Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân RLLPM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.78 KB, 48 trang )

1

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây vữa xơ động mạch (VXĐM) có xu hướng
ngày càng gia tăng, bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, ngay cả người
trẻ tuổi cũng mắc. VXĐM thường gây ra biến chứng nặng, đặc biệt là TMMM
não và nhồi máu cơ tim.... Trong đó RLLPM là một trong những yếu tố khởi
đầu cho quá trình hình thành và phát triển của VXĐM [31],[32],[38].
Các nghiên cứu trên thế giới đều khẳng định nếu điều trị có hiệu quả
RLLPM sẽ làm hạn chế sự phát triển của bệnh VXĐM và ngăn ngừa được các
biến chứng về tim mạch.
YHHĐ đã sử dụng nhiều nhóm thuốc để điều trị RLLPM như: dẫn xuất
Statin, Acid Nicotinic, nhóm Fibrat... các nhóm thuốc đều đạt hiệu quả điều
trị nhất định nhưng có một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng lâu dài
như men gan tăng, mệt mỏi, đau đầu, đầy bụng, buồn nôn, mẩn ngứa... làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh [5],[57],[65]. Để khắc phục hạn chế
này các nhà khoa học trên thế giới đang có xu hướng tìm các nguồn thuốc từ
thảo dược phòng và chữa bệnh.
RLLPM theo y học cổ truyền (YHCT) thuộc chứng đàm thấp, vì vậy
YHCT lấy phương pháp chữa đàm thấp để điều trị hội chứng RLLPM [8],
[34]. Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của một số vị thuốc, bài thuốc cổ
phương, nghiệm phương để điều trị RLLPM như bài "Nhị Trần Thang" "Bối
mẫu lâu tán" "Thanh khí hóa đàm thang" "Bán hạ bạch truật thiên ma thang"
viên ngưu tất nén....[11],[13] đem lại hiệu quả nhất định.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng, nên việc tìm kiếm
các cây thuốc phân tích và xác định thành phần hoạt chất chính trong dược



2

2

liệu đã đang và sẽ được tiến hành một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhằm khai
thác và phát triển nguồn dược liệu nước nhà.
Đã từ lâu trên thế giới người ta quan tâm các loài trong chi Dioscorea, đã
chiết xuất Diosgenin làm nguyên liệu bán tổng hợp các thuốc Steroit, đồng
thời người ta đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Saponin trong một số loài
và nhận thấy tác dụng phòng và chống bệnh VXĐM.
Ở Việt Nam nhiều tác giả quan tâm đến việc chiết xuất diosgenin từ các
loài Dioscorea.
Năm 1995 PTS Nguyễn Hoàng (ĐHDHN) đã nghiên cứu thực nghiệm
cây nần vàng (phát hiện mộc châu - Sơn La) có hàm lượng Saponin Steroit
khá cao. Tác giả bước đầu đưa ra thử nghiệm trên lâm sàng đối với bệnh nhân
VXĐM thấy hạ cholesterol.
Chính vì vậy chúng tôi nhận thấy có thể ứng dụng và mở rộng chỉ định
của chế phẩm Hamomax (từ nần vàng) cho hội chứng RLLPM.
Vì vậy để nghiên cứu chế phẩm một cách khoa học và toàn diện hơn
chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích sau:
1. Đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của Hamomax.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị của Hamomax.
3. Khảo sát tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân
RLLPM.


3

3


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu theo y học hiện đại.
1.1.1. Đại cương về lipid và lipoprotein máu
* Lipid máu bao gồm:
- Cholesterol toàn phần (cholesterol tự do và cholesterol este hóa),
triglycerid, phospholipid và các acid béo tự do.
- Lipid là một thành phần quan trọng của màng tế bào. Các lipid đều
không tan trong nước nên để tuần hoàn được trong huyết tương, chúng phải
kết hợp với protein tạo thành phức hợp gọi là lipoprotein (LP) [9].
* Phân loại lipoprotein:
Lipoprotein có 5 dạng chính được phân loại dựa vào tỷ trọng bằng
phương pháp siêu ly tâm. Độ lắng của các loại LP khi siêu ly tâm tỷ lệ nghịch
với trữ lượng lipid [Error: Reference source not found], [9], [35].
- CM (Chylomicron): Là chất vận chuyển triglycerid ngoại sinh tới gan.
- VLDL – C (Very low density Lipoprotein- Cholesterol): Lipoprotein có
tỉ trọng rất thấp, là chất vận chuyển triglycerid nội sinh.
- IDL - C (Intermediate density lipoprotein - Cholesterol): Cholesterol
của lipoprotein tỉ trọng trung gian được tạo ra trong quá trình chuyển hóa của
VLDL.
- LDL-C (Low density lipoprotein - Cholesterol): Cholesterol của
lipoprotein tỉ trọng thấp là chất vận chuyển Cholesterol đến các tế bào.


4

4


- HDL-C (High density lipoprotein - Cholesterol): Lipoprotein tỉ trọng
cao, là chất vận chuyển Cholesterol từ tế bào ngoại vi về gan.
* Các con đường chuyển hóa lipoprotein:
Chuyển hóa của lipid trong máu gồm 2 con đường: ngoại sinh và nội
sinh [9], [27], [31].


Chuyển hóa lipid máu ngoại sinh

Con đường này liên quan đến lipid thức ăn, xảy ra sau bữa ăn có nhiều
mỡ, là con đường vận chuyển triglycerid và cholesterol do thức ăn cung cấp
đến các mô khác nhau của cơ thể [9], [29], [35].


Chuyển hóa lipid máu nội sinh

Con đường này liên quan đến lipid chủ yếu có nguồn gốc từ gan, là con
đường vận chuyển triglycerid và cholesterol từ gan đến các mô khác nhau của
cơ thể và ngược lại [9], [31], [35].
Bình thường quá trình tổng hợp và thoái hóa lipoprotein là cân bằng
nhau, khi có sự bất thường trong quá trình tổng hợp và thoái hóa sẽ gây nên
rối loạn lipid máu
1.1.2. Nguyên nhân của rối loạn lipid máu
RLLPM được chia làm hai loại là RLLPM tiên phát và RLLPM thứ phát.
RLLPM tiên phát thường gặp hơn RLLPM thứ phát [6], [9], [31], [33], [35].
1.1.2.1. RLLPM tiên phát
Thường liên quan đến yếu tố gia đình, gen.
1.1.2.2.RLLPM thứ phát
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức lipid gồm: béo phì; cách sống ảnh
hưởng như: chế độ ăn (ăn quá nhiều mỡ động vật, ăn quá nhiều thức ăn có



5

5

chứa nhiều cholesterol như phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa
toàn phần...), lười vận động thể lực, hút thuốc, uống quá nhiều rượu; những
rối loạn nội tiết như: đái tháo đường, suy giáp; bệnh gan và thận. Những
nguyên nhân quan trọng khác làm tăng lipid máu là sử dụng thuốc kéo dài
như: lợi tiểu, chẹn beta, glucocorticoid, các gốc acid retinoic... [], [25].
1.1.3. Phân loại rối loạn lipid máu
1.1.3.1 Phân loại của Fredrickson
Năm 1965, Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm các
thành phần lipoprotein xếp hội chứng RLLPM thành 5 typ trong đó typ II
được chia thành 2 kiểu IIa và IIb. Từ năm 1970 cách phân loại này đã trở
thành phân loại quốc tế [6], [30], [34].
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid và lipoprotein máu theo Fredrickson [7], [34].

Typ

Rối loạn
LP

Rối loạn lipid
huyết

Độ trong
huyết
tương


Tần số
xuất hiện

Mức độ
nguy hiểm
với XVĐM

I

CM↑

TG↑

Đục

Rất hiếm

±

IIa

LDL-C↑↑

CT↑↑

Trong

Thường
gặp


++++

CT↑↑↑, TG↑↑

Đục

Thường
gặp

++++

CT↑, TG↑↑

Đục

Ít gặp

+++

CT↑hoặc BT,
TG↑↑

Đục

Thường
gặp

+++


CT↑, TG↑↑↑

Đục

Hiếm gặp

++

IIb
III
IV
V

VLDL-C↑,
LDL-C↑↑
βVLDL
IDL-C↑
VLDL-C↑
CM↑
VLDL-C↑


6

6


7

7


1.1.3.2. Phân loại của hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu
Hiệp hội VXĐM Châu âu (EAS- 1987) phân loại rối loạn lipid thành 5
týp [24], [26].
Bảng 1.2. Bảng phân loại theo hiệp hội VXĐM Châu Âu
Typ

Cholesterol (mmol/l)

Triglycerid (mmol/l)

A

5,2 ≤ CT ≤ 6,5

TG < 2,2

B

6,5 ≤ CT ≤ 7,8

TG < 2,2

C

CT < 5,2

2,2 ≤ TG ≤ 5,5

D


5,2 ≤ CT ≤ 7,8

2,2 ≤ TG ≤ 5,5

E

CT > 7,8

TG > 5,5

* Người bình thường: cholesterol < 5,2 mmol/l, triglycerid < 2,2mmol/l
1.1.3.3. Phân loại của chương trình giáo dục Quốc gia về cholesterol của
Mỹ (National cholesterol education program - NCEP)
Bảng 1.3. Phân loại theo ATPIII về LDL – C, CT, HDL – C (mmol/l)
LDL- C
< 2,6 mmol/l

Tối ưu

2,6-3,3 mmol/l

Gần tối ưu/ trên mức tối ưu

3,4-4,1 mmol/l

Giới hạn cao

4,2-4,9 mmol/l


Cao

≥ 4,9 mmol/l

Rất cao

CT toàn phần
< 5,2 mmol/l

Mong muốn

5,2-6,2 mmol/l

Giới hạn cao

≥ 6,2 mmol/l
HDL- C

Cao


8

8

< 1,0 mmol/l

Thấp

> 1,6 mmol/l


Cao

1.1.3.4. Phân loại của De Gennes [13], [14]
Có 3 týp rối loạn lipid máu, chỉ dựa vào cholesterol và triglycerid.
* Tăng cholesterol đơn thuần.
- Cholesterol huyết thanh tăng > 5,2 mmol/l.
- Triglycerid bình thường hoặc tăng nhẹ.
- Tỷ lệ CT/ TG > 2,5.
* Tăng triglycerid
- Cholesterol có thể tăng nhẹ.
- Triglycerid rất cao, khi triglycerid > 11,5 mmol/l trong máu luôn có
chylomcron.
* Tăng lipid máu hỗn hợp
- Cholesterol tăng vừa phải.
- Triglycerid tăng nhiều hơn.
- Tỷ lệ CT/TG < 2,5
Cách phân loại này tiện sử dụng trên lâm sàng.


9

9

1.1.5. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
1.1.5.1. Mục tiêu: đưa thông số lipid về dưới dạng bình thường hoặc gần
bình thường. Việc chọn mục tiêu thích hợp phải dựa vào việc phát hiện vầ
đánh giá tính chất của các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân như tiền sử suy
mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, THA, đái tháo đường....
1.1.5.2. Điều trị cụ thể

a) Điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt: điều chỉnh chế độ ăn uống và
sinh hoạt ít nhất trong 3 tháng [8], [22], [31].
- Chế độ ăn kiêng: Giảm mỡ động vật chứa nhiều acid béo no, hạn chế
thức ăn chứa nhiều CT như thịt, mỡ động vật, trứng, sữa toàn phần, phủ tạng
động vật, các loại phomat, kem... Tăng cường ăn dầu thực vật, cá có nhiều acid
béo không bão hoà, hoa quả tươi, rau, các loại ngũ cốc với lượng tinh bột chiếm
khoảng 55 - 60% khẩu phần. Chế độ ăn sẽ phải duy trì lâu dài cho dù có dùng
thuốc hay không dùng thuốc. Ở những bệnh nhân có béo phì thì cần phải giảm
cân nặng (nên bắt đầu giảm dần dần lượng calo hàng ngày, thường hạn chế ở
mức 1600 calo/ngày). Ở những bệnh nhân tăng triglycerid: cần hạn chế mỡ động
vật, đường và rượu [7], [10], [31].
- Chế độ sinh hoạt: làm việc điều độ, tránh các stress, tránh các chấn thương
tình cảm, nghỉ ngơi, giải trí, cần tăng cường vận động, không hút thuốc lá, tập thể
dục, dưỡng sinh, xoa bóp, tăng cường đi bộ [7], [31].
Điều trị phải bắt đầu bằng điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập. Dùng thuốc khi
đã điều chỉnh chế độ ăn một thời gian mà thất bại hoặc phải bắt đầu ngay khi: (1) có
quá nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành và lượng LDL - C trong máu cao ( > 4,1
mmol/l); hoặc (2) khi lượng LDL - C trong máu quá cao ( > 5 mmol/l) [7], [31].


10

10

b) Điều trị bằng thuốc
Ngày nay có rất nhiều thuốc để lựa chọn điều trị tăng cholesterol máu.
Dưới đây là các nhóm thuốc chính:
*Thuốc gắn acid mật: (Cholestyramine và Colestipol) thuốc bột 4g,
Nhựa trao đổi ion, các nhựa này mang điện tích dương sẽ gắn vào các
acid mật mang điện tích âm làm tăng bộc lộ các thụ thể LDL ở mặt tế bào gan

để tăng cường thu nạp LDL-C từ huyết tương và làm tăng hoạt tính của
HMG-CoA reductase, là enzym kiểm soát tổng hợp cholesterol.
+ Tác dụng: Giảm cholesterol, giảm LDL và tăng nhẹ HDL. Có thể tăng
TG và VLDL.
+ Tác dụng không mong muốn: Đầy chướng bụng, táo bón; tăng phosphatase
kiềm và tăng enzyme transaminase trong gan; nhiễm toan huyết, hiếm gặp tăng
triglycerid huyết [6], [7], [27].
* Thuốc nhóm Acid nicotinic: Dilexpal 500mg, Novacyl 670mg.
- Tác dụng: giảm LDL, tăng nhẹ HDL.
- Tác dụng không mong muốn: Rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dầy, chán ăn,
buồn nôn, bừng mặt, tăng men gan.
* Dẫn chất của Acid fibric: gồm: Clofibrat (Miscleron), Fenofibrat
( Lipanthyl), Bezafibrat (Bezalip), Ciprofibrat (Lipanor), Gemfibrozil (Lopid)
+ Cơ chế tác động: Giảm tổng hợp LDL ở gan, tăng thoái giáng LDL qua
các thụ thể, tăng đào thải cholesterol qua mật.
+Tác dụng phụ: đầy bụng, buồn nôn, ỉa lỏng, mẩn ngứa, có thể tăng
men gan, yếu cơ [7], [24].


11

11

* Dẫn xuất Statin: Simvastatin, Lovastatin, Pravastatin, Fluvastatin,
Atorvastatin, Rosuvastatin.
Các Statin ức chế men HMG COA Reductase, do đó làm giảm quá trình
tổng hợp Mevalonate pyrophosphate là tiền chất trong quá trình tổng hợp CT,
làm tăng tổng hợp các cảm thụ cho LDL, tăng giáng hóa LDL theo con đường
các cảm thụ. Các statin làm giảm CT là chính, làm giảm nhẹ TG và tăng nhẹ
HDL [6], [20], [23], [27].

+ Tác dụng: giảm LDL - C, triglycerid và tăng HDL-C.
+ Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện ỉa chảy, táo bón, đầy
hơi, đau bụng, buồn nôn, đau đầu (4 - 9%), chóng mặt (3 - 5%), nhìn mờ (1 2%), mất ngủ, suy nhược, nổi mẩn, yếu cơ, tăng men gan [6], [7], [32].
* Chỉ định dùng thuốc cụ thể:
- Tăng CT máu đơn thuần: ưu tiên dùng statin, sau đó là nhựa gắn acid
mật, niacin, fibrat.
- Tăng TG máu đơn thuần hay tăng lipid máu hỗn hợp: ưu tiên fibrat, sau
đó là niacin.
1.2. HỘI CHỨNG RỐI LOẠN LIPID MÁU THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

1.2.1. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể
Tân dịch nói chung là tất cả các chất dịch bình thường trong cơ thể. Tân
là chất trong, dịch là chất đục. Tân dịch là một trong những cơ sở vật chất cho
sự sống, do dinh dưỡng của đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi khắp
toàn thân, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch và bì phu. Tân tạo thành
huyết dịch và không ngừng bổ sung dịch thể cho huyết dịch. Dịch lại bổ sung
cho tinh, tủy làm cho khớp xương cử động được dễ dàng, làm nhuận da lông [4].
Sự vận hóa tân dịch trong cơ thể như sau:


12

12

Thức ăn nước uống vào vị được tỳ vận hóa: đồ ăn uống được tỳ phân hóa
thành chất thanh đưa lên phế, chất trọc được đưa xuống đại tràng thành phân
ra ngoài. Chất thanh ở phế được phân thành hai loại: phần thanh đi nuôi cơ
thể lục phủ, ngũ tạng, cân cốt, kinh mạch. Phần trọc đưa xuống thận: thận chủ
khí hóa bàng quang. Thủy dịch ở bàng quang được mệnh môn hỏa ôn ấm,
phân thành 2 loại: dịch trong thành tinh chất đi nuôi cơ thể, dịch đục thành

nước tiểu ra ngoài. Quá trình này đều do sự khí hóa của tam tiêu [4], [13]. Khi
có sự rối loạn chuyển hóa tân dịch sẽ sinh ra đàm thấp, đàm ẩm.
Trong y văn của YHCT không có hội chứng RLLPM, nhưng dựa trên
những biểu hiện lâm sàng và các nghiên cứu của các tác giả Trung Quốc, Nhật
Bản, Việt Nam đã cho thấy: Hội chứng này thuộc phạm vi chứng “đàm thấp’’,
“đàm ẩm”, “huyết ứ”, “ huyễn vựng”, “ đầu thống”, “ tâm quý”.
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của đàm
Theo YHCT đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng; sự hình thành đàm ẩm là
do sự vận hóa bất thường của tân dịch, do các tác nhân: lục dâm thất tình và
ăn uống không điều độ gây nên. Đàm ẩm sau khi hình thành sẽ theo khí đi các
nơi, ở ngoài đến cân xương, trong đến tạng phủ, không đâu không đến, làm ảnh
hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí mà gây các chứng
bệnh ở các bộ phận cơ thể. Ở đây đàm ẩm là một sản vật bệnh lý, liên hệ với
YHHĐ thì đàm ẩm giống như sự lắng đọng của lipid ở thành động mạch. Sự
hình thành đàm ẩm có liên quan đến 3 tạng: phế, tỳ, thận [3], [4], [13], [21].
Nguồn gốc sinh ra đàm thấp do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành. Do lục
dâm, thất tình làm cơ năng của ba tạng tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng, tân dịch
không phân bố và vận hành được, ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm.
Theo Cảnh Nhạc: “Đờm vốn không sinh ra bệnh, mà bệnh sinh ra đàm” Lãn
Ông viết: “Trăm bệnh đều do đờm sinh ra, cho nên chữa bệnh thì quá bán là
chữa đàm” [3], [19].


13

13


14


14

1.2.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của chứng đàm
* Nguyên nhân:
- Do ăn uống không điều độ: ăn nhiều thức ăn ngọt béo, nhiều cao lương
mĩ vị, uống nhiều rượu, làm việc trí óc quá sức, làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến
đàm thấp nội sinh.
- Do ít vận động thể lực, đàm ứ trệ lâu ngày, khí huyết không lưu thông,
dẫn đến khí trệ, huyết ứ. Sách Tố vấn thiên “tuyên minh ngũ khí luận” viết:
“Cửu ngọa thương khí, cửu tọa thương nhục”. Thương khí dẫn đến khí hư,
thương nhục dẫn đến tỳ hư, tỳ khí hư suy mà gây ra bệnh [17].
- Do thất tình: lo nghĩ hại tỳ, giận dữ hại can; can mộc vượng khắc tỳ thổ
làm tỳ thổ rối loạn hư yếu dẫn đến sự vận hóa bị suy giảm, đàm thấp ứ trệ
kinh mạch mà gây ra bệnh [17].
- Do tiên thiên bất túc: sách Linh khu thiên “thọ yểu cương nhu” viết:
“con người ta sinh ra có cương, có nhu, có cường có nhược, có dài có ngắn,
có âm có dương”. Khi tiên thiên bất túc làm cho thận khí bất túc, thận dương
hư không ôn ấm được tỳ dương, tỳ không vận hóa được thủy thấp, sinh đàm
ẩm [17].
* Cơ chế bệnh sinh:
Đàm khi đã sinh ra theo khí phân bố ở nhiều nơi trong cơ thể: trên thì
lên tới đỉnh đầu, dưới thì xuống đến dũng tuyền, trong thì vào các các tạng
phủ, ngoài thì ra cơ nhục, bì phu làm cho kinh lạc bế tắc, huyết mạch không
thông, mạch lạc ứ trệ mà sinh ra các chứng đàm thấp, huyết ứ, đầu thống,
huyễn vựng… với các biểu hiện lâm sàng tương tự như hội chứng rối loạn
lipid máu, bệnh VXĐM của YHHĐ [17], [18].
Đàm thấp là một chứng bệnh có đặc điểm “bản hư, tiêu thực”: “tiêu” là


15


15

đàm trọc, huyết ứ, “bản” là công năng tạng phủ thất điều hoặc hư tổn trong đó
liên quan đến tỳ, thận, can, tâm mà đặc biệt là hai tạng tỳ và thận. Do ẩm thực
thất điều hoặc do thất tình, hoặc do tiên thiên bất túc làm cho công năng của
các tạng phủ rối loạn, hư suy [3], [17].
- Tỳ là nguồn sinh đàm, tỳ khí hư không vận hóa được thủy cốc làm cho
chất thanh khó thăng lên, chất trọc khó giáng xuống, chất tinh vi của thủy cốc
không thể vận hóa, lưu chuyển được bình thường, tụ lại mà hóa thành đàm
trọc mà gây ra bệnh. Mặt khác, do tỳ thổ suy yếu không chế được thủy thấp
khiến thủy thấp ngưng đọng lại mà thành đàm [3], [17].
- Thận là gốc của đàm, thận dương hư suy, hỏa không ôn ấm được tỳ thổ;
thủy thấp tân dịch không hóa khí được tràn lên mà thành đàm. Thận âm hư,
hư hỏa ở hạ tiêu bốc lên hun nấu tân dịch cũng tạo đàm [3], [17].
- Phế hư mất khả năng túc giáng thông điều thủy đạo, thủy dịch ngưng
lại thành đàm [3], [17].
1.2.4. Các bệnh về đàm và phương pháp điều trị
Y học cổ truyền dựa vào tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết) để chẩn đoán các
bệnh về đàm và phân chia đàm thành các thể bệnh sau [5], [37], [17], [36].
* Thấp đàm:
- Thấp đàm theo lý luận của YHCT là: do tỳ dương bị suy giảm dẫn đến rối
loạn chức năng vận hóa, làm thủy thấp đình lưu ngưng kết lại mà tạo thành đàm.
- Triệu chứng: lợm giọng buồn nôn, thân thể mỏi mệt, đầu choáng, ngực tức,
đờm trắng dễ khạc, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch hoạt hoặc huyền.
- Phép chữa: táo thấp, hóa đàm với bài thuốc điển hình là “Nhị trần thang”:
Bán hạ 8g, phục linh 12g, trần bì 8g, cam thảo 4g.


16


16

* Táo đàm:
- Do phong táo gây tổn thương phế làm tân dịch của phế bị khô ráo, táo
đàm sinh ra là do phế âm không đủ, tân dịch bị khô lại thành đàm.
- Triệu chứng: ho khan có khạc đờm, đờm đặc mà dính, họng khô ráo
vướng đau, ho nhiều, tiếng khàn.
- Phép chữa: nhuận táo, hóa đàm với bài thuốc điển hình là “Bối mẫu qua
lâu tán”: Bối mẫu 10g, qua lâu 10g, thiên hoa phấn 12g, cát cánh 12g, quất
hồng 10g, bạch linh 12g.
* Nhiệt đàm:
- Được tạo thành là do bởi nhiệt tà ở bên trong mạnh, thiêu đốt tân dịch
mà tạo thành đàm hỏa. Nhiệt đàm sinh ra do tà nhiệt thịnh ở trong chưng đốt
tân dịch, nhiệt uất lâu hóa hỏa, thành đàm hỏa.
- Triệu chứng: đờm vàng đặc, mặt đỏ, phiền nóng, miệng khô, mạch sác.
- Phép chữa: thanh nhiệt hóa đàm với bài thuốc điển hình là “Thanh khí
hóa đàm hoàn”: Qua lâu, bạch linh, trần bì, chỉ thực, hoàng cầm, hạnh nhân,
mỗi thứ 8-12 g, nam tinh 12g, bán hạ chế 12g. Tất cả tán nhỏ làm hoàn với
nước gừng.
* Hàn đàm:
- Được tạo thành do bởi tỳ thận dương hư hay phế hàn lưu ẩm mà dẫn
đến; Hàn đàm do dương hư, hàn ẩm đọng ở trong.
- Triệu chứng: nôn ra đờm trong loãng, người lạnh tay chân lạnh, đại tiện
lỏng, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm.
- Phép chữa: ôn hóa hàn đàm với bài thuốc tiêu biểu: “Lý trung hoàn”:
đẳng sâm, can khương, bạch truật, trích thảo lượng bằng nhau. Tán bột
mịn làm hoàn với mật. Uống 8g/1 lần x 3 lần/ ngày.



17

17

* Phong đàm:
- Phong đàm trên lâm sàng có 2 loại: ngoại phong và nội phong
- Triệu chứng: nhẹ thì đau đầu, choáng váng, ho nhiều đờm, nặng thì đau
đầu, mắt tối sầm, ngã ra hôn mê, liệt nửa người.
- Phép chữa:
+ Ngoại phong: chỉ khái hoá đàm, sơ phong giải biểu với bài thuốc điển
hình là “Chỉ thấu tán”: kinh giới 12g, tử uyển 12g, bạch tiền 12g, cam thảo
4g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 8g. Tán bột, mỗi lần uống 8g, ngày 3
lần.
+ Nội phong: kiện tỳ trừ thấp, hóa đàm, tức phong, dùng bài thuốc bán
hạ bạch truật thiên ma thang: gồm bán hạ chế 8g, bạch linh 12g, bạnh truật
12g, cam thảo 4g, thiên ma 8g, trần bì 8g, sinh khương 2 lát, đại táo 2 quả.
Ngày 1 thang sắc uống.
* Phương pháp điều trị đàm gồm 3 phương pháp:
Hóa đàm, tiêu đàm và điều đàm.
1.2.5. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng thuốc YHCT trong điều trị hội
chứng rối loạn lipid máu
1.2.5.1.Tại Việt Nam
Nghiên cứu về các vị thuốc
* Phạm Khuê, Bùi Thị Nguyệt (1995): viên ngưu tất làm giảm cholesterol máu
ở trên 65% bệnh nhân cholesterol máu cao sau 2 tháng điều trị .
* Phạm Tử Dương và cộng sự dùng cao nghệ điều trị trong 1 tháng thấy
giảm 11,7% cholesterol máu và 7,7% lipid máu toàn phần.
* Võ Hiền Hạnh và cộng sự nghiên cứu viên tỏi (Allisa) thấy có tác dụng làm
giảm cholesterol toàn phần trên 75% số bệnh nhân, mức độ hạ 30-50mg% .



18

18

Nghiên cứu về các bài thuốc:
* Bài thuốc “Giáng chỉ ẩm” (Nguyễn Nhược Kim, Phan Việt Hà): Thành
phần bài thuốc gồm: Đan sâm 20g, Hà thủ ô 20g, Sơn tra 20g, Kỷ tử 15g,
Thảo quyết minh 20g. Bài thuốc đã được dùng điều trị cho 30 bệnh nhân rối
loạn lipid máu; thuốc đã làm giảm CT 13,54%, giảm LDL-C 15,23%, giảm
TG 32,67%, tăng HDL-C 17,07% sau 40 ngày điều trị.
* Nghiên cứu tác dụng điều trị hội chứng RLLPM của Nấm Hồng chi
Đà Lạt (Nguyễn Nhược Kim, Phạm Thị Bạch Yến ): với liều 4g/24giờ và
15g/24giờ sau 40 ngày điều trị đã làm giảm rõ rệt cholesterol toàn phần với
p < 0,05 (13,63% và 22,09%).
* Hoàng Khánh Toàn (1998) nghiên cứu tác dụng điều chỉnh hội chứng
rối loạn lipid máu thể phong đàm của bài thuốc cổ phương ”Bán hạ bạch truật
thiên ma thang” cho thấy thuốc có tác dụng làm giảm 16% CT, 31,5% TG,
làm tăng 19,8% HDL-C và làm giảm 20,2% LDL-C.
1.2.5.2. Tại Trung Quốc
* Gồm 9 phương pháp điều trị cơ bản sau:
- Hoạt huyết hóa ứ: là thuốc tăng cường lưu thông huyết dịch trong
mạch máu, có tác dụng ngăn ngừa sự đọng lại của lipid. Các vị thuốc thường
dùng là: đan sâm, hồng hoa, xuyên khung, xích thược.
- Tư âm dưỡng huyết: Dùng hà thủ ô độc vị hoặc tư âm dưỡng huyết thang.
- Trừ đàm hóa trọc: Bài cổ phương Nhị trần thang hoặc Bạch kim hoàn.
- Thư can bình can:Thảo quyết minh thang, Sài hồ sơ can thang hợp với
Bảo hòa hoàn.
- Lợi thủy thẩm thấp: Phương Nhân truật thang.



19

19

- Thanh nhiệt giải độc: dùng viên cốt khí, viên đại hoàng.
- Ôn thông kinh dương: Bảo hòa hoàn, Trầm hương bát vị tán.
- Bổ ích nguyên khí: Dùng bài Thất vị bạch truật tán.
- Tiêu thực đạo trệ: mạch nha, sơn tra.
* Phân loại nhóm thuốc điều trị theo từng thành phần của lipid máu
- Nhóm giảm cholesterol: hà thủ ô, đỗ trọng, cam thảo, bạch quả, một
dược, cát căn.
- Nhóm giảm triglycerid: kim ngân hoa, đại hoàng, linh chi, rễ đại mạch,
thổ miết trùng.
- Nhóm giảm cả cholesterol và triglycerid : thảo quyết minh, bồ hoàng,
ngũ linh chi, đông trùng hạ thảo, nữ trinh tử, nhân sâm, nhân trần, cốt khí, đan
sâm, côn bố, hải tảo, sơn tra, trạch tả, tam thất, nghệ…
- Nhóm có tác dụng tăng HDL-C: hà thủ ô, sài hồ, thổ miết trùng…
1.2.5. Tổng quan về trà Deepure
Trà Deepure là một loại trà thảo dược được nghiên cứu và sản xuất bởi Tập
đoàn dược phẩm Tasly, Trung Quốc. Có nguồn gốc từ Trà Phổ Nhĩ, là trà lá to
Vân Nam và được trồng ở trong một khu vực nhất định của tỉnh Vân Nam,
sau quá trình lên men và gia công thành trà vụn và trà ép miếng người ta bào
chế thành và lấy tên gọi là Trà Deepure.
- Tên khoa học: Camellia sinensis var.assamica (Mast.) Kitamura, Họ
chè (Theaceae)
- Tác dụng theo YHCT:
+ Vị đắng nên có thể tả hạ (tẩy xổ), táo thấp, giáng nghịch. Vị ngọt nên
bổ ích, hoà hoãn. Tính mát nên thanh nhiệt, tả hoả, giải độc
+Tính vị: vị ngọt đắng, tính mát, nhập 5 kinh tâm, can, tỳ, phế, thận



20

20

- Tác dụng theo YHHĐ:
+ Sở nghiên cứu kỹ thuật sinh học cục Y Dược Bắc Kinh đã kiểm
nghiệm chất statin có trong trà Phổ Nhĩ, và gọi tên là TSEPu'er statins. Các
statins này là các chất ức chế HMG2C0A (hydroxymethyl glutaryl coenzyme
A) có chọn lọc, có thể ức chế cạnh tranh sự sinh tổng hợp cholesterol. Điều
này đã tăng thêm những chứng cứ khoa học cho công dụng giảm béo, giảm
mỡ của trà Phổ Nhĩ.
+ Trà Phổ Nhĩ có hàm lượng polyphenol rất cao. Polyphenol có tác
dụng cao trong việc loại bỏ các gốc tự do, là loại chất tự nhiên có thể loại trừ
các gốc tự do một cách mạnh nhất. Polyphenol có tác dụng mạnh trong việc
chống quá trình oxy hóa, nó có thể kết hợp với các gốc tự do mang tính cạnh
tranh, làm kết thúc các phản ứng dây chuyền của gốc tự do, phòng ngừa và
làm giảm những nguy hại do gốc tự do gây ra.
+ Ngoài ra, người ta còn thấy các triển vọng mới trong nghiên cứu chức
năng của trà Phổ Nhĩ như: ngăn ngừa bức xạ, diều tiết miễn dịch, phòng và
chống ung thư…
1.4. Thuốc nghiên cứu
1.4.1. Nguyên liệu
Là thân rễ của cây nần vàng (Dioscorea collettii Hook.f.) được lấy ở
Mộc châu Sơn La. Thái lát mỏng phơi, sấy khô. Lát cắt có màu vàng nhiều
tinh bột, mùi thơm nồng, vị đắng chát, bột gây hắt hơi.
1.4.2. Phân tích cây thuốc và thành phần.
Cây Dioscorea collettii chưa thấy được mô tả trong thực vật chỉ tổng
quát đông dương cũng như các tài liệu thực vật khác.



21

21

Năm 1976 - Lê Đình Bích đã tìm thấy cây này ở Mộc châu Sơn la và
xác định tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f. thuộc họ Dioscorea [7].
Chưa tìm được tên địa phương cho cây nần các tác giả tạm gọi là nần vàng.
Đây là loại dây leo quất trát có những cặp gai ở gốc cuối lá, khi khô lá
có màu đen sẫm đặc biệt, thân rễ sống dai, mỗi năm bổ xung thêm một đoạn,
ngoài và trng có màu vàng nhiều tinh bột, cây mọc khá tập trung trên các
sườn đồi không mầu mỡ lắm, giữa các lùm cây nhỏ. Trên các số liệu điều tra
mới đây, người ta cho biết trữ lượng của loài này hàng trăm tấn nần vàng từ
cây mọc hoang trong một năm [8]. Cây này dễ sống ở miền núi nhấp nhô trên
các nương rẫy, nên rất dễ trồng nến có nhu cầu lớn.
Ở nước ta, Nguyễn Hoàng đã nghiên cứu thành phần hóa học của
Dioscorea collettii Hook.f. Hàm lượng Diosgenin biến thiên qua từng bộ phận
và tùy từng thời kỳ sinh trưởng của cây, hàm lượng này cao nhất ở thân rễ vào
thời kỳ cây ra hoa (4,4%). Tác giả đã nghiên cứu thành phần hóa học của
D.Collettii lấy từ Mộc Châu Sơn La và xác định có Saponin trong đó chủ yếu
là loài Spirostano sapo-genin có các thành phần sau:
- Phần genin là Diosgenin
- Phần đường là: Glucoza và Ramnoza.
- Số phân tử đường là: 3
Phân tử đường đứng trong cùng là glucoza, tiếp theo là ramnaza, còn
phân tử đường thứ 3 chưa xác định rõ [9].
Ngoài ra chúng còn chứa một lượng Saponin thuộc loại không tan trong
nước như: Furostano sapogenin [10].



22

22

Ngoài ra trong thân rễ của nần vàng còn chứa một hàm lượng rất nhỏ
Desoxy diosgenin [9].


23

23

CHƯƠNG 2

CHẤT LIỆU, ĐỐI DƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


24

24

CHƯƠNG 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


25

25


CHƯƠNG 4

DỰ KIẾN BÀN LUẬN


×