Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

tìm hiểu và triển khai Web Hosting bằng Cpanel cho công ty cổ phần chuyển giao công nghệ Viettech

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.85 KB, 50 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Thời đại công nghệ thông tin phát triển đến chóng mặt với rất nhiều các phần mềm
ứng dụng khác nhau đã mang lại những tiện ích và hiệu quả cao trong mọi lĩnh vực.
Cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh không ngừng và tăng về số lượng các công ty,
doanh nghiệp trong nước nói chung và thế giới nói riêng. Nếu doanh nghiệp biết ứng
dụng công nghệ thông tin vào quản lý sản xuất sẽ đem lại nhiều lợi thế không nhỏ trong
phát triển và cạnh tranh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và kinh doanh
hiện nay của các doanh nghiệp diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt là việc doanh nghiệp đã xâu
dựng các trang thông tin điện tử để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm, sử dụng thư
điện tử để trao đổi và giao dịch các dịch vụ, truy cập internet để tìm kiếm thông tin, thu
hút đầu tư trong nước và ngoài nước …
Để cho website của mình được hàng triệu người trên khắp thế giới có thể truy cập
vào để xem thông tin, giao dịch mua bán, trao đổi trên đó thì cần phải có một nơi để lưu
trữ nó trên mạng internet đó là Hosting.
Vậy Hosting là gì? Hosting là một thuật ngữ dùng để mô tả những hành vi cung cấp
không gian đĩa, băng thông và các dịch vụ bảo trì cho các website, email và các hình thức
hoạt động internet khác. Và Hosting thường được hiểu là web hosting - là nơi không gian
trên máy chủ có cài dịch vụ internet như: ftp, www… Web hosting là một loại hình lưu
trữ trên internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được website của họ thông qua
world wide web. Web hosting được cung cấp bởi các công ty gọi là Hosting Provider. Họ
cung cấp các không gian khác nhau trên cùng một máy chủ cho các cá nhân, tổ chức có
nhu cầu lưu trữ.
Do lượng đăng kí hosting lớn mạnh không ngừng mà hiện nay dịch vụ cho thuê
hosting đang là một ngành “HOt” trong chuỗi ngành công nghệ thông tin. Để quản lí
được mục lưu trữ các website của doanh nghiệp trong hệ thống Web hosting giữ được ổn
định truy nhập cho các website, tốc độ truy cập … cũng là các vấn đề rất được quan tâm
bởi các nhà quản trị của Hosting provider. Hiện nay trên thị trường cũng đã cho ra rất


nhiều bộ công cụ quản lí hosting: Hosting Cpanel, Hosting Controler, Plesk … các công
cụ quản lí cần phải đảm bảo được các tiêu chí:


-

Giao diện thân thiệ, dễ dàng thao tác với cả người lần đầu tiên sử dụng
Hỗ trợ đầy đủ các công cụ quản trị: FTP manager, File manager …
Bảo mật được đặt lên hàng đầu
Tốc độ xử lí nhanh chóng …

Để hiểu rõ được các công cụ quản trị trong lĩnh vực cho thuê Hosting hiện nay, nhóm
đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu về các công cụ quản lí hosting và cài đặt sử dụng
một công cụ quản lí cụ thể vào ứng dụng thực tiễn cho doanh nghiệp. Đề tài có tên là
“tìm hiểu và triển khai Web Hosting bằng Cpanel cho công ty cổ phần chuyển giao công
nghệ Viettech”.


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ WEB HOSTING

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Địa chỉ IP
Một gói tin muốn truyền qua mạng phải có thông tin về địa chỉ trạm nguồn và địa chỉ
trạm đích của nơi gói tin được chuyển đi và nơi gói tin được nhận lại, mỗi địa chỉ này là
một trường với độ dài 32bit. Người ta gọi đó là địa chỉ IP. Địa chỉ IP sẽ phân biệt một
cách duy nhất các thiết bị khi kết nối vào một mạng, để từ đó giúp cho việc quản lí và
phân phối các thông tin trên mạng được đúng cách. Hiện nay người ta sử dụng 2 thế hệ
địa chỉ IP đó là IPV4 và IPV6.
.Mỗi

thiết bị trong một mạng IP được chỉ định bằng một địa chỉ vĩnh viễn (IP tĩnh)


bởi nhà quản trị mạng hoặc một địa chỉ tạm thời, có thể thay đổi (IP động) thông qua
công cụ DHCP (giao thức cấu hình host động sẽ tự động xác định địa chỉ IP tạm thời)
ngay trên Windows Server.
Cấu trúc của địa chỉ IP (IPV4), một địa chỉ IP được biểu diễn dưới dạng các số thập
phân và được chia thành 4 octer mỗi octer phân cách nhau bởi một dấu chấm. Mỗi octer
tương ứng với 8bit do vậy con số thập phân lớn nhất mà một octer nhận được là 255.
Khuân dạng của địa chỉ IP : X . Y32bit . Z . T
Trong đó X,Y,Z nằm trong miền từ 0…255
Trong 32bit dùng để đánh địa chỉ IP người ta sử dụng 32bit để chia một địa chỉ IP
thành 2 phần một là địa chỉ mạng và phần còn lại là địa chỉ thiết bị được nối vào mạng
Để dễ dàng trong việc quản lý nguồn tài nguyên địa chỉ IP thì người ta đã tiến hành
phân chia địa chỉ IP thành các lớp khác nhau. Trên thực tế địa chỉ IP được chia thành 5
lớp khác nhau đó là A, B, C, D, E nhưng chỉ có 3 lớp đầu tiên được đưa vào sử dụng một
cách rộng rãi. Tổ chức American Registry for Internet Number (ARIN) đã tiến hàngh sắp
xếp và phân bổ 3 lớp đầu tiên: các địa chỉ lớp A dành cho các tổ chức chính phủ khác
nhau trên thế giới, địa chỉ lớp B dành cho các công ty trung bình và địa chỉ lớp C dành
cho các đối tượng khác. 3 lớp có cấu trúc như sau :


Lớp A
8bit

8bit

Net ID

Host ID

8bit
Host ID


8bit
Host ID

Lớp B
8bit
Net ID

8bit
Net ID

8bit
Host ID

8bit
Host ID

Lớp C
8bit
Net ID

8bit
Net ID

8bit
Net ID

8bit
Host ID


1.1.2. Domain
Tên miền là một cái tên được viết bằng ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng tập ký tự
[a..z,0..9,.,-] để chỉ đến một địa chỉ IP xác định.
Để xác định một cái địa chỉ IP nào đó dựa trên tên miền, người ta phải sử dụng một
hệ thống máy chủ để ánh xạ từ tên miền thành IP.
Tên miền được chia thành nhiều cấp, phân biệt bởi dấu chấm (.). Chúng ta xác định
số cấp lần lượt từ phải sang trái bắt đầu từ 1, trong đó cấp lớn hơn là con của cấp nhỏ hơn
Hệ thống tên miền trên Internet:
-

Hệ thống tên miền trên internet được quản lý thống nhất bởi một tổ chức quốc tế
và được điều khiển thông qua hệ thống máy chủ quản lý tên miền cấp cao nhất

-

(TLD hay Top Level Domain).
Khi NSD gõ một địa chỉ URL vào ô address trên trình duyệt, nếu như phần đầu
của địa chỉ này xác định một địa chỉ IP, trình duyệt sẽ kết nối tới máy chủ có địa
chỉ IP đó. Trong trường hợp phần đầu của URL xác định một tên miền, tên miền
này sẽ được gửi đến hệ thống máy chủ TLD, từ đó qua các dịch vụ cung cấp
domain uỷ quyền để tra địa chỉ IP tương ứng với tên miền. Sau khi đã tìm thấy địa


chỉ IP, hệ thống máy chủ TLD sẽ trả IP về cho trình duyệt và trình duyệt tiếp tục
-

kết nối tới máy chủ có IP đã nhận được để "đòi" thông tin.
Các tên miền được cung cấp tới tay người dùng thông qua các đại lý cho thuê tên
miền, và thường theo dạng thuê bao tên miền hàng năm.


Các dạng đuôi thông dụng:
-

.com: Commercial: Dành cho các tổ chức thương mại, doanh nghiệp.
.net (Network): Dành cho các nhóm làm việc trên mạng hoặc các trang web

-

chung chung (VD: noigiaitri.net ).
.org (Organization): Dành cho các tổ chức nói chung (phi thương mại). vd:

-

phpvn.org
.gov (Government): Dành cho các cơ quan hành chính
.edu (Education): Dành cho các tổ chức giáo dục
.Các hệ thống tên miền cấp quốc gia khác (VD: .vn, .cn, .sg…)

1.1.3. Host
Thuật ngữ host ám chỉ một không gian lưu trữ trên hệ thống máy chủ và các dịch vụ
kèm theo.
Chất lượng của host được đánh gía thông qua:
-

Lượng băng thông được sử dụng hàng tháng (Tính theo GB/month hay

-

MB/month)
Chất lượng của máy chủ/hệ thống máy chủ (CPU, RAM…)

Băng thông của máy chủ.
Dung lượng ổ cứng chia sẻ
Số lượng các host đặt trên cùng một hệ thống máy chủ
Các dịch vụ kèm theo (email, web, ftp, hỗ trợ php, mysql…)
Khả năng hỗ trợ số lượng user cùng truy cập đồng thời

Các dạng host:
-

Cụm máy chủ: Bao gồm nhiều máy chủ (từ vài máy chủ tới hàng ngàn máy chủ)
cùng làm việc song song. Đây là hệ thống với giá thành cực đắt, có thể lên tới
hàng triệu dollar như các "nông trại" máy chủ của Google. Hệ thống này có thể

-

phục vụ cho hàng triệu lượt truy cập cùng lúc.
Máy chủ riêng (Dedicated Server) hay còn gọi là dạng thuê bao máy chủ riêng
biệt, có giá thành tương đối cao (hàng trăm dollar/tháng). Các máy chủ này có thể
phục vụ hàng trăm lượt truy cập đồng thời tuỳ thuộc vào cấu hình máy chủ.


-

Máy chủ riêng ảo (VPS hay Virtual Private Server): Bao gồm một hoặc một số
máy chủ thực sự được chia thành nhiều máy chủ ảo. Loại này rẻ hơn máy chủ
riêng (khoảng vài chục dollar/tháng), tuy nhiên hiệu năng kém hơn do phải chia

-

sẻ cho nhiều người dùng.

Web Hosting: Một khoảng không gian lưu trữ đặt trên một máy chủ nào đó. Theo
khái niệm này, một máy chủ có thể chia thành hàng ngàn Web Hosting. Đây là
loại dịch vụ rẻ nhất, hiệu suất kém nhất do phải chia sẻ năng lực máy chủ cho quá
nhiều người sử dụng (vài dollar/tháng). Có một số loại Hosting miễn phí, chủ yếu
là để thử nghiệm dịch vụ hoặc để quảng cáo, song rất dễ bị chết. Nếu bạn định
làm một trang Web nghiêm chỉnh, hãy từ bỏ ý định sử dụng host miễn phí.

1.2. KHÁI NIỆM HOSTING
Web hosting hoặc có thể gọi ngắn gọn là hosting là khái niệm chỉ một không gian lưu
trữ trên máy chủ đơn vị tính bằng Megabyte (MB). Không gian lưu trữ đó thực chất chính
là dung lượng đĩa cứng trên máy chủ. Tuỳ vào gói hosting (package) mà dung lượng sẽ
khác nhau.
Ngoài dung lượng đĩa cứng, một số yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng:
-

Hệ điều hành (OS) của máy chủ: hiện tại có hai loại OS thông dụng là Linux và
Windows. Giá cả của một gói hosting bị chi phối khá nhiều vào OS (có thể lên
đến 40-50%). Hosting sử dụng Linux sẽ rẻ hơn vài lần so với hosting Windows.
Hosting Linux thường sử dụng để chạy các web sử dụng mã nguồn PHP và CSDL
MySql. Hosting Windows chạy các mã nguồn viết bằng ASP 3.0, ASP.NET và

-

CSDL MS Access hoặc MS SQL Server.
Băng thông (Bandwidth, BW): là lưu lượng dữ liệu trao đổi qua lại giữa máy chủ
và môi trường Internet. Ví dụ bạn chia sẻ một tập tin có kích thước 10 Mb và có 5
người download nó. Thì điều này có nghĩa bạn tốn 10 Mb dung lượng đĩa cứng để
lưu trữ tập tin trên và BW của bạn đã sử dụng 5 x 10 = 50 Mb cho 5 người

-


download nó.
Domains add-on: số lượng domain bạn có thể trỏ (point) tới hosting.
Email accounts: số lượng email đi kèm với hosting


-

FTP accounts: số lượng FTP account bạn có thể tạo và dùng nó upload dữ liệu lên
hosting.

1.3. PHÂN LOẠI HOSTING
Web hosting được phân chia thành rất nhiều loại tuỳ thuộc vào nhu cầu của người sử
dụng (khách hàng). Phân chia theo loại máy chủ và vị trí đặt máy chủ có thể phân chia
Hosting thành các loại như sau:

1.3.1. Shared Hosting
Là gói hosting phổ thông và có giá rẻ hơn so với các loại khác. Hãy hình dung nhà
cung cấp hosting có một máy chủ đặt tại data center, họ sẽ “chia nhỏ” tài nguyên của máy
chủ này thành 5, 10 ... thậm chí đến 50 hoặc 100 phần nhỏ và cho khách hàng thuê phần
nhỏ đó. Shared hosting phù hợp cho website nhỏ có lượng truy cập thấp, tài nguyên sử
dụng không nhiều và vì thế giá thuê rất rẻ, trung bình khoảng 2-20 $/tháng tuỳ theo cấu
hình.
Ưu điểm của loại hosting này:
-

Giá rẻ
Không đòi hỏi nhiều hiểu biết về mặt kĩ thuật để quản trị. Bạn gần như không

-


phải lo về các vấn đề như: vận hàng, cấu hình máy chủ, cập nhật sao lưu dữ liệu ..
Nếu tài nguyên được phân chia không hợp lý hoặc gặp những nhà cung cấp xấu
tính – họ gom càng nhiều khách hàng vào một máy chủ mà không tính đến việc
quá tải. Khi một website có lượng truy cập tăng đột biến, các website còn lại
chung máy chủ sẽ bị chậm lại

Nhược điểm:
-

Cấu hình thấp và tài nguyên hạn chế rất nhiều. Ví dụ chỉ cho add vào 1 hoặc 2
domain, subdomain hạn chế ở 2 – 4, 1- 2 CSDL… Tài khoản bị tạm dừng nếu mất

-

quá nhiều CPU/RAM
Dễ bị tấn công cục bộ từ những người dùng khác trên cùng server nếu người quản
trị máy chủ đó là người không thong thạo trong việc cấu hình bảo mật.

1.3.2. Collocated Hosting
Đây là dạng hosting mà khách hàng sẽ tự trang bị máy chủ của mình. Sau khi cài đặt
và cấu hình hoàn thiện họ sẽ liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để thuê chỗ đặt máy chủ đó


tại data center. Lúc này nhà cung cấp chỉ lo việc đảm bảo nguồn điện, hệ thống làm lạnh,
đường truyền dữ liệu …. Khách hàng sẽ có toàn quyền quản lý máy chủ. Họ có thể cài
đặt các phần mềm phục vụ cho công việc một cách tự chủ. Trong một số trường hợp hoặc
tuỳ vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, khách hàng có thể vào data center để thao tác trực
tiếp trên máy chủ như cài đặt lại OS, nâng cấp phần cứng … Nhà cung cấp sẽ đóng vai
trò hỗ trợ rất nhỏ. Thích hợp cho website của các các công ty lớn.

Trong trường hợp hạn chế về mặt kĩ thuật, khách hang có thể ký hợp đồng nhờ nhà
cung cấp hỗ trợ trong việc vận hành, bảo trì … máy chủ. Hoặc nếu không có khả năng
đầu tư máy chủ riền, khách hang có thể sử dụng hai dịch vụ hosting là Dedicated Server
hoặc Virtual Private Server.
Ưu điểm:
-

Khách hang có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu. Giống như là
Administrator trên chiếc máy để bàn của họ

Khuyết điểm:
-

Giá thành cao
Khách hàng phải là người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến
thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A tới Z, ví dụ như: cài
Web server, FTP server, dịch vụ DNS, cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một
người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại họ phải làm tất cả mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

1.3.3. Dedicated server ( máy chủ riêng ảo)
Dạng hosting này gần giống với Collocated hosting nhưng ở đây khách hàng sẽ thuê
máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Sau khi cài đặt hoàn tất theo yêu cầu trong hợp đồng,
nhà cung cấp sẽ gửi cho khách hàng thông tin đăng nhập cho khách hàng để khách hàng
có thể dùng chức năng quản trị từ xa kết nối vào máy chủ và làm những gì họ cần. Đây là
loại hosting có giá thành đắt nhất trong các loại (còn tuỳ thuộc vào cấu hình máy chủ).
Ưu điểm: khách hàng có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu. Giống như tài
khoản Administrator trên chiếc máy tính để bạn của họ
Khuyết điểm:



-

Giá thành cao nhất
Khách hang phải là người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến
thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A tới Z, ví dụ như: cài
Web server, FTP server, dịch vụ DNS, cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một
người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại họ phải làm tất cả mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

1.3.4. Virtual Private Server (VPS) máy chỉ riêng ảo
Ở đây nhà cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ ảo hóa – thong dụng nhất hiện nay là
Xen chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Trên mỗi máy chủ ảo, được cài đặt
OS như là một máy chủ thật và cho khách hang thuê. Đây là một lựa chọn đứng giữa
Share Hosting và Dedicated server. VPS là sự lựa chọn cho các website có tầm trung
Ưu điểm:
-

Khách hàng có toàn quyền cài đặt và cấu hình theo nhu cầu của họ. Giống như tài

-

khoản Administrator trên chiếc máy tính để bàn của họ
Giá cả phải chăng hơn là Collocated hosting

Nhược điểm:
-

Giá thành khá cao
Khách hang phải là người am hiểu về hệ điều hành tương ứng, cùng nhiều kiến

thức về mạng, phần mềm, bảo mật. Họ sẽ phải cài đặt từ A tới Z, ví dụ như: cài
Web server, FTP server, dịch vụ DNS, cấu hình nhiều thông số khác nhau. Một
người quản trị có tay nghề thấp có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tóm lại họ phải làm tất cả mọi thứ và trách nhiệm rất lớn lao.

1.3.5. Các loại khác
-

Free web hosting:Free web hosting là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được
quảng cáo hỗ trợ. Free web hosting service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ
(yoursite.vietcoding.com) hoặc một thư mục (www.vietcoding.com/ ~ Yourname).
Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với

-

các máy chủ. Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.
Reseller hosting:Reseller hosting là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà
chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ


cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang web thay mặt cho bên thứ ba. Các
đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu
-

lợi nhuận.
Email hosting: Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch
vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy
các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email hosting) theo tên miền của họ để tăng
uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy


-

chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.
Video hosting: Video hosting là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên
các video clip vào một trang web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ video trên máy
chủ cho phép những người khác để xem đoạn video này. Các trang web, chủ yếu
được sử dụng như là trang web lưu trữ video, thường được gọi là trang web chia

-

sẻ video.
Image hosting: Image hosting là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh
đến một trang web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin

-

cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.
File hosting: File hosting là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,File hosting là dịch
vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập
tin lớn mà không phải là các trang web.Thông thường họ cho phép truy cập qua

-

giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.
Windows hosting: Windows hosting à một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web
trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang
web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như

-


Hosting Controller, Plesk.
Linux hosting: Linux hosting là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên
một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet. Mỗi trang web có phân
vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Cpanel,
Direct Admin .

1.4. LỰA CHỌN HỆ ĐIỀU HÀNH VÀ LOẠI HÌNH HOSTING TRIỂN
KHAI


1.4.1. Lựa chọn hệ điều hành
Hệ điều hành windown là hệ điều hành mang tính phổ biến, than thiện, phù hợp với
mọi đối tượng
Hệ điều hành windown luôn không ngừng lớn mạnh và phát triển hơn nữa
Do vậy chọn hệ điều hành windown làm môi trường cài đặt và quản lí.

1.4.2. Lựa chọn loại hosting
Với cách phân loại dựa vào tiêu chí về giá thành máy chủ là chủ yếu nên loại hosting
phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Shared hosting là một lựa chọn rất dung
đắn.


CHƯƠNG 2.

CÁC DỊCH VỤ CÀI ĐẶT

2.1. DỊCH VỤ DNS
2.1.1. Giới thiệu về DNS
Mỗi máy tính trong mạng muốn liên lạc hay trao đổi thông tin, dữ liệu cho nhau cần
phải biết rõ địa chỉ IP của nhau. Nếu số lượng máy tính nhiều thì việc nhớ những địa chỉ

IP này rất là khó khăn.
Mỗi máy tính ngoài địa chỉ IP ra còn có một tên (hostname). Đối với con người việc
nhớ tên máy dù sao cũng dễ dàng hơn vì chúng có tính trực quan và gợi nhớ hơn địa chỉ
IP. Vì thế, người ta nghĩ ra cách làm sao ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy tính.
Ban đầu do quy mô mạng ARPA NET (tiền thân của mạng Internet) còn nhỏ chỉ vài
trăm máy, nên chỉ có một tập tin đơn HOSTS.TXT lưu thông tin về ánh xạ tên máy thành
địa chỉ IP. Trong đó tên máy chỉ là 1 chuỗi văn bản không phân cấp (flat name). Tập tin
này được duy trì tại 1 máy chủ và các máy chủ khác lưu giữ bản sao của nó. Tuy nhiên
khi quy mô mạng lớn hơn, việc sử dụng tập tin HOSTS.TXT có các nhược điểm như sau:
- Lưu lượng mạng và máy chủ duy trì tập tin HOSTS.TXT bị quá tải do hiệu ứng “cổ
chai”.
- Xung đột tên: Không thể có 2 máy tính có cùng tên trong tập tin HOSTS.TXT .
Tuy nhiên do tên máy không phân cấp và không có gì đảm bảo để ngăn chặn việc tạo 2
tên trùng nhau vì không có cơ chế uỷ quyền quản lý tập tin nên có nguy cơ bị xung đột
tên.
- Không đảm bảo sự toàn vẹn: việc duy trì 1 tập tin trên mạng lớn rất khó khăn. Ví dụ
như khi tập tin HOSTS.TXT vừa cập nhật chưa kịp chuyển đến máy chủ ở xa thì đã có sự
thay đổi địa chỉ trên mạng rồi.
Tóm lại việc dùng tập tin HOSTS.TXT không phù hợp cho mạng lớn vì thiếu cơ chế
phân tán và mở rộng. Do đó, dịch vụ DNS ra đời nhằm khắc phục các nhược điểm này.
Dịch vụ DNS hay là Domain name system ( dịch vụ phân giải tên miền) hoạt động theo
mô hình Client-Server: phần Server gọi là máy chủ phục vụ tên hay còn gọi là Name
Server, còn phần Client là trình phân giải tên - Resolver. Name Server chứa các thông tin
CSDL của DNS, còn Resolver đơn giản chỉ là các hàm thư viện dùng để tạo các truy vấn


(query) và gửi chúng qua đến Name Server. DNS được thi hành như một giao thức tầng
Application trong mạng TCP/IP.
DNS là 1 CSDL phân tán. Điều này cho phép người quản trị cục bộ quản lý phần dữ
liệu nội bộ thuộc phạm vi của họ, đồng thời dữ liệu này cũng dễ dàng truy cập được trên

toàn bộ hệ thống mạng theo mô hình Client-Server. Hiệu suất sử dụng dịch vụ được tăng
cường thông qua cơ chế nhân bản (replication) và lưu tạm (caching). Một hostname trong
domain là sự kết hợp giữa những từ phân cách nhau bởi dấu chấm(.).

2.1.2. Cách phân bổ dữ liệu quản lí Domain Name
Những root nam server (.) quản lý những top-level domain trên Internet. Tên máy và
địa chỉ IP của những name server này được công bố cho mọi người biết
Thông thường một tổ chức được đăng kí một hay nhiều domain name. Sau đó mỗi tổ
chức sẽ cài đặt một hay nhiều name server và duy trì cơ sở dữ liệu cho tất cả những máy
tính trong domain. Những name server của tổ chức được đăng kí trên Internet. Một trong
những Name Server này được biết như là Primary Name Server. Nhiều Secondary Name
Server được dùng để backup cho Primary Name Server. Trong trường hợp Primary bị lỗi,
Secondary được sử dụng để phân giải tên. Primary Name Server có thể tạo ra những
subdomain và ủy quyền những subdomain này cho những Name Server khác.

2.1.3. Cơ chế phân giải tên

Phân giải tên thành IP
Root name server : Là máy chủ quản lý các name server ở mức top-level domain. Khi
có truy vấn về một tên miền nào đó thì Root Name Server phải cung cấp tên và địa chỉ IP
của name server quản lý top-level domain (Thực tế là hầu hết các root server cũng chính
là máy chủ quản lý top-level domain) và đến lượt các name server của top-level domain
cung cấp danh sách các name server có quyền trên các second-level domain mà tên miền
này thuộc vào. Cứ như thế đến khi nào tìm được máy quản lý tên miền cần truy vấn.
Qua trên cho thấy vai trò rất quan trọng của root name server trong quá trình phân
giải tên miền. Nếu mọi root name server trên mạng Internet không liên lạc được thì mọi
yêu cầu phân giải đều không thực hiện được.


Hình vẽ dưới mô tả quá trình phân giải grigiri.gbrmpa.gov.au trên mạng Internet


Hình 9.3: Phân giải hostname thành địa IP.
Client sẽ gửi yêu cầu cần phân giải địa chỉ IP của máy tính có tên
girigiri.gbrmpa.gov.au đến name server cục bộ. Khi nhận yêu cầu từ Resolver, Name
Server cục bộ sẽ phân tích tên này và xét xem tên miền này có do mình quản lý hay
không. Nếu như tên miền do Server cục bộ quản lý, nó sẽ trả lời địa chỉ IP của tên máy
đó ngay cho Resolver. Ngược lại, server cục bộ sẽ truy vấn đến một Root Name Server
gần nhất mà nó biết được. Root Name Server sẽ trả lời địa chỉ IP của Name Server quản
lý miền au. Máy chủ name server cục bộ lại hỏi tiếp name server quản lý miền au và
được tham chiếu đến máy chủ quản lý miền gov.au. Máy chủ quản lý gov.au chỉ dẫn máy
name server cục bộ tham chiếu đến máy chủ quản lý miền gbrmpa.gov.au. Cuối cùng
máy name server cục bộ truy vấn máy chủ quản lý miền gbrmpa.gov.au và nhận được câu
trả lời.
Các loại truy vấn : Truy vấn có thể ở 2 dạng :


-

Truy vấn đệ quy (recursive query) : khi name server nhận được truy vấn dạng này,
nó bắt buộc phải trả về kết quả tìm được hoặc thông báo lỗi nếu như truy vấn này
không phân giải được. Name server không thể tham chiếu truy vấn đến một name
server khác. Name server có thể gửi truy vấn dạng đệ quy hoặc tương tác đến
name server khác nhưng phải thực hiện cho đến khi nào có kết quả mới thôi.

-

Truy vấn tương tác (Iteractive query): khi name server nhận được truy vấn dạng
này, nó trả lời cho Resolver với thông tin tốt nhất mà nó có được vào thời điểm
lúc đó. Bản thân name server không thực hiện bất cứ một truy vấn nào thêm.
Thông tin tốt nhất trả về có thể lấy từ dữ liệu cục bộ (kể cả cache). Trong trường

hợp name server không tìm thấy trong dữ liệu cục bộ nó sẽ trả về tên miền và địa
chỉ IP của name server gần nhất mà nó biết.


Hình 9.5: Iteractivquery

Phân giải IP thành tên máy
Ánh xạ địa chỉ IP thành tên máy tính được dùng để diễn dịch các tập tin log cho dễ
đọc hơn. Nó còn dùng trong một số trường hợp chứng thực trên hệ thống UNIX (kiểm tra
các tập tin .rhost hay host.equiv). Trong không gian tên miền đã nói ở trên dữ liệu -bao
gồm cả địa chỉ IP- được lập chỉ mục theo tên miền. Do đó với một tên miền đã cho việc
tìm ra địa chỉ IP khá dễ dàng.
Để có thể phân giải tên máy tính của một địa chỉ IP, trong không gian tên miền người
ta bổ sung thêm một nhánh tên miền mà được lập chỉ mục theo địa chỉ IP. Phầnkhông
gian này có tên miền là in- addr.arpa.
Mỗi nút trong miền in-addr.arpa có một tên nhãn là chỉ số thập phân của địa chỉ IP.
Ví dụ miền in- addr.arpa có thể có 256 subdomain, tương ứng với 256 giá trị từ 0 đến 255
của byte đầu tiên trong địa chỉ IP. Trong mỗi subdomain lại có 256 subdomain con nữa


ứng với byte thứ hai. Cứ như thế và đến byte thứ tư có các bản ghi cho biết tên miền đầy
đủ của các máy tính hoặc các mạng có địa chỉ IP tương ứng.

Hình 9.6: Reverse Lookup Zone.
Lưu ý khi đọc tên miền địa chỉ IP sẽ xuất hiện theo thứ tự ngược. Ví dụ nếu địa chỉ IP
của máy winnie.corp.hp.com là 15.16.192.152, khi ánh xạ vào miền in-addr.arpa sẽ là
152.192.16.15.in- addr.arpa.

2.1.4. Phân loại DNS
Có nhiều loại Domain Name Server được tổ chức trên Internet. Sự phân loại này tùy

thuộc vào nhiệm vụ mà chúng sẽ đảm nhận. Tiếp theo sau đây mô tả những loại Domain
Name Server

Primary domain name
Mỗi miền phải có một Primary Name Server. Server này được đăng kí trên Internet
để quản lý miền. Mọi người trên Internet đều biết tên máy tình và địa chỉ IP của Server
này. Người quản trị DNS sẽ tổ chức những tập tin CSDL trên Primary Name Server.
Server này có nhiệm vụ phân giải tất cả các máy trong miền hay zone


Secondary domain name
Mỗi miền có một Primary Name Server để quản lý CSDL của miền. Nếu như Server
này tạm ngưng hoạt động vì một lý do nào đó thì việc phân giải tên máy tính thành địa
chỉ IP và ngược lại xem như bị gián đoạn. Việc gián đoạn này làm ảnh hưởng rất lớn đến
những tổ chức có nhu cầu trao đổi thông tin ra ngoài Internet cao. Nhằm khắc phục
nhược điểm này, những nhà thiết kế đã đưa ra một Server dự phòng gọi là Secondary(hay
Slave) Name Server. Server này có nhiệm vụ sao lưu tất cả những dữ liệu trên Primary
Name Server và khi Primary Name Server bị gián đoạn thì nó sẽ đảm nhận việc phân giải
tên máy tính thành địa chỉ IP và ngược lại. Trong một miền có thể có một hay nhiều
Secondary Name Server. Theo một chu kỳ, Secondary sẽ sao chép và cập nhật CSDL từ
Primary Name Server. Tên và địa chỉ IP của Secondary Name Server cũng được mọi
người trên Internet biết đến.

Hình 9.13: Zone tranfser


Caching name server
Caching Name Server không có bất kỳ tập tin CSDL nào. Nó có chức năng phân giải
tên máy trên những mạng ở xa thông qua những Name Server khác. Nó lưu giữ lại những
tên máy đã được phân giải trước đó và được sử dụng lại những thông tin này nhằm mục

đích:
- Làm tăng tốc độ phân giải bằng cách sử dụng cache.
- Giảm bớt gánh nặng phân giải tên máy cho các Name Server.
- Giảm việc lưu thông trên những mạng lớn.

Hình .9.14: Bảng cache

Resource record
RR là mẫu thông tin dùng để mô tả các thông tin về cơ sở dữ liệu DNS, các mẫu tin
này được lưu trong các file cơ sở dữ liệu DNS (\systemroot\system32\dns).


Hình 9.15: cơ sở dữ liệu

2.1.5. Mối quan hệ giữa web hosting và DNS
Việc liên kết giữa domain và hosting để tạo ra một nền móng cho website đòi hỏi
phải có một yếu tố trung gian trên Internet đó chính là DNS
Khi đã đăng kí dịch vụ web hosting thì nhà cung cấp sẽ cho người đăng kí các địa chỉ
và các day IP để trỏ tới Domain mà bên mua đã đăng kí.
Khi đã có các địa chỉ và dãy IP thì chỉ cần khai náo trong hệ thống Domain name,
Domain name sẽ tự động kết nối tới web hosting 24/24h.

2.2. DỊCH VỤ WEB
2.2.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của W3C (World Wide Web Consortium), dịch vụ Web là một hệ
thống phần mềm được thiết kế để hỗ trợ khả năng tương tác giữa các ứng dụng trên các
máy tính khác nhau thông qua mạng Internet, giao diện chung và sự gắn kết của nó được
mô tả bằng XML. Dịch vụ Web là tài nguyên phần mềm có thể xác định bằng địa chỉ
URL, thực hiện các chức năng và đưa ra các thông tin người dùng yêu cầu. Một dịch vụ
Web được tạo nên bằng cách lấy các chức năng và đóng gói chúng sao cho các ứng dụng



khác dễ dàng nhìn thấy và có thể truy cập đến những dịch vụ mà nó thực hiện, đồng thời
có thể yêu cầu thông tin từ dịch vụ Web khác. Nó bao gồm các mô đun độc lập cho hoạt
động của khách hàng và doanh nghiệp và bản thân nó được thực thi trên server.
Trước hết, có thể nói rằng ứng dụng cơ bản của Dịch vụ Web là tích hợp các hệ thống
và là một trong những hoạt động chính khi phát triển hệ thống. Trong hệ thống này, các
ứng dụng cần được tích hợp với cơ sở dữ liệu (CSDL) và các ứng dụng khác, người sử
dụng sẽ giao tiếp với CSDL để tiến hành phân tích và lấy dữ liệu. Trong thời gian gần
đây, việc phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và B2B cũng đòi hỏi các hệ thống
phải có khả năng tích hợp với CSDL của các đối tác kinh doanh (nghĩa là tương tác với
hệ thống bên ngoài – bên cạnh tương tác với các thành phần bên trong của hệ thống trong
doanh nghiệp).

2.2.2. Giao thức Http
HTTP là một giao thức cho phép Web Browser và Web Server có thể giao tiếp với
nhau. HTTP bắt đầu là 1 giao thức đơn giản giống như với các giao thức chuẩn khác trên
Internet, thông tin điều khiển được truyền dưới dạng văn bản thô thông qua kết nối TCP.
Do đó, kết nối HTTP có thể thay thế bằng cách dùng lệnh telnet chuẩn.
Ví dụ:
-> telnet www.extropia 80
GET /index.html HTTP/1.0
<- Có thể cần thêm ký tự xuống dòng
Để đáp ứng lệnh HTTP GET , Web server trả về cho Client trang "index.html" thông
qua phiên làm việc telnet này, và sau đó đóng kết nối chỉ ra kết thúc tài liệu.
Thông tin gởi trả về dưới dạng:
<HTML>
<HEAD>
<TITLE>eXtropia Homepage</TITLE>
[...]

</HEAD>
</HTML>


Giao thức đơn giản yêu-cầu/đáp-ứng (request/response) này đã phát triển nhanh
chóng và được định nghĩa lại thành một giao thức phức tạp (phiên bản hiện tại HTTP/1.1)
. Một trong các thay đổi lớn nhất trong HTTP/1.1 là nó hỗ trợ kết nối lâu dài (persistent
connection).
Trong HTTP/1.0, một kết nối phải được thiết lập đến Server cho mỗi đối tượng mà
Browser muốn download. Nhiều trang Web có rất nhiều hình ảnh, ngoài việc tải trang
HTML cơ bản, Browser phải lấy về một số lượng hình ảnh. Nhiều cái trong chúng
thường là nhỏ hoặc chỉ đơn thuần là để trang trí cho phần còn lại của trang HTML.

2.2.3. Thành phần của web services

Web server
Web Server (máy phục vụ Web): máy tính mà trên đó cài đặt phần mềm phục vụ
Web, đôi khi người ta cũng gọi chính phần mềm đó là Web Server.
Nguyên tắc hoạt động của web server:
Ban đầu Web Server chỉ phục vụ các tài liệu HTML và hình ảnh đơn giản. Tuy nhiên,
đến thời điểm hiện tại nó có thể làm nhiều hơn thế.
Đầu tiên xét Web Server ở mức độ cơ bản, nó chỉ phục vụ các nội dung tĩnh. Nghĩa là
khi Web Server nhận 1 yêu cầu từ Web Browser, nó sẽ ánh xạ đường dẫn này URL (ví dụ:
thành một tập tin cục bộ trên máy Web Server.
Máy chủ sau đó sẽ nạp tập tin này từ đĩa và gởi tập tin đó qua mạng đến Web
Browser của người dùng. Web Browser và Web Server sử dụng giao thức HTTP trong
quá trình trao đổi dữ liệu.


Hình 10.1: Sơ đồ hoạt động của Web Server.

Trên cơ sở phục vụ những trang Web tĩnh đơn giản này, ngày nay chúng đã phát triển
với nhiều thông tin phức tạp hơn được chuyển giữa Web Server và Web Browser, trong
đó quan trọng nhất có lẽ là nội dung động (dynamic content).
Cơ chê nhận kết nối:
Với phiên bản đầu tiên, Web Server hoạt động theo mô hình sau:
- Tiếp nhận các yêu cầu từ Web Browser.
- Trích nội dung từ đĩa .
- Chạy các chương trình CGI.
- Truyền dữ liệu ngược lại cho Client.
Tuy nhiên, cách hoạt động của mô hình trên không hoàn toàn tương thích lẫn nhau.Ví
dụ, một Web Server đơn giản phải theo các luật logic sau:
- Chấp nhận kết nối.
- Sinh ra các nội dung tĩnh hoặc động cho Browser.
- Đóng kết nối.
- Chấp nhận kết nối.
- Lập lại quá trình trên ...
Điều này sẽ chạy tốt đối với các Web Sites đơn giản, nhưng Server sẽ bắt đầu gặp
phải vấn đề khi có nhiều người truy cập hoặc có quá nhiều trang Web động phải tốn thời


gian để tính toán cho ra kết quả. Ví dụ: Nếu một chương trình CGI tốn 30 giây để sinh ra
nội dung, trong thời gian này Web Server có thể sẽ không phục vụ các trang khác nữa .
Do vậy, mặc dù mô hình này hoạt động được, nhưng nó vẫn cần phải thiết kế lại để
phục vụ được nhiều người trong cùng 1 lúc. Web Server có xu hướng tận dụng ưu điểm
của 2 phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này là: đa tiểu trình (multi-threading)
hoặc đa tiến trình (multi-processing) hoặc các hệ lai giữa multi-processing và multithreading.

Web client
Là những chương trình duyệt Web ở phía người dùng, như Internet Explorer,
Netscape Communicator.., để hiển thị những thông tin trang Web cho người dùng. Web

Client sẽ gửi yêu cầu đến Web Server. Sau đó, đợi Web Server xử lý trả kết quả về cho
Web Client hiển thị cho người dùng. Tất cả mọi yêu cầu đều được xử lý bởi Web Server.

Web động
Một trong các nội dung động (thường gọi tắt là Web động) cơ bản là các trang Web
được tạo ra để đáp ứng các dữ liệu nhập vào của người dùng trực tiếp hay gián tiếp.
Cách cổ điển nhất và được dùng phổ biến nhất cho việc tạo nội dung động là sử dụng
Common Gateway Interface (CGI). Cụ thể là CGI định nghĩa cách thức Web Server chạy
một chương trình cục bộ, sau đó nhận kết quả và trả về cho Web Browser của người dùng
đã gửi yêu cầu. Web Browser thực sự không biết nội dung của thông tin là động, bởi vì
CGI về cơ bản là một giao thức mở rộng của Web Server. Hình vẽ sau minh hoạ khi Web
Browser yêu cầu một trang Web động phát sinh từ một chương trình CGI.


Hình 10.2: Mô hình Xử lý.
Một giao thức mở rộng nữa của HTTP là HTTPS cung cấp cơ chế bảo mật thông tin
“nhạy cảm” khi chuyển chúng xuyên qua mạng.

2.2.4. Apache

Khái niệm
Apache là một phần mềm có nhiều tính năng mạnh và linh hoạt dùng đê làm web
server.
Apache có các đặc điểm:
-

Hỗ trợ đầy đủ những giao thức HTTP trước đây như HTTP/1.1
Có thể cấu hình và mở rộng với những module của công ty thứ 3
Cung cấp souce code đầy đủ với license không hạn chế
Chạy trên hệ điều hành như Windows NT/9x, Netware 5.x, OS/2 và trên hầu hết

các hệ điều hành Unix

Sự chứng thực, cấp phép và điều khiển truy
cập
Khi nhận một yêu cầu truy cập tài nguyên, web server sẽ đưa ra các tình huống xử lý
• Basic authentication


×