Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Bài tiểu luận ảnh hưởng của dân tộc và tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.19 KB, 35 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO ĐẾN BẢN ĐỒ
CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
A. Mở đầu

Sự hình thành bản đồ chính trị thế giới nói chung và biên giới của
từng quốc gia nói riêng là quá trình rất phức tạp. tuy nhiên, có thể
khái quát thành 4 nhóm yếu tố sau:
- Dân tộc và tôn giáo.
- Chiến tranh.
- Các phát kiến địa lý.
- Trình độ phát triển kinh tế xã hội.
Tuy nhiên quá trình hình thành và phát triển của dân tộc là nền
tảng của sự hình thành quốc gia. Vì vậy nhân tố dân tộc, tôn giáo
có ảnh hưởng đến bản đò chính trị rất quan trọng trong quá trình
lâu dài nhưng bền vững. Đề tài chủ yếu đề cập đến yếu tố Dân
Tộc và Tôn Giáo bởi hiện nay vấn đề dân tộc và tôn giáo là hai
yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc, để lại nhiều hệ quả điển
hình đến bản đồ chính trị thế giới.
B. Nội dung
Chương 1 cở sở lý luận
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Dân tộc
Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một
nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, sử dụng ngôn ngữ
chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi
lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh
chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.
1.1.2. Tôn giáo
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính
thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một
cách hư ảo, nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như thế giới bên


kia. Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào những thời kì
lịch sử, hoàn cảnh địa lí văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng
tôn giáo, được vận hành nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh sự tồn tại của xã hội, ra


đời cách đây hàng ngàn năm. Từ khi xuất hiện đến nay, quá trình biến động
của lịch sử cho thấy tôn giáo ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội loài
người. Do tôn giáo thuộc về kiến trúc thượng tầng nên nó chậm thay đổi
hơn so với cơ sở hạ tầng xã hội. Trong quá trình vận động của xã hội có một
số tôn giáo có thể hưng thịnh, có thể suy vong, thậm chí mất đi nhưng tôn
giáo là một hình thái xã hội sẽ còn tồn tại lâu dài, quá trình tồn tại và phát
triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã
hội, tâm lí, đạo đức, lối sống...của nhiều dân tộc, quốc gia...
1.1.3. Bản đồ chính trị thế giới
Là sự phân bố không gian của các cộng đòng dân cư, các hoạt động kinh tế
xã hội theo lãnh thổ. Mỗi lãnh thổ có những đặc trưng riêng tạo thành một
thể thống nhất.


Chương 2 Ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo đến bản đồ chính
trị thế giới.
Dân tộc và tôn giáo là hai vấn đề có những đặc trưng riêng về lý luận và
thực tiễn. Đây là hai vấn đề mang tính toàn cầu gắn với sự phát triển của
nhân loại và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Và do vậy đây cũng là hai
vấn đề khiến các thế lực thù địch luôn lợi dụng để gây mất ổn định chính
trị,kìm hãm sự phát triển của đất nước và địa phương.
Dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào, tôn giáo luôn hiện diện trong lòng
xã hội. Ngược lại, dù có tiến bộ văn minh đến đâu, xã hội luôn có sự đồng

hành của tôn giáo. Không có lịch sử của dân tộc nào lại không cưu mang
lịch sử tôn giáo của họ; bởi lẽ, khác với mọi hệ thống chính trị xã hội, tôn
giáo là một nhu cầu muôn thuở của con người. Nói theo ngôn ngữ của các
triết gia, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và
văn minh được quyết định bởi phẩm chất tôn giáo mà nó dựa vào. Nói khác
đi, yếu tố tôn giáo có một vai trò vô cùng quan trọng đến sự phồn vinh hay
thất bại của một xã hội. Trong một giai đoạn nào đó mà xã hội phồn vinh,
nhân dân hạnh phúc có nghĩa là mối quan hệ giữa tôn giáo và dân tộc đã
được phát triển một cách hài hòa, tốt đẹp. Ngược lại, trong một giai đoạn
nào đó mà xã hội bộc lộ những mâu thuẫn giữa hai thành tố này, điều ấy có
thể do hai lý do: Một là tôn giáo và dân tộc chưa vận dụng được sức mạnh
của chính mình; hai là vì triết lý tôn giáo đó không còn đáp ứng được khát
vọng sống và nhu cầu tâm linh của dân tộc ấy.
2.1. Quá trình biến đổi bản đồ chính trị thế giới
Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy bản đồ chính trị thế
giới tuy thay đổi theo thời gian nhưng đều phản ánh những đặc điểm cũng
như những xu hướng chung của tình hình thế giới ở mỗi thời kì khác nhau.
Hầu hết các quốc gia trong lịch sử hình thành của mình đều có sự thay đổi
về biên giới, quy mô lãnh thổ và vai trò trên thế giới. Thậm chí có những
quốc gia chỉ tồn tại trong thời gian nhất định . Lịch sử hình thành bản đồ
chính trị thế giới cho đến nay có thể chia làm 5 thời kì.
- Thời kì trước phát kiến địa lý
- Thời kì sau phát kiến địa lí đến Chiến tranh thế giới lần 1
- Thời kì từ Chiến tranh thế giới lần 1 đến Chiến tranh thế giới lần 2
- Thời kì từ Chiến tranh thế giới lần 2 đến năm 1990
- Thời kì năm 1990 đến nay.
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến bản đồ chính trị thế giới
- Dân tộc và tôn giáo



- Trình độ phát triển kinh tế xã hội
- Chiến tranh
- Các phát kiến địa lí
Nhưng ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu ảnh hưởng của dân tộc tôn giáo
đến bản đồ chính trị thế giới.
2.3. Ảnh hưởng của dân tộc đến bản đồ chính trị thế giới
2.3.1. Quá trình hình thành dân tộc
Dân tộc là một cộng đồng người xuất hiện, phát triển và tập hợp trong
một phạm vi nhất định cùng hoàn cảnh tạo nên thị tộc là tổ chức cộng đồng
nguyên thủy đầu tiên của xã hội loài người.
Quá trình chung sức đấu tranh với thiên nhiên, chống kẻ thù và sản
xuất đã kết nối nhiều con người hình thành nên cộng đồng và đây là cơ sở
hình thành dân tộc, quốc gia sau này.
Dân tộc đươc hình thành từ: thị tộc, một bộ lạc hoặc nhiều bộ lạc.
Mỗi dân tộc đều có lãnh thổ ban đầu, tuy nhiên đây là một phạm trù
đầy rẫy những biến động phức tạp. Ở mỗi khu vực có điều kiện tự nhiên,
môi trường sinh sống khác nhau do đó có sự ứng xử khác nhau, phương
thức sản xuất kiếm sống cũng khác nhau, tất yếu hình thành nên ngôn ngữ,
phong tục, tập quán và văn hóa khác nhau.
2.3.2. Quá trình biến đổi lãnh thổ:
- Quá trình mở rộng lãnh thổ
Quá trình này thường gắn liền với các cuộc chuyển cư lớn. Dẫn đến sự
thay đổi về văn hóa của bộ phận dân di cư so với bộ phận cơ sở và tạo thêm
một số dân tộc mới. Trong lịch sử phát triển có những dân tộc có môi trường
sống thuận lợi và tổ chức tốt đã phát triển vượt trội so với các dân tộc lân
cận. Hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn tạo ra sức hút và chi phối những
dân tộc khác. Đặc biệt có vai trò chủ đạo trong quá trình hợp lực chống kẻ
thù đến xâm lược và chống chọi với thiên nhiên đã gắn bó các dân tộc lại
với nhau lập nên quốc gia thống nhất.
Có nhiều dân tộc, trong quá trình phát triển đã mở mang lãnh thổ rộng

gấp hàng trăm lần so với diện tích ban đầu có trước đó cho dù có sự khác
biệt về mặt địa lý. Sự mở rộng lãnh thổ của các nước Nga, Trung Quốc, Ấn
Độ… chủ yếu là nhờ quá trình phát triển của dân tộc. Trong và sau thời kì
phát kiến địa lý cũng như quá trình xâm chiếm thuộc địa của các đế quốc,
người Anh, người Pháp, người Tây Ban Nha, người Bồ Đào Nha, và một số
dân tộc ở Tây Âu đã di chuyển đến Châu Mỹ, Châu Phi, Ôxtraylia và Châu
Đại dương.
Các quốc gia hình thành nhờ những cuộc thiên di, có bản sắc văn hóa
với nhiều nét riêng biệt mới được hình thành trong quá trình hoạt động sản
xuất và xã hội ở lãnh thổ mới


=> Quá trình mở rộng lãnh thổ có trường hợp dẫn đến sự phân chia dân
tộc, đặc biệt là trong điều kiện ngăn cách về mặt địa lí như các đại dương.
- Quá trình thu hẹp lãnh thổ:
Quá trình thu hẹp hoặc biến mất của lãnh thổ: ngược với quá trình mở
rộng lãnh thổ thì trong quá trình phát triển có những dân tộc bị thu hẹp dần
về diện tích thậm chí dẫn đến diệt vong.
Nguyên nhân:
+ Các cuộc chiến tranh hủy diệt lẫn nhau giữa các bộ tộc.
+ Do dịch bệnh, nạn đói, thiên tai...
+ Các dân tộc tự nguyện sát nhập hòa bình với các dân tộc khác.
+ Vào các thế kỷ XVII – XIX và đầu thế kỷ XX, khi các đế quốc Âu
Mỹ xâm chiếm và nô dịch các dân tộc thuộc địa, tiến hành chiến dịch đồng
hóa diệt chủng dân bản xứ.
+ Quá trình phát triển gặp nhiều khó khăn nên đã bị tụt hậu
Ở một số nước thuộc châu Mỹ, châu Phi và châu Đại dương được hình
thành do quá trình thực dân hóa của các đế quốc. Cư dân đảo Tasman trước
khi thực dân Anh đến xâm lược có khoảng 3000 – 4000 người, sau một thời
gian bị người Anh đô hộ đến năm 1876 thì người phụ nữ Tasman cuối cùng

là Truganini đã chết. Người Tasman đã hoàn toàn biến mất. Ở châu Mỹ
trước khi Crixtoforo Colombo phát hiện ra châu Mỹ (1492) có khoảng 50
triệu người Indian sinh sống trên toàn bộ lãnh thổ châu Mỹ, ngày nay còn
khoảng 38 triệu người sống trên toàn bộ vùng núi hẻo lánh của hệ thống núi
Coocdie và Andes phần lớn trong số đó bị chết bởi các cuộc bành trướng
mở rộng lãnh thổ của người da trắng.
2.3.3. Ảnh hưởng của dân tộc đến bản đồ chính trị thế giới.
- Bản đồ chính trị thời kì cộng đồng nguyên thủy.
Con người hiện đại chỉ xuất hiện trong một số khu vực nhất định. Quá
trình phát triển và tập hợp của con người trong một phạm vi nhất định cùng
hoàn cảnh tạo nên thị tộc. Các khu vực Ai Cập, Đông Trung Quốc, Trung
Cận Đông là những nơi tập trung dân cư đầu tiên của thế giới .
=> Bản đồ chính trị phát triển chậm, mối liên hệ giữa các vùng có
nhiều hạn chế: Ai Cập - Lưỡng Hà - Ấn Độ - Trung Quốc.


- Bản đồ chính trị thời kì hình thành và phát triển các dân tộc.
Đây là quá trình chung sức đấu tranh với thiên nhiên, chống kẻ thù và
sản xuất đã kết nối nhiều con người hình thành nên cộng đồng và đây là cơ
sở hình thành dân tộc.
Sự mở rộng lãnh thổ nhờ quá trình phát triển của các dân tộc như các
nước: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ.
* Nhận xét: Quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia ảnh
hưởng đến những biến động của bản đồ chính trị thế giới. Trước đây do lãnh
thổ cư trú của các dân tộc biến động phức tạp nên bản đồ chính trị phức tạp
theo. Ngày nay, tính ổn định của vị trí lãnh thổ cư trú ngày càng cao, tình
trạng chung sống giao thoa giữa các dân tộc trở nên phổ biến nên bản đồ
chính trị thế giới trở nên ổn định hơn. Thực tế hiện nay trên thế giới hầu hết
các quốc gia đa dân tộc trong đó chỉ có một dân tộc chiếm đa số, có vai trò
chủ đạo tạo ra lịch sử và định hướng cho sự phát triển của quốc gia đó.

Cũng có một số quốc gia tồn tại hai dân tộc có vai trò và vị trí ngang nhau:
người Anh và Pháp ở Canada, người Hà Lan và Pháp ở Hà Lan.


Bản đồ phân bố các tôn giáo lớn trên thế giới
2.4. Ảnh hưởng của tôn giáo đến bản đồ chính trị thế giới
2.4.1. Quá trình phát triển của tôn giáo.
- Khởi nguyên :
Với những thành tựu to lớn của ngành khảo cổ học người ta đả chứng
minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4 - 6 triệu
năm). Tuy nhiên với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến
hàng triệu năm con người không hề biết đến tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đòi
hỏi tương ứng với nó là trình độ nhận thức cao nó là sản phẩm của tư duy
trừu tượng trong đời sống xã hội ổn định. Hầu hết trong giới khoa học đều
thống nhất rằng khi con người hiện đại, người khôn ngoan hình thành và tổ
chức xã hội, tôn giáo mới xuất hiện, thời kì này cách đây khoảng 95000 năm
đến 35000 năm trước Công nguyên. Tuy nhiên trong thời kì đầu mới chỉ là
các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định: tôn giáo ra
đời khoảng 45000 năm vào thời kì đồ đá cũ với những hình thức sơ khai
nhất như: đạo Vật Tổ, Ma Thuật, Tang Lễ... Đây là thời kì tương ứng với
thời kì đồ đá cũ.
- Thời kì đầu:
Bước sang thời kỳ đồ đá giữa, con người chuyển dần từ săn bắt, hái
lượm sang trồng trọt và chăn nuôi, các hình thức tôn giáo dân tộc ra đời với
sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc
sống: thần Lúa, thần Khoai, thần Sông… hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự
sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của
các thị tộc Mẫu hệ. Khi đồ sắt xuất hiện, các quốc gia dân tộc ra đời nhằm



mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Tất cả các
vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại của đế
chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống. Theo thời gian, do nội
dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia
cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc
người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra
thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác.
Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình),
các tôn giáo đó đã được các quốc gia bị lệ thuộc trực tiếp hay gián tiếp, tự
giác hay không tự giác tiếp nhận và trên nền tảng của tôn giáo truyền thống,
biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy
diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay.
Tuy nhiên cũng cần phải chú ý rằng, giữa tôn giáo khu vực hay tôn giáo thế
giới vừa chung sống cạnh nhau, vừa tranh chấp xung đột nhau và không ít
trường hợp, với sự ủng hộ của các thế lực quân sự, chính trị, chiến tranh tôn
giáo đã xảy ra.
Những tôn giáo như Kitô, Hồi do tính cực đoan của mình (chỉ coi chúa
hay thánh của mình là đối tượng tôn thờ duy nhất) nên ban đầu đi đến đâu
cũng khó chung sống với các tôn giáo khác đã có mặt ở đó từ trước. Còn
một số tôn giáo phương Đông như Nho, Phật thì khác, chúng chấp nhận hòa
đồng với các tôn giáo bản địa, có xu hướng trần tục nhiều hơn là thế giới
bên kia.
- Thời kì cận hiện đại
Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một xã hội công nghiệp, xã hội
này đòi hỏi phải có một tôn giáo năng động và tự do hơn, khó chấp nhận
một tổ chức, một giáo lý với những nghi thức cứng nhắc, phức tạp.
Tình trạng độc tôn của một tôn giáo trong một quốc gia đã bắt đầu
chấm dứt và chấp nhận sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây quan
niệm và sau là chính sách tự do tôn giáo ra đời, phát triển nhanh hay chậm
và thể hiện khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Những yếu tố lỗi thời được

huỷ bỏ hoặc tự thay đổi, thay thế để thích nghi. Với xu thế quốc tế hóa ngày
càng gia tăng, việc mỗi cá nhân chỉ biết đến tôn giáo của mình đã trở nên lạc
hậu. Mỗi người đều rằng trên thế gian có nhiều thánh thần, có nhiều tôn
giáo. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận,
bàn cãi và làm nảy sinh xu thế thế tục hóa tôn giáo và xu thế này ngày càng
thắng thế.
Trong thời đại ngày nay, khi mà xu thế toàn cầu hóa đang chi phối mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội, sự nâng cao về trình độ học vấn và đặc biệt là
những thành tựu của khoa học và công nghệđã làm cho các tôn giáo ngày
càng trở nên thế tục hóa kéo theo sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ


đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ
trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện
nhiều tôn giáo mới. Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có
những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực
tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ
đạo để theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành
những giáo phái với những tính chất cấp tiến, ôn hòa hoặc cực đoan.
2.4.2. Các hình thức tổ chức tôn giáo
- Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp (Tôn giáo nguyên thủy):
Ăng - ghen cho rằng tôn giáo xuất hiện từ ngay trong thời kỳ nguyên
thủy, từ những quan niệm hết sức dốt nát, tối tăm, nguyên thủy của con
người về bản thân mình và thiên nhiên bao quanh họ. Các tôn giáo nguyên
thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn
với các lợi ích về kinh tế - xã hội. Các hình thức phổ biến của tôn giáo
nguyên thủy là các dạng sau:
+ Tô tem giáo (thờ vật tổ): Tô tem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ
nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin
vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người (thị tộc, bộ

lạc) với một loài động thực vật hoăïc một đối tượng nào đó. Tô tem giáo thể
hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện
tượng xung quanh. Chẳng hạn: một bộ lạc tồn tại được nhờ săn bắt một loài
động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài
vật đó với cộng đồng người săn nó và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ
tiên chung – là một tô tem của một tập thể nào đó.
+ Ma thuật giáo: Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây
là biểu hiện của việc người nguyên thủy tin vào khả năng tác động đến tự
nhiên bằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…)
nghĩa là bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người
nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo
ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng
không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ
tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của
ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay.
+ Bái vật giáo: Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép
lạ. Bái vật giáo xuất hiện vào lúc mới hình thành tôn giáo và sự thờ cúng.
Bái vật giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như
hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một lực lượng siêu nhiên,
thần bí trú ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng
tôn giáo. Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào
sức mạnh kỳ quái của các lá bùa…


+ Vật linh giáo: Là hình thức tôn giáo xuất hiện muộn hơn, khi mà ý
thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật
linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình
thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã
có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế
giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế

giới siêu nhiên này của người nguyên thủy cũng đầy đủ động vật, thực vật,
các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với
thế giới thực tại.
- Tôn giáo trong xã hội có giai cấp:
Khi xã hội phân chia giai cấp, xuất hiện các nhà nước, quốc gia với
các vùng lãnh thổ riêng biệt, tôn giáo lúc này không chỉ còn là một nhu cầu
tinh thần của quần chúng mà còn là một phương tiện để giai cấp thống trị
duy trì sự thống trị áp bức giai cấp và bóc lột của mình và thực hiện sự bành
trướng, xâm lược vì vậy tôn giáo gắn liền với chính trị và bị dân tộc hóa. Từ
đó đã dẫn đến sự xuất hiện các tôn giáo dân tộc và tôn giáo thế giới.
+ Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc
gia dân tộc của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và
phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn
giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính
chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo
Hồi…
+ Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên
giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới
như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc,
tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng
lớn trên thế giới.
2.4.3. Các tôn giáo chính trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có hàng ngàn tôn giáo trong đó có 3 tôn giáo
chủ yếu ảnh hưởng trên phạm vi không gian rộng lớn đó là : Cơ đốc giáo,
Hồi giáo, Phật giáo).
- Cơ đốc giáo :


Bản đồ phân bố các quốc gia Cơ đốc giáo
Có ba nhánh lớn là công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương

và Tin Lành. Là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới, khoảng
2,1 tỷ tín đồ, chủ yếu ở Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, châu Âu và rải rác ở nhiều nơi
khác trên thế giới.

Biểu tượng Cơ đốc giáo
Nhà thờ St.Peter ở Vatican
Cơ đốc giáo bắt nguồn từ Do Thái giáo ở Trung Đông và do Chúa
Jesus sáng lập. Jesus Christ bị hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập
tự, từ đó cây thập tự trở thành biểu tượng thiêng liêng của tín đồ Cơ đốc
giáo .
Các tín đồ phải noi gương Chúa trong tình yêu cuộc sống, tình yêu
đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng.
Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tôn
giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.


- Hồi giáo:

Bản đồ phân bố các quốc gia Hồi giáo
Hồi giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII, do nhà tiên tri Môhamet sáng lập.
Hiện nay hồi giáo có khoảng hơn 900 triệu tín đồ, phân chia thành 2 giáo
phái: giáo phái Sunnit và Sili. Môhamet sử dụng tôn giáo nhằm tạo ra một
sức mạnh về quân sự to lớn.

Biểu tượng Hồi giáo
Nhà thờ Hồi giáo
Tuy nhiên trong quá trình phát triển do sự mở rộng lãnh thổ và gia tăng
các tín đồ chịu ảnh hưởng của Hồi giáo đã làm đã làm giảm tính thống nhất
về chính trị của thế giới Hồi giáo. Truyền thống xung đột giữa Thiên Chúa
giáo, Do thái giáo và Hồi giáo lúc tăng lúc giảm chớ không bao giờ biến mất

theo thời gian. Muhammad sáng lập ra Hồi giáo dựa trên sự xâm lăng tàn
bạo tiến chiếm cả vùng Trung Đông, tới bắc Phi Châu, sang tới A Phú Hãn,
Parkistan và sang cả Á Châu như Nam Dương, Phi Luật Tân và Mã Lai Á.
Sau Công nguyên do tác động của Hồi giáo nên bản đồ chính trị các
khu vực Tây Á, Tây Âu, Nam Âu biến động mạnh. Thế kỉ V đế chế LA Mã
sụp đổ làm xuất hiện hàng loạt quốc gia mới ở Tây Âu, Trung Âu. Bản đồ
chính trị châu Âu đã thay đổi một cách đáng kể. Khu vực Tây Âu hình thành
nên các quốc gia mới: Tây Gốt và Van Đăng, Buốcgônđơ, Đông Gốt,
Lôngba, Phrăng. Năm 711, Tây Gốt bị người Ả Rập xâm lược và phân chia


thành 2 quốc gia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Với sự trợ giúp của Hồi giáo, dân Palestine chiếm đất Do Thái từ đó.
Mãi đến năm 1948 lần đầu tiên được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và Liên Hiệp
Quốc, người dân Do thái lần lượt về lại cố hương sau gần hai ngàn năm lưu
vong xa xứ. Họ buột người Palestine phải trả đất lại cho họ khiến cho rất
nhiều dân Palestine phải lưu vong sang những nước Ả Rập trong vùng
Trung Đông như Jordan, Ai Cập… Có lẽ đây là khởi nguyên những cuộc
tranh chấp tại Trung Đông giữa Do thái và khối à Rập mà Hoa kỳ là nước
đở đầu cho Do Thái vì Do thái là thánh địa của Thiên Chúa giáo. Cuộc
chiến khốc liệt năm 1968, lúc đó Kissinger là cố vấn an ninh quốc phòng
cho Nixon, giữa Do thái và khối Ả Rập khiến Hoa kỳ đe dọa sẽ dùng bom
nguyên tử bắt buộc Tổng thống Ai Cập lúc bấy giờ là Anwar Sadat phải rút
quân. Về sau chính Sadat với sự trung gian của Tổng thống Jimmy Carter đã
ký một thỏa ước hòa bình với Thủ tướng Do Thái là Menachem Begin để
chấm dứt sự tranh chấp của hai nước. Chính sự hòa giải này đã khiến những
người Hồi giáo quá khích ám sát Sadat năm 1981.
Trong thế giới Hồi giáo, lí tưởng của một quốc gia thần học - chính trị
vẫn tồn tại đến ngày nay. Hơn 20 năm nay trong khu vực thế giới Hồi giáo
luôn luôn xảy ra các xung đột giữa các nhà nước Ảrập.

Các quốc gia Hồi giáo đang cố gắng dựa vào nền tảng về tôn giáo để
liên kết với nhau tạo thành một khối thống nhất rất cần sự nỗ lực cố gắng
của cộng đồng Hồi giáo và cộng đồng quốc tế.
- Phật giáo:

Bản đồ phân bố các quốc gia theo Phật giáo
Đạo Phật xuất hiện khoảng năm 560 trước công nguyên, người sáng
lập là hoàng tử Ấn Độ Gaulama. Hoạt động của đạo phật ít gây ra những


biến động về chính trị xã hội, do giáo lí của đạo Phật có nhiều quy định hạn
chế các nhu cầu bản năng của con người, thực hiện theo chủ nghĩa khổ
hạnh.

Phật Thích Ca Mô Ni
Biểu tượng của Phật giáo
Đạo Phật ít can thiệp vào các hoạt động chính trị và sự phân hóa trong
Phật giáo không bộc lộ gay gắt. So với các khu vực khác thì ở Đông Á và
bán đảo Đông Dương ít có các cuộc xung đột dân tộc.
Tư tưởng ôn hòa, từ bi hy xả của Phật giáo đã có ảnh hưởng lớn đến
đời sống văn hóa xã hội chính trị của cộng đồng phật giáo nên bản đồ chính
trị khu vực ít có sự biến động lớn.
Chương 3 Nghiên cứu vấn đề dân tộc tôn giáo ở Trung Đông – Bắc
Phi. Trường hợp Ai Cập – Lybia
3.1. Trung Đông – Bắc Phi
3.1.1. Giới thiệu chung
Vùng Bắc Phi, Trung Đông, là nơi sinh ra và là trung tâm tôn giáo của đạo
Hồi, đạo Do Thái, đạo Ki-tô. Vùng này, người theo đạo chiếm khoảng hơn
90% dân số, nơi đây từng trải qua các giai đoạn bạo lực và khoan dung.
Trong thế kỷ 20, nó nằm ngay trong trung tâm các sự kiện quốc tế có vị trí địa

chính trị chiến lược, kinh tế, văn hoá và tôn giáo đặc biệt quan trọng, nó là một
vùng đất rất nhạy cảm trong các mối quan hệ tôn giáo, dân tộc. Với những đặc
điểm trên, đạo Hồi ở Bắc Phi, Trung Đông phát triển nhanh khiến cho vùng
này có nhiều biến đổi sâu sắc. Các nước Hồi giáo cũng như các xã hội Á châu
nói chung không thể tự mình chuyển hướng sang xã hội duy lý hiện đại được,
nên nhất thiết cần sự can thiệp từ bên ngoài để thúc đẩy các xã hội ấy thực hiện
cải cách tùy theo sự chín mùi của tình hình.
3.1.2. Nguyên nhân của xung đột
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học chính trị, kinh tế-xã hội học và các


nhà nghiên cứu chiến lược cho thấy, bạo loạn chính trị xẩy ra ở các nước
phần đông số dân là người theo đạo Hồi: đây không phải là các quốc gia
nghèo trên thế giới. Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội đồng thống nhất
kinh tế Arab: thu nhập bình quân đầu người của Libya là 8.903 USD,
Tunisia: 3.423 USD, Ai Cập: 1.759 USD. Những phân phối nguồn lợi quốc
gia tại Ai Cập và Tunisia rất bình đẳng. có tới 40% dân số Ai Cập sống với
mức thu nhập dưới 2 USD/ngày. Tỷ lệ thất nghiệp tại 3 nước này là rất cao,
trên dưới 30%.. Một đặc điểm nữa là những tín đồ theo đạo Hồi và tôn giáo
đều sống tại các trung tâm đô thị lớn, là những nơi có trình độ dân trí cao.
Bởi vậy, các nhà nghiên cứu chính trị-xã hội học đều khẳng định bạo động
chính trị ở các nước này là tất yếu khách quan, trong đó có cả những nguyên
nhân chủ quan. Trước hết, phải kể đến các nguyên nhân bên trong, nguyên
nhân trực tiếp nội tâm của các nước Hồi giáo thuộc vùng Bắc Phi, Trung
Đông:
• Việc các nước này từ lâu lệ thuộc quá nhiều vào nước ngoài, cả về chính trị,
kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là sự lệ thuộc về kinh tế. Khi kinh tế toàn
cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng hoảng, chính các
nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất.
• Đường lối chính trị, phương pháp lãnh đạo, điều hành đất nước của nhà

cầm quyền các nước Hồi giáo đã rơi vào tình trạng sai lầm không thể đảo
ngược. Đó là: độc đoán, chuyên quyền, gia đình trị, tham nhũng kéo dài,
tạo nên sự bất bình ngày càng gia tăng của các tầng lớp, giai cấp trong xã
hội. Khi các đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, nêu
chiêu bài “dân chủ”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền, chống gia
đình trị”,… bởi vậy, các cuộc biểu tình rất dễ tranh thủ được sự ủng hộ của
người dân, làm cho làn sóng bạo động chính trị ngày càng bùng phát.
• Các quốc gia trong vòng xoáy rối loạn ở Trung Đông, Bắc Phi, có sự cách
biệt giàu nghèo quá lớn trong xã hội, dân chúng bức xúc với chính sách, ứng
xử của chính quyền. Phần lớn nhân dân chán ghét các vị Tổng thống đã tồn
tại quá lâu, độc đoán, tham nhũng, không tạo được niềm tin về cải cách, thiếu
hướng đi mới cho các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội; không thực hiện các
lời hứa hẹn. Các lực lượng đòi cải cách Hồi giáo toàn diện từ trước đến nay
không được nói đến bởi các phương tiện truyền thôngphương Tây cũng như
thế giới, mặc dù ai cũng biết là đa số giới trẻ hiện chiếm đa số tuyệt đối tại
các nước Hồi giáo đều rất mực đòi hỏi cải cách toàn diện xã hội, kể cả việc
cần duyệt lại toàn bộ kinh Kuran trên căn bản giải thích mới phù hợp với trào
lưu của thế giới đương đại, chứ không thể giao cho mấy ông giáo sỹ cực đoan
nắm quyền giải thích Kuran theo lối cổ xưa được nữa.
Từ ba nguyên nhân trên, dẫn đến nguyên nhân thứ tư là, nhà cầm


quyền không nhận được sự trung thành, ủng hộ thật lòng của nhân dân,
của quân đội và lực lượng cảnh sát, khi xảy ra binh biến, rốt cuộc, các lực
lượng này phản ứng yếu ớt, thậm chí buông xuôi, bỏ qua. Tuy nhiên, có
những nguyên nhân sâu xa từ bên ngoài (mà không nên gọi là khách
quan), về thực chất, đã nhúng tay, lúc thô bạo, lúc tinh vi, xảo quyệt.
Nghiên cứu các sự kiện chính trị ở một số nước Bắc Phi và Trung
Đông, mở đầu từ Tunisia vào cuối năm 2010 tới nay có thể thấy, các biến
động chính trị-xã hội đó xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân: nguyên

nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa.
Về nguyên nhân trực tiếp: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các biến động
chính trị-xã hội ở một số nước Bắc Phi và Trung Đông, mở đầu từ
Tunisia, xuất phát từ chính tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị
ở các nước đó như nạn thất nghiệp gia tăng; sự bất bình đẳng trong xã hội; sự
chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo; chính quyền ở các nước
đó bảo thủ và trì trệ trong nhiều năm (Tổng thống Tunisia Ben Ali cầm quyền
sau cuộc đảo chính cung đình vào năm 1987 và kéo dài trong suốt 24 năm;
Tổng thống Ai Cập H.Mubarak cầm quyền sau vụ đảo chính vào tháng 101981, trong 30 năm; nhà lãnh đạo Lybia Gaddafi lên nắm quyền sau cuộc
đảo chính quân sự năm 1969, trong 42 năm; Thủ tướng Bahrain Khalifa Ibn
Salman Al Khalifa cầm quyền 40 năm và là thủ tướng lâu đời nhất trên thế
giới; Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh cầm quyền năm 1978 trong suốt
33 năm). Tình trạng khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bùng phát từ Mỹ năm
2008 và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Bản thân chính phủ các nước châu Phi và Trung Đông trong những năm
gần đây cũng đã từng nhận thấy tình trạng khủng hoảng này và chính họ đã
đề ra “Sáng kiến của các nước châu Phi và Trung Đông về dân chủ hoá” với
6 nội dung cơ bản. Một là, cải cách dân chủ ở các nước châu Phi và Trung
Đông cần phải được thực hiện từ bên trong các nước đó mà không được áp
đặt từ bên ngoài.
Hai là, quá trình cải cách dân chủ cần phải được thực hiện từng bước để
không làm tổn hại đến an ninh và sự ổn định.
Ba là, quá trình cải cách cần phải phục vụ lợi ích của khu vực chứ không
phải các “kẻ thù” từ bên ngoài.
Bốn là, việc giải quyết cuộc xung đột giữa các nước Arập và Israel là điều
kiện tiên quyết để tiến hành thắng lợi cuộc cải cách chính trị.
Năm là, khi tiến hành cải cách dân chủ cần phải tính đến đặc điểm của
từng nước trong khu vực chứ không thực hiện theo một công thức cố định.
Sáu là, không cho phép các tổ chức Hồi giáo cực đoan sử dụng thành quả

của các cuộc cải cách và mở cửa. Xem xét 6 nội dung chủ yếu của Sáng


kiến dân chủ hoá trên đây có thể thấy, sáng kiến này chỉ mang tính hình
thức mà chưa đề cập đến nội dung và bản chất. Ngoài ra, khó có thể đáp ứng
tất cả 6 điều kiện, hoặc điều kiện thứ tư là giải quyết cuộc xung đột giữa các
nước Arập và Israel. Do đó, sẽ khó có thể diễn ra cuộc cải cách dân chủ ở
các nước châu Phi và Trung Đông.
Từ những năm 1980-1990, một số nước trong khu vực châu Phi và Trung
Đông đã có những nỗ lực cải cách dân chủ nhất định dưới tác động của các
quá trình toàn cầu hoá. Chương trình cải cách do các nước Arập đề xuất đã
từng được trình bày tại Hội nghị lần thứ XVI của Liên đoàn các nước Arập
ở Tunisia vào ngày 22 và ngày 23-5-2004. Khi chuẩn bị Hội nghị này, Bộ
trưởng Ngoại giao các nước Arập bị chia rẽ thành hai phe. Những ai nỗ lực
kết nối quan điểm của họ với Mỹ kết thành một phe, còn phe khác phản đối
chính sách của Mỹ và Israel ở Trung Đông. Trong khi đó, đại diện của phe
thân Mỹ bày tỏ thái độ sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong chủ trương cải cách
Trung Đông, còn phe chống đối tuyên bố rằng “Đề án Đại Trung Đông” của
Mỹ là sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước Arập. Hội nghị các
nước Arập ở Tunisia còn chứng tỏ các nước trong khu vực này không có
khả năng đạt được sự đồng thuận ngay cả về những vấn đề cấp bách nhất
(1).
Đến năm 2010, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế
toàn cầu, những mâu thuẫn do khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị ở các
nước châu Phi và Trung Đông trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chỉ cần có
tác động kích động châm ngòi là có thể bùng phát thành các cuộc bạo động
chính trị. Trong điều kiện đó, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, đặc
biệt là trang web của Wikileaks, đã có tác động châm ngòi rất quan trọng.
Chính thủ tướng của Tunisia đã tuyên bố, mạng Internet đã châm ngòi cho
các biến chuyển chính trị ở quốc gia này (2).

Về nguyên nhân sâu xa.Có hai nguyên nhân sâu xa dẫn tới các biến động
chính trị-xã hội ở các nước Bắc Phi và Trung Đông từ cuối năm 2010 tới
nay.
Một là, các nước trong khu vực Bắc Phi và Trung Đông vừa đang ở
trong tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội và chính trị, vừa đang bị tranh
giành ảnh hưởng giữa các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga,Ấn Độ, Nhật
Bản, các nước EU, trước hết là nhằm sở hữu quyền khai thác tài nguyên
thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, nguyên tố đất hiếm, quặng kim loại và thị
trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thị trường đầu tư. Trong đó, Trung Quốc
đang tỏ ra có ảnh hưởng “lấn lướt” các nước khác, kể cả Mỹ. Đây là điều
mà Washington không thể chấp nhận được trong bối cảnh Mỹ đang bắt đầu
chuyển sang giai đoạn cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc trong nhiều lĩnh
vực trên phạm vi toàn cầu (5,6,7).


Hai là, các mâu thuẫn nảy sinh từ cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội và
chính trị ở các nước trong khu vực này đã bị một số thế lực bên ngoài, trước
hết là ở Mỹ, lợi dụng để kích động nhằm nhanh chóng thay đổi chế độ cầm
quyền, tạo cơ hội để thiết lập ảnh hưởng trong thời kỳ “hậu cách mạng”.
Theo Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ, kịch bản các cuộc bạo động
chính trị đã và đang diễn ra ở nhiều nước Bắc Phi và Trung Đông được thực
hiện theo cái gọi là “Đề án Đại Trung Đông” mà nhiều đời tổng thống ở Mỹ
đã từng ấp ủ. Do đó, Mỹ quyết định thực hiện giai đoạn mới trong chiến
lược của họ ở châu Phi và Trung Đông là “phá cũ để xây mới”.
3.1.3. Động thái của các nước trước biến động ở Bắc Phi, Trung Đông
Ngay khi biến động xảy ra ở Ai Cập, Iran đã lên án phương Tây kích
động biểu tình. Mỹ, EU đã lên tiếng kêu gọi Chính phủ các nước hạn chế các
hành động quân sự để trấn áp người biểu tình; Nga kêu gọi các nước giải
quyết căng thẳng thông qua thỏa thuận hòa bình. Phát biểu sau cuộc hội đàm
với người đồng cấp Anh William Hague tại London (Anh) hôm 15/2, Ngoại

trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng cảnh báo việc khuyến khích làn sóng nổi
dậy ở Trung Đông tiếp sau các cuộc biểu tình mới gây chấn động thế giới
Arab là "phản tác dụng". Theo Ngoại trưởng Lavrov, mọi căng thẳng đều cần
phải được giải quyết thông qua thỏa thuận hòa bình. Ông cũng cảnh báo
không nên áp đặt chế độ dân chủ theo mô hình cụ thể. Ngoại trưởng Lavrov
cho rằng cần khuyến khích tất cả các bên nhất trí với nhau và việc áp đặt một
mô hình dân chủ cụ thể sẽ là phản tác dụng.
Từ Washington, Tổng thống Mỹ Barak Obama kêu gọi Chính phủ các
nước tránh các hành động đàn áp những người biểu tình đòi dân chủ. “Tôi
tin rằng, hậu quả từ các cuộc khủng hoảng ở Ai Cập, Tunisia sẽ là bài học
cho các quốc gia khác, không chỉ ở Trung Đông, Châu Phi mà còn ở nhiều
khu vực khác trên thế giới. Tổng thống Obama công khai mong muốn chính
quyền của Tổng thống Libya ra đi, nhưng vẫn tỏ thái độ không mấy sốt sắng
về một sự can thiệp của nước ngoài và nhất là Washington không muốn tạo
cảm giác là cuộc cách mạng được hậu thuẫn của Mỹ. Tuy nhiên, các nhà
phân tích chính trị quốc tế nhận định, Mỹ có thể sớm can dự vào một cuộc
chiến tranh nữa ở Trung Đông.
Ngày 1 tháng 3 năm 2011, Liên hợp quốc thông qua một nghị quyết
chưa từng có: đình chỉ tư cách thành viên của Libya tại Hội đồng Nhân
quyền LHQ. Mỹ và nhiều nước phương Tây thực hiện lệnh cấm vận, phong
toả tài sản của Libya và gia đình ông Gaddafi. Trước đó, Hội đồng Bảo an
LHQ nhất trí thông qua Nghị quyết 1970, cấm vận vũ khí đối với Libya.
Nghị quyết này yêu cầu Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ở La Hay điều tra và
có thể truy tố những người chịu trách nhiệm về việc người biểu tình thiệt
mạng ở Libya.


Xung đột đã xảy ra
Vào lúc 16h45 GMT (tức 23h45 Hà Nội), Chiến dịch “Bình Minh Odyss
ey”mở màn cuộc tiến công đường không của các nước NATO gồm Pháp, Anh,

Mỹ đã ồ ạt thực hiện cuộc tấn công vào các hệ thống phòng thủ của quân đội
Libya trong chiến dịch “Bình Minh Odyss ey” nhằm áp đặt vùng cấm bay trên
bầu trời Libya. Sau khi nã ít nhất 112 quả tên lửa Tomahawk vào lãnh thổ
Libya. Tin đầu tiên theo thông báo của nhà cầm quyền Libya: đã có 48 người
thiệt mạng và 150 người bị thương trong các cuộc không kích. Truyền hình quốc
quốc gia Libya nói “kẻ thù viễn chinh” đã bỏ bom các khu vực dân thường ở thủ
đô Tripoli, cũng như các bể dự trữ nhiên liệu cung cấp cho thành phố miền đông
Misrata.
Cuộc xung đột ở Libya, các nhóm Giáo sĩ cực đoan nhìn thấy sáo trộn tại
những nơi có biến động chính trị là cơ hội để tiến lên nắm quyền xoay chuyển
tình hình sao có lợi cho chủ trương bảo thủ Hồi giáo chống lại phương Tây. Sáo
trộn sẽ dẫn đến chỗ người nghèo khó trong vùng vốn đã khốn khổ sẽ bị khốn khổ
hơn. Các tổ chức khủng bố quốc tế sẽ dựa vào đó để tuyên truyền về sự thất bại
của các thế lực tay sai củaphương Tây và là thành quả của cao trào khủng bố quốc
tế cũng như chủ trương Hồi giáo cực đoan. Một số nước sẽ lợi dụng nhảy vào tạo
ảnh hưởng.
Tình trạng bất ổn chính trị ở các nước Hồi giáo Bắc Phi, Trung Đông
không những được coi là một khó khăn địa chiến lược chính trị, địa kinh tế rất
lớn đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mà còn là "cơn ác mộng" đe dọa kinh
tế thế giới vốn đang chật vật để thoát khỏi di chứng của cuộc khủng hoảng
kinh tế cách đây không lâu.
3.2. Ai Cập – Lybia
3.2.1. Ai Cập
a. Quá trình thành lập nhà nước
Qua những tài liệu và tư liệu khảo cổ học cũng như theo sự ghi chép của
các sử gia Hy lạp Herodotes, Diodore, Strabon và nhất là Manetho với tài
liệu “Lịch sử Ai Cập”cho chúng ta thấy Ai Cập là một trong những trung
tâm văn minh lớn của nhân loại. Văn minh Ai Cập phát triển ở vùng Đông
Bắc châu Phi, trải qua 4 giai đoạn là Tảo vương quốc (3200 – 3000 TCN),
Cổ vương quốc (3000 – 2200 TCN), Trung vương quốc (2200 – 1570 TCN)

và Tân vương quốc (1570 – 1100 TCN). Xã hội có giai cấp và Nhà nước
xuất hiện vào thời kỳ đầu của Cổ vương quốc.
Trước khi Nhà nước hình thành, đất nước Ai Cập tồn tại các thiết chế
chính trị đầu tiên gọi là các châu (Nome), được hình thành do sự tan rã của
các công xã thị tộc. Đứng đầu mỗi châu là thủ lĩnh (nomarque), ông ta có
quyền tổ chức chính quyền, quân đội, tụ hội nhân dân và xây dựng các công
trình thủy lợi để tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 3200 TCN,


bằng các cuộc chiến tranh chính phục và thôn tính, vua Thượng Ai Cập là
Menes đã đánh chiếm Hạ Ai Cập và sát nhập hai vùng này thành một nhà
nước thống nhất và đến thời Cổ vương quốc, chế độ chiếm hữu nô lệ hình
thành. Bước sang thời Trung – Tân vương quốc, nhà nước Ai Cập đã đạt
đến sựphồn thịnh và trở thành một đế quốc rộng lớn có lãnh thổ trải dài từ
Bắc Phi sang tận Trung Đông, Nam Á. Thiết chế chính trị - xã hội được
hình thành với đầy đủ những đặc tính cơ bản của nó.


b.Nguyên nhân diễn biến của xung đột:
- Nguyên cớ trực tiếp bắt đầu từ việc cử nhân Mô-ha-mét Bu-a-zi, 26 tuổi ở
Tuy-ni-di thất nghiệp, buộc phải đi bán rau quả rong trên vỉa hè Thủ đô.
Ngày 17-12-2010, do bị cảnh sát tịch thu gánh hàng rong, quá phẫn uất đã
tự thiêu và sau đó chết trong bệnh viện. Lập tức, tia lửa nhanh chóng lan
rộng trở thành bão lửa. Nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn liên tiếp nổ ra ở các
tỉnh, thành phố khác của Tuy-ni-di. Hàng chục người chết, hàng trăm người
bị thương trong các cuộc trấn áp. Như lửa đổ thêm dầu, các cuộc biểu tình
ngày càng nhiều và đông. Trước sức ép của các lực lượng biểu tình, ngày
14-2-2011, Tổng thống Tuy-ni-di B.A-li cùng gia đình trốn chạy khỏi đất
nước kết thúc 23 năm cầm quyền. Biến động chính trị dữ dội ở Tuy-ni-di
nhanh chóng lan sang nhiều nước khác ở Bắc Phi, Trung Đông. Ở Ai Cập nước đông dân nhất thế giới A-rập (hơn 80 triệu), nhiều cuộc biểu tình, bạo

động chính trị quy mô lớn đòi Tổng thống H.Mu-ba-rắc từ chức. Ngày 11-22011, Phó tổng thống Ai Cập Ô.Su-lây-man phát biểu trên truyền hình tuyên
bố Tổng thống Ai Cập H.Mu-ba-rắc “quyết định từ chức” kết thúc 32 năm
cầm quyền liên tục. Ở An-giê-ri, từ ngày 6 đến 8 tháng 1-2011, biểu tình,
bạo loạn cũng bùng phát ở trên 20 tỉnh, thành phố, trên 80 người đã thiệt
mạng, hàng trăm người bị thương. Nhiều cuộc biểu tình, bạo động chính trị
xảy ra ở các nước khác như Li-bi, Y-ê-men, Xy-ri, Ba-ranh…
- Tìm hiểu, người ta thường nghĩ ngay đến nguyên nhân can thiệp từ bên
ngoài, đứng đầu là Mỹ. Nguyên nhân này thể hiện rõ nhất khi các nước
phương Tây dưới danh nghĩa thực hiện Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc thiết lập vùng cấm bay ở Li-bi tiến hành không kích đất
nước này và đòi Tổng thống Li-bi “từ chức ngay lập tức”. Cách thức can
thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của các nước phương Tây vào công việc nội bộ
của các quốc gia có chủ quyền nơi đây khiến người ta liên tưởng đến Đề án
Trung Đông Lớn (The Greater Middle East) của Mỹ nhằm thay đổi biên giới
của 24 quốc gia, từ Châu Phi, Trung Đông tới Trung Á, làm bàn đạp để Mỹ
tiến tới thiết lập quyền kiểm soát đối với toàn bộ lục địa Á-Âu. Đề án Trung
Đông Lớn đã từng được nhiều đời Tổng thống Mỹ xây dựng cách đây hơn
30 năm nhằm mục đích trước hết và quan trọng nhất là bảo đảm duy trì
nguồn cung cấp dầu mỏ liên tục, thường xuyên cho Mỹ từ khu vực này.
Theo dự báo, đến năm 2025, khoảng 2/3 nhu cầu dầu mỏ của Mỹ được đáp
ứng từ khu vực Trung Đông. Hiện nay, ở khu vực này đã tập trung các căn
cứ quân sự chủ yếu của Mỹ, trong đó có 10 sân bay quân sự lớn nhất và một
số căn cứ hải quân phục vụ lực lượng hải quân tiến công của Mỹ. Hơn 200
ngàn quân Mỹ thường trực ở Áp-ga-ni-xtan, I-rắc và trên bán đảo A-rập.
Hơn nữa, gần đây ở khu vực địa chính trị quan trọng này, vị trí của Mỹ bị
lấn lướt bởi Trung Quốc và Nga. Tháng 11-2006, Trung Quốc tổ chức thành


công Hội nghị Thượng đỉnh Trung Quốc-châu Phi, việc mà Mỹ chưa từng
làm được. Điều đó ngăn cản Mỹ trong thực hiện chiến lược năng lượng, khả

năng kiểm soát khu vực và tham vọng lãnh đạo thế giới. Biến động chính trị
ở Bắc Phi và Trung Đông là cơ hội vàng để Mỹ có thể dựng lên các chính
quyền thân Mỹ có khả năng phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của Mỹ và
các nước phương Tây. Chính quyền thân Mỹ, cho dù từng nhiều năm là
đồng minh thân cận như chính quyền của nguyên Tổng thống H.Mu-ba-rắc
ở Ai Cập nhưng khi không còn tác dụng phục vụ lợi ích của Mỹ cũng lập
tức bị Mỹ loại bỏ. Để can thiệp, Mỹ và đồng minh vẫn thực hiện cách thức
quen thuộc: Sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Twitter,
YouTube…) kích động cho chuỗi các sự kiện bùng nổ, lan rộng. Tiếp theo
các cuộc biểu tình đường phố dần từ nhỏ đến lớn với những yêu sách chính
trị và kinh tế-xã hội, ở một số nơi kết hợp với bạo động để gây áp lực đối
với chính quyền sở tại từ bên trong. Đồng thời, bên ngoài gia tăng áp lực với
những tuyên bố của các nhân vật trong chính quyền Mỹ và phương Tây ủng
hộ lực lượng chống đối, hối thúc chuyển giao quyền lực và đưa ra những
khả năng can thiệp quân sự...
Nhưng, nguyên nhân sâu xa, căn bản là các nguyên nhân nội tại, bắt nguồn
từ chính thực tế của đất nước và cuộc sống của người dân nơi đây.. Thể chế
nhà nước khá đặc biệt.
Nhiều quốc gia theo chế độ cộng hòa ra đời từ các cuộc cách mạng giải
phóng dân tộc. Tuy-ni-di và Ai Cập từ giữa thế kỷ XX đã là những nước
cộng hòa, các đảng cầm quyền đã mang tên là Đảng Dân chủ (Đảng Dân
chủ quốc gia Ai Cập, Tập hợp dân chủ Hiến pháp Tuy-ni-di). Nhưng trên
thực tế, sau khi giành được độc lập, hầu hết các nhà lãnh đạo A-rập hiện đại
này đều dần trở thành những “tổng thống vua” đứng đầu đất nước suốt đời
và đều ở tư thế “truyền ngôi” cho con tựa như chế độ phong kiến. Nguyên
Tổng thống Ai Cập H.Mu-ba-rắc giữ vị trí đứng đầu đất nước suốt từ năm
1981, nguyên Tổng thống Tuy-ni-di B.A-li từ năm 1987, Tổng thống Y-êmen A. Xa-lê cũng tại vị liên tục từ năm 1978 v.v.
Thể chế nhà nước đặc biệt là một nguyên nhân dẫn đến đường lối điều hành
đất nước dần bảo thủ, trì trệ, chuyên chế, mở đường cho ai thâu tóm được
quyền lực nhà nước thì cũng thâu tóm luôn các nguồn tài nguyên quốc gia,

tham nhũng ngày càng nặng nề, kéo dài. Theo điều tra năm 2009 của Tổ
chức Minh bạch Quốc tế, Chính phủ Ai Cập xếp thứ 111, Y-ê-men xếp thứ
146 trên 180 quốc gia về chỉ số tham nhũng. Vì lợi ích riêng, họ khó có thể
cho dân biết một cách minh bạch, tường tận các vấn đề quan trọng quốc kế,
dân sinh và càng khó cho dân tham gia quyết định các chính sách quốc gia.


Họ không thể thực hiện dân chủ thực chất, không thể quy tụ, đoàn kết được
nhân dân. Điều kiện cá nhân cầm quyền suốt đời dễ dẫn đến lạm dụng
quyền lực, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, gia đình trị, “cha truyền
con nối”, thu vén những món lợi khổng lồ cho bản thân và gia đình, lối sống
đặc quyền, đặc lợi, xa hoa tạo ra những bất công xã hội ngày càng gay gắt,
tích tụ đến mức bùng phát không kiểm soát được. Sau thất bại của nguyên
Tổng thống Tuy-ni-di và Ai Cập, Tổng thống Y-ê-men A.Xa-lê chấp nhận
phương án chuyển giao quyền lực hòa bình và tuyên bố từ chức.
* Đời sống nhân dân khó khăn.
Cũng giống các nước khác, khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng rất
lớn đến các nước A-rập. Tuy nhiên, do các nước này phụ thuộc quá nhiều
vào nước ngoài về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, nhất là về kinh tế
(Ai Cập mỗi năm nhận 1,5 tỉ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ) nên
khi kinh tế toàn cầu suy giảm, nền tài chính, tiền tệ thế giới rơi vào khủng
hoảng, các nước này bị tác động sớm và mạnh mẽ nhất. Tình hình kinh tế
phát triển chậm, lạm phát tăng, không thể giải quyết vấn đề thất nghiệp, nhất
là với thế hệ trẻ. Tình trạng thất nghiệp, đói nghèo, giá cả leo thang, mù chữ,
tội phạm và tệ nạn xã hội gia tăng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng xa
tạo nên mâu thuẫn xã hội gay gắt. Ví dụ, ở Ai Cập, hơn 40% số dân có mức
thu nhập 2 USD/ngày, 1/3 số dân mù chữ, năm 2010 giá lương thực, thực
phẩm tăng 20%, lạm phát lên đến 13%, thất nghiệp chiếm 25%. Ai Cập từng
là một trong những “trụ cột” sản xuất lương thực của thế giới, nay lại trở
thành một trong những nước nhập khẩu lớn nhất thế giới. Theo Bộ Nông

nghiệp Ai Cập, năm 2010, khoảng 40% tổng sản lượng lương thực thực
phẩm, trong đó có 60% bột mỳ - loại lương thực chủ yếu - được nhập khẩu.
Giá ngũ cốc leo thang nhanh, riêng giá lúa mỳ đã tăng hơn 50%. Các nước
khác trong khu vực tình hình không sáng sủa hơn. Ở Y-ê-men, năm 2010, tỷ
lệ thất nghiệp lên đến hơn 30%…
Chính đời sống khó khăn, thiếu thốn về vật chất, lại bị o ép, thiếu dân chủ,
tự do về chính trị đã khiến bất bình của dân ngày càng gia tăng. Khi các
đảng phái đối lập, các nhóm Hồi giáo cực đoan trỗi dậy, được hỗ trợ của bên
ngoài, nêu khẩu hiệu “dân chủ”, “chống tham nhũng”, “chống độc quyền,
gia đình trị”… vốn là “gót chân Asin” của nhà cầm quyền đã lôi kéo được
nhân dân.
* Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc không được giải quyết từ gốc.
Điều này có thể thấy rõ nhất ở Li-bi, nơi mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa
các bộ tộc sống ở miền Tây (bang Tri-pô-li-a với trung tâm là thủ đô Tri-pô-


li) với cư dân ở miền Đông (bang Ki-re-na-it với trung tâm là Ben-ga-di).
Mâu thuẫn này đã được Mỹ và các nước đồng minh triệt để lợi dụng, ủng hộ
lực lượng nổi dậy ở miền Đông chống lại Tổng thống M.Ca-đa-phi vốn là
người sinh ra ở miền Tây.
Biến động chính trị do nhiều nguyên nhân, được tích tụ trong thời gian dài
vừa sâu xa vừa trực tiếp, những toan tính lợi ích của các lực lượng chính trị
trong mỗi nước và tham vọng cạnh tranh quyền lực, lợi ích giữa các cường
quốc trên thế giới khiến cho các mâu thuẫn, xung đột ở Bắc Phi, Trung
Đông thêm phức tạp, kéo dài. Khi các tổng thống đã ra đi, liệu tự do, dân
chủ, công bằng, no ấm của người dân có được thực hiện? Bởi xoá bỏ một
chính phủ và lập mới một chính phủ là hai việc khác nhau. Một chính phủ
được bên ngoài hậu thuẫn lập nên vì lợi ích của họ thì chính phủ đó khó có
thể hành động độc lập trước hết vì lợi ích của quốc gia, dân tộc mình.
Tìm nguyên nhân cũng chính là rút ra bài học cảnh tỉnh, cảnh giác cho nhiều

quốc gia, dân tộc trên thế giới. Với Việt Nam, bài học sâu xa, căn bản, quan
trọng nhất luôn là lấy dân làm gốc. Phải “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ,
bền gốc” (Trần Hưng Đạo), bởi “chở thuyền là dân mà lật thuyền cũng là
dân” (Nguyễn Trãi). Khi dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, công
bằng, không bức xúc vì tham nhũng, dân sẽ bảo vệ Đảng, Chính phủ. Khi
đó, không một thế lực bên ngoài nào dù mạnh và mưu mô quỷ quyệt đến
đâu có thể can thiệp, gây rối, lật đổ. “Nước lấy dân làm gốc. Gốc có vững,
cây mới bền” (Hồ Chí Minh). Bài học không mới nhưng vẫn luôn nóng
bỏng tính thời sự trong học và thực hành đối với mỗi cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ, đảng viên giữ cương vị lãnh đạo, quản lý - lấy dân làm gốc.


3.2.2. LYBIA

Bản đồ Libya
Nguon: CIA map – CIA World Factbook
- Là một quốc gia tại Bắc Phi. Nước này có biên giới giáp với Địa Trung
Hải ở phía bắc, Ai Cập ở phía đông, Sudan ở phía đông nam, Tchad và
Niger ở phía nam, Algérie và Tunisia ở phía tây. Với diện tích hơi lớn hơn
bang Alaska, Libya là nước lớn thứ tư ở châu Phi và thứ 17 trên thế giới[2].
Thủ đô của Libya là thành phố Tripoli, với 1,7 triệu trong tổng số 5,8 triệu
dân cả nước. Ba khu vực truyền thống của quốc gia này là Tripolitania,
Fezzan và Cyrenaica.
Cái tên "Libya" bắt nguồn từ chữ "Lebu" trong tiếng Ai Cập, để chỉ những
người dân Berber sống ở phía tây sông Nil, và được đưa vào tiếng Hy Lạp
để trở thành "Libya". Ở thời Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ "Lybya" có nghĩa
rộng hơn, gồm toàn bộ Bắc Phi ở phía tây Ai Cập, và đôi lúc còn bao gồm
toàn bộ lục địa châu Phi.



×