếp theo
của chi nhánh.
Năm 2006 dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm 16,19% so với năm 2005
và giảm 10% so với kế hoạch đề ra còn do các nguyên nhân sau:
Thu hết nợ dài hạn 71 tỷ đồng cho vay giai đoạn I đường vành đai III
Hà Nội của công ty Xây dựng công trình giao thông I.
Giảm nợ ngắn hạn 170 tỷ đồng cho vay thu mua lương thực xuất khẩu
của Tổng công ty lương thực miền Bắc.
Thu nợ một số doanh nghiệp do có nợ quá hạn và nợ gia hạn như: Công
ty kim khí Hà Nội 49 tỷ đồng, Tổng công ty vật tư Nông nghiệp 58 tỷ đồng,
Công ty TNHH Thủ Đô II 12,8 tỷ đồng, Công ty Minh Khôi 5,3 tỷ đồng…
Mặt khác, trong năm 2006 có rất nhiều những ngân hàng mới được
thành lập, đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài; các ngân hàng trong nước
cũng có rất nhiều biện pháp để thu hút khách hàng; do vậy sự cạnh tranh trên
thị trường ngân hàng ngày càng gay gắt, khiến cho doanh số cho vay của chi
nhánh trong năm 2006 giảm sút nhẹ.
Sang năm 2007, hoạt động tín dụng đã được củng cố, cho vay có chọn
lọc, tuân thủ các điều kiện tín dụng quy định. Chi nhánh đã tiếp cận được



21

nhiều khách hàng mới và thẩm định được nhiều dự án lớn về quy mô, đồng
thời các khách hàng truyền thống được các phòng khách hàng tại chi nhánh
chăm sóc tốt. Mặc dù năm 2007 chi nhánh gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ
của các ngân hàng trong và ngoài nước, nhưng dư nợ cho vay tại chi nhánh
vẫn tăng, điều này chứng tỏ sự cố gắng nỗ lực của các bộ công nhân viên
trong toàn chi nhánh.
Chất lượng công tác tín dụng.
Tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của nhiều doanh nghiệp còn
gặp nhiều khó khăn, vốn ít, hiệu quả kinh doanh thấp. Mặt khác, giá nguyên
liệu đầu vào trong một số nghành tăng giảm bất thường như phôi thép, xăng
dầu, phân bón,… nợ nần kéo dài, không được thanh toán vốn kịp thời trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản, đã tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đầu tư tín dụng.
Do vậy, trong những năm gần đây chi nhánh đã chú trọng đến công tác
thẩm định tín dụng. Cùng với việc đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng
của từng đơn vị vay vốn, chi nhánh đã áp dụng một loạt các giải pháp như rà
soát lại các DN chuyển đổi mô hình tổ chức, bổ sung tài sản thế chấp, cầm cố
trong cácDNNN, đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế khác,…
Bảng 1.4: Chất lượng tín dụng theo nhóm nợ.

1 Tổng dư nợ
2 Nhóm I
Tỷ trọng
So với năm trước
3 Nợ nhóm II
Tỷ trọng
So với năm trước
4 Nhóm nợ xấu (III - IV)
Tỷ trọng


Tỷ đồng
Tỷ đồng
%
%
Tỷ đồng
%
%
Tỷ đồng
%

1.894
1.742
91
132
6,9
20
1,05

2.816
2.590
91,98
48,60
148,64
5,30
12,60
77,36
2,72

2.361

2.177
92,25
-15,90
183
7,75
24,00
0,927
0,04

2.643
2.488
94,14
14,29
114
4,32
-37,55
40,718
1,54


22

“Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh”.
Tỷ trọng nợ nhóm I trên tổng dư nợ luôn tăng qua các năm, điều này
chứng tỏ chất lượng công tác tín dụng ngày càng được nâng cao, đến năm
2007 tỷ trọng nợ nhóm I đã chiếm 94,14% tổng dư nợ. Một con số khả quan
về chất lượng công tác tín dụng.
* Dư nợ xấu:
Nợ tại chi nhánh được chia thành 5 nhóm:
Nợ nhóm I và nợ nhóm II: nợ trong hạn, không được gọi là nợ xấu.

Nợ xấu là nợ từ nhóm III đến nhóm V. Nợ nhóm III là nợ dưới tiêu
chuẩn (các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày). Nợ nhóm IV là nợ nghi
ngờ (các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày). Nợ nhóm V là nợ có khả
năng mất vốn (các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày).
Trong năm 2005, tình hình nợ đọng trong nghành xây dựng cơ bản đã
tác động lớn đến chất lượng tín dụng của chi nhánh, một số doanh nghiệp xây
dựng trong nghành giao thông vận tải, xây dựng công nghiệp, y tế không
được thanh toán vốn kịp thời, và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến nợ phải
gia hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn, nợ xấu tăng lớn hơn vào những tháng
cuối quý II/2005.
Chi nhánh đã nỗ lực rất nhiều để thu hồi các khoản nợ trên, kết quả tính
đến thời điểm 31/12/2005 là 77.361 triệu đồng nợ xấu, tăng 286% so với năm
2004; kết quả này đạt ra yêu cầu đối với chi nhánh phải đưa ra được những
biện pháp nhằm giảm nợ xấu trong tổng dư nợ.
Sang năm 2006, chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được chú trọng
thường xuyên ngay từ đầu năm, do đó đến cuối tháng 12/2006, nợ xấu đã
giảm rõ rệt chỉ còn 927 triệu đồng, chiếm 0,04% tổng dư nợ. Như vậy, tổng
dư nợ tăng lên, trong khi đó nợ xấu giảm xuống một cách rõ rệt đã chứng tỏ
chất lượng tín dụng tại chi nhánh đã được nâng lên. So với cùng kỳ năm


23

trước, nhóm nợ xấu giảm 77.434 triệu đồng, và chỉ bang 3% so với kế hoạch.
Do được chú ý sát sao trong việc quản lý chất lượng tín dụng, nhóm nợ II và
nợ xấu đã giảm so với thời điểm trích DPRR 30/11/2006, nên đến tháng
12/2006, chi phí trích DPRR đã được NHCT cho ghi giảm 11.136 triệu đồng,
đồng thời bóc tách 25.092 triệu đồng tiền lãi ra khỏi thu nhập của số dư nợ đã
được cơ cấu lại. Cùng lúc sau khi bóc tách, chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để
thu lại được 22.327 triệu đồng.

Năm 2007, nợ xấu tại chi nhánh đã lên đến con số trên 40 tỷ, chiếm
1,54% tổng dư nợ. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng cả về giá trị tương đối
và giá trị tuyệt đối là do: nền kinh tế có quá nhiều biến động ảnh hưởng xấu
đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp làm ăn
kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ. Mặt khác, do công tác thẩm định
cũng còn nhiều hạn chế, việc đánh giá rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
* Nợ gia hạn và nợ quá hạn:
Một số mặt hàng phân bón, sắt thép có thời điểm tiêu thụ chậm, nợ
đọng vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài nên phát sinh nợ gia hạn và
nợ quá hạn cuối tháng 9/2005 lên tới 178 tỷ đồng, số tiền trích DPRR lên trên
112 Tỷ đồng. Để khắc phục tình trạng này, chi nhánh đã đưa ra một số giải
pháp và kết quả là đến 31/12/2005 sau khi xử lý rủi ro, nợ gia hạn và nợ quá
hạn chỉ còn 65 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn là 19,367 tỷ đồng.
Cuối năm 2006, nợ quá hạn chỉ còn lại là 4.461 triệu đồng, giảm
76,97% so với năm 2005 nhưng nợ gia hạn lại tăng 64,15% đạt 68.837 triệu
đồng.
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
ngoại tệ theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tích cực đẩy mạnh hoạt động mua


24

bán ngoại tệ kinh doanh, luôn tuân thủ các quy định về kinh doanh ngoại tệ
của NHNN và NHCT VN.
Chi nhánh NHCT Ba Đình chủ động khai thác nguồn ngoại tệ mua của
các đại lý trên thị trường liên ngân hàng, các DN, tự cân đối và được sự hỗ trợ
của NHCT CN, nhờ đó đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn tiền tệ thanh toán
của khách hàng.

Bảng 1.5: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ.

Triệu
Doanh số mua bán
1 ngoại tệ
USD 273,254 493,371
2 So với cùng kỳ năm trước
Triệu
* Giá trị tuyệt đối
* Giá trị tương đối

878,7
3 833,37

USD 205,161 220,117 385,36 -45,36
%
33,19
80,55
78 -5,16
“Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh”

- Năm 2004 doanh số mua bán ngoại tệ đạt 273.253.876$ (tăng 33.19%
so với năm 2003).
Doanh số mua: 137.011.253$, tăng 34.88%.
Doanh số bán: 136.242.623$, tăng 31.53%.
- Năm 2005 đạt: 493.370.638$, tăng 220.116.762$, bằng 180.55% so
với năm 2004.
- Năm 2006 đạt 878.73 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả lãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó
mua bán ngoại tệ là 2094 triệu, lãi thu từ hoạt động điều chuyển ngoại tệ nội

bộ 1028 triệu đồng.


25

Biểu đồ 1.3: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ.

“Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của chi nhánh”.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số mua bán ngoại tệ tăng nhanh và
ổn định qua các năm. Hoạt động mua bán ngoại tệ ngày càng được ngân hàng
quan tâm và dần trở thành một nguồn thu quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Sang năm 2007 doanh số mua bán ngoại tệ có giảm
nhưng với tỷ lệ nhỏ, nguyên nhân là do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên
thị trường, bởi kinh doanh ngoại tệ là mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng thu
lợi nhuận.
Thanh toán quốc tế:
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh trong những năm gần đây
tương đối ổn định và đạt hiệu quả.
Hoạt động thanh toán quốc tế tăng cả về số món và giá trị thanh toán.
Chi nhánh đảm bảo được quyền lợi các bên mua bán trong thanh toán
hàng xuất, nhập và chuyển tiền. Các giao dịch thanh toán được thực hiện kịp
thời chính xác, không để xảy ra sai sót. Chi nhánh cũng tư vấn cho khách
hàng lựa chọn các phương thức thanh toán thích hợp.


×