BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-----------
-----------
LÊ MINH NGUYỆT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG VÀ CHẤT ðIỀU
HOÀ SINH TRƯỞNG ðẾN KHẢ NĂNG TÁI SINH VÀ NHÂ NHANH
GIỐNG HOÀNG LAN THUỘC CHI LAN KIẾM CYMBIDIUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành
: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG
Mã số
: 60.62.05
Người hướng dẫn khoa học : 1. PGS.TS VŨ VĂN LIẾT
2. GS.TSKH TRẦN DUY QUÝ
HÀ NỘI – 2009
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng: ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng: các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã
ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lê Minh Nguyệt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………i
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành tốt luận văn này, trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc ñến GS.TSKH Trần Duy Quý và PGS.TS Vũ Văn Liết ñã tận tình
hướng dẫn, giúp ñỡ em hoàn thành luận văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến các thầy, cô giáo giảng
dạy tại bộ môn Di truyền và chọn giống cây trồng, trường ðại học Nông
Nghiệp Hà Nội cùng các cô chú, anh chị tại bộ môn Công nghệ sinh học –
viện cây lương thực và cây thực phẩm, cơ sở 2 – Thanh Trì – Hà Nội trong
suốt quá trình em làm luận văn.
Em xin cảm ơn gia ñình, bạn bè và những người thân ñã luôn ñộng
viên, khích lệ, giúp ñỡ em cả về mặt vật chất lẫn tinh thần trong thời gian em
học tập, nghiên cứu tại viện, tại trường.
Dù ñã cố gắng hết sức, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả mong nhận ñược sự chia sẻ và những ý kiến ñóng góp
quý báu.
Hà Nội, ngày 4 tháng 9 năm 2009
Tác giả luận văn
Lê Minh Nguyệt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan .................................................................................................. i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................iii
Danh mục bảng ............................................................................................. vi
Danh mục ñồ thị........................................................................................... vii
Danh mục hình ảnh .....................................................................................viii
1. MỞ ðẦU ................................................................................................... 1
1.1 ðặt vấn ñề ................................................................................................ 1
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài .................................................................... 2
1.2.1 Mục ñích ............................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................. 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................................... 3
2.1 Sơ lược về cây lan .................................................................................... 3
2.1.1 Hệ thống phân loại họ Lan..................................................................... 5
2.1.2 Phân bố của Lan .................................................................................... 7
2.1.3 ðặc ñiểm hình thái của Cymbidium....................................................... 9
2.1.3.1 Thân ................................................................................................... 9
2.1.3.2 Rễ lan ............................................................................................... 10
2.1.3.3 Lá lan ............................................................................................... 11
2.1.3.4 Hoa lan ............................................................................................. 12
2. 2 Các phương pháp nhân giống lan .......................................................... 15
2.2.1 Nhân giống hữu tính............................................................................ 15
2.2.2 Nhân giống vô tính .............................................................................. 17
2.2.2.1 Phương pháp tách chiết thông thường............................................... 17
2.2.2.2 Phương pháp nuôi cấy mô ................................................................ 17
2.3 Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô lan ............................. 18
2.3.1 Tổng quan về công nghệ sinh học nuôi cấy mô ................................... 18
2.3.2 Môi trường nuôi cấy lan ...................................................................... 22
2.3.3 Các chất ñiều tiết sinh trưởng trong nuôi cấy mô................................. 25
2. 4 Về ngành hàng Lan ở Việt Nam ........................................................... 28
2.4.1 Hiện trạng ngành hàng lan Việt Nam................................................... 28
2.4.2 Tiềm năng ngành sản xuất hoa Lan tại Việt Nam ................................ 30
2.4.2.1. Sự tăng trưởng của nền kinh tế ........................................................ 30
2.4.2.2 Thu nhập từ trồng hoa lan................................................................. 31
2.4.2.3. Thu nhập cao từ kinh doanh hoa lan ................................................ 32
2.4.3 Xu hướng phát triển ngành hàng hoa Lan Việt Nam............................ 32
2.4.4.1 Giống ............................................................................................... 33
2.4.4.2 Công nghệ sinh học .......................................................................... 33
2.4.4.3 Công nghệ canh tác, sản xuất hoa lan ............................................... 33
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iii
2.4.4.4 Công nghệ sau thu hoạch .................................................................. 34
2.5 Sản xuất và thương mại hoa Lan trên thế giới........................................ 34
2.5.1 Xu hướng phát triển mới của ngành thương mại hoa lan thế giới........ 34
2.5.2 Sản xuất hoa Lan trên thế giới ............................................................. 35
3. ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 38
3.1 ðối tượng nghiên cứu............................................................................. 38
3.2 Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 40
3.2.1 Giai ñoạn tạo vật liệu khởi ñầu ............................................................ 41
3.2.2 Giai ñoạn nhân nhanh.......................................................................... 42
3.2.3 Giai ñoạn tạo cây hoàn chỉnh............................................................... 46
3.2.4 Giai ñoạn vườn ươm............................................................................ 46
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 47
3.3.2 Kỹ thuật dùng trong giai ñoạn tạo cây hoàn chỉnh ............................... 47
3.3.3 Kỹ thuật dùng trong giai ñoạn vườn ươm ............................................ 47
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................... 47
3.5 ðịa ñiểm và ñiều kiện thí nghiệm ........................................................... 47
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi............................................................................... 48
3.6.1 Giai ñoạn nhân nhanh.......................................................................... 48
3.6.2 Giai ñoạn tạo cây hoàn chỉnh............................................................... 48
3.6.4 Giai ñoạn vườn ươm............................................................................ 48
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................. 49
4.1 Giai ñoạn nhân nhanh cụm chồi ............................................................. 49
4.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP ñén HSN, chất lượng chồi ................ 49
4.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin ñến HSN, chất lượng chồi............ 52
4.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP và NAA ñến HSN, chất lượng chồi.. 55
4.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin và NAA ñến HSN, chất lượng chồi.. 58
4.1.5 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, NAA và Kinetin ñến HSN, chấtlượng
chồi .............................................................................................................. 61
4.1.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP, NAA và IBA ñến HSN, chất lượng chồi
..................................................................................................................... 64
4.1.7 Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin, NAA và IBA ñến HSN, chất lượng
chồi .............................................................................................................. 67
4.1.8 Nghiên cứu ảnh hưởng của chuối xanh ñến HSN, chất lượng chồi ...... 70
4.1.9 Nghiên cứu ảnh hưởng của chuối xanh, BAP ñến HSN, chất lượng chồi. 73
4.1.10 Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dừa ñến HSN, chất lượng chồi ....... 76
4.2 Giai ñoạn tạo cây hoàn chỉnh.................................................................. 79
4.2.1 Ảnh hưởng của than hoạt tính ñến sự ra rễ của CD5 và CD9 ............... 79
4.2.2 Ảnh hưởng của than hoạt tính và NAA ñến sự ra rễ của CD5 và CD9. 83
4.3 Giai ñoạn vườn ươm............................................................................... 86
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………iv
4.3.1 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống và sinh trưởng phát triển của CD5 và
CD9 sau 1 tháng theo dõi ............................................................................. 86
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ...................................................................... 90
5.1 Kết luận.................................................................................................. 90
5.2 ðề nghị................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 92
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Môi trường nuôi cấy khởi ñộng của CD5 và CD9 ........................ 41
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của BAP ñến HSN, chất lượng chồi sau 3 tháng theo dõi
........................................................................................................ 50
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của Kinetin ñến HSN, chất lượng chồi của CD5 và CD9
sau 3 tháng theo dõi ......................................................................... 53
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của BAP và NAA ñến HSN, chất lượng chồi của CD5 và
CD9 sau 3 tháng theo dõi................................................................. 56
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Kinetin và NAA ñến HSN, chất lượng chồi của CD5
và CD9 sau 3 tháng theo dõi ............................................................ 59
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của BAP, NAA và Kinetin ñến HSN, chất lượng chồi của
CD5 và CD9 sau 3 tháng theo dõi ...................................................... 62
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của BAP, NAA và IBA ñến HSN, chất lượng chồi của CD5
và CD9 sau 3 tháng theo dõi.............................................................. 65
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của Kinetin, NAA và IBA ñến HSN, chất lượng chồi của
CD5 và CD9 sau 3 tháng theo dõi ..................................................... 68
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chuối xanh ñến HSN, chất lượng chồi của CD5 và
CD9 sau 3 tháng theo dõi................................................................. 71
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của BAP và chuối xanh ñến HSN, chất lượng chồi của CD5
và CD9 sau 3 tháng theo dõi.............................................................. 74
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của nước dừa tới HSN, chất lượng chồi của CD5 và CD9
sau 3 tháng theo dõi ......................................................................... 77
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của than hoạt tính và NAA ñến khả năng ra rễ, chất
lượng rễ của CD5 và CD9................................................................ 84
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống của CD5 và CD9 ............. 87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vi
DANH MỤC CÁC ðỒ THỊ
ðồ thị 4.1 Ảnh hưởng của BAP ñến HSN của CD5 và CD9......................... 51
ðố thị 4.2 Ảnh hưởng của Kinetin ñến HSN của CD5 và CD9.................... 54
ðồ thị 4.3 Ảnh hưởng của BAP và NAA ñến HSN của CD5 và CD9........... 57
ðồi thị 4.4 Ảnh hưởng của Kinetin và NAA ñến HSN của CD5 và CD9 ..... 60
ðồ thị 4.5 Ảnh hưởng của BAP, NAA và Kinetin ñến HSN của CD5 và CD9 .... 63
ðồ thị 4.6 Ảnh hưởng của BAP, NAA và IBA ñến HSN của CD5 và CD9 .. 66
ðồ thị 4.7 Ảnh hưởng của Kinetin, NAA và IBA ñến HSN của CD5 và CD9.. 69
ðồ thị 4.8 Ảnh hưởng của dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD5 và CD9... 72
ðố thị 4.9 Ảnh hưởng của BAP và dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD5 và
CD9............................................................................................... 75
ðồ thị 4.10 Ảnh hưởng của nước dừa ñến HSN của CD5 và CD9................ 78
ðồ thị 4.11 Ảnh hưởng của than hoạt tính ñến số rễ trung bình.................... 82
ðồ thị 4.12 Ảnh hưởng của than hoạt tính ñến chiều dài trung bình rễ ......... 82
ðồ thị 4.13 Ảnh hưởng của THT và NAA ñến chiều dài TB rễ .................... 85
ðồ thị 4.14 Ảnh hưởng của THT và NAA ñến số rễ/cây .............................. 85
ðồ thị 4.15 Ảnh hưởng của giá thể tới tỷ lệ sống của CD5 và CD9.............. 87
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ ñồ cắt dọc ñỉnh sinh trưởng chồi lan...................................22
Ảnh 3.1 Cymbidium iridioides var trangvietnam....................................38
Ảnh 3.2 Cymbidium iridioides var timhot...............................................39
Ảnh 3.3 Vật liệu khởi ñầu........................................................................41
Ảnh 3.4 Sau 3 tháng.................................................................................41
Ảnh 4.1 Ảnh hưởng của BAP ñến HSN của CD5 ................................. 51
Ảnh 4.2 Ảnh hưởng của BAP ñến HSN của CD9 ................................. 51
Ảnh 4.3 Ảnh hưởng của Kinetin ñến HSN của CD5 ............................. 54
Ảnh 4.4 Ảnh hưởng của Kinetin ñến HSN của CD9 ............................. 54
Ảnh 4.5 Ảnh hưởng của BAP và NAA ñến HSN của CD5 ................... 57
Ảnh 4.6 Ảnh hưởng của BAP và NAA ñến HSN của CD9 ................... 57
Ảnh 4.7 Ảnh hưởng của Kinetin và NAA ñến HSN của CD5 ............... 60
Ảnh 4.8 Ảnh hưởng của Kinetin và NAA ñến HSN của CD9 ............... 60
Ảnh 4.9 Ảnh hưởng của BAP, NAA và Kinetin ñến HSN của CD5...... 63
Ảnh 4.10: Ảnh hưởng của BAP, NAA và Kinetin ñến HSN của CD9... 63
Ảnh 4.11 Ảnh hưởng của BAP, NAA và IBA ñến HSN của CD5......... 66
Ảnh 4.12 Ảnh hưởng của BAP, NAA và IBA ñến HSN của CD9......... 66
Ảnh 4.13 Ảnh hưởng của Kinetin, NAA và IBA ñến HSN của CD5..... 69
Ảnh 4.14 Ảnh hưởng của Kinetin, NAA và IBA ñến HSN của CD9..... 69
Ảnh 4.15 Ảnh hưởng của dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD5...... 72
Ảnh 4.16 Ảnh hưởng của dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD9...... 72
Ảnh 4.17 Ảnh hưởng của BAP và dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD5 75
Ảnh 4.18 Ảnh hưởng của BAP và dịch chiết chuối xanh ñến HSN của CD975
Ảnh 4.19 Ảnh hưởng của nước dừa ñến HSN của CD5 ........................ 78
Ảnh 4.20 Ảnh hưởng của nước dừa ñến HSN của CD9 ........................ 78
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BAP: 6-benzyl amino purine
CD5: Cymbidium iridioides var trangvietnam
CD9: Cymbidium iridioides var timhot
HSN: Hệ số nhân
IBA: 3-indole butyric acid
Ki: Kinetin
NAA: α-naphthalene acetic acid
Pr: protocorm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………ix
PHẦN 1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Người ta thường nói: “Hoa là kết tinh của trời ñất và thi ca là kết tinh của
tâm hồn”.
Trong thế giới các loài hoa – hoa lan vẫn ñược người ñời ngợi ca hơn cả.
ðó là sự tinh tế, ña dạng trên từng cánh hoa mà vẫn hài hòa trong tổng thể, màu
sắc. Là hương thơm lan tỏa nhẹ nhàng, phảng phất. Là sự ñơn giản ñến lạ kỳ
trong việc sinh tồn trong thế giới tự nhiên.
Mặt khác, ở Việt Nam tiến trình ñô thị hóa ñang diễn ra nhanh trong
không gian hẹp, dân số thành thị tăng trưởng ở mức cao, số người làm việc trong
môi trường lao ñộng trí tuệ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn nên nhu cầu giải trí về tinh
thần là tất yếu. Trong nhiều cách giải trí thì chăm sóc một giò lan hay gây dựng
một vườn lan nhỏ nằm trong sự lựa chọn của nhiều người.
Hơn nữa, hoa lan là sản phẩm trồng trọt có giá trị kinh tế cao. Theo tính
toán của Bộ Nông Nghiệp, nếu trồng phong lan cắt cành loại Dendrobium và
Mokara, mỗi ha ñất trồng có thể cho thu nhập 0,5 – 1,0 tỷ ñồng/năm, cao hơn
nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa màu khác [45].
Nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ ñồng mỗi năm ñể nhập
phong lan từ các nước láng giềng cho nhu cầu nội ñịa [45]. Bắt kịp thị hiếu này,
ñã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh hoa lan với nhiều chủng loại, giá cả khác
nhau. Song quá trình nuôi trồng hoa lan ở Việt Nam mang tính cá nhân nhỏ lẻ,
nguồn giống chủ yếu từ thu thập, khai thác rừng. Vậy làm sao ñể có số lượng
lớn cây giống, ñồng ñều và sạch bệnh là một vấn ñề khó. Do ñó, việc nhân giống
bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tạo ra hàng loạt cây con ổn ñịnh về mặt di truyền,
sạch bệnh và ñáp ứng giá cả phải chăng là vô cùng hữu ích [43].
Trong các loại lan, lan Kiếm ñược ưa chuộng và ñắt giá hơn cả. Lan
Kiếm mọc trên mặt ñất và ñược phân loại theo mầu sắc hoa như dòng Hoàng,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………1
dòng Thanh, dòng Mạc, dòng Bạch … Các giống lan Kiếm quý như Thanh
Ngọc, Hoàng Vũ, Cẩm Tố, ðại Mạc… ñã trải qua bao nhiêu ñời nối tiếp nhau
ñược bảo vệ, giữ gìn, phát triển khá mạnh trong mấy chục năm gần ñây [31].
Ở Việt Nam, nhiều cơ quan nghiên cứu, ñơn vị tư nhân ñã nhân in vitro
thành công cho nhiều giống lan. Giống Hoàng Lan thuộc chi lan kiếm
Cymbidium có rất nhiều thứ, và 2 trong số những thứ rất ñẹp và nổi tiếng của
giống này là Cymbidium iridioides var timhot va Cymbidium iridioides var
trangvietnam. Tuy nhiên, chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về 2 loại lan này. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường và chất ñiều hoà sinh trưởng ñến khả năng tái sinh và nhân nhanh
giống Hoàng Lan thuộc chi lan kiếm Cymbidium”.
1.2 Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.2.1 Mục ñích
Xác ñịnh ñược môi trường và nồng ñộ chất ñiều hoà sinh trưởng phù hợp
cho tái sinh, nhân nhanh và tạo cây hoàn chỉnh, góp phần xây dựng quy trình
nhân giống cây hoa Hoàng Lan.
1.2.2 Yêu cầu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và chất ñiều hoà sinh trưởng
(Cytokinins, Auxin) ñến nhân nhanh, tái sinh chồi.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của than hoạt tính, NAA ñến hình thành rễ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng một số giá thể tới sinh trưởng và phát triển của
cây sau giai ñoạn nhân in vitro.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về cây lan
Ở châu Á, theo tài liệu Bretchaeider thì từ ñời vua Thần Nông (2800 năm
trước công nguyên), lan rừng ñã ñược dùng làm thuốc chữa bệnh [14].
Ở Việt Nam, dấu vết nghiên cứu về lan buổi ñầu không rõ rệt lắm, có lẽ
người ñầu tiên khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro – nhà truyền giáo
người Bồ ðào Nha, ông ñã mô tả cây lan ở Việt Nam lần ñầu tiên vào năm 1789
trong cuốn “Flora cochin chinensis” gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình
ñến nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium … mà ñã ñược
Bentham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera planterum” (1862 – 1883) [9].
Chỉ sau khi người Pháp ñến Việt Nam thì mới có những công trình nghiên cứu
ñược công bố ñáng kể là F.Gagnepain và A.Gnillaumin mô tả 70 chi gồm 101
loài cho cả 3 nước ðông Dương trong bộ “thực vật ðông Dương chí” do
H.Lecomte chủ biên, xuất bản năm 1932 – 1934 [9].
Ở châu Âu, hoa lan ñã ñược con người biết ñến từ trước công nguyên,
Phrastus (376 – 285 trước công nguyên) là người ñầu tiên dùng danh từ Orchis
ñể chỉ một loài lan có củ tròn dùng làm thuốc trị bệnh [14], [20]. Còn người Á
ðông ñã biết thưởng thức một cách rất văn hoá, tinh tế các loài lan Kiếm
(Cymbidium) [31].
Cymbidium ñược mệnh danh là nữ hoàng của các loài Lan nhờ chúng có
những ñiểm nổi bật cả về giá trị khoa học lẫn giá trị mỹ thuật. Vẻ tao nhã, hài
hoà của chúng từ lâu ñã hiện diện trong văn học, nghệ thuật và gắn liền với ñời
sống văn hoá của người Á ðông [31].
Trong quyển “dược thảo và phương pháp dưỡng sinh” của Mao Siang ở
ñời nhà Tống, Trung Quốc (năm 960 – 1297) ñã trình bày rất rõ những công
dụng chữa bệnh của nhiều loài Lan thuộc chi Dendrobium [13] [20].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………3
ðầu thế kỷ 14, những bức tranh thuỷ mặc vẽ hoa Cymbidium ñã ra ñời ở
Trung Hoa. Có lẽ sau ñó hình ảnh hoa Lan Cymbidium trên tranh mộc dân gian
Việt Nam về hoa cảnh 4 mùa (xuân lan, thu cúc) mới phổ biến. ðến nay, những
nét vẽ cổ xưa ñó còn thể hiện trên tranh sơn mài truyền thống của ta [44].
Năm 1728, Matsuka (Nhật Bản) ñã viết lên những kiến thức ban ñầu,
những kinh nghiệm trồng và chăm sóc các loài hoa lan [15], [16].
Các thế kỷ 16, 17, 18 người châu Âu ñặc biệt là người Anh ñã ñi khắp thế
giới nghiên cứu, sưu tập cây cỏ. Trong thời kỳ này, nhiều loài lan nhiệt ñới ñã ñược
ñưa về Anh. Năm 1794, ở Anh người ta biết ñược 15 loài lan nhiệt ñới và ñến năm
1812 ñã thiết lập ñược vườn lan thương mại ñầu tiên trên thế giới [11], [20].
Cách ñây chừng 300 năm, một số loài lan từ châu Á và Nam Mỹ ñược
ñưa tới châu Âu. Các nhà thực vật và làm vườn châu Âu sửng sốt trước vẻ ñẹp
kỳ lạ của các loài lan nhiệt ñới và á nhiệt ñới. Họ ñã ca ngợi lan là hoa hậu của
muôn loài hoa [31].
Ở nước ta, Khi ðà Lạt mới ñược khám phá, hoa lan ñã ñược thu hoạch tự
nhiên. ðến thập niên 1960, việc nhập giống mới ñã giúp phát triển nghề trồng hoa
này tại ñây. Các cây lan nhập nội ñược nuôi trồng ở ðà Lạt nằm trong các chi:
Catleya, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedillum, Oncidium, Odontoglossum, Vanda.
Các cây lan nhập nội ñược trồng trọt nhiều nhất là trong chi Cymbidium với trên 300
giống. Các giống Bengal Bay Golden Hue, Suva Royal Velvet, Sayonara Raritan,
Balkis, Eliotte ñược nhập nội từ thập niên 1960 cho ñến nay vẫn còn ñược ưa chuộng
và trồng trọt khá nhiều tại các vườn lan [8], [12].
Nhờ các thành tựu của nhiều nhà khoa học nghiên cứu về cấu trúc ñặc biệt
của họ lan ñể phân loại, nhân giống, lai giống và cách nuôi trồng thích hợp nhất
cho từng loài… mà chúng ta ñã có ñược những hiểu biết ngày càng ñúng ñắn về
loài hoa vương giả này. Ngành sản xuất lan phát triển rất nhanh chóng, nên hoa
lan - một báu vật quý giá chỉ dành riêng cho vua chúa, cho những người quyền
quý giàu sang – nay ñã trở thành nguồn vui, thú say mê của moi người [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………4
2.1.1 Hệ thống phân loại họ Lan
Về phân loại, năm 1753, Linne ñã dùng luôn danh từ Orchis ñể chỉ các
loài lan. Năm 1836, John Lindley dùng danh từ Orchid chỉ chung cho các loài
lan và từ ñó các loài lan ñược xếp thành một họ trong hệ thống phân loại chung
gọi là Orchidaceae [1], [2], [16].
Tại ðại hội hoa lan thế giới lần thứ 17, tổ chức tại Shah Alam, Malaysia
ñã chỉ ra: Họ lan Orchidaceae là một họ lớn nhất trong các thực vật có hoa, với
850 giống và khoảng 20.000 loài. Chỉ riêng ở Irian Jaya có tới 280 loài lan ñã
ñược công bố gần ñây và ở Malaysia ñã liệt kê ñược 2.000 loài, trong khi ñó ở
Bắc Mỹ chỉ có chừng 100 loài [46].
Trong bài viết về họ lan (orchidaceae), nhà thực vật học người Nga
Glakova (1982) ñã ca ngợi “thiên nhiên ñã hào phóng tặng cho họ lan một vẻ
ñẹp lạ thường, và tính ña dạng của hoa ñã làm sửng sốt con người từ những thời
xa xưa cho ñến ngày nay”. Quả vậy, với 750 chi và 20.000 – 25.000 loài (theo
A.L. Takhtajan 1987), họ lan (Orchidaceae) ñã chiếm vị trí thứ hai – sau họ cúc
(Asteraceae) trong ngành thực vật hạt kín (Magnolipthyta hay Angiospermae) và
là họ lớn nhất trong lớp một lá mầm (Liliopsida hay Monocotyledones) [44], [50].
Họ lan (orchidaceae) thuộc bộ Orchidales. Chính vì thế, hình thái, cấu tạo cũng
như hệ thống phân loại họ này hết sức ña dạng và phức tạp. Nhìn chung, họ lan
bao gồm các loài cây thân thảo, sống lâu năm (ñôi khi hóa gỗ một phần ở gốc).
Chúng hoặc sống ở ñất, nơi hốc vách ñá, hoặc sống phụ sinh hay hoại sinh [50].
Khi sống ở ñất, chúng thường có dạng củ nạc, rễ mập và xum xuê hoặc có
thân rễ bò dài hay ngắn. Ở xứ lạnh, phong lan ở ñất thường có các cụm hoa màu
ít sặc sỡ, sống chen lẫn với các ñám cỏ ven rừng, trên các bãi hoang, hay trên
các miền núi bên các bụi cây thấp. Còn các loài Phong lan sống ở vùng nhiệt ñới
thì thật ña dạng, chúng mọc ra các cụm hoa sặc sỡ, ngào ngạt hương thơm (hay
hôi hám) nổi bật giữa các ñám lá xanh nơi ñồng cỏ, trong các cánh rừng thưa,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………5
hoặc mọc ẩn, len lỏi dưới các bụi cây của cánh rừng ẩm ướt, thậm chí ven các
ñầm lầy. Các loài này tuy xa nhau về ñịa lý, hoàn cảnh sống, nhưng thường vẫn
ñược xếp vào các chi chung, ñặc trưng cho các chi toàn cầu là: Herminium,
Liparis, Malaxis … [41], [52].
Trong hệ thống phân loại thực vật học của thế giới ngày nay, người ta ñã
xếp riêng Cymbidium vào một chi, chi này ñã ñược nhà thực vật học người Thụy
ðiển Otto Swartz mô tả năm 1799. Trong khoá phân loại của Lindley –
Bentham – Brieger năm 1983, chi Cymbidium thuộc tông phụ Cymbidinae, tông
Dendreae, phân họ Orchidoideae [2], [3].
Hoa lan khác tất cả các loài hoa khác ở cấu trúc: trụ hoa của hoa lan vừa
chứa nhụy hoa (nhị cái) và cả nhị ñực. Có tới 99% loài lan, hoa chỉ có một nhị
ñực [31].
Bản mô tả Cymbidium xưa nhất ñã tìm thấy có lẽ mô tả loài Mặc lan
(Cymbidium ensifolium) trong sách ghi chép về thực vật của Trung Hoa khoảng
cuối thế kỷ thứ 3 sau công nguyên. Lan Kiếm có ñặc trưng dễ nhận, có lá hẹp và
dài, có thể từ 20 cm ñến 80 – 100 cm [43], [45].
Theo tài liệu về thực vật ở ðông Dương, từ năm 1932, Henri Lecompte
cho rằng chi Cymbidium có 120 loài. Gần ñây, năm 1978 Jean Carmard sắp xếp
lại và xác ñịnh có khoảng 60 loài. Những nhà phân loại học Việt Nam như Phạm
Hoàng Hộ, Võ Văn Chi … ñã giới thiệu ở nước ta có khoảng 12 loài. Các loài
thuộc chi Cymbidium phân bố chủ yếu ở châu Á, từ dãy Hymalaya ñến nam
Trung Quốc (Vân Nam), các nước ðông Dương, Mianma, Thái Lan … và một
vài loài phân bố ở các châu lục khác. Phần lớn các loài trong chi này sống ở các
vùng rừng núi khá cao, khô và lạnh, một vài loài khác chịu ñược ñiều kiện nóng ẩm
của rừng nhiệt ñới [4], [5], [11], [12].
Theo tài liệu về các loài lan của Việt Nam công bố năm 2003, trong 24
loài lan Kiếm, có 13 loài bám trên cây, 5 loài mọc trên ñất hoặc bám trên ñá, 5
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………6
loài bám trên cây hoặc bám trên ñá, có 1 loài không có lá chỉ sống trong mùn
nhờ một hệ thống rất phát triển [31].
Cho ñến nay chưa có nhiều người nghiên cứu về các khoá phân loại lan
Kiếm, nên chúng ta chưa thể xếp các loài lan Kiếm truyền thống Việt Nam vào
loại nào trong bảng phân loại bằng thuật ngữ khoa học. Theo tập quán của các
nghệ nhân chơi lan, lan Kiếm mọc trên ñất ñược phân loại theo màu sắc hoa như
dòng Hoàng, dòng Thanh, dòng Mặc, dòng Bạch … [31].
Sách Lan Vân Nam chia lan theo nhóm, lá bọc ñài dài và ngắn, nhóm trụ
dài, nhóm nhiều hoa ... Còn cách phân chia lan theo mùa hoa nở như: xuân lan,
thu lan, ñông lan [31]. Lan ở ðà Lạt ñược xếp thành 3 loại chính là thổ lan,
thạch lan và phong lan. Thổ lan tức lan ñất, mọc ở trên bờ suối hay ở những nơi
ẩm ướt trong rừng thẳm. Thạch lan tức lan ñá, mọc trong khe hay trên núi ñá có
rêu xanh. Phong lan thì sống cộng sinh trên thân cây khác. Từ những cây sống
cộng sinh trên các thân cây khác trong rừng, lan ñược con người nhân giống
bằng củ và ñem bán ngoài thị trường. Ngoài ra, nhiều giống nhập từ nước ngoài
về như chateau, sayonara, balkis, oriental legend... ñã làm phong phú thêm bộ
sưu tập lan của ðà Lạt [42], [44].
2.1.2 Phân bố của Lan
Họ Lan (orchidaceae) là một trong những họ thực vật lớn nhất, các thành
viên trong họ này sinh sống trên toàn thế giới (trừ châu Nam Cực) và thích hợp
với nhiều loại môi trường (ñất, núi ñá, cây cao…). Hoa Lan có thể tìm thấy ở
nhiều vùng có khí hậu nhiệt ñới như trong rừng già của Braxin ñến các vùng có
tuyết phủ trong mùa ñông như bình nguyên Manitoba (Canada) [43].
Hoa lan có mặt hầu hết ở các ñới khí hậu trên trái ñất nhưng có khoảng
4/5 tập trung ở vùng nhiệt ñới. Ở vùng hàn ñới, băng tuyết gần như quanh năm,
khí hậu vô cùng khắc nghiệt, các loài thực vật sống ở ñây vô cùng ít ỏi, vì vậy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………7
hoa lan ở ñây lại càng ít ỏi hơn. Chỉ có một vài loài ñịa lan với sự thích nghi và
sức sống vô cùng mạnh mẽ mới sống ñược ở một vài nơi gần bắc cực mà thôi.
Ở vùng ôn ñới, hoa lan ñã bắt ñầu phong phú hơn, nhưng chủ yếu là các
loài ñịa lan sống ở sát mặt ñất. Khi mùa ñông băng tuyết bao phủ, căn hành nằm
sâu dưới băng tuyết và khi mùa xuân ñến lan lại ñâm chồi nẩy lộc và sinh trưởng
phát triển. Ở vùng ôn ñới, nói chung các loài lan phân bố trên một diện rộng hơn
các loài lan nhiệt ñới. Có những loài như Cypripedilum calceolus phân bố ở khắp
châu Âu, có loài phân bố khắp cả ba châu (châu Âu, châu Á, châu Mỹ) [14].
Ở các vùng nhiệt ñới, hoa lan vô cùng phong phú và ña dạng, nhưng mỗi
loài thường ñóng khung trong phạm vi một châu, rất ít loài vượt qua phạm vi
phân bố châu xuất xứ của mình. Các vùng nhiệt ñới có nhiều loài lan như Nam
Mỹ, Trung Mỹ, các nước Costa Rica, Venezuela, Colombia, có các chi Cattleya,
Odontoglossum, Miltonia có hoa to và rất ñẹp [14], [24].
Khu vực châu Á, các vùng sườn núi thấp của dãy Hymalaya, các nước
thuộc vùng ðông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam với những
chi lan Dendrobium, Vanda, Phalaenopsis, Arachnis, Renanthera vô cùng
phong phú và ña dạng [15], [16].
Giữa nhiệt ñới và ôn ñới là các vùng cận nhiệt ñới, số loài hoa lan cũng
rất phong phú với những chi Cattleya, Oncidium có hoa ñẹp và quý [15], [16]
Theo F. G. Broger (1971): vùng trung sinh Bắc bán cầu có 75 giống và 900
loài. Vùng trung sinh Nam bán cầu có 40 giống và 500 loài. Toàn châu Âu có 120
loài và Bắc Mỹ có 170 loài. Và theo P.L.Presley (1981) thì vùng nhiệt ñới châu Á
có 250 giống và 6.800 loài, trong ñó chi Dendrobium có 1.400 loài, chi Coelogyne
có 200 loài, chi Phalaenopsis có 35 loài, chi Vanda có 60 loài [15], [16].
Vùng nhiệt ñới châu Mỹ có 306 giống và 8.266 loài, trong ñó chi Cattleya
có 60 loài, chi Epidendrum có 500 loài, chi Odontoglossum có 200 loài. Trên thế
giới, một số nước tập trung nhiều loại lan như Colombia có 1.300 loài và Ghine
có 1.450 loài [16].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………8
Nơi tập trung nhiều loại hoa lan nhất nước ta hiện nay là ðà Lạt. Hoa lan
ở ðà Lạt có trên 200 loài, trong ñó có 5 loài ñược phát hiện lần ñầu tiên trên thế
giới ñược mang tên ðà Lạt hay Langbian [3], [44].
2.1.3 ðặc ñiểm hình thái của Cymbidium
2.1.3.1 Thân
Thân các loài lan có hai kiểu tiêu biểu nhất là ñơn thân và ña thân. Thân lan có
thể ngắn hay kéo dài, ñôi khi phân nhánh, mang lá hay không mang lá [6], [12].
Thứ nhất, lan ña thân có các chi lan Kiếm (Cymbidium), lan Hài
(Paphiopedium), lan Vũ nữ (Oncidium), Cát lan (Cattleya), lan Hoàng thảo
(Dendrobium) thuộc vào kiểu này [31].
Thông thường, phần của cây lan nhìn thấy ñược chỉ có lá, hoa và cuống,
chúng ñược mọc lên từ một ñoạn phình to, giống như củ hành nên người ta gọi
là giả hành (củ giả) [31]. Giả hành là nơi dự trữ chất dinh dưỡng và nước ñể
nuôi cây. ðây ñược ñánh giá là bộ phận rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của lan ña thân [14]. Giả hành có thể nhỏ như lan Kiếm hoặc khá to như
lan Bầu rượu (Catlanthe), ngắn hình thoi như lan Hoàng thảo Vẩy rồng, nhưng
có loài khá dài (lan Hoàng thảo Phi ñiệp) dài tới 1m [31]. Như vậy, thuật ngữ
giả hành (củ giả) chỉ là thân của cây lan, chúng có các hình thù khác nhau.
Các chồi mới của lan ña thân mọc lên từ thân rễ, căn hành (thân ngầm
trong ñất). Các giả hành có thể mọc rất sít nhau như ở lan Kiếm, ngược lại có
các giả hành mọc rất xa nhau như ở lan Vani [31].
Trên căn hành, nơi tiếp xúc của giả hành có một số mắt là nơi các rễ lan
sẽ phát triển và nuôi sống giả hành ñó. Nếu ñám rễ này phát triển mạnh thì giả
hành ñó có thể cho hoa to và ñẹp. Việc tách bụi của lan ña thân là việc cắt thân
rễ (căn hành), cắt ở vị trí nào ta cần tính toán sao cho mỗi bụi ñều có ñủ sức ñể
phát triển mạnh, thường nên ñể mỗi bụi có chừng 3 giả hành [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………9
Thứ hai, lan ñơn thân có các chi lan Vanda, Hồ ñiệp (Phalaenopsis), Phượng vĩ
(Renanthera), Ngọc ñiểm (Rhynchostylis), Giáng hương (Aerides) …
Thân các loài lan ñơn thân luôn mọc cao lên phía ngọn, phát triển theo chiều
thẳng ñứng. Sự phát triển chỉ ngừng khi ñỉnh ngọn bị thương tổn, chồi bên sẽ xé
rách bọc lá ñể mọc thành thân nhánh và cũng vươn cao lên phía ñỉnh [14].
Khi thân các loài lan ñơn thân vươn cao, dễ bị ñổ nghiêng ngả, có loài rễ
gió (rễ khí) mọc theo thân, bám chặt vào các cành cây hay bất cứ vật nào chúng
gặp phải ñể giữ cho cây luôn luôn ñược thẳng ñứng [31].
Phân tách lan ñơn thân là việc cắt ngọn lan sao cho có chừng 2 tầng rễ.
Ngọn cây lan sẽ thành một cây lan con và phần gốc sẽ mọc lên các nhánh lan
khác [31].
Về hình thái bên ngoài, chi Cybidium là những loài thân thảo, ña niên, ñẻ
nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ [23], [47]. Thân ngầm của chúng (căn
hành) thường ngắn, nối những củ lan với nhau. Các củ lan thực chất là những
cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra
ñoạn căn hành mới, từ ñó mọc lên những cây con. Do ñó, người ta xếp
Cymbidium vào nhóm lan ña thân cây (sympodial).
Củ lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, ñường
kính từ 1 cm ñến 15cm, củ thường tươi và ñược bọc trong các bẹ lá [47].
2.1.3.2 Rễ lan
ða số rễ của các loài lan có lớp mô xốp bao quanh rễ thật. Rễ của phong
lan (lan bám trên cây) có lớp mô xốp màu trắng ngà với nhiều công dụng khác
nhau: bảo vệ nguồn dẫn nước bên trong của rễ, hút nước và muối khoáng bám
trên mặt rễ và hấp thụ cả hơi nước trong không khí ẩm. Chúng còn có khả năng
bám chặt vào các vật mà chúng tiếp xúc [31]. Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây,
mặt ñất (bì sinh hay phụ sinh), có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong ñất mùn
(ñịa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ mọc ở cây con, cây mẹ khó ra rễ
mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ [51].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………10
Ruột của rễ các loài lan là một sợi rất chắc và khá dai như sợi cước, chính
vì vậy rễ lan bảo ñảm ñược cho cây lan có thể bám trên ngọn cây cao, ở các
sườn non chót vót không bị gió mạnh cuốn ñi. Miền chóp của rễ có chứa chất
màu lục nên rễ cũng làm một phần chức năng quang hợp của lá cây. Các sợi rễ
không bấu víu vào các vật xung quanh nên chúng nghênh ngang giữa trời mà hút
sương sớm chiều và làm chức năng quang hợp. Rễ có hình trụ nhưng khi bám
vào các vật rắn bị bẹt ñi trên vết bám. Rễ của lan Phượng vĩ có thể bám vào bức
tường luôn bị hun nóng trong thời tiết mùa hè của Hà Nội [31].
Nói chung, rễ của loài lan dù phát triển thành nhánh cấp 1, cấp 2, có khi
cấp 3 nhưng không có rễ tóc nhỏ li ti của các loài thực vật khác. Nếu tính về
diện tích bề mặt của cả bộ rễ một cây lan thì quá nhỏ so với bề mặt của các loài
thực vật khác. Theo Nguyễn Công Nghiệp, ở lan ña thân, rễ ñược hình thành từ
căn hành [29].
2.1.3.3 Lá lan
Lá thường có hai dạng: (1) dạng vảy ñính theo một ñoạn căn hành và (2)
dạng thực ñính trên giả hành. Lá thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có
một tầng phân cách. Khi phiến lá rụng, vẫn còn ñoạn bẹ ôm lấy giả hành. Vài
loài không có cuống lá [46].
Lá của họ lan có hình dáng và kích thước rất khác nhau. Có loài lan lá
rụng hàng năm vào mùa khô hanh ñể giảm bớt sự thoát hơi nước. ða số lá của
các loài lan ñều bền vững nhiều năm liền. Người ta thường ñếm số lá trên ngọn
lan ðai châu ñể xác ñịnh tuổi vì trung bình mỗi năm cây lan chỉ mọc thêm 2
hoặc 3 lá [31].
Lá của nhiều loài lan rất dai, dày dặn, rắn chắc có thể trữ ñược nước và
các chất dinh dưỡng. Lá của các loài lan mọc ở 2 phía của giả hành. Lá của loài
lan Kiếm mọc trên cây thường dày và cứng hơn mọc dưới ñất vì chúng phải lưu
trữ nước và các chất dinh dưỡng [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………11
Lá và rễ của loài lan ñơn thân thường mọc vuông góc với nhau ở cùng
một ñốt trên thân như các chi Vanda, Bò cạp, Phượng vĩ … Tuy vậy, rễ của lan
ðai châu cũng có khi mọc từ kẽ lá [31].
Tuỳ theo từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có gân dọc nổi rõ hay chìm
trong thịt lá. Một số loài ít chịu rợp có phiến lá màu xanh vàng, còn lại thường là
xanh ñậm. Bản lá và ñộ dày của lá thay ñổi tuỳ theo từng loài: các loài sống ở
trảng trống có lá hẹp và dày hơn cá loài ưa bóng rợp. Lá có dạng dài, dạng mũi
mác, dạng phiến. ðầu lá nhọn hay chia thành 2 thuỳ. Kích thước của bản lá biến
ñộng từ 0,5cm ñến 6,0cm. Chiều dài lá thay ñổi từ 10cm ñến 150cm [49].
2.1.3.4 Hoa lan
Hoa của tất cả các loài trong họ lan dù rất khác nhau về kích thước, màu
sắc và hình dáng nhưng chúng ñược cấu tạo theo cùng một khuôn mẫu. Mẫu 3:
hoa lan có 7 bộ phận gồm 3 cánh ñài bên ngoài, 3 cánh hoa và trụ của bông hoa.
ðoạn cuống tiếp giáp bông hoa, lá bầu hoa có 3 tâm bì chính là 3 ô của quả lan
chứa ñầy các hạt nhỏ li ti gọi là tiểu noãn [31].
a, Cánh ñài
Bộ phận bên ngoài của hoa là 3 cánh ñài, bảo vệ hoa khi còn là nụ. Khi
hoa nở, cánh ñài có màu sắc khá rực rỡ tô ñiểm cho hoa ñầy ñặn, tròn trịa hơn.
ðây là một nét ñộc ñáo của hoa lan. Ta thử bỏ 3 cánh ñài của bất cứ bông lan
nào thì hoa sẽ bị xấu ñi rất nhiều. ðại ña số hoa lan có 3 cánh ñài ở các vị trí: 12
giờ, 4 giờ và 8 giờ. Hoa lan Vanda loài lai có 3 cánh ñài to và ñẹp hơn cánh hoa,
ngược lại ở một số loài lan như lan Hài có 2 cánh ñài 4 giờ và 8 giờ kém phát
triển và dính liền vào nhau [31].
b, Cánh hoa
Cánh hoa là bộ phận quan trọng nhất ñể tạo ra vẻ ñẹp quyến rũ của hoa
lan. Hai cánh hoa trên ở vị trí 2 giờ và 10 giờ giống nhau hoàn toàn về màu sắc
và kích thước [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………12
Một số loài lan có 3 cánh ñài và 2 cánh hoa trên, có màu sắc và kích thước
gần giống nhau nên ñã làm cho nhiều người hiểu nhầm loài lan này có 5 cánh
hoa. Một số loài lan ñặc biệt như lan Hài có 2 cánh hoa dài ra, thành hình dải, có
khi chúc xuống, có khi lượn sóng có ñường viền nhăn nheo kỳ lạ.
Cánh hoa phía dưới có vị trí 6 giờ, có màu sắc, hình dạng rất ñặc sắc khác
hẳn với 2 cánh hoa trên ñược gọi là cánh môi (hay lưỡi). Cánh môi của hoa
quyết ñịnh phần lớn giá trị thẩm mỹ của hoa [26]. Thiên nhiên ñã cho môi hoa
vẻ ñẹp về màu sắc và kiểu dáng mà con người khó hình dung ñược. Cánh môi
thường lớn, lộng lẫy với nhiều màu sắc rực rỡ, hình dáng có thể ñơn giản nhưng
kỳ lạ, có thuỳ, rìa, tua, sóng, cựa, túi … [31].
c, Trụ hoa
Giữa bông hoa là một cái trụ. Trụ hoa có chứa cả nhụy hoa và 1 nhị ñực.
Có loài lan Hài có 2 nhị ñực. ðầu trụ là một nắp chứa phấn hoa. Khác với các
loài hoa khác, hạt phấn hoa ñược kết với nhau bằng một chất sáp tạo thành
những viên gọi là phấn khối. Do ñặc tính của phấn hoa lan nên ở một số nước
như Hàn Quốc, … ñã cho trồng lan ở các bệnh viện và cho mang hoa lan vào
thăm bệnh nhân. Số lượng phấn khối có thể là 2, 4, 6, 8 tuỳ loài hoa. Cát lan và
Laelia rất giống nhau về tất cả các mặt nhưng khác nhau về số phấn khối. Cát
lan có 4 phấn khối, còn Laelia có 8 phân khối [48].
Phía dưới nắp là 1 ñiểm trũng bóng, nếu lấy ñầu que diêm chấm vào nơi ñó ta
sẽ thấy có một chất nhầy và dính. ðây là ñầu nhụy hoa, nơi tiếp nhận phấn hoa [31].
d, Bầu hoa
Khi khối phấn rơi vào ñầu nhụy, sự thụ phấn xảy ra. Hoa sẽ héo ñi nhanh
chóng. Bầu hoa phình rộng ra thành quả lan. Trong mỗi quả có rất nhiều hạt
(hàng vạn hay hàng triệu tuỳ loại lan). Sau thời gian ñộ vài tháng hoặc lâu hơn,
quả lan sẽ chín và nứt dọc theo 3 khe của 3 ô. Các hạt lan có thể bị gió cuốn ñi
rất xa [31].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………13
Hạt lan không chứa chất dinh dưỡng như các loài hạt thực vật khác nên
chúng không thể mọc thành cây lan con ñược. Nhưng loài lan vẫn sinh sôi và
phát triển vì có một số các hạt ñã gặp ñược loài nấm cộng sinh hỗ trợ các chất
dinh dưỡng ñể cây lan con lớn dần tới khi có bộ rễ phát triển ñể có thể tự nuôi
sống [51].
Họ lan ñược xếp vào ñỉnh cao của mức ñộ tiến hoá trong các họ cây có
hoa. Kết luận này căn cứ vào sự hoàn chỉnh của cấu trúc hoa lan tạo cho sự thụ
phấn bằng côn trùng ñược thuận lợi nhất. Nếu sự thụ phấn chỉ do phấn của bông
hoa rơi trên nhụy của chính bông hoa ñó thì loài hoa này nhanh chóng bị thoái
hoá hơn. Phấn của lan ñã ñược kết dính nên không dễ dàng rơi xuống ñầu vòi
nhụy dù gió làm lắc lư mạnh các bông hoa [51].
Khi hoa còn là nụ, nụ có thể nghiêng hay dựng ñứng ở các vị trí khác
nhau. Nhưng khi hoa nở, cuống sẽ uốn cong có khi tới 1800 làm cho môi hoa
bao giờ cũng nằm ngang ở vị trí 6 giờ, tạo thành bãi ñậu cho côn trùng, có khi là
cái bẫy ñể giữ côn trùng [31].
Các nhà khoa học ñã nghiên cứu về các loài nấm cộng sinh giúp cho hạt
lan có ñủ chất dinh dưỡng ñể trở thành cây con. Người ta ñã phân lập ra các loài
nấm hữu ích và thích hợp với từng loại lan. Các nhà hoá học cũng phân tích
ñược chất dinh dưỡng mà các loài nấm ñã tiết ra và pha chế ñược các dung dịch
tương tự ñể gieo các hạt lan [40]
Trên cơ sở các công trình khoa học này, người ta xây dựng ñược 3 quy
trình gieo hạt lan [14]
- Phương pháp gieo hạt lan bằng nấm cộng sinh (phương pháp cổ ñiển)
- Phương pháp gieo hạt lan bằng dung dịch hoá học.
- Phương pháp gieo hạt lan non dựa trên ưu thế hạt non ít bị nhiễm bệnh
hơn các hạt khi các quả chín bung ra.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………14
Các cánh nhân giống hữu tính trên (nhân giống bằng hạt) kết hợp với việc
tận dụng những thành tựu di truyền học vào việc lai giống lan ñã tạo ra ñược
nhiều giống mới, hoa có màu sắc ñộc ñáo, có kích thước, hình dáng, số lượng và
mùa hoa nở theo yêu cầu mong muốn.
Nhân giống vô tính khoa học là phương pháp nuôi cấy mô. Áp dụng
phương pháp này có thể tạo ra hàng vạn cây lan con ñồng nhất chỉ từ một khối
mô rất bé. Chỉ có các phòng thí nghiệm khá hiện ñại mới thực hiện tốt ñược
phương pháp nuôi cấy mô như viện Di truyền Nông Nghiệp, viện Sinh học
Nông Nghiệp (ðại học Nông Nghiệp Hà Nội), trung tâm Sinh học thực nghiệm
(viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ), trung tâm nghiên cứu rau quả Hà Nội,
khoa Sinh - ðại học quốc gia, khoa Sinh - ðại học sư phạm Hà Nội … [32].
Vào những năm cuối thế kỷ 20, bằng sự lai giống có ñịnh hướng người ta
dần dần tạo ra các giống lan với nhiều ưu thế vượt trội so với các giống lan tổ
tiên. Bằng phương pháp nhân giống vô tính nuôi cấy mô, người ta tạo ra vô số
các cây lan hoàn toàn ñồng nhất với cây lan lai ñã tuyển lựa rất công phu [41].
2. 2 Các phương pháp nhân giống lan
ðể tạo cây giống hoa lan phục vụ cho công tác nuôi trồng xuất khẩu, có thể
nhân giống bằng hai cách: (1) nhân giống hữu tính và (2) nhân giống vô tính [14].
2.2.1 Nhân giống hữu tính
Hoa lan là hoa lưỡng tính. Vì cấu trúc của hoa và sự chia của các cơ quan
sinh dục trong hoa không ñều nên bắt buộc phải giao phấn nhờ côn trùng. Sự thụ
phấn của lan có thể cùng cây, có thể khác cây. Trong các vườn nuôi trồng, vấn
ñề thụ phấn cho lan thường do con người thực hiện. Việc thụ phấn ñược tiến
hành như sau:
- Lấy và loại bỏ khối phấn bọc nhụy của cây lan chọn làm mẹ.
- Lấy khối phấn của hoa cây lan chọn làm bố thụ phấn cho cây lan mẹ.
Chú ý phấn của cây lan thường có cấu tạo dính hay sáp nên khi thụ phấn cần
dùng một cái kim hay một cái kẹp nhỏ ñể lấy khối phấn ra khỏi cây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………15